WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nancy Nguyễn: Khổng Giáo

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín (nam giới) và Công Dung Ngôn Hạnh (nữ nhân)

Đó là những điều tiên quyết mà bất cứ một 1 người theo Khổng Giáo nào cũng phải tuyệt đối tuân thủ. Nên công tâm mà nói, ở mức độ phổ thông đại chúng, đạo Khổng dạy con người ta làm điều tốt đẹp, hướng thiện. Song, điều này chẳng khiến cho đạo Khổng có chút gì nổi bật so với những triết lý sống khác, như đạo Lão, đạo Kito, hay Phật Giáo. Nếu đi sâu vào mổ xẻ, thì ở mức độ phổ thông đại chúng, đạo Khổng còn có nhiều điều chưa bằng được so với nhiều triết lý sống khác, nổi bật nhất là Phật Giáo.

Điều nên chú ý, trong triết học Khổng Tử, là nỗ lực hình thành 1 trật tự xã hội. Có thể nói, Khổng Tử tin rằng, nếu ai ai trong xã hội cũng tin theo “vai trò mặc định” thì xã hội sẽ ổn định và thịnh vượng. Nỗ lực hình thành 1 trật tự xã hội có thể được thấy rõ trong việc Khổng Tử thiết lập các mối liên hệ trong xã hội:

Vua thì cần phải được nghe theo: Trung Quân, rồi mới tới Ái Quốc, Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung.

Cha: phải được cả nhà tôn kính: Tại gia tòng phụ (chứ không phải là mẹ).

Chồng: phải được vợ phụng sự.

Anh: phải là người được tôn kính thứ 2 trong gia đình (chứ không phải là mẹ): quyền huynh, thế phụ.

Người nữ: một người nữ tốt theo quan điểm Nho giáo, phải là người giỏi phụng sự những người nam trong gia đình, và rộng hơn, là làm “hậu phương” vững mạnh cho những người nam trong xã hội.

Con cái: kính sợ cha, hiếu thuận mẹ.

Người nhỏ tuổi tôn kính người lớn tuổi.

Những trật tự đó là những trật tự vô cùng căn bản của một xã hội Nho Giáo. Những người không tuân theo trật tự này bị xã hội kinh khi, thậm chí phỉ báng, bị coi là phường vô đạo, thất hạnh, hay thậm chí vô liêm, tuỳ mức độ và hiện tượng. Những người tuân theo các chuẩn mực này cách tốt đẹp, thì được xã hội ngợi khen, kính trọng, ví dụ như ta hay nghe nhiều người khen các bà quả phụ thủ tiết thờ chồng, đó là 1 trong nhiều “di chứng xã hội” của Nho Giáo.

Có thể nói, thiết lập nên một xã hội có trật tự, kỉ cương, mà ở đó, ai cũng biết rõ vai trò bản thân và thái độ cần có đối với người khác là mục đích chính yếu của Nho Giáo. Và cái trật tự này, “vô tình”, lại rất có lợi, rất thích hợp cho một thể chế quân chủ chuyên chế, mà ở đó vai trò của vua – tôi, phụ – mẫu, phu – thê ..v.v.. được xác định rõ ràng và theo chiều hướng có lợi cho sự hưng thịnh của thể chế. Chính vì điều đó, Nho Giáo đã nhanh chóng được các vua chúa chọn làm quốc Giáo, làm kim chỉ nam để xây dựng và cai trị xã hội trong một thời gian rất dài.Công bằng mà nói, chính việc thiết lập trật tự này một cách ráo riết và chặt chẽ đã đưa nhiều thể chế phong kiến đến hưng thịnh cả ở Trung Hoa và ở Việt Nam.

Nho Giáo có cổ hủ?

Nếu bỏ qua những giáo điều ở mức phổ thông đại chúng, tức dạy con người ta làm điều thiện, điều lành, điều tốt, mà hầu như giáo lý nào cũng có đề cập đến, theo cách riêng của mình, thì những cốt yếu của Nho Giáo đã không còn hợp thời trong một xã hội dân chủ và bình đẳng nữa. Xin mở ngoặc ngoài lề, là xu hướng văn minh của nhân loại càng ngày càng tiến gần hơn với các giáo điều của đạo Lão, nơi mà con người ta và Vũ Trụ vạn vật, cỏ cây hoa lá đều nên sống cách công bình, bác ái với nhau.

Nho Giáo đã không còn đất dụng?

Thật ra thì điều khiến cho Nho Giáo tồn tại vào vài trăm năm trước, vẫn có thể ứng vào xã hội ngày nay. Cụ thể nhất là ở Xứ Kimchi và xứ Thái Dương Thần Nữ vẫn thể hiện rõ vết điêu khắc, chạm trổ cách đẹp đẽ của Nho Giáo lên xã hội. Các mối quan hệ trong xã hội vẫn thể hiện rõ nét các triết lý đặc trưng của đạo Khổng, từ trong gia đình đến ngoài xã hội.

Vậy nên:

Nếu có thể áp dụng đạo Khổng thành công trong toàn xã hội, thì có thể thiết lập được một xã hội chặt chẽ, hiệu quả cao, đạt được những phát triển mau chóng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, rõ ràng là trật tự này đi ngược lại với tư tưởng dân chủ, và công bằng xã hội. Xin nói ngoài lề là, ngược với quân chủ, tư tưởng dân chủ (một tư tưởng rất hiện đại, chỉ vừa mới rộ lên trong thế kỷ trước) nhắm tới xây dựng một xã hội tự do hơn, công bằng hơn, và cởi mở hơn, nhưng vì phải hỏi ý kiến, và đợi sự đồng thuận của đại đa số người dân, qua hình thức phổ thông đầu phiếu, nên mô hình xã hội này kém hiệu quả hơn, tốc độ tăng tiến chậm chạp hơn. Tuy nhiên, chính vì sự chậm chạp này, mà xã hội ổn định hơn, và vững chắc hơn. Đây cũng là cách đi của phần lớn các nước phát triển phương Tây, và cũng đang là suy hướng chung trên toàn thế giới. Suy cho cùng, mô hình nào, khi áp dụng đúng đắn, cũng đều có những sở trường, sở đoản, có những lợi thế và bất cập riêng. Nhưng Khổng Giáo ngày càng yếu thế vì xã hội ngày càng khó chấp nhận trật tự giai tầng của Khổng Giáo.

Viện Khổng Tử:

Tại Trung Hoa, khoảng 2 ngàn năm trước, Đạo Lão và Đạo Khổng xuất hiện hầu như cùng một lúc, chỉ cách nhau chừng 40 năm, giá trị có lẽ tương đương, nhưng bản thân tôi nghiêng rất nhiều, rất trọng về đạo Lão. Vậy tại sao vào thời điểm này, khi mà đạo Khổng đã hầu như thất sủng, thì lại được TQ đào lên, và ra tâm cố sức xây nhiều huyệt mộ trên toàn thế giới mà không phải là đạo Lão? Câu trả lời có lẽ là vì:

CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN, CHẲNG QUA CHỈ LÀ CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN TRONG VỎ BỌC HIỆN ĐẠI, NÊN LẼ DĨ NHIÊN, ĐẠO KHỔNG LÀ THÍCH HỢP HƠN CẢ. Và với nỗ lực tái thiết đạo Khổng, Trung Hoa đang nỗ lực tái thiết nền Quân Chủ Chuyên Chế, trước tiên là trên chính Trung Hoa, và sau đó là trên mọi miền đất mà nó có thể ảnh hưởng.

© Nancy Nguyễn

22 Phản hồi cho “Nancy Nguyễn: Khổng Giáo”

  1. Trùng-Dương says:

    Biết phân biệt thế nào là Tông Giáo và thế nào là Đạo không hở giời?

    Đạo không phải là Tông Giáo, dưới một bậc. Đạo là “con đường” cuộc sống và không nói đến tâm linh cùng cõi thiêng không vật chất.

    Nói thế thì “Võ Sĩ Đạo” lại cùng mâm với Phật Giáo ? Ô hôi ai tai ! Mà có biết Bụt là gì không đã. Bảo Khổng lày lọ mà nại không biết Phật là do chữ Các Trú mà ra. Tiếng Việt gọi Buddha (Trí Tuệ) là Bụt nhá.

    Tu thêm tí đi để kiếp sau không phải là con rận kẽ giường chuyên hút máu. Kẻ sống lối Khổng trong cuộc sống trần ai vẫn áp dụng chân lý tâm linh nhà Phật được nhể.

    Nớp Du Sô Mút-chờ đụt (Love You So Much dude)

  2. Trùng-Dương says:

    Ngu thấy mẹ, bao nhiêu sách của Khổng Mạnh đọc được và nghe giảng được bao nhiêu lại “lói dư nà Chân Ný” !

    Lúc nào cũng chỉ “Tầm Câu Trích Cú” . Trong một xã hội nhiễu nhương của Xuân Thu thì “Trung Quân” để khỏi cứ mỗi anh chiếm một chỗ mà làm giang sơn ấy. Cứ xem loan 12 Sứ Quân của Đại Việt tí hon thì xem có đúng không. Có trật tự xã hội mới có bình an và no cơm.

    Đọc lại cái gì là bổn phận người dân và cái gì là bổn phận của chính quyền mà đứng đầu là vị Vua. Nhẽ thế thì Tây Phương biết gì về Khổng Mạnh mà lại có đường lối như thế?

    Người Quân Tử biết được lời Thánh Hiền thì Ái Quốc là chắc.

    Có ở USA thì thấy cho đến ngày nay quyền vẫn nơi người nam chứ nhể.

    Thôi thì cứ cởi truồng mà hò hét như nhóm FEMEN cho đúng với Lão Tử, vừa bình đẳng vừa sống với Thiên Nhiên.

    Sống trong đời mắt thấy tai nghe. Sự gì phải thì tóm lại mà áp dụng, sự gì không cần nữa thì để qua. Đàng này thì cứ chổng mông mà gào thì nhẽ lại là “Điền Đô” ? Lúc có con nó hỗn, khi già rồi nó để trong viện dưỡng lão hoặc cho lây lất qua ngày thì cứ Lão Tử mà gào cho ấm bụng.

    Cheers dude ! Congratulations, you’ve got the enlightment !

  3. DâM TiêN says:

    Con người cần tôn giáo hay luật pháp ?

    Này ơi, một vòng trái đất, DâM tôi thấy ra rằng:. thấy làm sao cơ?

    Thấy rằng, ( hắng giọng!) rằng : cú nước nào, đĩa phương nào mà có
    tôn giáo manh mẹ, phổ cập… thì ” tội ác” lại càng nhiều, là thế nào…

    Có cái nước..đạo…kia, sao mà lắm trò hiếp dâm con gái du lịch thế ? Có
    cái nước…nhiều…đạo kia… người dân gian tham, thế ?

    Có thuốc…hoa đà nào chữa bịnh xã hội không? Có chứ, có chứ có chứ…

    Vậy DâM vô thiền… ngộ ra rằng: Đâo ?Đạo ? KHÔNG BẰNG LUẬT PHÁP.

    Cứ theo Luật là bình thiên hạ…Khỏi cần ông Khổng ông Khỉ nào.. LUẬT!

    • noileo says:

      “Con người cần tôn giáo hay luật pháp ?”

      Con người cần luật pháp để sống chung ổn thỏa với nhau, cần đời sống tâm linh hướng thượng để biết viết ra luật pháp con người, tử tế đúng đắn, để biết vứt vào thùng rác luật pháp con vật, lỗi thời, sai trái phi nhân

  4. quandannambo says:

    theo
    tam-cương của khổng tử
    thì
    thứ tự là quân sư phụ
    *
    quân là trên hết
    là con trời

    người đưa mọi luật lệ

    ngồi xỗm trên luật lệ

    mình đã đưa ra
    *
    cộng sản tàu và cộng sản sản việt
    cũng như vậy
    *
    đảng
    là con trời
    đảng
    đưa ra mọi luật lệ

    đảng cũng ngồi xỗm trên luật lệ
    *
    cộng sản tập quyền
    chính là con đẽ
    của
    phong kiến tập quyền
    *
    cho nên
    tàu cộng mới đưa khổng tử ra
    đễ
    làm đầy tớ bưng bô cho mình
    *

    không phãi trã đồng xu tiền công nào
    *
    rất láu cá và đễu cáng*

  5. Phan Dong says:

    Cám ơn bài viết của tác giả Nancy Nguyen
    Người Việt Nam và Trung Hoa bị ảnh hưởng rất sâu nặng Khổng Gíao và Nho Giáo, nếu có ai dám đụng chạm đến những trật tự tôn ti này sẽ bị xã hội khinh khi.
    Trong một xã hội Nho giáo:
    - Người phụ nữ không bao giờ được bình đẳng
    - Trẻ con không bao giờ được tôn trọng, khuyến khích để phát huy khả năng tiềm tàng tinh hoa mới.
    - Người dân luôn an phận là bây tôi, không tham gia vào chính trị, không có nhiệt tình để thay đổi một xã hội cho công bằng thích hợp hơn
    CSVN và TC rất triệt để duy trì Không giáo và Nho giáo để duy trì sư độc tôn cai trị của bọn chúng:
    - Chúng muốn người dân an phận với chế độ mà chúng gọi là ổn định xã hội.
    - Chớ có tham gia vào hoạt đông chính trị
    - Đảng đã quyết thì phải là đúng đắn, sai thì cũng do đảng sửa.
    Trong xã hội CS có ảnh hưởng của Nho giáo:
    - Người dân đến cở sở công quyền như đến cửa quan phải dạ thưa xin xỏ, phải lễ phép
    - Người ta mặc nhiên thừa nhận những người làm việc trong chính quyền là quan chức chức không phải là công chức viên chức.
    Trong một gia đình chịu ảnh hưởng của Nho giáo:
    - Cha là người vua trong gia đình
    - Con nít đi chổ khác chơi, không được xía vô chuyện người lớn.
    - Đàn bà phải quán xuyến hết mọi chuyên tề gia nội trợ, dạy dỗ con, trong khi chồng đi ăn nhậu lo chuyện đại sự.
    - Cha mẹ không hẳn đã làm tròn bổn phận với con cái nhưng con cái phải có bổn phận thảo hiếu phụng dưỡng cha mẹ, thậm chí đôi khi chết cho cha mẹ thì mới gọi là thảo hiếu.
    Đạo Nho đòi hỏi quá nhiều hy sinh của người nhỏ cho người lớn, bầy tôi phải hy sinh cho bậc quân vương.

    Chẳng ngạc nhiên gì khi chúng xây dựng một cái viện Khổng Tử đã lạc hậu cổ hủ ở VN, vì trong xã hội Nho giáo:
    - Người ta mặc nhiên coi chính quyền có quyền CAI TRỊ dân chứ không phải là chính quyền PHỤC VỤ̣ dân
    Người Nhật đã loại bỏ cái văn hoá Tàu ra khỏi nước họ để hội nhập với Tây phương, và khỏi cần bàn mọi người đều biết người Nhật họ văn minh được kính trọng như thế nào qua nhân cách của họ
    Bao giờ thì người Việt Nam và Trung Hoa thoát khỏi những ái đạo cổ lổ sĩ này???
    Xin mọi người trả lời.

    • DâM TiêN says:

      Chưa…chưa nên áp dung Khổng Phu Tử vội,,, Sao Sao ?

      Nếu đảng ta quyết liệt áp rung hệ thong gia đình đỏ lòm…
      thì… thù sao…

      Thì… A lê! al ê a la…cu con nít… Chưng Sơn…. đi chỗ khác
      chơi ! Đấy là chỗ quân tử! Tiểu nhân tí tí Chưng Sơn, xéo!

      ( Khổng Dâm TiêN)

    • Trùng-Dương says:

      Sư bố cu, có sống ở Nhật bao giờ mà cứ chổng mông cào mặt ăn vạ?

      Người Nhật đã loại bỏ cái văn hoá Tàu ra khỏi nước họ để hội nhập với Tây phương, và khỏi cần bàn mọi người đều biết người Nhật họ văn minh

      Ô hô văn minh thế lào nhể. Họ có tinh thần kỷ luật rất cao vì thế lào? Trong WWII không thấy lệnh Nhật Hoàng thì không từ bỏ vũ khí. Và nữa, phụ lữ Nhật ý có chồng thì không đi làm nữa nhá, thiên hạ cười cho. Gặp nhau thì cúi rạp người mà chào ấy cho đúng phong cách! Gặp cấp trên còn hơn nữa kìa. Không phải do Khổng thì chỗ nào ra sự ấy ?

      Dốt mà thích khoe biết với lại hiểu. Đọc báo Nhật tí vào. Không biết Nhật Ngữ thì Anh Ngữ vậy.

      Bạn tớ người Việt qua Nhật với vợ Tây. Họ làm việc hãng lớn cả 5 năm không biết xã hội ấy hơn cu à? Không phải Khổng thì chỗ nào ra sự ấy ?

      You live old and you can talk !

Leave a Reply to DâM TiêN