WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hai bài báo ‘trái chiều’ về vụ Đỗ Xuân Cang

Đàn Chim Việt: Đỗ Xuân Cang, công dân Việt Nam ở Praha đã 2 lần biểu tình một mình trước Lãnh sự quán tại Praha (Công hòa Séc) vì lý do không được gia hạn hay cấp mới hộ chiếu sau khi hộ chiếu cũ của anh hết hạn.

Thực tình, trước đó đã có cuộc gặp riêng giữa Đỗ Xuân Cang với nhân viên lãnh sự nhưng vì anh kiên quyết không ký cam kết từ bỏ mọi hoạt động đòi hỏi dân chủ của mình, nên cuốn hộ chiếu đã không được cấp ra.

Liên quan tới sự việc này, chúng tôi đã đăng tải nhiều bài của chính đương sự và bài của những cây bút khác gửi tới BBT. Nay xuất hiện những bài viết từ “phía thứ 2″ trên báo Xa Xứ, theo đề nghị của chính Đỗ Xuân Cang, chúng tôi xin đăng lại để rộng đường dư luận.

Về các bài viết đã đăng, mời bạn đọc truy cập mục Sứ Quán Việt Nam.

Đỗ Xuân cang biểu tình một mình

———————————————–

Bài 1: Cuộc phỏng vấn bà trưởng phòng Lãnh sự 

Vừa qua, trên một số báo mạng có đưa tin về trường hợp ông Đỗ Xuân Cang biểu tình trước cửa Phòng Lãnh sự Đại sứ quán tại Rasinovo 72 vì không được cấp đổi hộ chiếu. Để rộng đường dư luận, Nguyệt Nhi báo Xa xứ đã có buổi nói chuyện với bà Lưu Lan Phương, trưởng Phòng lãnh sự, Đại sứ quán Việt Nam tại CH Séc để có thêm thông tin cho bạn đọc về trường hợp này.

- Trước tiên, xin cám ơn bà đã dành thời gian để tiếp phóng viên báo xa xứ. Xin bà cho biết ông Đỗ Xuân Cang là ai và tại sao Phòng lãnh sự Đại sứ quán lại không cấp đổi hộ chiếu cho ông Cang?

Cám ơn phóng viên Nguyệt Nhi đã quan tâm đến vấn đề này, chúng tôi cho rằng đây là dịp tốt để chúng tôi thông tin đầy đủ hơn cho bạn đọc. Như một số báo mạng đã đưa, vừa qua ông Đỗ Xuân Cang có đến Phòng Lãnh sứ Đại sứ quán để xin gia hạn hoặc đổi hộ chiếu. Theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Nghị định số 136/2007/NĐ-CP, chúng tôi chưa cấp đổi hộ chiếu cho ông Cang. Xin phóng viên lưu ý ở đây tôi dùng từ “chưa” nhé. Theo thông báo của các cơ quan chức năng trong nước và bản thân ông Cang cũng đã thừa nhận, trước đây và hiện nay ông Cang có tham gia một số tổ chức chống phá Nhà nước Việt Nam. Vì vậy, ngoài các thủ tục thông thường, ông Cang phải có bản cam kết không tiếp tục tham gia các hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam. Đây là điều kiện tiên quyết để các cơ quan chức năng trong nước xem xét quyết định có cấp đổi hộ chiếu hay không đối với các trường hợp này. Tôi thiết nghĩ, làm rõ những vấn đề mà cơ quan lãnh sự chưa rõ hoặc buộc cam kết không vi phạm pháp luật là thủ tục thông thường mà cơ quan lãnh sự của bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng có quyền yêu cầu công dân của nước mình hoặc của nước khác thực hiện, khi những người này làm thủ tục lãnh sự như xin cấp đổi hộ chiếu, visa.

Đối với trường hợp ông Cang, tôi và kể cả Đại sứ cũng không đủ thẩm quyền tự quyết định mà phải tuân theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng trong nước, Nguyệt Nhi ạ. Mặc dù chúng tôi đã mời ông Cang trực tiếp đến Phòng lãnh sự tới hai lần để giải thích và trao đổi, nhưng ông Cang vẫn kiên quyết từ chối hoàn tất thủ tục này, do đó tới thời điểm hiện nay chúng tôi chưa thể tiến hành việc xem xét cấp đổi hay gia hạn cho hộ chiếu của ông Cang được. Sau đó như Nguyệt Nhi biết, ông Cang đe dọa và đã “biểu tình” trước phòng lãnh sự hai lần. Ông Cang còn đe dọa làm nhiều việc khác nữa đấy. Nếu Nguyệt Nhi có đọc các “giãi bày” của ông Cang, thì sẽ thấy một điểm rất mâu thuẫn, một mặt ông Cang viện dẫn các văn bản pháp lý của Việt Nam đòi hỏi phải được đối xử như một công dân bình thường; mặt khác ông Cang lại luôn phủ nhận chế độ hiện hành tại Việt Nam, coi các quy định của Nhà nước Việt Nam là không đúng đắn và phản ứng bằng cách biểu tình và viết bài nói xấu Đại sứ quán, nói xấu nhà nước Việt Nam.

- Ông Cang cho rằng ông là người đấu tranh với việc thu lệ phí không đúng quy định của Phòng lãnh sự, Đại sứ quán Việt Nam. Ông cũng cho rằng, nếu Phòng lãnh sự cấp đổi hộ chiếu cho ông thì sẽ êm chuyện.

Nguyệt Nhi ở Séc đã lâu chắc thấy rõ sự thay đổi về cơ sở vật chất, cung cách làm việc của Phòng lãnh sự. So với những năm trước đây, phòng tiếp khách lãnh sự đã khang trang, sạch đẹp hơn nhiều mặc dù cơ sở vật chất còn hạn chế. Để cung cấp thông tin cho công dân, chúng tôi niêm yết công khai tại Phòng Lãnh sự các thủ tục, quy định về cấp đổi giấy tờ lãnh sự; bảng thu lệ phí lãnh sự theo quy định của Bộ tài chính Việt Nam. Đồng thời có camera theo dõi để giám sát hoạt động tiếp dân của các cán bộ công chức. Chúng tôi cũng luôn tiếp thu và đánh giá cao các ý kiến đóng góp để cải tiến, điều chỉnh sao cho công tác tiếp dân, giải quyết thủ tục lãnh sự ngày càng tốt lên.

Phải khẳng định rằng, việc làm của ông Cang vừa qua thể hiện ý đồ rất cá nhân. Ông Cang đứng biểu tình trước của Phòng lãnh sự với khẩu hiệu bằng tiếng Việt và tiếng Séc. Nếu để ý sẽ thấy hai khẩu hiệu này có nội dung khác nhau, tiếng Việt thì chống Phòng lãnh sự lạm thu, tiếng Séc thì chống chính phủ Việt Nam đàn áp người bất đồng chính kiến. Suy nghĩ một chút thôi thì cũng thấy được ý đồ thật sự của ông Cang. Chị thấy đấy, hai lần ông Cang biểu tình đều vào ngày làm việc của chúng tôi, bà con đến làm thủ tục rất đông, nhưng không có ai hưởng ứng việc làm của ông Cang; người dân Séc cũng không để ý đến cuộc “biểu tình” này mặc dù ông Cang đã ra “thông cáo báo chí” trên trang blog của mình. Cảnh sát bảo vệ Séc có cử cảnh sát đến bảo vệ Đại sứ quán, do đó cũng không xảy ra hành động quá khích nào. Nhiều lần ông Cang định chuyển sang đứng “biểu tình” trước cửa Phòng lãnh sự đều bị cảnh sát Séc “mời” sang bên kia đường.

Chúng tôi luôn lắng nghe, tiếp thu ý kiến của các công dân để thực hiện ngày càng tốt hơn công việc của mình nếu đóng góp đó hợp tình, hợp lý. Nhưng mặt khác, chúng tôi cũng phải tuân thủ đầy đủ, nghiêm túc các quy định luật pháp của Nhà nước Việt Nam. Hộ chiếu là tài sản quốc gia, quy trình cấp phát hộ chiếu rất nghiêm ngặt, không thể tùy tiện cấp được đâu. Mà Nguyệt Nhi thấy cách “mặc cả” của ông Cang có giống của một người đấu tranh cho lẽ phải không?

- Như chúng tôi được biết, Đại sứ quán có công hàm gửi cho Bộ nội vụ Séc thông tin về vấn đề của ông Cang. Xin bà cho biết việc trao đổi với cơ quan liên quan của Séc như vậy có phải là việc làm thường xuyên hay đây là trường hợp đặc biệt?

Việc phối hợp với các cơ quan của Séc là việc làm thường xuyên của Phòng lãnh sự và Đại sứ quán. Có duy trì tốt mối quan hệ với các cơ quan chức năng của Séc thì chúng tôi mới giải quyết tốt được công việc của mình. Từ việc cấp phát giấy tờ của công dân Việt Nam đến việc bảo hộ công dân, nhận trở lại công dân, ủy thác tư pháp… chúng tôi đều phải có phối hợp với các cơ quan chức năng của Séc. Hằng ngày chúng tôi nhận được rất nhiều công thư của các cơ quan chính quyền nước sở tại, kể cả các địa phương của CH Séc, đề nghị xác minh giấy tờ do các cơ quan Việt nam, Đại sứ quán cấp; thông báo về các vấn đề liên quan đến công dân Việt Nam, đề nghị cung cấp, xác minh thông tin… Chúng tôi cũng thường xuyên cung cấp/nhận thông tin; hợp tác với các cơ quan chức năng của Séc để cùng phối hợp giải quyết các vụ việc liên quan đến công dân Việt Nam. Trường hợp của ông Cang không phải là trường hợp ngoại lệ. Lưu ý thêm một điểm nhỏ là trên một số báo mạng, khi dịch công hàm của Đại sứ quán gửi bộ Nội vụ Séc, không biết do kém tiếng Séc hay cố tình, đã “điều chỉnh” một số câu chữ khiến cho bạn đọc hiểu sai nội dung của công hàm, nếu bạn đọc trực tiếp bản tiếng Séc thì sẽ thấy điều đó. Do không có hiểu biết đầy đủ, họ cũng có những nhận xét bình luận rất sai lệch về ý nghĩa, giá trị, thể thức của một công hàm. Tôi cho rằng đó là việc đáng tiếc, cần tránh khi cung cấp thông tin cho bạn đọc.

Xin chân thành cảm ơn bà về cuộc trò chuyện rất cởi mở này, xin chúc bà và tất cả cán bộ Đại sứ quán một năm mới tốt lành, mong rằng Đại sứ quán Việt Nam tại CH Séc sẽ tiếp tục là chỗ dựa của cộng đồng Việt Nam nơi xa xứ.

 

Bài 2: Thầy bói mù xem voi

Thời gian vừa qua trong cộng đồng chúng ta một số người quan tâm (không phải số đông) tới việc anh Đỗ Xuân Cang “biểu tình một mình” trước Lãnh sứ quán Việt Nam tại Praha phải đối việc không gia hạn hộ chiếu cho anh vì các hoạt động dân chủ (theo lời của đương sự).

BBT tuần báo “Xa Xứ” nhận được bài viết của Nguyễn Thành Vĩnh có những nhận xét và ý kiến xung quanh vụ việc này và lý giải việc công hàm của Sứ quán VN không có chữ ký trên góc độ một người đã tốt nghiệp Đại học Ngoại giao.

Trên tinh thần dân chủ và đa chiều. BBT (báo Xa Xứ) xin đăng tải nguyên văn bài viết của tác giả.

————–

Cũng xin kể lại câu chuyện ngụ ngôn “Thấy bói mù xem voi”: Nhân buổi ế khách, năm ông thấy bói mù phàn nàn không biết con voi thế nào nên rủ nhau đi xem. Thầy sờ vòi bảo: tưởng con voi nó thế nào, hoá ra nó dài như con đĩa. Thầy sờ ngà bảo: không phải, nó cứng và nhọn như cái đòn càn. Thầy sờ tai bảo: đâu có, nó to bè bè như cái quạt. Thầy sờ chân cãi lại: ai bảo? Nó sừng sững như cái cột nhà. Thầy sờ đuôi lại nói: các thầy nói sai hết. Nó tua tủa như cái chổi sề.

Năm thầy ai cũng nghĩ mình đúng, chẳng ai chịu ai, đánh nhau chảy cả máu đầu.

Khi đọc các bài viết, Coments trên các trang báo mạng phản ứng về công hàm của Sứ quán Việt Nam tại Tiệp gửi tới Sở di trú Tiệp không có chữ ký. Bỗng dưng trong đầu tôi sực nhớ về câu chuyện ngụ ngôn “Thầy bói mù xem voi” mà tôi vừa lược kể ở phần trên.

Theo Công ước Wien và thông lệ quốc tế, trong quan hệ song phương và đa phương (về ngoại giao) không bắt buộc công hàm của Sứ quán phải có chữ ký, nó được ký gọi theo thuật ngữ chuyên ngành là “ký nháy” ở dấu chấm hết nội dung sau cùng của văn bản. Như thế, không nhất thiết bắt buộc phải có chữ ký tên người soạn thảo công hàm. Và theo công ước, thông lệ quốc tế, công hàm của Sứ quán Việt Nam hoàn toàn hợp lý khi gửi cho cơ quan chức năng của Tiệp. Phản ứng của anh Cang và một số người (không biết gì về điều khoản này) rồi phán xét hàm hồ thiếu hiểu biết có khác gì mấy ông thầy bói mù xem voi như câu chuyên ngụ ngôn kia?

Tôi và nhiều người nghi ngờ thiện chí đã và đang kêu gọi biểu tình của anh Cang với lý do: Lãnh sự quán phải công khai minh bạch việc thu lệ phí của công dân khi lên làm giấy tờ? Tại sao sự việc này bây giờ anh Cang mới “kích hoạt” tâm lý quyền lợi của cộng đồng? Mà trước đó, khi chưa bị “trục trặc” về việc giấy tờ của cá nhân anh, anh im lặng chẳng có ý kiến gì. Việc làm này có phải vì cộng đồng hay vì quyền lợi cá nhân trá hình dưới cái áo vì cộng đồng? Nếu anh Cang thực sự vì cộng đồng thì thời gian trước sao anh không trực diện gặp nhân viên lãnh sự thẳng thắn nêu thắc mắc của mình? Nếu không được, anh làm thành văn bản xin chữ ký đông đảo mọi người trên tinh thần góp ý xây dựng những tiên cực trong việc thu lệ phí. Tôi sẽ ký ngay, và tin cũng có nhiều người ký. Việc hoàn thiện và cải cách hành chính, giải quyết tệ nạn quan liêu, cửa quyền được nhà nước phát động và khuyến khích. Đây cũng là một việc làm trong công cuộc đổi mới nhằm xây dựng một nhà nước pháp quyền, vì dân, do dân đã được phát động trong thời gian qua.

Phản ứng của anh Cang không đơn thuần là biểu tình ôn hoà ngay trên lãnh địa CH Tiệp (một quốc gia dân chủ). Mà như cuộc trình diễn mặc áo tắm đứng giữa đường mùa đông để khoe “sức đề kháng dân chủ bất chấp thời tiết.” – nó có cái gì đó gần giống với kiểu rạch mặt ăn vạ chẳng mấy ai hưởng ứng ngoài mấy người cùng hội cùng thuyền và một anh chàng làm thơ, viết văn, viết báo đi đâu cũng “tuyên truyền” cho anh.

Việc anh Cang tham gia một tổ chức dân chủ nào đó là quyền của anh. Nhưng cái việc anh kêu gọi mọi người theo anh biểu tình là một việc “tiêu diệt lực lượng” hoặc một số cá nhân nào đó biểu tình cùng anh.

Việc phô diễn tất cả sẽ làm hại người tham gia, sẽ lộ mặt các thành viên mà anh xây dựng (nếu có). Ai cũng biết mọi cuộc thay đổi là do người dân tại Việt Nam tiến hành, lịch sử đã chứng minh điều đó. Không nên đem quân ra thí, anh Cang ạ (dù anh chưa phải là thủ lĩnh). Thí quân, thí người là hành vi của kẻ ác, và đã ác thì làm sao đấu tranh cho dân chủ một cách ôn hoà được?

Những người đi cùng anh, trong đó có người hiện đang đầu tư làm ăn, có bất động sản tại Việt Nam, họ sẽ gặp điều gì trong việc làm ăn của họ, của vợ con và gia đình khi tham gia biểu tình với anh?

“Làm cách mạng” bây giờ không như chị Út Tịch ngày trước “Còn cái lai quần cũng đánh” đâu anh Cang.

Nguyễn Thành Vĩnh

 

 

31 Phản hồi cho “Hai bài báo ‘trái chiều’ về vụ Đỗ Xuân Cang”

  1. Thaophuong says:

    Tôi xin Địn – nghĩa 3 từ Đại- Sứ-Quán cho bà con cô bác nghe đở phải đi Thanh nữ hớt tóc ráy tai :
    Đại = to , lớn , bự
    Sứ = sứ giả ( hay ) sứ thiệt , sứ dổm ….
    Quán = văn phòng , toà nhà ….
    Nói tóm lại : Đại sứ quán có nghĩa là sứ giả cở Bự của một văn phòng chuyên làm : dổm
    Không biết con mụ trưởng ban này Bự cở nào mà Dzõm quá cở vậy ta???

  2. camera says:

    Gửi cô phóng viên báo Xa xứ,
    nghe ra báo của cô có cái tên rất là “cộng đồng” đấy, nhưng tôi không hiểu mục đích của cái cuộc phỏng vấn này là để làm gì ? Để thanh minh cho ĐSQ hay để đấu tranh cho quyền lợi của cộng đồng ?
    Bà Phương cho biết : “Đồng thời có camera theo dõi để giám sát hoạt động tiếp dân của các cán bộ công chức.”. Ở phòng nhận hồ sơ của ĐSQ nào của VN trên thế giới mà chẳng lắp đặt camera theo dõi, nhưng đã bao giờ họ phát hiện ra nhân viên của họ thu phí quá quy định chưa ? Lạ nhỉ, chẳng lẽ đấy là camera “phò” để doạ chuột ?
    Nếu thật sự cô phóng viên xa xứ đứng về phía cộng đồng thì phải chất vấn tiếp bà Phương về chuyện này, bà ta sẽ cứng lưỡi không thanh minh được nữa. Làm báo Xa xứ mà như thế thì thôi dẹp đi, đổi tên báo là đại sứ còn hơn, cộng đồng không ai cần cái loại báo vô bổ như thế đâu, mỗi tuần ở VN chở sang cả đống rồi đại hạ giá trong chợ Sapa kia kìa.

  3. Đại sứ Đỗ Xuân Đông says says:

    Cậu em Đỗ xuân Cang của anh oi, xin lỗi em nhé, anh ngu quá vì không có nghiệp vụ ngoại giao và đi nghe lời mấy quân sư đểu, để anh điện về nhà xin phép cấp hộ chiếu mới cho em nhé, cố gắng đợi đến nam sau nhé. Anh Đông

  4. Thằng Cụi says:

    Nhân viên SQ những quốc gia cộng sản , dùng cái maz ngoại giao chỉ làm những việc phi pháp : BUÔN LẬU NHIỀU LOẠI HÀNG CẤM, TỔ CHỨC ĐƯA NGƯỜI RA NƯỚC NGOÀI TRÁI PHÉP…..

  5. truong to linh says:

    bà truởng phòng đại sứ quán có ăn có học do đảng và hà nuớc csvn đào tạo mà nói ngu xuẩn hơn con Điếm đứng đuờng, con Điếm đứng đừợng họ còn nhân thức đuợc quyền hộ chiếu là tài sản chính đáng của mỗi công dân đều có quyền đuợc huởng không do đảng phái chính trị nào có quyền tước đoạt quyển hộ chiếu đó .Nếu ông Cang chưa bị tòa án kết tội…ông Cang vẫn là công dân bình thuờng, còn quyền công dân thì ông cang vẫn còn quyền có hộ chiếu .Nếu Ông Cang có tội đại sứ quán đề nghị với bộ ngoại giao nuớc ngoài bắt ông Cang đi…thật là nực cừoi đại diện cho phòng lãnh sự của 1 quốc gia ăn luơng do dân mà ăn nói hồ đồ ngu xuẩn như vậy mà cũng đòi vênh mặt lãnh đạo nhân dân …quen thói ban cho roài……

  6. Bạn người Việt says:

    Cái nhà ông Vĩnh này chắc làm to trong Đại sứ quán, mới biết đến cái công ước Viên và thông lệ quốc tế kia. Chứ dân thường mấy ai được biết. Mà như ông nói không bắt buộc phải ký, rồi lại ký nháy theo thuật ngữ ngoại giao. Cám ơn ông đã cho bà con được biết.Nhưng đấy chỉ là hình thức, cái mà mọi người quan tâm và bàn luận là nội dung và cách sử dụng công hàm nhà nước, và cái sau cùng quan trọng nhất là tác dụng của nó có lợi hay hại cho quốc gia. Cụ thể là cái công hàm gửi cho sở di trú Séc, nói về vụ ông Cang. Ông thấy đấy tất thảy mọi người đều cho rằng nó là thứ ngớ ngẩn, và mất thể diện quốc gia,chứ hoàn toàn không có một tí teo giá trị nào. Ai đời công hàm gửi cho sở di trú Séc mà họ chả cần quan tâm nội dung, lại đem thông báo và trả cho đương sự. Chả nhẽ họ trả lại cho ĐSQ chăng?. Ông thấy thế có còn mặt mũi nào không?…

  7. Dê nướng Sapa says:

    Nhiệm vụ của dsq là phải cấp C cho người dân khi hết hạn, làm gì có chuyện không cấp, thế các bố đẩy người ta thành công dân nước nào? Vừa làm ẩu lại nói điêu

  8. Nguyễn khánh says:

    Cha nguyễn Thành Vĩnh này chắc học đại học ngoại dao chứ không phải giao vì ngôn ngữ quá hạ đảng và kém ngoại giao lại mang đầy tính hù dọa mọi người. Viết lách thế mà cũng lên báo thì hơi lạ, LSQ không tìm được “cò” nào khá hơn ư???

    • chủ chợ says:

      “Cò” Nguyễn Thành Vĩnh chắc là chủ quán dê nướng trong chợ Sapa ?

  9. truong to linh says:

    gửiNguyễn Thành Vĩnh:đừng hù dạo thế giới đã thay đổi rồi …con ngừoi chứ không phải con vật mà đảng csvn muốn làm gì thì làm, chắc phải cúi đầu im mồm như Thành Vinh mới là kẻ không chăng , hãy mở mắt nhìn ởv Tiên Lãng Hải Phòng, anh Đoàn văn Vươn đã làm thay đổi tất cả về luật đất đai,vn sẽ có cuộc cách mạng hoa Cải, tổ quốc vn là của ngừoi vn không thuộc phe nhóm chính trị nào có quyền trà đạp. luật đất đai của tổ tiên ông cha ta đã có ,giống như các nuớc văn minh tại sao đảng và ông HCM thay đổi ..đúng hay sai…đến kẻ ngu đần mù lòa cũng nhìn ra đâu là lẽ phải và sự thật…đừng làm con điếm cho cái đảng thối nát đó cũng như ngừoi dân châu âu này họ kinh tởm ghê sợ cái CNCS dã man và tàn ác ….

  10. Minh Đức says:

    Đừng cố đấm ăn xôi Lưu Lan Phương!!! Bàn tay cô dù to cỡ nào cũng không che nổi mặt trời. Hãy để lại tý đức cho con. Bởi các cụ nói “phúc dức tại mẫu”. Hãy nhìn cái gương Tiên Lãng đó mà răn mình.
    Mấy lời vớ vẫn của cô chỉ là trò cười cho mọi người trong thời buổi internet ngày nay.
    Dẫu biết rằng nói với loại người như cô cũng chẳng đến đâu.

Leave a Reply to camera