WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Quyền Con Người trong con mắt ‘tuổi teen’

image_gallery

Các bạn blogger trẻ dấn thân cho sự nghiệp dân chủ hóa đất nước từng kêu gọi mọi người hãy làm những công việc thiết thực dù nhỏ nhất để góp gió thành bão, thúc đẩy cho lịch sử sang trang.

Nhân ngày 10/12 Nhân quyền Quốc tế năm nay, tôi rất vui được dịp giới thiệu lại chuyện rất nhỏ là tuối thiếu nhi học đường ở Hoa Kỳ được dạy dỗ ra sao về Nhân quyền.

Các em thuộc lứa tuổi từ 5, 6 đến 9, 10 tuổi, học cấp tiểu học được học vỡ lòng về nhân quyền ra sao. Chưa cần giảng giải về tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tôn giáo, tự do di chuyển, tự do thành hôn, tự do bầu cử … là gì, ra sao, nhưng nó đặt nền móng vững chãi trong lòng trẻ thơ nếp nghĩ và nếp sống để định hình một lối sống tự do trong suốt cuộc đời người, năm bảy chục đến khỏang một trăm năm sau.

So sánh với các em tuổi ‘teen’ Hoa Kỳ được hiểu sâu nhân quyền từ tấm bé, người Việt ta càng thêm tủi hổ về sự tụt hậu thê thảm của dân mình, sự lạc hậu về hiểu biết quyền con người dẫn đến sự tụt hậu về nhân cách, về chính trị, đạo đức, kinh tế, giáo dục, y tế, về mức sống, không biết đến bao giờ mới khắc phục và rút ngắn được.

Sau đây là nội dung giảng dạy cho các lớp tiểu học ở trường Madison Public School, thị trấn Salt Lake, tiểu bang Utah, Hoa Kỳ.

Tít bài học là : Quyền làm Người của chúng ta.

Nội dung: – Tôi có quyền được sung sướng và được đối xử tử tế ở đây, có nghĩa làkhông ai được nhạo báng tôi và làm tổn thương đến lòng tự ái của tôi.

- Tôi có quyền là tôi, được an tòan ở đây, có nghĩa là không ai được kỳ thị màu da của tôi, vì gày hay mập, cao hay thấp, trai hay gái, hoặc vì cái bề ngòai khác của tôi.

- Tôi có quyền được an toàn ở đây, có nghĩa là không ai được đánh tôi, đá tôi, xô đẩy tôi, véo tôi, làm tôi đau.

- Tôi có quyền được nghe và được lắng nghe ở đây, có nghĩa là không ai được la hét, quát nạt hoặc làm ầm ỹ.

- Tôi có quyền tìm hiểu về bản thân tôi ở đây, có nghĩa là tôi được tự do biểu thị tình cảm và phát biểu ý kiến của tôi mà không bị cản trở hay bị trừng phạt.

- Tôi có quyền học hỏi theo khả năng của tôi, có nghĩa là không ai được nhạo báng về cách học hỏi của tôi.

- Và với những quyền này có được, tôi cũng áp dụng cho những người khác cùng ở trong lớp học này.

Hết. Rõ ràng, cụ thể. Quyền tự do, làm chủ cuộc sống riêng, tôn trọng tự do của người khác. Chan hòa, khiêm tốn, tự chủ, tự lập. Cuộc sống riêng thỏai mái, cuộc sống chung dễ chịu chan hòa, thành nếp sống thân thiện văn minh ngay từ tuổi thơ ấu.
Mong rằng nhân dịp ngày Nhân quyền Quốc tế 10-12-2014, các trường tiểu học của Việt Nam cũng có những buổi học tương tự, vận dụng vào hòan cảnh VN ta.

Việc nhỏ, nhưng tác động không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng đất nước hòa bình, tự do, bình đẳng, phồn vinh và hạnh phúc.
Góp phần từ giã và vĩnh biệt tư thế là đèn đỏ của thế giới về tôn trọng quyền con người.

Xin cám ơn bạn April Nguyên đã dịch và phổ biến tin này trên Facebook.

(Tác giả gửi đăng)

1 Phản hồi cho “Quyền Con Người trong con mắt ‘tuổi teen’”

  1. GÓP Ý says:

    Đọc cái ” tít ” : ” Quyền Con Người trong con mắt ‘tuổi teen ” : của cụ Bùi những tưởng cụ đề cập nói về tuổi ” nữ thập tam nam thập lục ” Mỹ thì kêu bằng tuổi ” teenager ” ( tức tuổi từ 13 thirteen cho đến 19 nineteen thôi, ta thì gọi là cái tuổi choai choai học đòi ” làm người lớn coi trời bằng vung ” quậy phá, khó uốn nắn chẳng kiêng nể gì ai, thuở còn đứng trên bục giảng tụi tôi rất kị cái tuổi này, thà rằng còn con nít năm mười tuổi hay đã lớn tú tài cử nhân đã hiểu biết, dễ dạy . Thì cụ họ Bùi lại phang ngay cái tuổi con nít tiểu học năm, mười tuổi, trật chìa ?. Đặc biệt nền giáo dục ở Mỹ không có những bài dậy về luân lý ( Moral ) hay công dân giáo dục ( civic, lecon civique như của Âu Tây, Pháp ? ), tôi có đem vấn dề này ra hỏi mấy bạn đồng nghiệp Mỹ họ trả lời : ‘ cái đó nó học từ bố mẹ anh em trong gia đình ! ” . chuyện này tôi có được chứng kiến thấy tận mắt : trong một siêu thị thằng bé con đang ngồi đẩy chơi cái xe ô-tô, mẹ nó vẫy gọi bảo đi về, nó quẳng cái xe dưới sàn chạy theo mẹ nó, mẹ nó đứng lại nói với nó : ” put it back, please ! ” thế là nó chạy vội lại đem cái xe hơi để vào chỗ cũ ( nơi nó lấy ra chơi ) . Ở Việt Nam mình chắc mẹ con bỏ đi luôn ?

Leave a Reply to GÓP Ý