WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Việt Nam Cộng Hòa và dòng họ Ngô-Đình

Lời Giới Thiệu- Tôi mới nhận được sách do người bạn gửi tặng, cuốn La République du Việt Nam et les Ngô Đình bằng tiếng Pháp của tác giả Ngô-Đình Quỳnh, Ngô-Đình Lệ Quyên (+2012), nhà xuất bản L’Harmattan, in năm 2013, dầy 246 trang. Phần sau có in thêm hồi ký hậu tử của bà Ngô Đình Nhu (suivi des Memoires posthumes de Madame Ngô Đình Nhu) xuất bản sau khi tác giả đã qua đời.

Phần chính nói về Việt Nam Cộng Hòa và gia đình họ Ngô dài trên 60 trang, khoảng 30 trang gồm hình ảnh gia đình và cuối cùng phần phụ: hồi ký của bà Ngô Đình Nhu dài 120 trang.

Tôi xin lược dịch phần chính của cuốn sách do hai tác giả Ngô-Đình Quỳnh và Ngô-Đình Lệ Quyên biên soạn, tác phẩm gồm 4 chương diễn tả lại những sự kiện lịch sử nay đã vang bóng một thời.

Các danh từ, địa danh tiếng Việt đều được viết có dấu, văn tiếng ngoại quốc có phần khó hiểu, tôi chỉ lược dịch những ý tưởng chính.

—————————————————————–

9782343016146

Chương 1- Dòng họ Ngô-Đình

Họ Ngô-Đình thuộc dòng dõi Ngô Quyền, vị Hoàng đề đầu tiên của Việt nam. Ở thế kỷ thứ nhất vào năm 939, sau nhiều cuộc chiến chống xâm lược, Ngô Quyền đã dựng lên triều đại Việt Nam đầu tiên.

(Có lẽ tác giả nhầm, chắc là thế kỷ thứ 9, nguyên văn Au 1er siècle, en 939, TĐ).

Thế kỷ thứ 14, thời nhà Trần, họ Ngô-Đình là một trong những gia đình đầu tiên cải đạo Thiên Chúa Giáo.

Ông Ngô-Đình Khả (1857-1923) được gửi đi học bên Tầu, Mã Lai về nước lập gia đình, là cha của hai ông Diệm, Nhu sau này. Họ Ngô-Đình ít thấy có ở Việt Nam.

Ngô-Đình Khà là người học rộng được vào triều đình dậy học, sau làm Thượng thư bộ Lễ, quân sư vua Thành Thái. Làm quan to nhưng ông chống Pháp, từ bổng lộc. Theo Thiên Chúa Giáo nhưng vẫn thờ tổ tiên, sau Tết ba ngày ông thường mời những người bên lương đi tảo mộ. Mặc dù theo Thiên Chúa Giáo nhưng Ngô-Đình Khả yêu nước, chuộng văn hóa phong tục cổ của dân tộc. Ông khác với những người đồng đạo Thiên Chúa theo Tây, thực dân, tại Nam Việt nhiều vùng Thiên Chúa Giáo dựa vào thực dân để được cấp đất dai.

Sau Thế chiến thứ nhất 1914, thập niên 30 Việt Nam nghèo, phong trào dành độc lập bắt đầu. Năm 1931 phong trào Việt Minh thành lập. Ông Ngô -Đình Khôi con cả của ông Ngô-Đình Khả, tổng đốc Quảng Nam bị Việt Minh giết năm 1944 cùng với người con trai duy nhất. Con thứ hai là ông Ngô-Đình Thục sinh năm 1897 đi tu, năm 1938 được bổ nhiệm Giám mục địa phận Vĩnh Long, năm 1960 làm Giám mục địa phận Huế, không có mặt trong cuộc đảo chính ngày 2-11-1963 (thực ra ngày 1-11, TĐ), ông lưu vong tại Ý, Pháp, Tây Ban Nha và mất tại Mỹ ngày 13-12-1984.

Ông Ngô-Đình Diệm sinh ngày 3-1-1901 là con trai thứ ba, sinh viên xuất sắc trường luật và hành chánh Hà Nội, năm 1921 ông đậu thủ khoa làm việc tại thư viện Hà Nội sau làm Tuần vũ (tỉnh trưởng) Phan Rang gồm 300 làng, ông hiểu rõ về đời sống nông thôn. Sau này khi làm Tổng thống ông hay đi thăm các tỉnh. Là người có tài năng ông được Hoàng đế Bảo Đại đưa vào triều giữ chức Thượng thư bộ lại năm 1933 khi còn trẻ mới có 32 tuổi. Mấy tháng sau ông Diệm từ quan vì là người yêu chuộng độc lập, ông thấy nhà vua không muốn dành độc lập tử tay người Pháp, ông tuyên bố không có thực quyền, người Pháp dọa bắt ông.

Tháng 9-1945 ông Diệm bị Việt Minh bắt đưa đi giam ở một vùng đồi núi biên giới Việt Hoa, ông bị bệnh nặng. Hồ Chí Minh mời ông Diệm hợp tác chống Tây nhưng ông từ chối và kết án Việt Minh giết anh ông, vu cáo gia đình ông: Diệm nói Ông coi tôi có sợ ai không?

Sau đó Hồ thả Diệm. Biết là mình bị đe dọa nên ông Diệm tìm đường ra ngoại quốc tại Á châu, Âu châu, Mỹ. Năm 1950 ông ở La Mã, sang Bỉ rồi sang Mỹ ở trong một tu viện tại Lakewood, New Jersey nghiên cứu sử, thần học, triết học.

Ngô-Đình Nhu sinh taị Huế ngày 7-10-1910 là con trai thứ tư, đi Pháp du học văn khoa đại học Sorbonne, tốt nghiệp năm 1938 môn khảo cổ về nước làm phó giám đốc thư viện Hà Nội. Từ 1946-1954 ông hoạt động chính trị để thành lập chính phủ quốc gia độc lập.

Ngô-Đình Cẩn và Ngô-Đình Luyện là hai người em út sau này cũng giữ chức vụ, nhiệm vụ trong chính phủ Việt Nam.
Trần Lệ Xuân, sau này là phu nhân Ngô-Đình Nhu sinh năm 1924 tại Hà Nội, bà cụ thân sinh thuộc dòng dõi nhà Nguyễn, cha là luật sư Trần Văn Chương, bộ trưởng ngoại giao thời vua Bảo Đại năm 1945, bà lấy ông Nhu năm 1930 tại Hà Nội và cải đạo Thiên Chúa Giáo.

Chương 2- Thành Lập và mở mang nền Cộng Hòa Việt Nam

Khi Hội nghị Genève đang diễn ra sau khi Pháp bại trận tại Điện Biên Phủ, Hoàng Đế Bảo Đại nghĩ tới ông Ngô-Đình Diệm. Pháp không ưa ông nhưng Mỹ chú ý tới, ngày 16-6-1954 Hoàng Đế mời ông làm chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng

(Tác giả nhầm, hồi đó gọi là Thủ Tướng, Le Premier Ministre chứ không phải Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng, President du Conseil des Ministres, TĐ)

Ông Diệm về Việt Nam tháng 7-1954, khi chấp chính ông gặp trở ngại vì Pháp ngăn trở. Hoàng Đế Bảo Đại ở Cannes không quan tâm việc nước, khi ấy nhà vua giao cho ông Diệm được toàn quyền.

Cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức ngày 23-10-1955, ông Diệm được 98% số phiếu. Ngày 4-3-1956 bầu lập pháp Quốc hội, ông Diệm mời ông Nhu, em trai làm cố vấn. Trước mắt có nhiều điều khó khăn nguy nan gồm Các giáo phái và bọn cướp Bình Xuyên. Giáo phái và Bình xuyên được Pháp giúp. Tướng Trịnh Minh Thế giúp Tổng thống dẹp loạn Bình Xuyên,chúng lộng hành tại Sài Gòn, sau khi đánh Cao Đài Hòa Hảo xong ông Diệm đánh Bình Xuyên.

Ngày 27-9-1956 tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi Việt Nam. Ngày 26-10-1956 thành lập nền Cộng hòa, ông Diệm là người sáng lập nền Cộng hòa Việt Nam, chấm dứt phong kiến và chế độ thuộc địa.

( Tác giả nhầm: sự thực ông Diệm đánh Bình Xuyên, Hòa Hảo giữa năm 1955 xong mới Trưng cầu dân ý lên làm Tổng thống tháng 10-1955 chứ không phải làm TT rồi mới dẹp loạn, TĐ)

Ông Diệm mở mang giáo dục, mở nhiều trường học. Hạ tầng cơ sở được tạo dựng nhưng bị Việt Cộng phá hoại. Đời sống người dân được bảo đảm về y tế, an ninh. Việc giáo dục tiến bộ, các trường gia tăng mở mang, xuất cảng gạo tăng 500% tính từ 1954-1959. Ông Ngô-Đình Nhu lập đảng Cần Lao Nhân vị, thành lập Thanh niên Cộng hòa, lập thuyến Nhân Vị có tầm vóc tinh thần, tầm vóc xã hội và chính trị, kinh tế.

Cộng Sản lừa dối cán binh, nhiều ngưới đã ra hàng, ông Nhu sáng kiến và thực hiện Ấp chiến lược. Trưởng ấp, xã trưởng, giáo viên, ý tá đã bị Cộng Sản sát hại. Ấp chiến lược cấp cho người dân phương tiện tự vệ chờ trực thăng chở quân chiến đấu tới, nay người dân được an tâm sinh sống trong làng có hàng rào. Việt cộng không áp dụng chính sách quân dân cá nườc được, họ ra hồi chánh nhiều, mùa hè 1962 cuộc chiến thuận lợi nhờ ấp chiến lược.

Ngày 23-7-1962 Bộ trưởng quốc phòng McNamara lập kế hoạch rút quân và giảm viện trợ VNCH. Ông Nhu chủ trương hòa bình với Bắc Việt, ông Hồ chí Minh tặng cành đào cho ông Diệm dịp Tết, Ngô-Đình Nhu còn đề nghị ra Bắc cũng như đưa hai con trai ra thăm miền Bắc.

Mỹ ép ông Diệm nhận thêm cố vấn quân sự, đòi đưa ông Nhu ra ngoại quốc nhưng bị phía VN từ chối, họ giảm viện trợ để khiến người dân nổi dậy chống ông Diệm. Tổng thống Kennedy tuyên bố muốn thay đổi chính trị và thay đổi người ở VN, họ tuyên truyền làm giảm uy tín của ông Diệm tạiTây phương, ngưởi ta tin Mỹ và tin vào tuyên truyền của họ.

Ngày 3-12-1962 Roger Hilman, Giám đốc nghiên cứu Bộ ngoại giao nhận định Ấp chiến lược khiến chính phủ bình định được miền quê hiệu quả. Việt Cộng gây ảnh hưởng tỉnh thành, tuyên truyền dụ dỗ những thành phần bất mãn chính phủ Diệm, những người này thân Cộng bài Mỹ. Ông Diệm phải trấn an công chức quân nhân, tiên đoán có đảo chính. Văn thư trên của Hilman cũng cho thấy chính phủ VN có tiến bộ. Chính phủ vừa phải chống Cộng và chống nội bộ tranh dành quyền hành (đảo chính)

Tháng 4-1963 ông Nhu ban hành chính sách chiêu hồi, ra lệnh quân đội không được giết kẻ địch mà chỉ phá hậu cần và cho chúng con đường chạy. Quân địch ra hàng rất nhiều, sau mấy tháng có 6,000 người, họ đói rách khốn khổ, họ nói ấp chiến lược khiến họ không còn lương thực.

Tháng 10-1963 McNamara nói tình trạng an ninh tiến triển tốt, Tướng Harkins, Tư lệnh quân Mỹ ở VN nói tinh thần chiến đấu rất cao. Khi Ngô-Đình Nhu chết, 8,000 trong số 12,000 làng đã được lập thành. Ấp chiến lược khiến cho VC không ám sát, bắt thanh niên. Khi người Mỹ loại bỏ ông Nhu, họ bỏ ấp chiến lược và đổ nửa triệu quân vào với những phương tiện chiến tranh to lớn nhưng thất bại 12 năm sau đó.

Bà Ngô-Đình Nhu được bầu dân biểu, cũng là Chủ tịch Phong trào liên đới phụ nữ, phong trào đã giúp đỡ đồng bào di cư, tổng cộng có một triệu người từ Bắc vào Nam như vậy chứng tỏ chính phủ Diệm hấp dẫn hơn Hồ Chí Minh. Phong trào Liên đới giúp đỡ cô nhi, nạn nhân chiến tranh, tàn tật, bà cũng mở một phong trào bán quân sự, huấn luyện tự vệ.

Khi ông Diệm mất, đất nước chịu những tranh dành quyền hành trở thành bi kịch của các Tướng lãnh. Bà Nhu đã giải phóng phụ nữ, đưa ra luật gia đình. Từ năm 1958 bà trình quốc hội và được chấp thuận, nam nữ bình quyền, bỏ tục đa thê, bà Nhu thực hiện được bộ luật gia đình. Tổng thống độc thân nên bà Nhu giữ vai trò đệ nhất phu nhân trong các nghi lễ lớn ngoại giao.

Các báo chí, hình ảnh Việt nam đầu thập niên 60 thể hiện tiến bộ của kinh tề miền nam dưới thời Ngô-Đình Diệm. Về quân sự ấp chiến lược đã có kết quả, những thành quả tốt đẹp sau đó bị hành pháp Mỹ phá hỏng hết, họ quyết định hạ Diệm-Nhu. Không phải người dân chống chính phủ mà vì các Tướng nhiều tham vọng, tham quyền, ham danh vọng do Mỹ điều khiển

Chương 3- Cuộc đảo chính

Trong tháng 8 -1963, Tổng thống Diệm và Nhu biết Mỹ định mua chuộc các Tướng để lật đổ chính phủ. Hai ông bèn triệu tập các Tướng để nhắc nhở họ về trách nhiệm với đất nước. Tổng thống Kennedy cử ông Cabot-Lodge tới Sài Gòn làm Đại Sứ thay ông Nolting. Cabot-lodge tới Sài Gòn ngày 22-8-1963, ông điện tín về Bộ ngoại giao Mỹ nói các Tướng giữ nhiệm vụ quan trọng ở Sài Gòn trung thành với ông Diệm, các Tướng khác thì không rõ, đảo chính chỉ là cầu may. Cuối tháng 8 họ không có chính sách về VN. Dean Rusk (bộ trưởng ngoại giao) chủ trương Mỹ không rút khỏi VN trước khi thắng CS và không làm đảo chính tại VN.

Hồ sơ giải mật Ngũ giác đài đã cho biết những sự kiện mới. Ngày 13-6-1971 báo New york Times cho đăng những tài liệu bí mật mà McNamara thu thập từ 1967, bị tiết lộ ra báo chí. TT Nixon tức giận muốn muốn cấm đăng nhưng ngày 30-6-1971 Tối cao Pháp viện cho phép đăng.

Chương 4 của hồ sơ này có tên là Lật đổ Ngô-Đình Diệm , có lời ghi “Tài liệu nghiên cứu Ngũ giác đài về chiến tranh Việt Nam” cho thấy TT Kennedy biết kế hoạch đảo chính quân sự 1963 và ông chấp thuận.

Tài liệu khảo cứu nói từ tháng 8-1963 chúng ta (tức người Mỹ) đã khuyến khích, chấp thuận kế hoạch đảo chính của các Tướng lãnh VN và hứa lập chính phủ thay thế lâu dài… chúng ta đảo chính để tăng thêm trách nhiệm của chúng ta tại VN và sự can thiệp của Mỹ. Hồ sơ cho thấy người Mỹ không đồng lòng khi kết án hành động ông Diệm.

TT Kennedy cử một phái đoàn sang Sài Gòn để lượng giá tình hình, cử Tướng Krulak và Mendenhall nguyên Cố vấn chính trị đại sứ Mỹ, họ về báo cáo trái ngược nhau. Ngày 23-9-1963 ông gửi một phái đoàn khác gồm McNanara và Tướng Maxwell Taylor, ngày 2-10 họ báo cáo quân sự tốt đẹp, ấp chiến lược mở mang, chúng ta có thể rút cố vấn về cuối 1965, cắt viện trợ kinh tế để ép chính phủ Diệm cải tổ chính trị. Kennedy chấp thuận, McNamara tuyên bố 1,000 người Mỹ sẽ rời VN nước cuối 1963. Kennedy lưỡng lự trước hai báo cáo của những người ủng hộ và chống Diệm.

Tướng Harkins ở VN báo cáo về Mỹ: lúc này thay đổi lãnh đão không tốt, tôi không thấy ai chống cộng bằng ông Diệm, tình hình quân sự ở vùng 1, 2, 3 và 4 nói chung tốt đẹp. Đại sứ Cabot-lodge gửi thư cho George Bundy, cô vấn Kennedy ngày 30-10-1963 nói Mỹ đã giúp xứ này về quân sự kinh tế nhưng muốn thắng cuộc chiến phải thay đổi chính quyền, phải chuẩn bị đảo chính. Các Tướng chủ mưu cần tiền để mua chuộc các Tướng thân cận ông Diệm thì đảo chính sẽ thành công, chúng ta sẽ lo di tản gia đình họ. Đại sứ Cabot-Lodge công nhận kinh tế, quân sự tiến bộ nhưng cho là ông Diệm lỗi thời cần phải trừ khử bất kể hậu quả ra sao.

Quyết định của Đại sứ Cabot-Lodge ảnh hưởng tới TT Kennedy, cuộc đảo chính đang tiến hành không thể dừng lại được, hai ngày sau nó bùng dậy. Trung tá CIA Lucien Conein được giao nhiệm vụ liên lạc các Tướng vì ông biết tiếng Pháp, ông ta khuyến khích các Tướng phản lại Tổng thống Diệm, hứa nếu thất bại sẽ được Mỹ bảo vệ, thắng thì nắm quyền. Tòa đại sứ bật đèn xanh, CIA hợp tác chặt chẽ các tướng.

Cuối tháng 10, không khí Sài Gòn u ám, Ngô-Đình Nhu nghĩ tới vợ và con gái (bà Nhu và Lệ Thủy) đi xa, ông gọi Trác lúc ấy 16 tuổi, Trác là người nối dõi dòng Ngô-Đình vì ba người anh lớn (của ông Nhu) không có con nối dòng. Ông Nhu bảo Trác đưa hai em (Quỳnh, Lệ Quyên) lên Đà Lạt. Tác giả chú thích nói hôm sau ngày đảo chính ba anh em ở Đà Lạt, trốn vào rừng cùng mấy người cận vệ rồi tìm tới phi trường (Đà Lạt) lên máy bay sang La Mã.

(Tác giả nhớ sai vì hồi đó ông còn nhỏ, sự thực ba người con bà Nhu đã được tân chính phủ cho đi chính thức tại Sài Gòn sau đảo chính TĐ)

Trưa ngày 1-11 (1963), các Tướng họp dự tiệc ở bộ Tổng tham mưu do Tướng Trần Thiện Khiêm đãi, khi mọi người vào bàn Tướng Dương Văn Minh đứng dậy tuyên bố một cuộc đảo chính đang bắt đầu và yêu cầu mọi người ủng hộ. Ai nấy đều hoan hô riêng Tướng Lê Quang Tung, chỉ huy trưởng lực lượng đặc biệt của cố vấn Ngô-Đình Nhu nói: Các ông phải biết ai gắn sao cho các ông?” LQTung bị bắt đi xử tử cùng với người em Lê Quang Triệu.

Nguyễn Hữu Duệ, đại úy (thực ra là Thiếu tá, TĐ) Tham mưu trưởng lữ đoàn phòng vệ phủ Tổng thống gọi điện thoại cho Tổng thống và cho biết ông sẽ tấn công chớp nhoáng bộ TTM bằng bộ binh, chiến xa, nếu tấn công sẽ bắt trọn bộ các Tướng làm phản.

Ông Diệm từ chối nói người đồng đội không giết lẫn nhau, lúc 17 giờ (5 giờ chiếu) Tướng Dương Văn Minh điện thoại cho cố vấn Ngô-Đình Nhu nói nếu hai người không ra hàng thì sẽ cho ném bom, bắn đại bác vào dinh (Gia Long). Tối lúc 20 giờ, đại sứ Cabot-Lodge điện thoại cho ông Diệm nói nếu ông hàng thì sẽ được đi ngoại quốc nhưng Tổng thống nói sẽ tử thủ tại đây.
Tướng Đỗ Cao Trí, Tư lệnh vùng I, Huế cũng như Nguyễn Khánh, Tư lệnh vùng II (Pleiku) báo cáo Tổng thống muốn đưa quân về cứu, Tướng Huỳnh Văn Cao Tư lệnh vùng IV ở Cần Thơ cũng ra lệnh tiến về Sài Gòn nhưng Tổng thống bác bỏ không muốn đổ máu. Nguyễn Khánh đề nghị anh em ông đến Pleiku nhưng ông cũng từ chối không muốn đổ máu cho quân đội quốc gia.

Nửa đêm hai ông Diệm Nhu đi xe Cao Xuân Vỹ, Tổng giám đốc Thanh niên cộng hòa, ông Diệm ngồi trước, Nhu, Đỗ Thọ ngồi sau. Tới nơi ông Diệm ra lệnh cho quân phòng thủ (tại dinh Gia Long) ngưng chiến tranh đổ máu. Khi đại tá Nguyễn Văn Thiệu mở cuộc tấn công, những ngưòi lính phòng thủ trong dinh chiến đấu tới viên đạn cuối cùng.

Tổng thống và người em ngủ tại nhà Mã Tuyên, người Việt gốc Hoa phụ trách Thanh niên Cộng hòa tại Chợ Lớn. Sáng ngày 2-11-1963 hai anh em Ngô-Đình chịu lễ tại nhà thờ Francois Xavier Chợ Lớn (nhà thờ Cha Tam). Sau lễ ông Diệm nhờ linh mục (người làm lễ) liên lạc với Tướng Trần Văn Đôn, ông muốn đưa họ về lý lẽ và tình yêu tổ quốc.

Các Tướng Đôn và Trần Tử Oai chuẩn bị xe cộ đàng hoàng đi đón hai ông nhưng Tướng Mai Hữu Xuân được lệnh đi gặp có thiếu tá Dương Hiếu Nghĩa và Nguyễn Văn Nhung, cận vệ Tướng Dương Văn Minh đi theo. Trước khi khởi hành Dương Văn Minh đưa hai ngón tay ra hiệu giết cả hai người.

Ông Diệm và Nhu đợi trước nhà thờ với linh mục, bỗng một xe díp và một xe bọc thép tới. Tướng Xuân nói ông được lệnh tới bắt và mở cửa xe thiết giáp, ông Nhu phản đối thì ông Xuân nói xe này bảo đảm an ninh. Trên đường về hai anh em ông Diệm bị Nguyễn Văn Nhung bắn nhiều viên và đâm chết, để chối tội anh này nói hai ông tự sát thực ra hai tay bị trói. Bộ Tổng tham mưu ngạc nhiên thấy hai ông bị giết, TT Kennedy cũng bối rối trước cảnh hai ông đã mạng vong trong cơn khói lửa, việc mà ông không tiên đoán sẽ xảy ra.

Sau khi chính phủ bị lật đổ, Cộng quân tuyên truyền dụ dỗ đồng bào miền nam chống đế quốc Mỹ. Cũng chính Tướng Dương Văn Minh được Mặt trận giải phóng kêu gọi. Chính ông ta đã đuổi Mỹ, ông ta đầu hàng không chống cự Việt Cộng khi họ vào Sài Gòn và giao đất nước cho quân địch.

Một kết thúc ô nhục cho kẻ chịu trách nhiệm chính trong sự phản bội và sát hại thượng cấp đưa đất nước vào tình trạng hỗn loạn.

Ngày 5-11-1963, Tổng thống Pháp De Gaulle có tiếp xúc Đại sứ Mỹ Bohlen và nói:

Tôi không tin các ông thành công bằng can thiệp trực tiếp vào VN, rất tiếc cho Mỹ là hai ông Diệm Nhu đã bị giết, những người thay thế chắc sẽ không thành công. Kinh nghiệm riêng của chúng tôi thì những người cầm quyền do ngoại bang điều khiển sẽ thất bại nhất là về sự lãnh đạo cuộc chiến, tôi không tin là sẽ tốt đẹp. Quan điểm của tôi như đã quyết định từ Genève 1954, không can dự vào vấn đề Việt Nam, nhận định này dùng cho Cộng Sản nhưng cũng cho các ông, tôi sợ các ông sẽ sa lầy khó rút ra”

Sau khi chính phủ Ngô-Đình Diệm bị lật đổ, trong hai năm có 8 chính phủ, mặc dù được Mỹ bảo trợ nhưng không lãnh đạo được đất nước. Tất cả thành quả mà họ Ngô-Đình xây dựng bị bị phá hủy hết, các đảng phái phong trào bị dẹp hết, 41 tỉnh trưởng bị thay thế.

Năm 1964 cuộc chiến gia tăng khi Johnson lên làm Tổng thống Mỹ.

Các Tướng lãnh làm đạo đức suy đồi so với thời ông Diệm. Họ nói bà Ngô-Đình Nhu là một trong bẩy người đàn bà giầu nhất thế giới nhưng khi lưu vong bà chỉ lấy thù lao qua các cuộc phỏng vấn để chăm lo cho các con nhỏ.

TT Kennedy bị ám sát, chính phủ Johnson đương đầu với Việt Cộng, Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch mặt trận giải phóng tuyên bố với ký giả Úc Wilfrid Burchett

“Chế độ Ngô-Đình sụp đổ là món quà tự trên trời rơi xuống cho chúng tôi”

Chương 4 Một khía cạnh khác

Sách nói về nhà Ngô-Đình thường viết “ngược đãi Phật giáo, độc tài, tàn ác, thối nát” ngừòi ta cũng kết án Tổng thống Diệm không tôn trọng Hiệp định Genève, không thực hiện Tổng tuyển cử … những nhận định trên vô căn cứ, dưới đây là những quan điểm hợp lý.

Về Hiệp định Genève 1954 chia đôi đất nước nó chỉ được chính phủ Pháp và chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Việt Minh) ký đã bị chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, chính phủ miền nam VN tương lai của Ngô-Đình Diệm bãi bỏ.
(Thực ra hồi đó gọi là Quốc Gia Việt Nam, État du Việt Nam chứ không phải Việt Nam Cộng Hòa, République du Việt Nam như tác giả nói, TĐ)

Mỹ cũng không ký, trong đó có Trung cộng, Nga, Anh. Phần nói về bầu cử thống nhất hai miền không có bên nào ký không có giá trị, tuy nhiên miền nam đòi bầu cử được bảo đảm trong sáng.

Trái lại CS vi phạm Hiệp định Genève, xâm nhập, khủng bố miền nam đã bị Ủy hội quốc tế phản đối nhiều lần. CS với mục đích bá chủ và không tôn trọng Hiệp định Paris (1973) mặc dù Kissinger và Lê Đức Thọ được phát giải Nobel hoà bình nhưng Hiệp định lại bị CS vi phạm. CSBV xâm lăng miền nam VN tháng 4-1975 lợi dụng Mỹ suy yếu vì vụ Watergate.

Về vụ Phật giáo lịch sử đã chứng minh một huyền thoại lớn để chống TT Ngô-Đình Diệm. Bà Ngô-Đình Nhu cho biết cuộc khủng hoảng này như cơn gió thổi ngược chiều bởi những phe đối nghịch từ nhiều phía Việt Nam, Pháp, Mỹ và CS.

Trước vụ một nhà sư tự thiêu 1963 mà báo chí thế giới đã phổ biến không có ai chống đối chính phủ Diệm cầm quyền từ 1954. Tháng 5-1963 truyền thông phóng đại kết án chính phủ Công giáo Ngô-Đình Diệm gây nhiều tội ác nhưng dưới sự lãnh đạo của chính phủ Diệm chùa chiền phát triển nhiều. Một nghìn hai trăm bẩy mươi lăm (1275) ngôi chùa mới được xây dựng. Chùa Xá Lợi được xây dựng nhờ Tổng thống tặng 600,000 đồng, một ngàn hai trăm chín mưoi năm (1295) ngôi chùa được trùng tu, như vậy số chùa đã tăng lên 200%. Về phía Thiên Chúa Giáo số nhà thờ chỉ tăng 30%.

Trong số 18 Bộ trưởng của chính phủ chỉ có 5 người Thiên Chúa Giáo, hơn nữa chỉ có 3 trong 19 Tướng lãnh là Thiên chúa giáo. Trong số 113 dân biểu 75 người là Phật giáo, phó Tổng thống và ngay cả Tỉnh trưởng Huế, (nơi xẩy ra vụ Phật giáo) là người theo đạo Phật.

Ông Diệm trả lời một ký giả nói

“Tôi đâu có điên, chín năm cầm quyền trong lúc có chiến tranh lại đi đàn áp”

Tổng thống thành lập Ủy ban để giải quyết vấn đề Phật giáo, khi phái đoàn hai bên ký thông cáo chung ngày 16-6-1963, vấn đề được giải quyết xong, Phật giáo thỏa mãn.

Thích (Thượng tọa,Vénérable) Trí Quang là nhà sư giả, ông ta là CS, ông thành lập Phật giáo cấp tiến tổ chức tự thiêu liên tục, TT Diệm cho khám chùa thấy nhiều truyền đơn chống chính phủ và cả vũ khi súng gươm. Thượng tọa Thích Thiện Hòa, phái Cổ sơn môn kêu gọi chấm dứt biểu tình, tuyệt thực, hoạt động chính trị. Trong số 4,000 ngôi chùa, 12 chùa bị đóng cửa đã dược mở lại tại Sài Gòn , 250 ngàn người biểu tình ủng hộ Ngô tổng thống do các Thanh niên Cộng Hòa kêu gọi.

Ủy ban điều tra Liên Hiệp Quốc được chính phủ VN mời vào điều tra từ 24-10 tới 3-11-1963, Ủy ban tuyên bố không có đàn áp Phật giáo. Ngày 7-12-1963 họ soạn tờ trình 234 trang, Ủy ban gồm thành viên các nưóc Afghanistan, Brésil, Thái Lan, Costa Rica, Dahomey, Maroc, Népal.

Tòa Đại sứ Mỹ cho ông Thích Trí Quang tỵ nạn nhưng lại từ chối không cho ông Ngô-Đình Cẩn tỵ nạn.

Johnson, người chống đảo chính , thừa hưởng chính quyền, năm 1968 ông ta đưa tổng cộng 536,000 quân Mỹ vào VN, quân VNCH tăng từ 820,000 người lên 968,000 người. Nixon lên nhậm chức TT năm 1969 tìm hòa bình, ngày 27-1-1973 ký kết Hiệp định Paris, tổng cộng có 55,000 quân Mỹ chết tại VN.

Lấy lý do muốn thắng CS nhanh nên họ đã tổ chức cuộc đảo chính. Từ 2-11-1963 tới 2-7-1976, 13 năm cuộc chiến đẫm máu tàn phá đất nước, giết hại hàng triệu người. Cả thế giới thấy ông Đại sứ Mỹ cuốn cờ trên nóc tòa Đại sứ chạy. Hôm sau ngày 30-4-1975 bà Ngô-Đình Nhu trả lời phỏng vấn đài MBC nói: Sức mạnh quân sự Hoa Kỳ để làm gì hay chi để chạy?

Ngày 17-4 Khmer Đỏ vào Nam Vang, ngày 30-4 Việt Cộng vào Sài Gòn, ngày 29-11-1975 Lào thành lập chính phủ Cộng hòa nhân dân, ngày 2-7-1976 thống nhất nước Việt Nam, Đông Dương vào tay CS.

Dưới ánh sáng sự thật làm sao giải thích những lời vu khống anh em Ngô-Đình và sự yên lặng vẫn phủ nhận sự thật.
Tháng 6-1964, bà Nhu, Lệ Thủy 19 tuổi được báo Truth Rally mời sang Mỹ phỏng vấn, họ muốn tìm thêm những gì khác lạ nhưng chính phủ Mỹ không cấp Visa lấy lý do an ninh quốc gia. Tại sao hai người đàn bà đến một siêu cường có thể ảnh hưởng an ninh quốc gia?

Khủng bố đe dọa Tây phương, người ta khám xét tại phi trường thì không ai coi chính phủ đó là độc tài.

Chính phủ Ngô-Đình Diệm lại không có quyền tương tự như vậy sao?

Báo chí, giới trí thức, chính trị gia đòi phải có dân chủ tại VN (miền nam) trong khi đang có chiến tranh, khủng bố.

Trên thế giới có hàng triệu thanh niên chống cuộc chiến tranh mà họ chẳng biết gì. Nếu không có hàng triệu người vượt biển cuối thập niên 70, đầu 80 trốn CS có lẽ huyền thoại Việt Cộng yêu nước vẫn còn. CS chiếm miền nam, họ tàn phá đất nước thì truyền thống Tây phương im lặng cho tới khi hàng nghìn, hàng vạn người VN vượt biển.

Hai anh em Diệm-Nhu tỏ ra người cầm quyền Thiên Chúa Giáo đạo đức đối với cuộc đảo chính phản bội. Người ta không thể làm cho người chết sống lại nhưng ít ra phải có công lý và sự thật cho họ.

Cuối cùng phải kể đến trách nhiệm của những người gây nên nhưng cái chêt ây và gây thảm kịch cho VN.

Sự tòng phạm về tinh thần mà thế giới và Giáo hội không thể cho phép.

Trọng Đạt lược dịch

Happy Thanksgiving 2014

© Đàn Chim Việt

228 Phản hồi cho “Việt Nam Cộng Hòa và dòng họ Ngô-Đình”

  1. Quang Phan says:

    Ông cựu Đại Sứ Hoa Kỳ Frederick Nolting trong cuốn “From Trust To Tragedy” của ông ta, đã viết về Tổng Thống Ngô Đình Diệm như sau:

    “Tôi đã có đọc lịch sử Việt Nam, và đã biết các cuộc chiến tranh giành độc lập của xứ sở này, và cũng đã biết là ông Diệm hiểu biết tường tận, thấu đáo vấn đề. May mắn là tôi cũng đã có một căn bản hiểu biết đáng kể về triết học và khoa tôn giáo đối chiếu. Nhưng tôi hoàn toàn không được chuẩn bị để nghe những điều như thế nàỵ Càng nghe tôi càng thích thú. Tôi đặt những câu hỏi. Mỗi câu hỏi lại mở ra một chương mới, và sau một thời gian tôi nhận ra sự dấn thân tận hiến và lòng say mê của con người này, là người đã hiến trọn đời mình để giữ cho bằng được căn cước lịch sử của dân tôc của ông ta và ông ta hiểu nó, yêu thích nó.

    ….Cho đến lúc này cáo buộc quan trọng nhất của ông ta là người Mỹ can thiệp vào nội bộ Việt Nam. Ông ta (TT Diệm) không muốn người Mỹ đoạt lấy trách nhiệm của VN. Ông ta không muốn quân lực Mỹ chiến đấu cho nền độc lập và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam VN. Ông bảo tôi: “Nếu chúng tôi không tự mình thắng cuộc chiến này với sự viện trợ vô giá của qúy quốc thì như vậy chúng tôi sẽ thua và thua là đáng đời”. Ông ta vô cùng cương quyết trong vấn đề này và ông ta cảm thấy rằng nếu chính phủ Nam VN trở nên lệ thuộc vào Hoa Kỳ thì như vậy chứng tỏ luận cứ của Việt cộng là đúng. Việt cộng thường nói rằng: “Nếu các anh cúi đầu thần phục Hoa Kỳ thì các anh sẽ thấy các anh đúng chỉ là thuộc địa của Mỹ cũng như 75 năm về trước VN đã từng là thuộc địa của Pháp”. Về điểm tế nhị này tôi đã có thể trấn an ông ta, vì toàn bộ ý niệm của những khuyến cáo cho toán đặc nhiệm cũng như những huấn thị cho tôi do TT Kennedy ban hành, là phải giúp Nam VN tự bảo vệ nền độc lập tự Do của họ cho chính họ” .

  2. Quang Phan says:

    Nguyễn Văn Ngân- Cựu phụ tá đặc biệt của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu : “Việc giết Tổng Thống Diệm là một tội phạm lịch sử. Những người nhúng tay vào máu của ông Diệm không bao giờ dám ngẩng mặt lên nhận trách nhiệm: những người bị lộ diện đã sống một cách lén lút cho đến cuối đời như Dương Văn Minh, Mai Hữu Xuân, những kẻ ném đá dấu tay thì vẫn tiếp tục ẩn mặt và trút trách nhiệm lên đầu những người đã chết.”

    Cựu đại sứ Bùi Diễm – Cựu phụ tá đặc biệt của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu . Thuộc đảng Đại Việt trả lời một cuộc phỏng vấn vào năm 2003: “Thực sự ra mà nói thì mặc dù tôi thuộc lớp người chống chế độ ông Diệm, nhưng mà tôi cũng phải thành thực công nhận rằng, ông ấy là người yêu nước. Ông ấy là người trong sạch. Ông ấy đóng góp nhiều cho việc xây dựng miền Nam thành một quốc gia khá qui củ, nền nếp, uy tín: không thua kém gì các nước khác trong vùng vừa lấy lại nền độc lập “ .
    Cựu đại sứ Bùi Diễm trong một cuộc phỏng vấn trên đài SBTN : “Cuộc đảo chính ngày 01/11/1963, đã đưa đất nước Việt Nam Cộng Hòa phải bị rơi vào tay của Cộng sản Hà Nội, và không có ai muốn có cuộc đảo chính ấy xảy ra. Không có ai muốn…” .

  3. Hoàng Huy says:

    Về nguồn gốc họ Ngô Đình nói là “Thế kỷ thứ 14, thời nhà Trần, họ Ngô-Đình là một trong những gia đình đầu tiên cải đạo Thiên Chúa Giáo.” Tôi nghĩ không đúng, vì theo lịch sử đạo Công giáo thì vị gáo sĩ tây phương xuất hiên sớm nhất là vào thời vua Trang Tông nhà hậu Lê (1558) tức là đạo Công Giáo tới VN vào hậu bán thế kỹ 16. Lại nữa, ông Ngô đình Khả cải đạo sang công giáo vì mồ côi ông được một giáo sĩ nhận làm con nuôi, sau đó được gởi đi học ở Pénang. Theo lời đồn ở Huế thì ông Khả đưa lư hương bát nước của thân sinh ông ký gởi ở chùa ( Từ HIếu, hay Từ Đàm?) sau khi cải đạo, ông Cẩn hay lui tới chùa Từ Đàm với Thầy Trí Quang vừa là đồng hương Quảng Bình vừa là thăm viếng lư hương bát nước. Ai là dân Huế có biết về việc này thì lên tiếng.
    Sau đây là nhận xét về ông Diệm của ông McNamara ghi trong hồi ký
    “Trong năm 1962, tôi liên lạc mật thiết với Nam VN và được biết Tổng Thống Ngô Đình Diêm. Tôi nhiêù lần thảo luận với ông thật lâu trong căn phòng quạt trần chạy đong đưa và tường hoa tại dinh Gia Long. Chúng tôi nghĩ ông Diêm muốn đưa dân tộc ông đến bờ tự do và dân chủ vì ông là người từng tu học tại New Jersey trong thập niên 1950 nên có vẻ thích áp dụng những giá trị phương tây . Nhưng càng gần gũi ông ta, chúng tôi càng thấy ngược lại. Ông Diệm cùng với những người chung quanh ông xây dựng nên một hệ thống chính trị thiếu sự hòa hợp với người dân. Ông không hề tạo mối liên lạc gần gũi với dân chúng. Chúng tôi hoàn toàn phán đóan sai lầm.”

    • Việt Quốc Thiên says:

      Việt Nam là một nước nhược tiểu vừa mới thoát khỏi thực dân phong kiến lại còn đang vướng bận với nạn cộng sản mà ông McNamara đòi ông Diệm và chính quyền của ông phải “dân chủ” giống kiểu Mỹ thì khác nào đem VNCH dâng hiến cho cộng sản Bắc Việt?

      Mà đúng như vậy, Mỹ muốn nhúng tay vào VN nên đã xúi giục đảo chánh ông Diệm, gây nên cảnh bát nháo ở Miền Nam để có cớ đổ quân vào “chống cộng”, rồi “dựng nên một hệ thống chính trị hòa hợp với người dân” (trong đó có VC) nên mới có “Biến Động Miền Trung” (1963-1966).

      Thích Trí Quang mới làm loạn, xúi Phật tử đem bàn thờ Phật ra đường cản lối QLVNCH, và cũng vì “dân chủ” theo kiểu Mỹ (hợp lòng dân VC) nên VC mới len lỏi vào chính quyền đục phá VNCH , và cuối cùng thì Mỹ + VC đánh đổ VNCH qua HĐ-Paris 1973.
      Chấm hết!

      Hình ảnh Ngô Đình Diệm kinh lý thăm dân.

      Những đau thương khổ cực mà nhân dân VN đang phải gánh chịu ngày hôm nay dưới chế độ CSVN là cái giá phải trả, mà trước đó những ngu dân, những sư sãi tham sân si, những kẻ ham danh vọng và những kẻ vọng ngoại, đã làm theo ý của Mỹ giết ông Diệm để “xây dựng nên một hệ thống chính trị hòa hợp với người dân” và VC?

    • Tien Ngu says:

      Nữa,

      Cũng cái tật khoe…Mỹ. Anh Mỹ này nói thế này, anh Tây kia nói thế ấy…

      Toàn là Ngô đình Diệm….bậy bạ, tin Ngô đình Diệm là chỉ có nước….tuột quần, hối không kịp…
      Ông ta không hề tạo được mối lien lạc với quần chúng. Quần chúng ai cũng…né Ngô đình Diệm,toàn là…chạy về phía…Giáo Điếm không. Kể cả dân tị nạn cs, thấy Ngô đình Diệm là…phải de lui. Thành ra dân miền Bắc nhiều hơn dân miền Nam, dẫn đến chuyện cs…giãi phóng miền Nam sau này.
      Mất nước VNCH về tay Cộng láo, là bắt nguồn từ cái …lỗi của Ngô đình Diệm, không tạo được mối liên lạc…

      Mắc cười quá…

      Tây với Mỹ chắc em nào cũng cở…sư tổ người VN, rành người Việt hơn cả người Việt…

    • Choi Song Djong says:

      Rõ chán,không thể lấy nhận định của một người ngoại quốc làm tiêu chuẩn để lên án ông Diệm,nếu nhưng người không cùng quan điểm với nhà Ngô thì thường hay viết điều tiếng để chỉ trích.
      Một TT không gần dân mà thường hay đi thăm dân ở tận những khu khỉ ho cò..đạp mái,lội bùn băng suối,ngủ trên chõng tre…Xin ông Hoàng Huy có thể làm một lần xem cho biết. Đọc mà không biết suy gẫm xem thật giả,cứ thấy tụi tây viết làm sao thì tin làm vậy.

    • tèo says:

      Không thể lấy 01 nước bắt họ phải gióng như Mỹ Quốc.,nhất là nước đó mới thoát ra khỏi vòng nô lệ Pháp,các sứ quân ,đãng phái và kỳ thi giữa Nam /Bắc,còn ổn cư cả triệu người Bắc tỵ nạn cs,dân tình
      lúc đó còn ly tán chia rẻ . Có nghĩa là N Đ D phải xây dựng QGVN từ đầu .Phải biết khó khăn của kẻ đứng đầu 01 QG .Mc. Namara chĩ theo ý nghĩ của một người Mỹ thừa hưỡng tự do dân chủ Mỹ từ lâu Hơn nữa thằng Mỹ nào cũng có một vài điều nói xấu chính phủ Diệm,nếu không ,sao người Mỹ âm mưu lật đổ chính phủ hớp pháp N Đ D? Ngoài ra ngay như on HVLang là dân Nam Kỳ đi học ở Mỹ ,lúc cùng được Mỹ gọi về quây quanh O.D. cung đã nghĩ đên Ong là 01 trong 14 vị nội các như 14 vi trong Nhà trăng /Mỹ,nhưng không phải.Là người PG Ong ta giữ chức vụ khá lớn trong chính phũ cung vói PTT NNThơvà các vị quan to mặt lớn ,bằng cấp đầy mình như vv m,tv lắm vv và vv đều là người tự nhận là PG (Lương giáo) vì thực ra họ không bao giờ đi chùa lể phật ăn chay tụng niệm một ngày nào,hay qui y đẻ có cái pháp danh con cháu Thích Ca
      Ngoài ra Đài Loan là chinh thể 01 đãng phái độc đoán nhất nếu không gọi là độc tài ,chông cộng triệt đẻ sao không có người Mỹ nào phê bình hết vậy ?Còn nói N Đ D ít học là sai. Chĩ có NĐ C nhưng Ông này không có chức vụ gì cả,Các Ong tướng nịnh N Đ D nên phong cho cậu Cẩn làm cố vấn vậy thôi…Hơn nữa thân cận bên O. D đều là người PG như ĐM ,TTD,NCT…Vạy PG có gì hay ho hơn là phản chủ.? Còn các đãng phái thì chống đối vì quyền lơi địa vị ,không ăn thì đạp đổ như QD Đ của Vũ HK,NTTam như ĐV ,vào khi N Đ D về nước đã lập chiên khu Ba Lòng (OT),chỐng Diệm và chống Công sản Diệm thì ở trước mắt. cs thì mãi tít ngoài Hà nội, Ghê quá ! Đãng phái QG chĩ chống nhau và chống QG chớ tự do dân chủ gì vì sau 63 họ đã lên nắm chính quyền và chẳng ngô khoai gìsau cùng cũng vắt giò lên cổ mà chạy khi cs đánh đến đít.Hòi đó dân kháo vói nhau là đãng phái xôi thịt (kiểu làm CM như Dũng trong Đôi Bạn hay Ngọc trong GSTT…).Và trong CM đãng phái này thì NTT là KHÔN nhất ,tự tử vói danh nghĩa hổ trợ PG /mà nay là cs rỏ ràng/đẻ lại ,dù sao cũng một tiêng thơm trong đời (lịch sử sẻ xét xử công bằng hơn như ong muốn trước khi chết !).
      Dù sao chăng nửa cái độc tài nếu có N Đ D cũng còn THUA XA cái chuyên chính vô sản của bọn csvn bây giờ. Cũng như cái chính quyền đó ,quân đội đó có là gì đi nữa cũng HƠN rất nhiều cái chính quyên bây giờ.
      NTV(chống đối VNCH như thú nhận (năm vùng ?) sau này dươi XHCSCN mới vượt biên qua Canada mới đọc và hiểu hơn về VNCH,nhưng vãn sổ toet Q ĐVNCH(các tướng lãnh sĩ quan),hay LMC /BSQY( 74?)biết gì ,biết bao nhiêu về N Đ D ,về NCK và PG ,CG mà phê bình.? …Bởi vậy nên L D Đ mới cho NCK là phản bội (vì người các anh nói vậy) N Đ D là độc tài gia đình tri ,ngu dốt, lệ thuộc Vatican (cho cân bằng vói HCM lệ thuộc Ngahoa)(vì người các anh nói như vậy) . Và vì đó ,có lẻ và có thể vậy mà ĐC theo Mỹ hơn là đứng dưới cờ QG/VNCH.,dù với lá cờ tự do dân chủ truyền thống lich sử của vn này…và t đ lang bênh chăm chăp ld đức (có là nhân viên trong hãng của Ong chủ ld đ./Ong ta đang làm ăn vói ai vậy ?)
      (t)

  4. Chuột Cống says:

    Cuốn sách viết dài vô bổ .Căn cứ theo lịch sử ,có vài điểm có thể hiểu được chế độ Ngô Đình Diệm :
    1_ Gia đình trị .
    2_Ngô Đình Cẩn vô tài vô học được bổ nhiệm làm cố vấn miền trung .Tới lúc chết ,NĐC giao tiền tham nhủng tặng không cho Vatican .
    3_Bổ nhiệm em dâu vô tài không bằng cấp chuyên môn .
    4_Lấy đất địa chủ miền Nam phát miển phí cho dân Bắc Kỳ di cư thuộc diện đạo Thiên Chúa Giáo La Mã .
    5_Đám giổ tổ tiên của Ngô Đình Diệm có mặt đầy đủ tướng tá VNCH tham dự .
    6_Ngô Đình Diệm đi đêm với vc Hà Nội .
    7_Lấy tiền viện trợ Mỹ nhưng không lắng tai nghe người Mỹ họ muốn gì họ biết gì .
    8_Ngô Đình Nhu nắm nội vụ ,mật vụ ngoài khả năng nghành nghề chuyên môn. Diệt trừ các đảng đối lập như Đại Việt ,Quốc Dân Đảng …
    9_Ngô Đình Thục giử chức vụ liên lạc giửa Vatican và chính phủ Ngô Đình Diệm .
    Kết luận :
    3 anh em Ngô Đình Diệm Ngô Đình Nhu Ngô Đình Cẩn hy sinh tính mạng cho tín đồ Công Giáo VN và Vatican .Cho quá nhiều và Chơi quá đẹp .

    • Choi Song Djong says:

      Chuột Cống lượm được những thứ này đương nhiên là từ trong cống rồi ha,xém chút qzuên là súc vật này tự lấy tên là chuột cống,nhưng hắn vì xui chui lòn dzô cái thùng rác chứa toàn lũ Điếm đạo đức văn nghệ.

    • Cường Vũ says:

      Biệt danh thế nào thì “Còm” như thế chui vào cống đi cha nội

    • Tien Ngu says:

      Đúng đúng…

      Ngô đình Diệm mần ăn rất là…tệ bạc, đất nước lầm than, nhân dân đói khổ, còn ảnh chỉ biết tối ngày lo cho…Chúa, Ngô đình Cẫn, Ngô đính Nhu, Ngô đình Thục, tiàn là thứ…dốt, vô học, không như các anh có tài…tiến sỉ như Trần chung Ngọc và Vũ ngự Chiêu của Giáo Điếm. Thua xa lắc. Thành ra dẫn đến chổ mất nước về tay cộng sản.

      Giá Ngô đình Diệm đừng có nhào ra…dành ăn, múa may, cứ để tụi Tây và tụi cs cho các con…Chuột Cống Giao Điểm cở Trần chung Ngọc, hay sử da Chính Đạo, xúm lại…xử lý, thì VN ngày nay đã không bị …các con chiên đẽ quậy…tưng bánh, dính chấu Cộng sản…đậm đà…

      Tiếc ôi là tiếc…

    • Nói Toẹt Móng Heo says:

      Lấy nick Chuột Cống là quá đúng, vì Chuột cống đi đến đâu thì ruồi bọ bu quanh vo ve tới đó.

      Những bài viết cặn bã mà Chuột cống post trên đây lấy từ trong hang Giaođiểm hay sachhiếm?

    • Choi Song Djong says:

      Chuột cống thường là loại sinh vật dơ bẩn chuyên sống bầy đàn lúc nhúc như dòi và ăn toàn đồ bẩn,dịch hạch mà loài vật này lây truyền cho người đã là một nỗi kinh hoàng trong quá khứ,ngày ấy cũng nhờ ông BS Alexandre Yersin người Thụy Sĩ đến Vn và chế ra vắc-xin chống lại dịch bệnh chết người này.Xin lưu ý loài người không nên gần loài Chuột Cống hôi tanh mà mang hại vào thân.

      • chui nhau says:

        Mỗi người một ý kiến ,đừng chửi nhau để người ngoài nghe tưởng là dộc giả toàn một lũ mất dậy

      • Trực Ngôn says:

        Chỉ những kẻ ít học không hiểu được góp ý của Choi Song Djong là “chửi”?

        “Lũ mất dạy” là những kẻ bài xích tôn giáo, những kẻ chuyên viết những điều xằng bậy, bịa đặt, xuyên tạc và xả rác như lũ chuột cống, và những kẻ bao che cho chúng!

        Viết còm như Choi Song Djong thì không phải là “chửi”, mà là nhắc nhở cho chuột cống biết rằng, đừng đem rác rưới và vi khuẩn gieo rắc diễn đàn, sẽ bị vắc-xin tiêu diệt đấy!

      • Choi Song Djong says:

        Có một câu mà chia cho hai Nick khác nhau,dlv này nghiệp vụ còn tệ quá,ráng lên em lập công dâng Đảng chó kiếm tiền tiêu Tết.

  5. Quang Phan says:

    ***Tháng 5 năm 1961, phó tổng thống Lyndon B. Johnson khen ông Diệm trong một bữa quốc yến do ông Diệm khoản đãi như sau:“Tổng Thống Diệm là Churchill của thập kỷ trong hàng tiền đạo của các nhà lãnh đạo bảo vệ tự do.”
    (Sir Winston Leonard Spencer Churchill là thủ tướng Anh trong thế chiến II (1939-1945).

    Trong tác phẩm “From Trust to Tragegy” Đại sứ Hoa Kỳ Frederick Nolting nói ông Johnson trong một bữa tiệc khác còn so sánh ông Diệm với 2 vị tổng thống nổi tiếng của Mỹ là Andrew Jackson và Woodrow Wilson.

    *** Kennedy đã bị ám sát tại Dallas, Texas, ngày 22/11/1963. Nghe tin dữ, Phó Tổng thống Lyndon B. Johnson, chỉ hình Tổng Thống Ngô Đình Diệm treo trong văn phòng ông và nói với thượng Nghị sĩ Hubert Humphrey: “Chúng ta đã nhúng tay vào vụ giết ông này. Bây giờ việc ấy đang xảy ta tại đây”.

    ***Trong cuốn “ No More Vietnams” , tổng thống Nixon viết “ Ông Diệm là một lãnh tụ kiên cường của một dân tộc đang vô cùng cần một nhà lãnh đạo cương quyết. Ông ta mất rồi, chính quyền ở Nam Việt Nam trở thành cái mà ai cũng chộp giật được. Những viên chức chính quyền (Kennedy) đã từng nôn nóng ngấm ngầm mưu đồ chống ông Diệm đã sớm khám phá ra rằng những cộng tác viên của mình ở Nam Việt Nam chỉ là những người lãnh đạo tồi đến vô vọng. Cái tài cần có để lật đổ một chính phủ không đắc dụng để điều hành một chính phủ. Lãnh đạo một cuộc đảo chính và lãnh đạo một nước là hai công việc hoàn toàn khác nhau. Cuộc khủng hoảng lãnh đạo đến hỗn loạn sau đó ở miền Nam Việt Nam là hậu quả trực tiếp của việc lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm .

    ***Đại sứ Hoa Kỳ Frederick Nolting trong tác phẩm “Từ tín nhiệm đến thảm kịch”
    xuất bản năm 1988, ông đã “lấy làm tiếc và rất buồn” phải nói lên sự thật là bộ ngoại giao Mỹ đã phạm lỗi lầm ngớ ngẩn nghiêm trọng trong việc cổ võ cho cuộc đảo chính 1963 lật đổ và sát hại Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

  6. Quang Phan says:

    25/10/2013
    BBC -50 năm sau, bình luận gia Beverly Deep Keever nhận định cuộc lật đổ cố TT Diệm là “sai lầm nguy hiểm”

    Trong hồ sơ mật Ngũ Giác Đài được bạch hóa năm 1971, người ta thấy có đoạn như sau: “Hoa Kỳ phải nhận hoàn toàn trách nhiệm trong vụ đảo chính ông Diệm vì chính quyền Mỹ lúc đó hậu thuẩn hết mình cho vụ này và tỏ ra ủng hộ không che đậy chế độ sau đó”.

    Trong bài “Dangerous History of Regime Change” đăng trên báo mạng Contorsiumnews.com, nhà bình luận Beverly Deep Keever nhắc đến cái chết của ông Diệm và ông Nhu như là “chuyện đã dẫn đến hậu quả quá xấu cho cuộc chiến chống Cộng sau đó” ở miền nam Việt Nam.

    Câu hỏi bí mật nhất vẫn là “ai là người thật sự chịu trách nhiệm về vụ đảo chính ông Diệm vào đầu tháng 11 năm 1963, đưa đến hỗn loạn chính trị và sự sụp đổ toàn diện của VNCH một thập niên sau đó?”

    Trong hồ sơ mật Ngũ Giác Đài được bạch hóa năm 1971, người ta thấy có đoạn như sau: “Hoa Kỳ phải nhận hoàn toàn trách nhiệm trong vụ đảo chính ông Diệm vì chính quyền Mỹ lúc đó hậu thuẩn hết mình cho vụ này và tỏ ra ủng hộ không che đậy chế độ sau đó”.

    Giờ đây sau đúng nửa thế kỷ, với các cuộc chiến Afghanistan, Iraq và Libya, bài học về “chuyện ông Diệm” vẫn còn nóng hổi. Có lẽ nhận định sau đây của Thượng Nghị Sĩ William Fulbright là đáng lưu ý nhất: “đánh bóng cho chủ nghĩa “cá biệt Hoa Kỳ” là chuyện người Mỹ vẫn luôn dành cho mình cái quyền đi thay đổi số phận của người khác”.

  7. Quốc Khanh says:

    Đau lòng và lấy làm thương tiếc đến Cố TT. Ngô-đình_Diệm. Lớn lên trong đất nước VNCH,và trải qua 3 thời kỳ. Khẳng định rằng VN mất đi cụ Ngô là cả 1 thế kỷ sau vẫn chưa tìm ra một người lãnh đạo đất nước như TT. Diệm. Và cũng không quên người bào đệ của Ông là Ngô-đình-Nhu tà ba và góp công giúp anh trong việc kiến quốc 9 nam tại miền Nam VN. Kính cẩn nghiêng mình tri ơn Cố TT. NĐD.

  8. Hoa Thanh Bình says:

    Trích; “Ông Diệm mở mang giáo dục, mở nhiều trường học. Hạ tầng cơ sở được tạo dựng nhưng bị Việt Cộng phá hoại. Đời sống người dân được bảo đảm về y tế, an ninh. Việc giáo dục tiến bộ, các trường gia tăng mở mang, xuất cảng gạo tăng 500% tính từ 1954-1959. Ông Ngô-Đình Nhu lập đảng Cần Lao Nhân vị, thành lập Thanh niên Cộng hòa, lập thuyến Nhân Vị có tầm vóc tinh thần, tầm vóc xã hội và chính trị, kinh tế“.

    Chỉ trong vòng 5 năm mà gạo xuất cảng tăng 500% và đời sống người dân được bảo đảm về ý tế, thì quá tuyệt vời, chứng tỏ người dân rất phấn khích và tham gia việc phát triển đất nước. Nhưng bị VC phá hoại hạ tầng cơ cở thì làm sao “an ninh” bảo đảm được?

    Chắc là viết lộn; “lập thuyết Nhân Vị” thay vì “lập thuyến Nhân Vị”?

  9. Tuấn says:

    Trần lệ xuân sinh năm 1924 lấy chồng 1930 ( lấy lúc 6 tuổi )

  10. DâM TiêN says:

    Nhân câu chuyện về VNCH và dòng họ Ngô- đình, DâM TiêN tôi thấy rằng, nơi bất cứ
    xã hội, thể chế nào, sự hung thịnh suy vong của xã hổi ấy đều do đám quần thần mà ra.

    Đám này tỏ ra ” bảo hoàng hơn vua” lấn quyền lấn luật nhà vua, mà vua chẳng kiểm tra
    nổi, bởi vì chúng che chở nhau rất kín đáo vì miếng ăn quyền lọi Khi nhà vua ” lăn kềnh”
    ra, thì việc hỡi ôi, blời ui…oan tui kwá ! Đám quần thần xôi thịt lăn kềnh theo, xót xa…

    Nay ấy à…bên phe thắng cuộc — do mình hay do người mà thắng, ta? — bị người ta đấm
    mõm, ăn vô cái bùa mê chiến thắng mà …tự hào ngất ngây ( cứ hỏi ngay các nhà tranh dấu
    Dân chủ cũng còn ngây ngất theo như nhau cả! ) — Của cải kỹ thuật người ngoài tuồn vô
    xây dựng cho một… tương lai…cộng hòa— mà mấy cộng Khỉ bòn rút gậm nhắm quá xá à
    chừng , bời sâu bọ lên làm người, chú Mán về đồng bằng, oai ! hãnh diện…mà xuống hố…

    Một chế độ đã tạm trú tạm vắng. Chế độ ” thắng cuộc ” trở thành Rợ Rồ mà không hay
    bởi men bả chiến thắng … Chế độ kế tiếp này tàn là tàn luôn…Nhưng ” người” thì may còn
    sống, đổi quần áo, vất Mác bỏ Lê đi…thì vưỡn sướng chán .(Chưng Son nghe, khoái nhá!)…

    Dám Cộng Khỉ này chỉ mất đi chút ít, biết người biết ta…mà vì sao chúng vẫn nghi, sợ dzậy?

Leave a Reply to DâM TiêN