WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Khối dân chủ thượng viện: Trăm tội đổ đầu ông Harry Reid

Ông Harry Reid.

Ông Harry Reid.

Nếu phải chọn một người để trao danh hiệu chính trị gia không được may mắn lắm trong năm 2014, có lẽ người hội đủ điều kiện để lãnh danh hiệu chẳng ai muốn nhận này chính là Ông Trưởng Khối Dân Chủ Đa Số Thượng Viện Harry Reid.

Hai tuần trước đây ông chứng kiến cảnh khối đa số trở thành thiểu số, một ngày sau cuộc bầu cử giữa kỳ ông là người đứng trước diễn đàn chấp nhận thua cuộc, đọc lời chúc mừng đồng viện Cộng Hòa kiêm đối thủ chính trị Mitch McConnell, hai ngày sau đó ông may mắn tiếp tục lãnh nhận chức vụ lãnh đạo sau khi nhận lãnh những lời chỉ trích của những vị dân cử cùng đảng. Đi xa hơn nữa, các cuộc thăm dò bầu cử tương lai (2016) đều cho thấy chiếc ghế nghị sĩ ông giữ từ năm 1987 đến giờ đã bắt đầu lung lay. Cử tri tiểu bang Nevada trách ông lo việc nước nhiều hơn việc nhà, thường xuyên xuất hiện làm việc chung với Tổng Thống Barack Obaam ở thủ đô Washington D.C. thay vì phải xuất hiện, làm việc chung với những người bỏ phiếu tín nhiệm ông ở địa phương.

Nhìn vào cuộc bầu cử chọn lãnh đạo đảng hôm thứ Năm tuần trước ở Thượng Viện thì thấy ngay nỗi khó khăn của ông. Hôm đó, tất cả các vị nghị sĩ Dân Chủ đều hiện diện, trong suốt 3 tiếng rưỡi đồng hồ họ thay phiên nhau chỉ trích lề lối làm việc của ông, xem đó là một trong những lý do góp phần khiến đảng Dân Chủ mất tới 8 ghế nghị sĩ, phải trao quyền điều khiển Thượng Viện cho cánh Cộng Hòa. Trong cuộc thảo luận sôi nổi đó, có tới 6 vị nghị sĩ lên tiếng nói “đã tới lúc phải có khuôn mặt mới lãnh đạo chúng ta”, đặt tiêu chuẩn “người lãnh đạo (mới) phải là người biết cân bằng quyền lực chính trị ở thủ đô và quyền lực chính trị ở cấp địa phương”. Mặc dù không rõ nhân vật họ trông chờ là ai nhưng chắc chắn người đó không còn phải là ông Reid, cho dù người bị họ chỉ trích là người đã lãnh đạo khối đa số trong 8 năm, đưa đảng Dân Chủ đến thành công sau 4 cuộc bầu cử liên tục, trước khi gặp thất bại quá nặng nề ở bầu cử giữa kỳ 2014 mới kết thúc đầu tháng này.

Tin hành lang Thượng Viện Liên Bang cho hay ông ngồi yên không nói gì, lặng lẽ lắng nghe những điều các vị thượng nghị sĩ cùng đảng trình bày –hay nói đúng hơn, chỉ trích đường lối điều hành của ông-. Họ than trách cả kế hoạch tranh cử cho đảng mà ông lãnh phần soạn thảo, và không ít người còn nêu thắc mắc tại sao ông “lúc nào cũng tính chuyện đối đầu với đảng Cộng Hòa” thay vì “phải tìm cho ra điểm đồng thuận để làm việc chung?”. Đã vậy, những vị nghị sĩ chỉ trích ông -kể cả những người không ủng hộ ông trong vị trí lãnh đạo- còn đòi hỏi “tất cả những gì chúng tôi trình bày phải được ghi trong biên bản sinh hoạt đảng” kèm theo điều kiện “mỗi người một lá phiếu, không chấp nhận bỏ phiếu bằng cách giơ tay”.

Kết quả: có 6 phiếu không ủng hộ ông, trong đó có 2 phiếu của 2 vị nghị sĩ đại diện cho tiểu bang Virginia, và phiếu của ông Joe Manchin của tiểu bang West Virginia nới đảng Cộng Hòa lấy cả ghế thượng nghị sĩ lẫn ghế dân biểu. Nghe đâu trong buổi họp, ông Manchin phát biểu rằng ông Reid là người tốt, “nhưng cử tri West Virginia và cử tri toàn quốc đã cất tiếng nói thật rõ rệt, họ đòi hỏi phải có thay đổi. Tôi quý trọng ông Reid, nhưng tôi bỏ phiếu không ủng hộ ông Reid vì tôi muốn thấy thay đổi trong hàng ngũ lãnh đạo”.

Cuộc họp kết thúc bằng cuộc họp báo của ông Reid, đứng đằng sau ông là 7 vị nghị sĩ được các đồng viện bỏ phiếu chọn để giúp ông làm tròn trách nhiệm. Với giới săn tin ở thủ đô đó cũng là một hình ảnh khá lạ: ông Reid thường xuất hiện một mình, lần này có cả dàn “bộ sậu” đi theo, chứng tỏ chính ông biết cần có sự ủng hộ của các vị dân cử cùng đảng, để đối phó với lực lượng chính trị hung hậu mà đảng Cộng Hòa xây dựng được sau cuộc bầu cử giữa kỳ.

Theo một số Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ sau khi rời phòng họp kể lại, buổi họp đảng “diễn ra thật cảm động” vì “chúng tôi không chỉ chúc mừng những bạn đồng viện tái đắc cử mà còn chia tay với những người bạn thật tốt đã làm việc chung với mình, theo lời Thượng Nghị Sĩ Chris Murphy của tiểu bang Connecticut. Ông Murphy cũng cho biết ông là một trong những người bỏ phiếu ủng hộ ông Reid và cũng là người lên tiếng bênh vực ông Trưởng Khối của đảng, cho rằng lý do khiến đảng Dân Chủ thất bại ở cuộc bầu cử vừa rồi “chỉ vì đường lối, chính sách của Tổng Thống Barack Obama”, chứ chẳng phái vì lối làm việc của ông Reid. Theo ông Murphy, “có nhiều nguyên nhân (khiến đảng Dân Chủ thất bại), bất kể chúng ta đồng ý hay không thì cũng phải nhìn nhận rõ rệt cử tri đã dùng lá phiếu của họ để bày tỏ quan điểm chính trị với Tổng Thống Obama”.

Cũng giống như những đảng chính trị gặp thất bại sau ngày bầu cử, các chính trị gia Dân Chủ chia ra làm nhiều phe nhóm khác nhau, có ph echo rằng thất bại vừa qua vì chính sách không hợp với người dân, nhưng cũng có phe nói rằng chính sách đảng đưa ra rất hay, nhưng phần thiếu sót là không trình bày cho cử tri biết rõ về đường lối hoạt động của đảng. Chính vì thế nên tin ghi nhận được sau cuộc họp cho thấy không chỉ bỏ phiếu tiếp tục ủng hộ ông Reid trong vai trò lãnh đạo, các vị nghị sĩ Dân Chủ còn nói đến chuyện liệu 2 năm tới có thể lấy lại khối đa số hay không? Trước câu hỏi quá khó này, một số nghị sĩ tin rằng tình hình chính trị chắc chắn “sẽ đổi khác vào năm 2016” nhưng “điều quan trọng nhất vẫn là những gì chúng ta làm được trong 24 tháng tới”. Làm được gì và phải làm gì cũng là điều nhiều người nêu lên, và cũng như câu hỏi đặt ra trước đó, dường như không ai có được câu trả lời rõ rệt.

“Tôi nghĩ đảng Dân Chủ cần phải gửi một thông điệp thật mạnh cho giới trung lưu, báo tin cho họ biết là chúng ta luôn luôn sát cánh với họ, mục tiêu chúng ta đặt ra cũng chính là mục tiêu mà họ đặt ra”, Thượng Nghị Sĩ Sherrod Brown kể lại điều ông đã nói với các đồng viện cùng đảng trong phiên họp. Vẫn theo vị Thượng Nghị Sĩ của tiểu bang Ohio, “chúng tôi đã làm điều này nhưng làm chưa đủ, chưa tới nơi tới chốn”.

Trong cuộc bầu cử giữa kỳ vừa rồi, cánh Dân Chủ tại Thượng Viện tìm cách lôi kéo cử tri cấp tiến từng ủng hộ Tổng Thống Obama (khi ông Obama ra tái ứng cử hồi 2012), bằng cách nhấn mạnh ở điểm họ ủng hộ tăng mức lương tối thiểu và muốn ban hành luật đảm bảo mức lương của phụ nữ phải bằng mức lương nam giới được hưởng. Hai điều này -cộng chung với một số điều khác nữa- đã thu hút được phiếu cử tri ở một số tiểu bang, nhưng không tạo được làn sóng ủng hộ toàn quốc như họ trông đợi. Bên cạnh đó là thất bại lớn khi không lôi kéo được cử tri da trắng: 60% những người da trắng đi bầu cho hay họ bỏ phiếu cho ứng cử viên Cộng Hòa.

Theo Thượng Nghị Sĩ Charles Schumer, nhân vật đứng thứ ba trong hệ thống lãnh đạo Dân Chủ Thượng Viện-, “điều đó xảy ra vì thành phần cử tri trung lưu không biết rõ sự khác biệt về chính sách giữa đảng Dân Chủ và đảng Cộng Hòa” và trách nhiệm của ông Reid cũng như của ban lãnh đạo Dân Chủ tại Thượng Viện trong những ngày tháng tới “là phải làm sáng tỏ điều này, để cử tri toàn quốc hiểu rằng chúng ta chính là niềm hy vọng của mọi người”.

© Đàn Chim Việt

3 Phản hồi cho “Khối dân chủ thượng viện: Trăm tội đổ đầu ông Harry Reid”

  1. Nguyen Thi says:

    Đế quốc Nga xâm lược bị lao đao bởi các biện pháp chế tài của Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu châu :

    Putin: ‘Nga đủ lực chống đỡ cho đồng rúp’
    BBC- 10 tháng 11 2014

    Putin nói rằng Moscow có đủ lực để chống chọi với thực trạng đồng rúp mất giá và loại trừ khả năng Moscow sẽ kiểm soát vốn hoặc các biện pháp khẩn cấp khác.

    Moscow hiện đang đưa ra “các biện pháp cần thiết” để phản ứng lại thực trạng biến động nghiêm trọng của đồng tiền nước này, ông Putin nói với giới doanh gia tại một cuộc họp thượng đỉnh của khối Apec tại Bắc Kinh.

    Đồng rúp đã bị mất giá 40% vào năm nay do quan ngại về cuộc khủng hoảng Ukraine và việc giá dầu và khí đốt, nguồn xuất khẩu chính của Nga, bị giảm kỷ lục.

    Ngân hàng Trung ương Nga đã chi khoảng 30 tỉ đôla hàng tháng để mua rúp tại các thị trường tiền tệ nhằm chống đỡ cho tỉ giá đồng tiền này.

    ***15/09/2014 -Nga tuyên bố phương Tây đang thử sức mạnh của Nga

    Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ đã áp dụng những biện pháp trừng phạt mới nhắm vào nhiều ngành, công ty và cá nhân của Nga trong tuần qua vì chủ trương gây hấn của Moscow trong vùng đông Ukraine, khiến kinh tế Nga càng thêm nhiều khó khăn.

    Trong cuộc họp của đảng cầm quyền ở thủ đô Moscow, Thủ Tướng Nga Dmitry Medvedev tuyên bố là sức mạnh của Nga đang bị các biện pháp trừng phạt của phương Tây thử thách và Nga sẽ chống lại bằng một ‘mức độ tương ứng’.

    Ông Medvedev tuyên bố: “Khi một loạt trừng phạt và hăm dọa nhắm vào Nga, điều quan trọng là không nên chọn các đáp ứng hay giải pháp dễ dãi và phải duy trì guồng máy dân chủ trong nhà nước và xã hội chúng ta hoạt động bình thường”.

    Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ đã áp dụng những biện pháp trừng phạt mới nhắm vào nhiều ngành, công ty và cá nhân của Nga trong tuần qua vì chủ trương gây hấn của Moscow trong vùng đông Ukraine, khiến kinh tế Nga càng thêm nhiều khó khăn.

    Bộ Trưởng Kinh tế Nga Alexei Ulyukayev cho hay Nga sẽ đệ đơn kiện lên Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO về các biện pháp trừng phạt này, theo các cơ quan truyền thông của Nga cho biết.

    Hãng tin RIA News cho biết khi lên tiếng tại Brussels, Bỉ, ông Ulyukayev nói: “Đợt trừng phạt mới nhất của phương Tây đã là lý do khiến chúng tôi kháng nghị lên WTO và chúng tôi nhất quyết chống lại đến cùng”.

    ***Nga: Tiền Rubble Mất Giá 25% Từ Đầu Năm Tới Nay; Nga: Mua Sắm Của Dân Giảm 10%, Du Lịch Ngày Lễ Giảm 50%
    08/11/2014- Viet Bao

    MOSCOW – Đơn vị tiền tệ ruble của Nga trượt giá chưa từng thấy, hối suất giảm 10% chỉ trong 1 tuần lễ, trong lúc khủng hoảng Ukraine kéo dài và giá dầu thô giảm – tình hình này gây hoảng loạn thị trường vào lúc 1 euro đổi 60 ruble lần đầu tiên và 1 MK tương đương 48 ruble.

    Phân tích gia Dmitry Polevoy của ING nhận xét: đây là hoảng loạn toàn diện, ám chỉ khủng hoảng tiền tệ tạo ra trên căn bản của kỳ vọng về tự túc tự cấp – theo ông Polevoy, khó ngăn cản tâm lý hoảng loạn trong dân chúng và nên can thiệp trước khi quá muộn.

    Cơ sở Capital Econmics nhận rằng hối suất suy sụp của tiền ruble gây báo động các nhà hoạch định chính sách, và tiên đoán khả năng tăng lãi suất – tuần qua, ngân hàng trung ương của Nga đã quyết định tăng lãi suất từ 8% lên 9.5%.

    Giao động của tiền ruble đã đuợc nhận thấy từ 2 tuần – tính từ đầu năm, tiền ruble đã giảm giá trị khoảng 25%. Giá dầu thô hiện nay là 82 MK/thùng trong khi ngân sách liên bang Nga cần giá dầu ở mức 100 MK/thùng để hậu thuẫn các chi tiêu của nhà nước.

    Mặt khác, sức mua của dân chúng giảm 10% trong Tháng 9 và du lịch trong ngày lễ giảm 50%.

    Cơ quan thống kê xác nhận: lần đầu tiên sau suy thoái, luơng thực tế của người lao động giảm trong Tháng 9.

  2. Ha Noi says:

    Nga sắp làm khốn Mỹ hay sắp chết đói vì bị Mỹ, Tây Âu cấm vận
    Đói chết mẹ đi mà vẫn ra giọng anh hùng, Nga là một trong số ba nước có mức sống đói rách nhất châu Âu

  3. Thái Hà says:

    Nước Mỹ đang đau đớn khi biết rằng Nga sẽ quyết dằn mặt mình ở Ucraina để châu Âu khinh thường mình. Đó là nhận định của các nhà quân sự châu Âu nhận định. Người ta cho rằng cuộc chiến sẽ tới gần và Mỹ thực sự bất lực. Bà thủ tướng Đức cảnh báo Nga sẽ làm khốn đốn Mỹ và châu Âu là điều chắc chắn. Mỹ dưới phân Nga và chịu đòn nhục về uy tín hơn là về kinh tế đem lại.

Leave a Reply to Ha Noi