WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Luận Ngữ Tâm Đắc

Cách đây mấy hôm, mềnh viết bài “Hãy để Khổng Giáo lụi tàn” tạo được một số thu hút và tranh luận. Bên website danchimviet.info có tới mấy chục ý kiến. Có nhiều ý kiến dài tới cả trang đọc rất là sướng mắt. Đồng tình có, phê bình có, chỉ trích có – xin ghi nhận hết. Có người còn bảo mềnh quá nông cạn, xa rời giá trị đạo đức truyền thống. Ối! Giời ơi…

Không đúng đâu! Mềnh viết bài đấy trong một trạng thái sâu sắc và có đức độ đàng hoàng. Với nhận thức rằng, người Việt Nam chúng ta đang hành xử theo một thứ gọi giả Khổng Giáo mà không biết chân Nho, chân Khổng đang nằm ở phương hướng nào. Thôi thì đề nghị hãy để cho nó lụi tàn không thì vướng mắc vào đấy, nhân dân Việt Nam còn khổ lâu dài.

Trong bài viết hôm nay, ở một góc cạnh khách quan khác, mềnh muốn giới thiệu về những tâm đắc trong Luận Ngữ. Tuy là ở dạng khái quát thôi, nhưng hy vọng qua đó để mọi người thấy rõ một số hình tướng căn bản của Nho Giáo để rồi tìm tòi thêm, để rồi dẫn đến một thái độ mới về sự quan sát cổ học tinh hoa.

Về mặt kinh văn chuyển tải Luận Ngữ, Trang Tử, Đạo Đức Kinh vv… nó lại có một giá trị văn học kinh điển nào đó trong văn hóa Trung Quốc. Cho đến giờ này, sự cô đọng của nó, sự khái quát phác họa của nó, cùng với những giá trị cổ văn, các sách này vẫn như một ngôi đền thiêng liêng mang tính tượng đài văn hóa trong Hán ngữ. Giá trị còn nằm ở chỗ ấy chứ không phải chỉ là về mặt nội dung “nguyệt điểu mông lung” của nó.

Không nói thì thôi, cũng nhờ các sách này mà nhiều người có hứng thú đặc biệt về chữ Hán (mà trường phái An Vi – Kim Định gọi là Việt Nho). Người trẻ, nếu đã biết chữ “Nho” rồi thì sau này chuyển hệ sang học tiếng Trung Quốc như là ngoại ngữ hiện đại thì không khó khăn gì, vì đã quen mặt chữ gần hết. Cảm nhận kim cổ – biết người biết ta càng tăng thêm vời vợi.

Đối với nhiều người, đọc được chữ Hán cũng là điều thú vị, nhất là khi nghe các đoạn trong phim bộ Hồng Kông kiểu “Phong Vân Nhất Chuyển” trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký phải nói là tâm đắc. Nghe Đặng Lệ Quân hát bài “Thiên Ngôn Vạn Ngữ” phải nói là tâm đắc. Đọc sách Tàu từ nhỏ có thể dẫn đến những hứng thú này. Cũng nói thêm, tiếng Việt phong phú vì ý nghĩa của từng từ từng chữ được diễn giải bằng nhiều giai tầng mênh mang. Nhưng ngược lại, về quy phạm nội hàm và sự khái quát của từ vựng thì tiếng Trung Quốc lại có ưu thế cũng vì nền cổ văn cô đọng kiệm lời ít chữ của nó.

Trở lại vấn đề “Luận Ngữ Tâm Đắc” trong các sách này – phải nói một cách chân thành đọc Luận Ngữ là rất là khó hiểu vì quan niệm thời xưa so với nhận thức của xã hội thời nay – thật là một trời một vực, khó lòng đem ra ứng dụng. Mà khi hiểu rồi thì lại thấy có nhiều chỗ mang tính dạy người tuân theo quy củ chứ đâu không có chất triết học như người ta ngộ nhận.

Trong tinh thần “bách gia giảng đàn” trên đài truyền hình Trung Quốc, các vị giáo sư toàn là tinh hoa “Khổng Học trung ương” mà giải nghĩa còn sai, cãi nhau liên tục về những ý nghĩa rất cơ bản cho nên mềnh đâm ra nghi ngờ nhiều thứ.

Tuy rằng, Luận Ngữ Tâm Đắc nhất của mềnh, không gì xa xôi bằng câu số 1, chương số 1 mang tên Học Nhi: (Câu này được coi là phổ biến nhất, ai đụng vào sách Luận Ngữ là biết ngay, và có thể người đọc Luận ngữ rút cục cũng chỉ có nhớ mỗi câu này) 學而時習之,不亦說乎!有朋自遠方來,不亦樂乎!人不知而不慍,不亦君子乎 ! “Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ. hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ. Nhân bất tri nhi bất oán, bất diệc quân tử hồ” – có nghĩa là “Học mà phải ôn tập kìa, không vui sao hả. Có bạn từ phương xa tới, không sướng sao hả. Người không biết, ta không chấp, không là quân tử sao hả” (dịch sát nghĩa nhé!). Chỉ một đoạn văn ngắn thôi, nhưng mang tính khái quát cao độ. Nếu để nguyên bố cục thì có ba mệnh đề:

Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ? “Học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư?
Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ? Có bạn từ phương xa tới đàm đạo, cũng chẳng vui sướng ư?

Nhân bất tri nhi bất oán, bất diệc quân tử hồ? Người đời không biết đến mình, cũng chẳng vì thế mà buồn, như vậy há chẳng phải là bậc quân tử sao?

Mấy cái chi chi hồ hồ trong cổ Hán ngữ có giá trị như các dấu chấm phẩy.
***Mấy đoạn in nghiêng đậm là diễn dịch một cách chính thức trên website http://hochanvan.blogspot.com.

Rõ ràng đây là một nhận thức, một quan điểm, một lối sống. Người đời sau thường ngắt các đoạn văn trong luận ngữ để khái quát hóa một tình huống ví dụ như câu “Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ?” mà không cần phải nhớ tới cái bố cục toàn diện của nó.

Tính ra, cách chia phần mang tính “điển tích” này rất phổ biến, tạo nên trạng thái tâm đắc của người đọc sách. Nhưng nếu đọc kỹ thì thấy cái nội dung toàn diện này có gì quá đặc sắc không? Mềnh không nhận ra sự đặc sắc mang tính triết lý nào cả. Ở một trạng thái trầm tư nào đó, người ta có thể vời vợi mênh mang với nó và bỗng dưng gợi ý tới bất cứ cảm xúc nào mà con người muốn liên tưởng. Độc đáo cũng là ở chỗ đấy.

Sang tới câu đầu của chương hai gọi là Vi Chính (làm chính trị) có câu: “Vi chính dĩ đức, tỉ như Bắc Thần, cư kỳ sở nhi quần tinh cộng chi” (為政以德,譬如北辰,居其所而眾星共之) có nghĩa đại khái là: Làm chính trị mà dùng đức, giống như ngôi sao Bắc Thần, vị trí để các ngôi sao khác hướng về. Mềnh thích câu này vì nó mang tính hải đăng của trăng sao trên trời và cách nhìn vào thiên văn siêu thực diệu vợi của người xưa. Tuy không phản ánh được sự tương quan chặt chẽ nào về cơ chế nhưng nghe là thấy hay hay rồi. Đồng ý Bắc Thần có thể là ngôi sao sáng có sức lan tỏa nào đó, nhưng mà sức thu hút đem ra so sánh hoàn toàn không dựa trên một nguyên tắc lý luận nào (mềnh chưa bao giờ thấy sao Bắc Thần này á!). Xem xét kỹ các lối ẩn dụ trong các sách Trung Quốc thì rõ ràng mang tính đại khái cao độ. Có nhiều lối ví von mà ngay cả nguyên tắc hợp lý lúc đầu đã có sự chênh lệch lè ra.

Liên tưởng

Tuy nhiên, sang tới chương ba gọi là Bát Dật (múa tám hàng): có câu “Khổng Tử vị Quý thị: Bát dật vũ ư đình, thị khả nhẫn dã, thục bất khả nhẫn dã” (孔子謂季氏: 八佾舞於庭,是可忍也,孰不可忍也) Khổng Tử nói với họ Quý, đội múa có tới tám hàng, mà còn làm được, thế thì còn chuyện gì mà không làm được. Nếu không hiểu bối cảnh giai cấp thời Xuân Thu; Thiên tử, chư hầu, công, khanh vv… thì không cách nào hiểu ý nghĩa của câu trên. Thời đó chỉ có Thiên Tử mới có đội múa tám hàng (gồm 64 người). Thế mà giai cấp khanh tướng mới lên như họ Quý (Quý thị) phá quy củ tự so mình ngang hàng thiên tử, giành hết uy thế cũng lập đội múa tám hàng để mua vui trong nhà. Việc này đã làm Khổng Tử tức giận đến mức không thể chịu đựng nổi vì họ Quý đúng là không biết sĩ diện phép tắc là gì. Câu chuyện chỉ là như thế!

Nhưng ở một vị trí liên tưởng tới tình thế xã hội thì người ta luôn luôn có thể mượn các câu chuyện như thế này để bày tỏ lòng cảm thán trước cảnh chướng tai gai mắt. Ví dụ trong trạng thái uất ức của Nho gia, họ Quý này cũng không khác gia đình Nguyễn Tấn Dũng bây giờ, thâu tóm quyền hành, vun vén gia tộc, làm cay mắt thế nhân. Dưới lập trường của Khổng Tử, đúng là bọn “tân hưng địa chủ” không biết ngượng là gì, chạy đông chạy tây để cố tạo dựng phong cách quý tộc bằng mọi cách. Trong sự cảm thán này, những việc xấu hổ như thế mà nó còn làm được, thì có chuyện gì xấu xa hơn mà chúng không dám làm.

Gia đình thủ tướng (Ảnh photoshop)

Mà cũng đúng, nhà Nguyễn Tấn Dũng này thật là trơ tráo không khác gì gia đình họ Quý trong thời Xuân Thu làm Khổng Tử tức giận. Tranh quyền đoạt lợi nhất nhé!. Con gái thì cài cắm một cách ngang ngược, vừa là đảng viên đội mũ tai bèo, vừa lấy Việt Kiều quốc tịch Mỹ, lại vừa nắm luôn quyền lực ngân hàng tới bốn đại công ty (cộng sản á). Con trai thì đổi chức thứ trưởng nhằm lót đường cho sự nghiệp trị dân sau này. Con trai út nữa thì xưng là thủ lãnh du học sinh, về nước nắm quyền tổ chức đoàn thanh niên cộng sản HCM. Khổng Tử sống dậy chắc cũng chửi Nguyễn Tấn Dũng là đồ phường múa tám hàng (bát dật).

Do đó, để nhìn một cách khách quan, Luận Ngữ – Khổng Giáo vẫn có nhiều câu chuyện có sự liên tưởng mang tính tuỳ ý với tất cả mọi bối cảnh, cho nên nội dung vẫn có giá trị bao trùm. Sự khái quát mang tính điển hình làm Kinh Thư cổ đại Trung Quốc luôn luôn mang tính phiếm chỉ, làm bài học để đời, đề cao lễ mạo và sự ám chỉ vào thế lực tăm tối.

Tuy nhiên, lập trường của Khổng Tử còn nhiều góc cạnh gay cấn và khắc khổ khác. Chúng ta chỉ cần nhìn chân tướng của học thuật Trung Quốc cổ đại theo tâm trạng dửng dưng để không cần nhắm mắt tôn thờ, không để những thủ đoạn bá quyền văn hóa áp đảo tinh thần. Có như thế mới không bị những thế lực cầm quyền dùng Khổng Giáo làm xiềng gông vào cổ.

Nhưng mềnh cũng đã từng nêu ra, đọc các sách cổ xưa Trung Quốc ít ai đọc và trích dẫn tới chương thứ ba. Vì sao?

Nguồn: Facebook Trần Đông Đức

—————————————-

Ghi chú: Tựa đề được nhái theo cuốn sách Vu Đan – Luận Ngữ Tâm Đắc bán chạy bên Tàu

17 Phản hồi cho “Luận Ngữ Tâm Đắc”

  1. NGÀN KHƠI says:

    CON NGƯỜI VÀ CÁI SỐ

    Cá nhân có cái số và xã hội cũng như đất nước cũng có cái số. Cái số của cá nhân phù hợp với cái số của đất nước ở trong những thời kỳ hay giai đoạn lịch sử nào đó, tự nhiên cá nhân có số phù hợp đó tự nhiên được lên làm lớn. Còn cá nhân nào có số đi ngược lại cái số của đất nước trong thời kỳ nào đó tất nhiên phải truân chuyên mà chẳng được làm lớn để thi thố tài cán của mình. Chuyện như vậy nên cái số là khách quan, không ai tự liệu định hay cãi sửa lại được. Người vô thần, người cộng sản không tin cái số mà chỉ tin vào giai cấp đấu tranh, nhưng cuối cùng chính cái số cũng chi phối họ. Bởi vì mọi niềm tin chỉ có thể khách quan còn đích thực cái số mới khách quan. Cái số nói theo khoa học hay toán học cũng chẳng khác gì một đường biểu diễn phương trình nào đó. Khi hai đường biểu điễn thuộc cung miền diễn biến, tất nhiên mới có thể cắt nhau, tức có nghiệm dương hay âm chung, đó là điều đã nói ở trên. Tức nếu số của hai bên hay biến số của hai đường biểu diễn đều lũy tiến dương, nghiệm số cũng đều dương, điểm gặp cũng thuộc miền dương, đó là thành quả hay cái số tích cực. Nếu ngược lại cả hai biến số của hai đường biểu diễn đều âm, tức đều tiễn tiến âm, theo chiều tiêu cực, điềm gặp hay cái số của điểm cắt nhau đều thuộc miền âm, là điều tất yếu. Trong khi đó nếu một bên tiến về trị dương, một bên tiến về trị âm, tất nhiên không có điểm gặp, đó là kiểu người tiêu nhân không thể gặp thời hay người quân tử không thể gặp thời như thế nào đó trong hoàn cảnh xã hội của mình chính là như thế. Luận về cái số thì không biết thế nào cho vừa, nên chỉ nói tạm đủ như vậy cũng thấy là vừa. Tin hay không tin cái số là chuyện khác. Còn ý nghĩa của cái số như thế nào cũng là chuyện khác. Ngay cả luận anh hùng một phần cũng là luận cái số huống là luận những người không thuộc loại anh hùng. Như cái số của ông Phạm Văn Đồng được làm Thủ tướng lâu năm nhất, điều đó là đúng mà không phải giai cấp của ông đã mang ông đến địa vị như vậy. Còn ra ngỏ gặp anh hùng, đó là ngôn ngữ hùng biện kiểu tuyên truyền chính trị rẻ tiền và nhất thời của ông thì mọi người vốn cũng đã biết. Đó cũng là “cái số” của những người anh hùng kiểu “đại trà” mà trong suốt thế kỷ trước ở đâu trên đất nước này cũng đều có cả.

    NON NGÀN
    (25/02/12)

  2. npt says:

    Gia đình Gà đá Phi ở nước CHXHCNVN đang manh nha cài cắm ,con cái vào làm quan cs thời cung vua phủ chúa …Vua tập thể Hà Nội …biến các TĐ NN -các hệ thống TC – biến Tài nguyên QG – biến tiền thuế của dân….và các loại hình quy ra USD … thành của nhóm tư bản đỏ 3 D @Gà Đá Phi ở VN

  3. vohoan says:

    Nhờ dép râu mà bây giờ làm thủ tưóng một đất nước trên 80 triệu dân, nhờ nón tai bèo mà bây giờ lấy chồng Mỷ việt kiều nắm quyền lảnh đạo bốn công ty. Như vậy thì ” dép râu” đâu giết chết đời trai trẻ mà ” nón tai bèo ” củng không che lấp nẻo tương lai. Thật là khỏe

  4. D.Nhật Lệ says:

    Theo tôi,tác giả TĐĐ.viết bài này hay hơn bài trước vì lập luận thuyết phục hơn nhiều.Nếu bài trước dễ gây
    hiểu lầm cho bạn đọc thì bài này khó gây tác dụng tương tự.Thế nhưng,tôi không hiểu tại sao có người lại
    dễ dàng lên án tác giả như vậy.Chẳng lẽ họ đọc phớt qua hay vì ác cảm với TĐĐ.ở bài trước ?
    Rành rẽ về Khổng giáo để phê bình đúng đắn không hề đồng nghĩa với ủng hộ Trung Hoa hay ôm chân Tàu
    cộng được.Nhiêù học giả VN nghiên cứu Khổng giáo còn thâm sâu hơn TĐĐ.rất nhiều nhưng thực tế của
    đời họ thì họ không hề thán phục Trung Hoa đến độ sùng bái.Trần Trọng Kim,Phan Khôi v.v.đã chứng tỏ..
    Mặt ngược lại,TĐĐ.có phủ nhận kịch liệt Khổng giáo thì cũng chẳng khác gì học giả lừng danh Nhật Bản
    đã từng đề ra chủ trương Thoát Á Luận.Đó là ông Fukuzawa Fukichi,cùng thời với chí sĩ Nguyễn Trường
    Tộ của VN.Chính nhờ tìm cách thoát ra khỏi Nho giáo đè nặng lên toàn xã hội Á châu mà Nhật Bản đã
    canh tân để đuổi kịp,thậm chí qua mặt nhiều nước phương Tây như ngày nay.Một trong những thay đổi
    của họ là bỏ ăn Tết Âm Lịch,thế nhưng chúng ta không thể kết tội họ là phản bội dân tộc Nhât như có bác
    chỉ trích qúa đáng TĐĐ.là quên công ơn tổ tiên,thậm chí vong bản !
    Xét cho cùng,vấn đề YÊU NƯỚC không thể tách rời vấn đề THƯƠNG DÂN.Sự liên quan có tính quy
    luật này là “thuốc thử” yêu nước thật sự hay yêu nước giả vờ,đồng thời giúp ta kiểm chứng lời nói qua
    việc làm có tính “trình diễn” của chế độ CSVN.chiếm đoạt quyền cai trị hiện nay ! Nếu không,dân tộc
    VN.mãi mãi bị chúng lừa bịp,không ngóc đầu lên nổi và mãi mãi đi lẻo đẻo theo sau nước khác !

    • nguyen van cat says:

      Công chức nhà nước sinh con thứ 3 thì bị kỷ luật thế mà ba Dũng vẫn lên chức vù vù.

  5. Phan BA says:

    Hình chụp nhìn gia đình hạnh phúc, giống như một đàn sư tữ vừa ăn mồi no nê.

  6. maison says:

    Tìm được website nói về sao Bắc Thần trong bộ Tiểu Hùng Tinh ( Ursa minor)

    小熊座α星, 中国古代称为 “ 勾陈一” 或 “ 北辰”, 属于三垣中的紫微垣, 勾陈六星的第一颗。 北天星空的主要亮星之一, 位于赤经 2h31m48.71s, 赤纬 89 ° 5’50.6″。 由于小熊座α星在全天各亮星中距离北天极最近, 因此它就是著名的 “ 北极星”。 北极星也是一颗变星, 目视星等为 1.95-2.04 等。 它还是一颗三合星, 距离约 400 光年。

    Tiểu hùng tọa α tinh,Trung Quốc cổ đại xưng vi “Câu Trần nhất” hoặc “Bắc Thần” ,thuộc vu tam viên trúng đích Tử Vi viên,Câu Trần lục tinh đích đệ nhất khỏa。Bắc thiên tinh không đích chủ yếu lượng tinh chi nhất,vị vu xích kinh 2h31m48.71s,Xích vĩ 89 °5 ’50.6 “。Do ư Tiểu hùng tọa α tinh tại toàn thiên các lượng tinh trung cự ly bắc thiên cực tối cận,nhân thử tha tựu thị trước danh đích “Bắc Cực Tinh” 。Bắc Cực Tinh dã thị nhất khỏa biến tinh,mục thị tinh đẳng vi 1.95-2.04 đẳng。Tha hoàn thị nhất khỏa tam hợp tinh,cự ly ước 400 quang niên。

    http://astronomy.uua.cn/astronomy/show-17-1.html

  7. william tran says:

    Tac gia bai viet, co nhieu mui me cua bon cong san than Trung-quoc, khong co ve gi la nguoi con, cua me Viet-nam, dau tranh cho dan chu tu do tu ban tren dat Viet.De nghi tac gia buong ao khoac vo boc ben ngoai, de ban doc khong nham lan.

  8. Janney Nguyen says:

    Viet kieu USA. co cau hoi voi tac gia bai viet nay : su viec co Nguyen thanh Phuong lay Viet Kieu USA, Henry Nguyen thi dang mung, cho nhung nguoi chong lai quan diem CS-giai cap dau tranh. Tai sao tac gia bai viet lai khong dong tinh voi quan diem hoa hop hoa giai dan toc cua Nguyen thanh Phuong?. Chang qua tac gia bai viet cung chi la “ghen an ghet bo”, chu tac gia bai viet dau co phai con nguoi dang dau tranh co chu nghia tu dzo tu ban tren dat VN ?

  9. Nguyễn Nghĩa . says:

    Cám ơn tác giả.
    Tôi cám ơn ngoài nội dung bài viết, còn vì bức anh gia đình Thủ tướng. Nhìn bức ảnh thì thấy rõ là không có lai tạp. Cái mũi cả nhà này, giống nhau như đúc.
    Thôi thì Thủ tướng cũng làm được 1 việc tốt, hơn thế hệ ông Hồ, ông Duẩn, ông Thanh…là cứ lai tạp chủng linh tinh cả lên, làm nhân dân không còn biết con cái của họ ai là ai nữa. Thủ tướng đã cắt đứt cái truyền thống xấu xa đó.
    Thế này gọi là trở về với tế bào của Xã hội: gia đình.

    • nguyễn duy ân says:

      Thế nhưng chẳng ai biết y tá thủ tướng, cựu (nguyên) công an bán bãi vượt biên thu vàng Nguyễn Tấn Dũng là con cái nhà ai?

      Người thì bảo là con của đại tướng ăn trộm (theo Vũ Thư Hiên: Đêm Giữa Ban Ngày) Nguyễn Chí Thanh, kẻ thì bảo là con hoang của chủ tịch cạp rằng cạo mủ Lê Đức Anh!

      Hay là con chung của cả hai?

  10. Vu Trung says:

    Tại sao người ta không xài chữ “mình” nhỉ? Tại sao tôi lại có cái cãm giác vô duyên với chữ “mềnh” như thế?

Leave a Reply to Janney Nguyen