WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Dô đi! Dô nữa đi!

Đã bước qua tháng mười mà năm nay Pháp vẫn chưa vào thu. Trời nắng, không có giọt mưa. Phải chăng Ông Trời muốn bù lại tháng tám liên miên mưa gió? Tuy nhiên những sanh hoạt định kỳ theo thời vụ vẫn được tổ chức. Hội chợ rượu chát (Vins) khai mạc khá náo nhiệt nhờ tranh nhau hạ giá và đại hạ giá. Tuy nhiên, những thứ vins mắc tiền, từ 40, 50 euros / chai trở lên vẫn không hạ giá.

Hội chợ nông phẩm lớn nhứt hằng năm vẫn tổ chức ở Cửa Versailles (Porte de Versailles của Paris) . Bò, heo, cừu, … được nhà nông tắm rửa kỷ lưởng, trang điểm phấn sáp Dior, xịt dầu thơm Chanel thơm phức đón chờ những vị khách quan trọng tới vuốt ve, …

Năm nay, Ông Chirac, Cựu Tổng thống, không đi tới được vì bịnh hoạn khá nặng, đến nổi không bìết thắt dây giày cho mình. Trước đây, năm nào, ông cũng tới, kể cả lúc hết làm Tổng thống. Ông tới để xuề xòa với nông dân, với dân chúng đi hội chợ. Và bóc miếng phó-mát, miếng thịt nguội, ực một ly vin. Cái đẹp của Ông là ở đó . Không phải ông làm màu mè như những người khác. Cho nên ông được một phần lớn dân Tây thương tuy ông có làm ông Tổng thống không tài giỏi đi nữa.

Quê của ông ở làng Chirac vùng Corrèze, ở miền Nam. Ông là Tây thứ thiệt vì họ Chirac có gốc rễ mang tên đất. Còn các ông Sarkozy, Hollande, Mitterrand, là gốc ngoại quốc, tha phương tới xứ Tây cầu thực. Nội các của Ông Hollande hiện nay gồm tuyệt đại đa số dân gốc ngoại quốc. Trong đó có 2 người gốc á châu nhưng không phải Việt Nam. Phe ta có người có ăn học, vào tới vòng trong của đảng phái Hữu, tức TW đảng, nhưng vẫn chưa được giới thiệu ứng cử Địa phương của một thành phố lớn. Ứng cử Dân bìểu, còn lâu lắm. Nếu chọn bạn mà chơi cho có lợi cho bản thân mà chọn phe Hữu – vì phe Hữu nghịch với Tả, mà Tả là cộng sản – là một sự lầm lẫn căn bản. Phó-mát khó chia bớt cho người dưng. Trong lúc đó, phe Tả vì ý thức giai cấp, không có quốc gia dân tộc trong đó. Ai có khả năng đem lại lá phiếu là đồng chí, đồng chóe cả . Pháp vẫn là đất nước của mọi người mang thẻ căn cước tây. Phân biệt là kỳ thị.

Cũng ở hội chợ này, lúc còn làm Tổng thống, Ông Sarkozy bắt tay một nông dân trẻ, anh này từ chối với thái độ vô lễ. Tức giận, Tổng thống Sarkozy đã chửi thề, nhưng không giống dân Nam kỳ chửi thề “Casse-toi, Pauvre con… ! ” ( Chết mẹ mày đi. Đồ cái thằng mất dạy …) . Câu này trở thành thời danh. Mỗi khi có dịp, báo chí vẫn không quên nhắc lại. Những khuyết điểm của phe Tả thường được báo chí quên . Vì báo chí tây có tới 80% khuynh tả.

Nhắc qua một vài nét văn hóa nông nghiệp, cái gốc rễ của xứ Pháp, để thấy ” Thu thâu ” (Xuân khai, Hạ trưởng, Thu thâu, Đông tàng) nó có ý nghĩa thật sự của nó.

Lễ Hội lớn nhứt thế giới

Ở bên kia sông Rhin, tại Thành phố Munich / Munchen thuộc bang Bavière Miền Nam Đức, hằng năm, cứ tói ngày Thu phân, nhưng dân chúng lại lấy ngày mở hội là trưa thứ bảy của tuần cuối tháng 9 nên có khi nhằm ngày 20 / 22 hoặc 23 tháng 9 và kết thúc vào chủ nhựt tuần đầu tháng 10. Năm nay, lễ hội bắt đầu ngày 20/9 và sẽ bế mạc ngày 5/10 . Thế mà lễ hội mùa thu này mang tên là Lễ Hội Tháng Mười (Oktoberfest). Đó là Lễ Hội Bia thu hút khách thập phương kéo tới hằng triệu triệu người tham dự trong vòng mươi ngày hội ấy.

Lễ hội bia Đức. Ảnh mckenzienewsservice.com

Lễ hội bia Đức. Ảnh mckenzienewsservice.com

Năm nay là Lễ Hội kỳ thứ 181 . Từ ngày mở Hội tới nay, chỉ gián đoạn trong những năm chiến tranh.

Oktoberfest tổ chức trên khoảng đất trống rộng 42 mẩu có tên là «Đồng Cỏ Thérèse». Dân địa phương quen gọi vắn tắt «Đồng Cỏ» . Và ở người Bavière «Đồng Cỏ» lại có thêm nghĩa là Lễ Hội lớn. Thời gian còn lại trong năm, nơi đây cho thuê tổ chức những hội chợ, lễ lạc nhỏ và làm parking.

Vào ngày Lễ Tháng Mười hằng năm, có thêm vũ nhạc cộng đồng, nhà hàng ăn với những món truyền thống địa phương. Với số khách tham dự, với những lễ nghi, tập tục, trang phục màu sắc rực rở, có thể nói Lễ Hội Tháng Mười ở Munich/Munchen là một lễ lớn nhứt thế giới.

Lễ Hội Tháng Mười tồn tại qua bao nhiêu biến cố lịch sử nhờ nó có nguồn gốc bắt rể vào lịch sử Đức. Căn bản là nến văn minh nông nghiệp. Thợ thuyền, và nhứt là thợ thuyền vô sản, không có truyền thống vì không có gốc rễ. Họ sống, tập họp theo nhà máy. Cách tập họp của họ theo dạng đoàn lũ, dựa trên quyền lợi lao động, không có nội dung thiêng liêng. Khi xí nghiệp đóng cửa, họ kéo nhau đi chỗ khác. Sự tồn tại và có khi lớn mạnh căn cứ trên sự mâu thuẫn, xung đột công nhân với chủ xí nghiệp.
Lễ Hội Tháng Mười ra đời vào Tháng Mười 1810 nhân đám cưới của Vua Louis Ier Bang Bavière với Công chúa Thérèse de Saxe-Hildburghausen ngày 12 Tháng Mười 1810. Năm rồi, Lễ Hội, trong vòng 16 ngày, qui tụ về 6,4 triêu khách từ khắp thế giới.

Lễ khai mạc là một cuộc diẫn hành của hơn 8 000 người mặc y phục cổ truyền, quần đùi bằng da cho đàn ông, còn đàn bà mặc áo dài tay phùng, trước ngực mang tạp-dề máu sắc sặc sỡ. Công chúng quây quần trong những nhà lều uống bia và nghe nhạc. Mỗi năm, vào dịp lễ, Đức bán ra được không dưới 6 triêu lít bia. Đây là số bia, phần lớn còn đọng lại của năm rồi, nhân dịp này thanh toán sạch.

Bia đựng trong cái bô, tiếng thông dụng là Mass hay Chope với dung lượng 1 lít. Có cái hơn lít. Điệu nghệ uống bia ở Lễ Hội là phải uống một lèo cạn cốc mới có phép để cốc xuống. Đó còn là luật bất thành văn ở Lễ Hội Tháng Mười.

Các cô gái trẻ, xinh đẹp như tìên, y phục truyền thống xứ Bavière, mang tới chiêu đải khách 10 cốc bia, mỗi cốc 1 lít, gắn theo 10 ngón tay ngà ngọc.

Muốn tới đây tham dự Lễ Hội, người ta phải giử khách sạn, chổ ở, cả ở lều, trước một năm. Ngày xưa, người ở xa tới, có thể mang theo lều chỏng, tìm chổ đất trống cắm trại vài ngày. Nay chánh quyền không cho phép nữa.

Lễ Hội Tháng Mười ở Bavière vĩ đại, hoan lạc, có đời sống tới 181 năm vì nó bắt nguồn từ lịch sử, đậm nét văn hóa dân tộc . Thiếu những điều kiện này, chắc nó không thể tồn tại lâu đời mặc dầu có bia ngon, thịt cá ngon!

Lễ Hội Tháng Mười ở Việt Nam

Ở Việt Nam vào thời điểm này, từ Sài gòn ra Hà nội, người ta cũng háo hức mong đợi Lễ Hội Bia Tháng Mười.

Năm nay, Hội Bia Oktoberfest của Munich/Muchen trở lại Việt Nam là lần thứ 5 . Cũng như những lần trước, năm nay, Hội Bia được tổ chức khá giống như ở Đức, tức cũng lều trại, thức ăn của Đức và nhiếu thứ bia đức khác nhau . Dỉ nhiên, ở Việt nam, khi có hội hè đình đám, nhứt là có ăn nhậu, thì dân chúng tấp nập kéo tới rần rần . Có lễ là có nhạc . Hai ban nhạc dân tộc đức chia nhau cho Sài gòn và Hà nội làm cho Lễ Hội thêm phần tưng bừng, hào nứng.

Oktoberfest năm nay tại Hà Nội lớn hơn các năm trước vì nơi chọn làm lễ là khách sạn JW Marriott, với diện tích 1600 m2, có thể chứa tới 1000 người . Hội Bia sẽ diển ra 2 ngày tại đây.

Sài gòn tổ chức Hội Bia trước từ 10 Octobre và kéo dài một tuần rồi mới đưa ra Hà nội hai ngày, 23 và 24 Tháng Mười. Ông Giám đốc khách sạn Marriott nói trước báo chí đây là một Lễ Hội chưa từng xảy ra ở Hà Nội vì bề thế quá vĩ đại của nó. Về nội dung, bia đức chánh hìệu, các món thịt nguội từ Đức đưa qua. Khách tham dự sẽ cảm thấy như mình đang thật sự tham dự Lễ Hội Bia tại chánh quốc, chớ không phải ở Hà Nội!

Ở Sài gòn có nhiều nơi tổ chức Oktoberfest . Sài gòn Café, khách sạn Sheraton, …Khách vào bình thường như thực khách . Trả tiền cho phần ăn uống theo kiểu như bao bụng . Cũng phải tới cả triệu đồng . Thực phẩm, bia, đều từ Đức đưa qua cho dịp này.

Thế giới tìêu thụ bia các hiệu 182, 69 tỷ lít/năm, tức trong 1 giây, dân nhậu ực hết 5800 lít. Tàu từ năm 2003 bõ Mao đài, uống mỗi năm hết 42 tỷ lít bia . Đứng hàng thứ 7 trên thế giới, tăng lên 70% từ mươi năm sau này.

Nga uống mỗi năm 10 tỷ lít, đứng hàng thứ 1 ở Âu châu, qua mặt Đức, Tây-ban-nha . Pháp bị xếp hạng thứ 19.
Riêng Cộng Hòa Tìệp tính theo mức tiêu thụ /đầu người thì dẩn đầu danh sách đảng vìên đảng Lưu Linh suốt 17 năm qua.

Dô ! Dô đi ! (Yo ! Yo ! )

Người ngoại quốc tới Sài gòn không khỏi ngạc nhiên khi nhìn thấy dân Sài gòn uống bia với cục nước đá thật lớn trong ly. Ban đầu họ nghĩ ví khí hậu nóng nực, thường xuyên 30 °c . Nhưng sau đó, khi hiểu ra thì cục nước đá để làm loãng bia, người uống mới có thể uống từ sáng tới chiều được.

Và họ đều lấy làm thú vị hơn khi hiểu thêm biểu văn ở chầu cụng ly là «  1,2, 3 Dô! Dô nữa đi! Dô tới luôn bác tài!».
Văn hóa lưu linh trên đất nước xã hội chủ nghĩa thật vô cùng hào hứng!

Hồ hỡi đi dự Lễ Hội Tháng Mười

Ở Hà Nội, nhân dân đang mong đợi từ lúc thu phân để đi dự Lễ Hội Tháng Mười . Nhưng nhân dân thuộc đẳng cấp nào có thể vào tham dự Lễ Hội bởi vé vào cửa cho 1 người là 1 100 000 đồng + 10% TVA .

Vé bán trước tại vài ba địa điểm hoặc có thể liên lạc qua internet. Ban tổ chức là Hiệp Hội Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam.
Như vậy mới thấy không phải là nhân dân là có thể dự Lễ Hội Tháng Mười được. Tuy bình đẳng vì cùng xã hội chủ nghĩa với nhau. Nhưng nhân dân xã hội chủ nghĩa thứ thiệt chắc chắn không thèm vào mấy nơi này. Họ chọn nơi thoáng khoáng hơn. Và họ thoải mái «Dô! Dôi nữa đi! Dô tới bến luôn!». Từ sáng tới chiều.

Chuyện độc tài cai trị, chuyện dân chủ, nhân quyền, nước mất cho Tàu, …tất cả chìm trong đáy ly. Con người không tỉnh rượu được thì làm sao tỉnh chuyện khác? Mà đa số là thanh niên!

Chắc chắn chuyện Hồng Kông chưa có mấy người biết .

© Nguyễn thị Cỏ May

© Đàn Chim Việt

11 Phản hồi cho “Dô đi! Dô nữa đi!”

  1. Bia, rượu & thân phận phụ nữ Việt says:

    September 11, 2014 – (Trích ) Tác giả Trịnh Thanh Thủy : …Từ ngày có cơ hội được trở về thăm VN, tôi thấy được một điều, người dân nước tôi đang sa đà trong việc sử dụng rượu, bia một cách trầm trọng. Hơn bao giờ hết, quán nhậu mọc lên khắp nơi như một nhu cầu đòi hỏi khẩn thiết. Đầu đường, góc phố, hẻm nhỏ, đại lộ, trong chợ, ngoài sân, lề đường, cuối xóm. Nghĩa là bất cứ ở đâu, miễn là một nơi đủ để bày cái bàn và vài chục ghế nhựa con con, chủ quán đã có thể bắt tay vào việc mở quán mà lại phát đạt ra gì. Khi màn đêm buông xuống, thế giới của rượu bia sống dậy như một thứ “văn hoá nhậu” đặc thù của người Việt.

    Trong một bài viết trên VN Express tháng 8, năm 2012, một thương gia người Úc thường xuyên qua VN công tác đã nhận xét như sau:

    “Tôi đến TP HCM bất kể giờ tan sở hay trước khi tan sở cũng thấy trong những quán cafe, quán nhậu, quán cóc, nhà hàng đều đầy ắp đàn ông ngồi túm 5 tụm 3 uống bia”, Alex (người Australia) phản ánh và nhận xét “đàn ông Việt Nam lười quá”.

    Là một doanh nhân và thường xuyên sang Việt Nam công tác, Alex cho biết đây không phải lần đầu mà hầu như lần nào đến TP HCM, ông cũng thấy cảnh những người đàn ông bù khú nhậu nhẹt với nhau, bất kể là giờ nào. Ông kể: “Có hôm nhìn đồng hồ đã 6h chiều, lúc này là lúc cần ở nhà để xem có phụ giúp được gì cho vợ con không. Nếu vợ có con nhỏ thì mình nên giúp nhiều hơn, tại sao họ lại rảnh rỗi ngồi nhậu với nhau như vậy?. Tôi thắc mắc thì nhiều người bảo ở Việt Nam đó là chuyện bình thường. Trong khi phụ nữ có nhiệm vụ lo cho gia đình, con cái thì người chồng chỉ lo kiếm tiền. Nhiều ông còn viện cớ “đi nhậu để xã giao làm ăn “đến đêm mới về, vợ mà hỏi thì bị chửi, thậm chí còn bị đánh”.

    Theo một nghiên cứu đánh giá tình hình sử dụng và lạm dụng bia rượu tại Việt Nam do Viện Chiến lược và Chính sách y tế tiến hành, 63% người sử dụng rượu bia là nam giới, trong đó trí thức lại là nhóm có tỷ lệ sử dụng cao nhất.

    Người Việt tiêu thụ 1,3 tỷ lít bia và hơn 300 triệu lít rượu hằng năm, tức là bỏ ra hàng trăm nghìn tỷ đồng. Đó là chưa kể phí tổn điều trị các bệnh và tai nạn giao thông do lạm dụng rượu bia gây ra.
    Những hậu quả buồn bã xảy ra đằng sau việc say rượu, say bia đã ảnh hưởng xấu đến con cái, làm gia đình đổ vỡ, ly tán. Điều đau đớn nhất chính là các cảnh bạo lực đang được diễn ra hàng ngày ở khắp nơi trên đất nước từ tỉnh thành cho đến thôn quê. Các bản tin đăng nhan nhản trên báo giấy và các trang mạng đã cho chúng ta các thí dụ điển hình.

    - Từ Đức Toàn thường xuyên đánh đập, khiến vợ bế con bỏ nhà đi. Đi theo khuyên vợ về không được, Toàn đã dùng búa đánh chết vợ trong cơn say. (Nghệ An)

    - Trong cơn say rượu, người chồng đã nhẫn tâm lôi vợ vào phòng khoá trái cửa, rồi dùng ống nước, ghế, đánh vợ dã man, khiến chị vợ phải nhập viện điều trị trong tình trạng chấn thương nặng. (Quảng Trị)

    - Siu Phơr dùng thanh sắt đánh vào đầu vợ là Nay H Blơn bị tử vong. (Gia Rai)

    - Nguyễn Huy Vũ đánh chết vợ chỉ vì đang nhậu, bị gọi về ăn cơm. (Đắk Nông)

    - Sau khi đi ăn Rằm tại nhà một người quen, trên đường về, Lù Văn Xương đã đánh vợ là chị Lò Thị Liên đến tử vong. (Lai Châu)

    - Cha nghiện bài bạc, bia rượu, thường xuyên đánh đập vợ con, trong cơn say, đã dùng xăng đốt con, bé trai 8t bị bỏng 80%, cơ thể biến dạng, khuôn mặt hoàn toàn bị hủy hoại. (Quảng Ninh)

    - Chồng đánh đập vợ dã man, mặt bị biến dạng còn bắt vợ con ăn phân lợn. (Nam Định)

    - Say rượu đánh vợ tới chết, lấy lý do vợ làm mất đứa con trong bụng. (TP HCM)

    Sự ngược đãi và bạo hành nếu kéo dài năm này qua năm khác, sẽ khiến nạn nhân bị tổn thương không những ở mặt thể chất, còn ở tinh thần. Người phụ nữ bị đe doạ, đánh đập, hành hạ trong một thời gian dài sẽ trở nên sợ sệt, lo lắng, hồi hộp, trầm cảm và hàng loạt những bệnh tâm thần khác. Trong một xã hội chưa được phát triển nhiều như VN, cái ăn, cái mặc còn lo không nổi, nói gì đến việc điều trị, lại là bệnh tâm thần.
    ……………..

  2. tonydo says:

    Càng đọc Cỏ May càng thấy hay.
    Viết lách sao có duyên thế. (trích Cỏ May)

    (Chuyện độc tài cai trị, chuyện dân chủ, nhân quyền, nước mất cho Tàu, …tất cả chìm trong đáy ly. Con người không tỉnh rượu được thì làm sao tỉnh chuyện khác? Mà đa số là thanh niên!

    Chắc chắn chuyện Hồng Kông chưa có mấy người biết .) (hết trích)

    Biết làm chi cho nó mệt. “Cứ 1,2,3 Dô! Dô nữa đi. Dô tới luôn bác tài” rồi khi hoa mắt, loạng qoạng thì ngồi im mà ngắm mấy con Đầm đẹp hơn Tiên trên Trời mà Cỏ May post ở bài này là cứ như đang ở Thiên Đàng nơi Trần Thế rồi còn gí.

    Mẹ kiếp! Hồi trẻ coi tranh Tàu vẽ Hằng Nga, thấy sao mà đẹp thế. Bây giờ coi cái hình trong bài này mới thấy Hằng Nga nhà mình mũi tẹt, mắt hơi hí, miệng con nít, ngực thì lép xẹp.

    Cỏ May mang hình này vô thì “thanh niên nó làm sao mà tính chuyện khác được”.

    Thank you!

  3. Vũ duy Giang says:

    Năm nay có thêm “Hội Bia Bỉ”do sứ quán nước này tổ chức tại Hà nội,cũng vào tháng 10,như Hội Bia Đức ở VN do các khách sạn tổ chức để kiếm thêm tiền,và được đông người tham dự,VN nhiều hơn ngọai quốc,cũng vì dân VN cũng”hướng ngoại”,ngay trong chuyện”ăn nhậu”(Mắc-Đô,Pizza Hut,…),nên có(hay không)bất cứ lể hội nào,cũng là dịp để họ”1,2,3,Dzô nữa đi,Dzô tới bến luôn!”,thay vì chỉ đi”tầu nhanh” !

    Về tình trạng chính trường Pháp,thì ông Chirac bị bệnh,nên không xử dụng được dao,dĩa để ăn món”đầu bê”(tête de veau)mà ông thích,còn nước Pháp chuyên”nhập cảng”những nhân tài nước ngoài,để làm”Hoàng đế Pháp”(như Napoleon sinh ra tại đảo Corse,thuộc nước Ý vào thời đó),hoặc làm khoa học gia”Pháp”nổi tiếng như Marie Curie(dòng dõi Pologne),hay văn hào Jean-Jacques Rousseau(sinh ra ở Genève,Thụy Sĩ),v..v…Phải chăng vì vậy mà trong chính phủ Pháp, thời Đệ tứ Cộng Hòa(4è République),đã có 1 bộ trưởng đen(dòng dõi Sénégalais,Phi châu)là bạn học cùng trường Cao đẳng Sư Phạm(Ecole Normale Supérieure)với TT.Pompidou(5è République),còn bà Bộ trưởng Fleur Pellerin trong chính phủ Pháp hiện nay sinh ra ở Nam Hàn,được làm con nuôi 1 gia đình Pháp từ nhỏ.Chỉ có người VN ở Pháp là chưa bao giờ được vào làm trong chính phủ Phủ Pháp,
    dù có 1 ông BS dòng Việt,dọn đến quận 13 mở phòng mạch,hô hào dân Á châu bỏ phiếu cho đảng hữu(UMP),nhưng sau đấy ông này chỉ được gắn huân chương”Lérgion d’honneur”,mà không được chức vụ gì khác! Cũng như 1 ông Việt-Hoa(sinh ra ở Chợ lớn)khác,cũng được gắn huy chương này,vì có thời ông về VN làm cho công ty bảo hiểm Pháp AXA,gặp gỡ ông Jean Pierre Raffarin(khi đó làm Maketing Manager cho 1 hãng Pháp)ở đây.Sau này,khi ông Raffarin được TT.Chirac cho làm thủ tướng,thì gắn cho ông Việt-Hoa hân chương”Légion d’honneur”,chớ,không cho làm bộ trưởng!

    Phải chăng người Âu Mỹ,dòng dõi VN,không có khiếu(hay tàii?)để tham gia chính trưởng bản địa, và cả chính trường VN nữa?!

  4. Builan says:

    “… Chuyện độc tài cai trị, chuyện dân chủ, nhân quyền, nước mất cho Tàu, …tất cả chìm trong đáy ly. Con người không tỉnh rượu được thì làm sao tỉnh chuyện khác? Mà đa số là thanh niên!

    Chắc chắn chuyện Hồng Kông chưa có mấy người biết . © Nguyễn thị Cỏ May

    _ Tôi thấy vô cùng thâm thúy , tế nhị, chính xác !!! Kính bái tuổi trẻ CHXHCN VN (công hèn xuống hang cho ngưa Vem nô ) DO DO DO

  5. nguyễn tiến sĩ says:

    Tui cũng là đệ tữ của Lưu Linh nhưng sao không biết ở VN cũng có Lễ hội tháng Mười ? Nhưng nếu có thì chắc chắn cái lễ hội này được du nhập vào VN bỡi cái đám “Lao động hợp tác” trở về từ Đông Đức .Ở VN thì ngày nào cũng là lễ hội tháng Mười cả , người ta nhậu từ sáng đến tối ,từ tối đến khuya … nhậu xĩn rồi về giết cha giết mẹ ,giết vợ giết con ,lập băng đãng rồi chém nhau … Đây cũng là một cái ưu việt của chế độ XHCN mà từ khi đàn bò vào thành phố đả tạo nên .

    Ngày xưa khi thực dân Pháp cai trị VN , chúng đầu độc thanh niên bằng rươu và thuốc phiện ,để làm cho từng lớp thanh niên trở nên bạc nhược,yếu hèn để cho quên đi ý thức đấu tranh .Thế cho nên mới có câu :”Nam vô tữu như kỳ vô phong” để kích thích thanh niên uống nhiều vô .
    Bây giờ ,bọn CS cũng làm lại y chang cái thủ đoạn của thực dân Pháp trước đây ,nhưng có lẽ cái hậu quả còn khũng khiếp hơn thời thực dân : chỉ cần đão qua một vòng các báo lề phải thì cũng đủ thấy .

  6. Mr.X says:

    “Chuyện độc tài cai trị, chuyện dân chủ, nhân quyền, nước mất cho Tàu, …tất cả chìm trong đáy ly. Con người không tỉnh rượu được thì làm sao tỉnh chuyện khác? Mà đa số là thanh niên!
    Chắc chắn chuyện Hồng Kông chưa có mấy người biết .”

    Ê cái kết của ông/bà Cỏ May này dzô dziên thấy bà! Lạc đề à nghen!
    Dzô!! 100%, dzô! Cần gì khách sạn sang trọng, cần gì đợi tới tháng Mười mùa Thu. Dzô mọi lúc, mọi nơi. Thử nhìn coi, có phải dân ta nhất thế giới không? Mỗi tỉnh đều có vài nhà máy bia. Muốn nhậu là nhậu, giờ làm cũng nhậu, giờ tan sở về cũng nhậu. Nhậu tăng ngân sách, nhậu cho đời thăng hoa. Công nhân nhậu trong quán cóc, dưới gốc cây, khi cần tưới luôn cho cây đời tươi tốt. Nông dân nhậu trong sân, trong vườn, nhậu xong thằng nào chọc ghẹo tức khí chém thấy mẹ nó. Đại gia thì nhậu nhà hàng khách sạn, có chân dài chân ngắn chăm lo.
    Ôi, chuyện Hồng Kông hay Chợ lớn thì… kệ mẹ nó, có Đảng lo. Vớ vẫn. Dzô!!

  7. Gator says:

    Làm gì cũng được, ăn chơi thả giàn đừng chạm đến đảng CS là OK.

  8. Ban Mai says:

    Hihi… mới nhìn thấy mấy người đẹp cầm ly bia ứ hự… là đã say tít rùi… thì nàm thao còn nhớ zì chiện khác nữa? Huống là cuốc ra đại… xị?

  9. Choi Song Djong says:

    “Hội chợ nông phẩm lớn nhứt hằng năm vẫn tổ chức ở Cửa Versailles (Porte de Versailles của Paris) . Bò, heo, cừu, … được nhà nông tắm rửa kỷ lưởng, trang điểm phấn sáp Dior, xịt dầu thơm Chanel thơm phức đón chờ những vị khách quan trọng tới vuốt ve, …”.

    Cũng nên xức dầu thơm cho con lừa Sarko và cù lần Hollande vì hai con này ngoài tài gái gú ra thì chẳng làm được gì cho nước Pháp đang nợ ngập đầu gần 2 ngàn tỷ euros nợ công.

  10. Dân Việt says:

    Chiều tối đi qua các quán ăn, quán cốc bên đường thấy nhiều thanh niên tụ tập bên bàn nhậu nâng cốc vô… vô …. Nghĩ về Hongkong mà thấy buồn cho VN. Có mất nước chắc họ cũng chẳng quan tâm, để cho ĐCS lo.

Leave a Reply to Choi Song Djong