WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Du Tử Lê và những viên đạn bắn sau lưng

gio hoaCách đây vài tháng, đâu vào khoảng tháng 7-2014 tôi có nghe chuyện thi sĩ Du Tử Lê về Việt Nam ra mắt tập thơ Giỏ Hoa Thời Mới Lớn tại Hà Nội. Nghe thôi, không chú ý, bởi tôi là một người không mặn mà với thơ thẩn cho lắm, nhưng giờ thì không thể không lên tiếng, dù mình chỉ là một kẻ vô danh.

Nguyên nhân vì mấy ngày qua, vào dịp đầu năm tôi nhận liên tiếp mấy emails nhắc lại chuyện ra mắt tập thơ với những lời phê bình nặng nề, kèm theo bài thơ Ai Nhớ Ngàn Năm Một Ngón Tay của ông Du Tử Lê được cho là viết về ngày 30/4/75 đã bị sửa lời.

Một email do ông Trần Việt Hải, nhóm Ngôn Ngữ Việt gửi tới với subject: Du Tử Lê dưới mắt VC phản tặc. Một email khác do bạn bè chuyển với đề mục Du Tử Lê (kèm theo chú thích “Miễn bình luận” của người bạn) do một người viết lấy tên là Delta, cũng có bài thơ sửa lời.

Vào Google tìm kiếm tên Du Tử Lê, tôi thấy một bài viết với tựa “Bài viết chém gió về Du Tử Lê – tại Hà Nội” đăng trên tunhan – Worldpress. Bài viết đươc “tái biên tập” tức đã được sửa chữa, viết lại buổi ra mắt tập thơ của ông Lê.

Để bạn đọc dễ theo dõi, tôi xin dẫn lại bài viết của ông Trần Nhương “Nhà thơ Du Tử Lê gặp gỡ bạn thơ ở Hà Nội”:

 

TNc: Tối 3-6-2014, tai Gallery 39 Lý Quốc Sư, Hà Nội, nhà thơ Du Tử Lê có buổi gặp gỡ các bạn thơ và bạn đọc. Rất đông các bạn trẻ và các nhà thơ đến dự. Nhà thơ Bằng Việt, Phan Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Thụy Kha, Trần Nhương, Trần Quang Quý, Trung Trung Đỉnh… đã có mặt. Du Tử Lê giới thiệu tập thơ “Giỏ hoa thời mới lớn”, một tập thơ dày dặn với trình bày bắt mắt của họa sĩ Lê Thiết Cương. Nhà thơ Bằng Việt, Thụy Kha, Nguyễn Quang Thiều phát biểu chào mừng Du Tử Lê đã trở về Hà Nội. Con đường dù rất dài rồi cũng đưa người về quê Mẹ.

ĐÔI NÉT VỀ DU TỬ LÊ

Thi sĩ Du Tử Lê. Ảnh: Trần Triết

Thi sĩ Du Tử Lê. Ảnh: Trần Triết

Sau Hiệp định Genève, 1954, Lê Cự Phách di cư vào Nam cùng với gia đình. Đầu tiên ông định cư ở Hội An, Quảng Nam, sau đó là Đà Nẵng. Đến năm 1956, ông vào Sài Gòn và theo học trường Trần Lực, trường Chu Văn An, sau cùng là Đại học Văn Khoa.

Ông làm thơ từ rất sớm, khi đang còn học tại trường tiểu học Hàng Vôi tại Hà Nội. Sau khi di cư vào Sài Gòn, Du Tử Lê bắt đầu sáng tác nhiều tác phẩm dưới nhiều bút hiệu khác nhau. Bút hiệu Du Tử Lê được dùng chính thức lần đầu tiên vào năm 1958 cho bài “Bến tâm hồn”, đăng trên tạp chí Mai.

Du Tử Lê từng là sĩ quan thuộc Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, cựu phóng viên chiến trường, thư ký tòa soạn cuối cùng của nguyệt san Tiền phong (một tạp chí của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa), và là giáo sư dạy giờ cho một số trường trung học Sài Gòn.

MỘT BÀI THƠ CỦA DU TỬ LÊ

ai nhớ ngàn năm một ngón tay

Tháng tư tôi đến rừng chưa thức
Mưa vẫn chờ tôi ở cuối khuya
Có môi chưa nói lời chia biệt
Và mắt chưa buồn như mộ bia

Tháng tư nao nức chiều quên tắt
Chim bảo cây cành hãy lắng nghe
Bước chân ai dưới tàng phong ốm
Mà tiếng giày rơi như suối reo

Tháng tư khao khát, đêm, vô tận
Tôi với người riêng một góc trời
Làm sao anh biết trăng không lạnh
Và cánh chim nào sẽ bỏ tôi

Tháng tư hư ảo người đâu biết
Cảnh tượng hồn tôi : một khán đài
Với bao chiêng, trống, bao cờ xí
Tôi đón anh về tự biển khơi

Tháng tư xe ngựa về ngang phố
Đôi mắt nào treo mỗi góc đường
Đêm ai tóc phủ mềm da lụa
Tôi với người chung một bến song

Tháng tư nắng ngọt hoa công chúa
Riêng đoá hoàng lan trong mắt tôi
Làm sao anh biết khi xa bạn
Tôi cũng như chiều : tôi mồ côi

Tháng tư chăn gối nồng son, phấn
Đêm với ngày trong một tấm gương
Thịt, xương đã trộn, như sông, núi
Tôi với người, ai mang vết thương ?

Tháng tư rồi sẽ không ai nhớ
Rừng sẽ vì tôi nức nở hoài
Mắt ai rồi sẽ như bia mộ
Ngựa có về qua cũng thiếu đôi

Tháng tư người nhắc làm chi nữa
Cảnh tượng hồn tôi đã miếu thờ
Trống, chiêng, cờ, xí như cơn mộng
Mưa đã chờ tôị Mưa…đã …mưa

Mai kia sống với vầng trăng ấy
người có còn thương một bóng cây
Góc phố còn treo đôi mắt bão
Ai nhớ ngàn năm một ngón tay ?

(Nguồn:http://trannhuong.com/tin-tuc-18088/nha-tho-du-tu-le-gap-go-ban-tho-ha-noi.vhtm)

Bài viết của ông Trần Nhương đã bị “tái biên tập”, đăng trên website tunhan – A fine Word Press.com site như sau (chữ in đậm là chữ tái biên tập, không thấy ghi tên người tái biên tập):

ĐÔI NÉT VỀ DU TỬ LÊ

Sau Hiệp định Genève, 1954, vì nghe lời dụ dỗ của Mỹ Ngụy, Lê Cự Phách di cư vào Nam cùng với gia đình. Đầu tiên ông định cư ở Hội An, Quảng Nam, sau đó là Đà Nẵng. Đến năm 1956, ông vào Sài Gòn và theo học trường Trần Lực, trường Chu Văn An, sau cùng là Cao học (?) Đại học Văn Khoa.

Là môt thiên tài, ông làm thơ từ rất sớm, khi đang còn học tại trường tiểu học Hàng Vôi tại Hà Nội. Sau khi di cư vào Sài Gòn, Du Tử Lê bắt đầu sáng tác nhiều tác phẩm dưới nhiều bút hiệu khác nhau. Bút hiệu Du Tử Lê được dùng chính thức lần đầu tiên vào năm 1958 cho bài “Bến tâm hồn”, đăng trên tạp chí Mai.

Du Tử Lê từng mang quân hàm Trung Tá (?), thuộc Quân ngụy Saigon, cựu phóng viên chiến trường, thư ký tòa soạn cuối cùng của nguyệt san Tiền phong (một tạp chí của Quân Ngụy), và là giáo sư Văn học của nhiều trường trung học Sài Gòn (?)

MỘT BÀI THƠ CỦA DU TỬ LÊ, (đã bị sửa)

(viết về 30 tháng Tư/ 1975)

ai nhớ ngàn năm một nỗi mừng

Tháng tư đã đến rừng chưa thức
Mưa vẫn chờ tôi ở cuối
 đường
Có môi, 
không nói lời ly biệt
Và mắt chưa buồn như mộ bia

Tháng tư nao nức chiều quên tắt
Chim bảo cây cành hãy lắng nghe
Bước chân 
giải phóng từng khu phố
Và tiếng 
chân người như suối reo .

Tháng tư khao khát, ngày vô tận
Tôi với người riêng một góc trời
Làm sao 
ngưòi biết trời đang sáng
Và cánh chim nào sẽ bỏ tôi
 .

Tháng tư sum họp người đâu biết
Cảnh tượng hồn tôi: một 
bóng cờ
Với bao chiêng, trống, bao cờ xí
Tôi đón anh về 
tự mỗi nơi.

Tháng tư binh mã về ngang phố
Đôi mắt 
nhìn theo một nỗi mừng
Đêm ai tóc phủ mềm da lụa
Tôi với người chung một 
bóng cờ

Tháng tư nắng ngọt hoa công chúa
Riêng đoá hoàng lan trong mắt tôi
Làm sao anh biết khi xa bạn
Tôi cũng như người: 
Một nỗi vui

Tháng tư chăn gối nồng son, phấn
Đêm với ngày trong một tấm gương
Thịt, xương đã
 trả hờn sông, núi
Tôi với người, ai mang vết thương?

Tháng tư rồi sẽ ngàn năm nhớ
Rừng sẽ vì tôi nức nở hoài
Mắt ai 
ngu sẽ như bia mộ
Ngựa có về qua cũng thiếu đôi

Tháng tư nhắc nhở ngàn năm nữa!
Cảnh tượng hồn tôi 
những miếu đền
Trống, chiêng, cờ, xí như cơn mộng
Mưa đã chờ tôị Mưa…đã …mưa

Mai kia sống với vầng sao ấy
người có còn thương một bóng
 ai
Góc phố còn treo 
ngời lãnh tụ
Ai nhớ ngàn năm một 
bóng ai?

(Nguồn:http://tunhan.wordpress.com/2014/12/31/bai-viet-chem-gio-ve-du-tu-le-tai-ha-noi/)

Người tái biên tập bài viết ông Trần Nhương cố ý tô đỏ những chữ đã đước sửa đổi để cho người đọc thấy rõ ông ta không có ý đạo văn mà chỉ nhằm mục đích châm biếm, chế nhạo Du Tử Lê.

Sau khi biết bài viết của ông Trần Nhương có bản quyền, tác giả bài “tái biên tập“ đã phải đăng lại bài nguyên tác của ông Trần Nhương trên website tunhan-Word Press.com. Đăng lại nhưng không xin lỗi tác giả Trân Nhương cũng như Du Tử Lê vì đã vi phạm luật bản quyền.

Chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu mọi việc ngừng lại ở đó. Không ngờ có một bàn tay bí mật nào đó xóa hết những dấu vết tái biên tập của tunhan trên WordPress rồi chuyển đi, gây nên một sự hiểu lầm rộng lớn rằng Du Tử Lê làm thơ ca ngợi Hồ Chí Minh và chiến thắng của cộng sản VN ngày 30.04.1975.

Trở lại với Du Tử Lê, ông tên thật là Lê Cự Phách, sinh năm 1942, người tỉnh Hà Nam. Ông di cư vào Nam năm 1954, là một sĩ quan quân lực VNCH, cấp bậc cuối cùng là đại úy (có người nói ông đã lên thiếu tá), là phóng viên chiến trường cho tờ báo Tiền Phong của quân đội VNCH.

Du Tử Lê là người có nhiều bài thơ nổi tiếng được phổ nhạc như Khúc Thụy Du, Đêm Trăng Nhớ Sài Gòn, Khi tôi Chết Hãy Đem Tôi Ra biển…, ông cũng là người Viêt Nam duy nhất có thơ đăng trên 2 nhật báo lớn ở Mỹ là New York Times , Los Angeles Times và được 2 tờ báo này phỏng vấn.

Năm 1998, nhà xuất bản W. W. Norton, New York đã chọn Du Tử Lê vào một trong năm tác giả Việt Nam để in vào phần “Thế kỉ 20: thi ca Việt Nam” khi tái bản tuyển tậpWorld Poetry An Anthology of Verse From Antiquity to Our Present Time (Tuyển tập Thi ca thế giới từ xưa đến nay).

(Nguồn:http://vi.wikipedia.org/wiki/Du_T%E1%BB%AD_L%C3%AA)

Điểm quan trọng cần nói ở đây, Du Tử Lê là một trong ba người bị Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam kết án tử hình khiếm diện trên đài phát thanh của họ vào ngày 17.04.1975, cùng với Mai Thảo, Phạm Duy vì có thái độ chống cộng quyết liệt.

Ngày 30.04.1975 Du Tử Lê theo làn sóng người chạy trốn chế độ cộng sản qua Mỹ và định cư ở đó.

Thời thế thay đổi, chế độ cộng sản dùng kế sách lấy mỡ nó mà rán nó, áp dụng cho Nguyễn Cao Kỳ, Phạm Duy, Khánh Ly…,Hà Nội cho phép ông Du Tử Lê về nước ra mắt tập thơ Giỏ Hoa Thời Mới Lớn cũng như gặp gỡ các văn nhân, thi sĩ trong nước.

Buổi ra mắt thơ nói trên của ông bình lặng, không ồn ào, gây nhiều tiếng vang, không có gì đáng nói, kể cả từ phía chế độ CS. Lý do nào báo chí Hà Nội hoàn toàn im lặng trước việc một nhà thơ “ngụy” một kẻ đã từng bị kết án tử hình khiếm diện lại có thể về Hà Nội, bình yên ra mắt một tập thơ? Một viêc lạ chưa hề xẩy ra dưới một chế độ độc tài, gian ác, phi nhân như chế độ Hà Nội.

Truy tìm các bài viết khác của báo chí, truyền thông cộng sản tức báo lề phải trong nước, không thấy có bài nào lên án Du Tử Lê, ngoại trừ một bài của báo Công An Thành Phố Hồ Chí Minh đăng ngày 18.08.2005 với tựa Bộ Mặt Ngạo Mạn Của Du Tử Lê của hai tác giả Trọng Đức và Lê Nguyễn, phản hồi cho việc Nhà xuất bản Văn nghệ xuất bản tập thơ Du Tử Lê, với nhiều ý kiến công kích cả về thi ca lẫn con người của ông.

Điều đó có thể hiểu là, rút kinh nghiệm từ vụ Khánh Ly, lần này Hà Nội khôn ngoan, không vội vã cho truyền thông, báo chí trong nước đánh phá Du Tử Lê ngay lúc đó. Họ để yên, sáu tháng sau vào dịp đầu năm 2015 mới đem ra tập bắn, nhưng lần này nham hiểm hơn, dùng ngay bài thơ của ông, cho sửa lời rồi phát tán trên mạng, đi kèm một bài tái biên tập đăng trên website tunhan -worldpress.com

Sau bài “tái biên tập”, một số bài khác ở hải ngoại tiếp tục lên tiếng mạt sát, chửi bới Du Tử Lê là kẻ phản bội, làm nhục quốc thể VNCH như bài Dê Chết Trong Lu của Hồ Công Tâm hay bài thơ Ai Thấu Thành Xưa Một Vết Buồn của Cuồng Sinh…

Điều không ai có thể chối cãi được Du Tử Lê là người hám danh. Ở vào tuổi 72, với những thành công, danh vọng trong thơ văn đã có, lẽ ra ông không nên về nước ra mắt tập thơ trong lúc này, khi văn hóa, đạo đức đã suy đồi môt cách trầm trọng khó lòng cứu chữa.

Dù Du Tử Lê chưa hề có những lời nói, tuyên bố có ý nghĩa phản bội hoặc nhục mạ, xúc phạm đến cộng đồng NVHN nhưng ông đã đánh mất lòng tự trọng. Sự trở về Hà Nội, ra mắt tập thơ của ông cũng đã mang ý nghĩa đầu hàng cộng sản VN khi những người như Trần Khải Thanh Thủy, Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày cũng như rất nhiều người trẻ tuổi khác vẫn bị chế độ bắt giữ, kết án, hoặc trục xuất khỏi đất nước chỉ vì họ tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền của người dân.

Cho phép Du Tử Lê, tên “phản quốc” bị kết án tử hình khiếm diện về nước, ra mắt tập thơ rồi ra đi một cách bình an, không cần phê bình, chỉ trích, chửi bới như Phạm Duy, Nguyễn Cao Kỳ ngày nào, Hà Nội không tốn một viên đạn mà Du Tử Lê vẫn bị bắn xối xả.

Không biết giờ đây, ngồi tìm lại trong Giỏ Hoa Ngày Mới Lớn của mình, ông Du Tử Lê có thấy hoa nào là hoa Dân Chủ và Tự Do không?

© Thạch Đạt Lang

© Đàn Chim Việt

 

103 Phản hồi cho “Du Tử Lê và những viên đạn bắn sau lưng”

  1. Thức tỉnh says:

    Tại sao lại chê trách , phê phán Du tử Lê ? Du tử Lê có quyền về nước thăm quê , thăm gia đình , thăm bè bạn . Cũng như Du tử Lê làm những gì ông ta có thể làm tại VN . Ngoại trừ ông ca ngợi CS mới là chuyện đáng nói , đáng bàn tới đúng hay sai .

    Dầu cho ông ngày xưa chống cộng như thế nào đi nữa , dầu cho cs hôm nay độc ác như thế nào đi nữa , quyết định của Du tử Lê vẫn là của Du tử Lê , thế mới là tự do .

    Các bác hải ngoại không nên bế quan toả cảng anh em của mình . Phải về chứ sợ gì không về nếu cs không ngăn cấm , không chịu cấp visa . Chỉ sợ không có điều kiện để về nhìn lại một chút cho đỡ nhớ , rồi đi .

    Đừng nên dùng tinh thần chống cộng theo sách vở . Đất nước VN cũng là của mình đúng ra mình phải thoải mái mà về vì cs hôm nay cũng đã lép vế trước bang giao quốc tế , phải thay đổi một phần bản chất cs , phải huỷ bỏ chuyên chính vô sản . Tức thị cái thế giới tự do đồng minh với người Tị Nạn , cái bản thân của người tị nạn , tự nó đã chứng minh với đa số người Việt trong nước , con người Tự do đã chiến thắng con người cộng sản .

    Về để chứng tỏ cái sĩ khí của người VNCH , cái hay , cái đẹp , cái tốt về tinh thần dân chủ của thế giới tự do trong tâm hồn của VNCH . Bị cướp không có nghĩa là hèn yếu , bị cướp thì cắn răng cam chịu . Nhưng có ai khen cướp bóc bạo lực . Người tị nạn là người bị cướp , nhân dân Việt đêuf rõ , có gì phải tự ti khi về lại quê hương .

    Vàng thật thì không sợ gì lửa , chẳng qua đi với ma phải mặt áo giấy , đấy mới là hiểu biết cs . Còn chuyện anh hùng , tiểu nhân là chuyện thường tình trong thiên hạ . Nào ai đo hết dạ ai …!!!

    • S.Lam says:

      Du Tử Lê có tài,nhưng hám danh,bị chửi là đúng ! Chịu để tụi nó gọi ”Sĩ Quan Ngụy”…thì nhục quá, ai là Ngụy đây ?

  2. Nguyễn Trọng Dân says:

    “Giỏ hoa thời mới lớn ” có thơ ra nàm sao , chúng ta cần phải biết trước khi hùa theo Thạch Đạt Lang phê phán Du Tử Lê

    Khi Thạch Đạt Lang viết điều gì , chúng ta nên thận trọng kiểm chứng để từng bước lột sạch những ngụy biện

    Như chúng ta đã biết qua mấy bài bày tỏ của Trần Mạnh Hảo , nền thi ca Việt Nam tuột dóc không thể cứu vãn với những lời thơ được “khen ” là hay nhất , mà thực chất , tầm phào vô giá trị

    Đem thơ của Du Tử Lê hay thơ của Ý Yên để chọi với tập thơ của Nguyễn Thanh Giang , X , Y, Z… , của những tên khốn trong hội nhà văn XHCN VN ,….

    …Đọc giả xa gần sẽ có cơ hội nhìn ra vũng lầy trong tâm thức của những cái đầu XHCN , những vũng lầy rộng sâu và nhày nhụa mùi hôi thối của giả dối , của đói khổ , của sợ hãi , của mưu toan lấp liếm quá khứ tội lỗi Cộng Sản , của ngụy biện rung sợ trước khát vọng muôn thuở của Tự Do Yêu Đương và Công LÝ từ những con người thù ghét Cộng Sản

    Một Du Tử Lê hay Ý Yên , Tiên Ngu Cờ Vàng về Việt Nam sáng tác thơ…chống cái láo của Đảng , tại sao không?

    Nay Ki’nh

    • Ý says:

      Thưa Quân sư Nguyễn Trọng Dân:
      Cảm ơn cứ nhắc tới người lính thô lậu này. Quả thật, Trung sĩ tôi có
      ghi lại dăm ba bài thơ, viết từ rừng núi cho người dân người lính, ít
      có bóng dáng người tình của riêng mình thấp thoáng nơi Brodard hay
      La Pagode. Nên cô đơn lắm cơ, ạ. Có hai câu này, xin trình khán:

      Một mình trên tuyến, phân vân
      Làm tên tiền sát mang thân dò đường
      Này nghe từng sợi tóc buồn
      Mùa xuân tưởng vọng có còn đâu chăng?

      ( Hà hà… ý nói, “cậu bé YY” đi tìm mẹ, Cô Hòa. Mình đã 102, vẫn
      là đứa con bé nhỏ của quê hương). Thân kính, YY

      • Nguyễn Trọng Dân says:

        “Một mình trên tuyến, phân vân
        Làm tên tiền sát mang thân dò đường
        Này nghe từng sợi tóc buồn
        Mùa xuân tưởng vọng có còn đâu chăng?”

        Qua’ Hay !!!

        Ki’nh

    • Tudo.com says:

      Thưa thầy Nguyễn Trọng Dân,

      Thạch Đạt Lang chẳng những núp trong bụi rặm kín mà còn trong đêm tối nữa, nhưng bị “hồng ngoại tuyến “nên khó. . .ém mà mượn gió bẻ măng.

      Riêng câu kết của thầy: “Một Du Tử Lê hay Ý Yên , Tiên Ngu Cờ Vàng về Việt Nam sáng tác thơ…chống cái láo của Đảng , tại sao không?”.
      Thì thật là quá phải !

      Nói về Thơ thì em dốt đặc cán mai, nhưng rất thích bốn câu bài Ta Về của thi sĩ Tô Thuỳ Yên khi ông ra khỏi tù cs dưới đây:

      Ta về qua những truông cùng phá
      Nét trán nhăn đùa ngọn gió may
      Ta ngẩn ngơ trông trời đất củ
      Nghe tàn cát bụi tháng năm bay. . . .

      Từ bốn câu thơ trên, rồi chợt nghỉ, biết đâu, sự trở về của thi sĩ Du Tử Lê là mượn ý bài Ta Về của TTY để hỏi những kẻ 40 năm trước đã kết án tử hình ông:

      Ta Về. . .để thấy, AK cùng Mã tấu
      Có dám bắn không? Dám chém không?
      Ta ném “Giỏ Hoa Thời Mới Lớn”
      Nghe, nhìn, Khỉ, Vượn, khóc, quì, xin !

      Kính thầy

      • Nguyễn Trọng Dân says:

        “Ta hỏi han hề hiu quạnh lớn
        Mà hiu quạnh lớn cũng làm ngơ …” (Tô Thùy Yên)

        Tô Thùy Yên có ghé uống rượu tại tư gia của mạt Dân một lần lâu lắm , nay Huynh nhắc lại làm mạt Dân không khỏi bồi hồi , mới đó mà mấy mười năm hơn !

        Cám ơn huynh

        Ki’nh

  3. TT says:

    Tài lừa bịp của VC thật là siêu: lừa tất cả những người trí thức ghét Tây, ghét Mỹ như gs Lê văn Thiêm, Lê Đạt, Phùng Quán, Trần Dần, Hoàng Cầm, Văn Cao,triết gia Trần Đức Thảo…kts Huỳnh Tấn Phát, ls Nguyễn Hữu Thọ, bs Dương Qùynh Hoa,…bằng lòng yêu nước! Gần đây bọn VC lại lừa Nguyễn cao Cầy, Phạm Duy, gs Đặng Lương Mô,…và giờ đây là Lê Cự Phách bằng danh, tiền và g…á..i ? Mấy người sau này có bị chửi cũng đúng thôi!
    Mấy câu thơ KHI TÔI CHẾT HÃY ĐƯA TÔI RA BIỂN nay xin đổi lại
    TÔI CHƯA CHẾT NAY TÔI VỀ VỚI GIẶC!!!!

    • Nguyễn Tha Hương says:

      Xin tiếp với TT

      Nay chưa chết xin về với giặc
      Để tôi còn ôm được các em
      Lỡ mai đây tôi chết, đỡ thèm
      Đưa ra biển, cá ăn buồn lắm !

      Hi..Hi..
      NTH

  4. TBA says:

    Bởi vậy làm thơ hay, làm nhạc hay chỉ là cái tài, còn cái đức mấy ai có nổi hai chữ Thanh Tao hay Thanh Cao. Chính những người trong lòng chế độ cộng sản bị chà đạp tàn khốc như nhà thơ Hữu Loan, hoặc người can đảm dám từ bỏ mọi danh lợi như Lưu Quang Vũ/Xuân Quỳnh mới thực sự đáng kính…

  5. Nguyễn Ngọc says:

    Chúng ta đừng quên mà hãy nhớ đến các nhà Văn, nhà Báo
    đang bị bịt miệng, bị tước đoạt tiếng Nói

    Tất cả chúng ta đều ý thức và nhận thấy tình trạng không trừng phạt mà còn bao che, dung túng các tội ác chống lại các nhà văn, nhà báo đang tạo ra một mối nguy hiểm to lớn cho Tự do, Dân chủ và Hòa bình. Tại Mễ Tây Cơ, trong tháng Mười Một này, mỗi ngày là một ngày Chết Chóc. Thảm họa mới đây khi một nhóm sinh viên đồng loạt bị mất tích nhắc chúng ta rằng ở Mễ Tây Cơ và ở mọi nơi trên thế giới hôm nay, các nhà văn, nhà báo của chúng ta đều có nguy cơ bị bắt làm con tin.
    Chúng ta hãy nhớ tới ngày 15 tháng Mười Một là Ngày Vinh Danh Nhà Văn Bị Cầm Tù, và ngày 23 tháng Mười Một là Ngày Vận Động Chống Nạn Bao Che, Dung Túng Tội Ác. Nhiều nhà văn và nhà báo của chúng ta – những người chuyên chở ước mơ và phiêu lưu – đã bị gây hấn, tra tấn, cầm tù, bị bắt cóc, ám sát hoặc bị đày ải, bắt buộc lưu vong chỉ vì họ đã viết thành văn hoặc cất lên tiếng nói. Ủy Ban Các Nhà Văn Bị Cầm Tù thuộc Văn Bút Quốc Tế đã ghi nhận đến hàng trăm trường hợp các nhà văn, nhà báo bị tấn công trong suốt 12 tháng qua. Hàng trăm người đang là tù nhân trong các trại lao động cưỡng bức (như Việt Nam). Và loại kiểm duyệt tối hậu: giết chết tác giả nào đã gây tỉnh thức xã hội. Có khoảng ba mươi vụ ám sát đã bị phát hiện. Nạn nhân gồm có các nhà văn và nhà báo : Désiré OUÉE (Côte d’Ivoire), Adel Mohsen HUSSEIN, Kawa Ahmed GERMYANI et Samira Saleh AL-NAIMI (Irak), Miguel Ángel GUZMÁN GARDUÑO, Jorge TORRES PALACIOS, Octavio ROJAS HERNÁNDEZ, Abdul Rasool KHATTAK, Irshad MASTOI, Víctor PÉREZ PÉREZ, Jesús Antonio GAMBOA URÍAS et María del Rosario FUENTES RUBIO (Mễ Tây Cơ), Abrar TANOLI, Abdul Rasool KHATTAK, Irshad MASTOI et Nadeem HYDER (Hồi Quốc), Rubylita GARCIA (Phi Luật Tân), Sai REDDY (Ấn Độ), Suon CHAN (Cambodge), Kamol DUANGPHASUK (Thái Lan), Timur KUASHEV (Nga), Vyacheslav VEREMYI (Ukraine), Isaiah Diing Abraham Chan AWUOL (Nam Soudan), Hashem SHAABANI (Ba Tư), Mo’az AL-KHALED (Syrie), Sardar AHMAD et Palwasha Tokhi MERANZAI (Afghanistan), Mayada ASHRAF (Ai Cập), Pablo MEDINA VELÁZQUEZ (Paraguay), Aung Kyaw NAING (Miến Điện), Meftah BOUZID (Libye), Pedro PALM (Ba Tây).
    Đánh dấu những biến cố của tháng Mười Một này, Văn Bút Quốc Tế lưu tâm đến 5 trường hợp tiêu biểu cho những sự đàn áp không biên giới : nhà báo và nhà giáo Gao Yu mất tích ngày 23 tháng Tư năm 2014 ở Trung Hoa CS, nhà báo Ouzbèk Azimjon ASKAROV, tù chung thân từ tháng Sáu năm 2010 ở Kirghizistan, nhà thơ và nhà giáo Mahvash SABET, 20 năm tù từ tháng Sáu năm 2010 ở Ba Tư, nhà thơ Dieudonné Enoh Meyomesse, 7 năm tù từ tháng Mười Hai năm 2012 ở Cameroun và nhà văn và nhà giáo Nelson Aguilera, 30 tháng tù giam từ tháng Mười Một năm 2014 ở Paraguay.
    Tháng Mười vừa qua, Đại Hội Văn Bút Quốc Tế họp tại Bichkek, thủ đô nước Kirghizistan, đã đồng thanh bày tỏ sự quan ngại sâu xa về tình trạng suy thoái của quyền Tự do Phát biểu và Thể hiện Quan điểm cùng quyền Tự do Ngôn luận ở Nga, Ukraine, Cuba, Mễ Tây Cơ, Trung Hoa, Tây Tạng và Tân Cương (bị thôn tính), Ethiopie, Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Honduras, Syrie, Bắc Hàn, Kirghisistan, Nam Phi, Hoa Kỳ, Azerbaidjan, Erythrée và Việt Nam. Tại nước CS sau chót này, nhiều nhà văn, nhà báo, tác giả nhựt ký điện tử, luật sư và người hoạt động bảo vệ Nhân quyền đã bị kết án tù nặng nề bởi những phiên tòa xét xử không công minh. Đa số những tù nhân có sức khỏe rất kém.
    Trong những trường hợp khiến chúng ta quan tâm đặc biệt, có hai nữ tù nhân:
    - Bà Hồ Thị Bích Khương là tác giả nhựt ký điện tử và nhà bênh vực nhân quyền. Bà còn là tác giả một hồi ký viết trong tù, nhiều bài thơ châm biếm và bài báo trên mạng. Được đài phát thanh ngoại quốc phỏng vấn, bà chỉ trích những sự lạm dụng quyền lực để áp bức tửng lớp người nông dân nghèo. Bị bắt hồi tháng 12 năm 2010 nhưng mãi đến tháng 12 năm 2011 bà mới bị kết án 5 năm tù giam và 3 năm tù quản chế. Bà từng bị giam cầm hai lần trong năm 2005 và 2007. Bà bị hành hung gây thương tích nghiêm trọng và nhiều lần bị bắt giữ ngắn hạn. Bà bị tra tấn trong nhà giam và bị tù thường phạm hành hung tàn bạo. Trước đó, bà bị những tên gây hấn khác đánh đập, bà bị gãy tay trái trong thời gian giam cứu. Bà Hồ Thị Bích Khương bị biệt giam cho nên sức khỏe của bà rất suy yếu ;
    - Bà Tạ Phong Tần là tác giả nhựt ký điện tử có sáng tác phong phú, bà còn là một nhà luật học và hội viên Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do (bị cấm). Bị bắt hồi tháng 9 năm 2011 nhưng mãi đến tháng 9 năm 2012 bà mới bị kết án 10 năm tù giam và 3 năm tù quản chế. Bà là tác giả của hơn 700 bài viết về các vấn đề tham nhũng, lạm dụng quyền lực, tịch thu độc đoán đất của người dân cô thế và ngược đãi trẻ con. Những bài bà viết trên nhựt ký điện tử được đọc nhiều nhứt qua các cơ sở truyền thông quan trọng và trên các đài phát thanh ngoại quốc. Từ năm 2008, bà bị công an sách nhiễu hung bạo và nhiều lần bị bắt giữ ngắn hạn. Ngày 30 tháng 7 năm 2012, bà Mẹ tù nhân Tạ Phong Tần qua đời sau khi tự thiêu để phản đối việc giam cầm bất công con gái của mình. Bà Tạ Phong Tần bị hành hạ, ngược đãi trong trại tù. Sức khỏe của bà rất suy yếu .
    Ngoài ra, chế độ Hà Nội đang không ngần ngại sử dụng một cách thức khác : biến các nhà văn, nhà báo bị cầm tù thành món hàng để trao đổi. CS muốn có chữ ký cho phép mua các loại vũ khí chiến tranh bị cấm bán cho họ. Nhà cầm quyền CS thả dần các tù nhân lương tâm bị bệnh tật, một cách nhỏ giọt và buộc các nạn nhân phải đi lưu vong ngay lập tức. Không những thế, các bản án tù giam và tù quản chế của họ không được xóa bỏ mà chỉ bị đình hoản thi hành.
    Chúng ta hãy phẫn nộ, hãy biểu tỏ sự đoàn kết với những nhà văn và nhà báo – những con người mang ánh sáng thông tin chống lại bóng tối của bạo lực đe dọa, của bọn đồng lõa và kẻ đớn hèn.
    Tất cả chúng ta hãy cùng cất cao tiếng nói, dù có thể nấc nghẹn, thắp lên một ngọn nến, dù mong manh, để xua đi màn đêm băng giá của tính thờ ơ vô cảm, nỗi im lặng sợ hãi và thói đời quên lãng !
    Nguyên Hoàng Bảo Việt
    Phó chủ tịch Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại
    (Ủy ban Nhà Văn bị cầm tù)
    (Trích Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ, Bản Tin Web PEN WIPC Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh vực Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù – http://www.actualitte.com/tribunes/ecrivains-et-journalistes-reduits-au-silence-ne-les-oublions-pas-2255.htmhttp://www.swiissinfo.chhttps://arablit.wordpress.com/ – ;https://www. Facebook.com/Afrolivresque – http://www.journee-mondiale.com/52/journee-mondiale-des-ecrivains-en-prison.htm. – Presse Suisse : Le Temps. le Courrier, Tribune de Genève – Sénégal : le Quotidien, la Gazette, Seneweb – Belgique : Le Soir – Gabon : Gabon review…)

  6. Trần Huy Bách says:

    Tác giả nói đúng. Lâu này ai cũng biết Du Tử Lê là một kẻ hám danh. Giờ thì mọi người biết thêm: Du Tử Lê là một thằng ngu. Rất ngu!

  7. Võ Trang says:

    Người Việt-Nam ta đã có câu “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”. Dù là một nhà thơ, nhà văn, một nhà khoa học hay chỉ là một người có học và cả những kẻ thất học thì trách nhiệm của họ đối với quốc gia, đối với thời cuộc vẫn như nhau, dù họ có nhận hay không nhìn nhận.

    Tôi không phải là một người thuôc trường phái xã hội (“quá khích”) để chỉ đánh giá một con người thuần túy trên đóng góp cho xã hội. Nhưng sinh hoạt của một con người thì không thể hoàn toàn cách biệt với môi trường xã hội mà họ đang sống. Không phải vì họ là một nhà thơ nên họ chỉ biết có thơ. Ở đây, ngoài cái lằn ranh giới Quốc – Cộng còn có lằn ranh giới của lòng tự trọng và một danh vị (hão huyền) mà có lẻ ông Du Tử Lê không thấy? Cái lằn ranh giới Quốc – Cộng thì ông có thể mập mờ nhưng đánh mất lòng tự trọng thì cả cái danh vị (hảo huyền) ấy cũng mất luộn.

    Cách đây có lẻ cũng hơn 10 năm rồi (?), tôi có tham dự buổi ra mắt tập thơ “Mai tôi chết hãy mang tôi ra biển ” của ông Du Tử Lê ở San Diego – do một người bạn (đàn anh) mời để ủng hộ sách thơ cho ông. Thật là thú vị để được nghe lần đầu ông Trần Quãng Nam đích thân hát giới thiệu bài 20 năm tình củ của mình… Tôi không đọc nhiều thơ của ông Lê dù 2 cuốn sách mua ủng hộ ông vẫn còn trên kệ vì thú thật tôi không thích lối “hành thơ” cầu kỳ, siêu thực đến khó hiểu của ông. Nhưng quả thật bài thơ “Mai tôi chết hãy mang tôi ra biển” đã mang lại nhiều xúc động cho tôi

    Với tôi, thơ văn có giá trị khi nó phản ảnh cuộc đời vì cuộc đời cho ta cảm hứng để làm ra những tác phẩm như thế. Những hư cấu, những sản phẩm của trí tưởng tượng thật khó để ngây được những ảnh hưởng chân thật và sâu xa. Đó là lý do theo tôi tại sao sau 40 năm toàn thắng ở miền Nam và 60 năm cai trị miền Bắc, cả cái xã hội thơ văn, ca nhạc của Việt-Nam vẫn èo ọt bởi vì những sản phẩm như thế để phục vụ cho ai? Cho lý tưởng Cộng Sản?, cho sự lảnh đạo tài tình của đảng cộng Sản Việt-Nam hay than khóc cho những nghèo khó cũa cuộc đời? Cả một xã hội đi vào ngõ cụt thì thơ văn ca tụng được cái gì? Trong bối cảnh suy sụp tận gốc như thế, ông Lê về Việt-Nam để truyền bá thơ văn của mình? Nếu đời cho ta cảm hứng thì thật đáng tiếc, thêm một người nữa, cuộc đời thật đã hũy hoại thơ văn và danh vọng của cả một đời của ông.

    Ở tại Cali mấy hôm rày có một nguồn tin đang nỗi cộm đó là việc bà Đào Nương Hoàng Dược Thảo đã thua kiện (lần đầu) cho báo Người Việt khi bà bị buộc tôi là đã “vu khống” báo Người Việt là “Việt Cộng”. Với tôi, cái sai lầm lớn nhất của bà không phải vì bà đã làm một việc thiếu chứng cớ xác thực (theo cái nhìn của luật pháp) mà là bà đã quên mất cái nguy hiễm to hơn là những thành phần, những hành vi vô tình hay cố ý đã làm lợi hay tiếp tay cho Cộng Sản. Thiết thực hơn là vạch ra họ đã làm lợi, tiếp tay cho cộng sản ở những điễm nào. Không phải chỉ chống cộng sản, người Việt gọi là quốc gia phải để ý và chống lại tất cả những hành vi, hoạt động có lợi cho cộng sản. Tôi tin hiến pháp Hoa Kỳ bảo vệ quyền tự do tư tưởng và quyền phát biểu nhận định của một người.
    Tại sao cộng sản cho phép ông Du Tử Lê về Việt-Nam để ra mắt tập thơ mới của ông? – tôi không nghỉ là để bị ném đá khi ông trở lại Hoa Kỳ. Người Việt tị nạn cộng sản chân chính ở hải ngoại đủ thông minh để đánh giá một người như ông Du Tử Lê qua những hành động như thế. Trong một cái nhìn ngược lại, cộng sản Việt-Nam cũng không mấy thông minh khi xữ dụng những người đã bị ném đá “tơi bời” như Nguyễn Cao Kỳ, Pham Duy, Khánh Ly và bây giờ Du Tử Lê cho những con bài của họ. Vấn đề là – có thật hay không – ông và những người như ông – bị ném đá tơi bời hay vẫn ngạo nghễ trong những sinh hoạt cộng đồng của người Việt hải ngoại như (trong những chương trình ca nhạc hay) trong một vài chương trình của SBTN như trường hợp của ông Du Tử Lê? – và nếu họ vẫn có đủ tư cách để ngạo nghễ trong những sinh hoạt như thế thì tại sao?

    40 năm trước, cái gọi là thành phần thứ ba đã “tàn phà” nhận thức đứng đắn của hiểm họa cộng sản và trực tiếp tiếp tay giật sập chế độ VNCH của người miền Nam thì nay, lẽ nào lịch sữ vẫn cứ tái diễn để cho những thành phần “chỉ vì quê hương” hay chỉ vì một “giá trị nhân bản” mà đi đi về về, khi trái khi phải, nhởn nhơ diểu cợt trong cộng đồng nhưng hể bị gán cho cái tội cộng sản thì nhảy lên đành đạch la hoãng rằng làm như thế là gây nguy hiễm cho những hoạt động thương mãi hay an nguy cho chính tánh mạng cũa họ? – như một người bạn của tôi có nói “ “… Nghĩ ra thật buồn cười. Có quá nhiều người tôn thờ cộng sản, bưng bô cho cộng sản, nuốt cả đờm cộng sản khạc ra, nhưng lúc bị vạch mặt thì lại nhảy đong đỏng lên , dùng cộng sản như một cái gì kinh tởm, xấu xa, ghê gớm đến độ dính vào là coi như bị “defamed” , bị xa lánh, bị tẩy chay như hủi , run sợ cho tính mạng . Thật chỉ có cộng sản mới tự mình định giá trị cho mình được như vậy …”

  8. Hồ Bác Cụ says:

    Nhắc đến Du Tử Lê, cũng nên nhắc đến việc DTL đã “nổ” như thế nào khi nói về bút hiệu của nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên và sau đó bị vợ cũ của nhà thơ này “giũa” te tua ra sao. Tôi không phê phán về đạo đức cá nhân của DTL, nhưng chuyện trên (DTL & NTN) cũng có thể nói thuộc loại “giai thoại làng thơ”.

  9. nguenha says:

    Không ai phủ nhận về “tài thơ” của Du tử Lê. Nhưng có rất nhiều nhà thơ ở trong Chế độCS, trên DTL rất nhiều. Cụ thể như Hửu-Loan -Phùng Quán-Trần Dần…họ vẩn giữ được nhân cách và “khí phách” nhất quán,khi “đối đầu” với CS :’ Thương ai cứ bao là thương-Ghét ai cứ bảo là ghét”. Cái “ngở ngàng”cho mọi người là DTL không học được cái “nhân cách” của “nhà-thơ-lớn” ờ nơi các nhà thơ đả từng sống với CS. Với CS ,bất cứ AI,chúng củng gọi bang THẰNG tất ! Trước mặt thì anh-em,thì Ông-Bà…khi họp Đảng với nhau thì :thằng Kỳ- thằng Thiệu….thằng DTL ! Chừng đó mà không biết! Cho dù có một vài “đồng chí” thương mến anh,nhưng khi chúng nó họp với nhau ,phải gọi bang THẰng! Vì đây là ngôn ngữ Vô-Sản.! Vào cuối thâp niên 70,tôi đả “thấy” chuyện đó qua bản thân mình, do một ĐV kể lại. Về chuyên môn,chúng nó cần mình. Nhưng khi chúng nó họp Đảng để kiểm điểm Công việc,thì “mình” trở thành “thằng nầy, Thằng nọ”. Đành rang mổi người có Tự do riêng. Nhưng DTL làm sao so sánh với ca-sĩ về nước được. Đâu phải “tấp tểnh người đi,tớ củng đi”.
    DTL còn là “phần hồn” của văn thơ hải ngoại ! Tiếc thay.!

  10. danoan says:

    Tác giả phân tích rất đúng. DTL về đánh bóng cho chế độ VC, hay về kiếm chút tiền còm cuối đời âu cũng chẳng có gì lạ. Nói chung, chỗ nào có hơi đô la thì chỗ đó có nhiều kẻ cơ hội.

    Thôi thôi có trách chi đàn trẻ
    Thôi để rồi ta sẽ liệu bồi

Leave a Reply to danoan