WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Giúp bạn hiểu về xung đột Nga-Ukraine

Tình hình xung đột Nga-Ukraine và cuộc khủng hoảng chính trị ở Crimea đang diễn tiến rất nhanh. Dường như nhiều người Việt Nam đã bắt đầu lo sợ về một kịch bản tương tự giữa Trung Quốc và Việt Nam. Trong khi đó, chúng ta lại chưa có nhiều hiểu biết về câu chuyện Nga-Ukraine, chưa nói đến chuyện rút ra ”bài học kinh nghiệm” và chuẩn bị cho Việt Nam khỏi rơi vào tình cảnh Ukraine lúc này.

Bài viết dưới đây trên trang Global Post (Mỹ) của tác giả Sarah Dougherty, ngày 3/3/2014, là nhằm giúp bạn đọc nhanh chóng có được một số kiến thức căn bản về bối cảnh địa chính trị, lịch sử… của Crimea.

crimea_glossary_1

TÀI LIỆU VỠ LÒNG ĐỂ BẠN HIỂU VỀ KHỦNG HOẢNG CRIMEA
Sarah Dougherty

Các sự việc ở Crimea đang xảy ra rất nhanh, đến nỗi thật khó mà bắt kịp tình hình. Đài Al Jazeera đã nói: ”Bán đảo tự trị của Ukraine đã trở thành trung tâm chú ý trong cuộc xung đột địa chính trị toàn cầu mới”. Chỉ trong vài ngày qua:

- Quân du kích thân Nga đã chiếm được cơ sở hạ tầng chủ chốt;

- Matxcơva đã ra lệnh can thiệp quân sự;

- Kyiv đã huy động quân đội phòng vệ;

- Các nhà lãnh đạo trên thế giới đã bắt đầu bàn về hậu quả.

Đã có nhiều phân tích xuất sắc về những gì đã và đang xảy ra kể từ khi phong trào biểu tình Euromaidan đem đến một chính thể mới ở Kyiv. (…) Nhưng ngay kể cả khi có những bài phân tích ấy, bạn có thể vẫn thấy lúng túng vì một số khái niệm. Do đó, sau đây sẽ là một từ điển tra cứu nhanh để bạn có được một số thông tin nền tảng.

Crimea

Crimea là một bán đảo thuộc Ukraine, nằm ở Biển Đen và có những mối liên hệ về địa lý, lịch sử, chính trị với nước Nga. Nó cũng là điểm nóng xung đột giữa Ukraine và Nga. Khu vực này là nơi sinh sống của khoảng 2 triệu dân: người Nga ở miền nam (chiếm 58%), người Ukraine ở miền bắc (24%), và người Hồi giáo Tatar (Tác-ta) ở miền trung (12%).

”Nga vốn là thế lực thống trị ở Crimea trong suốt phần lớn quãng thời gian 200 năm qua, kể từ khi họ thôn tính khu vực vào năm 1783” – BBC cho biết. Vào năm 1954, Crimea được chuyển giao lại cho Ukraine – khi đó là một phần của Liên Xô. Việc này bị một số người thuộc sắc dân Nga xem như là ”một sai lầm lịch sử”.

Năm 2010 bầu cử tổng thống, dân chúng trong khu vực bỏ phiếu ủng hộ nhiệt tình Viktor Yanukovych, và nhiều người tin tưởng rằng vị tổng thống vừa bị phế truất này là nạn nhân của một cuộc đảo chính bất hợp pháp. Trong những ngày gần đây, phe biểu tình ủng hộ Matxcơva đã tuần hành ở vài thành phố, kêu gọi Crimea tách khỏi Ukraine và sáp nhập vào Nga. Matxcơva có khoảng 6.000 quân đội đóng tại địa bàn, và theo báo cáo thì họ đã ”kiểm soát hoàn toàn các hoạt động” trên bán đảo.

Địa vị pháp lý của Crimea

Về mặt pháp lý, Crimea là một phần của Ukraine, nhưng hưởng quy chế bán tự trị, nghĩa là họ có thể bầu quốc hội riêng và chỉ định thủ tướng riêng, đóng tại thủ phủ Simferopol. Do vậy, tên chính thức của họ là Cộng hòa Tự trị Crimea. Vào ngày 27/2 vừa qua, trong một phiên họp diễn ra khi tòa nhà trụ sở đang bị các tay súng đeo mặt nạ chiếm đóng, Quốc hội Crimea đã chỉ định một nhà lãnh đạo không chính thức, thân Nga, là ông Sergei Aksenov.

Crimea không có quyền tiến hành chính sách đối ngoại riêng, nhưng Aksenov tự xưng là ”tổng tư lệnh của toàn bộ lực lượng vũ trang và cảnh sát” ở Crimea, và yêu cầu Nga giúp vãn hồi trật tự trong khu vực. Ngày 1/3, Quốc hội Nga ra lệnh can thiệp quân sự vào Ukraine để bảo vệ các lợi ích của Nga và những người nói tiếng Nga.

Ly khai

Kể từ khi khủng hoảng chính trị Euromaidan nổ ra, ngày càng có nhiều yêu cầu đòi Crimea phải tách khỏi Ukraine, đặc biệt trong cộng đồng sắc dân Nga, là những người phản đối lãnh đạo mới của Kyiv. Có vài điều khiến cho kịch bản ly khai này khả thi: sự hiện diện của quân đội và các lực lượng bán vũ trang của Nga, những tuyên bố công khai của chính quyền địa phương, và sự ủng hộ rộng lớn của dư luận làm cơ sở hậu thuẫn. Nhưng ngay cả đối với những người dân Crimea muốn ly khai (và nhiều người không muốn), việc Crimea ly khai khỏi Ukraine, trong khi củng cố các lực lượng chống Nga trên phần còn lại của Ukraine, có thể làm khu vực bị cô lập thêm trên phương diện kinh tế.

Michael Hikari Cecire viết cho Eurasianet: ”Nhìn vào bức tranh tổng thể, vở kịch địa chính trị ưa thích của Nga không phải là gặm dần Crimea; mà là tái sáp nhập cả nước Ukraine vào hệ thống Á-Âu của điện Kremlin”.

Người Tatar ở Crimea

Cộng đồng người Tatar Hồi giáo nói tiếng Turk ở Crimea – những người dân bản địa đầu tiên trên bán đảo – cấu thành khoảng 12% dân số. Họ ủng hộ lãnh đạo mới ở Kyiv, và họ vẫn còn nhớ một lịch sử dài bị Nga áp bức và dập tắt một cách đẫm máu mọi đề nghị ly khai. Vào năm 1944, lãnh tụ Xô Viết Josef Stalin trục xuất toàn bộ 200.000 người Tatar ở Crimea đến Trung Á, cho là họ đã hợp tác với Đức quốc xã; và tái định cư người Nga vào những ngôi nhà của người Tarta. Gần nửa số dân Tatar đã chết trong năm đầu tiên bị ép lưu vong.

Khi Liên Xô sụp đổ, hầu hết người dân Tatar trở về Crimea và do là một sắc dân, họ giúp Crimea giành được quyền tự trị lớn hơn ở Ukraine. Mặc dù cộng đồng Tatar bị kẹt ở giữa trong xung đột quyền lực giữa Matxcơva và Kyiv, nhưng không bên nào thừa nhận tình hình này cũng như quyền của người Tatar.

Thủ phủ Simferopol

Simferopol, thủ đô hành chính của Crimea, là trung tâm của các cuộc đối kháng giữa người ủng hộ Kyiv và người ủng hộ Matxcơva. Tuần trước, mọi sự leo thang nhanh chóng khi những người vũ trang nói tiếng Nga kiểm soát Quốc hội và tổ hợp cơ quan hành chính của Crimea, sân bay, đồng thời phong tỏa mọi con đường nối với thủ phủ Simferopol. Ngày 2/3, người ta thấy hàng trăm lính Nga được triển khai từ Sevastopol, thẳng tiến đến Simferopol. Tờ Guardian đưa tin: ”Quân đội Nga đã bao vây ít nhất hai căn cứ quân sự ở Crimea và đang kéo đến những căn cứ khác để tiếp cận hoặc chiếm vũ khí”, trong đó có cả căn cứ Perevalnoe, nằm cách Simferopol 20 km.

Thành phố Sevastopol

Sevastopol, thành phố cảng ở Crimea, có một căn cứ hải quân lớn của Nga, nơi Hạm đội Biển Đen của Nga đóng quân và do Nga thuê từ Ukraine. Nó giúp Nga phát huy ảnh hưởng trên Biển Đen, phần phía đông Địa Trung Hải, các khu vực Balkan và Trung Đông. Trong vài năm gần đây, Nga đã sử dụng căn cứ này để tiến hành các chiến dịch ở Gruzia, Lybia, Syria và Ấn Độ Dương.

Sevastopol cũng là nơi đồn trú của Lực lượng Hải quân Ukraine, một hạm đội 10 chiến hạm. Chỉ huy hải quân Ukraine, Denys Berezovsky, người mới được chỉ định gần đây, đang đối mặt với nguy cơ bị buộc tội phản quốc do đã giao nộp trụ sở cho các lực lượng thân Nga. Có khoảng 380.000 cư dân ở Sevastopol, bao gồm cả 15.000 công chức Nga và binh sĩ nghỉ hưu. Mới đây, hội đồng thành phố đã lập ra một thị trưởng mới là công dân Nga Aleksei Chaliy, còn cảnh sát trưởng của thành phố thì tuyên bố rằng các nhân viên cảnh sát sẽ không thực hiện ”mệnh lệnh tội ác” nào từ Kyiv.

Hạm đội Biển Đen

Hạm đội Biển Đen của Nga đón trụ sở tại căn cứ hải quân Sevastopol, cùng với 15.000 lính hải quân Nga. Hạm đội có vài chục chiến hạm, trong số đó nhiều chiến hạm được đóng từ thời Xô Viết. Mark Galeotti đánh giá về hạm đội này trên tờ Washington Post: ”Một tàu tuần dương tên lửa dẫn đường, tên là Matxcơva, đã rất cũ kỹ; một tuần dương hạm chiến đấu chống tàu ngầm – cực kỳ lạc hậu; một tàu khu trục lớn và hai tàu khu trục nhỏ, có vẻ linh hoạt hơn; tàu đổ bộ; và một tàu ngầm tấn công chạy bằng diesel”. Theo các điều khoản của hợp đồng cho Nga thuê địa điểm, mọi hoạt động quân sự bên ngoài căn cứ đều phải được sự cho phép của Ukraine. Tuy nhiên, mặc dù Matxcơva khẳng định rằng Hạm đội Biển Đen tuân thủ hoàn toàn thỏa thuận đó, nhưng theo tờ Guardian, hai chiến hạm Nga chống tàu ngầm đã từng xuất hiện trên vịnh Sevastopol.

Hiệp ước Kharkiv 2010

Hiệp ước Kharkiv 2010 gia hạn cho Nga thuê căn cứ đến năm 2042. Hiệp ước do vị tổng thống mà hiện giờ đã bị phế truất của Ukraine – ông Viktor Yanukovych – ký kết để đổi lấy khí đốt giá rẻ từ Nga. Tờ Thời báo Kinh doanh Quốc tế cho biết: ”Hiệp ước Kharkiv đã bị những người Ukraine thân châu Âu phê phán nặng nề. Phe đối lập hiện nay đã đe dọa hủy bỏ Hiệp ước Kharkiv và trục xuất Hạm đội Biển Đen vào năm 2017”.

Bản ghi nhớ Budapest 1994

”Bản ghi nhớ Budapest về Bảo đảm An ninh” là một thỏa thuận ngoại giao, được ký kết giữa Ukraine, Nga, Mỹ và Anh vào năm 1994. Theo bản ghi nhớ này, Ukraine đồng ý từ bỏ kho vũ khí hạt nhân của họ – và đó là một phần trong tiến trình dỡ bỏ vũ khí hạt nhân ở các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ. Đổi lại, ba quốc gia kia cam kết tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Theo Forbes, với hành vi xâm lược Crimea, ”Putin đang phát tín hiệu cho thấy rằng mọi thỏa ước ký kết trong giai đoạn Nga còn đang yếu, vào những năm 1990, là vô giá trị và vô hiệu lực”.

Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)

NATO – một liên minh chính trị và quân sự gồm 28 nước thành viên – đã tiến hành nhiều cuộc đàm phán khẩn cấp, kéo dài, ở cấp cao, và đã đưa ra những phát biểu mạnh mẽ về ”tình hình nghiêm trọng ở Ukraine”. Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen lên án Nga đe dọa hòa bình và an ninh ở châu Âu và vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc, đồng thời kêu gọi Nga ”không leo thang nữa”.

Do Ukraine không phải thành viên NATO, cho nên Mỹ và châu Âu không có nghĩa vụ và cũng không chắc sẽ can thiệp quân sự. Thay vì thế, NATO nhấn mạnh vào một giải pháp chính trị: ”Chúng tôi kêu gọi cả hai bên ngay lập tức tìm ra một giải pháp hòa bình, thông qua đối thoại, thông qua việc điều động các nhà quan sát quốc tế dưới sự bảo trợ của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hoặc OSCE (Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu)”.

G7 và G8

G7 bao gồm bộ trưởng tài chính của 7 quốc gia công nghiệp hàng đầu: Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Đức, Italy, Anh và Canada. G8 là diễn đàn của chính phủ bảy nước G7, cộng thêm Nga.

Các nước đối tác của Nga trong G8 đã đình chỉ việc chuẩn bị cho một hội nghị thượng đỉnh, mà theo kế hoạch là sẽ diễn ra tại Sochi vào tháng 6 tới. Thay vì chuẩn bị họp, họ ra một tuyên bố lên án hành động của Nga và kêu gọi Nga ngồi vào bàn đàm phán trực tiếp, có giới quan sát quốc tế hoặc trung gian hòa giải quốc tế, thông qua Liên Hợp Quốc hoặc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát biểu với chương trình Gặp gỡ báo chí của NBC rằng, nếu Nga không rút quân khỏi Ukraine, họ sẽ bị khai trừ khỏi G8 và có nguy cơ bị trừng phạt kinh tế. ”Putin có thể sẽ bị phong tỏa tài sản, doanh nghiệp Mỹ có thể rút hoạt động kinh doanh khỏi Nga, đồng rúp có thể bị rối loạn nhiều hơn nữa”.

Nam Ossetia và Abkhazia / Gruzia

Các sự biến ở Crimea gợi nhớ đến năm 2008, hồi Nga gây chiến với Gruzia xoay quanh hai vùng đất ly khai. Sau khi Gruzia tiến hành một chiến dịch nhằm vào Nam Ossetia, Nga đã triển khai quân đến Nam Ossetia và Abkhazia để bảo vệ những người nói tiếng Nga. NATO từ chối can thiệp, và xung đột chấm dứt nhờ vai trò trung gian hòa giải của Pháp.

BBC cho rằng lợi ích liên quan trong vụ Crimea này lớn hơn nhiều: ”Matxcơva căm ghét cái mà họ xem là sự thân thiết của EU và NATO với Ukraine. Đây không phải chỉ là một xung đột địa chính trị nhằm tranh giành ảnh hưởng tại sân sau của Nga. Tổng thống Putin đang tìm cách giữ mảnh đất mà ông ta cho là có mối liên hệ về lịch sử và văn hóa với nước Nga”.

Transnistria / Moldova

Các biến cố gần đây cũng gợi nhớ đến những năm đầu thập niên 1990, khi Transnistria tuyên bố độc lập, tách khỏi Moldova. Nga hậu thuẫn cho Transnistria, vì nơi này có cộng đồng người Nga lớn. Do đó, một cuộc chiến tranh khu vực ngắn đã nổ ra. Tờ Atlantic viết: ”Nga hiện giờ đóng quân trên rẻo đất dọc biên giới Ukraine, và viện trợ tài chính cho Transnistria. Mọi cuộc đàm phán để giải quyết tình thế hiện nay của Transnistria đều bị đóng băng”.

Nguồn:

Tiếng Anh: globalpost.com

Tiếng Việt: Phamdoantrang.com

10 Phản hồi cho “Giúp bạn hiểu về xung đột Nga-Ukraine”

  1. DN says:

    Tại Mỹ người dân có quyền biểu tình chống Tổng thống và lật đổ tổng thống
    Năm 1974 Tổng thống Nixon bị người dân biểu tình chống đối dữ dội, họ yêu cầu ông từ chức vì vụ Watergate (nghe lén đảng đối lập).
    Vì người dân và đảng đối lập vận động quá mạnh, họ kết tội Tổng thống nói dối nên Quốc hội đã đề nghị ông nên từ chức, và ông đã từ chức và đây là lần đầu tiên một ông tổng thống Mỹ từ chức. Trường hợp nếu ông không chịu từ chức thì Quốc hội sẽ chính thức đàn hạch, truất pế ông theo nguyện vọng người dân
    Nước Mỹ không có chuyện người dân biểu tình lật đổ Tổng thống và ông Tổng thống phải chạy trốn như Ukraine mà anh Hai Lúa nói, chỉ vì anh Hai Lúa không có một tí kiến thức tối thiểu nào về chính trị nước Mỹ

    • vietha says:

      Mỹ và Tây Phương đề cao dân chủ mà hình thức cao nhất là vì dân, làm theo nguyện vọng của dân. Vậy Krime cũng “trưng cầu dân ý” tức là làm theo nguyện vọng của dân, tại sao Tây Phương lại phản đối? Dân biểu tình lật đổ Tổng Thống thì nói là “nguyện vọng của dân” cần tôn trọng. Vậy “trưng cầu dân ý” có phải là để dáp ứng nguyện vọng của dân không? Có cần được tôn trọng không? Đúng là lí sự cùn./.

  2. Lê Hương Lan says:

    Nếu bọn khủng bố quốc tế An kê đa hoặc bọn KKK của nước Mỹ lật đổ chính phủ hợp hiến và hợp pháp của Mỹ rồi lập ra một chính phủ tạm quyền để cai trị nước Mỹ, hoặc bọn phát xít mới lật đổ chính phủ hợp hiến và hợp pháp của các nước Đức, Anh, Pháp, Ý, Nhật, Canada, Úc… rồi lập ra các chính phủ tạm quyền để cai trị các nước đó thì Liên hợp quốc và các nước còn lại trên thế giới có công nhận các chính phủ tạm quyền do An kê đa, KKK và bọn phát xít mới lập ra không nhỉ?

  3. Lão Ngoan Đồng says:

    Dear Trần Đình Hiệp,

    1/
    Biểu tình có đông người tham dự và kéo dài trong nhiều tháng, và càng ngày càng được sự ủng hộ đông đảo của quần chúng, là điều ĐÁNG SUY NGHĨ !

    Ngày trước có biểu tình phản chiến cũng thế, cuối cùng chính phủ Mỹ phải tìm cách rút quân trong “danh dự” ở Đông Dương qua cái gọi là Hiệp định Hòa bình Paris 1973, thực tế là một bản án tử hình qua sự bức tử VNCH !

    2/
    Càng đáng để ý hơn nữa là QUỐC TẾ ủng hộ ngày một đông phía biểu tình.
    Tương tự như phong trào phản chiến từ Mỹ lan rộng ra khắp thế giới.

    3/
    Chính quyền thân Nga của Yanukovich có những biểu hiệu BÈ PHÁI và THAM NHŨNG, cũng như LŨNG ĐOẠN chính trường, khi bớt quyền lực của quốc hội đồng thời gia tăng quyền lực của tổng thống. Ngắn gọn, Yanukovich đã cột buộc Ukraine dính chặt vào Nga, cản trở tiến trình dân chủ hóa Ukraine ra khỏi qũi đạo của Nga từ nhiều thập kỷ qua (chả khác gì CSVN đã khiến dân và nước ta lại rơi vào vòng lệ thuộc của Tàu như thời phong kiến, sau bao cố gắng tách khỏi qũi đạo của Tàu)

    Trong quá khứ phía đối lập nằm chính quyền, nhưng do thất bại trong quản trị đất nước, nên đã phải ra đi, thì chính quyền Yanukovich cũng phải hành xử đúng luật chơi như thế.

    Ở Mỹ khi tổng thống Nixon phạm luật cũng phải từ chức ra đi như thường.
    Obama phạm luật chơi cũng thế mà thôi. Rất may ông ta chưa phạm luật.

    DÂN LÀ NƯỚC, NHÀ NƯỚC LÀ THUYỀN
    NƯỚC CHỞ THUYỀN, NHƯNG CŨNG LẬT THUYỀN !

    Lão Ngoan Đồng
    Tổ sư Y trị :-) !

  4. Tuần Triệt says:

    …Sống ở những nước dân chủ tự do… chỉ cần những sai lầm nhỏ…Người… Đã tự động xin từ chức, không cần đợi đến biểu tình.

  5. Trúc Bạch says:

    Tội nghiệp anh Hai Lúa Hạ long….

    Anh đặt giả thiết :”Nếu có những người biểu tình đòi lật đổ ông OBama và ông phải bỏ chạy rồi lập chính phủ khác ở Mỹ …” chứng tỏ anh chẳng có một chút kiết thức (dù tối..,…tối …,tối ….thiểu) nào về nền chính trị Mỹ quốc cả .

    Rất muốn giải thích cho anh rằng, với nền chính trị dân chủ kiểu Mỹ sẽ không bao giời có chuyện “người biểu tình đòi lật đổ” tổng thống như anh nói…”nếu” ; thế nhưng lại nghĩ rằng, dù rất thiện chí, nhưng với một người (vô cùng) ấu trĩ về chính trị như anh, thì thiện chí mấy cũng bằng thừa….bởi vì anh đích thực (và mãi mãi) chỉ là một anh Hai Lúa mà thôi .

    Anh làm cái công việc của anh Hai Lúa có lẽ giúp được đời niều hơn là bàn chuyện chính trị anh nhé .

  6. Hai Lúa Hạ Lưu says:

    Những người đã sống trong các chế độ áp bức thí dụ như Hai Lúa Hạ Lưu mới nghĩ nước Mỹ có biểu tình lật đổ Tổng thống kiểu Ukraine , thật là hạ lưu, hạ đẳng

  7. Nguyen Quang says:

    “…ký kết giữa Ukraine, Nga, Mỹ và Anh vào năm 1994. Theo bản ghi nhớ này, Ukraine đồng ý từ bỏ kho vũ khí hạt nhân của họ – và đó là một phần trong tiến trình dỡ bỏ vũ khí hạt nhân ở các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ. Đổi lại, ba quốc gia kia cam kết tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine “. Tác giả: Đoan Trang

    • LINH says:

      Khi phân chia tài sản, Yeltsin và chính phủ của ông ta đã để lại cho Ukraina vũ khí nguyên tử vì biết chắc chắn 100% nước NGA sẽ xâm chiếm Ukraina sau này.

      Cũng ông Yeltsin chỉ muốn Hoa Kỳ mua lại số nợ xấu mà CSVN thiếu Nga, nếu Hoa Kỳ không mua thì Trung Cộng sẵn sàng trả số tiền đó cho Nga. Và số nợ mà CSVN thiếu Trung Cộng quá nhiều sẽ đẩy VN vô tay Trung Cộng sớm hơn

  8. DN says:

    Thập niên 90 nươc Nga từ bỏ chế độ Cộng sản chuyển sang Dân chủ tự do vì không thể tiếp tục con đường xã hội chủ nghĩa đói rách, nêu không sẽ đi vào con đường tử lộ, con đường chết. Gorbachov là vị cứu tinh dân tộc của Nga.
    Rồi nước Nga cho bầu cử Quốc hội, tổng thống.. trên thế giới người ta tưởng nước Nga đã thực sự lột xác, từ bỏ độc tài chuyển sang dân chủ tự do nhưng hỡi ôi, một nền dân chủ “giả cầy” thối không chịu được
    Năm 2012 ông cựu tổng thống Nga đẹp giai Medvedev tụt xuống làm thủ tướng và ông cựu thủ tướng Putin lên làm tổng thống, trò hề vĩ đại nhất thế giới. Sửa cả hiến pháp để làm tổng thống thêm vài nhiệm kỳ, trên thế giới chỉ thấy có nước Nga, thối không ngửi được.
    Người Nga là giống Slave, không phải giống Anglo-saxon, không được tây phương coi trọng nên dù có quậy cũng bằng thừa, người ta chỉ coi dân Nga, nước Nga xếp vào hạng kém văn minh
    Đ

Phản hồi