WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Một thời tuổi trẻ dấn thân cho quê hương

dcaytoiMy

Nhân ngày anh Nguyễn Văn Hải tự Điếu Cày (ĐC) được trả tự do, nhưng lại không được ở lại sinh sống và đấu tranh tại quê hương Việt Nam yêu dấu, theo ý muốn của mình, mà lại “bị” xuất cảnh sang Mỹ, giống như một thứ hàng hóa được trao đổi giữa hai chánh phủ, Cộng sản Việt Nam và Hoa Kỳ!

Chúng ta đều biết  Hoa Kỳ là một nước tự do dân chủ, lấy ý kiến dân làm gốc (Quốc hội). Các vị dân cử của Thượng và Hạ Nghị viện Mỹ muốn nhà cầm quyền Việt Nam phải tỏ thiện chí là Việt Nam phải có tự do Tôn giáo, tự do dân chủ và nhân quyền, trước khi họ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.

Do vậy chính phủ Mỹ khuyến cáo, nếu Việt Nam muốn nhận được ưu đãi Mỹ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, thì Việt Nam phải thả các tù nhân lương tâm nổi tiếng đang bị giam giữ như Lê Quốc Quân, Nguyễn Thị Minh Hạnh, Điếu Cày.v.v. . .

Một số tù nhân đã được thả (riêng Lê Quốc Quân thì chưa) trước khi lệnh cấm bán vũ khí sát thương được gỡ bỏ. Mãi đến ngày 21 -10-2014 thì tù nhân Chính trị  Nguyễn Văn Hải tự Điếu cày mới được trả tự do, nhưng phải sang Mỹ định cưvì ‘Lý do nhân đạo’! Chỉ vì Điếu Cày cương quyết không chịu ký vào bản “nhận tội” và xin khoan hồng theo ý Hà Nội mong muốn . Tuy cai tù đã thúc ép anh nhiều lần,  kể cả việc đe dọa lẫn dụ dỗ, nếu anh muốn được trả tự do sớm hơn. Vì lúc đó Điếu Cày đang thụ án tù 12 năm. Thực ra đây là một bản án lưu vong biệt xứ( không có án lệnh). Rất khắc nghiệt cho một nhà đấu tranh cho tự do dân chủ của đất nước!

Có những khi

Mùa thu về cảnh báo chuyện buồn hơn

Có những khi giọt nước mắt lăn dài đêm vắng chẳng biết rơi về đâu

Có một điều chắc chắn là anh sẽ không còn nghe tiếng chó sủa về đêm

Và tiếng gõ cửa chết người chẳng bao giờ còn tiếp diễn nơi đây

 

Nhưng giấc ngủ không được êm đềm

Thu ơi lá vàng vẫn rơi đều sương trắng mùa cổ tích

Tan hoang vọng tưởng đềm báo thảng thốt trong tiếng uất nghẹn

Vô vàn khúc bi thương tiếng dương cầm ai oán

Tích lũy tầng tầng lan đầy mặt đất

Mắt vừa chợp trời đã tỏ

tiềm thức của anh mãi còn ác mộng

Em sẽ không còn lo sợ anh bị bắt lại

Con sẽ không còn khóc thét khi ba bị đẩy lên xe

Nhưng anh bây giờ làm tên tội đồ biệt xứ

 

Hoa đã được quàng lên cổ

Những bữa tiệc tự do mọi người đang chúc tụng

Nhưng có nỗi buồn nào hơn trong lòng người đã bị án mất quê hương./

                       ( Mùa thu và tên tội đồ biệt xứ )

*

Tôi chợt băn khoăn nhớ lại , ngày đầu tháng năm, ca sĩ Khánh Ly về thăm Việt Nam . Không biết ca sĩ có nghĩ đến cuộc đấu tranh cho Tự do Dân chủ và nhân quyền đang diễn ra rất gay gắt và khốc liệt giữa người Việt Nam đang sống ở hải ngoại và nhà cầm quyền độc tài Cộng sản Việt Namhay không?

Tôi cũng còn nhớ, trên đĩa dvd của Trung tâm Thúy Nga khi chị Khánh Ly mặc trang phục đen hát bài Kỷ Vật Cho Em, và nhiều bài hát nữa để cho mọi người đau buồn nhớ về cuộc chiến tang thương đầy mất mát đã qua.

Như chúng ta đã biết, Chính phủ Việt Nam đang luôn cố gắng muốn che giấu ách độc tài Đảng trị, đồng thời muốnlàm thay đổi bộ mặt “lương thiện” của họ trước  thế giới nói chung và Hoa kỳ nói riêng, để mong đạt được mục tiêu ưu đãi thương mại TPP.

Tôi đoan chắc, sự đắn đo và băn khoăn sau một thời gian dài cân nhắc , có nên về Việt Nam để hát cho khán giả hâm mộ (fan) chị nghe hay không?

Nếu chỉ vì khán giả hâm mộ hay vì tiền (nghe nói bên VN họ trả cát sê rất cao), có lẽ chị sẽ không về, dù lòng nhớ thương người hâm mộ có da diết cách mấy đi chăng nữa . Có lẽ vì một lý do  thiêng liêng , bí ẩn nào khác nữa chăng?  Vì suy bụng ta ra bụng người, ai là người sinh ra lại không thương nhớ quê hương mình?  Nhất là kẻ ly hương “nơi đất khách quê người”, hơn thế nữa chị lại là một nghệ sĩ đa cảm, làm sao không nhớ nhung, mong ước được trở về để thăm nơi chôn nhau cắt rốn, nơi ghi dấu bao nhiêu là kỷ niệm đẹp, hay những kỷ niệm chua xót đắng cay.

Có lẽ vì dư luận thính giả thầm lặng  hay chống đối ở hải ngoại , khiến quyết định về hay không về nước, là một khó khăn cho một người nghệ sĩ nổi tiếng từ hồi còn sống ở trong nước, trong thời kỳ chiến tranh Quốc Cộng đến ngày Cộng sản cưỡng chiếm miền Nam, đến nay đã 40 mươi năm. Và hơn nửa thế kỷ làm nên tên tuổi lớn lao bên cạnh một tên tuổi lừng danh khác:Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Thật khó có cặp ca nhạc sĩ nào nổi tiếng, được người nghe nhạc  ‘ Yêu và Ghét ‘ đến như vậy trong lịch sử âm nhạc hiện đại Việt Nam.

Dù cho bạn có thích hay không thích,  hoặc vì quan điểm chánh trị  có bất đồng đi chăng nữa, thì tên tuổi của Khánh Ly đã gắn liền với tên tuổi của người nhạc sĩ có tâm huyết, hết lòng yêu đất nước, yêu dân tộc  mình-  Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn – qua những hoạt động đấu tranh đòi hỏi những thế lực tham chiến, phải chấm dứt một cuộc nội chiến tương tàn vừa qua. Hóa ra Trịnh Công Sơn là người đã phải hứng chịu hai làn đạn Quốc , Cộng lúc sinh thời!

Thiết nghĩ phải có một sự thôi thúc nào mãnh liệt ghê gớmở trong lòng , mới khiến chị Khánh Ly quyết định đi về Việt Nam, nhất là trong lúc này , quân Tàu phỉ đang nhe nanh , dơ vuốt muốn nuốt trửng Biển Đông của chúng ta. Mà nhà cầm quyền hiện tại lại hèn nhát không giám đương đầu quyết liệt chống lại chúng. Nếu không vì tình yêu mến quê hương và người bạn thủy chung đã một thời tuổi trẻ làm nên tên tuổi cho chị, như có không ít lần, và mới đây chị bộc lộ “ Anh (TCS) là một nửa đời sống của tôi “ thì có lẽ Khánh Ly sẽ không về? ( Đây chỉ là một suy đoán  riêng của một số người hâm mộ và của cá nhân người viết )Vì chuyện về nước của chị , đã gây nên một làn sóng ngộ nhận trái chiều bất lợi nhiều hơn là thuận lợi ở hải ngoại.

Dầu sao thì tên tuổi Khánh Ly có được ngày hôm nay, cũng là do những khán thính giả sống ở miền Nam Việt Nam  tự do trước đây , và hiện đang sinh sống ở hải ngoại đã nuôi dưỡng và gắn bó, đồng thời một lần nữa làm nên tên tuổi cho chị mang tầm vóc quốc tế. Phải thế không?

Không ít người cho rằng , việc Khánh Ly về nước sẽ có ảnh hưởng đến việc đấu tranh chung của đồng bào hải ngoại đang nỗ lực đấu tranh đòi tự do nhân quyền cho Việt Nam.

Việt cộng sẽ có lợi thế để  rêu rao tuyên truyền trước dư luận ở trong nước và quốc tế, về Dân chủ Tự do và Nhân quyền ở Việt Nam hiện nay. Rằng việc gán cho Việt Nam không có tự do và nhân quyền là do một số phần tử phản động chống phá chế độ mà thôi , còn đại bộ phận người Việt hải ngoại  đều ủng hộ chúng. Bằng chứng là nhiều ca nhạc sĩ đã về trình diễn ở Việt Nam mà không bị cản trở gì về phía nhà cầm quyền, cộng với một số người có tiếng đã về việt Nam làm ăn sinh sống.

Hầu hết chúng ta đang sinh sống ở những đất nước tự do trên khắp thế giới đều khao khát và đấu tranh cho đất nước, đều ước muốn dân tộc ta có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Dân tộc ta được tự do tư tưởng, tự do tôn giáo,  và nhân quyền được tôn trọng. Nhưng dưới chế độ độc đảng Cộng sản hiện thời, tất cả đều không có. Nếu có chăng thì chỉ là nửa vời, hay nói láo ngụy biện, để họche dấu tuyên truyền với quốc tế, hầu  nhận được sự giúp đỡ và đầu tư của thế giới hằng quan tâm muốn giúp đỡ một dân tộc đã phải chịu nhiều đau khổ, chịu nhiều mất mát vì đã rất khốn khổ trong thời gian vừa thoát khỏi một cuộc chiến tranh vô cùng thảm khốc và giai giẳng trước đây. Nhất là sự nhân đạo của dân chúng Mỹ, họ muốn hàn gắn phần nào vết thương chiến tranh mà họ đã gây ra cho dân tộc chúng ta.

Viết đến đây người viết, cũng như nhiều người  tự hỏi: Liệu chánh phủ Mỹ có thực tâm giúp Việt Nam giành lại được tự do dân chủ và nhân quyển không?

Thưa có. Không những chánh phủ Mỹ muốn giúp đỡ Việt Nam mà họ còn muốn giúp đỡ những nước khác chưa có tự do dân chủ và nhân quyền trên thế giới nữa. Nhưng sự giúp đỡ ấy phải đi song song với quyền lợi của đất nước Hoa Kỳ! Đó là điều mà chúng ta phải am tường, và khắc cốt ghi tâm. Vì cái chân lý muôn đời là Freedom và Human right  không thể cho không. Thường là phải có đi có lại, trao đổi này nọ,  nhiều khi cũng phải trả bằng nhục nhã và cả xương máu!

Cũng cần ôn lại một chuyện đau lòng của lịch sử, không thể phai mờ trong tâm trí mỗi con dân của Việt Nam Cộng Hòa trước đây. Hồi còn mặn mà với dân tộc chúng ta, Hoa Kỳ đã nói với dân chúng Mỹ và cả thế giới rằng, Nam Việt Nam là tiền đồn của Thế giới Tự do, để có lý do chính đáng đưa hơn nửa triệu quân Mỹ và đồng minh sang Việt Nam chiến đấu với Việt Cộng và khối Cộng sản Thế giới to lớn. Thế nhưng sau đó một thời gian dài bí mật đàm phán điều đình với Trung Cộng, người ta thấy Trục Bắc Kinh và Washington đi về, qua lại của ngoại trưởng  Henry  Kissinger  lú đó mỗi ngày như cơm bữa, rồi cuối cùng cũng vì Quyền Lợi của nước Mỹ, Việt Nam bị bán đứng và cuối cùng bị rơi vào tay Cộng sản  ngày 30 – 04 – 75! Trước đây  40 năm như mọi người đều biết.

Vậy thì cuộc mặc cả trao đổi để trục xuất một anh blogger Điếu Cày khỏi Việt Nam để có lợi cho quyền lợi của Washington có nghĩa lý gì cơ chứ! Tuy anh đã được hưởng quyền tự do.

Một điều nữa, trong trường hợp của đất nước ta. Muốn có được tự do dân chủ và nhân quyền, trước tiên phải do chính những người dân đang sống trong nước là người quyết định.

Chúng ta có muốn đất nước chúng ta thoát khỏi nạn độc tài Cộng sản hay không cũng là do chúng ta có quyết tâm và dũng cảm, có muốn đấu tranh đòi hỏi Đảng cầm quyền hay không? Nếu mọi người ý thức được tự do dân chủ và nhân quyền là cần thiết cho dân tộc , thì mọi người phải như một , tức là phải biết đoàn kết, tránh chia rẽ vì khác biệt tôn giáo, chánh kiến, đảng phái v.v. . .

Và ý thức giữa lời nói, quan điểm và hành động là một .

Cũng không nên chụp mũ và hồ đồ kết án người khác là thân cộng khi sự kiện chưa được sáng tỏ, làm rõ, chỉ vì người đó không thuộc phe cánh của mình, hay hoạt động đấu tranh khác biệt của họ không giống như suy nghĩ của số đông . Tất cả những  phe phái khi đối thoại với nhau phải ôn hòa, miễn sao cho có lợi cho việc đấu tranh chung vì quyền lợi tối cao của dân tộc.

Do vậy, khi bàn về chuyến về nước vừa rồi của Khánh Ly đa số đồng hương không hoan nghênh và đồng tình, nếu không nói là đáng tiếc .

Chúng ta đều biết, hầu hết ca sĩ ở hải ngoại đã về Việt Nam biểu diễn và kiếm sống , hay ca sĩ trong nước ra hải ngoại, đó là quyền tự do và cách chọn lựa làm ăn của họ. Song trường hợp của Khánh Ly  thì khác, vì chị có một tầm vóc ảnh hưởng chánh trị lớn lao hơn, người Việt Nam hâm mộ nhiều hơn, nên chính bản thân chị cũng đã phải cân nhắc một thời gian dài những năm trước đây. Trước khi chuyến về nước biểu diễn của Khánh Ly được chị và gia đình quyết định.

*

Trở lại việc anh Điếu Cày vừa được nhà đương cuộc Việt Nam trả tự do. Nhưng lại trục xuất anh ra khỏi quê hương đi biệt xứ, trong khi đất nước và hàng ngũ những người đấu tranh đang cần có anh ở quê nhà tiếp tay với họ. Đây là âm mưu thâm độc của Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ đích của họ nhằm làm “chảy máu” những nhà đấu tranh cho tự do dân chủ có tâm huyết và tầm vóc, giống như trước đây họ đã trục xuất Dương Thu Hương, Trần Khải Thanh Thủy hay Cù Huy Hà Vũ. . .

Khi trả lời phóng viên đài RFA về việc tranh đấu của mình. Anh đã khẳng định là “vẫn tiếp tục, đấu tranh đòi tự do dân chủ bằng phương tiện truyền thông  internet theo cách làm của mình “.

Nhiều khi quyết tâm và với suy nghĩ của mình, theo blogger  Điếu Cày (ĐC) thì anh vẫn có thể tiếp tục cuộc đấu tranh ở hải ngoại. Nhưng theo suy nghĩ của nhiều người thì cuộc đấu tranh ở nước ngoài sẽ không dễ thực hiện như anh đã suy nghĩ.

Thứ nhất./  Theo luật  di dân của chính phủ Mỹ, thì việc anh Điếu Cày được Mỹ cho  phép nhập cảnh theo diện tỵ nạn ( Refuge ). Mà theo diện tỵ nạn , anh sẽ được chánh phủ trợ giúp thực phẩm  (Foodteam), y tế và tiền trợ cấp trong vòng 6 tháng. Sau 6 tháng anh phải đi tìm việc làm và tự lo liệu đời sống của mình, ( Có thể sẽ có những cơ quan thiện nguyện Mỹ, Việt giúp đỡ ) cũng giống như những cựu tù nhân chánh trị H.O trước đây khi tới nước Mỹ.

Anh Điếu Cày năm nay trên dưới 60, kể như đã “già” sau khi hết trợ cấp phải đi tìm việc làm, mà đi xin việc làm hợp với khả năng của mình thì rất khó với tuổi tác này, chưa kể sức khỏe có còn ổn định như trước khi ở tù. Để chu tất về tài chánh cho cuộc sống thường ngày đã khó khăn,  lại phải lo nghĩ miếng cơm manh áo và việc an nguy cho vợ con ở Việt Nam. Tôi nghĩ đó là những việc anh cần tiên liệu.

Thứ hai./  Anh ĐC còn gia đình, vợ con còn sống ở Việt Nam mà tâm nguyện của anh thì muốn gia đình được đoàn tụ. Nếu anh tiếp tục đấu tranh thì e rằng Việt cộng sẽ gây khó khăn, bức hại . (Ai cũng biết hồi cụ Hoàng Minh Chính sang đây chữa bệnh, rồi khi về nước chúng hành hạ ra sao. Kể cả việc làm đê tiện hạ cấp là cho bọn côn đồ vất chất dơ cứt đái vào nhà, hành hung. . .)

Thứ ba./  Trong những ngày mới đặt chân ra nước ngoài, chắc chắn  ĐC sẽ được mọi người nồng nhiệt tiếp đón . Nhưng rồi ra , sinh hoạt chánh trị của người Việt ở Mỹ phức tạp, Anh ĐC khó mà làm vừa lòng hết mọi người , mọi phong trào, đảng phái,  khác về quan điểm đấu tranh của mình. Liệu anh có còn giữ vững tinh thần để tiếp tục công việc hay không?

Đó là những khó khăn bước đầu mà ĐC sẽ gặp phải.

*

Dù sao, thì việc Anh ĐC được trả tự do và đã đến được nước Mỹ- Đất thánh của tự do dân chủ- an lành sau những ngày đấu tranh và sau 6 năm rưỡi bị giam cầm tù tội, điều đó cũng giống như những anh lính Việt Nam Cộng Hòa viên chức Chính quyền cũ trước đây mà thôi!

Và chúng tôi cũng xin chân thành chúc mừng anh. Cầu chúc anh sẽ thành công trong công cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ đất nướctrong giai đoạn mới, không ít khó khăn.

© Quỳnh Thi

© Đàn Chim Việt

 

3 Phản hồi cho “Một thời tuổi trẻ dấn thân cho quê hương”

  1. Góp ý says:

    Bài phản hồi của Tiên Ngu quá đầy đủ và chính xác. Cám ơn!

  2. Tien Ngu says:

    Thưa,

    Đọc cái bài này, anh tác giả dẫu có rất là…khéo léo, nhưng Tiên Ngu vẫn thấy được cái mùi….thum thũm…

    Nhất là cái đoạn anh tác giả bơm anh nhạc sỉ Trịnh cộng Sơn. “Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn – qua những hoạt động đấu tranh đòi hỏi những thế lực tham chiến, phải chấm dứt một cuộc nội chiến tương tàn vừa qua. Hóa ra Trịnh Công Sơn là người đã phải hứng chịu hai làn đạn Quốc , Cộng lúc sinh thời!”

    Đòi hỏi theo kiểu này, mà cái đòi hỏi…bất lương, nếu không có máu bất lương thì cũng có máu…ngây thơ, mắt hí.

    Không có phe Cộng khõi động chiến tranh giãi phóng miền Nam, cho dân miền Nam…sướng hơn, thì làm gì có cuộc chiến…tương tàn? Có…dòi hỏi, thì phải đòi hỏi phe Cộng ngưng chiến mới đúng chớ? Đòi hỏi cả hai bên, té ra VNCH cũng là kẽ gây nên cuộc chiến à?

    Cho nên, cái đòi hỏi này của anh nhạc sỉ Trịnh công Sơn, thiệt là…lợi hại, nó làm cho cả triệu fans của anh ta cũng xúm nhau…đòi hỏi theo…sư phụ. VNCH thành ra cũng là tội phạm trong việc gây nên chiến tranh tàn phá quê hương dân tộc…

    Cuộc chiến…xong rồi, thì anh nhạc sỉ ôm đàn đi theo phe Cộng luôn!
    Điều đó nói lên rằng thì là sau khi thanh toán…tội phạm, ta trở thành…chánh nghĩa! Dân VN từ nay được…giãi phóng khỏi tay kềm kẹp của Mỹ Nguỵ, sướng…rên mé đìu hiu…

    Thiệt là trên cả…bất lương.

    Kể từ khi Cộng….giãi phóng miền Nam, thì trò khỉ, ai cũng thấy rỏ, Nam bắt đầu giống Bắc, chịu đói, chịu láo đến…mấy đời. Em nào hên, thì vượt thoát, em nào…tới số, thì vùi thây trong rừng sâu hay làm mồi cho…cá trên biển Đông…

    Hàng triệu…giọt lệ rơi, trên toàn thế giới. Khóc thương cho thân phận người VN…
    Anh nhạc sỉ…tỉnh rụi, chớ có hề…phãn chiến, cho phải đạo làm người.

    Ấy thế, khi Cộng láo lấy tên anh nhạc sỉ đặt tên đường, thì fans trong ngoài vỗ tay nghe muốn…điếc con rái. ( chắc anh tác giả Quỳnh Thi này vỗ lớn nhất…)

    Hỡi ơi,, không biết fans…ngu hay Tiên…ngu?

    • lê thịnh says:

      Hay thiệt, thế mới gọi là cái nhìn và đánh giá toàn diện và sắc sảo. Không ai có thể đòi hỏi tên cướp và người bị cướp ngừng giao chiến được cả. Cuộc chiến chỉ ngừng khi kẻ cướp trả lại món đồ đã cướp!

Phản hồi