Tại sao người Việt lười biếng?
Bài viết này chỉ đưa ra vài nguồn cơn tại sao người Việt trở nên lười. Giải pháp quá đơn giản khi đã biết nguyên nhân.
Một người bạn cho đường dẫn bài viết “Đất nước của những kẻ Lười Biếng” trên trang Triết học đường phố và hỏi ý kiến Cua Times thế nào.
Đọc bài, chợt nghĩ đến cha mẹ tôi một nắng hai sương vùng châu thổ sông Hồng và làm nên văn minh lúa nước. Nếu bảo họ là những người lười biếng thì tôi tin các cụ sẽ thốt lên “Thế hệ trước cha mẹ không lười, thế hệ cha mẹ không lười, thế hệ các con trong đó có anh Cua U60 cũng không lười, vài thế hệ sau anh Cua cũng không đến nỗi nào… cớ sao có thể kết luận đất nước của những kẻ lười biếng”
Một đất nước oằn lưng cho mấy cuộc chiến tranh, dù nước ngoài nhúng tay vào, chắc chắn họ không lười, biết hy sinh, biết đấu tranh, có tri thức, nên giặc phải thối lui.
Lịch sử có ngàn năm dựng nước và giữ nước không thể kết luận dân tộc ấy lười. Nếu ai dám gán cái mác lười biếng cho bất kỳ dân tộc nào, kẻ đó sẽ bị lên án vì tội lăng mạ.
Nhưng nếu ra đường Hà Nội, Sài Gòn hay bất kỳ thành phố lớn nào, hang cùng ngõ hẻm của đất nước ta, sẽ thấy những điều người viết đặt ra trong bài không phải “tự nhiên mà có”: lười vận động, lười tập thể dục, lười học, lười suy nghĩ, lười làm, và lười tranh đấu.
Làm chủ tập thể -> lười làm
Nhà quê xứ Việt là lũy tre làng, là cánh đồng lúa, là cây đa, bến nước sân đình, mái tranh nghèo và khói lam chiều, tiếng chim về tổ mỗi lúc chiều về… Những âm thanh và nhan sắc đồng quê ấy có được từ ngàn năm bởi sự cần cù chịu khó của người nông dân. Bản chất không lười biếng vì họ đổ mồ hôi, nước mắt, cho miếng cơm manh áo. Chỉ có số rất ít lười biếng, tham lam và độc ác mới tìm cách chiếm đoạt của những người hiền lành.
Cha mẹ tôi là một trong những nông dân chăm chỉ như hàng chục triệu người nghèo ở xứ này. Nhưng cuộc bể dâu đã biến họ thành những người thụ động, ỷ lại, trông chờ vào nhà nước. Sức sáng tạo biến mất.
Nhớ hồi cải cách ruộng đất, ông bà được chia 5 sào gần nhà, 1 mẫu ở đồng xa gần núi Nhội lụt lội và khó cấy trồng, nhưng không vì thế mà ông bà buồn rầu mà sinh ra ỷ lại và lười biếng. Cả nhà đầu tắt mặt tối trên những thửa ruộng và gạo thóc cũng tạm đủ ăn.
Thế nhưng làm chủ tập thể đã biến những người nông dân thành kẻ trông chờ sung rụng. Chăm làm để làm gì, vì tất cả là của chung, chia chung, tại sao phải chăm chỉ để cho kẻ khác hưởng. Cha mẹ đã thế mong gì con cháu hơn. Nghèo đói và lầm than từ đó mà ra.
Từ khi có khoán 10, ruộng đất chia cho dân, họ được làm chủ theo đúng nghĩa tư nhân, cùng mảnh đất ấy, dân số tăng gấp 3, thế mà vẫn có gạo xuất khẩu, trong khi ngày xưa ông Nguyễn Duy Trinh mang bị gậy đi các nước XHCN xin từng bao bo bo cho gia súc ăn mang về cứu dân.
Nói dân xứ Việt lười là nói rất liều. Hãy tạo ra môi trường làm việc để họ không thể lười. Sở hữu tư nhân hay nhà nước, đó là định hướng cho cái lười hay chăm chỉ.
Sự bao cấp về tư tưởng –-> lười suy nghĩ
Hôm nay bắt đầu Hội nghị TW 10 của ĐCS VN. Mấy trăm vị ngồi trong hội trường quyết định số phận của 90 triệu người, bảo ghét Mỹ là phải ghét Mỹ, bắt yêu Liên Xô, Nga hay Trung Quốc, dân cấm được sai lời. Tư tưởng Mác Lê xuyên suốt chiều dài lịch sử gần 1 thế kỷ đã ăn sâu, bén rễ trong dân chúng. Ai nói khác, suy nghĩ khác bị coi là phản động.
Ông Kim Ngọc, bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phú, từng đưa ra khoán 10, muốn nông dân được làm chủ mảnh đất của mình, nhưng vì không đúng lúc, ông bị liệt vào tội chống CNXH. Mười mấy năm sau mới vinh danh ông, thì tác giả đã về với thế giới bên kia, sau bao nhiêu cay đắng.
Những chuyện tày trời trong CCRĐ, Nhân văn Giai Phẩm, rồi những vụ án xét lại, tiếp đến là cải tạo công thương sau 1975, đủ cho người dân biết cần phải im lặng. Việc hệ trọng là việc của đảng lo.
Mới đây thôi, vài anh nông dân chán đời, bỗng nảy ra muốn làm tầu ngầm, thử nghiệm máy bay. Những qui định chồng chéo, những thủ tục hành chính đã giúp các dự án này đi nhanh vào xó bếp.
Thôi thì trăm sự nhờ đảng và chính phủ. Nhưng khổ nỗi, đảng và chính phủ cũng là mình đó thôi. Họ không phải ba đầu sáu tay, cũng làm sai, nhưng sai không ai được nói, một cái vòng luẩn quẩn, làm mất đi tính sáng tạo và năng động của một dân tộc. Lười suy nghĩ từ đó mà ra.
Ở Mỹ 10 năm nay, chưa bao giờ tôi nghe Tổng thống Mỹ nói về tư tưởng cao siêu, ngoại trừ thể chế dân chủ, nhân quyền, tự do ngôn luận và tam quyền phân lập, đưa quốc gia này thành số 1 trên thế giới.
Bảo dân Mỹ chăm hơn dân ta chưa chắc đã đúng, nhưng cái thể chế ở Hoa Kỳ bắt người ta chăm, không làm “cạp đất mà ăn”.
Lười đấu tranh –-> tránh đâu
Nếu trong một môi trường pháp luật nghiêm minh và độc lập, thể chế chính trị tam quyền phân lập, báo chí xứng đáng là quyền lực thứ 4, sẵn sàng lôi ra ánh sáng những mảng tối của những kẻ làm càn, thì chắc chắn người đấu tranh sẽ biết…tránh đâu.
Nhiều nhà văn, nhà báo, kể cả bloggers vì muốn đấu tranh cho công bằng đã bị cầm tù, xét xử bằng những phiên toàn Kangaroo. Thử hỏi rằng, trong một môi trường chính trị đó, ai dám đấu tranh.
Có người muốn xuống đường ủng hộ đảng và nhà nước trong chuyện biển đảo, hội phụ nữ, cựu chiến binh, thanh niên và cả an ninh đến dặn dò, mọi việc có nhà nước lo. Liệu bạn có muốn ra đường “tụ tập đông người”.
Đấu tranh – tránh đâu, câu cửa miệng của những người bị sa thải việc, bị ngăn chặn, thậm chí bị tù đày, vì muốn sự công bằng.
Giáo điều trong giáo dục –-> lười học
Hai thằng cu nhà này học ở trường Mỹ từ lớp 1 đến lớp 8. Nếu được nghỉ học chúng vui như bất kỳ đứa trẻ nào. Nhưng nếu đi học, các cháu cũng chẳng buồn.
Năm 2004-2005, cu Luck từng đi học ở trường làng Trích Sài, nên hiểu thế nào là cô phạt tường, đét đít, nên rất sợ đi học. Mỗi ngày đi học với cu cậu là một cực hình. Nhưng khi sang Mỹ, hình như môi trường giáo dục khác hẳn, cháu rất vui khi lên xe bus. Có khi còn hỏi “Hôm nay mình không đến lớp?”.
Đó là cách dạy, cách truyền đạt kiến thức, và mục tiêu giáo dục có vấn đề. Học để làm người hay học để xây dựng XHCN tươi đẹp, phục vụ mục đích chính trị. Các tiếp cận khác nhau nên giáo án khác nhau, cách học và tiếp thu khác nhau. Giáo trình khô cứng, cách giảng dạy đọc và chép, văn mẫu, thuộc lòng, sự lười học từ đó mà ra.
Bao giờ ta hướng tới một nền giáo dục vị nhân (vì con người) thì chuyện lười học sẽ biến mất. Môi trường giáo dục sẽ giúp trẻ em chăm hay lười học. Lười học trong trường, ra đời sẽ là kẻ lười biếng, lười làm, lười đọc, lười của mọi thứ lười. Nếu kẻ đó quyền cao chức trọng, thì dốt nát và lười biếng đi theo tham lam, dễ biến họ thành kẻ tàn nhẫn ngay với đồng loại.
Môi trường hủy hoại –-> lười tập thể dục
Tôi ở trong ngõ ở làng Trích Sài. Cứ mở cửa ra ngoài là xe máy ầm ỹ, khói bụi và ô nhiễm nặng. Muốn dậy sớm và ra đường hít thở không khí trong lành ư.
Có mỗi cái công viên Thống Nhất nay kế hoạch làm hotel, mai làm gara, lúc khác lo làm Disney Hà Nội. Ven hồ Tây nhôm nhoam, nước hồ thối hoăng, cá chết hàng loạt. Chạy quanh đó có mà viêm phổi cấp.
Chuyện môi trường nên học người Mỹ. Mỗi khu dân cư có quy định bao nhiêu phần trăm cây xanh. Nhà người bạn vừa xây xong, vài tuần bỗng có giấy báo, quí ông bà phải trồng thêm 5 cây nữa cho tỷ lệ cây xanh hài hòa. Hóa ra cảnh sát môi trường bay trên trời, cứ thấy chỗ nào trống là họ báo.
Trong khu vài ngàn dân có vài sân tennis miễn phí, sân bóng đá, bóng chầy, bóng bầu dục. Cạnh những đường cao tốc trong khu Arlington và Fairfax (Virginia) có những đường dành riêng cho xe đạp thể thao, chạy bộ. Sáng sáng dự báo thời tiết có kèm theo độ ô nhiễm của phấn hoa.
Sống trong những khu nhà trong sạch như thế, tỷ lệ người thích thể dục thể thao sẽ cao hơn nhiều so với Hà Nội hay Sài Gòn.
Muốn dân thích thể thao phải có không gian công cộng, ai cũng được hưởng, chứ không chỉ có tennis hay sân golf cho nhà giầu. Muốn thế, qui hoạch phải dự định cho hàng thế kỷ.
Môi trường sạch, kiến trúc đô thị sang trọng, cảnh quan đẹp, kéo người văn minh tới sống. Tiền của, sức khỏe, sự sáng tạo và năng đông, biết đấu tranh, ham học, ham đọc, là sức mạnh đất nước đó.
Nguyên nhân còn nhiều. Biết tại sao rồi, giải pháp đôi khi thật đơn giản. Lan man thế, không hiểu các bạn nghĩ thế nào.
Nao động thì nười mà ngày nễ nớn cứ đòi ăn thịt nợn.
Giải thể bè lũ csvn thì xã-hội và con người VN sẻ thay đổi theo chiều hướng tốt-đẹp.Tại sao không can đảm nói lên từ giải thể bè lũ đó.
“… Trích: “Có mỗi cái công viên Thống Nhất nay kế hoạch làm hotel, mai làm gara, lúc khác lo làm Disney Hà Nội…” …”
Lý do rất là dể hiểu vì: “Có làm mới có ăn”
Ông đương tại chức đưa ra kế hoạch để kiếm ăn . A9n xong rồi hạ cánh .
Đến ông kế tiếp cũng làm như thế … và cứ tiếp tục như thế … . Cho nên
mới có sự việc một chổ mà lại cứ thay đổi công trình liên tục . Cứ vài chục
lần thì đất nước kiệt quệ . Nhưng cũng không sao có tiền Việt kiều đổ về
hàng tỉ đô la mổi năm . Tiền này không kể vào quĩ của nhà nước nên mặc
sức mà lấy .
Chung qui cũng do đồng lương sau khi các cụ vệ vườn kho6ng đủ sống nên
phải lo kiếm trước cho con cháu giử hô.
BẢN CHẤT NGƯỜI VN CÓ LƯỜI BIẾNG HAY KHÔNG ?
Xét một sự việc phải xét cả về mặt hiện tượng lẫn về mặt bản chất.
Nói đến người VN là nói đến mỗi người chúng ta, vì có liên quan đến mọi người, đến một dân tộc, một đất nước, nên không thể chỉ nói kiểu qua đường, kiểu qua loa, kiểu đùa bỡn, kiểu vô trách nhiệm, hay kiểu vô ý thức.
Có nghĩa mỗi người cứ ngay thật tự xét mình thì rõ ra hết, không nên suy đoán bừa, hay cứ kiểu suy bụng ta ra bụng người mà chắc chắn một số nào đó có thể mắc phải.
Bởi nếu bản chất người VN là lười biếng, từ ngàn xưa ông cha ta đã không tiến về Nam, mở mang địa vực cương thổ đến tận mũi Cà Mau như ngày nay. Ngay cả hồi bị thực dân Pháp đô hộ, người VN vẫn biết vươn lên trong nhiều lãnh vực, qua tới tận bên chính quốc để phát triển, làm cho toàn thể người Pháp đều phải thán phục và giật mình. Chỉ tiếc đó vẫn là số lượng nhỏ hay chỉ là thiểu số.
Tục ngữ ta có câu “ở bầu thì tròn ở ống thì dài” có nghĩa hoàn cảnh chi phối hay tác động đến cả bản chất là điều nhiều khi vẫn thường xảy ra. Hay cây quít trồng ở đất này thì chua còn trồng ở đất kia thì ngọt, đó không phải do quít mà chính là do đất !
Thời kỳ trước năm 75 ở miền Nam, dân miền Nam không phải ai bó buộc, cưỡng bách điều gì về mọi mặt, nhưng họ vẫn làm lụng siêng năng, phát triển kinh tế xã hội, văn hóa nhất nhì ở vùng Đông Nam Á so với nhiều nước khác chung quanh. Nhưng sau năm 75 tại sao họ bị khựng lại tất cả, trở nên thụ động, lười biếng, chậm chạp, dững dưng mọi sự, đến nỗi còn phát sinh ra nhiều thành phần vô cảm, đó là vì điều kiện xã hội, cơ chế xã hội, không phải do tính cách bản chất khách quan tự nhiên của họ.
Người Nga trước thời kỳ cách mạng bôn xê vích của Lênin lập ra, cũng là một dân tộc cần cù siêng năng, có nền kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật tương đối phát triển. Thế nhưng dưới chế độ bôn xê vích của Lênin họ cũng trở nên thụ động, buông xuôi, đến nỗi Lênin đã phải áp dụng nhiều kế hoạch kinh tế khác nhau, nhiều biện pháp động viên khác nhau (toàn thi đua khen thưởng như mọi nước CS) mới khắc phục được chút đỉnh thế thôi. Đời sống xã hội vẫn ở mức tối thiểu là vì đó.
Chỉ có quân sự và công nghệ quốc phòng là có đi lên thực. Nhưng cũng giống như trái bóng, khi bóp chặt ở những đầu khác thì có một đầu phình ra thế thôi. Vì nếu không bóp đầu nào hết thì tình trạng chung cũng chỉ xìu xìu ểnh ểnh.
Cứ so tình trạng đất nước Hàn Quốc và Triều Tiên hiện tại thì thấy rõ. Triều Tiên như quả bóng bị bóp nặn đủ điều mà thực sự cơ hồ quả bóng chỉ có chứa nước và không khí về mặt kinh tế văn hóa xã hội. Trong khi đó Hàn Quốc là thực thể khoa học kỹ thuật kinh tế văn hóa xã hội đa dạng về rất nhiều mặt. Kỹ nghệ đóng tàu biển của Hàn Quốc ngày nay thuộc loại nhất nhì ba trên thế giới. Như thế bản chất dân Hàn đâu có lười biếng.
Trong thời kỳ CS Quốc Tế thịnh hành, dân Đông Đức là dân lười biếng, ỷ lại, bởi chỉ do Nhà nước Liên Xô nuôi như nuôi con bò sữa, bởi thế họ hoàn toàn thua xa tính năng động, tháo vát, siêng năng của người Tây Đức. Bây giờ Đông Đức đã sụp đổ từ lâu, nên tình hình nước Đức thống nhất, dân tộc Đức lại trở về bản chất mạnh cố hữu của họ thì lại khác.
Nước VN sau cách mạng tháng 8, miền Bắc tất cả dồn vào chiến tranh, không phải họ siêng năng gì, nhưng không vận động theo guồng máy thì không được, thế thôi. Kết quả sau chiến tranh, năm 1954 kinh tế miền Bắc XHCN hoàn toàn thua xa kinh tế miền Nam VNCH, mặc dầu ở Nam hay ở Bắc cũng chỉ là bản chất người VN thôi.
Tới khi chiến tranh chấp dứt trong cả nước, sau thời kỳ dài “cải tạo” nông nghiệp và công thương nghiệp ở miền Nam thất bại, kinh tế thị trường cho phép mở cửa lại, đội ngũ trong “rừng” ra lui bước, số các bộ chuyển tiếp mới đều do ở Liên Xô hay Trung Quốc đào tạo về, họ vẫn chịu sức ỳ hay quán tính cùa các nước “XHCN” “đàn anh” đó, có nghĩa tính lười vẫn là tính cố hữu của người người quản lý, nắm chóp hàng đầu đất nước. Trên lười thì làm sao dưới không lười được ? Đó là câu trả lời cho câu hỏi được đặt ra tại sao người VN ngày nay lại lười !
Bởi vì trong mọi mặt xã hội, người dân đều không tự chủ động gì được, thế bào họ có siêng năng cũng để làm gì, và chuyện lười của họ cũng chẳng có gì là lạ. Đó là truyền thống của mọi người dân trong các nước có cơ chế CS tức XHCN. Cụ thể là Liên Xô, Đông Đức, các nước khối Vác Xa Va tức Đông Âu trước kia chẳng hạn.
Nói chung cái tính lười của người VN vốn đã được nhập khẩu từ Liên Xô, Đông Đức, các nước Đông Âu do các cán bộ hay sinh viên được cứ đi học về bị lây nhiễm và truyền lại cho toàn dân trong thời kỳ hiện nay thế thôi. Đó chỉ do tính cơ chế xã hội, nó như cái bầu bao trùm hết mọi sự, người dân chỉ có sống trong khuôn khổ đó, không thể đi ra ngoài được, thế thì với quỹ đạo vận động hạn hẹp, cự ly ngắn, hạn chế như vậy liệu có siêng năng cũng thật sự ích lợi gì, nên bịnh lười trở phổ biến và lâu ngày thành ra “bản chất” chính là như thế.
Nói theo toán học cao cấp, thì đó là tính “giới nội” của mọi tập hợp con có trong tập hợp lớn hay tập hợp mẹ XHCN. Tập hợp mẹ, bao quát, bị giới nội trong học thuyết chủ nghĩa “Mác Lê”, tập hợp con nhỏ hơn là các nhà quản lý các nhà cầm quyền, là các cán bộ được truyền khẩu nguyên tắc ý hệ hay được du nhập từ LX, TQ về cũng đem cả bệnh lười, quán tính về trong non thế kỷ rồi thì làm sao khác được. Chỉ có người dân là tập hợp nhỏ nhất, bán kính giới nội hầu bằng không, thì thử hỏi tính năng động, tính đột phá có làm sao khác. Nếu có ai thắc mắc, cứ hỏi lại nhà toán học Ngô Bảo Châu có phải đúng thế không.
PHƯƠNG NGÀN
(06/01/15)
BẢN CHẤT NGƯỜI VN CÓ LƯỜI BIẾNG HAY KHÔNG ?
Xét một sự việc phải xét cả về mặt hiện tượng lẫn về mặt bản chất.
Nói đến người VN là nói đến mỗi người chúng ta, vì có liên quan đến mọi người, đến một dân tộc, một đất nước, nên không thể chỉ nói kiểu qua đường, kiểu qua loa, kiểu đùa bỡn, kiểu vô trách nhiệm, hay kiểu vô ý thức.
Có nghĩa mỗi người cứ ngay thật tự xét mình thì rõ ra hết, không nên suy đoán bừa, hay cứ kiểu suy bụng ta ra bụng người mà chắc chắn một số nào đó có thể mắc phải.
Bởi nếu bản chất người VN là lười biếng, từ ngàn xưa ông cha ta đã không tiến về Nam, mở mang địa vực cương thổ đến tận mũi Cà Mau như ngày nay. Ngay cả hồi bị thực dân Pháp đô hộ, người VN vẫn biết vươn lên trong nhiều lãnh vực, qua tới tận bên chính quốc để phát triển, làm cho toàn thể người Pháp đều phải thán phục và giật mình. Chỉ tiếc đó vẫn là số lượng nhỏ hay chỉ là thiểu số.
Tục ngữ ta có câu “ở bầu thì tròn ở ống thì dài” có nghĩa hoàn cảnh chi phối hay tác động đến cả bản chất là điều nhiều khi vẫn thường xảy ra. Hay cây quít trồng ở đất này thì chua còn trồng ở đất kia thì ngọt, đó không phải do quít mà chính là do đất !
Thời kỳ trước năm 75 ở miền Nam, dân miền Nam không phải ai bó buộc, cưỡng bách điều gì về mọi mặt, nhưng họ vẫn làm lụng siêng năng, phát triển kinh tế xã hội, văn hóa nhất nhì ở vùng Đông Nam Á so với nhiều nước khác chung quanh. Nhưng sau năm 75 tại sao họ bị khựng lại tất cả, trở nên thụ động, lười biếng, chậm chạp, dững dưng mọi sự, đến nỗi còn phát sinh ra nhiều thành phần vô cảm, đó là vì điều kiện xã hội, cơ chế xã hội, không phải do tính cách bản chất khách quan tự nhiên của họ.
Người Nga trước thời kỳ cách mạng bôn xê vích của Lênin lập ra, cũng là một dân tộc cần cù siêng năng, có nền kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật tương đối phát triển. Thế nhưng dưới chế độ bôn xê vích của Lênin họ cũng trở nên thụ động, buông xuôi, đến nỗi Lênin đã phải áp dụng nhiều kế hoạch kinh tế khác nhau, nhiều biện pháp động viên khác nhau (toàn thi đua khen thưởng như mọi nước CS) mới khắc phục được chút đỉnh thế thôi. Đời sống xã hội vẫn ở mức tối thiểu là vì đó.
Chỉ có quân sự và công nghệ quốc phòng là có đi lên thực. Nhưng cũng giống như trái bóng, khi bóp chặt ở những đầu khác thì có một đầu phình ra thế thôi. Vì nếu không bóp đầu nào hết thì tình trạng chung cũng chỉ xìu xìu ểnh ểnh.
Cứ so tình trạng đất nước Hàn Quốc và Triều Tiên hiện tại thì thấy rõ. Triều Tiên như quả bóng bị bóp nặn đủ điều mà thực sự cơ hồ quả bóng chỉ có chứa nước và không khí về mặt kinh tế văn hóa xã hội. Trong khi đó Hàn Quốc là thực thể khoa học kỹ thuật kinh tế văn hóa xã hội đa dạng về rất nhiều mặt. Kỹ nghệ đóng tàu biển của Hàn Quốc ngày nay thuộc loại nhất nhì ba trên thế giới. Như thế bản chất dân Hàn đâu có lười biếng.
Trong thời kỳ CS Quốc Tế thịnh hành, dân Đông Đức là dân lười biếng, ỷ lại, bởi chỉ do Nhà nước Liên Xô nuôi như nuôi con bò sữa, bởi thế họ hoàn toàn thua xa tính năng động, tháo vát, siêng năng của người Tây Đức. Bây giờ Đông Đức đã sụp đổ từ lâu, nên tình hình nước Đức thống nhất, dân tộc Đức lại trở về bản chất mạnh cố hữu của họ thì lại khác.
Nước VN sau cách mạng tháng 8, miền Bắc tất cả dồn vào chiến tranh, không phải họ siêng năng gì, nhưng không vận động theo guồng máy thì không được, thế thôi. Kết quả sau chiến tranh, năm 1954 kinh tế miền Bắc XHCN hoàn toàn thua xa kinh tế miền Nam VNCH, mặc dầu ở Nam hay ở Bắc cũng chỉ là bản chất người VN thôi.
Tới khi chiến tranh chấp dứt trong cả nước, sau thời kỳ dài “cải tạo” nông nghiệp và công thương nghiệp ở miền Nam thất bại, kinh tế thị trường cho phép mở cửa lại, đội ngũ trong “rừng” ra lui bước, số các bộ chuyển tiếp mới đều do ở Liên Xô hay Trung Quốc đào tạo về, họ vẫn chịu sức ỳ hay quán tính cùa các nước “XHCN” “đàn anh” đó, có nghĩa tính lười vẫn là tính cố hữu của người người quản lý, nắm chóp hàng đầu đất nước. Trên lười thì làm sao dưới không lười được ? Đó là câu trả lời cho câu hỏi được đặt ra tại sao người VN ngày nay lại lười !
Bởi vì trong mọi mặt xã hội, người dân đều không tự chủ động gì được, thế bào họ có siêng năng cũng để làm gì, và chuyện lười của họ cũng chẳng có gì là lạ. Đó là truyền thống của mọi người dân trong các nước có cơ chế CS tức XHCN. Cụ thể là Liên Xô, Đông Đức, các nước khối Vác Xa Va tức Đông Âu trước kia chẳng hạn.
Nói chung cái tính lười của người VN vốn đã được nhập khẩu từ Liên Xô, Đông Đức, các nước Đông Âu do các cán bộ hay sinh viên được cứ đi học về bị lây nhiễm và truyền lại cho toàn dân trong thời kỳ hiện nay thế thôi. Đó chỉ do tính cơ chế xã hội, nó như cái bầu bao trùm hết mọi sự, người dân chỉ có sống trong khuôn khổ đó, không thể đi ra ngoài được, thế thì với quỹ đạo vận động hạn hẹp, cự ly ngắn, hạn chế như vậy liệu có siêng năng cũng thật sự ích lợi gì, nên bịnh lười trở phổ biến và lâu ngày thành ra “bản chất” chính là như thế.
Nói theo toán học cao cấp, thì đó là tính “giới nội” của mọi tập hợp con có trong tập hợp lớn hay tập hợp mẹ XHCN. Tập hợp mẹ, bao quát, bị giới nội trong học thuyết chủ nghĩa “Mác Lê”, tập hợp con nhỏ hơn là các nhà quản lý các nhà cầm quyền, là các cán bộ được truyền khẩu nguyên tắc ý hệ hay được du nhập từ LX, TQ về cũng đem cả bệnh lười, quán tính về trong non thế kỷ rồi thì làm sao khác được. Chỉ có người dân là tập hợp nhỏ nhất, bán kính giới nội hầu bằng không, thì thử hỏi tính năng động, tính đột phá có làm sao khác. Nếu có ai thắc mắc, cứ hỏi lại nhà toán học Ngô Bảo Châu có phải đúng thế không.
NON NGÀN
(06/01/15)
Kẻ không làm mà ăn chặn của dân thì sinh lười vì không làm cũng có ăn thì dại gì mà làm, người dân làm mà bị ăn chặn cũng chán nản sinh lười vì làm nhiều mà không được hưởng… Đó là nguyên nhân của sự lười.
Trích: “Có mỗi cái công viên Thống Nhất nay kế hoạch làm hotel, mai làm gara, lúc khác lo làm Disney Hà Nội… Chuyện môi trường nên học người Mỹ. Mỗi khu dân cư có quy định bao nhiêu phần trăm cây xanh”
Học người Mỹ làm gì cho xa. Trong tiêu chuẩn về qui hoạch của nhà nước cũng có quy định về phần trăm cây xanh. Chẳng qua là không thèm tôn trọng.
Việt Nam cũng có điều luật coi tham nhũng là tội phạm như các nước khác. Chẳng thua kém ai đâu. Chẳng qua là không thèm tôn trọng.
{ Thế nhưng làm chủ tập thể đã biến những người nông dân thành kẻ trông chờ sung rụng. Chăm làm để làm gì, vì tất cả là của chung, chia chung, tại sao phải chăm chỉ ( làm gì ) để cho kẻ khác hưởng. Cha mẹ đã thế mong gì con cháu hơn. Lười biếng, nghèo đói và lầm than từ đó mà ra.} – : Bàn thêm : Đúng . Đến như ” cha chung không ai khóc ” cổ nhân đã nói thế, huống chi đây lại là việc chung ?
Tôi hiểu bạn Hiệu Minh muốn nói gì rồi: Giải pháp chỉ đơn giản là loại bỏ cái nguyên nhân của mọi nguyên nhân thì người Việt sẽ hết lười ngay thôi!