WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Kịch bản Ukraina cho Việt Nam

Tình hình chính trị Ukraina đang diễn biến phức tạp. Bài viết này mạnh dạn nêu một số nhận định, phỏng đóan và liên hệ với Việt Nam.

Những biến cố lịch sử Ukraina

ukrainaUkraina là một quốc gia thuộc khu vực Đông Âu, có chung biên giới với Liên bang Nga ở phía đông. Hình thành từ thế kỷ 9 sau công nguyên, năm 1922 Ukraina trở thành một nước cộng hòa theo thể chế xã hội chủ nghĩa nằm trong Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết. Năm 1991, Liên Xô sụp đổ, Ukraina tách ra thành một quốc gia độc lập gồm 24 tỉnh, một nước cộng hòa tự trị Crimea và hai thành phố đặc biệt không thuộc trung ương: Kiev và Sevastopol.

Cách mạng Cam lẽ ra đã có thể đưa Ukraina vào buớc ngoặt lịch sử để tiến mạnh trên đường dân chủ hóa. Tiếc rằng do đấu đá tranh giành quyền lực giữa ông Viktor Yanukovych, ông Viktor Yushchenko và bà Yulia Tymoshenko, chính trường Ukraina đã trở nên rối loạn.

Năm 2004, thủ tướng Viktor Yanukovych tuyên bố là người chiến thắng trong cuộc bầu cử để trở thành Tổng thống. Dựa vào phán xét kết quả bầu cử là gian lận của Toà án Tối cao Ukraina, Viktor Yushchenko đã lãnh đạo thành công cuộc Cách mạng Cam và cùng bà Yulia Tymoshenko lên nắm quyền, biến Viktor Yanukovych thành phe đối lập. Cuộc đấu đá tiếp diễn, năm 2006 Yanukovych được trở lại làm Thủ tướng cho tới cuộc bầu cử đột xuất vào tháng 9 năm 2007 thì phải nhường ghế cho Tymoshenko. Đến cuộc bầu cử 2010, Viktor Yanukovych lại đánh bại Tymoshenko để trở lại ghế tổng thống.

Nắm được quyền lực, không chăm lo xây dựng chính quyền do dân, vì dân mà V. Yanukovych tha hóa biến chất rất nhanh. Bất mãn trước một chính quyền độc tài, độc đoán với nạn tham nhũng tràn lan làm cho kinh tế sa sút và chênh lệch giầu nghèo dõang rất xa, hàng loạt cuộc biểu tình nổi lên ngày một nhiều nhưng chính quyền đã không những không biết soi vào đấy để chỉnh đốn, cải tạo mà ra tay đàn áp. Cuộc đàn áp dã man sinh viên biểu tình ở thủ đô Kiev đầu tháng 2 năm 2014 đã như đổ dầu vào lửa làm bùng phát quyết liệt tinh thần phản kháng uy hiếp mạnh đến mức Tổng thống phải bỏ dinh thự chạy trốn rồi chuồn khỏi đất nước.

Ông Yanukovych đã bị Quốc hội Ukraina bỏ phiếu bãi chức tổng thống vào ngày 22 tháng 2 năm 2014 với tỷ lệ phiếu thuận là 328 trên 340.

Nguyên nhân sụp đổ chính quyền Yanukovych

Mâu thuẫn xã hội đã âm ỷ trong nhiều tháng, nhiều năm nhưng nó chỉ bùng phát dữ dội đủ làm cho chính quyền Yanukovych sụp đổ tuồng như bất ngờ khi Tổng thống từ chối ký kết hiệp định liên kết giữa Ukraina và EU (Ukraine–European Union Association Agreement) để quay sang tìm sự trợ giúp từ phía Nga.

Ukraina như tấm bản lề giữa Nga và Cộng đồng châu Âu. Nếu Ukraine tham gia vào Cộng đồng châu Âu, hoặc nghiêng hẳn về châu Âu, biên giới của châu Âu sẽ tiến sát vào cạnh sườn của Nga. Đó là điều rất kiêng cữ đối với Nga. Ukraina lại có bờ biển chung với Nga tại Bắc Hải, nơi được xem là cửa ngõ của hải quân và hàng hải Nga.

Trong bán đảo Crimea, Nga có căn cứ hải quân đóng tại Sébastopol. Tại đây lực lượng hải quân Nga có ba đường thông ra biển lớn : 1/ từ căn cứ Crimée qua eo biển Bosphore (Thổ) để vào Địa Trung Hải. 2/ Từ St Pétersbourg qua các eo biển trong vùng Baltique để ra Đại Tây Dương. 3/ Từ căn cứ Vladivostock trong biển Nhật Bản thông qua các eo biển thuộc Nhật để ra Thái Bình dương.

Nga đã gia hạn sử dụng căn cứ hải quân ở Crimea tới 2042.Hợp đồng thuê cảng Sevastopol ở Crimea của Nga đáng ra hết hạn năm 2017 nhưng dưới thời ông Yanukovych đã được gia hạn thêm 25 năm cho tới 2042 với giá chưa đến 100 triệu USD/ năm.

Để mua chuộc và “gìn giữ” Ukraina, năm 2013, tổng thống Nga Vladimir Putin đã hứa bỏ ra 15 tỉ Mỹ kim để mua trái phiếu của Ukraina như một cách giúp đỡ nước này vực dậy nền kinh tế đã kiệt quệ. Không chỉ “cứu đói”, Nga còn ra tay “cứu rét” cho Ukraina khi tuyên bố sẽ giảm giá khí đốt 30%. Cử chỉ nghĩa hiệp – như bầy trải bữa cơm thịnh soạn trước cơn đói lòng như vậy – nhẽ ra phải được nhân dân Ukraina hồ hởi đón nhận nhưng không ngờ cánh tay người biểu tình càng giơ cao hơn, tiếng thét càng lớn hơn cả khi người dân Ukraina gia nhập vào các đoàn biểu tình chống tham nhũng từng nổ ra. Phóng viên các hãng thông tấn quốc tế nghe rất rõ ở đây những khẩu hiệu thiêng liêng đòi Tự do, Độc lập, Dân chủ.

Các nước xung quanh trước kia xem Nga như trung tâm của nền văn minh Chính Thống Giáo để rồi từ đấy họ bị Nga lôi kéo vào chủ nghĩa Mác. Hậu quả mà họ được nếm trải là một xã hội độc tài, bất công; tình trạng tham nhũng lan tràn; khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn; tài nguyên môi trường trong nước bị phung phí hủy hoại; kinh tế kém phát triển; đời sống khó khăn.

Để khống chế “con tin”, một mặt Nga dùng mọi phương kế ngăn chận ảnh hưởng của Phương Tây với những giá trị tinh thần nhân bản cao cả; một mặt dùng con bài năng lượng cùng với bộ máy quân sự hùng mạnh để đe doạ lân bang.

Những diễn biến bên trong Ucraina hoàn toàn là vấn đề nội bộ. Chưa ai cầu mà tổng thống Putin đã khẩn trương ra lệnh cho 150.000 binh sĩ với khoảng 600 chiếc xe tăng áp sát biên giới Ukraina. Ông lại yêu cầu Quốc Hội thông qua nghị quyết cho phép ông được quyền sử dụng quân đội để tấn công nước láng giềng. 15.000 lính Nga đã tràn vào bán đảo Crimea. Truyền hình Ukraine vào tối 4/3 cho biết nhiều tay súng đã tìm cách chiếm một căn cứ tên lửa phòng không ở phía Bắc thành phố Sevastopol.

Liên hệ với Việt Nam  

Sau Chiến tranh Thế giới II (1939–1945), cuộc Chiến tranh Lạnh đã dấy lên chủ yếu giữa Liên bang Xô viết và các quốc gia vệ tinh của nó với các cường quốc thuộc thế giới phương Tây, gồm cả Hoa Kỳ. Sau khi Liên Xô sụp đổ, 1991, Chiến tranh Lạnh biến tướng và tiếp diễn trong cuộc chạy đua vươn tới bá chủ của ba đại cường quốc: Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc. Ba đại cường quốc này thi nhau thành lập các liên minh liên kết và ép buộc các nước nhỏ, đặc biệt là các lân bang trở thành chư hầu để tăng cường thanh thế, mở rộng tầm ảnh hưởng, áp đảo đối phương.

Một số nước nhỏ bị lôi cuốn vào cuộc chiến tranh này. Tại đây, việc chọn nước nào trong ba nước trên làm đối tác chiến lược ưu tiên số một có ý nghĩa trọng đại và nhiều khi trở thành mâu thuẫn gay gắt trong nội bộ.

Ở Ukraina, như đã thấy, việc chọn Nga hay Phương Tây đã trở thành yếu tố quyết định để nhân dân ủng hộ hay phế truất lãnh đạo. Miếng mồi thơm 15 tỷ USD của ông Putin không xua tan được nỗi cay cực của nhân dân Ucraina vì đã ghi sâu trong tâm khảm rằng chính họ là nạn nhân của Stalin khi bị dùng làm thí nghiệm chương trình tập thể hóa nông nghiệp vào những năm 1930-34, khiến hàng chục triệu người chết đói.

Tất nhiên, yếu tố quyết định đó không phài là duy nhất. Bên cạnh đó còn nhiều nhiều yếu tố khác thuộc các lĩnh vực kinh tế, xã hội, đặc biệt là tham nhũng.

Việt Nam cũng đang chất chứa trong lòng nhiều yếu tố Ukraina khuếch đại.

Tuy lâm cảnh nghèo khó nhưng Ukraine có thu nhập bình quân đầu người hồi năm 2012 theo thống kê của Ngân hàng Thế giới là hơn 3.800 USD so với con số 1.800 của Việt Nam.

Cả Việt Nam và Ukraine đều nằm trong danh sách 100 nước tham nhũng nhất thế giới. Trong bảng xếp hạng của Minh bạch Quốc tế tính cho năm 2013, nếu Ukraine đứng thứ 144 trên tổng số 175 nước thì thứ hạng của Việt Nam cũng đến 116.

Tuy nhiên, cuộc Chiến tranh Lạnh đang diễn ra ở Việt Nam quyết liệt hơn ở Ucraina rất nhiều. Nó thường trực. Nó thiên biến văn hóa, xẩy ra mọi chốn mọi nơi. ĐCSVN gọi nó là cuộc đấu tranh “Chống Diễn biến Hòa bình” và là nỗi ám ảnh gây bệnh tâm thần, đến nỗi Đảng nhìn đâu cũng thấy kẻ thù.

Chọn hướng ưu tiên ở phía Hoa Kỳ hay Trung Quốc đang là mâu thuẫn dễ dẫn đến xung đột ngày càng lớn giữa nhân dân Việt Nam, đại đa số đảng viên CSVN với một bộ phận lãnh đạo ĐCSVN. (Hy vọng rằng không phải tất cả, chỉ một bộ phận thôi, mà bộ phận này cũng đang nhỏ dần).

Rước Trung Quốc vào Tây Nguyên khai thác Bauxite đã là tội lỗi tầy đình thời Nông Đức Mạnh. Sao lại tiếp tục bán rừng đầu nguồn cho họ và kéo họ vào Khu kinh tế Vũng Áng-Formosa, Nhiệt điện, Xi măng Hải Phòng … để mọc lên nhan nhản những làng Trung Quốc, những phố đèn lồng đỏ ở Hà Tĩnh, Quảng Trị, Bình Dương …!

Có thể biểu dương thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi hôm qua (11-3-2014), trong buổi làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về vấn đề bảo vệ quyền lợi người lao động ông đã đặc biệt nhấn mạnh đến lực lượng lao động ngoài Biển Đông.

Nhưng, sao những biểu hiện dù chỉ dè dặt như vậy còn hiếm hoi quá. Nhiều nhà lãnh đạo quan trọng mà miệng như ngậm hột thị, hầu như không thấy hé răng đề cập đến vấn đề hệ trọng hàng đầu của đất nước hiện nay bao giờ.

Tệ đến mức, khi Trung Quốc đã ngang ngược thành lập thành phố Tam Sa trên đảo Hoàng Sa và trên biển của ta, Quốc hôi yêu cầu cho nghe báo cáo tình hình thì ông Chủ tịch Quốc hội dám trâng tráo tuyên bố “Biển Đông không có gì mới”.

Càng tệ haị hơn khi TBT ĐCSVN chủ trương mở đường cho Trung Quốc vào Việt Nam dẹp loạn.

(Văn bản ký kết giữa Nguyễn Phú Trọng với Hồ Cẩm Đào ngày 15-10-2011 ghi: “Năm là, đi sâu hơn nữa hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực thi hành pháp luật và an ninh … cùng phòng ngừa và tấn công các hoạt động vi phạm pháp luật, tội phạm xuyên biên giới; tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau trong việc giữ gìn ổn định trong nước của mình”. Và tôi đã chất vấn: “Ai cho phép ông Trọng đem tài sản và xương máu của công an Việt Nam sang tăng cường phối hợp để giữ gìn ổn định trong nước Trung Quốc? Ai cho phép ông Trọng mở đường cho Trung Quốc vào Việt Nam để “tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau” trong cái gọi là “giũ gìn ổn định trong nước” của ta?).

Giữa nhân dân và một bộ phận trong lãnh đạo Đảng, những nhận định và chủ trương ứng phó với Trung Quốc dường như khác biệt nhau đến mức đối nghịch. Các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lấn đều bị ngăn trở hoặc đàn áp dã man. Dẫu sao chắc chắn sẽ không thể nào dập tắt được ý chí đấu tranh vì nền độc lập và sự toàn vẹn của tổ quốc.

So với các cuộc đấu tranh đòi quyền lợi, chống tham nhũng, chống lợi ích phe nhóm, chống thu hồi ruộng đất bất minh …, đấu tranh vì nền độc lập và sự toàn vẹn của tổ quốc có sức khích động và khả năng quy tụ lớn hơn nhiều vì nó dễ đưa đấu tranh từ tự phát đến tự giác.

Hãy sẵn sàng xuống đường rầm rộ cho đến lúc có thể tóm cổ hết những “con rệp”, những “con ong trong tay áo” và lật nhào bọn Lê Chiêu Thống, Trân Ích Tắc đặng hiện thực hóa kịch bản Ukraina ở Việt Nam.

© Nguyễn Thanh Giang

© Đàn Chim Việt

 

18 Phản hồi cho “Kịch bản Ukraina cho Việt Nam”

  1. Hồ Minh says:

    Các lệnh cấm vận
    Châu Âu sẽ nhanh chóng áp dụng các lệnh trừng phạt với lãnh đạo Nga, bắt đầu từ thứ 2, 17/3. Họ sẽ đưa ra các hạn định, bước đầu là lệnh cấm du lịch và phong tỏa tài sản của những nhân vật thân cận với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Đáp trả, Nga cho biết cũng sẽ áp dụng các lệnh cấm tương tự.
    Việc những lệnh cấm này chỉ áp dụng cho các cá nhân, thay vì cho các công ty Nga hoặc ngành thương mại Nga đã làm dấy lên mối lo ngại rằng cuộc Chiến tranh lạnh mới này có thể làm tổn thương sự khôi phục nền kinh tế vốn đang mong manh của khu vực.
    Nga được cho là bên thiệt hại nặng hơn trong “canh bạc” này.
    Nền kinh tế Nga
    Trong khi các lệnh cấm phạt có thể gây tổn hại cho cả 2 phía, nhiều nhà phân tích cho rằng Nga là bên thiệt hại nặng hơn. Hiệp hội xuất khẩu châu Âu sang Nga chiếm tới 1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của EU, trong khi lượng hàng hóa Nga xuất sang EU chiếm tới 15% GDP của Nga.
    Cựu Bộ trưởng tài chính Nga Alexei Kudrin, hiện là cố vấn cho Tổng thống Putin, cho biết, những lệnh trừng phạt hạn chế cũng có thể làm tổn hại tới vốn đầu tư trong và ngoài nước tại Nga. Các ngân hàng châu Âu đang bắt đầu đóng các dòng tín dụng tới Nga. Giới truyền thông Nga dẫn lời Kudrin cho rằng nền kinh tế Nga khó lòng có thể phát triển được trong năm nay, do ảnh hưởng của căng thẳng hiện tại.
    Nền kinh tế Nga đang lao đao. Chỉ số thị trường chứng khoán chính đã giảm 20% trong năm nay và đồng rúp đã tụt xuống rất thấp so với đồng USD. Theo Ngân hàng đầu tư Nga, Renaissance Capital chỉ trong tháng 1, 2, các nhà đầu tư đã rút 33 tỉ USD ra khỏi Nga và đến cuối tháng 3, con số này có thể là 55 tỉ USD.
    Nga sẽ phải đối mặt với một hóa đơn khổng lồ để hỗ trợ Crimea. 70% ngân quỹ, 90% nguồn nước, nguồn cung cấp năng lượng và thực phẩm của khu vực này đang phụ thuộc vào Ucraine.
    Giám đốc Trung tâm Woodrow Wilson, Yaroslav Pylynskyi cho rằng Nga sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thay Ucraine tiếp tục cung cấp những nhu yếu phẩm cho Crimea.
    Helena Yakovlev Golani từ trường đại học Toronto, Canada ước chừng Nga sẽ phải chi khoảng 10 tỉ USD hàng năm trong vòng 5 năm tới để xây dựng cơ sở hạ tầng, trả tiền lương hưu và các ích lợi xã hội khác cho 2 triệu người dân tại Crimea.

    Hiền Thảo.

  2. Hồ Thẩm Du says:

    Phần còn lại của Ukraine đang lo lắng về phản ứng của EU và Mỹ trước động thái này. Hiện nay, vẫn chỉ là phản đối, chưa đưa ra được một đòn trừng phạt nào có vẻ răn đe được Putin. Tuy nhiên, trừng phạt kinh tế đòi hỏi có thời gian. Thời chiến tranh lạnh phải mất mấy thập kỷ, Liên Xô và Đông Âu mới tan rã.

    Xem lại lịch sử, từ thời Cách mạng tháng 10 Nga (1918) đến nay, nước Nga đã trải qua 96 năm, với các vị có họ vần IN lãnh đạo vào những thời điểm quan trọng nhất: Lê Nin, Stalin, Elsin và Putin.

    Lê Nin thành lập đảng cộng sản, lập nên Liên Xô. Stalin tiếp tục sự nghiệp, chiến thắng Đức, nhưng CNXH, CNCS xây mãi không xong.

    Chán quá, Elsin lật đổ đảng cộng sản, xóa bỏ Liên Xô. Cứ tưởng Nga sẽ đi theo dân chủ văn minh nhưng cuối cùng vẫn lật đật IN/OUT

    Hiện nay là Putin qua 8 năm tổng thống, 4 năm thủ tướng, đang giữ chức tổng thống 2 năm, nhưng chưa biết nước Nga đi về đâu.

    Như một định mệnh, hai ông vần IN là Lê Nin và Stalin đã không thành công, thời của Elsin và Putin, nước Nga cũng chứa đầy mâu thuẫn. Cả bốn họ IN đều không có đường ra – OUT.

    Cung cách Putin lên gân lên cốt với Ukraine, chiếm Crimea, bị cộng đồng thế giới tẩy chay, bao nhiêu hình ảnh tốt đẹp của Putin xây được trong 14 năm qua đã mất sạch.

    Phát triển quốc gia thời nay cần có sự đồng thuận quốc tế về những điều căn bản. Khó có quốc gia nào có thể trụ lại một mình trên ốc đảo, nếu không muốn như Bắc Triều Tiên hay Cu Ba.

    Có lẽ nước Nga phải cần thêm một lãnh đạo không có vần IN, may ra mới có đường OUT cho quốc gia đầy tiềm năng chất xám và tài nguyên thiên nhiên này.

    HM. 16-3-2014.

  3. Cù Lần Lửa says:

    Pú Tìn ui Pu Tìn… Mời ông Pú Tìn đọc tí :

    Thousands gather in Moscow to protest Crimea occupation
    Shouting, “Hands off Ukraine!” and “The occupation of Crimea is Russia’s disgrace!”
    tens of thousands gathered in Moscow to protest the country’s invasion in Ukraine
    on Saturday, March 16, 2014.

    Hàng ngàn dân chúng tụ tập tại Moscow phản đới cuộc xâm lăng Crimea…

    ( Hàng ngàn cánh tay giơ lên ! Ông Putin à, ông biểu diễn hơi quá đà đó, ông
    hăm he nơi ngoại biên, sẽ đến phiên ông nơi quê nhà…)

  4. Trúc Bạch says:

    Kịch Bản Ukraina cho Việt Nam

    Những khu kinh tế Tàu, làng Tàu, phố Tàu,v.v….trên lãnh thổ VN – ngoài ban lãnh đạo là người Tàu là điều hiển nhiên – riêng công nhân cũng gần như tuyệt đối toàn là người Tàu – đặc biệt là những người Tàu nhập cư bất hợp pháp …đây chình là đạo quân xung kích được Tàu gài sẵn trên toàn cõi VN với sự chấp thuận của đảng CSVN.

    Việc cho người Tàu ồ ạt tràn vào VN một cách vội vã mà không cần kiểm soát, cho trấn giữ những vùng trong yếu, yết hầu của VN,..Chính là chủ trương , chính sách lớn của đảng CSVN . Các đơn vị công nhân Tàu chính là những đạo quân Tàu trá hình, hiện diện túc trực ở trên đất VN để bảo kê cho đảng CSVN, sẵn sàng và bằng mọi gíá – cứu nguy cho đảng CSVN một khi đảng gặp “sự cố”

    Đây có thể coi như “tầm nhìn chiến lược của đảng CSVN”….

    ….Nhưng….

    Đảng CSVN tưởng thế là “tầm nhìn xa, tầm nhìn chiến lược”,nhưng thực ra, cái nguy cơ lớn nhất mà đảng CSVN có thể không nhìn ra (hoặc có nhìn ra, nhưng cố tình cấu kết với TQ), là để TQ hình thành những công đồng người Tầu trên các vùng đất Chân Lạp và Chiêm Thành xưa…để trong tương lai, Bắc Kinh sẽ đưa quân vào các vùng này với lý do bảo vệ “Nạn Kiểu”, đồng thời “ủng hộ” việc Chân Lạp và Chiêm Thành “trở về” với Campuchia – Đây là “kịch bản” mà Nga đang “đạo diễn” tại bán đảo Crimea của Ukraina .

    Người ta không ngạc nhiên vi trong thời gian gần đây, những cái loa của đảng CSVN cũng như đảng CSTQ đều nhắc đi nhắc lại rằng : Crimea vốn là đất của Nga chứ không phải của Ukraina…..cho nên việc Crimea tách khỏi Ukraina để “trở về” với Nga là hợp lý .

    Một ngày nào đó, TQ cũng sẽ nói rằng Chiêm Thành và Chân Lạp vốn không phải là của VN, nay “nhân dân” Chiêm Thành và Chân Lạp muốn trở về với Campuchia là điều hợp lý, và TQ có nghĩa vụ đưa quân vào các vùng này để bảo vệ người Hoa , đồng thời ủng hộ “nhân dân” Chiêm Thành và Chân Lạp giành lại đôc lập, chủ quyền từ tay của VN .

    Một ngày nào đó – Trên vùng đất từ Quảng Trị trở vào đến Cà Mau – là Chân Lạp và Chiêm Thành cũ – người ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy những “quân nhân bịt mặt, không mang phù hiệu” nhưng nói với nhau bằng tiếng Tàu và mang vũ khí Tàu tràn ra khắp đường phố, chiếm các cơ sở quân sự và công an của CHXHCNVN ….y như tình trang vừa qua tại Crimea của Ukraina vậy .

    Không ai thâm và xảo quyệt hơn Tàu, đảng CSVN chỉ là đệ tử hạng bét của Tàu mà thôi !

  5. Pham Minh says:

    Bài viết giá trị, giúp cho độc giả hiểu rõ hơn về tình hình chính trị phức tạp ở Ukraina. Cám ơn tác giả.
    Về liên hệ với Việt Nam: Trích: ” So với các cuộc đấu tranh đòi quyền lợi, chống tham nhũng, chống lợi ích phe nhóm, chống thu hồi ruộng đất bất minh …, đấu tranh vì nền độc lập và sự toàn vẹn của tổ quốc có sức khích động và khả năng quy tụ lớn hơn nhiều vì nó dễ đưa đấu tranh từ tự phát đến tự giác.” Đồng ý về lý thuyết. Thực tế chưa chắc đã huy động được tất cả mọi thành phần quần chúng tham gia. Đấu tranh đòi quyền lợi, chống tham nhũng, thu hồi ruộng đất bất minh, độc tài v.v.. là những mặt khác của đấu tranh (tùy khả năng và hoàn cảnh mỗi người) không thể thiếu. Nếu không thì làm sao tóm cổ hết được những “con rệp”, “con ong trong tay áo” ? Bọn này còn thì làm sao xuống đường rầm rộ đòi độc lập và toàn vẹn lãnh thổ được?
    PM

  6. Cu Tý says:

    ONG TAY ÁO.

    Ong tay áo sao kia dẫn dắt,
    Khỉ dòm nhà vênh mặt Mác Lê.
    Hoa tường chễm chệ nóc nhà,
    Cột xiêu đậu đỗ quỷ ma lộng hành.
    Cơ chuyển hoá thanh thanh TỰ LỰC,
    Khắp trong ngoài họp sức PHỤC NGUYÊN.
    Dân Quyền tự chủ phổ truyền,
    Từ Nam chí Bắc kết liền đâu lưng.

    VIỆT NAM !!! Thiều Nhạc vang lừng !!!

  7. DâM TiêN says:

    Thưa tác giả :
    Tôi chưa tiện đọc bài, xin mạn phép thưa trước vậy.

    Xin nhớ cho, rằng VN là quốc gia chia hai; và sự thống nhứt VN
    vẫn theo lề lối CS, áp đặt, không luật pháp, nên vẫn là De Facto.
    VN thì khác xa Ukraine.

    Bởi thế, ngay cái Hoàng Sa, VN hiện tại cũng chưa dám lên tiếng
    đòi lại được.

  8. Việt Tiến says:

    Ta đang ở trong Công nguyên, tức là giai đoạn bắt đầu từ ngày sinh của Chúa Giê su. Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang vẫn quan niệm sai như nhiều người, coi Công nguyên là ngay thời điểm Chúa sinh ra đời nên viết “sau Công nguyên…”. Điều này nên được hiểu lại cho đúng.

    • Lão Độc Nhãn says:

      So sánh đề tài bài viết và sự tranh luận về cách dùng từ “công nguyên” của Tàu dịch từ tiếng Anh B.C. = Before Christ [trước Thiên Chúa]) và A.D. = Anno Domini: of Christian era [thuộc kỷ nguyên của Thiên Chúa] ; thấy rỏ rằng việc sửa lưng ông Giang đúng hay sai trong cách dùng từ “sau công nguyên” hay “công nguyên” là một việc cố tình săm soi đánh lạc hướng đề tài, bôi xấu tác giả. Đây là một việc làm thấp hèn cần chấm dứt trong tranh luận.

      Việc dịch giải A.D = sau công nguyên vẫn được dùng khá rộng rãi.

      • Tudo.com says:

        Đúng vậy,

        Nó na ná như không thể bắt giam các nhà đấu tranh dân Chủ vì sợ dư luận thế giới. Nên đành cho ” kẻ xấu ” trộn phẩn với mắm tôm tạt vào nhà họ.

        Điều đó có nghĩa là chất chế độ đó = cứt trộn mắm tôm. Thê thảm thật !

    • Huỳnh says:

      Việc này thì tôi đã “cãi nhau” với thầy giáo dạy lịch sử từ thời còn là học trò trung học. Tôi “cãi”: “Thưa thầy, nếu nói “trước công nguyên” và “sau công nguyên” thì ắt sẽ có “trong công nguyên”. Như vậy có đến 3 “nguyên”. Nhưng “trong công nguyên” là khoảng thời gian từ năm nào đến năm nào thì không thấy sử sách nào nói. Theo em, chỉ có trước công nguyên và trong công nguyên, hiện nay, chúng ta đang sống trong công nguyên, tức là kỷ nguyên của Chúa”.
      Thầy bảo: “Em nói không sai. Nhưng cách nói trước công nguyên và sau công nguyên đã quá phổ quát trên thế giới từ xưa đến nay, nên chúng ta hãy bằng lòng với cách gọi như thế. Còn “trong công nguyên” là khoảng thời gian từ năm nào đến năm nào thì thầy vẫn đang… nghiên cứu”.
      Câu hỏi có “trong công nguyên” hay không? Nếu có thì “trong công nguyên” nằm trong khoảng thời gian nào từ năm nào đến năm nào cho đến nay vẫn chưa thấy ai giải thích. Vậy bác nào thông kim bác cổ hãy giải thích cho tôi biết với.

      • LýKùn! says:

        Kỷ nguyên nào của chuá?
        Chồn cắn lúa búaxua!
        Lýsự ”kùn”! ba láp!
        Tây lịch, rứa được chưa???

      • Austin Pham says:

        Huỳnh thương của anh,
        Dạo này mấy em “đi học” nhiều quá nên đặt toàn là mấy câu hỏi hóc búa không hà. Giá mà Huỳnh đừng có nghe lời xúi dại của mấy thầy nhảy vô bưng đu cành đu đủ với 6 thằng khác thì em đã hiểu chuyện của thế gian này rồi Anno Domini (A.D ) là tiếng La Tin ám chỉ “năm của Thiên Chúa”, tức là cái năm mà ông Giê Su ra đời. Tiếng Việt Nam gọi đó là công nguyên, có thể hiểu là sự bắt nguồn của công giáo. Trên thế giới người ta sử dụng cái năm đó làm mốc và nó là năm thứ nhất dựa vào sự kiện đức chúa ra đời. Cái lịch này được gọi là “the Gregorian calendar” đó Huỳnh. Khổ nỗi A.D thì có tiếng La Tin bởi vì nó là một sự kiện lớn, trong khi không có chữ nào được dùng để ám chỉ khoảng thời gian trước sự kiện này. Vì thế mà đã dẫn đến trường hợp thay thế bằng B.C có nghĩa là ” Before Christ” hoặc tạm dịch là: trước thiên chúa giáng sinh.
        . Huỳnh nói: ” “Thưa thầy, nếu nói “trước công nguyên” và “sau công nguyên” thì ắt sẽ có “trong công nguyên”. Như vậy có đến 3 “nguyên”. Nhưng “trong công nguyên” là khoảng thời gian từ năm nào đến năm nào thì không thấy sử sách nào nói. Theo em, chỉ có trước công nguyên và trong công nguyên, hiện nay, chúng ta đang sống trong công nguyên, tức là kỷ nguyên của Chúa”.” là không đúng chín, sách. Học hành mà lỏm bỏm, học mót học nhặt rồi bố lếu bố láo là lối học của Việt…cộng. Dốt mà làm dư luận viên.
        Anh có lời khuyên cho em: ráng mà ngồi nghe “đài địch”, tụi đó nói có sách, mách có chứng…chỉ đàng hoàng nghen Huỳnh!
        Chào sảng khoái
        T.B em có thể nói tên người thầy của em cho bà con nghe chơi không?

      • Hoàng says:

        Những người hay cãi (có thể cãi sai) và nêu những câu hỏi “hóc búa” không hẵn là những người ngu dốt. Hơn nữa, nội dung họ nêu ra chưa hãn là nhận thức của họ, thậm chí có khi trái ngược. Vì đó có thể là sự cố tình để châm chọc, khiêu khích, kích bác một điều gì đó, cũng có khi đó là cái bẫy. LýKùn, Austin Pham rất nông cạn nên vội chê Huỳnh.

  9. Thanh Pham says:

    Để Mai Đây

    Phải sống cho ra một kiếp người
    Bởi vì trời đất đã cho ta
    Ơn sinh thành cha mẹ biển trời
    Ơn tổ quốc tổ tiên bao la

    Bây giờ ta vô cảm đứng nhìn
    Để cho bọn ngu si bán nước
    Hằng ngày gieo tang tốc điêu linh
    Ta yên lặng mặc cho tội ác?

    Vì sợ hải nên ta nhút nhát
    Ta vinh danh tội ác lên ngôi?
    Ta đầu hàng cộng sản bạo tàn?
    Ta cam chịu cúi đầu tôi mọi?

    Là hậu duệ Quang Trung Nguyễn Huệ
    Quân Nam về giải phóng Thăng Long!
    Ai nghe chăng “Chuyến Đò Vĩ Tuyến”
    Người nhạc sĩ tài hoa Lam Phương!

    “Giờ đây quê nhà đang chìm đắm”
    Lòng dạ nào ta vẫn dửng dưng
    Chín mươi triệu người đang quằn quại
    Vì đâu tổ quốc ta nên chưng?!

    T.Phạm

    http://sangcongpha1.wordpress.com/

  10. GIÓ NGÀN says:

    HOAN HÔ

    Hoan hô ông Nguyễn Thanh Giang
    Nói ra bao chuyện xốn xan nước nhà
    Biết gì cứ nói hết ra
    Mọi người cùng rõ mới là hay ho
    Khác bao anh cứ nằm co
    Mũ ni che mắt ro ro ngáy tràn
    Cuộc đời như kiếp hồng nhan
    Sao không theo cách Thanh Giang mới ngầu !

    NGÀN KHƠI
    (14/3/14)

    • DâM TiêN says:

      Ngàn Khơi thơ tựa mưa ngâu

      Lâu lâu thấm đất vô đầu nhẹ tơ

      Thơ như thế mới là thơ

      Dâm TiêN cho điểm ngon ơ: A còng!

      ( Này ta lập Hội Thơ chăng ?
      TiêN NgU nguyên soái? Ngàn Trăng chủ trì?
      Phan Huy, Cu Tý…thua gì…
      Phạm Thanh một chiếu cũng vì nàng Thơ…)

      Dâm tui vui quá là Thơ…

Leave a Reply to DâM TiêN