WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thanh Sơn Bành Thanh Bần, người tải đạo bằng thơ

Nhà thơ Thanh Sơn Bành Thanh Bần

Nhà thơ Thanh Sơn Bành Thanh Bần

Khi đặt bút viết những dòng chữ này, trong ngăn kéo chứa những thi sĩ dám tử vì thơ của tôi, không chỉ còn hai ông thương binh cùng mất chân trái, ở hai phía của cuộc chiến tranh đẫm máu, nước mắt vừa qua Hoàng Cát và Luân Hoán ngự trị nữa. Mà có lẽ, nhiều người đồng ý với tôi, phải điền thêm tên nhà thơ Thanh Sơn Bành Thanh Bần vào ô kéo đó. Bởi, đọc và nghiên cứu ông, ta thấy ngoài Thanh Sơn Bành Thanh Bần thơ, dường như còn có một Thanh Sơn Bành Thanh Bần đang chơi thơ và nuôi thơ khác.

Thật vậy! Nếu Hoàng Cát ước ao kiếp sau lại được làm thi nhân, Luân Hoán vẫn như hạt bụi bám hoài vào thơ, thì Thanh Sơn Bần Thanh Bần lại kỳ quái hơn, đêm về bỏ vợ ôm thơ:“Công danh lợi lộc chẳng màng/ Đêm đêm thao thức gọi Nàng Thơ ơi!“
Hôm rồi, không hiểu nhà thơ Thế Dũng (Berlin) kiếm đâu mấy tập thơ của Thanh Sơn Bành Thanh Bần, gửi tặng cho tôi và bảo, họ Bành có bút lực ra phết đấy. Thật ra, tôi đã đọc thơ của TS Bành Thanh Bần, tuy chưa nhiều, nhưng đặc biệt những bài thơ trào phúng có sức công phá, chống lại cường quyền mạnh mẽ của ông gây cho tôi xúc động mạnh. Do vậy, nhận mấy tập thơ của ông, tôi đọc ngay, đọc một mạch.

Nhà thơ Thanh Sơn Bành Thanh Bần sinh năm 1946, trong gia đình thuần nông, tại Gia Lâm Hà Nội. Ông là lính thông tin, thuộc Bộ tổng tư lệnh thông tin từ năm 1965, nơi chuyển đi những mệnh lệnh chiến đấu đến các chiến trường ABCZ. Hết chiến tranh, ông làm việc trong ngành giáo dục một thời gian. Sau đó ông chuyển sang tự hành nghề kinh doanh. Từ đây, ông lập ra Qũi hỗ trợ văn chương và cuộc sống, nhằm giúp đỡ các văn nghệ sĩ nghèo xuất bản sách cũng như đời sống thường nhật.

Yêu là như vậy, nhưng ông đến với thơ văn rất muộn. Có lẽ, do cuộc sống gia đình hoặc tài năng thơ phú của ông phát tiết muộn chăng? Tuy nhiên, việc đến sớm hay muộn không nói lên điều gì cả, mà chỉ có tài năng và nhân cách thực tại mới làm nên chân dung một người nghệ sĩ đích thực.

Có thể nói, thơ Thanh Sơn Bành Thanh Bần được chia thành hai mảng, tình yêu và thế sự trào phúng rất rõ rệt. Sở trường của ông là thơ lục bát, nhưng những bài hay lại nằm trong thể tự do cũng khá nhiều. Nếu như thơ tình yêu của ông đằm thắm nhẹ nhàng bao nhiêu, thì thơ trào phúng của ông lại mãnh liệt, can đảm bóc trần sự thật và đập thẳng vào bộ mặt của chế độ đương thời bấy nhiêu. Để từ đó bật lên nỗi đau, mất mát của đất nước, con người.

*Tình yêu, sự nhân bản trong thơ văn và con người

Nếu không có sự chiêm nghiệm, dồn nén bấy lâu, đã bước vào cái tuổi xưa nay hiếm, thì Thanh Sơn Bành Thanh Bần không thể cho ra lò năm, sáu tập thơ trong thời gian ngắn như vậy. Sự trăn trở, tích lũy ấy đã ủ chín tâm hồn cũng như thơ ông.
“Viết Ở Chùa Hương“ thuộc thể ngũ ngôn là một bài thơ đủ độ chín như vậy. Sự sẻ chia và đùm bọc ấy, đã được tác giả mượn nơi cửa phật để hình tượng hóa nó. Tuy vậy, hình ảnh ẩn dụ này đọc lên, ta vẫn cảm thấy mộc mạc, gần gũi. Và từ đó hiển hiện lên rõ nét cái qui luật tuần hoàn, trong mối quan hệ cuộc sống, con người, được xuyên qua cái nhìn nhân bản của nhà thơ:

“Tôi ăn mày cửa phật
Bạn lại ăn mày tôi
Những mảnh đời cơ nhỡ
Ngửa tay xin “lộc“ người…“

Cũng như nhà thơ Luân Hoán, mỗi bài thơ của Thanh Sơn Bành Thanh Bần là một câu chuyện đời. Chín nhát cuốc bổ xuống nền nhà, hay là chín nhát cuốc bổ vào hồn em, người đàn bà bị chồng rời bỏ, trong ngày lễ động thổ làm nhà. Lễ Động Thổ Vắng Anh, là một trong những bài thơ viết theo thể tự do hay của Thanh Sơn Bành Thanh Bần, đọc lên làm ta không khỏi bùi ngùi xúc động. Dù bi thương, và cay đắng tột cùng trong sự chia ly ấy, nhưng dường như Thanh Sơn Bành Thanh Bần vẫn mở ra một lối thoát, một hy vọng:“Bóng ai động bên thềm, có phải anh không?“ Vâng! Đó là tấm lòng vị tha của tình yêu, của con người với con người trong xã hội đảo lộn tùng phèo này, mà tác giả đang phải đi tìm lại…

Tôi nghĩ, hai khổ thơ cuối là hay nhất trong bài. Tuy nhiên, trong câu:“ Nước mắt của trời hay nước mắt của em…?“ có hai đại từ sở hữu của.., nên đổi cụm từ nước mắt của em thành nước mắt em rơi, thì câu hỏi tu từ: “Nước mắt của trời hay nước mắt em rơi?“ không chỉ nối được mạch thơ, bật ra hình tượng so sánh trời đổ mưa với nước mắt em rơi, mà còn nhạc tính hơn chăng?

“….Chín nhát cuốc bổ vào nền nhà có động đến trời xanh
Các con bíu chặt em
Trời đổ mưa nặng hạt
Bát nhang cúng ngoài trời ngơ ngác
Khói ngoằn ngèo bay lên, bay lên
Nước mắt của trời hay nước mắt của em…?
Ngôi nhà sắp xây bến đỗ bình yên
`Mong đón anh về dù chỉ một lần hay mãi mãi
Khấn thầm với trời xanh
Lòng em thắt lại
Bóng ai động bên thềm, có phải anh không?“

Có người cả đời làm thơ, in thơ, nhưng chỉ là người thợ (thơ), nhưng có người đôi khi chỉ viết một tập, hay một bài thơ đã trở thành thi sĩ. Thanh Sơn Bành Thanh Bần không thuộc hai típ người trên. Thanh Sơn Bành Thanh Bần làm thơ không phải ông muốn trở thành nhà thơ. Với ông, thơ chỉ là sự giãi bày những suy nghĩ, tình cảm biến đổi trong tâm hồn. Và hơn thế nữa, nó còn là công cụ hữu hiệu nhất để ông vạch trần cái ác, cái giả dối lưu manh của xã hội đương thời.

Khi đọc lục bát Thanh Sơn Bành Thanh Bần, thì cảm giác trong tôi, quả thật, không chỉ còn một Nguyễn Trọng Tạo, bước ra từ ca dao lục bát để làm mới lại thơ nữa. Mà còn có một TS Bành Thanh Bần trẻ trung, phá cách hơn. Thơ lục bát tuy dễ làm, nhưng khó hay, nhất là lục bát tình yêu hay lại càng quí hiếm. Và không phải cứ nhà thơ, hoặc người có trí năng làm thơ lục bát sẽ hay hơn. Ta có thể thấy, Đồng Đức Bốn không phải là người học cao, vốn từ ít, nhưng ông đã làm nên một hiện tượng lạ. Bởi, ông có tài (bẩm sinh) sử dụng từ ngữ. Những từ rất dân dã, cũ kỹ nhưng ông đã đặt nó đúng vị trí, văn cảnh gây bất ngờ cho người đọc, đương nhiên nó trở thành từ mới, nghĩa mới. Thanh Sơn Bành Thanh Bần cũng vậy, ông không chỉ có tài về sử dụng ngôn từ trong thơ, mà còn luôn nghiên cứu, tìm tòi làm mới nó.

Trên Tản Viên Sơn là một bài thơ lục bát, nhưng Thanh Sơn Bành Thanh Bần đã gây bất ngờ cho người đọc, bởi cái ngắt dòng, xuống nhịp rất mới lạ. Đứng trên núi Tản, nơi gặp gỡ giao thoa của đất trời, trong cái bồng bềnh của giờ phút linh thiêng ấy, dường như người thi sĩ đã tan vào trời đất, hay đất trời đã hóa vào thi nhân. Để rồi, chẳng biết tóc em đổ xuống hay mây ngã vào anh, làm cho người thi sĩ phải bàng hoàng thảng thốt. Đây là một bài thơ hay, được in trong tập Rượu Trời của ông. Tôi nghĩ, cùng với thời gian, tập thơ này sẽ làm nên chân dung người thi sĩ Thanh Sơn Bành Thanh Bần:

“Bất ngờ
nàng ngã vào tôi
bất ngờ
ngã một nụ cười vào mây
bất ngờ
mây ngã trên tay
tóc nàng đổ xuống ngã đầy vai tôi“

Có thể nói, Thanh Sơn Bành Thanh Bần không những có sự tưởng tượng, liên tưởng phong phú, mà lời thơ của ông cũng rất sáng và đẹp. Bài thơ Chiều tuy không phải là bài thơ hay của ông, nhưng đoạn cuối đẹp, có sự liên tưởng mang tính đặc trưng độc đáo mà tôi thích. Đọc nó, dường như thời gian trả lại cho tôi cảm giác chơi vơi trong chiều chớm thu tĩnh lặng, chỉ có lá vàng khựng lại dưới chân em. Vâng! cái thời của tuổi hai mươi. Và giờ này phải xa người, xa Hà Nội đã gần ba mươi năm rồi.
Chẳng biết có phải Thanh Sơn Bành Thanh Bần mượn hình ảnh sang đường của em để viết về phố chiều Hà Nội, hay mượn cái chơi vơi của Hà Nội để vẽ sự mong manh của em trong dòng người đông đúc ấy?

“…Sang đường
em nép vào tôi
dòng sông khựng lại
chơi vơi phố chiều…“ (Chiều )

Khó ai có thể phủ nhận cái chất trẻ trung với lời và tứ thơ mới lạ trong lục bát Thanh Sơn Bành Thanh Bần. Vẫn Mưa là một bài thơ như vậy. Những khổ thơ đầu là một loạt câu hỏi tu từ xao động nội tâm của người thi sĩ, nhưng đến đoạn cuối được đẩy lên, bất ngờ bật ra cái tứ, kết lại làm cho cả bài thơ hay đến lạ lùng:

…Sông Hương
thuyền vẫn gác sào
tình anh
em vẫn neo vào lưng ong?
Trường Tiền
cong nét mi cong
nhớ anh đừng chớp
kẻo dông bão về“

Ngoài những câu thơ ngắt dòng, chuyển nhịp Thanh Sơn Bành Thanh Bần rất táo bạo đưa cả thủ pháp vắt dòng, bẻ câu, có dòng chỉ một từ (nối) vào lục bát. Sự làm mới hình thức và nhịp điệu này, gây được cái bất ngờ thú vị cho người đọc. Thật vậy, hai câu thơ dưới đây, nếu vẫn để ở vị trí sáu, tám như thông thường, khi đọc sẽ khúc khắc như những câu khẩu ngữ bình thường mà thôi:

“…vắng nhà
Bạn đến thăm chơi
Rượu
Hai ta đã cai rồi
Buồn chưa?” (Rượu trời)

Có thể nói, Thanh Sơn Bành Thanh Bần có duyên với thơ lục bát. Ông viết đủ mọi đề tài, những cái tưởng là nhỏ nhặt tầm thường, ấy thế mà đưa vào thơ làm cho người đọc cũng phải rưng rưng: Để anh đi tất cho em/ Đêm qua lại thức trắng đêm, ốm rồi. Cái thời thơ ca tắc tị đang được tung hô này, đắm đuối với lục bát như Thanh Sơn Bành Thanh Bần, quả thật quí hiếm vô cùng. Và tôi tin, nếu ca dao lục bát là hương thơ của hồn quê, thì Thanh Sơn Bành Thanh Bần đang đi tìm lại cái hồn quê ấy.

*Những bầy sâu cổ đeo Caravat

Không phải là những người nghiên cứu văn học dân gian, nhưng có lẽ, không ai trong số chúng ta không biết từ thuở chưa có chữ viết, ông cha ta đã sáng tác, truyền miệng những bài thơ hò vè châm biếm những thói hư tật xấu, đả kích, chống lại cường hào thống trị. Có nhiều bài đã vượt qua năm tháng, vẫn còn giá trị nguyên vẹn đến ngày hôm nay. Tuy ở mức độ khác nhau, nhưng thời nào, thế hệ nào, chúng ta cũng có những cây bút can đảm lưu giữ, khai mở cho dòng thơ trào phúng.

Có lẽ, khi người Pháp đặt ách đô hộ trên toàn lãnh thổ nước ta,là thời kỳ văn thơ trào phúng phát triển mạnh mẽ nhất. Nếu như đất Bắc có Nguyễn Khuyến, Tú Xương, miền Trung xứ Quảng Tú Qùi, thì nam Bộ xuất hiện hai nhà thơ trào phúng tài danh Học Lạc và Nhiêu Tâm. Sau này, chúng ta có thêm một Tú Mỡ trào phúng, được xem là nhà thơ sáng giá nhất văn học hiện đại. Từ 1954 chính trị áp đặt lên văn học ở miền Bắc, nhưng vẫn rải rác xuất hiện những bài thơ châm biếm của Đặc Công, Ngũ Liên Tùng, Yên Thao…Và những tên tuổi quen thuộc Tú Lắc, Đồ Ngông, Thanh Hoàng…ở miền Nam, hải ngoại.
Nhưng đến khi đọc và nghiên cứu Thanh Sơn Bành Thanh Bần một cách có hệ thống, tôi mới thấy ngoài tình yêu thơ ca, ông còn dấn thân thực sự cho đất nước và dân tộc bằng chính những trang thơ phê phán, đấu tranh của mình. Có thể nói, cho đến nay, Thanh Sơn Bành Thanh Bần là một trong số rất ít các nhà thơ ở trong nước đủ can đảm điểm mặt chỉ tên rõ ràng đám quan tham, đầu nậu chính trị, những tên bán đất, bán nước bán cả linh hồn. Chính sự can trường ấy, làm cho trang thơ của ông nóng hổi tính thời sự, và những biến cố đau thương đang xảy ra từng ngày trên thân gầy đất mẹ.

Hình ảnh những con sâu cổ đeo cà vạt đỏ đã được Thanh Sơn Bành Thanh Bần hình tượng hóa một cách độc đáo từ những kẻ núp bóng Đảng đang đục khoét, tàn phá đất nước. Và cũng chính chúng đang khiêng dần nước Việt đi chôn. Đây là hình ảnh mới, một sự sáng tạo có ý nghĩa sâu sắc, tài tình của tác giả:

“Bát nào nhìn cũng thấy sâu
Cổ đeo cà vạt tươi mầu máu tươi!
Bầy sâu nhung nhúc khắp nơi
Sẽ đưa đất nước đến thời diệt vong!” (Những Con Sâu Cổ Đeo Cà Vạt)

Đọc thơ trào phúng Thanh Sơn Bành Thanh Bần, ta thấy nó không dừng lại trong cái châm biếm đả kích, trào lộng gây cười nữa, mà đã được đẩy lên mức đấu tranh, phản kháng với ý thức rõ ràng. Và nếu không đứng về phía người cùng khổ, thì ông không đủ can đảm lột bỏ tấm bình phong, mà bấy lâu nay người ta cố tình che đậy cho đền đài ấy:

Xin hỏi Quốc hội là ai?
Là cánh tay được nối dài Đảng ta?
Là Chậu hoa của Vườn hoa
Thêm hương, gọi bướm gần xa vẽ vòng…? (Nghị Gật)

Với Thanh Sơn Bành Thanh Bần, Quốc hội chỉ là chậu hoa trang điểm, thì những con rối ấy chắc chắn cùng với Đảng đưa đất nước đến con đường đói nghèo, mất rừng, mất biển là điều hiển nhiên:

“Nước nhà đang cảnh suy vi
Bao nhiêu vấn nạn, dậy đi các ngài!
Tiền dân nuôi, họp dài dài
Họp tìm lối thoát, ngủ hoài vậy a?
Bảo sao dân tức chửi cha
Mấy “lão nghị gật” làm ta đói nghèo!” (Nghị Gật)

Ngài Tổng bí thư tức là Đảng, nhưng dưới ngòi bút của Thanh Sơn Bành Thanh Bần: “Ngài Tổng Bí không tròng” thì sự tăm tối mù quáng ấy sẽ là ngõ cụt cho dân tộc ta phải đi đến:

“Thưa Ngài Tổng Bí không tròng
Ngài cũng than: Đảng không “trong” như là
Suối Lê trong núi Mác ra
“Một bộ phận của Đảng ta… “đục” rồi””. (Thế Lực Thù Địch)

Nhìn bậc tiền nhân câu cá, trái tim mẫn cảm của thi nhân quặn thắt lại. Bởi hình ảnh, trong cái ma quái bẩn thỉu của đồng tiền, Đảng đẻ ra một loạt thứ quan ngu dốt, lưu manh kết quả phôi thai từ bán mua, bất chợt hiện về. Có thể nói, bài thơ trào phúng nào của Thanh Sơn Bành Thanh Bần cũng hay, từ ngữ ngắn gọn, cô đọng giầu hình ảnh liên tưởng, nó như ngàn mũi tên nhọn xuyên thủng màn đêm đen của xã hội đương thời. Chúng ta đọc lại bài Đứng Trước Tượng Cụ Lã Vọng để thấy rõ điều đó:

“Tiền nhân
Câu đến bao giờ?
Vị thủy
Cá cứ nhởn nhơ từng đàn…
Hậu nhân
Bán ruộng, tậu quan
Chẳng câu
Cá cứ xếp hàng…
Cắn câu…”

Thứ quan phôi thai từ bán mua ấy được nhân lên, sinh ra từng bầy sâu bọ tiếp tục đục khoét, tàn phá đất nước. Đọc Thằng Nào Cũng Măm, ta không chỉ thấy được cái sự thật thối tha ấy, mà còn thấy được sự thẳng thắn can đảm của nhà thơ:

“…Thằng nào khi đã làm quan
Mà không bóp nặn dân gian muôn hình?
Chó đâu chê cứt chúng mình…”

Dường như có một chút chua chua, đanh đá trong thơ, nhưng kỳ lạ thay, nó lại đúng y phóc với cái bản chất bẩn thỉu đê tiện của bọn trọc phú quan tham. Sự so sánh dân dã này, cười đấy, nhưng nó để lại cái chua chát, quặn đau trong lòng người đọc:

“Bao nhiêu thứ lỗ trên đời
Nhân dân gánh chịu, hỏi trời có hay?
No cơm ấm cật ngày ngày
Hành cho các cháu thân gày xác xơ…
Lỗ mồm chúng thật nhớp nhơ
So “lỗ” các cháu… hơ hơ, cháu buồn…”(Lỗ Mồm)

Với tôi, thơ Thanh Sơn Bành Thanh Bần là thơ sống, bởi thơ ông đi thẳng vào cuộc sống xã hội và đồng hành cùng nỗi đau của con người. Ai đó nói, thơ ông là thơ thời sự cũng chẳng ngoa. Thật vậy! Sự kiện, hiện tượng nào dù lớn hay nhỏ xảy ra, gây hệ lụy cho đất nước con người, ông cũng đứng về phía lẽ phải để viết. Một biểu tình viên chống giặc Tàu bị bắt, hay một đảng viên bỏ đảng bị hành hung đánh đập, ông phản đối lên án hành động dã man của thứ luật rừng này:

“Ông đánh cho mày biết tay
Bởi mày vào đảng sao mày lại ra?
Mày làm xấu mặt đảng ta
Để dân chửi đảng như là hát hay…
Năm ngoái ông đạp mặt mày
Năm nay ông đánh thẳng tay sợ gì?” (Luật Rừng)

Lời thơ mỉa mai, đầy khinh bỉ của nhà thơ khi đã nhận ra sự dối trá lừa bịp, ươn hèn của một ông quan từ Đà Nẵng ra Hà Nội để chống trộm cắp tham nhũng. Với Bành TS Thanh Bần rồng Đà Nẵng hay những con sâu cổ đeo Cà vạt đỏ Hà Nội chỉ là một:

“ Ngỡ Rồng phun lửa kinh hoàng
Đốt cháy sạch lũ quan tham đốn đời
Nay Rồng chỉ phun nước thôi
Chắc để mát cái đầu ruồi…3 Dê?”. (Rồng Đà Nẵng

Thanh Sơn Bành Thanh Bần dành nhiều bài, nhiều trang viết nỗi đau mất đất mất biển trước giặc Tàu và những mưu toan ươn hèn của những kẻ Trần Ich Tắc, Lê Chiêu Thống thời nay:“Biển bạc Tàu khựa sáp vô/Rừng vàng đầy tớ chia ô bán dần”. Và cái hệ quả tang thương ấy, được nhà thơ vẽ ra không chỉ cho một con người, một gia đình, mà cho cả dân tộc:

“…Các ông còn trái tim không?
Hay là lũ chó đớp tong mất rồi?
Gia tài còn cái nhà thôi!
Các ông cướp nốt
Tôi- người lang thang…”(Tiếng kêu của bà mẹ VNAH)

TS Bành Thanh Bần không chỉ lột trần lên án, mà từ thực tế đã trải qua, ông đã chỉ ra đến với độc lập, hạnh phúc no đủ, con đường duy nhất cho dân tộc là phải đa nguyên dân chủ:

“Viễn du hơn một tháng trời
Đức, Pháp, Tiệp, Ý, Bỉ, rồi Hà Lan.
“Thiên đường Cộng sản Việt Nam”
Xách dép chạy đuổi hàng ngàn năm sau?,
Có thằng nào “giãy chết” đâu?
Cứ ngoay ngoảy sống sang giàu, đế vương!” (Cảm Ơn Chúng Mày)

Ai cũng vậy, nếu muốn trở thành nhà văn thật đầy đặn, dài hơi, thì năng khiếu sáng tác bẩm sinh chưa đủ, mà dứt khoát phải có kiến thức sâu rộng, đọc nhiều và cập nhật có hệ thống. Đọc Thanh Sơn Bành Thanh Bần, ta thấy có nhiều bài thơ hay, nhưng cũng dễ nhận ra còn khá nhiều bài dở. Đặc biệt một số bài viết dài, ông đã bị đuối hơi. Chuyện kể lể lan man, lời thơ dễ dãi thiếu hình ảnh và cảm xúc. Đành rằng, trong thơ đôi khi phải có lời kể, câu nói, nhưng nó không thể dàn trải toàn bài. Và lời kể đó cũng phải súc tích, chọn lọc.

Có điều lạ, tất cả thơ của Thanh Sơn Bành Thanh Bần không thấy ghi ngày và nơi sáng tác. Điều này gây khó khăn cho người đọc và viết phê bình.

Đọc và nghiên cứu Thanh Sơn Bành Thanh Bần, neo lại chính trong tôi không phải tài năng thơ phú, mà cái đạo làm người, nghĩa vụ công dân trong đời sống xã hội cũng như trong văn thơ của ông làm cho tôi cảm phục.

Vâng! Trong cái xã hội đảo điên này, khi đã bước lên đỉnh cao của địa vị, phú quí sang giầu, có còn được mấy người ngoái đầu nhìn lại chiếc đế giày cũ của mình như thi sĩ Thanh Sơn Bành Thanh Bần.

Đức Quốc ngày 9-11-2014

© Đỗ Trường

© Đàn Chim Việt

36 Phản hồi cho “Thanh Sơn Bành Thanh Bần, người tải đạo bằng thơ”

  1. Minh says:

    Dạy dỗ một tên bắc kỳ cộng phỉ lì lợm láo lếu , có tư duy…đầu óc lấy “cây thọt…LỢN ” thì ta cần phải hết sức kiên nhẫn.

    Nói gì tới cái thằng bắc Kỳ cộng con con này , ngay cả thằng bắc kỳ cộng phỉ Nguyễn Phú Trọng lừa đảo cướp bốc nhân dân mà còn ngu dốt láo lừa , tôi dạy dỗ hoài mà cũng chưa chịu từ bỏ Mác Lê ngu xuẫn , ôm mãi cái bình toàn là chuột chù dốt nát như thằng bắc kỳ cộng phỉ Chung Sơn đây

    Sao hở? Tới giờ phút này vẫn chưa chịu nhận là mình láo lếu và quá dốt nát hở?

    Thôi thì dạy từ từ vậy:

    1. Trước hết , Chung sơn nhà anh có chịu thừa nhận Hồ Chí Minh là một thằng cộng phỉ Bắc Kỳ Đấu tố giết người ghê rợn- son of the bitch không hở? sao không dám trả lời ?

    2. Sau khi CHƯNG SƠN CHỊU THỪA NHẬN là Hồ Chí Minh là một tên Bắc Kỳ cộng phỉ đấu tố giết người rồi thì :

    2a. Chung Sơn anh có thấy cộng phỉ bắc kỳ Nguyễn Phú Trọng là một thằng khốn nạn bịp bợm nhân dân suốt bao năm qua , cướp bóc hối lộ bán nước không? Son of the bitch như là Hồ Chí Minh vậy !

    2b. Chung Sơn anh có thấy cộng Thằng Phạm Quang Nghị , cũng Bắc Kỳ cộng phỉ son of the bitch như Nguyễn Phú Trọng , dốt nát lợm lì thầy của Chung Sơn , cướp bóc lừa đảo nhân dân không hở?

    Dạy bao nhiêu đó trước , thấm nhuần từ từ rồi dạy tiếp. Cứ theo Bác Minh tức là tôi đây mà học hỏi , sau này thành người tốt , Bác lại còn dạy cho chử nghĩa nghề nghiệp mà sống kiếm tiền , không còn phải phun láo chưởi mướn mất dạy như loài Bắc kỳ cộng phỉ bị toàn dân lên án là cái thứ có đầu óc…”lấy cây thọt…LỢN ” nữa

    Tôi đang “lên giáo án” bài vở hẳn hòi từng phần một để dạy dỗ cái đám bắc kỳ cộng phỉ Chung Son này…Chờ tôi tí xíu nhá…!

    • Builan says:

      Không nên mất thì giờ vô ich
      CS (xin đọc là Chung Sơn ), Ai gôi Chó săn- Công sản … phaỉ chiụ trach nhiệm !

      CS là con bài tẩy cuà con CS cái MVH ( nghiên cứu sinh- lao động hợp tac XHCH còn sót lại) xữ dung làm CCCĐ10 chưi Công giáo ! Chừng nào con CS cái ngưá ngáy thì có CS thọt cây ….LỢN rồi ngoáy ! Rõ như ban ngày ! Ai không biết không hay , hoỉ DCV !!! Đừng có chối vô ích ! Khakhakha

    • Choi Song Djong says:

      Loài nào đẻ ra Chưng Sơn vậy kià ?

    • Tien Ngu says:

      Thưa,

      Diễn đàn có…Tiên Ngu hiền lành chất phác, cũng phải có Chung Sơn phùn mang ngậm phân phun…chiên với Chúa, mới…xôm tụ. Không nên yêu cầu tẫy xoá Chung Sơn.

      Tẩy Chung Son đi rồi Tiên Ngu lấy ai mà…khuyên nhủ nhỏ nhẹ, lấy cái đức?

      Sử gia cũng vậy, có Đoàn Thiêm ghi lại việc từng ngày, thì cũng phải có…Chính Đạo lòn lách ngậm phân phun láo. Có vậy, mới có được sự so sánh để các thế hệ nhận ra sự thật, và cái xão trá…

      Chung Son càng…cong cớn, càng…lòi mặt chuột. Có gì mà phải…ngại?

  2. Chưng Sơn says:

    Tình cờ quay lại bài : “Thanh Sơn Bành Thanh Bần, người tải đạo bằng thơ” tôi thấy bài chửi bới tôi (một người viết luôn luôn đứng về phía sư thật) một cách mạ lỵ, không chứng cớ nên tôi phải phản hồi dậy dỗ cho CCCĐ tên Minh này một lần, để cho nó thấy nó ngu như thế nào, yêu cầu BBT cho hiển thị, để bảo vệ quyền trả lời của đọc giả, xin cám ơn.
    CCCĐ Minh, đứng nghiêm chỉnh nghe ta dậy đây : Minh chỉ là một CCCĐ vô danh, nên khi CCCĐ Minh nói :” Chẳng lẽ bây giờ tôi gọi ba mẹ cùng cả dòng họ Chung Sơn nhà anh mà nói, “ALL OF CHUNG SƠN FAMILY MEMBERS ARE SON OF THE BITCHES” thì từ đây về sau hể ai gặp anh Chung Sơn hay bà con họ hàng nhà Chung Sơn là nói ngay , ồ gia đình thằng này là son of the bitch hay sao tại vì ….Bác Minh nói thế?”
    CCCĐ Minh nói thế là Vô cớ mạ lỵ người khác, vìkhông có chứng cớ nào, mạ lỵ người khác không có chứng cớ là mạ lỵ vô cớ, là ra tòa bồi thường cho danh dự người đó, không có tiền bồi thường mà trốn ra tòa thì là kẻ tội phạm, hiểu chưa CCCĐ tên Minh?
    Còn Chưng Sơn nêu lên cái vụ Nhà Ngô là “Chó đẻ” thì đó là lời của một TT đại cường, lời này có ghi, có tường thuật trong báo chí, của thế giới, nó khác hẳn một lời bôi nhọ vô bằng cớ của một CCCĐ lên một người khác trên diễn đàn công cộng CCCĐ Minh hiểu chưa? Đã không hiểu chính mình đang làm điều tội phạm này mà lại còn lôi lên dư luận mà hỏi : Có dược không? Thì là xì túp pịt, nghe chưa CCCD Minh?
    Vã lại, chẳng phải chỉ có một mình TT Kennedy gọi tên Ngô Đình Diẹm là triều đại chó đẻ, mà còn nhà báo Alfred McCoy nữa, Ông ta trong một luận án gọi nhà Ngô là : “Diem’s Dynasty and the Nhu bandit nữa”.(Tức là triều đại cướp bóc và băng đảng Diệm, Nhu)
    Luận án này còn trùng hợp với sự nhận định nhà Ngô của dư luận người Việt qua cụ đại biểu trung phần Trần Văn Lý nữa, bằng mười chữ bất cho nhà Ngô: “bất tài, bất trí, bất tín, bất minh, bất bình, bất nhân, bất nghĩa, bất hòa, bất công, bất hảo”. (Tìm đọc VNMLQHT của Đỗ Mậu)
    Ngoài ra chính cha mẹ của đương sư còn phải gọi đương sự là Con quái vật (Monster) nữa. Cũng có trong tài liệu của CIA đường hoàng. CCCĐ Minh tự tìm lấy mà học hỏi nghen. Quái vật tức là còn tệ hơn chó đẻ nữa đúng hôn?
    Như vậy, khi ta mang cái sự kiện nhà Ngô là bọn chó đẻ lên mạng công cộng là có nguyên nhân, chứng cớ đường hoàng, CCCĐ Minh phải cúi đầu, khiêm cung mà nghiên khảo kỹ nghe chửa? Và với ý tốt là cung úng cho dư luận một sư thật về nhà Ngô. Trong khi đó CCCĐ Minh lại cố che đậy, biện hộ cho nhà Ngô!
    Cố bênh vực cho một chế độ chó đẻ, tai tiếng, bất tài thì chứng tỏ CCCĐ Minh tệ hơn chó đẻ nhiều, vì qúa liệt não và đần độn, ngu dốt vi không chịu tìm học nữa. Vậy thì là gì? Là quái Chiên chien đẻ chứ là gì nữa?
    Con Chiên Chien đẻ Minh muốn phản biện bôi nhọ ta gì thì cũng được, đó là lẽ công bằng, mình mắng người thì người chửi lại mình, nhưng nhớ là phải có chứng cớ nghe chưa? Nếu không có chứng cớ thì là con cẩu sủa bậy đó, là kẻ tội phạm đó nghen.
    Cấm xẹt vào chuyện quốc cộng để né tránh chủ đề nghen, làm thế là “Hèn cẩu, chien đẻ” đó nghen.
    Chửi nhau là dung uy lực của ngôn ngữ, dựa trên những sự kiện có thật để khuất phục đối tượng, bẻ gẫy những bịp bợm, xuyên tạc của đối phương nên không có chuyện cần phải lễ độ nghe chưa CCCĐ Minh???

    • Minh says:

      Sự thật rõ ràng như sau:

      Hồ Chí Minh là một thằng Bắc Kỳ cộng phỉ chó đẻ khốn nạn , giết dân hại nước cần phải lên án , nhất là lên án Vụ Diệt Chủng- Đấu tố đau lòng ( Hồ Chí Minh is son of the bitch ! )

      Phạm Quang Nghị là một thằng Bắc Kỳ cộng phỉ chó đẻ khốn nạn mất dạy bóc lột nhân dân

      Nguyễn Phú Trọng là một thằng Bắc Kỳ cộng phỉ chó đẻ khốn nạn mất dạy bóc lột lừa đảo nhân dân

      Nguyễn Sinh Hùng là một thằng Bắc Kỳ cộng phỉ chó đẻ khốn nạn mất dạy bóc lột lừa đảo nhân dân

      Vân vân và vân vân

      Sao hở Chưng Sơn , một thằng mất dạy lì lợm , có đồng ý là tất cả những thằng Bắc Kỳ Cộng phỉ điều giống như anh , mất dạy , láo lếu lưu manh khốn nạn và lì lợm không hở?

  3. Bin Lalàng says:

    Chưng Sơn trong này là Hova Rành mạch,Giải..Phét Dỏm…bây giờ chúng dù tên đỏ,Chưng Sơn của ngày trước dùng chữ đen. Tuy nhiên chứng mất dạy côn đồ thì ngang nhau.

  4. Chưng Sơn says:

    Nguyễ Trọng Dân viết : “Thưa Ông Bút , có đôi khi mấy anh thi sĩ nhà ta bị tổ trác… hehehe
    Vô duyên xin gởi Ông Bút mẫu chuyện ngắn này lai rai đọc chơi nhá”…
    Thật là tội nghiệp cho trình độ “phê và tự phê” của nhà “tự phê” Nguyễn Trọng Dân, đọc một đoạn thơ hay trên giấy trắng mực đen mà còn không hiểu nữa thì còn mong hiểu gì những chuyện phức tạp hơn?
    Nguyễn Trọng Dân, đứng nghiêm chỉnh nghe ta dậy hinh thức, sắp đăt câu thơ đây:
    Mặt trời đỏ ối là mặt trời lúc sắp sửa lặn, nằm trên đường thẳng 180o (Hay kém) với vị trí người quan sát, ảnh hưởng của nhiệt không còn, vi ở tiêu điểm xa hơn, lúc này người quan sát nhin được vành vương niệm chung quanh mặt trời loe ra nên nhin như mặt trời to hơn và đỏ ối.
    Mặt trời lặn hẳn, chỉ còn mén những tia sáng lên ở một vị trí lớn hơn 180o của người quan sát, mặt đất chỉ còn nhận được loại ánh sáng tàn dư của mặt trời từ bầu trời nên gọi là chiều.
    Trời chiều, rồi qua một thời gian “hoài niệm”, của thi sĩ, thì vào tối, vào khua, vào đêm, thế nên :
    Giữa đêm khua thét gào nhung nhớ.
    Là hợp lý qúa rồi còn gì? Vặn vẹo cái gi? Phạt tên trưởng lớp qùy 30 phút, Nguyễn trọng Dân qùy 1 giờ, xong viết một trang : “Từ nay Dân tôi không dám ngu đột xuất như vậy nữa” nghen
    Thầy này chắc là thầy Nguyễn trọng Dân, nếu thế thì thầy và trưởng lớp đều ngu như nhau!

    • Minh says:

      Sao hở , kiếm cái bóng của Monsieur Nguyễn Trọng Dân núp để tìm đường sống à?

      Anh chỉ là một thằng Bắc Kỳ Cộng phỉ mất dạy dốt nát , đầu óc chỉ toàn nghĩ tới…”lấy cây thọt lỗ đít..”LỢN ” ” thì lì lợm lưu manh là chuyện đương nhiên

      Không lì lợm láo lếu mất dạy thì không phải là Bắc Kỳ Cộng phỉ chó đẻ khốn nạn.

      Nhưng mà lưu manh của anh không cứu nỗi anh , bởi có tôi ở đây sẳn sàng dạy dỗ anh kỹ lưỡng từng ly từng chút

      Khi mà viết phản hồi , trừ khi là lên án những thằng Bắc Kỳ Cộng phỉ Mất Dạy chó đẻ lưu manh bán nước hại dân , láo lếu khốn nạn dốt nát (như anh Chung Sơn) , người bình thuờng phản hồi lẫn nhau , không ai lại bắt người này người nọ phải quỲ gối cả- ĐÓ LÀ MỘT PHONG CÁCH HỔN HÀO MẤT DẠY – VÀ ĐẶC BIỆT , có phần hơi…bị thần kinh !

      Còn về phần anh , tôi biết anh bị lòi gốc lòi ngọn đang cố vẫy vùng kiếm đường thoát , nhưng mà … cở như thằng Bắc Kỳ Cộng phỉ dốt nát mất dạy như Phạm Quang Nghị , Thảo , hay Trọng Lú mà không che nỗi sự thật KHỐN NẠN tội ác của Cộng San bấy lâu trước nhân dân thì những phản hồi láo lếu mất dạy của anh chỉ là công dã tràng. Sự thật rõ ràng như sau:

      Hồ Chí Minh là một thằng Bắc Kỳ cộng phỉ chó đẻ khốn nạn , giết dân hại nước cần phải lên án , nhất là lên án Vụ Diệt Chủng- Đấu tố đau lòng ( Hồ Chí Minh is son of the bitch ! )

      Phạm Quang Nghị là một thằng Bắc Kỳ cộng phỉ chó đẻ khốn nạn mất dạy bóc lột nhân dân

      Nguyễn Phú Trọng là một thằng Bắc Kỳ cộng phỉ chó đẻ khốn nạn mất dạy bóc lột lừa đảo nhân dân

      Nguyễn Sinh Hùng là một thằng Bắc Kỳ cộng phỉ chó đẻ khốn nạn mất dạy bóc lột lừa đảo nhân dân

      Vân vân và vân vân

      Cho nên , tôi dặn cho anh hớ nhé , anh ráng tham gia diễn đàn điều đặn để tôi có dịp dạy dỗ anh kỹ lưỡng hơn

      Sao hở Chưng Sơn , một thằng mất dạy lì lợm , có đồng ý là tất cả những thằng Bắc Kỳ Cộng phỉ điều giống như anh , mất dạy , láo lếu lưu manh khốn nạn và lì lợm không hở?

      Xin đa tạ DCV

  5. Phạm Chính Thiên says:

    Phải công nhận là tên Chung Sơn này viết lách hết sức tục tĩu mất dạy, thiếu văn hóa, không tôn trọng các bạn đọc- tôi hoàn toàn đồng ý với phản hồi của ông Minh

    “Lấy cây thọt vào lỗ đít…..”LỢN” “- khám phá mới của con người mới Bắc Kỳ Xã Hội Chủ Nghĩa Cộng nô như Chung Sơn – Kinh khiếp quá !

    Vâng , hãy chọt cái cây đó vào mồm của Trọng Lú , Tô Huy Rứa , Phạm Quang Nghị , … để chúng biết mùi mà dạy dỗ Chung Sơn và những thằng “dư luận viên ” tử tế hơn , viết phản hồi sạch sẽ hơn

    Đồng ý với ông Minh thêm một lần nữa !

  6. Ông Bút says:

    Năm 1985 khi đi làm ruộng, nhân lúc giải lao một bà chị “đồng nghiệp” đem thư bồ ra khoe, bồ của chị là một cán bộ ở Quảng Ngãi, đọc sơ sơ vài hàng tôi trả lại. Hết giờ giải lao ai vào việc nấy, tôi nhớ lá thư cười cười, đứa em hỏi gì mà anh cười? Tôi kể lại đầu thư thế này:
    “Quảng Ngãi ngày 12 tháng 5 năm 1987.
    Mấy hôm nay trời mưa tầm tả, anh ngồi nhớ em tha thiết…”
    Tôi thấy đầu thư mắc cười. Đứa em hỏi thư hay như vậy, có gì cười? Tôi nói: Quảng Ngãi tháng 5 trời nắng hạn nứt toát đất, làm gì có mưa! Và tiếp: Nắng mưa gì chẳng nhớ người yêu, tôi vạ gì phải vin vào trời mưa, nó tố giác cái không thành thật.
    Hồi còn nhỏ, tôi nhớ có nhà phê bình (đã quên tên), họ nêu mấy câu Kiều:
    “Lãy trong ý tứ mà suy
    Ngày hai mươi mốt, tức thì phải chăng?
    Chim hôm thoi thóp về rừng
    Đóa trà mi đã ngậm gương nửa vành
    Tường đông lại động bóng cành
    Rẽ song đã thấy Sở Khanh lẻn vào.”
    Nhà phê bình viết rằng đêm 21 ở Trung Hoa, hoặc Việt Nam, không thể có “trăng nửa vành”
    Suy nghĩ: Văn, thơ, và lời phản hồi trên báo.
    Đã chấp nhận lên báo, là chấp nhân búa rìu dư luận, tuy nhiên đừng quên khi vung búa lên, sẽ tạo ánh sáng, lóe lên từ ánh thép. Ánh sáng ấy đủ để cho đời soi tỏ mặt người. Người có giáo dục, hoặc bất hạnh do cha mẹ mất sớm nên không được dạy dỗ tử tế.
    Xin lỗi tôi vốn nghèo chữ nghĩa, loại Chưng Sơn thường dùng, nên không có gì để dối đáp.
    Bút

    • Chưng Sơn says:

      Việc thọc đít lợn, không phải là chánh đề, chánh đề là sự phê bình vội vã, cẩu thả của Ông Bút. Lý Thị Dung mắng ngưòi khác mất dậy, nhưng không “dậy” cho người được mắng sai ở chỗ nào trong vấn đề chính?
      Mắng người, mà không chỉ được ra cái sai của người trên vấn đề chính, ấy mới là mất dậy, hiểu chưa? Đã vậy, lại còn thản nhiên xẹt vào vấn đề Cộng Sản ở đây nữa! Đã bao nhiêu lần ta đã nhắc các con chien đừng nên gây hỏa mù bằng cách núp vào Phật Giáo và CS để né tránh vấn đề chính mà sao các chien không nghe là sao? Và lại thản nhiên gán cho người khác là CS khi chẳng đưa ra bằng chứng nào, chẳng phải là đại mất dậy hả? Nguyễn thị Dung? Dậy dỗ nhẹ cho người đàn bà điêu ngoa lần này nghen.
      Dân gian có câu “Thọc tiết lợn đằng đít” hoặc “Lợn lành chữa lợn toi” Nên nhắc nhở Ông Bút nên tư duy cho sâu trước khi phê bình thơ là một hành động “giúp đỡ”. Tuy có hơi gay gắt chút, nhưng có lợi cho tư duy đương sự về sau, Ông Bút nên cám ơn mới phải, đừng nên tự ái.
      Việc ví von hành động “thọc đít” lợn với sự phê binh thiếu suy tư cẩn trọng cho một câu thơ hay, có chiều sâu, là sự phê bình mang tính bỡn cợt tuy có dung tục.
      Làn khói gầy mong manh, trước đe dọa của cơn mưa, không tôi nghiệp sao? Không thảng thốt đến điếng hồn sao? Câu thơ nhiều ẩn dụ, mà phê bình khi chưa vận dụng tư duy chẳng phải là đáng trách sao? Khơi ra nữa đi sẽ thấy cái hay của câu thơ. Làn khói kia Có tôi nghiệp và giống thân phận những thân thể gầy gò bới rác kiếm ăn trong xã hôi trọng đồng tiền không? Cơn mưa bất chợt, tàn bạo với làn khói mơ hồ mong manh có giống những thô tục của một xã hội vật chất với những người con gái ngu ngơ khi lên kiếm sống trong sự vô cảm của xã hội không? Đi đâu, về đâu trong giữa trùng vây của lạnh lẽo, vô cảm? Nên nhớ, một bài thơ hay rất nhiều khi chỉ một vài câu hay và có cái hồn thơ trong đó
      Phê bình người khác trên diễn đàn quan tâm chính là đúng hay sai, sâu hay nông? Chỉ để ý đến là phải sẽ sàng, lịch sự, lễ độ thưa gởi là thái độ của một tâm thức thiếu trưởng thành, hãy để ý phó tổng thống, tổng thống, thượng nghị sĩ của Mẽo nó cũng Fuck nhau lia chia trên diễ đàn công cộng mà CNN, các báo đài vẫn bình thường chuyển tải thông tin người dân các giới nghe qua chỉ cười xòa, có sao đâu? Còn nữa, những show hài trên TV Mẽo mang cả Dêsu, Thánh Cha, Thánh Mẹ của các Con chien ra làm trò cười và người ta phải trả tiền để vào nghe, có sao đâu?
      Hãy nhớ là phê bình, viết về một điều gì đều phải dựa trên sự thật, và có dẫn chứng nguồn đường hoàng, còn phê bình cá nhân cũng phải nên tuân theo qui luật này. Và sau cùng là vấn đề gì thì ra vấn đề đó, đừng kéo những vấn đề khác vào để che đậy cho sự yếu kém, tư duy, đuối lý của mình thì đó còn là quá mất dậy và đê tiện nữa.

  7. Chưng Sơn says:

    Chấp nhận phê bình, tức là chấp nhận đốp chát, chửi nhau, chửi đúng diễn đàn sẽ thận trọng, sạch sẽ hơn, Chưng Sơn không chấp nhận ăn qụyt, dựt dọc nghe chửa? Nói người khác là VC phải chưng được bằng chứng, kết tôi người một cách khơi khơi là ăn qụyt.
    Chưng Sơn viết : “Lòng thiện, hương thơm chỉ còn chút này thôi, Ai làm nên cơn mưa? Cơn mưa của thị trường hối hả, cơn mưa của lòng vô cảm, Cơn mưa của tham nhũng, ăn cắp, để rồi theo sau là những lớp sóng buồn bã, đau thương. Trong cơn mưa nặng hạt cũng lẫn lộn những nước mắt của cà đại dương đau khổ.” Thì Công Sản ở chỗ nào??? Không giải thích được thì Minh trở thành Con chiên Chien đẻ, sẽ phải sắp quang gánh đi đổ cứt heo đó nghen, sợ không???
    Không cần lễ độ với bọn người huyênh hoang, hợm hĩnh, ngu dốt, chê người khác mà không nhìn lại chân tay, đầu tóc mình đầy cứt.Ông bút này là một.
    Nhà báo Higgin đã viết : “Kẻ nào dám tuyên bố một cách vô cảm, như nướng sư, (ám chỉ Trần Lệ Xuẩn) thì kẻ đó dám trở thành tôi phạm trong những vụ tra tấn”
    Các Con chiên Chien đẻ than nhiên ca tụng tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu thì đều là những tội phạm cả . Xem tài lieu TT Kennedy gọi anh em ông Diệm là Chó Đẻ nẻ :
    Tổng Thống Kennedy Gọi Anh Em Ông Diệm Là “Bọn Chó Đẻ” (sons of bitches)
    James S. Olson & Randy Roberts
    http://sachhiem.net/LICHSU/C/Cahat_LS00.php ,February 26, 2012
    Sau khi đọc xong các phúc trình của Cục Tình báo Trung ương CIA về những điều tệ hại nầy, Tổng thống Kennedy đập mạnh tài liệu xuống bàn và hét to “Đồ cái bọn chó đẻ đáng nguyền rủa” (“Those damned sons of bitches”
    Các con chiên chien đẻ (CCCĐ) thản nhiên tôn sùng, ca tụng bọn chó đẻ trên diễn đàn, lại còn đi mắng chửi người khác nữa hả CCCĐ tên Minh???
    CCCĐ ca tụng bọn chó đẻ, thì đúng các CCCĐ tệ hơn bọn chó đẻ rồi còn gì? CCCĐ tên Minh này mà còn mất dậy, ăn qụyt nữa là sẽ bị mắng vào mặt tăng cấp đó nghen.

    • Cù lấn lửa says:

      Thôi chú mày ơi,
      Gia đình Ông Diệm có thời làm cho Tây ( đễ chống Tây),

      thì bố nhà mi là lão Hồ cũng làm bồi cho Tây, cũng nộp
      đơn thi, xin làm việc cho Tây đấy thôi…

      Bố Hồ nhà mi, cũng cộng tác với Pháp thực dân để giết hại
      những chính đảng yêu nước đó , năm 1946.

    • DâM TiêN says:

      “Xem tài lieu TT Kennedy gọi anh em ông Diệm là Chó Đẻ .”

      Bọn đế quốc xâm lược mà gọi một lãnh tủ quốc gia là ‘”Đồ
      chó đẻ,” thì đó ngược lại, là vinh dư cho lãnh tụ ấy, dám
      đương đầu với đế quốc xâm lược ,chứ sao.

      Còn chúng bay…trăng Liên Sô to hơn trăng Mỹ; táo Tàu Ô
      to hơn táo Pháp..ố là là… Ông Liên Sô của chúng mi lặn
      mẹ nó đâu mất tiêu rồi, cà ?

      Em ạ, qua thời gian thằng Mỹ nó khai thác nhân công rẻ
      mạt, xây dung hạ tầng kinh tế cho nó xong, là a lê! ..còn
      cái chi là mác lên búa liếm nữa, em/// Anh Dâm TiêN sẽ
      trở vế Dinh Độc Lập,em ạ..Cái Dinh còn để ngỏ, chờ anh…

    • Minh says:

      Những thằng mất dạy Cộng phỉ Bắc Kỳ như anh Chung Sơn thì lại có chung một bệnh- ĐÓ LÀ DỐT VÀ HỔN HÀO MẤT NẾT

      Đã mất dạy thì làm sao mà có biết lễ phép được !

      Này nhé , để tôi dây dỗ anh chung Sơn chút suy nghĩ nhá

      Chẳng lẽ bây giờ tôi gọi ba mẹ cùng cả dòng họ Chung Sơn nhà anh mà nói, “ALL OF CHUNG SƠN FAMILY MEMBERS ARE SON OF THE BITCHES” thì từ đây về sau hể ai gặp anh Chung Sơn hay bà con họ hàng nhà Chung Sơn là nói ngay , ồ gia đình thằng này là son of the bitch hay sao tại vì ….Bác Minh nói thế?

      Anh nghĩ thử coi tôi nói có đúng không? Ba má của anh đâu có son of the bitch , đúng không?

      Một thằng làm tổng thống mà chưỡi thề bị chúng nó bắt được thì còn gì là nhân cách mặt mủi quốc gia …mà nay chúng nó cứ lấy cái chuyện bậy đó ra mà cười nhạo , anh DỐT NÁT TỚI MỨC KHÔNG THẤY , LẠI QUEN THÓI PHUN LÁO CHƯỠI MƯỚN CHO CỘNG PHỈ kiếm sống , hí ha hí hững bê vào khoe làng khoe sớm như một thằng VÔ LẠI ĐI KHOE CÁI MẤT DẠY DỐT NÁT CỦA MÌNH mà lại không hay biết

      Tôi biết anh Dốt học , cho nên nói cho anh biết nhé , không nhờ ông Ngô Đình Diệm trụ lại miền Nam thì toàn dân KHÔNG PHẢI ĐÃ CÙNG NHAU MÀ ĐẤU TỐ TỚI ĐIÊN LOẠN HAY SAO?

      Thằng “son of the bitch” nào kêu gào Đấu Tố hở?

      Đã bảo đừng làm có làm cái nghề chưỡi mướn cho cộng phỉ nữa , lúc cộng đảng phỉ còn , anh chưỡi , mạ lị ông Diệm thì Đảng huởng mà TIẾNG OÁN anh lại bị mang.

      Đến khi Đảng cộng phỉ xụp , người ta đâu có đi kiếm Đảng để trả thù , nhưng người ta kiếm ai anh biết không? Chính là đi kiếm những thằng nghèo đói , ráng phun láo kiếm đồng cơm , để đem ra pháp trường xử bắn cho hả giận bấy lâu, như Chung Sơn anh đó

      Anh nghĩ coi tôi viết có đúng không?

      Cái hồi mà Đấu Tố tới lúc phải sữa sai , những thằng cán lớn chủ trương Đấu Tố như Đổ Mười , Trường Chinh đâu có chết , trong khi dân oán lại đi kiếm những đứa tép rêu , nông dân bị xúi phải tố người này người nọ trước đó lập công mà giết đi thê thãm , làng ai cũng ghét có ai binh…tới chừng đó khóc gào “con chỉ làm theo lệnh , xin xin tha ” mà lòng người ai oán đã lên tới cổ , ai mà tha hở.

      Anh thấy cái ngu ác nó tai hại chưa?

      Anh nghĩ coi , dân mình bây giờ ai cũng ghét công an ,có dịp giết lén được là giết , mà bọn công an , ráng nai lưng làm ác cho cán Đảng huởng , kiếm bạc tỷ đô la , cái trong khi lãnh đồng lương đủ phun khói mà thôi.

      Đến khi Đảng xụp , cán đảng đâu ai biết mặt , trốn mẹ nó hết , còn lại , dân nó lôi cổ mấy anh công an tép riêu TRƯỚC MẶT MÀ NGƯỜI DÂN THẤY ĐƯỢC ra , có khóc lóc kêu gào “em chỉ làm theo lệnh ” ai mà tin ai mà tha

      Anh nghĩ coi , mấy đứa đọc trên đài truyền hình luận điệu của Đảng , đến khi Đảng xụp , cán trốn mẹ nó hết , không phải chính mấy đứa này bị tội LÙA ĐẢO CÔNG CHÚNG hay sao , có gào ” em chỉ làm theo lệnh ” ai mà binh vực hở? bằng chứng qua rõ mà

      Nay anh đem cái tổng thống Diệm ra mà phun láo dè bểu , lúc người ta làm tổng thống có nhân đức , cưu mang cả triệu người di cư , cây đức tuy đâm chồi chậm , không cứu được mạng người nhưng lại chắc , nay bọn họ lòng cãm nhân đức , kết bè kiếm anh mà xé xác tế hồn thiêng , mạng của anh thành con gà cúng cơm , Đảng xụp rồi cưu anh nổi sao?

      Chưa hết , anh lôi cả tôn giáo của cả bày trên dưới gần cả triệu mạng người ra mà chưỡi mà chế diễu , Đảng thì huởng mà anh mang tiếng oán , sao mà ngu vậy?

      Tôi không phải là công giáo , nghe anh hổn láo mà tôi còn phải tỡm anh thì người ta có đạo , người ta hận cở nào… THẾ LÀ TỰ NHIÊN ANH ĐEO CÁI THÒNG LỌNG VÀO CỔ ANH À

      Sao mà bọn Bắc Kỳ Cộng phỉ con con , chúng càng ngày càng mất dạy , dốt, láo . Cái anh chàng Chung Sơn này , là điển hình “tiên tiến ” của xã hội Bắc Kỳ cộng phỉ láo…”LỢN ” !

      Mọi người thấy tôi dạy dỗ anh Chung Sơn như thế trước làng trước xóm có đúng không?

      Minh

    • Lý Thị Dung says:

      Ông Minh chưởi Chung Sơn nhà anh là thằng MẤT DẠY như thế là đúng đấy !

      Khiếp ! Lấy cây “thọt vào lỗ đít ……“LỢN” ” – Văn chương của bọn dư luận viên , công an mạng như Chung Sơn nhớp nhúa kinh khiếp như cái mõm của Trọng Lú , Thảo , Nghị.

      Cái cây đó sau lại thọt vào mõm của Trọng Lú , Thảo , Nghị là phải rồi

      Càng ngày (Đảng) càng có lắm quân mất dạy!

  8. Nguyễn Tha Hương says:

    “….Chín nhát cuốc bổ vào nền nhà có động đến trời xanh
    Các con bíu chặt em
    Trời đổ mưa nặng hạt
    Bát nhang cúng ngoài trời ngơ ngác
    Khói ngoằn ngèo bay lên, bay lên
    Nước mắt của trời hay nước mắt của em…? ”

    Lời thơ tác giả diễn tả thật cảm động, thâm trầm và hay lắm.
    Già hồ chết rồi mà kết quả của “trăm năm trồng người “ là cái đám nửa người nửa ngợm nửa đười ươi còn tồn tại để cướp nhà, cướp đất, tham nhũng, giết người .
    NTH

  9. Chưng Sơn says:

    Bận quá, nhưng vẫn phải góp ý trả lời, đã dặn rằng lên diễn đàn thì tư duy phải “cơ động” chút, đừng nên cứng ngắc, và cái gì chắc chắn thì hãy góp ý, còn không thì ngồi gãi gãi cho nó nhàn, đừng nên bắng nhắng mà tự hại mình, như cái nhà Ông Bút này.
    Mấy câu thơ biểu tượng của Thi Sĩ hay như thế mà ÔB này chỉ đọc và hiểu trên mặt chữ là sao hà?
    “Trời đổ mưa nặng hạt” có giống “mưa sa trên nền cờ đỏ” không? giống qúa đi chứ, đang từ đó đây những giọt nước mắt, bỗng dưng hang ngàn, hang triệu giọt nước mắt đổ xuống, không buồn sao? Không kinh khủng sao?
    “Bát nhang cúng ngoài trời ngơ ngác” Ôi sao chênh vênh thế? Lòng thiện, hương thơm chỉ còn chút này thôi, Ai làm nên cơn mưa? Cơn mưa của thị trường hối hả, cơn mưa của lòng vô cảm, Cơn mưa của tham nhũng, ăn cắp, để rồi theo sau là những lớp sóng buồn bã, đau thương. Trong cơn mưa nặng hạt cũng lẫn lộn những nước mắt của cà đại dương đau khổ.
    Cây nhang đương nhiên rồi sẽ tắt, vì thế nên nó mong manh níu kéo, ai cảm nhận được cái lời thảng thốt, khẩn thiết trong tuyệt vọng thì sẽ thấy kinh sợ, lo lắng, tội nghiệp cho số phận của làn khói ngoằn ngèo bay lên. Chữ ngoằn ngèo rất ẩn dụ, khô khốc, âm u.
    Lợn đương khỏe mạnh, muốn cho nó tăng cân, ăn nhiều hơn thì Ông Bút chỉ nên tắm rửa, dọn chuồng cho nó, đừng thúc lớn bằng cách cho nó đói nhanh mà dung thanh củi tạ thọt vào lỗ đít nó để cho nó ị nhiều hơn.
    Làm vậy ông sẽ có thêm một danh nữa đấy Ông Củi ạ.

    • Minh says:

      Chưng Sơn này đúng là một anh Bắc Kỳ Cộng phỉ mất dạy !

      Lấy cây ” thọt vào lỗ đít “LỢN” ” à?

      Thế rồi sau đó chọt cái cây ấy vào cái mồm Cộng láo
      mất dạy như anh Chung Sơn có được không ?

      Hay là phải chọt vào mồm của Trọng Lú , để Trọng Lú
      biết thân mà dạy cái đám dư luận viên mấy anh viết lách
      cho đàng hoàng sạch sẽ hơn trên diễn đàn này khi reply?

      Đúng là một lũ Vẹm con mất dạy- không có nề nếp văn hóa gì cả!

  10. Ông Bút says:

    “Trời đổ mưa nặng hạt
    Bát nhang cúng ngoài trời ngơ ngác
    Khói ngoằn ngèo bay lên, bay lên”

    Trời mưa rây rây, nhang (hương) cũng tắt ngấm., huóng gì “trời đổ mưa nặng hạt” lỡ cháy nhà gặp mưa nặng hạt khỏi cần gọi cứu hỏa.
    Vài ngu ý xin gởi thi sĩ.
    Kính
    Bút

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Hehehe…

      Thưa Ông Bút , có đôi khi mấy anh thi sĩ nhà ta bị tổ trác… hehehe
      Vô duyên xin gởi Ông Bút mẫu chuyện ngắn này lai rai đọc chơi nhá

      ***********************
      Chuyện Làm Thơ (1)

      Xa xưa lắm , có một anh học trò ( sau này anh ta là nhà thơ lớn nổi tiếng…) , làm 1 bài thơ theo thể thơ mà thày mình thích trong đó có 2 đoạn thơ như sau :

      “…
      Ta ghét lắm một mặt trời đỏ ối
      Chiếu vào tim ray rứt những âm u
      Của lòng ta hoài niệm mãi mịt mù
      Giữa đêm khuya thét gào nhung nhớ

      Ta ghét lắm những nhớ nhung giang dở
      Cứ réo gào giữa sa mạc đơn côi
      Và sóng biển cứ mãi lấp bồi
      Cho khoảng cát dài ra mãi mãi…”

      Bài thơ dài lắm- có thể nói là tuyệt tác NHƯNG…

      Ông thày mới nói với anh học trò này lúc cả lớp đến nhà ăn cơm vui vẽ : “Con à , thày mới pha một bình trà , sẵn có bánh mức , con ăn rồi lấy hứng ngâm bài thơ của con coi xem sao…, tập ngâm thơ để lấy thần khí , sau này còn ra làm chuyện lớn cho Quốc gia…”

      Anh học trò ăn bánh uống trà , thấy thày cưng mình trước cả lớp , bèn hứng chí ngâm nga sang sảng…

      Đang ngâm thì anh lớp trưởng tên là Tuấn bổng đưa tay lên , ông thày hỏi , “con muốn nói gì…?

      Anh lớp trưởng vốn thật thà – Thưa thày , “ta ghét lắm một mặt trời đỏ ối “…mà sao lại ” giữa đêm khuya?”

      Anh thi sĩ tương lai nhà ta biết mình hớ bèn nổi cáo cố chống đở… “cái đêm khuya đó là cái đêm khuya trong lòng…”

      Thày chỉ tũm tĩm.

      Anh lớp trưởng đồng niên tức quá , biết bạn mình bẻ quẹo ba xạo nên bồi tiếp ” giữa sa mạc làm gì có biển mà mày bảo sóng biển lấp bồi cho cát dài ra mãi mãi là làm sao !”

      Chàng thi sĩ tương lai này thẹn đỏ mặt hết cách cải bèn quay lại nhìn thày mong thày …đở…đòn dùm cho

      “impressionist Tuấn à- nhiều khi , các thi sĩ họ dùng những cách ngược với logic để nhấn mạnh tâm tư- impressionist Tuấn à !”- thế là trò ta thoát bí..lật đật quay lại gắt bạn mình , “phải rồi , impressionist thì phải vậy , mày thiệt làm tao mất hứng…”

      Lòng của thày thì cười nắc nẽ , nhìn …tuổi thơ ngây cãi cọ ….

      Tuổi đời lấp mãi , dư âm cồn cào …… Người thày ngồi nhớ lại chuyện xưa mà thở dài…

      Nay ….cả hai trò điều đã quá vãng!

      **********************
      Kính Ông Bút

    • Nguyễn Tha Hương says:

      Tôi nghĩ ông Bút chỉ nói đùa cho vui thôi vì cuối thơ có kính cẩn đàng hoàng mà.
      Riêng tôi khen hay và cảm động vì đọc câu :
      “….Chín nhát cuốc bổ vào nền nhà có động đến trời xanh
      Các con bíu chặt em”
      Còn đọan
      “Bát nhang cúng ngoài trời ngơ ngác.
      Khói ngoằn ngèo bay lên, bay lên “
      thì tự mình suy đoán là trời Phật cũng phải ngơ ngác, khói nhang bay lên cho thấu trời xanh vì bọn nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi nó đang đập phá nhà dân.
      Xin kính bái
      Hú vía
      NTH

Phản hồi