WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cành ô liu của Putin

Quang cảnh tại phi trường Donetsk

Quang cảnh tại phi trường Donetsk

Sau những trận đánh dữ dội xung quanh Donetsk, tin truyền về cho Putin vào một đêm khuya Chủ nhật, Donetsk nguy cơ thất thủ. Sáng sau, điện Cẩm Linh thông báo: Tổng thống Putin đang giang rộng vòng tay, trao một một cành ô liu tới Tổng thống Porochenko một “thời gian biểu bền vững” cho hòa bình ở miền đông Ukraine.

Tổng thống Nga thông báo “Moscow chấp nhận kế hoạch hưu chiến của Ukraine và chuẩn bị gây áp lực lên phiến quân thân Nga. Cả hai bên cùng rút hết những vũ khí hạng nặng ra khỏi vùng giao tranh.”

Cộng đồng quốc tế hân hoan, Âu châu reo mừng. Đông Ấu đặt niềm tin vào “Cành ô liu của Putin.” Hòa bình trong tầm tay. Bình an trở lại với Ukraine. Thỏa thuận Minsk được ký vào tháng 9/2014.

Niềm hân hoan chẳng được bao lâu. Giờ đây, hy vọng trở nên vô cùng mong manh. Những cơ hội để mang lại sự ổn định đã tan vỡ. Miền đông Ukraine ngập tràn khói lửa chiến tranh. Đau thương, tang tóc đến với từng gia đình.

Nhiều trận đánh đẫm máu diễn ra trong tuần này. Trận tái chiếm phi trường Donetsk của phiến quân thân Nga là một thí dụ. Nhìn cảnh hoang tàn do đạn pháo, rocket, bom, nhiều người có cảm tưởng như một Leningrad của Thế chiến II.

Sáng nay, thứ Bảy, phiến quân thân Nga đã bắn rockets hiệu Grad vào giữa chợ đông người làm ít nhất 20 thường dân thiệt mạng, tại Mariupol, thành phố nửa triệu dân, nơi mà chính quyền Ukraine làm chủ. Người lãnh đạo phiến quân thân Nga tuyên bố với phóng viên hãng RIA rằng: Chiến dịch tái chiếm Mariupol đã bắt đầu.

Cuộc chiến bùng nổ ở miền đông Ukraine từ tháng Tư 2014 đến nay đã làm hơn 5000 người thiệt mạng. Phiến quân thân Nga đã mở nhiều trận đánh trong một vành đai kéo dài từ Donetsk tới Luhansk làm hàng triệu thường dân phải rời bỏ nhà cửa, tài sản, quê hương.

Thứ Sáu, lãnh đạo phiến quân Alexander Zakharchenko nói thẳng ông không có ý định hưu chiến với quân chính phủ. Như vậy, thỏa thuận ngừng chiến, ký tháng 9/2014 tại Minsk đã trở thành vô nghĩa. Mọi hy vọng hòa bình đã tiêu tan. Cành ô lưu của Putin biến mất. Moscow đã lên dọng cáo buộc chính phủ Kiev đang thực hiện tội ác diệt chủng nhằm vào người nói tiếng Nga tại Donetsk và Luhansk. Ukraine sẽ chịu hậu quả đau thương.v.v

Thứ Sáu, phán ngôn viên của phiến quân thân Nga, Eduard Basurin nói: Có 24 quân nhân bị chết và 30 người khác bị thương trong vòng 24 giờ, đây là “tổn thất nặng nề nhất trong chiến dịch gần đây”. Một nguồn tin khác nói rằng thị trưởng thân Nga của thành phố Pervomaysk, phía tây Luhansk đã bị giết. Thi thể của ông trong một chiếc xe, cùng với ba người đàn ông khác. Phiến quân cho là ông bị ám sát bởi điệp viên Ukraine, nhưng nguồn tin khác nói là ông chết trong cuộc giao tranh.

Hình như, cành ô lưu của Putin chỉ là một thủ thuật để cứu vãn một tình thế nguy ngập cho phiến quân. Donetsk sắp thất thủ. Lệnh hưu chiến bắt đầu. Vũ khí hạng nặng được tuồn vào. Quân “tình nguyện” được chuyển qua biên giới. Hậu cần đã chuẩn bị xong. Quân đội Ukraine đã rút ra khỏi vùng tranh chấp như thỏa thuận. Chiến tranh lại bùng nổ. Ukraine bị lừa. Phương Tây mà đại diện là Pháp và Đức cũng được nếm món thịt lừa của Putin.

Bộ trưởng ngoại giao của bốn nước Nga, Ukraine, Pháp, Đức lại nhóm họp, cứ việc họp, cứ việc ký, nhưng chiến tranh chém giết vẫn diễn ra. Đó là cành ô liu hòa bình mà Putin đã được học thuộc lòng và hiểu rất rõ từ thời cộng sản.

Canada, January 2015

© Trần Gia Hồng Ân
© Đàn Chim Việt

16 Phản hồi cho “Cành ô liu của Putin”

  1. Quân đội lê dương Ucraina đang bị dồn vào thế bị bao vây và chỉ có cách hạ vũ khí đầu hàng. Mỹ nóng đít và cho ông Kery đến động viên lính đánh thuê và thăm thú tình hình. Chắc lại như Ban-Mê-Thuột lúc quân giải phóng tấn công rồi bất ngờ dồn dập tiến vào Sài gòn. Cuộc chiến nay ở Ucraina cũng đang diễn ra như vậy. Bản thông điệp đầu năm của Ông OBama đã bị lạc tiếng rồi. Xin các bạn đọc bài này, đó là cành Oliu ông Putin tặng OBama:
    Donbass “giương đông” ở Mariupol, bất ngờ “kích tây” ở Debaltsevo
    Kiev đã mắc kế “giương đông kích tây” của ly khai khi họ nghi binh tấn công Mariupol để bất ngờ đánh chiếm Debaltsevo (Debaltseve).
    Lực lượng ly khai Donetsk “giương đông” ở Mariupol
    Kiev đã mắc kế “giương đông kích tây” của ly khai khi họ nghi binh tấn công Mariupol để chiếm Debaltsevo. Trên thực tế, đây là một nước cờ cao của phe ly khai khiến những tướng lãnh non nớt của Kiev sập bẫy. Họ đã sập bẫy chính vì vai trò quá quan trọng về chiến lược của Mariupol.
    Marioupol là thành phố công nghiệp có nửa triệu dân, cách thành trì Donetsk khoảng 110 km về phía nam. Thành phố đã chịu nhiều cuộc tấn công vào tháng 8 và bình yên từ sau khi thỏa thuận ngừng bắn giữa Kiev và Donbass được ký kết hồi tháng 9.
    Mariupol có vị trí chiến lược, nối giữa miền Đông Ukraine đang bị quân ly khai kiểm soát và bán đảo Crimea, trước đó đã sát nhập vào Nga vào tháng 3-2014, đồng thời cũng giáp với biên giới Nga. Nếu giao tranh sẽ nổ ra ở đây, có nghĩa là xung đột đang leo thang đến mức báo động đỏ.
    Trước đó, quân đội Ukraine cũng đã bị mất sân bay Donetsk vào tay lực lượng vũ trang của Cộng hòa nhân dân Donetsk sau nhiều tháng trấn thủ và chống cự quyết liệt. Nếu mất nốt cả Mariupol thì 2 cứ điểm quan trọng nhất trên địa bàn của ly khai Donetsk đã bị nhổ.
    Nhưng nếu thực sự quân ly khai đã tấn công Mariupol thì quân đội Ukraine phòng thủ ở đây khó có thể chống cự được bởi thành phố này nằm sâu trong vùng ly khai kiểm soát, gần Nga nên quân đồn trú ở đây rất dễ bị bao vây, tiêu diệt.
    Quân đội Ukraine đã để mất một cứ điểm quan trọng là sân bay Donetsk
    Cuối tháng 8-2014, lực lượng ly khai đã bất ngờ đánh chiếm thị trấn Novoazovsk, giáp biên giới nước Nga và chặn đoạn đường nối Mangush với Osipenko, để hình thành thế bao vây tấn công thành phố Mariupol, nối thông dải duyên hải phía nam Ukraine với Crimea và với biên giới nước Nga.
    Việc lực lượng dân quân Donetsk chiếm được Novoazovsk là cú đấm choáng váng với chính phủ Ukraine, bởi từ khi chiến sự nổ ra, toàn bộ cơ quan đầu não chính quyền ở khu vực Donetsk đã sơ tán về Mariupol. Thành phố này chắc chắn sẽ là mục tiêu tiếp theo của lực lượng dân quân Donetsk.
    Novoazovsk nằm trên con đường chiến lược nối liền Nga với thành phố cảng Mariupol của Ukraine và bán đảo Crimea (cách biên giới nước Nga ở điểm gần nhất vẻn vẹn 13,92 km, cách Mariupol khoảng 36km). Thị trấn này tuy nhỏ nhưng có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng đối với cục diện xung đột tại vùng Donetsk.
    Như vậy, toàn bộ con đường chiến lược nối Crimea với biên giới nước Nga chỉ còn Mariupol là chướng ngại vật cuối cùng lọt thỏm trong vòng vây. ở vị trí này, quân ly khai cũng rất dễ nhận tiếp viện từ Crimea đi lên theo đường bộ hoặc tuyến đường ven biển Azov.
    Đánh chiếm được Mariupol, dân quân Donetsk sẽ giành được quyền kiểm soát hơn 250 km đường bờ biển, khống chế một bộ phận phía đông bắc biển Azov – nơi có một số mỏ dầu và khí đốt ngoài khơi, nối thông tuyến đường biển xuống Crimea, nối thông tuyến đường bộ sang Nga.
    Mariupol có vị thế chiến lược quan trọng nên đã được phe ly khai sử dụng làm “mồi bẫy” Kiev
    Nếu chiếm được Mariupol, lực lượng vũ trang DPR sẽ có một vùng giải phóng rộng lớn, có thể xây dựng các căn cứ huấn luyện binh sĩ, nuôi dưỡng thương bệnh binh, nhận lương thực, vũ khí tiếp viện, làm bàn đạp để tiến đánh các khu vực khác. Khi đó, Kiev vội vã điều thêm 1 lữ đoàn tăng cường trấn thủ ở đây.
    Tuy nhiên, Mariupol nằm quá sâu trong vùng ly khai kiểm soát nên bị cô lập, DPR có thể đánh chiếm bất cứ lúc nào mà để đó cũng không hại gì. Hơn nữa, thành phố này đã được tăng cường lực lượng, phe ly khai sẽ không cố gắng đánh chiếm nó bằng mọi giá trong thời điểm binh lực của họ không vượt được quân chính phủ.
    Bởi vậy, lực lượng ly khai đã sử dụng nó làm “mồi bẫy” Kiev.
    Họ đã điều động một lực lượng nhỏ vây hãm Mariupol, tung các đợt pháo kích mạnh vào thành phố cảng này như một động thái chuẩn bị cho những đợt tấn công lớn nhằm nối thông dải duyên hải phía nam Ukraine, nối thông đường từ Nga sang Crimea rồi bí mật điều động binh lực chuẩn bị tấn công Debaltsevo.
    Đợt nghi binh bắt đầu vào ngày 24-1 bằng một làn sóng hỏa lực lớn của các hệ thống rocket nhiều nòng BM-21″Grad” vào Mariupol khiến 27 người thiệt mạng, 82 người khác bị thương, các trường phổ thông, mẫu giáo cũng như nhà ở, cửa hàng, chợ búa và nhiều xe hơi bị phá hủy.
    Đợt tấn công này đã làm Kiev “nhảy dựng” lên, Nga và Mỹ-EU-Ukraine tiếp tục lao vào cuộc cãi vã mới về việc ai là thủ phạm, cộng đồng quốc tế cũng sôi sục với những lên án gay gắt. Chính quyền Kiev và tướng lãnh Bộ quốc phòng Ukraine nhốn nháo trước nguy cơ mất thủ phủ hành chính của vùng Donetsk.
    Lực lượng ly khai trấn thủ con đường đến sân bay Donetsk
    Phe ly khai bất ngờ tập trung quân tiến đánh Debaltsevo
    Do tính chất quá quan trọng của Maripol nên Kiev đã vội vã điều thêm quân trấn thủ thành phố cảng này và họ đã mắc cái bẫy mà ly khai đã giăng ra.
    Trên thực tế, khi phe ly khai bất ngờ mở cuộc tấn công mãnh liệt vào Debaltsevo – một cứ điểm lớn, có tới gần 8000 quân chính phủ đồn trú – quân đội Ukraine đã hoàn toàn bị động. Debaltsevo thuộc phía bắc tỉnh Donetsk, nằm sát địa giới 2 tỉnh Donetsk-Lugansk nên nếu chiếm được, phe ly khai sẽ nối thông hành lang chiến lược giữa 2 tỉnh.
    Debaltsevo (diện tích 24km2), án ngữ tuyến đường thông tới Lugansk là cứ điểm quan trọng của quân đội Ukraine, nằm trên đường ranh giới giữa phe ly khai và quân chính phủ. Gần 8000 quân chính phủ đóng tại đây đang ở tình thế “mắc kẹt”, do bị bao vây từ 3 hướng, không còn đường tiếp tế.
    Nếu phe ly khai chiến thắng trong “Trận chiến Ilovaysk phiên bản 2.0”, DPR và LPR sẽ nắn thẳng vạch giới tuyến, thống nhất toàn bộ phạm vi chiến trường, mở rộng sự liên kết giữa 2 lực lượng vũ trang Donetsk và Lugansk để hình thành những đơn vị quân đội lớn, mang tính chất chính quy, tạo ra bước ngoặt mới của cuộc nội chiến.
    Bắt đầu từ ngày 26-1, ly khai đã nổ súng tấn công Debaltsevo, Vuhlehirsk và vài cứ điểm nhỏ ở xung quanh sân bay Donetsk như Maryinka và trung tâm thị trấn Pesky, gần sân bay Donetsk nhằm nhổ hết những lực lượng còn sót lại của quân chính phủ, “làm sạch” địa bàn Donetsk đúng như những gì họ đã tuyên bố.
    “Kênh 1″ truyền hình Nga ngày 29-1 phát sóng phóng sự của phóng viên chiến trường mô tả các cuộc giao tranh ở các thành phố Uglegorsk và Debaltsevo. Hai thành phố này cách nhau chưa đầy 10km, nếu làm chủ Uglegorsk có thể bao vây Debaltsevo trong một “lò nướng” mới – một Ilovaiskaya thứ 2.
    Trận chiến Debaltsevo có sự hợp công của lực lượng ly khai Lugansk (ảnh: Xe tăng của LPR)
    Trận chiến Debaltsevo có sự hợp công của lực lượng ly khai Lugansk (ảnh: Xe tăng của LPR)
    Tại ngoại ô Uglegorsk trong thời gian ngừng bắn quân đội Ukraine đã hình thành trận tuyến với nhiều boongke và hào giao thông. Tại đây có 3 tuyến phòng ngự, được đào công phu dưới dất. Tuy nhiên, bất ngờ bị tấn công đã khiến họ nhanh chóng để Uglegorsk rơi vào tay quân ly khai.
    Sáng sớm 29-1, quân đội Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng đã phát động chiến dịch tấn công. Các dân quân dành nhiều thời gian để bí mật tiếp cận trận tuyến. Và chỉ trong vài giờ, quân đội DPR đã chiếm toàn bộ 3 chốt chặn, qua đó mở đường tiến vào Uglegorsk và đội tiền trạm đã tiến hành các cuộc giao tranh với quân chính phủ trên đường phố.
    Kiểm tra các công sự, dân quân không khỏi bất ngờ khi thấy trong số các binh sĩ Ukraine thiệt mạng không có một sĩ quan nào. Không hiểu những chỉ huy này đã đi đâu, việc thiếu sĩ quan chỉ huy cũng là một phần nguyên nhân khiến Uglegorsk thất thủ, đẩy Debaltsevo vào tình trạng nguy ngập.
    Bên cạnh đó, các tay súng của Nhà nước Cộng hòa nhân dân Lugansk tự xưng (LPR) cũng đã hợp công với Donetsk, đột nhập vào Debaltsevo. Sang đến ngày 30-1, lực lượng của Lugansk đã tiến vào nội thành và giao tranh dữ dội với quân đội Ukraine trên đường phố.
    Với việc chiếm Uglegorsk, dân quân Donetsk, cùng với các đơn vị của Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) tự xưng sẽ có thế trận thuận lợi, vây chặt nhóm quân Ukraine tại Debaltsevo có quân số lên tới 8.000 người.
    Debaltsevo đang bị bao vây bởi 3 cánh quân ly khai Donetsk và Lugansk
    Debaltsevo đang bị bao vây bởi 3 cánh quân ly khai Donetsk và Lugansk
    Uglegorsk thất thủ khiến kênh cung cấp hậu cần cho các nhóm quân Ukraine tại Debaltsevo đã bị dân quân cắt đứt. Thêm vào đó, với các hoạt động vây ép từ các hướng khác, dân quân Donbass không cho chỉ huy Ukraine gửi quân tăng viện, khiến cho binh sĩ Kiev bị vây khốn trong “lò nướng” mới.
    Tuy nhiên, không rõ kết cục của số binh lính này có giống như nhóm quân Ukraine bị vây khốn ở Ilovaiskaya cuối tháng 8-2014 hay không.
    Cuối tháng 8 năm 2014, 6 tiểu đoàn tiễu phạt của Ukraine là Donbass, Kryvbas, Peacemaker, Dnepr-1, Ivano-Frankivsk và Volyn đang chiến đấu dưới sự chỉ huy của quân đoàn 8 của quân đội Ukraine đã bị lực lượng ly khai Donetsk bao vây tại Ilovaiskaya từ hôm 26-8.
    Hàng nghìn binh lính và hàng trăm xe tăng, xe bọc thép của quân chính phủ Ukraine bị lực lượng dân quân bao vây chặt, tất cả viện trợ quân sự, quân lương từ Kiev đều bị cắt đứt. Các cụm quân này đã hết sạch lương ăn và nước uống đã vài ngày, đạn dược cũng đã hết.
    Nhận thức được việc bắt binh lính phá vây là việc “lực bất tòng tâm”, cuối ngày 30-8, nhà chức trách Ukraine đã đồng ý cho tất cả những binh sĩ chưa chịu đầu hàng hạ súng, rút lui khỏi vòng vây Ilovaiskaya, qua “hành lang nhân đạo” do lực lượng ly khai lập, trở về các các khu vực tập kết của quân mình.
    Ngày 30-1, nhà lãnh đạo nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng Alexander Zakharchenko đã lên tiếng kêu gọi binh lính Ukraine tại Debaltsevo buông vũ khí đầu hàng để bảo vệ mạng sống của mình. Ông cam đoan họ sẽ được đối xử tử tế và trở về khu tập kết của mình theo “hành lang nhân đạo”.
    Kênh truyền hình Passya 24 dẫn lời ông Zakharchenko cho biết Devaltsevo đã bị các tiểu đoàn thuộc lực lượng đặc biệt và 2 nhóm chiến thuật cơ động thuộc Lữ đoàn 3, với sự chi viện của hỏa lực pháo binh vây chặt và không có cơ hội nhận được tiếp viện hay mở đường máu thoát ra.
    Quả thực, Debaltsevo ngày càng giống như “lò nướng” Ilovaiskaya!
    Mỹ và NaTo đã thấy cuộc thất bại khi hà hơi tiếp sức cho quân đội Ucraina, và ngày tàn lụi của chính quyền này chỉ còn là ngày tháng mà thôi. Cuộc đến thăm của ông Kery đã thấy rõ cuộc bại trận đang đến càng gần, y như chiến dịc Ban-Ma-Thuột mà bộ đội Việt nam tung ra rồi ào ạt tấn công kéo quân về giải phóng Sài gòn.

    • Tien Ngu says:

      Thưa,

      Cái này kêu bằng vừa…Vẹm vừa…Vẹt…

      Thấy thương quá.

      Nghe Vẹm hát mà…chán mớ đời. Y hệt như anh Vẹm hát đại thắng mùa xuân năm xưa, vừa dốt vừa đói…

  2. Đan Khánh says:

    Nga đã lấy quân ly khai mà dằn mặt Mỹ:
    Tổng thống Ukraine bị dồn vào đường cùng? Mỹ đang nóng đít vì lửa đốt.
    Cập nhật lúc: 11h30″ | 29/01/2015
    Quân đội Ukraine đang phải vất vả, chật vật chống trả lại những cuộc tấn công mạnh mẽ của lực lượng ly khai ở chiến trường chiến lược – nơi có mạng lưới đường sắt then chốt. Tình trạng bạo lực leo thang đang đẩy chính phủ Kiev vào bế tắc, cạn kiệt sự lựa chọn và cạn kiệt nguồn tài chính.
    Giới lãnh đạo Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) đe doạ sẽ áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga sau một vụ tấn công bằng rocket vào thành phố Mariupol khiến ít nhất 30 dân thường thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương. Kiev và phương Tây đổ lỗi cho lực lượng ly khai đã thực hiện vụ tấn công này.
    Kiev cáo buộc Nga đang giúp đỡ lực lượng ly khai Ukraine trong cuộc chiến chống lại quân chính phủ và rằng Nga đã đưa đến tận 15.000 binh lính vào miền đông Ukraine cùng nhiều xe bọc thép để tiếp vận cho quân ly khai. Kiev tin rằng, nhờ sự giúp đỡ này mà lực lượng ly khai đã đánh cho quân đội Ukraine thua tan tác, bẽ bàng ở sân bay Donetsk. Quân Kiev đã phải tháo chạy khỏi chiến trường chiến lược này bất chấp việc họ đã cầm cự, cố thủ suốt bao nhiêu tháng qua và bất chấp việc họ từng tuyên bố mạnh mẽ rằng sẽ không bao giờ từ bỏ sân bay Donetsk.
    Quân đội Ukraine tiếp tục bị bao vây, bóp nghẹt và dồn vào chân tường ở chiến trường Debaltseve – một địa điểm chiến lược khác và là nơi có mạng lưới đường sắt vô cùng quan trọng đối với lực lượng ly khai miền đông Ukraine.
    Quân đội Kiev đã gần như chiếm giữ khu vực dọc mặt trận bắc-nam nhưng đang có nguy cơ phải rút lui dần trước sức tấn công quyết liệt của lực lượng ly khai.
    Trong bối cảnh thất trận, kiệt sức, chính phủ của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko còn phải đối diện với tình trạng cạn kiệt tài chính. Chính quyền Kiev sẽ hết tiền trong nay mai nếu không được cung cấp kịp thời gói viện trợ hàng tỉ USD từ Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF) và từ các nguồn tài chính phương Tây khác. Giới những nhà tài trợ phương Tây đang thúc giục ông Poroshenko thể hiện sự đáng tin cậy về khả năng trả nợ bằng cách quyết liệt diệt trừ tận gốc nạn tham nhũng – một nhiệm vụ mà giới chức Kiev nói là khó không khác gì một cuộc chiến tranh.

  3. Duy Khanh says:

    Sau thông điệp Liên bàn ông Obama đọc, ông Putin tặng món quà luôn. Mờ bạn đọc bài báo này. Đây cũng là cành Oliu Nga tặng bạn thân nối khố Mỹ.
    Nga sẽ trao cho Iran sứ mạng “đánh” phương Tây bằng S-300
    Cập nhật lúc: 18h50″ | 28/01/2015
    Iran mong muốn Nga sẽ tuân thủ các nguyên tắc trong hợp đồng bàn giao hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Iran, hợp đồng mà phía Nga đã buộc phải hủy bỏ do tác động của các lệnh trừng phạt quốc tế. Tuyên bố trên vừa được Đại sứ Iran tại Nga – ông Mehdi Sanaei đưa ra hôm qua (27/1).

    “Iran luôn coi hợp đồng S-300 là hợp pháp và không phải là đối tượng của các lệnh trừng phạt quốc tế vì nó được ký kết trước khi lệnh trừng phạt này được áp đặt và S-300 là một hệ thống vũ khí phòng thủ chứ không phải là vũ khí tấn công”, ông Sanaei cho biết.
    Theo đó, Đại sứ Iran tại Liên bang Nga bày tỏ hy vọng Nga nhanh chóng “thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng” để có thể sớm cung cấp các hệ thống phòng không S-300 cho cho Tehran.
    Ảnh minh họa
    Trước đó, cùng ngày, Ngoại trưởng Iran, ông Javad Zarif từng nói rằng: “Đàm phán về S-300 đã được Bộ trưởng Quốc phòng Nga và Iran thảo luận. Chúng tôi hy vọng vào một giải pháp nhanh chóng. Chúng tôi ủng hộ giải quyết vấn đề thông qua đối thoại”.
    Trong khi đó, mới đây, ngày 20/1, truyền thông Nga cho biết, nước này có thể sẽ vẫn tiến hành việc chuyển giao các hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Iran.
    Hãng thông tấn RIA của Nga dẫn lời Đại tướng Leonid Ivashov nói: “Một bước đi đã được thực hiện theo hướng hợp tác trong lĩnh vực kinh tế và công nghệ vũ khí, ít nhất là về các hệ thống phòng thủ như S-300 hay S-400. Có thể chúng tôi sẽ chuyển giao chúng.” Ông Ivashov là cựu giám đốc bộ phận hợp tác quốc tế dưới quyền bộ trưởng quốc phòng Nga.
    Năm 2007, Iran và Nga đã ký một hợp đồng bán các tiểu đoàn S-300 trị giá 800 triệu USD. Tuy nhiên, hợp đồng này đã bị đóng băng năm 2010 sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết trừng phạt Tehran. Nghị quyết trên quy địnhviệc hạn chế cung cấp các loại vũ khí thông thường, bao gồm tên lửa và hệ thống tên lửa tấn công, xe tăng, máy bay trực thăng tấn công, máy bay chiến đấu, tàu chiến cho Iran. Ngày 22/9/2010, Tổng thống Nga khi đó là Dmitry Medvedev đã chính thức ký sắc lệnh hủy bỏ hợp đồng cung cấp S-300 cho Iran.
    Iran đã đệ đơn kiện đòi bồi thường số tiền 4 tỷ USD tại Tòa án trọng tài Geneva và vụ án đang được xem xét. Một số chuyên gia quân sự cũng cho rằng, về hình thức, hợp đồng S-300 không hề vi phạm nghị quyết của Liên Hợp Quốc.
    Mỹ và Israel và các nước phương Tây đã có nhiều động thái vận động Nga ngăn chặn việc bán tên lửa và cho rằng Iran sẽ sử dụng các hệ thống tên lửa nhằm bảo vệ các cơ sở hạt nhân từ các cuộc không kích có thể xảy ra trong tương lai. Bởi vậy, việc Nga quyết bàn giao S-300 cho Iran có thể là một đòn giáng đầy thách thức của Nga đối với Mỹ và phương Tây, trong bối cảnh căng thẳng giữa các bên đang gia tăng.
    Hệ thống tên lửa phòng không S-300 là hệ thống tên lửa di động vô cùng tinh vi, có khả năng phá hủy tên lửa hành trình và chiến đấu cơ của đối phương. Được xem là một trong những tên lửa quý giá nhất của Nga, S-300, hay SA-20 Gargoyles theo cách gọi của NATO, có thể bắn hạ máy bay và tên lửa đạn đạo ở tầm xa 150km và ở độ cao lên tới 27km.
    S-300 khởi thủy được thiết kế để đảm bảo an ninh cho các cơ sở công nghiệp và hành chính lớn, các căn cứ quân sự và kiểm soát không phận nước Nga trước máy bay tấn công của kẻ thù.

    Khi lần đầu tiên được Liên Xô (cũ) triển khai vào năm 1979, S-300 được người Nga mệnh danh là “con cưng” và hiện nó vẫn là một trong những tên lửa đất đối không mạnh nhất trên thế giới. Đây cũng là một trong những loại tên lửa mà nhiều nước thèm muốn có được để bảo vệ cho vùng trời lãnh thổ của họ.
    Hệ thống S-300 được thiết kế để tiêu diệt tất cả phương tiện tiến công hỏa lực đường không của địch, các loại máy bay chiến lược, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo với độ chính xác rất cao, cự ly xa hàng trăm km, độ cao lớn.
    Hệ thống S-300 được trang bị nhiều loại ra-đa tối tân, bao gồm đài ra-đa trinh sát 36D6 phát hiện mục tiêu ở cự ly xa tới 360km, bám bắt 120 mục tiêu cùng lúc, ra-đa trinh sát bắt thấp (độ cao thấp) 76N6, ra-đa điều khiển hỏa lực 30N6 sử dụng để dẫn đường điều khiển với ra-đa dẫn đường bán chủ động giai đoạn cuối. Bệ phóng tự hành lắp ống phóng đạn tên lửa của hệ thống này sẽ bắn theo phương thẳng đứng.
    Tất cả các thành phần đài ra-đa và xe phóng đều được đặt trên xe vận tải bánh lốp hạng nặng, tính cơ động cao. Với khả năng đó, nó cho phép hệ thống đối phó có hiệu quả trước việc không quân đối phương phản đòn.
    Hệ thống S-300 có thể được triển khai chỉ trong vòng 5 phút một khi nó được vận hành bởi các binh lính có tay nghề, được đào tạo bài bản.
    Hệ thống S-300PMU2 có thể phóng 6 tên lửa liền một lúc, mỗi tên lửa có khả năng phá hủy các loại máy bay như F-16 và F-22 – báu vật của không lực Mỹ và Israel với tốc độ cực đại cũng như đánh chặn các mục tiêu đạn đạo.
    Mặc dù, chúng có thể bị đánh chặn hay phá hủy bởi lực lượng phòng không mặt đất. Tuy nhiên, đó thực sự là một nhiệm vụ khó khăn đối với đối phương.
    Ngoài ra Nga còn bán cho Trung quốc 6 tổ hợp S400 cho Trung quốc để chăm sóc tầu chiến và máy bay Mỹ. Sau đó cho thể bán S 300 cho Bắc Triều tiên để làm quà cho Mỹ. Mỹ giờ đang lên đồng vì phát nóng trước tin này. Có lẽ ông OBama phải đến thăm Nga rồi gọi là tình hữu nhị bị lãng quyên mấy năm nay với Nga.
    (tổng hợp) Đan Khanh Tags: Iran, S-300, Nga, bàn giao, printemail

    • Viễn Khách Thứ Mười says:

      Duy Khanh nói chuyện y hệt một salesman cho công ty võ khí của Nga. Trên giấy tờ thì võ khí nào của Nga mà không thuộc loại siêu đẳng? Phi cơ Nga bay nhanh nhất, hỏa tiễn mạnh và chính xác nhất, xe tăng tối tân và hỏa lực ghê gớm nhất… Mà giá lại rẻ. Nghèo khổ như Việt cộng cũng mua được.

      Nhưng khi đụng trận thật thì biết liền. Trong cuộc chiến Vùng Vịnh, chiến đấu cơ Iraq do Nga sản xuất vội trốn qua Iran. Cái nào bay lên được thì bị tiêu diệt trong nháy mắt. Hỏa tiễn phòng không Nga sản xuất hoàn toàn thất bại. (Phi cơ Mỹ rớt do súng phòng không bắn cầu may, hoặc bị trục trặc kỹ thuật …) Mỹ và đồng minh làm chủ không phận ngay từ khi chiến tranh khởi sự. Xe tăng và súng ống Nga chế tạo cũng vậy. Trên giấy tờ thì ngon lắm. Khi đụng trận thiệt, xe tăng Nga trở thành trò chơi đối với tăng Mỹ. Trên chiến trường một đổi 3 đã là quá chênh lệch. Đằng này khi hai bên đụng trận xe tăng, cả trăm chiếc main battle tank Nga chế tạo chỉ bắn rụng một chiếc M1 trong khi bị tăng Mỹ (chưa tính đến phi cơ) giết sạch thì võ khí Nga giỏi chỗ nào? (trong toàn bộ cuộc chiến có 80 chiếc M1A bị hạ, chỉ có 1 trong 80 chiếc này bị hạ do xe tăng Iraq bắn trúng)

      Khi đụng trận thiệt thì mới thấy chiến tranh là sự tổng hợp của khoa học kỹ thuật lẫn thông tin, chỉ huy, điều hành, tiếp vận, từ chuyện dùng radar phá radar của địch, nghe lén và phá mật mã khi địch liên lạc, vệ tinh tìm ra chỗ kẻ địch ém quân, hồng ngoại tuyến để nhìn kẻ địch vào ban đêm, heat sensor tìm thấy xe tăng nấp trong hầm, và GPS để hướng dẫn xe tăng mình chạy băng qua sa mạc để đánh vào lưng kẻ địch, và cả trăm chuyện khác… Ai lại đem một món hỏa tiễn ra khoe, “À, tao có cái này ghê lắm mày sợ không?”

    • Bocku S-900 says:

      Lạy trời cho mấy trái Oliu S300-400 đó xịt khói lên coi thằng nào. . .U đầu thì biết?

  4. Nga dằn mặt Mỹ không cho quay lại Đông Nam Á khi quyết định bán S400 cho Trung quốc để diệt Mỹ.
    Đó là cành O liu mà ông Putin tặng ông OBama.
    Xin các bạn đọc bài báo sau đây:
    Nga, Trung đã ký thỏa thuận cung cấp S-400 Triumph
    Thứ ba, 27/01/2015, 21:14 (GMT+7)
    Theo cổng thông tin quân sự Strategy Page, Nga và Trung Quốc đã ký thỏa thuận cung cấp tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại S-400 Triumph. Theo thỏa thuận, Trung Quốc đã chấp nhận chi 500 triệu USD cho mỗi tổ hợp S-400 chuyển giao. Cùng với việc chuyển giao S-400, Nga cũng hỗ trợ Trung Quốc công tác hậu cần, bảo trì và cung cấp đạn tên lửa cho các tổ hợp vũ khí phòng không chuyển giao.
    Tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumph.
    Nguồn tin trên cũng cho biết, mỗi tổ hợp S-400 chuyển giao cho Trung Quốc sẽ có có 8 xe phóng với 2 đạn tên lửa trên mỗi xe, xe chỉ huy, ra-đa dẫn bắn, ra-đa cảnh giới và các xe tiếp đạn (mang 16 đạn tên lửa). Theo cổng thông tin điện tử Trung Quốc mil.news.sina.com.cn, các tổ hợp S-400 mới sẽ được triển khai ở khu vực duyên hải phía Đông và Nam đất nước.
    Tháng 11-2014, tờ Vedomosti (Nga) từng đăng tải thông tin Nga và Trung Quốc đang đàm phán hợp đồng cung cấp S-400. Theo đó, Trung Quốc sẽ mua 6 tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại loại này trị giá 3 tỷ USD. Tuy nhiên, thông tin này sau đó bị Cơ quan Hợp tác Công nghệ quốc phòng Nga phủ nhận và cho biết “vấn đề vẫn trong quá trình đàm phán”.
    Nga và Trung Quốc đàm phán về khả năng chuyển giao tổ hợp S-400 từ năm 2012. Cụ thể, tổ hợp S-400 đầu tiên chuyển giao cho Trung Quốc sẽ không sớm hơn năm 2017, khi quân đội Nga đã nhận đủ các đơn vị S-400 cần thiết. Trung Quốc sẽ sử dụng tổ hợp S-400 để bảo vệ thủ đô Bắc Kinh. Tới tháng 4-2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Moscow sẽ cung cấp S-400 cho Bắc Kinh và Trung Quốc là quốc gia nước ngoài đầu tiên tiếp nhận tổ hợp vũ khí phòng không hiện đại này.
    Nhưng ông Putin sẽ còn đang giữ một quyết định nữa sẽ làm cho ông Putin đo ván đó là có bán hỏa tiễn S 300 và S400 cho Bắc Triều tiên hay không. Ông OBama chắc sẽ ngủ không an vào tháng 4 này vị thủ tướng trẻ Kim Song Un sag Nga.

    • Tien Ngu says:

      Nữa, cũng cò mồi cắt dán, trăm họ nghìn tên, nói dóc…

      Thiệt nà…chán mớ đời.

      Cò mồi Cộng láo thân Nga cú nàm như nà cái diễn đàn này là cái…nông thôn Bắc Việt thập niên 40, 50, 60, 70…

      Tha hồ mà láo. Thấy thương quá.

      Khỏi cần đi đầu chi cho…xa. Nội cái Yahoo, hay Google, là đã thấy dân Nga đang đói cở nào vì cái ngu của anh mặt ngựa…

      Bớt chỗng khu hát láo đi cò mồi à…

      • Vân Hồng says:

        Đồng ý với bác, bác Tiến Ngu à. Bọn họ toàn là dư lợn viên hoặc bọn có khối óc “Bàn Tay Năm Tấn” viết mà thô. Chấp tụi nó làm gì. Bác cũng đừng nên nói tục kiểu “đáo, ngắt” như bọn họ. Họ là đảng viên đảng CSVN, chỉ có họ mới có lối nói đầy tính đảng, nhuần nhuyễn và thấm đẫm đạo đức Bác Hồ như thế. Nhớ nghe bác!

    • Mỹ không thể quay lại Đông Nam Á Châu để tranh giành Biển Đông ! says:

      Nếu thực tế mà cứ như anh Kim này hồ hởi hê lên rằng thì là :

      “Nga dằn mặt Mỹ không cho quay lại Đông Nam Á khi quyết định bán S400 cho Trung quốc để diệt Mỹ…”

      Thế thì “chết cha” thằng Mỹ, và “chết cha” luôn cả cái Biển Đông của VN rồi !

      Tin vui của con cháu bác Hồ :

      Mỹ không thể quay lại Đông Nam Á Châu để TQ một mình, một cõi chiếm Biển Đông cho gọn !

      Rất đúng vời câu :

      Đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào
      Để bác Hồ rước Tàu vào Biển Đông .
      Nhân dân co biết hay không :
      Trung quốc nuốt gọn là công bác Hồ !?

    • UncleFox says:

      Nếu cái “tổ hợp S400″ nó oách như thế thì đúng là anh mặt ngựa Putin trao cành ô-liu cho anh mặt lưỡi cày Tập Cận Bình đét vào đít thằng con hoang Việt Cộng mới phải chứ !
      Chúc mừng các đồng chí Duy Khanh, Đan Khánh, Kim Song Việt nhé !

  5. NATO “nổi đóa” vì phát biểu của Tổng thống Putin về quân đội Ukraine

    Đang nóng, đừng bỏ lỡ!
    Bạo lực ở Ukraine: NATO và Nga lại buộc tội lẫn nhau Bạo lực ở Ukraine: NATO và Nga lại buộc tội lẫn nhau
    Phương Đăng (Dân Việt) •11:50 – 27 tháng 1, 2015
    Chiến sự leo thang ở Đông Ukraine
    NATO “nổi đóa” vì phát biểu của Tổng thống Putin về quân đội Ukraine
    27/01
    11/50
    NATO “nổi đóa” vì phát biểu của Tổng thống Putin về quân đội Ukraine
    Phải chăng đã đến lúc ông Putin chơi bài rắn với Mỹ và NaTo? NATO “nổi đóa” vì phát biểu của Tổng thống Putin về quân đội Ukraine
    NATO đã gay gắt phản pháo lại tuyên bố của Tổng thống Nga Putin rằng, quân đội Ukraine trên thực tế là “quân đoàn nước ngoài của NATO” đồng thời tố ngược Moscow đang ra sức hỗ trợ quân sự cho quân ly khai ở miền Đông.
    Binh sĩ quân đội Ukraine đang chiến đấu tại Đông Ukraine.
    Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg mạnh mẽ bác bỏ tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng, quân đội Ukraine thực chất là “quân đoàn nước ngoài của NATO”.
    Cũng trong tuyên bố hôm qua, Tổng thư ký NATO Stoltenberg tố ngược, Moscow đang đẩy mạnh hỗ trợ cho quân ly khai ở Đông Ukraine, giúp lực lượng này mở rộng lãnh thổ kiểm soát. Theo lãnh đạo NATO, Nga đã cung cấp cho quân ly khai hàng trăm thiết bị tiên tiến, trong đó có hệ thống tên lửa, pháo hạng nặng, xe tăng, xe bọc thép và các hệ thống chiến tranh điện tử khác. “Chúng tôi đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể của binh sĩ và trang thiết bị quân sự từ Nga tại khu vực ly khai Ukraine kiểm soát”, ông Stoltenberg nói.
    Tổng thư ký NATO Stoltenberg
    Trước đó, ông chủ Điện Kremlin Putin còn cáo buộc, đoàn quân lê dương NATO đang chiến đấu chống lại quân đội ly khai ở Đông Ukraine nhằm mục tiêu là kiềm chế nước Nga.
    “Trên thực tế, đây không phải là quân đội của Ukraine. Đây là một quân đoàn nước ngoài, cụ thể trong trường hợp này là quân đoàn lê dương của NATO, vốn không theo đuổi các lợi ích quốc gia của Ukraine. Họ chiến đấu ở đó với mục tiêu kiềm chế nước Nga về mặt địa chính trị, và điều đó chắc chắn không phải vì lợi ích quốc gia của người dân Ukraina”, ông Putin phát biểu trước các sinh viên đại học ở St.Petersburg.
    Ngoài ra, Tổng thống Putin cũng cáo buộc chính quyền Kiev từ chối giải quyết cuộc xung đột ở Đông Ukraine một cách hòa bình, và chỉ lợi dụng lệnh ngừng bắn để tập hợp lực lượng.
    “Thật không may là chính quyền Kiev từ chối theo đuổi con đường giải pháp hòa bình. Họ không muốn giải quyết cuộc khủng hoảng bằng công cụ chính trị”, ông Putin nhấn mạnh và nói thêm rằng, lúc đầu chính quyền Kiev dùng lực lượng thực thi pháp luật, rồi đến lực lượng an ninh và sau đó là dùng quân đội ở Đông Ukraine.
    Tổng thống Nga Putin.
    Tình hình chiến sự ở Đông Ukraina đang leo thang mạnh mẽ trong suốt tuần qua, đặc biệt là sau vụ tấn công vào thành phố cảng Mariupol vùng Donetsk, khiến 30 dân thường thiệt mạng và làm bị thương khoảng 100 người khác bị thương.
    Kiev và NATO cáo buộc cuộc tấn công này bắt đầu từ vùng lãnh thổ do phe ly khai kiểm soát đồng thời đổ trách nhiệm cho Nga đã cung cấp cho quân ly khai hàng trăm thiết bị quân sự tiên tiến, tiếp tay cho các hành động khiêu khích, gây bất ổn Đông Ukraine.
    Theo ước tính, cuộc xung đột ở Đông Ukraine đã khiến hơn 5.100 người thiệt mạng kể từ tháng 4 sau khi chính quyền Kiev phát động chiến dịch quân sự nhằm tiêu diệt phe ly khai thân Nga trong khu vực.
    Sau nhiều tháng giao tranh ác liệt với tổn thất lớn về người, cả hai bên tham chiến đã nhất trí ký thỏa thuận ngừng bắn hồi tháng 9, cam kết rút quân và vũ khí hạng nặng khỏi chiến tuyến. Tuy nhiên, cả Kiev lẫn phe ly khai Đông Ukraine nhiều lần tố nhau vi phạm thỏa thuận ngừng bắn. Thỏa thuận trên hoàn toàn sụp đổ sau khi phe ly khai đầu tuần này tuyên bố lệnh ngừng bắn vô hiệu và thề sẽ tiếp tục tiến công, chống lại quân đội Kiev.
    Chính quyền Kiev, sau cuộc họp của các Bộ trưởng nội các, diễn ra tại trụ sở của Cơ quan tình trạng khẩn cấp nhà nước Ukraine ở Kiev hôm 26.1 đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp nhà nước tại khu vực xung đột ở Donetsk và Lugansk, đồng thời đặt tất cả các khu vực khác trong tình trạng cảnh báo cao độ.
    “Theo quy định của luật pháp Ukraine về bảo vệ dân sự, Bộ trưởng nội các đã thông qua quyết định công nhận tình trạng khẩn cấp ở cấp nhà nước. Chính phủ Ukraine quyết định đặt tình trạng khẩn cấp cấp nhà nước ở khu vực Donetsk và Lugansk”, hãng tin Interfax dẫn lời Thủ tướng Ukraina Arseny Yatsenyuk.
    Theo ông Yatsenyuk, động thái này nhằm mang lại sự phối hợp hiệu quả nhất giữa tất cả các cơ quan chính phủ, để đảm bảo bảo vệ dân sự và sự an toàn của người dân.

  6. ông Putin không giơ cành ô liu mà giơ nắm đấm về kẻ đã xúi giục Ucraina đối đầu Nga.
    Ông đã tạo ra thế kẹt của Kiev khi lép vế trên 3 mặt trận chiến lược để bẫy hổ phải nhẩy vào hố. Đó là bài báo Hungaria đang hôm nay.
    Lực lượng dân phòng miền Đông – Nam Ukraine đang thu được những thắng lợi quan trọng ở Donetsk, Lugansk và Mariupol, đẩy Kiev vào thế khó.
    Chính quyền Ukraine vừa trải qua một tuần đáng quên. Từ hôm 24-26/1, phát ngôn viên quân đội nước này Andriy Lysenko đã nhiều lần lên tiếng xác nhận thiệt hại, thương vong của binh sĩ chính phủ ở miền Đông, nhất là tại Donetsk, Lugansk và Mariupol. Ba thành phố này đồng thời cũng là 3 mặt trận mà ở đó quân chính phủ đang bị ly khai từng bước đánh bật.
    Sát Lugansk, phe ly khai đang đẩy nhanh đà tiến về phía bắc và phía tây, trong một nỗ lực nhằm chiếm quyền kiểm soát khu vực biên giới giáp Nga, cùng với đó là tuyến đường nối giữa khu vực này với Donetsk. Mặt trận này có tầm quan trọng chiến lược vì nhiều lý do, nổi bật là khả năng kết nối, tiếp tế với Donetsk.
    Quân ly khai tuần tra trên một tuyến đường dẫn tới sân bay Donetsk
    Quân ly khai tuần tra trên một tuyến đường dẫn tới sân bay Donetsk
    Tại Donetsk, chiến sự diễn ra ác liệt trong vài tuần nay, với việc dân phòng giành quyền kiểm soát sân bay Donetsk sau các cuộc giao tranh đẫm máu. Về mặt tác chiến, sự thất thủ của quân đội Kiev tại đây đã mở ra cho phe ly khai cơ hội phát động các cuộc tấn công mới, buộc người ta phải đặt ra những câu hỏi về khả năng chiến đấu quân đội Ukraine.
    Kiểm soát sân bay, quân ly khai có thể tăng cường đánh phá trực tiếp từ hướng bắc Donetsk, bao vây Avdeyevka từ các mũi Gorlivka, Krasny Partizan và làng Pisky gần sân bay. Với những chiến thắng này, dân phòng Donetsk sẽ hình thành nên thế bao vây thành phố Debaltseve – điểm án ngữ tuyến đường tới Lugansk, từ 3 hướng, đẩy quân chính phủ đóng tại đây vào thế bị chia cắt, không còn đường tiếp tế.
    Mariupol là mặt trận mới nhất nằm dưới các đợt tấn công của quân ly khai. Nằm trên bờ biển Azov, rất gần với biên giới Nga, thành phố duyên hải này được xem là đầu cầu nối thông sang Crimea. Không những vậy, Mariupol có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế. Thành phố lớn thứ 2 tại khu vực Donetsk này chiếm 33% sản lượng công nghiệp của toàn vùng, hơn 70% sản lượng sắt thép và có tới 2/3 sản lượng hàng hóa xuất khẩu ở Donetsk được thực hiện qua cảng Mariupol. Nền kinh tế chế tạo của Ukraine vì thế sẽ bị hủy hoại nghiêm trọng nếu thành phố này rơi vào tay quân ly khai – điều có thể hoàn toàn sớm thành sự thật khi Mariupol hiện đang bị dân phòng cắt đường tiếp tế từ hướng bắc và hướng đông.
    Đó là lý do giải thích tại sao Kiev phải thực hiện chiến lược nước đôi để giữ bằng được Mariupol: Một mặt Tổng thống Petro Poroshenko lên tiếng yêu cầu quay trở lại Thỏa thuận Minsk, mặt khác Kiev tiếp tục cho tăng cường lực lượng, vũ khí hạng nặng tới thành phố này, trong bối cảnh việc phòng thủ tại đây hiện chủ yếu trông đợi vào khả năng chiến đấu của các tiểu đoàn tiễu phạt thân Kiev.
    Mariupol hiện là điểm nóng mới của các cuộc giao tranh (ảnh: AP)
    Mariupol hiện là điểm nóng mới của các cuộc giao tranh (ảnh: AP)
    Mark Galeotti, một chuyên gia chuyên nghiên cứu về Nga tại Đại học New York nhận định: Với thắng lợi tại Donetsk, Mariupol, Lugansk, quân ly khai sẽ có có “bài tẩy” để buộc Kiev phải nhượng bộ trong các các cuộc đàm phán, cũng như phương hướng giải quyết, xử lý khủng hoảng ở miền Đông. Hơn nữa, có trong tay cả sân bay, bến cảng, thì ý tưởng về một nhà nước độc lập tại Donetsk mà phe ly khai miền Đông theo đuổi trở nên rõ ràng và khả thi hơn.
    Nội các của Thủ tướng Andriy Yatsenyuk hôm 26/1 đã buộc phải ban bố tình trạng khẩn cấp tại Donetsk và Lugansk, đặt toàn bộ đất nước ở trạng thái báo động cao. Tuy nhiên, điều này có vẻ như không giúp thay đổi tương quan trên chiến trường. Tinh thần chiến đấu của quân đội Ukraine đã xuống thấp. Có nhiều thông tin cho thấy, binh sĩ Kiev tỏ ra hoang mang, tháo chạy hàng loạt trong các cuộc giao tranh vừa qua ở Donetsk.
    Yuriy Lutsenko, thủ lĩnh Khối Poroshenko ngày 26/1 đã phải nói rằng, Quốc hội Ukraine sẽ phải thông qua dự án luật ràng buộc nghĩa vụ pháp lý đối với các hành vi đảo ngũ, không tuân lệnh trên chiến trường. Trong khi đó, đạo quân ly khai ở miền Đông vẫn giữ vững được ý chí, với niềm tin mạnh mẽ quyết chiến đấu tới cùng.
    Theo Hoài Thanh/The DailyBeast, Ukrainiancrisis

  7. Lão Ngoan Đồng says:

    Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi ở giữa chết bẹp ! Nhân dân vô tội là nạn nhân của các phe tham chiến.

    Tranh chấp quyền lực giữa chính quyền trung ương được Âu Mỹ chống lưng, đối nghịch với phe phiến loạn ở Đông Ukraine được Putin yểm trợ, khiến đất nước tan hoang vì nội chiến.

    Tôi đã từng thưa, chính quyền trung ương ở Kiev phải khéo léo đi dây giữa các phe quyền lực. Ngả về một phía sẽ gây tác hại nghiêm trọng cho đất nước và dân tộc.
    Giờ đã muộn, Ukraine nội chiến ngày một khốc liệt, gây nhiều đổ vỡ tình tự dân tộc, khó mà hàn gắn nổi.
    Trong khi đó các cường quốc có thể chôn búa làm hoà rất dễ dàng. Cứ như T+ đi đêm với Mỹ để giải quyết nan đề chiến tranh ở ban đảo Đông Dương ngày nào. V+ tuy thắng cuộc, nhưng đất nước không thật sự có hoà bình, bởi vẫn còn bị đe doa triền miên bởi giấc mộng bá quyền của T+ Đồng thời đổ vỡ tình tự dân tộc thật to lớn đến nỗi đất nước thống nhất mà lòng người lại ly tán hơn bao giờ hết.
    Còn nhiều điều muốn nói nhưng sao lại nghẹn lời, bởi thế giới này còn lâu mới có an bình.

    • Tien Ngu says:

      Thầy Cường à,

      Chiến tranh là do anh mặt ngựa giựt dây, gây nên. Ảnh định chơi cái chuyện…bành trướng.
      Kẹt có cái, dân Ukraina đâu phải ai cũng…ngu, phải cầu viện tây phương cự lại chớ?

      Vậy đâu có phải là…trâu bò húc nhau, ruồi muỡi chết?

  8. nguenha says:

    Không ai “yêu thương” Hòa bình bằng người CS ! Chim bồ câu – Hoa lá cành- khẩu hiệu ca tụng Hòa
    Bình, rất dễ thấy dưới chế độ CS. Một bài ca : Là người ,tôi nguyện làm Chim bồ câu ,hoa hướng dương…ta thường nghe khi CS vừa mới thắng Miền Nam !! Cái hay-cái Tốt…người CS giành hết
    (trọi).! Nhưng tất cả chỉ là Bánh vẻ! Biết là Bánh-vẻ,nhưng Đức- Pháp_UK…vẩn ngồi vào với “con-tắc-kè” Putin. Vì không ngồi ,thì chúng (dư luận) sẽ bảo phá cuộc vui (Chế lan Viên). Thương con thì phải chìu chó. Con ở đây là Dân Ukrain và Chó chình là “con chó điên” Putin !

Leave a Reply to Nguyễn Khang