WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Diễn biến nguy hiểm tiếp tục tại Ukraine

Lính Nga trên bán đảo Crimea. Ảnh Reuters

Lính Nga trên bán đảo Crimea. Ảnh Reuters

Ukraine, Nga, EU và phương Tây đang rất nóng trên truyền thông thế giới. Putin có toàn quyền dùng quân tấn công Ukraine, nhất là chiếm bán đảo Crimea.
Vài sự kiện chính trong ngày qua.

- Quốc hội Nga chấp thuận yêu cầu của Tổng thống Putin gửi quân đến Ukraine.

- Thủ tướng chưa được chấp thuận của vùng Crimea (Ukraine) đã yêu cầu Tổng thống Nga Putin giúp đỡ để bảo vệ hòa bình
Chính phủ lâm thời tại Kiev nói không có thái độ gây hấn. Họ cũng nói sẽ không thách thức quân sự với Nga.

- Nhà chính trị hàng đầu của Ukraine, Vitali Klitschko, đã yêu cầu quốc hội xem xét tổng động viên toàn quốc

- Quân không rõ nguồn được cho là quân đội Nga đa bao vây những điểm chính trên bán đảo Crimea

- Tổng thống Mỹ cảnh báo Moscow, mọi hành động can thiệp quân sự của Nga sẽ bị trả giá. Ông cho rằng, nhân dân Ukraina cần được tự quyết định về tương lai của chính họ.

- Obama nhắc nhở Putin rằng, mấy ngày trước, chính TT Nga đã cam kết là không can thiệp vào chủ quyền của Ukraina. Tuy nhiên John Kerry nói, cần phải xem người Nga làm gì hơn là tin vào lợi họ nói. Quả nhiên, Kerry khá tỉnh táo.

- Đại sứ Ukraina tại Liên Hiệp Quốc, ông Yuriy Sergeyev, thông báo trong một cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an, các máy bay trực thăng tấn công và các phi cơ vận tải quân sự của Nga đã vượt qua biên giới vào Crimea. Ukraine muốn có được sự ủng hộ tinh thần và chính trị từ cộng đồng thế giới. Ông cho biết, những gì đang diễn ra tại nước ông là “khủng khiếp.”

Lời bình 

Như dự đoán, chiến sự sẽ tập trung vào vùng Crimea nơi có đa số người Nga, có Sevastopol là nơi hải quân Nga đóng và thuê trong 42 năm.

Đưa quân vào Ukraine, Putin có thể chiếm được Crimea như đã chiếm Ossetia của Georgia, nhưng người Nga sẽ mất hoàn toàn Ukraine vốn có đa số dân nghiêng về EU và phương Tây. Georgia đã ngả hẳn theo phương Tây vì cuộc xâm lược năm 2008 của Nga. Đó là cái giá mà Putin phải rất cẩn thận trước khi chiếm Crimea. Mất Ukraine, EU tiến gần Nga hơn.

Putin đang đứng trước những lựa chọn: (1) Bảo vệ kẻ ăn cắp Yanukovych mà người Nga đã góp phần không nhỏ trong việc tha hóa chính thể này. Dân chúng sẽ chê cười như vụ Putin che giấu Snowden; (2) Không tấn công Ukraine sẽ bị cho là hèn, tấn công sẽ bị thua trên mọi phương diện, cho dù vài chiến thắng ban đầu do áp đảo về lực lượng quân sự. Kịch bản Tiệp Khắc, Hungary, Afganistan là những bài học cho người Nga.

Đó là những lựa chọn mà bất kỳ người lãnh đạo tầm quốc tế không nên bị rơi vào. Putin đang lật đật.

Bị chìm sâu vào chiến tranh với người hàng xóm như Ukraine sẽ làm Nga suy yếu, mất đi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, Putin sẽ tự rút ngắn nhiệm kỳ tổng thống của mình như Yanukovych.

Bài học cho Putin: Tha hóa những lãnh đạo quốc gia khác bằng vũ khí, tiền bẩn, dầu hỏa và khí đốt, ông đang bước vào cái bẫy của chính mình. Nếu Yanukovych và đám quân dưới quyền trong sạch, không làm con rối của Nga, dân Ukraine không đổ ra Maidan. Và Putin không phải ra tay như bây giờ.

Phương Tây và thế giới dân chủ cũng mừng khi những chính thể còn hơi hướng cộng sản cuối cùng như Ukraine và Nga đánh nhau và tự suy yếu.

Nguồn: HM. 1-3-2014

14 Phản hồi cho “Diễn biến nguy hiểm tiếp tục tại Ukraine”

  1. Đức Vũ says:

    Đằng sau “ván bài quyền lực” của Putin

    Bài phát biểu quan trọng của Tổng thống Putin về tình hình Ukraine cho thấy ông sẽ không để nước Nga bị cô lập với thế giới. Song kỳ vọng ông hành động như các nhà lãnh đạo G8 khác trước những diễn biến xảy ra ở Kiev sẽ là điều không bao giờ có.

    Nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin chưa bao giờ giấu giếm việc ông thần tượng cựu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Yuri Andropov, người có tính cách rất tương đồng với ông và cũng một nhân viên của Ủy ban an ninh quốc gia (KGB) như Putin.

    Vì thế, mà một trong những hành động đầu tiên ngay khi ông Putin lên nắm quyền 15 năm trước đây là khôi phục tấm biển kỷ niệm cựu Tổng bí thư Andropov bên ngoài tòa nhà trụ sở trước đây của KGB ở quảng trường Lubyanka tại Mátxcơva.

    Từ sự nghiệp của ông Andropov, có thể tìm ra “manh mối” về các ý định thực sự của ông Putin trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine hiện nay.

    Cụ thể, trong thời gian làm Đại sứ Liên Xô tại Hungary, ông Andropov đã thuyết phục nhà lãnh đạo Liên Xô khi đó là Nikita Khrushchev cử Hồng quân đến Hungary để dẹp tan các cuộc nổi dậy chống chính phủ sở tại.

    10 năm sau, ông Andropov – lúc đó là người đứng đầu KGB – đã “đọc vị” bàn tay thao túng của NATO trong làn sóng biểu tình “mùa Xuân Prague”. Và một lần nữa, ông đề xuất cử Hồng quân đến bảo vệ để ngăn nguy cơ “vệ tinh” của Liên Xô rơi vào ảnh hưởng của phương Tây.

    Logic của ông Andropov là không cho phép các nước “vệ tinh” được lựa chọn hướng đi cho mình vì nếu chỉ một nước làm được, các nước còn lại cũng ùa theo. Vì thế, Liên Xô chỉ có hai con đường lựa chọn, hoặc sử dụng sức mạnh răn đe, hoặc sẽ phải đối mặt với các cuộc nổi dậy tương tự như ở Bucharest, Warsaw và Đông Berlin.

    Hồi đó, phương Tây đã lớn tiếng chỉ trích Liên Xô sử dụng quân sự áp đặt ý chí của mình tại những quốc gia vệ tinh. Nhưng ông Andropov đã dự báo một cách chính xác rằng phương Tây sẽ không can thiệp vì không muốn chạm trán với Hồng quân. Những hành động quyết liệt của ông Andropov đã góp phần duy trì ảnh hưởng của Liên Xô đối với Đông Âu thêm 3 thập kỷ.

    Khi lên nắm quyền ở Nga năm 2000, ông Putin không hề biết rằng những suy tính và tính cách của cựu đồng nghiệp KGB lại tác động sâu sắc đến mình như vậy. Chả thế mà năm 2008, trong năm cầm quyền cuối cùng của nhiệm kỳ tổng thống thứ hai liên tiếp, ông Putin đã phát động cuộc chiến tranh chớp nhoáng 5 ngày trên đất Gruzia để “dạy” cho Tbilisi bài học về ý định ngả theo phương Tây.

    Khi đó, ông Putin cũng đánh giá đúng về tương quan lực lượng Nga – NATO và đi đến nhận định rằng NATO sẽ không dám làm gì để “cứu” Gruzia. Sự thực sau đó diễn ra đúng như vậy. Tbilisi mất trắng cả Nam Ossetia và Abkhazia chỉ sau một tuần chứng kiến từng đoàn xe tăng Nga hùng dũng tiến vào.

    Với cuộc khủng hoảng ở Ukraine hiện nay cũng vậy. Ông Putin đang sử dụng lại chiến thuật “một mất, một còn” ở Cộng hòa tự trị Crimea để nắn gân Kiev và các thế lực phương Tây. Đối với nước Nga năm 2014 của Putin, một chính phủ thân phương Tây tại Ukraine cũng nguy hiểm như một Hungary và CH Séc muốn vượt ra quỹ đạo bên ngoài, đe dọa dự án Xôviết tại Đông Âu.

    Nga lo ngại cuộc cách mạng tại Ukraine sẽ lan tỏa đến các đường phố ở Mátxcơva và Saint Petersburg, nơi từng diễn ra các cuộc biểu tình lớn chống Putin trong các năm 2011-2012. Nếu không hành động nhanh chóng, nước Nga sẽ để mất vùng đệm Ukraine, mất quyền tự do khai thác cửa ngõ ra Biển Đen ở Crimea và chấp nhận vòng cung ảnh hưởng của phương Tây tiến gần hơn đến nước mình.

    Mất Ukraine, Nga cũng sẽ mất đi một thành viên quan trọng trong “dự án” Liên minh Á-Âu mà Tổng thống Putin đang dày công xây dựng. Ông Putin muốn thành lập một khu vực thương mại tự do rộng mở trong nhóm các nước thuộc Liên Xô trước đây nhằm tạo nên sự gắn kết chặt chẽ về kinh tế, tiền đồn cho sự hợp tác về quân sự và chính trị sau này. Theo kế hoạch của ông Putin, Liên minh Á – Âu sẽ được thành lập trong năm 2015. Vì thế chẳng có lý gì ông để cho phương Tây phá ngang tại thời điểm chỉ còn một năm nữa là liên minh sẽ được ra đời.

    Ngoài yếu tố hợp tác trong Liên minh Á – Âu và là vùng đệm chiến lược giữa Nga và châu Âu, Ukraine còn có vị trí trọng yếu trong việc trung chuyển các nguồn khí đốt của Nga bán sang toàn bộ khu vực châu Âu. Mặc dù Nga đang đẩy mạnh việc mở rộng nguồn cung khí đốt sang châu Á để làm giảm bớt sự phụ thuộc vào đường ống dẫn chạy qua Ukraine tới “lục địa già”, nhưng chẳng ai đảm bảo được rằng nhu cầu khí đốt ở châu Á sẽ ngang bằng được như châu Âu hầu như quanh năm giá lạnh. Đó là chưa kể việc thiết lập thị trường mới ở châu Á trước mắt sẽ ngốn của Mátxcơva rất nhiều thời gian và tiền của đầu tư xây dựng đường ống dẫn khí.

    Nhưng ý nghĩa lớn hơn cả của cuộc chiến tại Ukraine là quyết tâm của Điện Kremlin muốn chấm dứt 20 năm “Đông tiến” của NATO. Sau khi NATO kết nạp 10 nước Đông Âu, trong đó có Estonia với biên giới chỉ cách Saint Petersburg 150 km, Nga đã quyết định không ngồi chờ để NATO tiếp tục “áp sườn” phía Tây và phía Nam của mình. Vì thế, sẽ chẳng có bất kỳ sức ép hay lý do gì để nước Mátxcơva không dám mạnh tay tại Ukraine, xét trên góc độ bảo vệ các lợi ích cốt lõi của đất nước trên cơ sở vẫn tuân thủ luật pháp quốc tế, luật pháp sở tại và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.

    Đây cũng chính là điều đã được Tổng thống Putin – nhà lãnh đạo quyền lực nhất thế giới năm 2013 theo bình chọn của báo chí phương Tây – nhắc tới trong bài phát biểu đầu tiên của mình về tình hình Ukraine sau hơn một tuần im lặng sau sự “ra đi” của đồng minh Viktor Yanukovych. Trong bài phát biểu quan trọng này, nhà lãnh đạo nước Nga khẳng định “không hề có việc binh sĩ Nga đang hoạt động tại Crimea” song nếu cần nước Nga sẵn sàng xuất chính để bảo vệ người dân Ukraine và các lợi ích của mình theo yêu cầu của Tổng thống hợp hiến Yanukovych, cho dù đây “sẽ chỉ là lựa chọn cuối cùng trong tình huống vạn bất đắc dĩ”.

    Vì thế, việc phương Tây kỳ vọng lấy sức ép về chính trị (đe dọa cô lập nước Nga, tẩy chay Hội nghị thượng đỉnh G8 tại Sochi vào tháng 6 tới) hay trừng phạt kinh tế, quân sự để làm nao núng các ý đồ của Mátxcơva xem ra chỉ là ảo tưởng.

    Đức Vũ

  2. LeQuocTrinh says:

    Tui lại phản đối ông Obama lần nữa,

    Thân chào ông Obama,

    Tui có cảm tưởng ông Obama chỉ biết đóng cửa ở nhà hú hí với 300 triệu dân Mỹ, ông đã quên nhiệm vụ “sen đầm quốc tế” rồi sao ? Tui phản đối ông vì những lý lẽ sau:

    1)- Trong khi TQ, Nga và nhiều nước Đông Nam Á rục rịch tăng ngân sách quốc phòng chóng mặt, thi nhau mua sắm “đồ chơi chiến tranh” thì ông Obama lại quyết định cắt giảm chi tiêu, cho hàng chục ngàn tướng tá quân sĩ về hưu non. Thế là nghĩa lý gì vậy ?

    2)- Trong khi nhiều nước lận đận lao đao vì kinh tế, lạm phát chóng mặt, thất nghiệp gia tăng, thi nhau đánh thuế bọn dân ngu cu đen, thì ông Obama lại chơi trò tăng lương tối thiểu cho dân lao động hơn 10$US/giờ, ban hành chính sách Obamacare giúp đỡ y tế cho toàn dân. Ông chỉ biết lo cho dân Mỹ mà không đếm xỉa gì đến “nhiệm vụ quốc tế” gì cả ?

    3)- Ông Obama lại sắp sửa cải cách giáo dục, chấm dứt tệ nạn học từ chương thuộc lòng và khuyến khích học sinh tự học, tự tranh luận, động não tư duy tối đa để có trí óc độc lập (Standard Common Core). Phải chăng ông muốn con nít HK trưởng thành chính trị sớm trong khi thanh niên sinh viên VN hãy còn bị ru ngủ trong giấc mơ XHCN, nhai đi nhai lại giáo điều của bác Hồ, tự hào 4000 năm văn hiến nhưng quên lãng dần công lao chống quân xâm lược Tàu của tiền nhân.

    4)- Trong khi thế giới lo âu trước hành vi xâm lược của Nga ở Ukraina thì ông Obama lại quyết định rút hết toàn bộ binh sĩ HK ở A Phú Hãn. Phải chăng ông muốn Putin khôi phục địa vị đế quốc Đỏ, trở lại A Phú Hãn nữa sao ?

    Ông Obama cẩn thận nhe, ông nhún nhường quá để cho Putin lấn lướt qua mặt, thì thế giới sẽ tôn sùng, tôn vinh và tôn thờ Putin như một vị thánh sống đó. Giải NOBEL Hoà Bình năm tới chắc chắn sẽ lọt vào tay Putin rồi !!!

    Thân chào ông Obama,

    Lê Quốc Trinh, Canada

  3. Bạch Dương says:

    Mỹ là “quân cờ” của Nga trên đấu trường Ukraine?

    Nghị sĩ Mỹ Mike Rogers mới đây chua chát nhấn mạnh về vấn đề Ukraine rằng, “Nga đang chơi cờ” còn Mỹ chơi bi và Tổng thống Putin đã dễ dàng qua mặt Tổng thống Obama.

    Nghị sĩ Mỹ, Mike Rogers, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ đã bình luận như trên khi nhận định về cách Tổng thống Barack Obama xử lý các vấn đề liên quan đến khủng hoảng Ukraine.

    Tuyên bố của Nghị sĩ Mike Rogers được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng Nga – Mỹ đang leo thang mạnh mẽ liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine, đặc biệt là tình hình bất ổn tại bán đảo Crimea những ngày gần đây.

    Ông Rogers nhấn mạnh: “Tôi tin rằng, người Nga rất muốn thu hồi Crimea vào lãnh thổ liên bang Nga. Họ (Liên Xô) đã chuyển nhượng Crimea cho Ukraine năm 1954 và hiện nay Nga muốn lấy lại lãnh thổ này. Bởi vì Crimea có vai trò chiến lược về mặt quân sự lẫn kinh tế đối với Nga”.

    Nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mỹ cho rằng, Nga đang hành động quyết đoán hơn tại Crimea và sẽ không dừng lại, trong khi chính quyền Obama đang phản ứng quá nhu nhược và bị lép vế trước Nga.

    Ông Rogers tuyên bố: “Đây không phải là một trường hợp riêng biệt. Nga tin rằng, không ai có thể ngăn họ. Họ đang qua mặt chúng ta. Sẽ vô cùng ngây thơ nếu Hội đồng An ninh Quốc gia và các cố vấn tổng thống cho rằng, nếu chúng ta tiếp tục nhân nhượng với Nga, sau đó, họ sẽ nhận ra rằng Mỹ không khó ưa. Chúng ta hoàn toàn đang nhận thức sai lầm về những động lực khiến Nga hành động như những gì họ đang làm hiện nay”.

    Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Cộng hòa John McCain chỉ trích các nỗ lực của chính quyền Obama để “tái thiết” quan hệ với Nga trong nhiệm kỳ đầu tiên.

    Giới chức Mỹ cho rằng, can thiệp vào Ukraine là lựa chọn vô cùng sai lầm của Tổng thống Putin bởi việc này sẽ khiến vị thế của Nga suy giảm. Tuy nhiên, giới phân tích lại cho rằng, lựa chọn của Tổng thống Putin chính là sự thử nghiệm quyền lãnh đạo của Tổng thống Obama. Và những phản ứng của ông chủ Nhà trắng sẽ chứng minh Mỹ ảnh hưởng đến thế giới ở mức độ nào. Thay mặt Tổng thống Obama, Ngoại trưởng John Kerry đã bay đến Kiev gặp các lãnh đạo ở đây. Đồng thời, trên khắp các diễn đàn, Tổng thống Obama không ngừng kêu gọi một phản ứng quốc tế nhằm gây áp lực lên Tổng thống Putin.

    Bạch Dương

  4. Ho chuTit says:

    Về lợi tức dầu người, đứng đầu thế giới là Quatar 100 ngàn đô la một năm, Lục Xâm Bảo 78 ngàn, Singapore 60 ngàn , Na Uy 54 ngàn, Mỹ 51 ngàn, Hong kông 50 ngàn.

    Nga đứng thứ 7 về Tổng sản lượng nhưng lợi tức đầu người còn quá thấp, 17 ngàn đô la, đứng thứ 58 trên thế giới , thấp nhất tại đông Âu, chỉ bằng một nửa của các nước Anh, Pháp, Đức, Đại Hàn….

    Nước thì còn nghèo, dân thì đói rách không lo làm ăn chỉ huyênh hoang dọa nạt các nước lân bang, Hải quân Nga quá lạc hậu, tầu chiến cũ kỹ, Hải Quân ý Ý tuyên bố chỉ cần đánh cái rắm cũng chìm hết tầu Nga tại Hắc Hải (tin VOA)

    • Việt tị nạn says:

      Sức mạnh quốc gia không thể tính theo thu nhập bình quân của người dân trong 1 năm, mà tính theo nhiều vấn đề khác, trong đó có GDP hàng năm của quốc gia. Trung Quốc là nên kinh tế lớn thứ 2 thế giới, GDP đứng thứ 2 thế giới, mặc dù thu nhập bình quân một người dân hàng năm còn rất thấp (gần 5,000 USD/người/năm), nhưng Trung Quốc là một siêu cường. Quatar, Lục Xăm Bua, Singapore, Na Uy, Hong kông, Brunay… thu nhập của người dân hàng năm cao ngất ngường như thế (trông đó có một số nước cao hơn cả Mỹ), nhưng những nước đó không phải là những cường quốc chứ chưa nói là không phải siêu cường.

      “Hải Quân ý Ý tuyên bố chỉ cần đánh cái rắm cũng chìm hết tầu Nga tại Hắc Hải”, nhưng liệu chiến tranh Nga – Ý xẩy ra thì ai dành chiến thắng?

    • Nguyen Trong says:

      Nhớ lại cuộc cách mạng không cần bom đạn của Mỹ làm sụp đổ tan tành đế quốc Liên xô năm 1989 . Thảm sầu ! Hi hi

  5. Hồ chủ tịt says:

    Nga thì đói bỏ cha, là một trong vài nước nghèo nhất Âu châu hiện nay, đang không chơi liều, Tây phương nó bao vây kinh tế thì có nước đi ăn mày.
    Những thằng giầu như thằng Nhật, thằng Đại Hàn, Đức quốc… nó khoe của. Thằng đói rách như Nga chẳng có cái gì khoe, chỉ khoe có dao găm mã tấu, bị Tây phương nó khi dể đói rách nên cũng hùng hổ ra oai cho nó bớt tủi
    Thấy quan thầy đi ăn cướp, mấy chú Vẹm cũng hý hửng, cái thân không lo, thằng Tầu đỏ nó tràn qua nó đánh tan xác bây giờ, nó mà tràn qua thì mấy thằng Vẹm (chuyên nghề ăn cắp) sẽ chẳng còn một mống

    • Việt tị nạn says:

      Đừng đùa, nền kinh tế Nga đứng thứ 7 thế giới, sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Pháp, Anh.

  6. DN says:

    Mấy thằng lớn mà đánh thằng nhỏ thì chẳng ai dại gì mà can thiệp.
    Nga đang trên đà suy thoái mà con đi vào đường mạo hiểm, một ngày gần đây dân Nga sẽ biểu tình lật đổ Putin, số phận Putin coi chừng sẽ như Gaddafi, chui xuống cống cũng sẽ bị dân lôi cổ lên bắn chết

  7. tuphuong says:

    Ngoài Crimer ra, trong Ukraina còn có nhiều người Nga nữa. Lấy cớ bảo vệ ngời Nga, Putin sẽ tiếp tục đưa quân vào Ukraina. Mỹ và Tây Phương dám đánh Nga không? Nga tuyên bố xanh rờn là đã phong tỏa bờ biển để không cho tàu Mỹ vào, Vậy mà Mỹ có ho he gì đâu?

    Mỹ rất sợ mất quan hệ với Nga. Bỏ Nga mà để Nga bắt tay với TQ chống Mỹ thì Mỹ toi à? Xưa Mỹ bắt tay TQ đẻ chống LX, Nay Mỹ muốn bắt tay Nga chống TQ nên Mỹ đâu dám đối đầu với Nga. Chờ đấy mà xem nhé! Chỉ vài ngày nữa mà thôi?

    • Thông Phán says:

      Chính xác 100%. Hơn nữa Mỹ cũng đã từng “tự nhiên vu khống rồi đem quân xâm lược Irag một quốc gia có chủ quyền và giết Saddam Hussein một tổng thống hợp hiến như vậy có vi phạm luật nhân quyền và quốc tế không?
      Ngày nay Nga và Trung Cộng có xâm lược các nước khác Mỹ khó “phát ngôn” vì há miệng mắc quai.

      Thử xem Mẽo có dám phát động chiến tranh với Nga hay Trung Công (nếu Trung cộng đánh Nhật trong vài tháng nữa). Chắc chắn là không bởi chả dại gì phát động chiến tranh với Nga và Trung cộng để bọn Hồi Giáo chờ cơ hội đánh đòn hội đồng thì Mẽo cũng hết đường sống!

      Mẽo và EU dù sao cũng phải “tung đòn gió, đưa vài câu chém gió” lấy le và an ủi thằng khờ vì đã chót nghe lời thày dùi phá nhà ra đê mà ở!

      • Trúc Bạch says:

        Thông Phán chính xác 100% …..

        Nga đưa quân vào Ucraina là học theo sách của Tàu, khi Tàu lấy cớ bảo vệ người Hoa mà đưa quân vào VN năm 1979 ,

        Rồi cũng thế , thằng Mỹ rồi cũng chẳng dám làm gì thằng Nga, cũng như đã chẳng dám làm gì thằng Tàu năm 1979 đâu

        Thách thằng Mỹ cũng không dám !

        Năm 1979 thì “đảng” chửi thắng Tầu vì Tàu lấy cớ bảo vệ Hoa kiều mà đánh VN,

        Ngày nay “đảng” lại hồ hởi phấn khởi, hô hào cổ vũ thằng Nga đưa quân vào Ucraina để bảo vệ Nga kiều .

        “Đảng” rất anh minh !

    • Thích Nói Thật says:

      Nếu không đụng chạm đến quyền lợi của Mỹ thì sao cũng được!

      Còn chuyện của Ukraina thì cái gì đến sẽ đến. Mong rằng người dân Ukraina vẫn giữ được quyền quyết định của mình.

      Tôi chỉ quan tâm đến Việt Nam, ngày nào không còn chế độ độc tài độc ác CS, thì nhân dân VN mới ngóc đầu lên được!

    • Nguyen Trong says:

      Dư lợn viên đọc nhá :

      Chiến tranh Xô viết tại Afghanistan là cuộc xung đột kéo dài mười năm giữa các lực lượng quân sự Liên Xô ủng hộ chính phủ của Đảng Dân chủ Nhân dân Afghanistan (PDPA) Mác xít chống lại lực lượng Mujahideen Afghanistan chiến đấu để lật đổ chính quyền theo chủ nghĩa cộng sản. Liên bang Xô viết ủng hộ chính phủ trong khi phe đối lập nhận được sự ủng hộ từ nhiều phía gồm Hoa Kỳ, Pakistan và các quốc gia Hồi giáo khác trong bối cảnh cuộc Chiến tranh Lạnh. Cuộc xung đột, xảy ra đồng thời với Cách mạng Iran năm 1979 và Chiến tranh Iran-Iraq, cũng ảnh hưởng tới sự trỗi dậy của của lực lượng Mujahideen tại Trung Á.

      Liên Xô bắt đầu triển khai tại Afghanistan ngày 25 tháng 12 năm 1979. Việc rút quân bắt đầu ngày 15 tháng 5 năm 1988, và chấm dứt ngày 15 tháng 2 năm 1989 vì chi phí cao và sự không hiệu quả của cuộc xung đột này.

Phản hồi