Trong quyển “Đèn Cù”, ký giả Trần Đĩnh tiết lộ đã nghe Hồ Chí Minh nói tiếng Hẹ của dân tộc Hakkard rất lưu loát, thấy “Bác” rất thích thú đi dạo chơi thành phố Móng Cái và biết rất rõ thành phố này mặc dầu “Bác” mới đến đây lần đầu tiên năm 1960. Ký giả Trần Đĩnh nghĩ rằng “Bác Hồ” đã có ở trong thành phố Móng Cáy khá lâu. Suy nghĩ này phù hợp với một vài chi tiết trong lý lịch của Hồ Tập Chương: Năm 1931, Hồ Tập Chương bị bắt tại Quảng Châu cùng một thời gian với Nguyễn Ái Quốc (bí danh Tống Văn Sơ) đang bị giam giữ tại Hong Kong. Sau khi được Cộng sản Tàu giải cứu, Hồ Tập Chương đã đến vùng rừng núi Quảng Tây khai thác hầm mỏ từ năm 1932 đến 1933. Kể từ đó, ông ta không còn liên lạc với gia đình nữa. Khi ở Quảng Tây, Hồ Tập Chương có nhiều điều kiện thuận lợi để đi qua Móng Cáy hoạt động cùng cô Bí thư một Chi bộ Cộng sản tại thị trấn biên giới này.