WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Điện Biên Phủ: Có phải Mỹ định cứu Pháp bằng bom nguyên tử?

Lính Pháp ở Điện Biên Phủ

Lính Pháp ở Điện Biên Phủ

Cách đây đúng 60 năm, vào tuần lễ này, quân đội Pháp bị đánh bại bởi lực lượng Việt Minh ở Điện Biên Phủ. Nhà sử học Julian Jackson giải thích: Đó là một bước ngoặt lịch sử của hai quốc gia và của Chiến tranh Lạnh. Một trận đánh mà Mỹ đã toan tính dùng đến bom nguyên tử.

“Ngài có muốn dùng hai trái bom nguyên tử không?” Một nhà ngoại giao cấp cao người Pháp nhớ lại. Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ khi đó, John Foster Dulles đã hỏi người đồng nhiệm Pháp, Georges Bidault tại một cuộc họp ở Paris, vào tháng Tư năm 1954. Thời điểm mà quân đội Pháp đang chống cự trong sự tuyệt vọng với lực lượng cộng sản của Hồ Chí Minh, ở một vùng cao thuộc miền Tây Bắc, Việt Nam.

Trận Điện Biên Phủ lu mờ sau những can thiệp quân sự của Mỹ ở Việt Nam vào thập kỷ 1960s. Tám năm từ 1946 đến 1954, người Pháp đã đơn phương độc mã trong một cuộc chiến với cộng sản, để duy trì thể chế của mình ở miền Viễn Đông.

Năm 1949, Tại Trung Quốc, khi Đảng Cộng sản nắm được quyền lực, thì Đông Dương đã biến thành một chiến trường trọng yếu của cuộc Chiến tranh Lạnh. Trung Quốc đã cung cấp toàn diện cho Việt Nam. Mỹ có giúp đỡ Pháp về vật chất, nhưng những người lính Pháp phải chiến đấu và hy sinh đơn độc nơi chiến trường.

Cuối năm 1953, Tư lệnh Pháp, tướng Navarre đã quyết định thiết lập căn cứ quân sự tại thung lũng Điện Biên Phủ, một vùng cao cách Hà Nội 280 dặm. Thung lũng này được vây quanh bởi những ngọn đồi và rừng rậm. Pháp cho rằng họ có thể yên tâm cố thủ bên những sườn đồi, còn hậu cần tiếp vận qua đường hàng không.

Người Pháp đã đánh giá thấp khả năng pháo binh của đối phương. Pháo hạng nặng được vận chuyển vào trận địa, xuyên qua hàng trăm dặm rừng già, bởi hàng chục ngàn lao động mà trong đó có phụ nữ và trẻ em. Vào ngày 13 tháng 3 năm 1954, Việt Minh khai hỏa. Hai ngày đầu, hai ngọn đồi thất thủ. Đường hàng không trở nên vô dụng, thòng lọng cứ siết dần.

Trong tình huống sống còn, Pháp nhờ cậy đến Mỹ. Người chủ chiến nhất lúc đó là Phó Tổng thống Richard Nixon, nhưng ông không có quyền quyết định. Người chủ chiến thứ hai là Tổng trưởng Ngoại giao John Foster Dulles. Tổng thống Eisenhower bình tĩnh hơn, trong một cuộc họp báo, ông đã đưa ra học thuyết domino về khả năng cộng sản sẽ khuếch tán từ nước này qua nước khác.

Thứ Bảy ngày 3 tháng 4 năm 1954, đã đi vào lịch sử nước Mỹ như một ngày của sự chối bỏ chiến đấu. Bữa đó Dulles đi gặp các nhà lãnh đạo Quốc hội, nhưng họ khá cứng rắn, không đồng ý can thiệp quân sự, nếu Vương quốc Anh không tham gia. Eisenhower gởi thư cho Thủ tướng Winston Churchill rằng: Hậu quả sẽ khôn lường nếu để Điện Biên Phủ thất thủ.

Cũng khoảng thời gian đó, ở Paris, Dulles ngỏ ý giúp Pháp bằng việc dùng bom nguyên tử cấp chiến thuật.

Thực ra, Dulles không đủ thẩm quyền và cũng không có bằng chứng nào ông ta làm việc đó. Dường như, trong khoảng khắc giữa sống và chết đã làm người Pháp hiểu lầm, hay đó là lỗi của người phiên dịch.

Ông ấy (Dulles) không hứa rõ ràng, chỉ đưa ra đề nghị, và có thốt ra hai từ “nuclear bomb”. Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, Maurice Schumann kể lại trước khi ông qua đời năm 1998. Bidault phản ứng ngay, hình như ông từ chối đề nghị này.

Theo Giáo sư Fred Logevall, Đại học Cornell, Dulles có nói về một khả năng sử dụng hai hay ba trái bom nguyên tử loại nhỏ để đảo ngược thế cờ, nhưng Bidault không nhận lời. Ông hiểu rằng Việt Minh đã quá gần, tiêu diệt được họ cũng đồng nghĩa với việc xóa sổ cứ điểm Điện Biên Phủ mà trong đó có nhiều binh lính Pháp.

Cuối cùng thì người Mỹ đã không ra tay, còn người Anh thì từ chối thẳng thừng.

Tuần lễ cuối cùng ở Điện Biên Phủ là một trận đòn hiểm độc. Mặt đất đã hóa thành bùn máu. Cơn gió mùa ào ạt thổi về, những người lính của cả hai bên, cố bám vào miệng hố bom, hầm hào, gợi lên hình ảnh bi hùng mà thảm khốc của trận Vurdun năm 1916.

Ngày 7 tháng 5 năm 1954, Sau 56 ngày giành giật từng tấc đất, từng ngọn đồi. Pháp phải đầu hàng, với 1143 quân nhân chết, 1606 mất tích. Thương vong của Việt Nam cao gấp mười lần, người ta ước tính có 22 000 liệt sỹ.

Năm nay sẽ kỷ niệm hai sự kiện lớn: 100 năm ngày Thế chiến I bùng nổ, và 70 năm ngày Thế chiến II kết thúc. Chúng ta cũng đừng quên trận chiến này cách đây đúng 60 năm.

Trong lịch sử chỉ xảy ra một lần duy nhất, quân đội nhà nghề châu Âu thất bại trong một trận đánh quyết định với một thuộc địa của mình. Nó đánh dấu ngày cuối cùng của Pháp ở Viễn Đông. Nó đã truyền cảm hứng cho những thuộc địa khác. Không phải ngẫu nhiên mà chỉ vài tuần sau đó, cuộc nổi dậy ở Algeria bắt đầu. Người Pháp lại phải tham dự vào một cuộc chiến đẫm máu khác, lại cầm cự trong cô đơn, tuyệt vọng để lấy lại danh dự đã mất ở Điện Biên Phủ.

Tiếng nổ dường như vẫn còn rền rĩ ở Điện Biên Phủ. Cũng từ năm đó, Pháp bắt đầu chương trình vũ khí nguyên tử để răn đe.

Với người Việt thì Điện Biên Phủ mới chỉ là hiệp một. Người Mỹ không giúp người Pháp năm 1954, nên đã bị cuốn vào vòng xoáy của hiệp hai không lâu sau đó.

Tháng Năm 2014

© Trần Hồng Tâm phỏng dịch từ BBC
© Đàn Chim Việt

69 Phản hồi cho “Điện Biên Phủ: Có phải Mỹ định cứu Pháp bằng bom nguyên tử?”

  1. Điện Biên says:

    Chào các ông hai bên chiến tuyến, ” biết rồi khổ lắm nói mãi ” chuyện điện biên nay tôi xin copy
    chuyện dzui kể lại mấy ông ông nghe chơi về một ông tướng của bên thua trận :
    ” Chuyện “SINH VI TƯỚNG, TỬ VI THẦN” – của TRUNG TƯỚNG DƯƠNG VĂN ĐỨC.

    Huynh Trưởng Khánh đã kể tiếp câu chuyện ở Trại Cải Tạo Hoàng Liên Sơn như sau:
    Cũng nằm chung trại với chúng tôi, có nhiều Tướng Lãnh VNCH lắm. Có những vị Tướng lúc nào cũng giữ tư cách Tướng, anh em rất nể phục. Nhưng cũng có những Tướng Lãnh rất là nhàm chán. Tướng Đức là một trong ba Tướng . . . mồ côi, tức là không có thân nhân thăm viếng (Hai vị Tướng kia là Tướng Lam Sơn (Phan Đình Thứ) và Tướng Hồ Trung Hậu).
    Từ khi còn ở ngoài đời, sau vụ đảo chánh TT Diệm, sau vụ các Tướng Lãnh chỉnh lý lẫn nhau, Tướng Đức đã được coi như là một Tướng . . . Mát giây (điên). Chính tôi đã mục kích một lần, ông đứng ở góc đường Hồng Thập Tự và Thống Nhất, ngay góc Dinh Độc Lập, mà chửi bới Tướng Thiệu. Tuy nhiên, ông chửi bằng tiếng Pháp, nên tôi không rõ ông chửi những gì?
    Trong một buổi sinh hoạt đặc biệt của trại tù, để kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, một Đại Tá Việt Cộng, tên là Cao Nham, đã được Bộ Nội Vụ của chúng chỉ định đến trại để nói chuyện với các trại viên về chiến thắng này.
    Từ sáng sớm, anh em đã phải thức dậy lo quét dọn, xếp ghế ngồi để chờ tên cán ngố này đến. Cũng như thường lệ, anh em chúng tôi, dù là ở trong trại tù, vẫn giữ quân phong quân kỷ của riêng mình, nên các Tướng Lãnh được xếp ngồi trước, rồi mới tới hàng Tá, Úy . . .
    Tên Nham (nhở) nói chuyện vung cán cuốc, văng nước miếng tùm lum, ba hoa về cái mà chúng gọi là chiến thắng ĐBP.
    Nham vung tay la hét:
    Chiến thắng Điện Biên Phủ là một chiến thắng thần thánh,
    Chiến thắng Điện Biên Phủ là một chiến thắng to lớn của đảng cộng sản việt nam,
    Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đánh nhào Đế Quốc Pháp.
    Trong khi hoa chân múa tay, y để ý thấy Tướng Đức có cuốn sổ tay, đã lúi húi ghi chép những lời nói của y.
    Y thấy vậy lại càng sung sướng, nghĩ bụng:
    “Tên Tướng này . . . học tập tốt, nó phục tài ăn nói của mình nên mới ghi chép kỹ lưỡng như vậy, chứ thường thì mấy thằng tù cải tạo đâu có thèm để ý gì tới những lời nói của mình!”
    Vì thế, thay vì nói có hai tiếng, tên này hăng tiết chó mà nói thêm cả tiếng đồng hồ nữa.
    Khi nói xong, y theo thông lệ là tự vỗ tay khen thưởng một mình, rồi trịnh trọng hỏi các anh em Cải Tạo:
    “Các anh ngồi hàng đầu, chắc là cấp bậc “Tướng”, phải không?
    Khi được xác nhận như vậy, hắn vừa nói vừa chỉ tay vào Tướng Đức:
    “Tôi thấy có anh gì đây này, học tập tốt lắm, ghi chép cẩn thận! Có vậy mới mong được chóng về với gia đình chứ! Anh tên là gì nhỉ?
    Tướng Đức vẫn ngồi, trả lời lên:
    “Tôi tên Đức”
    Tên Nham hăng hái:
    “Anh đã ghi được những gì trong bài nói chuyện của tôi? Anh có thể đọc lại cho tất cả hội trường cùng nghe được hay không?”
    “Ấy, không được đâu! Tôi ghi chỉ cho một mình tôi thôi! Để tôi hiểu một mình tôi thôi, không ai được biết đâu!”
    Nham nghĩ rằng, Tướng Đức còn khiêm nhường, nên thúc dục:
    “Anh cứ việc đọc cho mọi người cùng nghe đi! Nếu có thiếu sót gì thì tôi bổ túc thêm cho anh, có gì đâu mà phải ngại ngùng! Đảng và nhà nước biết các anh chưa thấu triệt được những cái ưu việt của xã hội chủ nghĩa, nên không bắt lỗi gì đâu! Vì thế các anh mới phải học tập, chứ nếu các anh đã quán triệt rồi, đâu cần gì nữa! Cứ đọc cho mọi người nghe đi, tôi bảo đảm, không làm phiền gì anh đâu!
    Tướng Đức nhắc lại:
    “Tôi đã nói tôi viết thì chỉ có một mình tôi hiểu, một mình tôi đọc mà thôi! Tôi sợ đọc lên, mỗi người lại một ý kiến, phiền lắm! Thôi, cán bộ cho tôi miễn đi!
    Tên Nham đang ở lúc cao hứng, đâu dễ gì buông tha:
    “Thôi, nếu anh không muốn đọc, cứ đưa đây cho tôi vậy! Tôi sẽ xem qua và đọc lại cho mọi người nghe để cùng hiểu cho rõ!
    Tướng Đức nói lần cuối:
    “Được, tôi đồng ý đưa cho cán bộ xem. Nhưng tôi nói trước, đây là ý kiến riêng của tôi đó nha! Người khác muốn đọc, ráng mà hiểu, ráng mà chịu, đừng có đổ thừa tui”
    Một tên quản giáo vội vàng chạy lại nhận cuốn sổ tay của Tướng Đức, khúm núm đưa lên cho tên Nham. Tên này hớn hở tiếp lấy, sửa soạn đọc những lời vàng ngọc của y mà Tướng Đức đã ghi.
    Mọi người hồi hộp chờ đợi! Không biết Tướng Đức đã ghi những gì ở trong đó!
    Tên Nham vừa mới há miệng ra định đọc, thì mặt mày y đột nhiên tái xám lại! Miệng y mở ra mà không đóng lại được nữa, cứ há hốc ra, khoe những cái răng đen thui bám đầy khói thuốc lào!
    Tay y run lên, nước miếng từ trong miệng chẩy ra nhễu nhão! Mặt y đanh lại, cặp mắt quắc lên căm hờn! Y thở không ra hơi, nói không ra tiếng!
    Cả hội trường nín thở theo y!
    Một lúc sau, tên Nham mới bật ra được vài tiếng lắp bắp:
    “Bắt . . . Bắt . . . lấy tên phản động này!
    Bắt ngay lập tức!
    Đánh . . . Đờ . . . Đờ . . . Đánh cho nó chết rồi đem chôn!”
    Nó . . . Nó . . . dám hỗn láo với cách mạng! Nó dám chửi đảng cộng sản!
    Bắt . . . Bắt! Các đồng chí đâu?
    Bắt nó ngay lập tức cho tôi!”
    Những tên vệ binh đứng gác chung quanh vội vàng chạy lại chỗ Tướng Đức, chĩa súng vào ông, lên đạn rốp rốp, làm như chúng bắn ông ngay lập tức.
    Tướng Đức vẫn ngồi yên, bình tĩnh trả lời tên Nham:
    “Đánh chết rồi . . . đem ra . . . ăn thịt thì mới đáng nói!
    Chứ đánh chết rồi đem chôn thì có gì là lạ đâu!
    Tôi đã nói trước cho cán bộ rồi, tôi viết thì chỉ mình tôi đọc thôi, ai muốn đọc thì nấy ráng chịu!
    Cán bộ cứ muốn đọc thì tôi đưa! Sao cán bộ còn bắt lỗi tôi làm chi?”
    Tên Nham lại một lần nữa phùng mang trợn mắt, lắp bắp nói chẳng nên lời!
    Y ta cứ đứng đó, mặt mày tím bầm lại, mắt trợn trắng lên mà nhìn Tướng Đức, như muốn ăn tươi nuốt sống ông ta vậy.
    Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, với tư cách là Trưởng Phòng tù cải tạo, đã vội vã đứng lên xin cho Tướng Đức:
    “Xin cán bộ bỏ qua cho, không nên chấp nhất những ghi chú của anh Đức làm gì, anh bị . . . MÁT đấy mà, trong trại ai cũng biết cả!”
    Tên Nham gằn giọng hỏi lại:
    “Mát là cái gì?”
    “Mát tức là . . . điên, là khùng đó mà! Hồi xưa, anh Đức đã chứi cả Tổng Thống Thiệu, Phó Tồng Thống Kỳ nữa đó! Ông Thiệu cũng đã giận dữ đòi bỏ tù anh Đức. Nhưng khi biết anh ta bị khùng, nên lại tha!
    Xin cản bộ cứ hỏi tất cả anh em ở đây thì biết!”
    Thế là cả trại nhao nhao lên, ai cũng nói:
    “Anh Đức . . . Mát đấy mà, cán bộ chấp làm chi!”
    Tên Nham thấy cả trại đồng lên tiếng, cho rằng Tướng Đức . . . khùng, không lẽ y còn chấp nhất làm chi! Một người khùng, dù có chửi đảng cộng sản, cũng không có gì đáng nói. Nếu cho Tướng Đức là tỉnh, lời ông ta chửi sẽ bay đi khắp các trại tù khác, còn nguy hiểm gấp mấy!
    Suy tính một hồi, hắn . . . dịu giọng:
    “Thôi, nếu các anh nói anh Đức này khùng điên, thì tôi cũng chẳng chấp nhất anh ấy làm gì! Các anh đem anh ta về trại, trị bệnh cho anh ta chóng khỏi, để mà học tập cho tốt!”
    Rồi y chậm rãi xé nhó cuốn sổ tay của Tướng Đức đi.
    Thế là buổi lễ kỷ niệm chiến thắng ĐBP của bọn vc bế mạc không kèn không trống!
    Mấy ngày hôm sau, nhân một dịp đi làm lao động, vào lúc nghỉ trưa, anh em đã tụ họp chung quanh Tướng Đức để hỏi là, ông đã viết cái gì trong cuốn sổ tay, mà làm cho tên việt cộng tức giận tột cùng như vậy?
    Tướng Đức chậm rãi trả lời:
    Mấy em có nhớ cái thằng VC đó nó nói gì không?
    Nó nói: “Chiến thắng Điện Biên Phủ là một chiến thắng thần thánh”, goa (Qua) móc sổ ra ghi:
    “CON CẶC!”
    Rồi đóng sổ lại.
    Tới khi nó nói tiếp: “Chiến thắng Điện Biên Phủ là một chiến thắng vĩ đại của đảng Cộng Sản VN” goa lại móc sổ ra ghi:
    “CON CẶC!”
    Rồi lại xếp sổ lại.
    Rổi nó lại nói: “Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đánh nhào Đế Quốc Pháp”, goa lại móc sổ ra ghi:
    “CON CẶC!”
    Rồi lại đóng sổ lại.
    Nó muốn đọc, goa đã nói trước rồi, không nên đọc, goa chỉ viết cho goa đọc mà thôi. Nhưng nó cứ muốn đọc, thì ráng mà chịu, bắt lỗi goa đâu có được!”
    Tất cả anh em có măt lúc đó đều cười nghiêng cười ngửa vì những ghi chú mà Tướng Đức đã ghi trong sổ tay của ông.
    Hèn chi khi tên Nham há miệng ra định đọc những giòng chữ này thì bị mắc quai. Hắn ta đã tức tối xám mày xám mặt lại mà không biết làm gì!
    Cả bọn đã cười như chưa bao giờ được cười, không cần biết lúc đó đang đứng ở đâu? Và có ai rình mò gì hay không?
    Ai cũng muốn nói ra, viết ra câu trả lời giống như Tướng Đực đã trả lởi, nhưng đã không dám nói, không dám làm.
    Chỉ cỏ Tướng Đức mới dám nói, dám viết!
    Một người trong bọn lại hỏi thêm:
    “Trung Tướng không sợ nó trả thù, nó . . . giết Trung Tướng hay sao?”
    Tướng Đức đã khẳng khái trả lời, không có vẻ mát chút nào hết:
    “SINH VI TƯỚNG, TỬ VI THẦN!”
    Khi còn sống thì goa làm Tướng, có chết đi thì goa cũng thành Thần, sợ chi cái tụi gủy (quỷ) này!”
    Hồi còn cầm quân đánh VC, goa cứ đem quân đi gọm tụi nó lại một chỗ, rồi kêu pháo binh bắn tụi nó tan nát ra! Trận nào không gom được tụi nó, goa kéo lính về nghĩ khoẻ, chẳng chết người nào hết! Chỉ tiếc rằng hồi đó goa gom tụi nó hổng hết, để nay mới bị như dzầy!
    Hào hùng thay lời nói của Tướng Dương Văn Đức!
    Trong chốn tù tội, có những ai dám viết ra những giòng chữ ngạo mạn, chửi bọn VC như Tướng Đức đã làm?
    Tính mạng đang ở trong tay bọn VC khát máu, đã có bao nhiêu người đã ngang nhiên trả lời bọn VC, như Tướng Đức đã trả lời bọn chúng?
    Tôi nghe xong câu chuyện, cho rằng Tướng Đức xứng đáng được duyệt xét và chấp nhận là . . . “Đã phục vụ Tổ Quốc Việt Nam Cộng Hoà”
    Tiếc rằng Tướng Đức đã không có dịp qua định cư tại Úc.
    Bọn VC không dám giết Tướng Đức ở trại tù cải tạo, chúng đã thả ông ra và tìm cách giết ông một cách lén lút, rất là hèn hạ. Chúng đã đã cho người đi rình mò và đánh chết ông, dìm xác ông ở dưới cầu Hàng Xanh.
    Nguyễn Khắp Nơi – Nguyen Everywhere.

  2. Dao Cong Khai says:

    Nói chuyện tiếu lâm. Mỹ nó muốn đá Pháp đi cho lẹ để nó mang quân sang Đông Dương, làm tên sen đầm quốc tế ở đó mà. Nhưng cái ước mơ của Mỹ đã không trở thành sự tha^t. vì lẽ đơn giản là dân Mỹ không kiên nhẫn chịu đựng chiến tranh dài lâu được như bên VC.

  3. DâM TiêN says:

    Ta còn để ại gì không:
    Kìa non đá lở, này sông cát bồi…
    (VHC)

    Rồi CSVN cũng ra đi, tan hàng. Đó là một kịch bản, mà không phải là
    một tình hình như nhiều người thường nghĩ. Việt Nam = Kịch Bản.
    Kịch bản, có nghĩa là kết cấu đã được viêt ra trước. Amen, Alleluia.

    Sau khi CSVN tan hàng, biến đi như MTGPMN, như Liên Sô, như
    Đông Ấu, như …Trung Cộng…,như Việt Nam CỘng Hòa ( mẹ còn đi
    chợ đàng xa…)

    Thì ” miệng người đời” sẽ ca vãn gì gì về Cộng Sản VN nhẩy ?

    Tất cả công trình vĩ đại qua đói nghèo, sự tàn bạo, dối trá, lọc
    lừa, máu xương, chém giết, chia rẽ ly tan.. thì CS đang cố gắng

    lưu lại một chút lé loi : Trận điện Biên Phủ…lẫy lừng, lung lay… ?

    Ới a, Sử Tàu rồi cũng ghi lại, Sử Anh Pháp rồi cũng ghi lại ( trừ
    ra người Mỹ, dĩ nhiên! ) rang : ĐBP là cái bất tay nơi võ đài mới
    giữa Mỹ và Tàu, trên ngàn vạn thân xác tuổi trẽ Việt Nam.

    Hãnh diện cái gì mà cố tâm lưu lại, sau cái màn đêm thăm thẳm
    rợn rùng cộng sản ? Này non đá lở, nọ sông cát bồi…ra đi
    từ thuở luân hồi… ( Thiền sư DâM)

    thì

  4. Xả rác says:

    UncleFox nói

    “Nếu “Bác Hồ” không bán biển Đông cho Trung cộng thì dân miền Bắc chẳng đủ cứt để ỉa cho lãnh đạo cộng sản ăn, nói chi đến việc nặn ra vũ khí “giải phóng miền Nam” !
    . . . . . . .

    UncleFox thường than phiền BBT để những tên vô lại xả rác diễn đàn mà sao chính anh lại ăn nói sàm sỡ vô học thế?
    Chống Cộng thì cũng phải có văn hóa, đâu có chống cộng tục tĩu như bọn đầu đường xó chợ được, VC nó khinh cho

  5. Ngứa tai says:

    Nguyễn Trọng Đần nói

    “Sau năm 1945 , Churchill đâu còn… làm thủ tướng nửa ( trở thành lãnh tụ Đảng Đối Lập )
    Ngoài ra , Dulles làm gì mà hứa hẹn giúp Pháp bằng thả bom nguyên tử …. Thiệt là phun khói mù bậy bạ ! ( rumor )”
    ………..
    Nguyễn trọng Đần vừa dốt vừa ngu lại hay nổ bậy
    Im mẹ nó đi thì hay hơn, đừng xả rác diễn đàn

    Churchill lãnh đạo dối lập từ
    26 July 1945 – 26 October 1951
    Lại làm thủ tướng từ
    26 October 1951 – 6 April 1955

    Vào link
    http://en.wikipedia.org/wiki/Winston_Churchill

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Hay lắm!

      Ngồi câu, chờ mãi mới có người phản hồi dù rằng phản hồi không được đẹp lắm , lần sao nên nhã nhặn testing Qua trước rồi hãy phang thẳng tay sao, bởi Bạn phải nhớ cho KỸ , Wiki thì ai mà chả đọc được !!!!

      Ở ĐâY QUA CỐ TÌNH PHƠI RA MỘT VÍ DỤ CỦA CÁCH VIẾT CỦA BỌN SỬ GIA TRỌNG TRÍCH & BỌN GIÁO ĐIẾM SỬ DỤNG RẤT LỢI HẠI Ở MỌI SÁCH SỮ VÀ CHỜ BẠN ĐỌC PHẢN HỒI SỬA SAI ĐỂ MINH LÝ ( Reverse way )

      “Sau năm 1945 , Churchill đâu còn… làm thủ tướng nửa ( trở thành lãnh tụ Đảng Đối Lập ) ” _ Trọng Đần Tri’ch

      Thử đọc lại coi , mới đọc qua , có gì là trật , sau 1945 , WC không làm thủ tướng nữa , đâu có từ nào trong câu khẳng định rằng ông ta Vĩnh Viễn không làm thủ tướng nữa không?

      THẾ NHƯNG NGƯỜI ĐỌC SẼ CÓ CÃM GIÁC LÀ …”THAT’S IT” , ông WC sẽ không còn làm thủ tướng thêm nhiệm ky` nào nữa

      Bởi có Ý Nghĩ thế , nên khi khám phá ra Su That, WC còn…làm thủ tướng thêm một nhiệm ky` thì lật đật hớn hở phản hồi , phang cho đã tay đợi chờ bấy lâu mà không kịp testing kẻ mình sắp phang

      Khi bàn về tồn giáo , bọn giáo điếm cũng ghép… nữa vời như vậy từ các dòng trong kinh thánh để chứng minh Chúa lấy vợ lộn xộn…

      Cũng y chang như vậy , khi bàn về Việt Nam Cộng Hòa hay sử Việt Nam , chúng ta sẽ thấy các sử gia chỉ trích nữa vời , mà phần sự thật còn lại thì không thấy nói, phần MỸ bỏ bom thì ầm Ỷ , mà phần những pháo cối XHCN dội Vào đầu người dân thì im lìm, phần Cộng Sản tấn công thì la bài hãi , phần phải tháo chạy thì… trận đánh end ??!!

      Thành thử ra , người đọc có cãm giác như là Việt Cộng linh động trong chiến thuật , độc lập trong kế hoạch…còn Việt Nam Cộng Hòa thì te tua lệ thuộc THÔNG QUA LỐI VIẾT NỮA VỜI NÀY

      Thôi nhé , lần sao bạn nên lịch sự , testing tớ thêm vài lần cho chắc rồi hãy dũa… nhé.

      Lâu lâu , được dịp tưởng…”vồ được Qua”… nên… “over excited” nên kém nhã nhặn phải hông ?

      Next time .

      Merci DCV

  6. LeQuocTrinh says:

    Thân chào các bô lão trong Diễn Đàn,

    Tôi xin phép ngồi ké một chút để góp ý vài giòng với các lão, rằng:

    -” Mỹ nó thả hai trái bom nguyên tử trên hai thành phố kỹ nghệ của Nhật chính là để chấm dứt sớm thế chiến II ở Á Châu, vì rằng quân đội Nhật hoàng rất ư dũng mãnh, tinh thần yêu nước cực đoan cao độ có thể trở thành cuồng tín (điên cuồng kiểu Thần Phong cảm tử, không sợ chết), đi đôi với kỹ nghệ chiến tranh hùng mạnh lúc đó (vô địch Á Châu) thì càng dây dưa kéo dài càng tổn thất nặng nề cho Đồng Minh. Hãy xem trận chiến Cao Ly (TQ xua cảm tử quân tràn qua biên giới (sông Lục Đầu) chơi trò “chiến thuật biển người” đưa thân xác ra hứng bom đạn Mỹ đến độ hàng ngàn súng đại liên HK nổ liên tục nóng đỏ lên mà quân TQ cứ nhắm mắt tràn tới, thì sẽ hiểu vị trí HK như thế nào trong bối cảnh lịch sử thời đó”.

    Cho đến ngày nay, với mạng lưới Internet nhanh chóng, quảng bá sâu rộng vậy mà hãy còn nhiều tổ chức khủng bố chỉ muốn đem thân xác con người ra chơi trò kích động nhằm khơi mào thế chiến lần thứ III. Ngày nào hãy còn những chế độ CS độc tài, độc đảng sử dụng chính sách ngu dân và mỵ dân để đưa toàn dân vào con đường cuồng tín, ngày đó nhân loại chưa có hoà bình.

    Tôi không nghe các vị bô lão nhắc đến công lao tướng Arthur (Mỹ) đã giúp đỡ Nhật Bản khôi phục nền kinh tế, xây dựng lại công nghiệp nặng để ngày nay chiếm một vị trí cường quốc đáng nể trên thế giới. Tội ác chiến tranh của quân đội Nhật rất ư tàn bạo, hẳn dân tộc TQ và Nam Hàn (ngay cả VN) vẫn chưa quên. Các vị bô lão còn nhớ chứ ?

    Chào thân ái,

    Lê Quốc Trinh, Canada

  7. Nguyễn Trọng Dân says:

    Trích : ” .Thứ Bảy ngày 3 tháng 4 năm 1954, đã đi vào lịch sử nước Mỹ như một ngày của sự chối bỏ chiến đấu. Bữa đó Dulles đi gặp các nhà lãnh đạo Quốc hội, nhưng họ khá cứng rắn, không đồng ý can thiệp quân sự, nếu Vương quốc Anh không tham gia. Eisenhower gởi thư cho Thủ tướng Winston Churchill rằng: Hậu quả sẽ khôn lường nếu để Điện Biên Phủ thất thủ..”

    Sau năm 1945 , Churchill đâu còn… làm thủ tướng nửa ( trở thành lãnh tụ Đảng Đối Lập )

    Ngoài ra , Dulles làm gì mà hứa hẹn giúp Pháp bằng thả bom nguyên tử …. Thiệt là phun khói mù bậy bạ ! ( rumor )

Phản hồi