Phạm Thị Hoài: Đông Tây nam nữ
Viết cho Ngày Phụ nữ
1.
Không có gì thể hiện sự khinh bỉ đàn bà sâu sắc như tệ sùng bái gái trinh của đàn ông một số nước châu Á, đặc biệt là Việt Nam và Trung Quốc. Ngẫm nghĩ về việc săn trinh những cô gái trẻ để lấy đỏ trong làm ăn, tôi từng sa vào những thắc mắc: Trinh tiết đàn bà giúp được gì cho business? Tăng nguồn đầu tư chăng? Phá trinh một em xong thì trúng tuyển công chức chăng? Mấy em gộp lại thì đủ trúng thầu một cầu vượt? Hay tổng thể và hoành tráng hơn, bao nhiêu cái trinh hùn vào thì giúp được một đại gia khám phá triết lí mở đường cho kinh doanh thành đạt, kiểu “nền dân chủ cà phê” chẳng hạn?
Đương nhiên không có câu trả lời khả dĩ nào mà không xúc phạm đến lí trí bình thường. Nên một thời gian dài tôi lí giải hiện tượng này theo hướng những tín điều u minh, về bản chất hoàn toàn giống việc tranh đoạt ấn Đền Trần, cướp hoa tre Hội Gióng. Cửa Phật, cửa Thánh, cửa Mẫu, hay cửa mình của chị em đều là chỗ để đặt niềm tin vào tài lộc do các thế lực siêu nhiên ban phát theo quota. Nhưng nếu đã thế thì vì sao các đấng mày râu không đeo cái chiến lợi phẩm trinh nữ ấy như bùa hộ mệnh ở cổ? Sao không dâng lên bàn thờ?
Song siêu nhiên hóa hay tâm linh hóa cái màng trinh không chỉ là ngớ ngẩn, mà trước hết là lãng mạn rởm. Đằng sau hiện tượng sùng bái mấy giọt máu này không có gì huyền nhiệm mà thuần túy là một phép tính lạnh lùng [1]. Nó bắt nguồn từ tập quán đàn ông đi nhà thổ để giải đen. Họ tin rằng toàn bộ sự xui xẻo trong mình sẽ theo dòng tinh trùng mà xả ra. Sau cơn mây mưa họ sẽ được tẩy trần, sạch dơ dớp nhớp nhúa của vận hạn.
Nhưng vì sao họ chọn gái điếm chứ không phải vợ hay người yêu để phục vụ sứ mệnh ấy? Rất đơn giản: Cái mà họ xả ra cũng là cái mà họ trút vào người đàn bà. Vận đen, theo niềm tin của họ, tuần hoàn bất diệt trong nhân gian, không tự nhiên sinh ra và không tự nhiên mất đi, chỉ chuyển từ người này sang người khác. Người khác tất nhiên không thể là người thân của họ. Đằng sau sự thản nhiên trút tất cả vận rủi của bản thân vào một cô gái làng chơi để tẩy rửa mình cho vận hên ấy là một triết lí vụ lợi trắng trợn và một văn hóa khinh miệt phụ nữ vô tận. Thân thể đàn bà là bãi chứa xú uế của đàn ông.
Các cô gái nhà chứa sẽ làm gì khi chìm trong cái biển nhầy nhụa rủi ro phun ra từ khách hàng đó? Câu hỏi này đám đàn ông coi việc chơi đĩ để giải đen cũng bình thường như đi nhậu hiển nhiên không bao giờ đặt ra. Nhưng họ biết rõ sức chứa có giới hạn của một người đàn bà đã nhận vô vàn trận xả xui trong cuộc đời bán thân của mình. Đã bão hòa. Rót một giọt đen thêm vào đó là vòng tuần hoàn nói trên có thể đổi hướng. Họ điên tiết. Khả năng đụng phải vài ba thằng cha khác xả xui cùng một lỗ là rất lớn. Họ khát khao một cái lỗ mới toanh. Còn nguyên niêm phong. Nơi họ không phải gặp một thằng cha nào khác. Nơi họ là kẻ đầu tiên xả như chưa bao giờ được xả. Đến đây, cuộc săn trinh gái trẻ bắt đầu và trẻ đến đâu dường như cũng không đủ. Không phải để lấy đỏ như tôi ngớ ngẩn tưởng. Mà để giải đen với hiệu ứng cao nhất và chất lượng đáng tin cậy nhất, thậm chí có thể chữa lành Aids.
2.
Hồi tôi lấy chồng, một anh bạn nhà văn chân thành chúc mừng rằng: “Hoài may mà có thằng Tây khuân đi, chứ ở nhà thì ế.” Tôi chưa bao giờ lọt vào dù chỉ vòng ngoài cùng của tấm bia sắc đẹp mà đàn ông mê bắn. Đi cạnh chồng ở Hà Nội, tôi đã quen nghe bình luận ngay trước mũi rằng bọn Tây có cái gu kì cục, thiếu gì gái Việt đẹp mà chọn toàn những cô không ra gì. Nên khi nghe anh bạn nói thế tôi chỉ lo cho anh, lỡ lời rồi phải nói tiếp đúng điều mình nghĩ thì thật bất tiện. Nhưng lời giải thích sau đó không đến nỗi khó nuốt. Anh bảo, đàn bà thông minh như tôi thì bố thằng nào dám sờ đến.
Tôi thầm cảm ơn anh vì chữ dám tế nhị. Thực tế không được nhã nhặn như thế. Thực tế là đàn ông Việt Nam không phải không dám, mà họ tránh xa những người đàn bà có nhiều hơn một phút tư duy trong đầu. Sau bao nhiêu thử thách của 200.000 năm tiến hóa cùng nhân loại cộng thêm extra bonus 4014 năm văn hiến riêng, đích hôn phối của đàn ông Việt đã hoàn toàn được xác định. Đó là một thiên thần xinh xắn, tóc dài, da trắng ở cả những chỗ hay bắt nắng và hệ thần kinh trung ương cũng trắng triệt để, làm lụng luôn tay, ngoan cả ngày lẫn đêm, hiền lành, hi sinh, chịu khó chịu thương và trên hết là chịu đựng. Không có tài khoản riêng. Không có ý kiến riêng. Không có nguyện vọng riêng. Đấy là gói basic. Tùy nhu cầu có thể đặt thêm các khoản phụ trội khác như biết đẻ con trai, tận tụy với nhà chồng, hết lòng vì sự nghiệp làm vợ và làm mẹ… Tôi đáp ứng được không đầy năm phần trăm lí tưởng ấy. May mà có thằng Tây khuân đi.
Đàn ông Việt Nam là một chủng loại đặc biệt chăng? Câu hỏi này, dù thế nào, dứt khoát nên trả lời phủ định. Trừ những cơn thỉnh thoảng lại giống, trở về thời bầy đàn cắn xé vì một tảng thịt, một góc hang, một con cái, thì hiện tại tôi thấy họ có nhiều điểm chung với giới mày râu khắp thế giới đấy chứ. Họ cũng chiếm đa số trong các câu lạc bộ quyền lực, các danh sách triệu phú và các thống kê tội phạm. Họ cũng hói, cũng liệt dương, viêm tinh hoàn, rối loạn tuyến tiền liệt và bụng càng ngày càng phệ. Họ cũng chia sẻ hai sở thích nổi bật của đàn ông mọi châu lục: những bộ ngực đàn bà đồ sộ và những chiếc xe hơi khổng lồ. Với vóc dáng nhỏ xinh nhất hành tinh, giữa những chiều kích cực đại ấy trông họ bất giác giống một bức hí họa. Nhưng can họ là vô ích, sự điên rồ này họ cũng chung với anh em bất kể giống nòi: chỉ đàn ông mới nhầm lẫn giữa size và độ lớn. Chỉ đàn ông mới có thể mắc chứng vĩ cuồng.
Gần đây có phong trào chị em so sánh trai Việt với trai ngoại quốc, đặc biệt là trai Tây. Tôi cũng biết vài phụ nữ Việt lấy chồng Đức ở đây, người tự hào thằng Tây nhà tao hiền lắm, người khoe Tây nhà em cực chăm chỉ, Tây nhà mình dễ nuôi, Tây nhà tớ trung thành…, nghe tuy hơi giống người ta khen một con ngựa, thêm kích thước, độ bền, độ khỏe nữa thì thành quảng cáo cái máy xúc, nhưng trong đó có một sự thật nho nhỏ là khá nhiều đàn ông Tây hiện đại đang được trang bị những đức tính mà khá nhiều đàn ông Việt hiện đại không phải là không sở hữu mà không thèm sở hữu. Hiền lành, chăm chỉ, chí thú gia đình, chung tình…, những phẩm chất đàn bà chán ngắt. Dù nói chung không biết mình là ai, đứng ở vị trí nào, đàn ông Việt luôn biết chắc một điều: mình là thằng đàn ông, đứng cao hơn đàn bà ít nhất dăm bảy bậc.
3.
Thật ra chẳng có điều gì khác nhau giữa trai Tây và trai Việt, trừ quỹ đạo chuyển động. Đàn ông phương Tây phần lớn hoàn toàn đơn giản: họ sống ở thế kỉ 21, tuyên ngôn ở thế kỉ 21, tư duy ở thế kỉ 21, cảm xúc ở thế kỉ 21, yêu đương ở thế kỉ 21, lấy vợ ở thế kỉ 21. Đàn ông Việt Nam phức tạp hơn gấp bội: sống ở thế kỉ 21, tuyên ngôn ở thế kỉ 30, tư duy ở thế kỉ 19, cảm xúc ở thế kỉ 18, yêu đương ở thế kỉ 20 và lấy vợ ở thế kỉ 15. Điều đáng kinh ngạc là phần lớn phụ nữ Việt Nam trong cùng một ngày chịu được chừng ấy niên đại.
Nguồn: Pro&contra
——————————————————–
[1] Phần lớn mớ tín điều đỏ đen chẳng những dai dẳng tồn tại mà còn ngày càng thịnh hành trong xã hội Việt Nam cũng thế, thoạt nhìn thì rắc rối bí ẩn lắm, tưởng phải thuộc làu pho văn hóa dân tộc mới cắt nghĩa nổi, nhưng thực ra chỉ dựa trên những cảm nhận nhập nhằng, tùy tiện, không thể không gọi là ngây ngô. Cái mâm ngũ quả ngày Tết chẳng hạn: nặng trĩu ý nghĩa và biểu tượng, nào ngũ phúc, ngũ hành, nào ngũ thường, ngũ giới, nào năm mầu, năm phương, nào tổ tiên, nào phong thủy. Vậy mà rốt cuộc thì miền Bắc nhất định bày cam và chuối, miền Nam lại sợ hai thứ đó như hủi, chỉ vì chuối gần với chúi nhủi, cam mang vạ từ quýt làm cam chịu. Miền Nam cúng bằng mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung để cầu vừa đủ xài sung. Không lâu nữa người ta sẽ cúng bằng quả bí, để theo âm business.
Không lẽ 1 nhà văn nữ tài hoa như Phạm Thị Hoài (Ám Thị) lại có những nhận xét cay đắng như thế về đàn ông Việt? Dù cho trong quá khứ PTH đã có những trải nghiệm đầy thất vọng với 1 số người đàn ông Việt, thì tôi nghĩ nhà văn cũng nên có thừa bản lĩnh để vượt qua những chua chát tầm thường của cá nhân.
Muốn chê bai đàn ông Việt thì cũng chẳng có gì khó. Không đúng 10 thì cũng đúng 9 !(Khổ thế !). Đàn ông Việt là những người bị áp bức, bị dồn nén đã hơn 1 thế kỹ nay, từ bọn Pháp thực dân đến bọn cộng sản tàn bạo. Nhưng họ vẫn đứng, vẫn tìm cách giành lại quyền sống từng bước. Họ chưa được hoàn toàn tử tế với phụ nữ cũng là điều dễ hiểu. Nhà văn, người làm văn hóa nghệ thuật, thì phải có cái nhìn nhân văn hơn, rộng lượng hơn về con người.
Nhưng có lẽ những bi kịch cá nhân với đàn ông Việt đã tạo ra PTH hoài với những truyện ngắn độc đáo, mà đại diện tiêu biểu là “Ám Thị”, xứng đáng là 1 trong những tuyệt tác phẩm văn chương Việt Nam cuối thế kỹ 20.
Dù sao thì tôi vẫn mong ước PTH sẽ có những trãi nghiệm tươi đẹp hơn với những người đàn ông Việt từ bây giờ về sau.
Liền ông Tây củng xêm xem thôi.No light number one same same number ten.
Brigitte Bardot ngôi sao như thế, mà căm thù đàn ông Tây ghê nơi Pourquoi?
Brigitte viết như ri, ” Tụi liền ông thằng nào cũng diễn tuồng như thế thui mà.”
PHỤ NỮ Ở MỸ DỄ BỊ CƯỠNG BỨC NHẤT THẾ GIỚI GỬI 01:59PM | 18/02/2014
(theo afamily.vn )
Mặc dù là các quốc gia phát triển nhưng Mỹ, Thụy Điển hay Đức đều là nơi tình trạng tấn công tình dục diễn ra phổ biến.
Tại Canada (thứ 8), tổng số vụ phạm tội hiếp dâm được báo cáo là 2.516.918. Theo thống kê của Viện Tư pháp BC, khoảng 1/3 phụ nữ nước này bị xâm hại tình dục và chỉ 6% nạn nhân báo cáo với
Tại Canada (thứ 8), tổng số vụ phạm tội hiếp dâm được báo cáo là 2.516.918. Theo thống kê của Viện Tư pháp BC, khoảng 1/3 phụ nữ nước này bị xâm hại tình dục và chỉ 6% nạn nhân báo cáo với
Theo Wonderslist, Ethiopia (đứng thứ 10) là một trong những nước có tỷ lệ bạo lực phụ nữ cao nhất thế giới. Một báo cáo của Liên Hiệp Quốc cho thấy gần 60% phụ nữ Ethiopia là đối tượng của các vụ bạo lực tình dục. Đất nước này nổi tiếng với nạn kết hôn bằng cách bắt cóc và hãm hiếp phụ nữ. Bên cạnh đó, quân đội quốc gia châu Phi cũng bị tố thường xuyên phạm tội cưỡng bức thường dân.
Ở Sri Lanka (thứ 9), tình trạng lực lượng an ninh tra tấn và hãm hiếp nghi can diễn ra phổ biến. Một nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc cho thấy, khoảng 14% đàn ông Sri Lanka cưỡng bức một lần trong đời. Trong đó, 96,5% đàn ông thực hiện hành vi này không bị pháp luật xử lý và 65,8% không cảm thấy có lỗi. Ngoài ra, 64,9% đối tượng từng xâm hại phụ nữ hơn một lần và 11,1% xâm hại tình dục người khác hơn 4 lần trong đời.
Pháp xếp thứ 7 trong danh sách 10 nước có tỷ lệ cưỡng bức cao nhất thế giới, với số vụ phạm tội được báo cáo là 3.771.850. Từ năm 1980, pháp luật Pháp bắt đầu tăng cường bảo vệ quyền và sự an toàn của phụ nữ. Giới chức nước này đã thông qua một đạo luật về quấy rối tình dục năm 1992. Các nghiên cứu của chính phủ Pháp cho hay, 75.000 vụ làm nhục phụ nữ diễn ra mỗi năm và chỉ 10% nạn nhân đệ đơn khiếu nại.
Theo ước tính, đến nay khoảng 240.000 phụ nữ và bé gái thiệt mạng vì cưỡng hiếp ở Đức. Trong năm nay, tổng số vụ ở Đức là 6.507.394, khiến quốc gia Trung Âu xếp thứ 6 trong danh sách những nước có tỷ lệ xâm hại tình dục cao nhất thế giới.
Nhiều người mong ước sống ở Anh (xếp thứ 5) vì đây là một trong những nước phát triển nhất thế giới. Tuy nhiên, quốc gia này cũng là một trong những nơi nạn cưỡng bức diễn ra nghiêm trọng. Tháng 1/2013, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ và Văn phòng thống kê quốc gia báo cáo về tình trạng bạo lực tình dục ở Anh và xứ Wales. Trung bình mỗi năm khoảng 85.000 phụ nữ bị hãm
hiếp và 400.000 phụ nữ bị tấn công tình dục. Ước tính, cứ 5 phụ nữ tuổi từ 16 đến 59, thì một người là nạn nhân của bạo lực tình dục.
Ấn Độ (xếp thứ 4) là quốc gia mà nạn xâm hại tình dục đang tăng nhanh. Tính trung bình, cứ 22 phút thì một vụ tấn công tình dục xảy ra ở Ấn Độ. Theo thống kê của Cục thống kê tội phạm quốc gia, 24.923 vụ diễn ra ở Ấn Độ năm 2012. Trong số đó, khoảng 24.470 nạn nhân bị tấn công bởi người quen như người thân trong gia đình, hàng xóm… Các chuyên gia cho rằng, số vụ phạm tội trong thực tế cao hơn nhiều do các nạn nhân không báo cáo với cảnh sát.
Theo nghiên cứu của Liên minh châu Âu năm 2009, Thụy Điển (xếp thứ 3) là quốc gia có số vụ bạo lực tình dục tăng mỗi năm cao nhất châu Âu. Năm 2010, cảnh sát Thụy Điển ghi nhận số vụ phạm tội tình dục cao kỷ lục, với tỷ lệ 63/100.000 dân. Năm 2009, khoảng 15.700 số vụ hiếp dâm được báo cáo ở quốc gia Bắc Âu, tăng 8% so với năm 2008 và 58% so với 10 năm trước.
Nam Phi (xếp thứ 2) là nơi diễn ra 65.000 vụ xâm hại tình dục năm 2012. Tình trạng tội phạm nghiêm trọng khiến quốc gia châu Phi được mệnh danh là “thủ đô hiếp dâm của thế giới”. Trong số 4.000 phụ nữ Nam Phi tham gia một cuộc khảo sát của Hội đồng Nghiên cứu Y học, 1/3 người nói rằng họ bị hiếp năm ngoái. Bên cạnh đó, hơn 25% đàn ông Nam Phi khẳng định từng phạm tội tình dục. Nam Phi cũng nằm trong những nước có tỷ lệ cưỡng bức trẻ em cao nhất thế giới.
Mỹ là quốc gia đứng đầu trong danh sách tỷ lệ cưỡng hiếp cao nhất thế giới. Nghiên cứu mới đây của Cục thống kê tư pháp Mỹ cho thấy, 99% người phạm tội là nam giới. Trong số các nạn nhân, 91% là nữ giới và 9% còn lại là nam. Theo thống kê, 1/6 nữ và 1/33 nam từng bị xâm hại tình dục trong đời. Hơn 1/4 số phụ nữ trong độ tuổi sinh viên nói rằng họ từng bị xâm hại tình dục từ khi 14 tuổi. Trong số này, chỉ khoảng 16% nạn nhân báo cáo vụ việc với cảnh sát. Hầu hết các vụ cưỡng hiếp tại Mỹ đều diễn ra trong nhà.
Hay hay! Thế giái tư bản chúng tồi tệ quá nhẩy.
Còn Việt cộng phỉ mềnh, thì tự nguyện hiến phụ nữ mềnh tô hô
cho tụi liền ông nước khác chúng lựa chon như chọn súc vật.
Cái nhục mà giả vờ hổng hay, là VN Cộng phỉ hiến dâng thân
xác ngàn ngàn liền bà con gái Vn làm nô lệ tình dục, và đảng\
cộng phỉ ăn theo chia lời… qua cái hĩm của phụ nữ quê mình…
Có cái đảng phỉ nào gian ác lưu manh hơn đám đảng cộng phỉ
an nam này không?
HẾT NÓI PHÉT NỮA CÁC CHÚ CÁC THÍM DÂN CHỦ BỊP!
Báo chí Mỹ có rất nhiều tờ đứng đắn, nhưng cũng có nhiều tờ lá cải chuyên tung tin vịt như National Enquire, còn VN thì cũng có các tờ báo tương tự như afamily.vn
Đọc những tờ báo nầy mà không có chút suy xét thì dễ bị vịt dẫn đường !
Thí dụ bài báo trên: “Theo ước tính, đến nay khoảng 240.000 phụ nữ và bé gái thiệt mạng vì cưỡng hiếp ở Đức.”????
Bom nguyên tử nổ ở Hiroshima giết 80 ngàn người, cái nầy gấp 3 lần, mà sao không thấy tờ báo đứng đắn nào nói?
Thích nhất Hạnh đã từng mưón tờ Washington Post đăng một bài ngay sau vụ 9/11, bảo rằng Mỹ cũng từng bỏ bom giết 300.000 người dân Bến Tre trong một trận.(dù rằng Bến Tre trước 75,dân số không quá 150 ngàn !)
Nếu một tờ báo nào khác trên thế giới nhớn nhác, trích lại bài báo trên, tin rằng Washington Post đăng thì tin đúng sự thật:”Mỹ đã giết 300.ngàn dân VN trong một trận oanh tạc.” thì tin vịt kia sẽ bay tới đâu?
Vì vậy khi đọc báo thì phải biết suy nghĩ vậy !
Dzí dầu chồng thấp vợ cao
Bóp dzú hổng tới lấy sào mà quơ
Lấy dzợ lùn tịt con cờ
Mỗi lần hun hít khum đờ cái lưng
He he he ! Ông bà mình nói như để: nồi nào úp dzung nấy thui mà !
VÌ ĐÂU SAO HẢI NGOẠI “ĐUA” NHAU VỀ NƯỚC BIỂU DIỄN?
(Dân trí) – Cát- sê hát một chương trình của Bằng Kiều tương đương cát- sê của Đàm Vĩnh Hưng, cát- sê của Thu Phương cũng chỉ ngang ngửa cát- sê của Lệ Quyên…Đó là một trong những lý do khiến các sao hải ngoại liên tục được mời về nước biểu diễn trong dịp này.
Thị trường nhạc Việt đã và đang trong thời kỳ có thể nói là… ảm đạm khi các ca sỹ có tiềm năng đều e ngại không tự đứng ra tổ chức liveshow vì “làm show nắm chắc 9 phần thua lỗ”. Hầu hết các ca sỹ biểu diễn theo lời mời của các đơn vị hoặc chạy show tỉnh, các event… Các đơn vị tổ chức, bầu show cũng không tự tin về lượng vé bán ra, dè chừng khi tổ chức các đêm nhạc quy tụ các ca sỹ hàng “sao” trong nước.
Gần đây nhất, chuỗi chương trình nghệ thuật In the spotlight cũng tuyên bố “đóng cửa” sau hai năm nỗ lực thực hiện 7 liveshow chất lượng và thuần Việt. Lý do mà nhà tổ chức đưa ra là muốn xây dựng một chương trình âm nhạc mang tính giải trí hơn và gần với nhiều tầng lớp khán giả hơn. Một lý do khác, dù không công khai nhưng nó chính là điểm then chốt khiến chuỗi chương trình phải khép lại đó là lợi nhuận không đủ để chương trình tiếp tục.
Để thực hiện đêm duy nhất Cánh cung – Đỗ Bảo live in Hanoi vào cuối năm 2013 sau 20 năm bước chân vào nghệ thuật cũng khiến vị nhạc sỹ này từng đứng ngồi không yên vì lo khán giả không đủ tiền mua vé…
Đầu xuân, Tùng Dương xuất ngoại đưa Độc đạo sang Pháp và Nhật nhưng theo chia sẻ của “chàng quái” thì chất lượng mang tầm quốc tế nhưng kinh phí lại… “nhẹ nhàng” hơn so với việc thực hiện live concert Độc đạo vào cuối tháng 11/2013 tại Hà Nội. Tuấn Hưng, nam ca sỹ dám nghĩ dám làm từng thể hiện nhiều chương trình hoành tráng trước đây, đầu năm cũng chỉ “khai xuân” bằng đêm nhạc riêng vừa phải tại Hải Phòng…
Trong khi không ít các ca sỹ trong nước “tìm đường” hoạt động biểu diễn trong năm mới thì hàng loạt các ca sỹ hải ngoại trở về, liên tiếp xuất hiện tại các chương trình âm nhạc tổ chức với qui mô lớn. Tại Hà Nội, khán giả gặp Chế Linh, Phi Nhung, Quang Lê, Hà Trần, Bằng Kiều, Thu Phương… trong đêm Chế Linh- 10 năm tình cũ, Người tình in concert, Ru tình…
Tại TPHCM, để thêm gia vị cho liveshow đầu tiên và đặc biệt, Dấu ấn sau gần 25 năm ca hát- Hiền Thục cũng mời danh ca Bạch Yến về nước kết hợp cùng mình. Trước đó, nhiều nghệ sĩ hải ngoại về nước biểu diễn sau Tết tại các phòng trà có tiếng như: Tuấn Ngọc, Elvis Phương, Đức Huy, Thái Châu, Lệ Thu, Nhật Hạ…
Dự kiến sau đêm diễn thành công tại Hà Nội, Chế Linh tiếp tục tổ chức show diễn 72 mùa ước hẹn vào tháng 4. Trường Vũ cũng đang nghấp nghé làm liveshow tại quê nhà.
Đặc biệt, diễn viên hài Thúy Nga sau khoảng thời gian im ắng vì cuộc sống riêng tư nhiều ồn ào, sóng gió cũng sẽ trở về Hà Nội thực hiện liveshow hài kịch kết hợp ca nhạc Xin lỗi, em chỉ là…được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 29/3 tới.
Khán giả Việt chuộng “ngoại”, sao hải ngoại lấy cát- sê thấp?
Trước sự trở về rầm rộ của nhiều nghệ sỹ Việt tại hải ngoại ở thời điểm này, có nhiều ý kiến trái chiều khác nhau.
Theo một nhà bình luận tại các chương trình âm nhạc thì nhiều ca sỹ đã qua cái thời vàng son tại hải ngoại, trong thời điểm thị trường âm nhạc ở hải ngoại cũng ảm đạm, ít show diễn thì việc họ hào hứng nhận lời về nước biểu diễn là điều dễ hiểu. Nhất là trong thời điểm sau Tết, không ít nghệ sỹ cũng mong ngóng trở về gặp gỡ bạn bè, người thân, cảm nhận chút ít không khí xuân quê nhà dù muộn màng…
Mặt bằng giá vé đêm “Người tình in concert” với sự tham gia của Bằng Kiều- Thu Phương “mềm” hơn chương trình của một số ca sỹ hàng sao trong nước
Đại diện Đông Đô show, đơn vị vừa tổ chức nhiều chương trình âm nhạc lớn tại Hà Nội có sự tham gia của nhiều ca sỹ nổi tiếng trở về từ hải ngoại thì lại đưa ra góc nhìn cận cảnh hơn về vấn đề này: “Trong thời điểm “bão hòa” các gương mặt ca sỹ nổi tiếng trong nước thì việc mời các ca sỹ Việt ở hải ngoại về biểu diễn có thể coi là điểm mới lạ thu hút khán giả. Bên cạnh đó, cát- sê của ca sỹ nổi tiếng tại hải ngoại với cát- sê của ca sỹ thuộc hàng “sao” trong nước không chênh nhau mấy. Đó là lý do, các đơn vị tổ chức mời các nghệ sỹ hải ngoại về nước biểu diễn dịp này.”
Bầu show này tiết lộ, cát- sê hát một chương trình của Bằng Kiều tương đương cát- sê của Đàm Vĩnh Hưng, cát- sê của Thu Phương cũng chỉ ngang ngửa cát- sê của Lệ Quyên…
Và trên thực tế, giá vé đêm Người tình in concert với sự tham gia của Bằng Kiều- Thu Phương còn “mềm” hơn giá vé liveshow Đàm Vĩnh Hưng, Lệ Quyên trước đó. Trong khi vé vip đêm Người tình in concert phát hành với số lượng hạn chế, cao nhất là 3 triệu/vé thì đêm Q show của Lệ Quyên cũng tại Hà Nội giá vé cao nhất là 4,9 triệu/vé. Thậm chí, có thông tin giá một cặp vé vip đêm Q show của Lệ Quyên tại TPHCM trước đó là 20 triệu đồng…
Cũng theo vị bầu show này, dù đơn vị tổ chức trong nước mất thêm khoản phí vé máy bay, nơi ăn ở, đi lại…cho các nghệ sỹ hải ngoại nhưng bù lại, hầu hết các nghệ sỹ hải ngoại không chạy show. Nhận lời đơn vị nào, họ chỉ tập trung cho chương trình của đơn vị ấy. Phong cách tập luyện chuyên nghiệp, nghiêm túc cũng giúp các nghệ sỹ hải ngoại giữ phong độ ổn định, đem đến cho khán giả không gian âm nhạc chất lượng nhất. Trong khi đó, không ít ca sỹ nổi tiếng trong nước thường bỏ qua khâu tập luyện cùng ê kíp và trong một đêm có thể chạy show 2-3 tụ điểm. Điều này, không chỉ khiến nghệ sỹ mệt mỏi, hát không tốt mà khán giả cũng thấy nhàm vì xem chương trình nào cũng thấy “sao”…xuất hiện!
VÌ ĐÂU SAO HẢI NGOẠI “ĐUA” NHAU VỀ NƯỚC BIỂU DIỄN?
Thưa,
Nghe cò mồi diễn giãi theo kiểu…tự sướng mà…thương quá…
Câu trã lời rất đơn giãn (giãn đơn, nói theo kiểu cò mồi văn hoá).
Người VN nội địa, nghe văn công của Cộng hát…láo mấy chục năm, đã chán chường quá cở thợ mộc.
Nghệ thuật vị…Cộng láo, không phải nghệ thuật vị nghệ thuật…
Các nghệ sỉ hải ngoại, Có em tuy xuất thân từ xứ Cộng, nhưng ra ngoài, không ít thì nhiều cũng chịu ảnh hưởng của…nghệ thuật vị nghệ thuật.
Bolero, sì lô rốc, tuy có…sến tí tí, vẫn tình hơn…lời Cộng hát láo.
Cho nên ca sỉ…ngoại về VN, ticket có..mắc tí tí, cũng…đi coi.
Tiền vô…ào ào, VC lại đang mở cửa để sinh tồn, phải về hát chớ?
Vừa hát, vừa có dịp thăm người thân, bạn bè, tâm tình để họ thấy vì cái láo của Cộng, mà VN bị…tụt hậu gần…trăm năm.
Một đồn trăm, trăm đồn ngàn. Biết đâu nhờ thế mà dân ta bảo nhau, cùng thoát nạn Cộng…láo?
Shaun Attwood, một người đàn ông có 5 năm “trải nghiệm” trong một số nhà tù khắc nghiệt nhất của Mỹ, bao gồm cả nhà tù Maricopa ở Arizona, đã viết cuốn sách với tựa đề “Prison Time”, tiết lộ câu chuyện tình dục trong những nhà tù dành cho nam giới ở Mỹ. Theo thống kê, trong năm 2010 có 140.000 tù nhân Mỹ đã bị hãm hiếp.
Theo Shaun Attwood, các cuộc tấn công tình dục trong nhà tù diễn ra tương đối phổ biến. Nhiều nạn nhân bị đối phương lừa bằng cách cho vay nợ và sau đó đòi trả bằng quan hệ tình dục. Cũng có nạn nhân bị đe doạ bằng vũ lực buộc phải quan hệ tình dục. Số liệu thống kê cho thấy, có đến 21% số tù nhân tại các nhà tù nằm ở phía tây nước Mỹ báo cáo bị lôi vào các hoạt động tình dục. Tù nhân trẻ tuổi có khả năng bị tấn công tình dục cao gấp năm lần so với tù nhân khác. Không chỉ những người đàn ông trẻ, những người đồng tính cũng phải đối mặt với nguy cơ bị hãm hiếp cao. “Nó là điều không thể tránh khỏi”, Attwood chia sẻ “và không ai ở bên ngoài quan tâm điều đó”.
Một số tù nhân tìm cách tránh bị tấn công tình dục bằng việc trở thành “bạn tình” của một đại ca nào đó. Một số “đại ca” thậm chí còn cho phép trao đổi “bạn tình” với nhau, nhưng những câu chuyện về sự ghen tuông không thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên, việc trao đổi này cũng phải tuân thủ theo những quy tắc riêng của nó. Quan niệm về gay cũng rất khác biệt ở trong nhà tù. “Nếu như hành vi quan hệ tình dục của hai người đàn ông bị coi là gay ở bên ngoài thì trong nhà tù này, khái niệm lại không hoàn toàn như vậy”, Attwood nói. Trong những nhà tù nam ở Mỹ, còn có những người đàn ông đã qua chuyển đổi giới tính.
Có nhiều câu chuyện khá hài hước về những “cặp vợ chồng” bên trong nhà tù nam. Cặp đôi giữa một người đàn ông đứng tuổi và một nam thanh niên trẻ tuổi là một ví dụ. Khi hai người chia tay, người đàn ông trung niên đã chạy đến khu vực trung tâm giữa những phòng giam hét to “em đã làm tan nát trái tim anh”. Nhiều cặp đôi khi buộc phải xa nhau vì lý do một trong số họ bị chuyển đến khu ở khác thường cố tình gây rắc rối để được chuyển trở lại chỗ cũ. Nhiều người đàn ông đã có vợ hoặc bạn gái ở bên ngoài và những người phụ nữ này không hề hay biết mối “quan hệ mờ ám” của họ ở trong tù. Khi ra tù, họ lại trở về với gia đình và giấu kín những câu chuyện kinh hoàng đã xảy ra.
Thưa,
Nghe cò mồi Cộng láo kể chuyện tù Mỹ mà…ớn óc o.
Phen này lỡ bị tù, có điều kiện chọn lựa, Tiên Ngu tình nguyện ở tù xứ Cộng (láo) sướng hơn.
Mỹ đúng là cái xứ…ác ôn côn đồ cộng sản. í lộn, xin lỗi, ác ôn côn đồ…đế quốc…