WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhà Trắng ứng xử với Putin thế nào mới đúng?

Putin- Obama. Ảnh rt.com

Putin- Obama. Ảnh rt.com

 

Từ sáng sớm thứ Hai đã có tin cuộc họp của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia sẽ bắt đầu lúc 3 giờ chiều, tức chỉ 15 phút đồng hồ sau khi Tổng Thống Barack Obama tiễn Chủ Tịch Mahmoud Abbas của Palestine. Phiên họp quan trọng đến mức Ngoại Trưởng John Kerry phải hủy bỏ bài nói chuyện đọc trước các vị đại sứ được gọi về thủ đô dự cuộc họp hàng năm, để ông cùng với các phụ tá đặc trách quan hệ với Nga và Đông Âu đong góp ý kiến về cách ứng xử đối với chính phủ Liên Bang Nga sau khi được tin Tổng Thống Vladimir Putin quyết định công nhận Crimea là một nước cộng hòa độc lập thuộc Nga.

Khoảng 6 tiếng đồng hồ trước đó Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama đọc bài phát biểu ngắn, nhắc lại những gì ông đã nói trong cuộc điện đàm với ông Putin hồi trưa Chủ Nhật. Đại ý vẫn là những gì nhà lãnh đạo Mỹ đã từng nói trong suốt một tuần lễ: Hoa Kỳ và cộng đồng thế giới không công nhận cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea, Hoa Kỳ và thế giới sẽ đưa ra những biện pháp mạnh mẽ đối với hành động của Nga khi can thiệp vào chuyện nội bộ của Ukraine. Bài phát biểu dài chỉ vài phút đồng hồ kết thúc bằng lời loan báo “đã ký sắc lệnh ban hành biện pháp chế tài đối với 11 người” thân cận nhất của ông Putin. Sắc lệnh này có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ phong tỏa tài sản của những người có tên trong danh sách, và không cho họ chiếu khán vào Mỹ.

Quyết định của Tổng Thống Hoa Kỳ tức khắc bị các chính trị gia đối lập coi là “quá nhẹ”, không thể giải quyết được gì cả theo nhận xét của Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa John McCain. Là vị dân cử mới từ Ukraine về, ông McCain cho rằng biện pháp Tòa Bạch Ốc đưa ra “không thể thúc đẩy ông Putin tới chỗ phải nhượng bộ”, nói rõ “không làm gì cả thì quá tệ, làm như thế này thì tệ cũng chẳng kém”.

Thượng Nghị Sĩ John McCain tin rằng “ông Putin sẽ không nhả Crimea ra đâu” đề nghị Tổng Thống Barack Obama “nên định lại mối quan hệ giữa nước Mỹ với Nga” nói thêm ông và nhiều đồng viện Dân Chủ lẫn Cộng Hòa “sẵn sàng ủng hộ biện pháp cấm vận kinh tế”, tức phải đánh thẳng vào bao tử “của một quốc gia vừa độc đoán lại vừa tham nhũng”. Cũng vẫn ông McCain, “kinh tế của Nga chỉ có xăng dầu và hơi đốt”, tại sao không cấm vận 2 món hàng này, đẩy lãnh dạo Nga tới chỗ phải suy tính lại việc làm của họ, “phải cứng rắn chứ đừng bảo với ông Putin là chúng tôi sẵn sàng nhân nhượng (để chờ đợi ông ta gật đầu với một giải pháp chính trị)”.

Giải pháp chính trị “là điều chúng ta luôn luôn phải nghĩ đến”, nhà bình luận Paul Begala trả lời khi được hỏi Tổng Thống Obama làm đúng hay sai. Từng giữ vai trò cố vấn chính trị cho Tổng Thống Bill Clinton, ông Begala nói rằng “chế tài với những người thân cận với ông Putin là thông điệp mạnh mẽ nhất Hoa Kỳ có thể gửi cho Kremlin ngay trong lúc này”. Ông còn cho rằng “biện pháp chế tài (11 người) của Mỹ và biện pháp chế tài (21 người) Liên Minh Âu Châu EU) cũng vừa đưa ra cho thấy 2 bên làm việc rất nhịp nhàng với nhau” và cả 2 bên cũng đều tin “đòi hỏi Nga phải nói chuyện trực tiếp với chính phủ Ukraine là điều khả thi”. Vì thế, “chúng ta không quên những biện pháp cứng rắn hơn (cấm vận), nhưng (áp dụng biện pháp cứng rắn đó) ngay lúc này chưa hẳn đã là điều hay”.

“Nói đến cấm vận là phải nói đến quyền lợi”, Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng của Đại Học George Mason ở Virginia đưa ra quan điểm của ông khi được hỏi liệu Hoa Kỳ có sử dụng đòn cấm vận với Liên Bang Nga hay không. “Khi nào cũng thế, trước khi bàn đến chuyện cấm vận, họ sẽ bàn thảo với nhau xem lợi hại như thế nào, có lợi thì mới cấm vận, còn nếu cấm vận mà phần thiệt hại về mình thì chưa chắc họ đã làm”.

Nếu cân nhắc lợi hại như Giáo Sư Hùng nói, có lẽ chuyện Hoa Kỳ và đồng minh Tây Âu cùng đưa ra quyết định cấm vận với Liên Bang Nga là điều khó có thể xảy ra. Trong những cuộc trao đổi với báo chí, một số nhà phân tích kinh tế e rằng “cấm vận Nga có nghĩa là thiệt hại sẽ về mình hơn là có lợi”. Nhưng nhà phân tích này đưa ra nhiều lý do như hầu hết các đại công ty Mỹ “đều đang hiện diện và làm ăn rất tốt ở Nga” -chẳng hạn như McDonald hay Pepsi-, có người còn nói nghe được tin công ty Boeing đã vận động với hành pháp xin đừng “nặng tay” với Nga vì công ty sản xuất máy bay này tin trong một thời gian ngắn nữa Nga cần mua thêm cả trăm chiếc máy bay của Hoa Kỳ với số tiền lên đến vài chục tỷ bạc, đủ để nuôi hàng chục ngàn công nhân trong nhiều năm trời.

Riêng với Liên Minh Âu Châu, thị trường xuất khẩu sang Nga của khối này lớn hơn thị trường xuất khẩu hàng của họ vào Mỹ, nhiều công ty dầu của Âu Châu có phần hùn rất lớn với Tổ Hợp Dầu Khí của Nga, chưa kể đến một lý do quan trọng khác: Âu Châu đang mua 1/3 lượng khí đốt Nga sản xuất hàng năm, phân nửa tổng số hàng xuất khẩu của Nga được đưa sang Âu Châu, chủ yếu là xăng dầu và nguyên liệu thô. Một yếu tố khác cũng được nhắc đến: thị trường Âu Châu là thị trường các đại gia Nga đang bỏ những khoản tiền khổng lồ vào đầu tư ở nhiều lãnh vực khác nhau, chẳng hạn như tiền họ đầu tư vào địa ốc nhiều đến mức người dân thủ đô Anh Quốc nói đùa với nhau rằng tư bản Nga muốn biến London thành “Londongrad”.

Có lẽ cũng vì “đang còn cân nhắc” hay “chưa thấy lợi” nên sau cuộc họp của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia không thấy các giới chức Tòa Bạch Ốc không nói gì với báo chí. Một phụ tá của ông Ngoại Trưởng John Kerry nhắc lại lời người điều khiển ngành ngoại giao Mỹ đã nói ở London hôm thứ Bảy vừa rồi sau cuộc thảo luận với Ngoại Trưởng Nga Sergei Lavrov: “Hoa Kỳ ủng hộ mạnh mẽ chính phủ lâm thời Ukraine và chúng tôi tiếp tục tán thành một cuộc thảo luận trực tiếp giữa Ukarine và Nga, xem đó là cách hay nhất để giải quyết vấn đề” (nguyên văn: “The United States strongly supports the interim government of Ukraine, and we continue to favor a direct dialogue between Ukraine and Russia as the very best way to try to resolve the crisis.”). Một phụ tá của bà Cô Vấn An Ninh Quốc Gia Susan Rice thì bảo “ngày mai (thứ Ba) ông Putin sẽ đọc bài diễn văn nói về chuyện Ukraine và Crimea”, hứa hẹn “sẽ có câu trả lời” sau khi nhà lãnh đạo Liên Bang Nga kết thúc bài diễn văn quan trọng đó. 

© Nguyễn Văn Khanh

© Đàn Chim Việt

14 Phản hồi cho “Nhà Trắng ứng xử với Putin thế nào mới đúng?”

  1. Lão Ngoan Đồng says:

    Thưa bà con,

    Putin chíêm trọn bán đảo Crimea, chả khàc gì Đặng Tiểu Bình chiếm quần đảo Hoàng Sa của ta, và sau này y ta lại ủng hộ Khmer Đỏ, đánh Việt Nam ở biên giới 1979
    Putin nay đã trở thành người hùng dân Nga, EU và Mỹ còn lâu mới làm y ngán sợ, bởi y có dân chúng ủng hộ sau lưng.
    Cứ việc cấm vận, dân Nga sẵn sàng chịu đựng để hổ trợ Putin nhất quyết không nhả Crimea.

    Hồi tưởng quá khứ, dân Nga đã bao phen chịu đựng các cơn nguy hiểm trong chiến tranh. Như thời Napoléon bao vây và xâm chiếm Moscow; và ghê gớm nhất là quân quốc xã Đức vây hãm các thành phố lớn như Lenigrad, Stalingrad .. biến các nơi này thành địa ngục trần gian.

    Nên nhớ gấu Nga cũng như ông con trời Tàu phù, không dẽ bắt nạt như CSVN, mà Mỹ và thế giới đã kiên trì buộc Vixi phải nhả sợi gân gà Kampuchia. Bọn CSVN cũng cố đấm ăn sôi mãi mà không đươc, nhưng cũng cố mua thời gian di dân qua để cấy người ở lại (cho nên dân Miên càng ghét tệ Việt kiều ở đó, chả khác gì ta ghét Hoa kiền ở xứ mình vậy. Nhưng dân Miên dữ tợn hơn, tìm mọi cách “cáp duồn” khi có dịp tốt).
    Một mặt khác tại Kampuchia bọn tàn quân Khmer Đỏ từ biên giới Thái thọc qua đánh du kích; còn ở biên giới phía Bắc áp lực của Tàu rất nặng nề trong 10 năm dài. Lại thêm Âu Mỹ cấm vân khiến cho Vixi lao đao khốn khổ khốn nạn hết sức. Ngoài ra còn mang tiếng xấu về vụ chấn động thuyền nhân biển Đông và ở vịnh Thái Lan nữa chứ.

    Nói tóm lại, khi bị ngoại bang chiếm đất, nhất là vùng đất còn đang tranh chấp lâu dài về chủ quyền thì rất lôi thôi. Phương chi Crimea từng là của Nga, do sơ hở đã để thuộc về Ukraine. Nhưng quan trọng hơn cả, đó là cửa ngõ cho Nga thông ra Biển Đen và xưa nay vốn là căn cứ đia của hạm đội Biển Đen. Có trời gầm chưa chắc Nga nhả Crimea trở lại cho Ukraine.

    Thử tưởng tượng dân ta có chịu nhả một số vùng ở miền Trung của vương quốc Champa ngày xưa chăng; hay miền Nam trả lai cho Miên. Tây Nguyên muốn tự trị cũng còn khó lắm, chứ đừng nói chuyện tách ra thành một quôc gia riêng rẽ Dega chi đó.

    Lão Ngoan Đồng
    Tổ sư Y trị :-) !

  2. Hèn với Nga says:

    Qua thái độ của nhà trắng đối với Nga, có thể nhận xét là họ hèn với Nga, ác với người gốc Việt chống chính quyền VN(vì coi mấy người này như dòi bọ)

  3. Lại Mạnh Cường says:

    Dear Ha Giang và Huong Nguyen,

    Nhờ HN théc méc nên HG lên tiếng giải thích thật rõ ràng, cụ thể từng milimét :-) ! Cám ơn hai vị thật nhiều.
    Đói thoại với những người biết đối thoại và có thiện chí đối thoại như thế này sẽ chẳng bao giờ có bế tắc, lại tạo cho sân chơi Đàn Chim Việt thêm khởi sắc.

    Chính trị của phương Tây rất thực dụng (realpolitik), có lợi mới làm, không thì bỏ, nếu cần bỏ của chạy lấy người như ở ta vậy. Hiếm trường hợp tham lam, cố níu kéo để thua đau, như thời thực dân Pháp. Thực ra nếu không có Mỹ hất cẳng, thì Pháp cũng chỉ mất vào năm 1954 mới chỉ có 1/2 VN.

    Gruzia và Ukraine, cũng như một số chư hầu cũ của Liên Xô cũ (Bạch Nga …), hay Afghanistan, Iran, Iraq, Syria, Bắc Hàn, Việt Nam, Tây Tạng … hoặc ở Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh, hết thảy theo tôi chỉ là những con tốt bị dí qua sông trên ván cờ thế giới. Tôi muốn thưa thẳng là, các ông lớn trên thế giới đã bày cuộc cờ người, để thử lửa nhau, nhằm dành nhau các mối lợi trên nhiều lãnh vực, từ chính trị đến kinh tế tài chính, văn hóa, quân sự, ngoại giao …
    Thời kỳ gọi là Chiến tranh Lạnh hai khối CS và tư bản dành nhau rất căng thẳng trên các mặt trận đó. LX đã từng vận động và rù quến các nước bé và yếu ở Phi châu, Châu Mỹ La tinh .. theo mình, để bỏ phiếu tán thành công nhận Hồ Chí Minh là danh nhân thế giới thông qua UNESCO, bởi trong cơ chế đó mọi nước đếu thật sự bình đẳng, có một phiếu bầu như nhau. Mỹ tức giận tảy chay UNESCO để làm áp lực mạnh, do Mỹ là nước tài trợ nhiều nhất cho UNESCO. Chính vì thế mà các âm mưu của phe CS đã bất thành, khi muốn lũng đoạn ở UNESCO.

    Tôi đã nghiệm ra, bảo là cuộc Chiến tranh Lạnh đã chấm dứt, nhưng thực ra nó đang diễn ra dưới hình thức hơi khác trước một tí. Lý do Liên Xô phá sản cùng với chủ nghĩa CS, nhưng độc tài toàn trị kiểu CS đã lột xác thành độc tài loại khác, điển hình nhất ở Nga qua Putin và Tàu cộng đang áp dụng kinh tế thị trường kiểu xã nghĩa, cùng thuyết Ba Đại Diện của Giang Trạch Dân cho phép đám đảng viên làm giầu và đám tư sản đỏ, hậu thân của các đảng viên CS cao cấp, tiếp tục lãnh đạo một nhà nước được gọi là vô sản ! (chỉ có lãnh đạo là giầu nứt đố đổ vách, trong khi tuyệt đại đa số dân vẫn nghèo như xưa). Nghĩa là BẤT BÌNH ĐẲNG còn vĩ đại hơn bao giờ hết ở Tàu và Ta, mặc dù có chút dân chủ, nhưng là dân chủ trong nội bộ đảng và nhà nước CS( như lãnh đạo cao cấp không ngồi lâu đến khi chết hay già khú đế, mà có nhiệm kỳ tối đa hai lần bốn năm chẳng hạn; quốc hội được cơi rộng chút quyền ăn nói, chỉ trích …), nhưng về phía dân vẫn không nhận được quyền tư hữu, nhất là về đất đai, cho nên bất công qua các cơn sốt đất đai ngày một tăng cao, với nguy cơ đe doạn làm tan vỡ đất nước bởi nội chiến lẫn ngoại xâm như ở VN.
    Khối CS cũ giờ thay bằng Nga với Putin và Tàu cộng đang nổi lên như một thế lực mạnh về nhiều mặt, tương tự như khối tư bản giờ có Mỹ và EU. Nga và EU đang cố ngoi lên, trong khi Tàu cộng lại cố nắm vai trò đầu đàn của LX ngày cũ, để đối đầu với Mỹ. Có thể bảo rằng, Chiến tranh Lạnh vẫn tiếp diễn, nhưng đa cực hơn trước thôi. Vẫn có cảnh một số nơi diễn ra Chiến tranh Nóng (Warm Wars) trên nền một Chiến tranh Lạnh (Cold War) cầm trịch bởi các ông lớn.

    Đó là lý do mà tôi khuyên Ukraine nói riêng và các nước nhỏ khác, như Việt Nam, do tình hình địa lý chính trị, nằm cạnh các nước lớn với lòng tham không đáy, kiểu như Nga và Tàu, nên ĐI DÂY trong lúc này !
    Ukraine hay Việt Nam ngả qua phương Tây, cụ thề là Mỹ hay EU hoặc cả hai, sẽ bị Nga hay Tàu chen vào phá thối ngay từ thì. Bởi nếu Ukraine hay VN dân chủ hoá trước sẽ trở thành cai gai đâm vào mắt Nga và Tàu, khiến hai nước này thêm nhiều bất ổn. Chưa kể nếu như lại cho phép Mỹ đặt hỏa tiễn gọi là tạo vòng đai phòng thủ chĩa vào Nga và Tàu.
    Hãy hồi tưởng lại căng thẳng giữa LX và Mỹ khi Cuba cho phép Moscow đặt hỏa tiễn gắn đầu đạn hạch tâm nhắm vào Mỹ, khiến Kennedy nhảy nhổm lên và sẵn sàng phong toả Cuba, làm cả thế giới lo ngại sẽ có Thế chiến Ba !
    Thời Chiến tranh Lạnh, Hòa Lan ngả theo Mỹ, nhưng nhất quyết không cho quân Mỹ trú đóng và đặt hỏa tĩên Pershing trên đất mình, cho đến mãi về sau này.
    Cứ xem căng thẳng tưởng giết nhau được, nhưng LX với Mỹ vẫn có những tiếp xúc ở nhiều mặt và ở nhiều cấp độ, chứ không phải là tối ngày biểu tình chửi nhau và tuyệt giao 101 %

    Sự nhiệt thành và vội vã do bởi lạc quan tếu, cho nên chính quyền cách mạng Ukraine đã đi nước cờ sai, sau khi tống khứ được anh chàng tổng thống thân Nga và cũng là vua tham nhũng. Điều này chẳng khác gì CSVN đã không tiêu hóa nổi cái gọi là Chiến thắng Vĩ đại Xuân 1975, để làm mích lòng Mỹ và lại ngả theo LX làm đau lòng Tàu cộng, hệ quả ra sao không cần bàn thêm nữa.
    Giả như CSVN nhân cơ hội đó thật sự hòa giải hòa hợp dân tộc, vuốt ve Mỹ cho đừng để bị mất mặt quá sau khi thua đau, thì tình thế lại khác vào cuối thập niên 70. Sẽ không có cảnh chấn động thuyền nhân VN, chiến tranh biên giới v.v…
    Tương tự sau khi đuổi được tên hề tay sai của Moscow đi, chính quyền cách mạng Ukraine đừng có những động thái khinh xuất, làm chạm tự ái và mất mặt Putin, lúc đó đang hiu hiu tự đắc sau thành công tổ chức Thế vận mùa Đông Sochin 2014, thì có lẽ cục diện sẽ khác đi rất nhiều.
    Thực ra phe thân EU và Mỹ vẫn còn non trẻ, chưa thực sự rút tỉa được kinh nghiệm ở lần mất quyền lực lúc trước, khi bà thủ tướng Tymoschenko nhất quyết làm găng với Moscow trong cuộc tranh cãi triền miên nhiều thập niên về khai thác khí đốt và nợ nần với Nga trong các năm 2007-2008, khiến Nga lại cúp toàn bộ khí đốt lần thứ hai (2009), làm chính quyền phía cách mạng Da cam suy yếu, để rơi quyền lực trở lại tay tổng thống thân Nga Yanukovych (2010), là kẻ đã từng bị hạ bệ trong Cách mạng Da cam 10 năm trước đó.
    Có nhiệt tình cách mạng chỉ mới là điều ắt có, nhưng chưa đủ nếu như không ưu thời mẫn thế, khiến cho đất nước và dân tộc lầm than, khiến cách mạng lên bờ xuống ruộng dài dài.

    LMC

    wikipedia
    In 2004, Viktor Yanukovych, then Prime Minister, was declared the winner of the presidential elections, which had been largely rigged, as the Supreme Court of Ukraine later ruled. The results caused a public outcry in support of the opposition candidate, Viktor Yushchenko, who challenged the outcome of the elections. This resulted in the peaceful Orange Revolution, bringing Viktor Yushchenko and Yulia Tymoshenko to power, while casting Viktor Yanukovych in opposition.

    Yanukovych returned to a position of power in 2006, when he became Prime Minister in the Alliance of National Unity, until snap elections in September 2007 made Tymoshenko Prime Minister again. Amid the 2008–09 Ukrainian financial crisis the Ukrainian economy plunged by 15%. Disputes with Russia over debts for natural gas briefly stopped all gas supplies to Ukraine in 2006 and again in 2009, leading to gas shortages in several other European countries.
    Viktor Yanukovych was elected President in 2010 with 48% of votes.

  4. Ha Giang says:

    Ông này là Nguyễn Văn Khanh, không phải Nguyễn Văn Khánh. Ông Khanh là Trưởng ban Việt ngữ của Đài Á châu Tự do (Radio Free Asia – RFA), không phải của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (Voice of America – VOA). Chức vụ của người quản lý ban Việt ngữ của hai đài RFA và VOA là “trưởng ban”, không phải là “giám đốc”, Giám đốc là người quản lý toàn đài, gồm có nhiều ban.
    TNS McCain là người thích dùng biện pháp “mạnh” trong quan hệ đối ngoại, kể cả can thiệp bằng vũ lực. Nếu Nhà Trắng thực hiện đường lối đối ngoại của TBS MCCain, thì hiện nay không phải chỉ có một cuộc chiến tranh Mỹ-Afghanistan, mà còn có thêm 2 cuộc chiên tranh khác: Mỹ-Iran và Mỹ-Syria. Đúng là hiện nay Mỹ vẫn còn là “1 cường quốc hàng đầu về cả kinh tế và quân sự”, nhưng sở dĩ còn được như thế là vì biết cân nhắc “lợi hại” như GS Hùng nhận định, chứ không phải là vì đụng đâu chế tài – cấm vận đó, đụng đâu đánh đó theo kiểu McCain, sau khi đã “đánh đâu thua đó” – từ Việt Nam đến Iraq và Afghanistan – “thua” theo cái nghĩa những lợi ích thu được không tương xứng với số lượng nhân-tài-vật lực đầu tư cho chiến tranh. Cũng đúng là Nga “chỉ có dầu hỏa và khí đốt,” nhưng cũng không nên quên là có những nước chỉ có độc một món dầu hỏa thôi (như Arab Saudi, Venezuela…) cũng đủ làm Mỹ kiên dè. Đó là chưa nói đến một yếu tố khác mà Mỹ “thua” xa Nga: chính trị nội bộ. Nếu bị cấm vận kinh tế, chắc chắn là dân chúng Nga sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề, nhưng quyền lực của ông Putin và phe nhóm (đa số) trong Quốc hội Nga có thể vẫn tiếp tục vững mạnh. Ở Mỹ thì trái lại, chỉ cần biện pháp cấm vận kinh tế của TT Obama gây ra nhũng phản tác dụng chỉ bằng 1 phần 10 thôi so với sự thiệt hại của Nga (ví dụ: Boeing không bán được máy bay, hàng ngàn công nhân thất nghiệp), thì có phần chắc là “thảm họa” sẽ giáng xuống Đảng Dân chủ trong các cuộc bầu cử vào hai năm 2014 và 2016. Lúc đó, ông McCain sẽ không lên CNN tuyên bố “Lỗi tại tôi! Lỗi tại tôi mọi đàng” đâu. Nhà Trắng thận trọng là phải. Putin chỉ phải đối phó với một mối đe dọa từ bên ngoài. Obama phải sợ cả từ bên trong lẫn bên ngoài. Chỉ xui cho Ukraine mà thôi.

    • Huong Nguyen says:

      Xin cám ơn những đính chính của ông. Cũng xin cám ơn những phân tích nhẹ nhàng nhưng không kém phần sâu sắc của ông, Có lẻ như ông nói :chỉ tại Ukraine xui ma thoi. Xem ra các tổ chức thế giới ngày nay cũng ngộ nhỉ? làm trò làm chi cho tốn tiền tốn bạc mà còn mang tiếng đạo đức giả?

      • Lại Mạnh Cường says:

        Dear Ha Giang và Huong Nguyen,

        Nhờ HN théc méc nên HG lên tiếng giải thích thật rõ ràng, cụ thể từng milimét :-) ! Cám ơn hai vị thật nhiều.
        Đối thoại với những người biết đối thoại và có thiện chí đối thoại như thế này sẽ chẳng bao giờ có bế tắc, lại tạo cho sân chơi Đàn Chim Việt thêm khởi sắc.

        Chính trị của phương Tây rất thực dụng (realpolitik), có lợi mới làm, không thì bỏ, nếu cần bỏ của chạy lấy người như ở ta vậy. Hiếm trường hợp tham lam, cố níu kéo để thua đau, như thời thực dân Pháp. Thực ra nếu không có Mỹ hất cẳng, thì Pháp cũng chỉ mất vào năm 1954 mới có 1/2 VN.

        Gruzia và Ukraine, cũng như một số chư hầu cũ của Liên Xô cũ (Bạch Nga …), hay Afghanistan, Iran, Iraq, Syria, Bắc Hàn, Việt Nam, Tây Tạng … hoặc ở Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh, hết thảy theo tôi chỉ là những con tốt bị dí qua sông trên ván cờ thế giới. Tôi muốn thưa thẳng là, các ông lớn trên thế giới đã bày cuộc cờ người, để thử lửa nhau, nhằm dành nhau các mối lợi trên nhiều lãnh vực, từ chính trị đến kinh tế tài chính, văn hóa, quân sự, ngoại giao …
        Thời kỳ gọi là Chiến tranh Lạnh hai khối CS và tư bản dành nhau rất căng thẳng trên các mặt trận đó. LX đã từng vận động và rù quến các nước bé và yếu ở Phi châu, Châu Mỹ La tinh .. theo mình, để bỏ phiếu tán thành công nhận Hồ Chí Minh là danh nhân thế giới thông qua UNESCO, bởi trong cơ chế đó mọi nước đếu thật sự bình đẳng, có một phiếu bầu như nhau. Mỹ tức giận tảy chay UNESCO để làm áp lực mạnh, do Mỹ là nước tài trợ nhiều nhất cho UNESCO. Chính vì thế mà các âm mưu của phe CS đã bất thành, khi muốn lũng đoạn ở UNESCO.

        Tôi đã nghiệm ra, bảo là cuộc Chiến tranh Lạnh đã chấm dứt, nhưng thực ra nó đang diễn ra dưới hình thức hơi khác trước một tí. Lý do Liên Xô phá sản cùng với chủ nghĩa CS, nhưng độc tài toàn trị kiểu CS đã lột xác thành độc tài loại khác, điển hình nhất ở Nga qua Putin và Tàu cộng đang áp dụng kinh tế thị trường kiểu xã nghĩa, cùng thuyết Ba Đại Diện của Giang Trạch Dân cho phép đám đảng viên làm giầu và đám tư sản đỏ, hậu thân của các đảng viên CS cao cấp, tiếp tục lãnh đạo một nhà nước được gọi là vô sản ! (chỉ có lãnh đạo là giầu nứt đố đổ vách, trong khi tuyệt đại đa số dân vẫn nghèo như xưa). Nghĩa là BẤT BÌNH ĐẲNG còn vĩ đại hơn bao giờ hết ở Tàu và Ta, mặc dù có chút dân chủ, nhưng là dân chủ trong nội bộ đảng và nhà nước CS (như lãnh đạo cao cấp không ngồi lâu đến khi chết hay già khú đế, mà có nhiệm kỳ tối đa hai lần bốn năm chẳng hạn; quốc hội được cơi rộng chút quyền ăn nói, chỉ trích …), nhưng về phía dân vẫn không nhận được quyền tư hữu, nhất là về đất đai, cho nên bất công qua các cơn sốt đất đai ngày một tăng cao, với nguy cơ đe doạ làm tan vỡ đất nước bởi nội chiến lẫn ngoại xâm như ở VN.
        Khối CS cũ giờ thay bằng Nga với Putin và Tàu cộng đang nổi lên như một thế lực mạnh về nhiều mặt, tương tự như khối tư bản giờ có Mỹ và EU. Nga và EU đang cố ngoi lên, trong khi Tàu cộng lại cố nắm vai trò đầu đàn của LX ngày cũ, để đối đầu với Mỹ. Có thể bảo rằng, Chiến tranh Lạnh vẫn tiếp diễn, nhưng đa cực hơn trước thôi. Vẫn có cảnh một số nơi diễn ra Chiến tranh Nóng (Warm Wars) trên nền một Chiến tranh Lạnh (Cold War), cầm trịch bởi các ông lớn.

        Đó là lý do mà tôi khuyên Ukraine nói riêng và các nước nhỏ khác, như Việt Nam, do tình hình địa lý chính trị, nằm cạnh các nước lớn với lòng tham không đáy, kiểu như Nga và Tàu, nên ĐI DÂY trong lúc này !
        Ukraine hay Việt Nam ngả qua phương Tây, cụ thề là Mỹ hay EU hoặc cả hai, sẽ bị Nga hay Tàu chen vào phá thối ngay tức thì. Bởi nếu Ukraine hay VN dân chủ hoá trước, sẽ trở thành cai gai đâm vào mắt Nga và Tàu, khiến hai nước này thêm nhiều bất ổn. Chưa kể nếu như lại cho phép Mỹ đặt hỏa tiễn gọi là tạo vòng đai phòng thủ chĩa vào Nga và Tàu.
        Hãy hồi tưởng lại căng thẳng giữa LX và Mỹ khi Cuba cho phép Moscow đặt hỏa tiễn gắn đầu đạn hạch tâm nhắm vào Mỹ, khiến Kennedy nhảy nhổm lên và sẵn sàng phong toả Cuba, làm cả thế giới lo ngại sẽ có Thế chiến Ba !
        Thời Chiến tranh Lạnh, Hòa Lan ngả theo Mỹ, nhưng nhất quyết không cho quân Mỹ trú đóng và đặt hỏa tiễn Pershing trên đất mình, cho đến mãi về sau này.
        Cứ xem căng thẳng tưởng giết nhau được, nhưng LX với Mỹ vẫn có những tiếp xúc ở nhiều mặt và ở nhiều cấp độ, chứ không phải là tối ngày biểu tình chửi nhau và tuyệt giao 101 %

        Sự nhiệt thành và vội vã do bởi lạc quan tếu, cho nên chính quyền cách mạng Ukraine đã đi nước cờ sai, sau khi tống khứ được anh chàng tổng thống thân Nga và cũng là vua tham nhũng. Điều này chẳng khác gì CSVN đã không tiêu hóa nổi cái gọi là Chiến thắng Vĩ đại Xuân 1975, để làm mích lòng Mỹ và lại ngả theo LX làm đau lòng Tàu cộng, hệ quả ra sao không cần bàn thêm nữa.
        Giả như CSVN nhân cơ hội đó thật sự hòa giải hòa hợp dân tộc, vuốt ve Mỹ cho đừng để bị mất mặt quá sau khi thua đau, thì tình thế lại khác vào cuối thập niên 70. Sẽ không có cảnh chấn động thuyền nhân VN, chiến tranh biên giới v.v…
        Tương tự sau khi đuổi được tên hề tay sai của Moscow đi, chính quyền cách mạng Ukraine đừng có những động thái khinh xuất, làm chạm tự ái và mất mặt Putin, lúc đó đang hiu hiu tự đắc sau thành công tổ chức Thế vận mùa Đông Sochin 2014, thì có lẽ cục diện sẽ khác đi rất nhiều.
        Thực ra phe thân EU và Mỹ vẫn còn non trẻ, chưa thực sự rút tỉa được kinh nghiệm ở lần mất quyền lực lúc trước, khi bà thủ tướng Tymoschenko nhất quyết làm găng với Moscow trong cuộc tranh cãi triền miên nhiều thập niên về khai thác khí đốt và nợ nần với Nga trong các năm 2007-2008, khiến Nga lại cúp toàn bộ khí đốt lần thứ hai (2009), làm chính quyền phía cách mạng Da cam suy yếu, để rơi quyền lực trở lại tay tổng thống thân Nga Yanukovych (2010), là kẻ đã từng bị hạ bệ trong Cách mạng Da cam mấy năm trước đó.
        Có nhiệt tình cách mạng chỉ mới là điều ắt có, nhưng chưa đủ nếu như không ưu thời mẫn thế, khiến cho đất nước và dân tộc lầm than, khiến cách mạng lên bờ xuống ruộng dài dài.

        Lại Mạnh Cường

        wikipedia
        In 2004, Viktor Yanukovych, then Prime Minister, was declared the winner of the presidential elections, which had been largely rigged, as the Supreme Court of Ukraine later ruled. The results caused a public outcry in support of the opposition candidate, Viktor Yushchenko, who challenged the outcome of the elections. This resulted in the peaceful Orange Revolution, bringing Viktor Yushchenko and Yulia Tymoshenko to power, while casting Viktor Yanukovych in opposition.

        Yanukovych returned to a position of power in 2006, when he became Prime Minister in the Alliance of National Unity, until snap elections in September 2007 made Tymoshenko Prime Minister again. Amid the 2008–09 Ukrainian financial crisis the Ukrainian economy plunged by 15%. Disputes with Russia over debts for natural gas briefly stopped all gas supplies to Ukraine in 2006 and again in 2009, leading to gas shortages in several other European countries.
        Viktor Yanukovych was elected President in 2010 with 48% of votes.

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Dear tu do,

        Tôi không đồng ý với bạn 101 %

        Chính trị là nghệ thuật trị nước chăn dân, chứ không phải cứ nói láo mị dân là được việc đâu bạn ơi

        CS nói láo nhất hạng, nhưng thực tế tiêu phí và làm phá sản mỏ vàng ròng của tổ quốc, đó là lòng ái quốc, khiến dân chán ngán, trở nên tiêu cực ghét bỏ chính trị và tỏ thái độ thù nghịch với chính trị (trong đó có bạn đấy)
        CS là vua nói láo, cho nên XUỐNG HỐ CẢ NƯỚC là điều tất nhiên

        Phe tư bản như Mỹ, các nước Tây Âu ngày một thăng tiến chính là nhờ chính giới của họ biết lãnh đạo và quản lý đất nước, cũng như dân chúng ý thức được bổn phận của mình.
        Tất cả đều hiểu và tôn trọng nguyên tắc vàng của đất nước họ. Đó là TRONG SÁNG NHƯ PHA LÊ (cristal transparency) trong mọi lãnh vực, từ chính trị đến kinh tế tài chính, văn hóa xã hội. Muốn thế phải có CÔNG KHAI (openness), tức cởi mở, còn gọi là bạch hóa mọi sự, không dấu diếm bất cứ điều gì, để mọi người còn có thể kiểm tra dễ dàng, coi đâu là sự thật !

        Đấy là YẾU TÍNH của dân chủ tự do thât sự. Các nước như Nga, Tàu, Việt Nam, Bắc Hàn .. là nơi “đêm giữa ban ngày” (tự đề một tiểu thuyết hiện thực xã nghĩa của Vũ Thư Hiên), cho nên mới có cái gọi là “vu án tù mù xét lại chống đảng” v.v… Đó là mảnh đất “lắm ma ít người”. Vâng toàn là ma bùn, ma gà ma xó, ma cô, ma cạo (như trong bài trường thi Nhìn Từ Xa … Tổ Quốc của nhà thơ Nguyễn Duy)

        Hy vọng bạn hiểu ra và đừng còn mang nặng mặc cảm với chính trị. Đừng thấy một số tên chính trị gia sôi thịt, mà vội vã kết án bằng cách vơ đũa cả nắm.
        Cũng như không vì một số diễn đàn viên cực đoan, ăn nói vô tổ chức, mà vội kết luận diễn đàn DCV là một đồng … rác !
        Thân ái,
        Lão Ngoan Đồng
        Tổ sư Y trị :-) !

    • vb says:

      Người ta tự hỏi: Sau Gruzia, sau Crimea sẽ đến đâu?
      Lịch sử phải chăng cũng đã có những câu hỏi tương tự như thế với Hitler trong trưòng hợp Ba Lan? Hãy nhìn thái độ thản nhiên, trâng tráo, thách thức… của Putin để đánh giá cho đúng!
      Nếu thế giới không có áp lực đủ mạnh để Nga chùn bước, nếu sợ thiệt hai nhỏ trước mắt mà so đo, tính toán hay đùn đẩy cho nhau, hoặc lấy cớ “cân nhắc lợi hại” thì sẽ phải trả giá cao hơn rất nhiều lần như bài học chiến tranh thế giới thứ 2.
      Những nước tự cho mình “không liên can” hãy nhìn động thái cuả chính phủ Nhật mới đây với Nga để có quyết định đúng đắn: “ngừa bệnh hơn chữa bệnh”!

      Không chỉ “xui’ cho Ukraine mà về lâu về dài còn khốn nạn cho Nga khi có người lãnh đạo như Putin, vừa là một Sa hoàng, vừa là một lãnh tụ CS !

    • Nguyễn Thế Viên says:

      Mọi hành động đối ngoại, kể cả chiến lẫn hoà bình, cuả HK ngoài quyết định cuả HP và LP đương thời, dường như cũng có một liên hệ nào đó với chính sách chung và lâu dài cuả nước Mỹ?
      - Mỹ giúp HCM và CSVN trong việc cướp chính quyền (huấn luyện và trang bị cho trung đội võ trang đầu tiên, giúp uy tín HCM để loè gạt các phe phái quốc gia…). Rồi sau đó chính Mỹ giúp tiền đồi chống cộng VNCH. Rốt cuộc, cũng chính Mỹ ép VNCH thúc thủ trước CSBV….
      - Mỹ bao vây Tàu cộng,rồi giúp Tàu cộng (trong mục đích đối đầu với LX?), thậm chí làm ngơ (đúng ra là bật đèn xanh) cho Tàu chiếm Hoàng Sa cuả “đồng minh” VNCH (1974), cũng như xua quân dạy đàn em CHXHCN VN một bài học (1979). Tiếp đó, MỸ buôn bán với Tàu và bóc lột sức lao động cuả dân Tàu để có hàng giá rẻ, cũng như biến Tàu thành chủ nợ lớn nhất cuả chính mình. Bây giờ lại “chuyển trục về Châu Á” để đương đầu với Tàu?
      - MỸ nuôi dưỡng Taliban rồi lại đánh nhau với Taliban. Mỹ giúp Osama Binladen để rồ lại đánh nhau với khủng bố.
      - Mỹ quay nát Iraq để tạo nên một nước bất ổn hơn thời độc tài Hussein
      Giờ đây ở Ucraine. Chiến tranh lạnh đã xảy ra? Sau các chiến tranh TG2, VN, CT lạnh… kinh tế Mỹ luôn được phục hồi và phát triển. Không hiểu trường hợp này có ứng vào biến cố Ukraine hay không?
      Tôi không tin là tình cờ có các “tiền hậu bất nhất” ấy. Hẳn nhiên không thể loại bỏ yếu tố “thời thế”, nhưng dường như “có một sợi chỉ xuyên xuốt” trong chính sách HK.
      Sau gần hai nhiệm kỳ tại vị, Obama chứng tỏ chỉ có tài lẻo mép, lấy lòng và khai thác mậu thuẫn trong XH HK mà thôi. Ông ta bất tài, bất lực trong mọi vấn đề đối nội cũng như đối ngoại. Obama được chọn trong giai đọạn chuyển tiếp. Chính sách cuả HK sẽ được thấy rõ hơn sau giai đoạn chuyển tiếp này!
      Nguyễn Thế Viên

      • Nguyễn Văn says:

        Nếu không gây chiến tranh, Mỹ không là cường quốc; trong quá khứ, hiện tại, và cũng như tương lai. Một Liên Xô đã chết vì không theo Mỹ nổi. Một Trung cộng hung hăng ngày nay đang đi vào con đường chạy đua với Mỹ. Nga của Putin ngày nay chẳng dại đi vào vết xe cũ nhưng đủ khôn ngoan chỉ làm cường quốc khu vực.

        Chiến tranh đối với những nước nhỏ ngoài máu xương còn là tàn phá, nghèo đói…; nhưng với Mỹ là ổn định, xây dựng và phát triển kinh tế. Ngoài kỹ nghệ cờ bạc và thể thao, kỹ nghệ vũ khí của Mỹ kéo nền kinh tế Mỹ chẳng những mau hồi phục mà còn phát triển.
        Đồng ý với nhận định về ông Obama của bác Nguyễn Thế Viên. Kính!

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Dear Nguyễn Thế Viên,

        Theo tôi cái này gọi là CHÍNH TRỊ DUY LỢI hay DUY THỰC (Realpolitik)

        Nghĩa là không có chủ nghĩa nào hết, chỉ tùy tình hình lúc đó mà hành xử sao cho có lợi về mình càng nhiều càng tốt.
        Phương Tây họ ngộ đạo từ lâu rồi và xưa nay vẫn áp dụng đúng như thế.

        Mấy thế kỷ trước họ dong thuyền buồm đi khắp thế giới để buôn bán làm ăn, đem văn hóa văn minh của mình nhập cảng vào xứ người tảo ảnh hưởng, trong đó có việc truyền đạo mới, như Catholic và Tin Lành … (đó là các sứ giả trung kiên của phương Tây, để cắm dùi nơi các vùng đất lạ, các nơi đèo heo hút gió; rồi sau này mới có các kết hợp, liên minh “ma qủi” giữa các họ đạo hay các giáo hội trần gian trụ sở ở tại chỗ hay ở phương Tây với đám con buôn da trắng hoặc chính quyền da trắng …). Tất cả chỉ vì mối lợi, trước mắt là kinh tế, sau mới văn hóa văn minh … để rù quến, thậm chí xát nhập vùng đất mới vào vòng tay của họ.
        Ta thấy những thể kỷ trước thương buôn da trắng mở ra hai thương điếm là Phố Hiến ở Đàng Ngoài và Hội An ở Đàng Trong. Các chúa Trịnh và Nguyễn muốn lợi dụng họ để kiếm thêm tiền và mua bán vũ khí tân kỳ, cũng như nhờ họ giúp về quân sự trong nội chiến, nhưng do thấy làm ăn thất bát ngày một nhiều, do bởi lòng tham không đáy của vua quan ta, cũng như không muốn dính dáng vào tranh chấp nội bộ sở tại có thể làm phương hại đến chuyện buôn bán cả hai bên đang đánh nhau, nên dần dần thương gia da trắng rút lui ở cả hai nơi trên. Riêng Hội An còn lại đám thương gia Tàu và Nhật cần lấy đất Hội An làm nơi trao đổi thương mại, do sự cấm vận của vua nhà Minh với Nhật (bởi nạn hải tặc Nhật hoành hành vùng duyên hải Tàu, gọi là bọn Nụy Khấu, hải tặc lùn, bởi dân Nhật nổi tiếng là thiếu thước tấc, nhưng lại thảo thủy chiến)..

        Rồi ngày nay chính tổ chức chính trị của Mỹ không cho phép các tổng thống Mỹ lẫn chính đảng của Mỹ, lại dám theo đuổi những cuộc phiêu lưu chính trị hay quân sự lâu dài, một khi tổng thống chỉ có thể tối đa nắm quyền trong hai nhiệm kỳ là 8 năm, và bất kỳ một sơ sảy nào đó cũng có thể làm cho một trong hai chính đảng của Mỹ thất thế tức thời. Chẳng hạn như vụ Watergate đã chôn vùi tên tuổi của tổng thống Nixon, lẫn thế đứng vững chắc của đảng Cộng Hòa lúc đó.

        Chơi với Mỹ rất khó, cho nên mới có câu nửa đùa nửa thật LÀM BẠN VỚI MỸ KHÓ HƠN LÀM KẺ THÙ MỸ !
        Làm kẻ thù cứ việc nhắm mắt nhắm mũi chửi và đánh Mỹ bất kể quần thần, như CSVN đánh Mỹ vậy. Cứ việc độc tài, buông bức màn sắt màn tre, tha hồ mị dân, đánh bóng chế độ với lãnh tụ và chửi Mỹ không cần biết đúng sai ra sao. Điển hình hiện nay là Bắc Hàn. Tàu, Nga cũng một dạng như thế nhưng không ghê tởm bằng Bình Nhưỡng.
        Làm bạn với Mỹ phải thính mũi đánh hơi để biết giới chính khách lẫn quần chúng Mỹ ra sao ? Điều này dễ mà khó. Bởi dễ thăm dò, nhưng ác thay những khuynh hướng và thị hiếu của dân Mỹ thay đổi liên tục. Theo dõi phải rất kỹ, để nắm bắt cho trúng, rồi chính bản thân mình lại phải update liên tục, mới được lòng chính khách và dân Mỹ ! Nói tóm lại cái model dân chủ kiểu Mỹ không dể gì bắt chước được trong một thời gian ngắn, bởi dân chúng là thượng đế !

        Lão Ngoan Đồng
        Tổ sư Y trị :-) !

  5. Huong Nguyen says:

    Không biết ông Nguyễn Văn Khánh này có phải là ông Khanh, Giám Đốc chương trìng tiếng Việt của đài VOA? – người đã đưa ra 1 nhận định xanh rờn rằng ” mối tình CSVN-Mỹ sẽ kết thúc bằng 1 hôn nhân xinh đẹp trong vài năm nữa” ?

    Ông viết 1 bài hăm doạ những cái hại của (Tư Bản) Hoa Kỳ và Châu Au khi cấm vận Nga Sô nhưng không thấy ông nói gì về những cái hại của Nga Số đối với những trừng phạt như thế?

    Hiện nay, Hoa Kỳ vẫn còn là 1 cường quốc hàng đầu kể về cả kinh tế và quân sự. Thế mà khi đối diện với những thách thức của đối thủ thì chỉ biết sợ hãi về những cái hại cho mình. Tôi còn có danh từ gì để dành cho ông? – 1 người Mỹ bệnh hoạn?

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Dear Huong Nguyen,

      Thật ra theo tôi vấn đề phức tạp rất nhiều, nếu muốn mổ xẻ đến nơi đến chốn.

      Chẳng phải chỉ liên quan thuần túy giữa các bên tranh chấp, chính yếu là Nga với Mỹ và EU, mà còn có sự liên quan đến các thương lương quốc tế đang diễn có dính đáng đến các nước đang tranh chấp. Chẳng hạn chuyện thương thảo quốc tề về Bắc Hàn, Biển Đông, Iran, Syria … tất nhiên sẽ có ảnh hưởng ít nhiều ở đây. Bởi Nga vốn xưa nay vẫn là một “ông lớn” trên trường quốc tế, có quyền phủ quyết (veto) ở Liên Hiệp quốc và Hội đồng Bảo an LHQ. Nga lại có những quan hệ khá chặt chẽ với nhiều quốc gia, bởi nhiều lý do, trong đó không kém phần quan trọng Nga là kẻ bán vũ khí rất “hào phóng” (cứ tiền trao cháo múc, ko đặt điều kiện lôi thôi rắc rối ràng buộc, như nhân quyền nhân bánh …) cho các nước độc tài, kiểu như VN, Tàu … cho nên dễ kéo bè kết cánh với nhau , làm áp lực trên mặt trận ngoại giao và chính trị quốc tế.

      Chinh vì thế mà Mỹ và EU rất thận trọng khi cân nhắc áp dụng các biện pháp đối phó với Nga. Cũng nên biết Putin là tay liều mạng và vua mị dân, như qua thực tế ai cũng rõ, y biến tướng lúc tổng thống lúc thủ tướng rồi trở lại làm tổng thống … Tiêu phí hàng nhiều chục tỉ vào Thế vận hội mùa đông vừa qua ở Sochin, cốt để lấy tiếng, hơn là có lợi thực tế. Truyền thông Nga chỉ toàn tuyên truyền tung hô người hùng Putin. Đối lập và dissidents bị tận diệt ở Nga. Các tay activist quốc tế, như đám Green Peace, xâm nhập lãnh hải Nga phản đối bị hải quân Nga bắt trọn, giam giữ nhiều tháng, đưa ra toà kết án nặng, chẳng sợ một ai, mặc cho chính quyền các nước phương Tây phản đối.

      Về phần Hòa Lan, vua HL qua thăm theo chương trình ấn định sẵn, làm thinh íu dám bàn tàn chuyện này, mặc dù có người HL là thành viên của Green Peace đang bị Nga giam trái phép. Cuối cùng cả lũ phải nộp phạt nhiều tiền và được trả tự do nhờ cái gọi là “ân xá” của Nga ! Những nguyên thủ quốc gia, trừ mỗi Obama, của EU, trong đó có HL, đã muối mặt qua tham dự lễ khai mạc thế vận Sochi, không dám đá động đến phân biệt người đồng tính ở Nga. HL là nước sống nhờ xuất cảng, kiểu như VN hiện nay, cho nên sẵn sàng đi đêm với Nga, bởi thị trường của Nga lớn, thuận lợi cho HL làm ăn buôn bán, mong mau thoát ra khỏi suy thoái kinh tế kéo dài nhiều năm qua.

      Vả chăng EU lãnh Ukraine trong tình trạng bấp bênh về kinh tế, xã hội lẫn chính trị sẽ là gánh nặng rất lớn. Trong EU Hòa Lan lại là một nước đóng góp rất nhiều, nên họ có phần e ngại khi lôi kéo Ukraine về EU vào lúc này.

      Tâm trạng mỗi nước trong EU có khác nhau ít nhiều. Đụng vào thực tế, anh nào cũng lo giữ thân trước tiên trong lúc của khôn ngừoi khó hiện nay, nhất là các nước mạnh về kinh tế nhưng lại bé về diện tích, dân số như Hoà Lan, Bỉ, Luxembourg …, hay các anh to xác nhưng kinh tế yếu như Ý, Tây Ban Nha, Anh và cả Pháp nữa. Xem ra chỉ có mỗi Đức là đáng mặt anh hào nhất đám EU.

      Chính khách phương Tây rất thực tiễn, luôn luôn theo kiểu realpolitik, cho nên đừng nên tin vào những gì ho ồn ào tuyền bố.
      Cứ xem như vu Biển Đông, Phi Luật Tân đã ứng phó ra sao với Tàu cộng? Cách nay khoảng một năm đã xuống nước xin lỗi Tàu cộng, khi la ầm lên Tàu cộng xâm chiếm bãi đá ngầm của mình.
      Mới đây ở bãi Cỏ Rong bị Tàu cộng phong toả phải tiếp tế bằng máy bay đám lính trú phòng trên con tàu chiến cũ đã ủi bãi ăn vạ từ nhiều năm qua.
      Trong khi CSVN bỏ tiên mua được tùm lum vũ khí tối tân cho hải và không quân từ Nga ,còn Phi chỉ mua được vài thứ vớ vẫn của Mỹ bán cho. Bị Tàu cộng ức hiếp, nhưng thực tế Mỹ có động thủ được bao nhiêu bênh vực, khiến Phi cứ bị Tàu áp bức chả khác gì VN cả.
      Có lẽ vì thế mà Phi đã hổ trợ tối đa cho dissidents Việt Nam chống Tàu trong thời gian qua ,bằng cách cho học bổng học tập làm báo, nhân quyền … Dissidents của ta cũng transit qua Phi để đi Mỹ và sau đó transit từ Mỹ trở lại VN !
      Phi hiện nay là hậu cứ cho phía dân chủ VN (chả khác gì Thái Lan là hậu cứ cho phe ta chống Cộng và tàn quân Khmer đỏ chống bộ đội CSVN mấy thập niên trước)

      Còn nhiều điều cần bàn thêm, hen lúc thuận tiện hơn.

      Lão Ngoan Đồng
      Tổ sư Y trị :-) !

  6. SÓNG NGÀN says:

    CHƠI NHAU

    Chơi nhau rồi cũng đến hồi
    Biết ai ngang ngữa trên đời mới ngoan
    Một bên gấu trắng Putin
    Một bên gấu xám tên Obama
    Vật nhau mới quả hay đa
    Giành nhau cái xứ Ukraina mới tài
    Cứ mà cấm vận dài dài
    Cứ mà mệt mỏi lá bài Crưm
    Để xem đôi gấu thi quần
    EU đứng ngó có mần chi không ?

    NON NGÀN
    (18/3/14)

Leave a Reply to Nguyễn Thế Viên