WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nỗi buồn Duy Nhất

Một đảng, một nhà nước kỳ lạ. Đánh người toàn bằng đánh trộm, thụi ngầm và phi tang.

Nguyên Ngọc

06617b8b3a5d43558f60c92c3675e61e

Thấy tôi đã bắt đầu có vẻ chán Thái Lan, Mặc Lâm gạ gẫm:
- Muốn chạy qua Lào chơi chút xíu không?

Tôi còn đang ngần ngừ thì Anh Vũ đã sốt sắn bàn … vô:

- Trước khi qua Lào, phải ghé tỉnh Nakhon Phanom. Ở đây có quán tiết canh và súp đuôi bò ngon lắm.

Thế là ba thằng hăm hở (hớn hở) và hùng hổ đi ngay. Sau 12 tiếng đồng hồ gà gật trên xe, chúng tôi đến nơi khi cả thành phố này vẫn còn đang ngái ngủ. Hotel Viewkong nằm sát cạnh bờ của Cửu Long Giang, nơi dòng chẩy là biên giới thiên nhiên giữa hai nước Thái/ Lào.

Đứng trên ban công khách sạn có thể nghe được tiếng gà rộn rã, vang vọng từ bên kia sông. Xa xa là dẫy Trường Sơn lô nhô, cao ngất, in đậm dáng dị kỳ giữa nền trời vừa (mới) lờ mờ sáng.

. Trường Sơn nhìn từ đất Thái. Ảnh: Mặc Lâm

.
Trường Sơn nhìn từ đất Thái. Ảnh: Mặc Lâm

Cảnh đẹp như một bức tranh làm nao lòng lữ khách nhưng tôi không được ngắm nhìn lâu vì thái độ “nóng như hơ” của hai ông bạn đồng hành. Tắm rửa xong là họ giục giã vù ngay ra quán. Cứ y như thể là tiết canh phải được thưởng thức trước khi mặt trời mọc thì mới còn nguyên hương vị.

Chủ quán không phiền hà gì ráo khi bị gõ cửa vào sáng tinh mơ. Đã thế, ông và mấy cô con gái còn tỏ ra vô cùng thích thú khi biết khách đã vượt gần ngàn cây số đến đây chỉ vì món ăn danh tiếng của gia đình mình. Nhanh như tép, chỉ năm mười lăm phút sau họ đã dọn ra ba bát tiết canh heo (cùng đĩa lòng lợn) và một rổ rau mùi xanh ngăn ngắt.

Khác với đám rau thơm đoảng vị ở California, ngò gai Nakhon Phanom lá dầy – xanh thẫm, nhỏ nhắn, xinh sắn – và “gai” đến độ có thể làm đứt lưỡi luôn. Ngò rí thì xanh rì, ngắn ngủn, loắt choắt chỉ bằng độ cây tăm. Răm, húng quế, húng nhũi, húng cây, kinh giới, tía tô … đều bé tí ti và thơm sực nức.

Vắt mấy giọt chanh vào nửa thìa tiết, ngắt thêm nửa lá ngò gai, vài cọng ngò rí, hai ba lá húng cây húng quế… rồi bỏ tất tần tật vào mồm. Chưa nhai mà đã cảm thấy như có cả một dòng suối nhỏ – dòng suối máu huyết của quê hương – len lách qua từng kẽ răng, rồi chầm chậm thấm đậm vào hàng tỉ tế bào (khô héo) của một kẻ chung thân viễn xứ.

Cả ba chúng tôi đều chết lặng!

Đ…mẹ, nó ngon hết biết luôn, và ngon chưa từng thấy. Ngon như thể là trên đời này không còn có thứ gì ngon hơn được nữa.

Qua bát thứ hai tôi mới nhớ đến nửa chai Johnnie Walker Double Black Label vẫn còn nằm ngủ ngoan trong sắc tay. Tôi ực hai ly rồi ngưng nhưng Mặc Lâm kèo nài:

- Thêm một ly nữa nha.

- Thôi đủ rồi cha. Tui theo chế độ “lưỡng đảng” nên uống cả rượu lẫn bia. Để dạ uống vài lon bia Lào coi nó ra sao chớ.
- Nhưng bữa nay phải uống ly nữa để mừng Trương Duy nhất vừa mới ra tù.

Ồ, đúng vậy! Thế là chúng tôi lại cạn mấy ly đầy, rồi đầy mấy ly cạn, và tiếp tục cạn mấy ly đầy cho đến khi trong chai chả còn còn một giọt rượu nào mới “chuyển” qua bia. Bạn có thể than phiền hàng trăm chuyện về nước Lào, cũng như nước Thái nhưng bia bốc của cả hai quốc gia này thì thiệt là không có gì để mà phải phàn nàn.

  Thành phố Thakkek, Lào. Ảnh: Mặc Lâm


Thành phố Thakkek, Lào. Ảnh: Mặc Lâm

Tôi có cái tật xấu là “rượu vào lời ra,” và uống càng nhiều thì nói năng càng … nhạt nhẽo, và vô vị:

- Không biết sau vụ này rồi Trương Duy Nhất còn tiếp tục viết nữa không ta?

Anh Vũ ngó bộ bất bình thấy rõ vì câu hỏi vô duyên và lảng xẹt của tôi nên nên hơi sẵng giọng:

- Sao không? Em đố anh tìm được một nhân vật bất đồng chính kiến nào đã tắt tiếng, sau khi ra khỏi nha tù? Nói chi là Trương Duy Nhất.

Măc Lâm dung hoà và thực tế:

- Muốn biết chắc thì mình cứ hỏi thẳng thằng chả chớ có khó khăn gì đâu.

Miệng nói tay làm, Mặc Lâm cầm điện thoại bấm nhay nháy. Cứ y như là có phép lạ, chỉ vài chục giây sau là chúng tôi nghe rõ cái giọng “hùng hổ” quen thuộc của Trương Duy Nhất:

“Tới thời hạn trả tự do thì họ phải buộc trả tự do cho tôi thôi và tôi đang muốn có một cái cảm xúc, cảm xúc mạnh nhất mà tôi mong nhất là khi Trương Duy Nhất vừa bước chân ra khỏi tù thì những thằng ích kỷ ăn tàn phá hoại đất nước những thằng đang bắt dân vô tội thì nó phải vào tù thay tôi và đó là điều tôi đang mừng thế thôi!”
….
“Tôi ngại gì? Tôi có tội đâu mà tôi ngại? Còn giả sử nó bỏ tù tôi tiếp chung thân hay tử hình đi nữa thì tôi có một câu tôi từng nói mà chắc bạn đã thuộc rồi. “Có thể cưỡng bức được hành vi chứ không cưỡng bức nỗi tư tưởng”   (thôi tôi có vé rồi tôi phải vào lên máy bay) tôi chỉ gửi lời cảm ơn tất cả các bạn …

Mặc Lâm và Anh Vũ đều thích chí cười khằng khặc. Tôi chỉ gượng gạo cười theo vì chợt cảm thấy có đôi chút lo âu (xen lẫn buồn bã) khi nhớ đến sự háo hức của Trương Duy Nhất qua một bài báo cũ (hông?) của ông:

Chỉ riêng Hà Nội, đã xây dựng được 19 trang tin điện tử, hơn 400 tài khoản trên mạng cùng nhóm “chuyên gia bút chiến.”

Phát biểu tại hội nghị công tác Tuyên giáo toàn quốc 2012 diễn ra sáng nay 9/12/2013, ông Hồ Quang Lợi, Trưởng ban Tuyên giáo thành ủy Hà Nội nói: “Đã tổ chức đội ngũ 900 dư luận viên trên toàn thành phố nhằm phát huy sức mạnh của đội ngũ tuyên truyền miệng. Trong khi đó, báo chí thủ đô thực hiện ý kiến chỉ đạo về những vụ việc nhạy cảm; thành lập các tổ phóng viên bấm nút, phản ứng nhanh. Tổ chức “nhóm chuyên gia” đấu tranh trực diện trên mạng internet, tham gia bút chiến trên internet…

Một thông tin khá bất ngờ, tạo cho tôi cảm giác thích thú…

Hãy công khai tranh luận một cách chính danh quân tử, thay vì sử dụng những biện pháp kỹ thuật lén lút cướp phá không khác gì bọn hacker, hoặc chụp mũ chính trị và kết án một cây bút chỉ vì những bài viết góp ý, phê bình phản biện của họ. Trước một thông tin, trước một tác phẩm, một bài viết, một cây bút, một góp bàn phản biện, chỉ được phép dùng chính phương cách truyền thông “tham chiến”, chứ không được phép dùng đến cái còng số 8, nòng súng và nhà giam…

Tiếc thay, Trương Duy Nhất đã lãnh đủ ca ba (“còng số 8, nòng súng và nhà giam”) trước khi ông có cơ hội bút chiến với đám dư luận viên của chế độ hiện hành. Tôi sợ là sẽ còn có điều đáng tiếc hơn nữa, nếu Trương Duy Nhất vẫn nghĩ rằng (nay mai) ông sẽ mở trận chiến trên mạng với cái đám bồi bút khốn nạn này.

Đây là lần đầu tiên trong đời tôi gọi một số những người cầm bút khác là “đám bồi bút” và “bọn khốn nạn,” với niềm xác tín rằng không có hạn từ nào thích hợp hơn để gọi tụi vô học và vô lại này. Hãy cùng đọc qua “văn phong” và “ý tưởng” của vài “chuyên gia” trong “đội ngũ đấu tranh trực diện, tham gia bút chiến trên internet” xem họ vô liêm sỉ và sa đọa đến mức nào:

Phong Trào “Tôi Yêu Cây” Của Các Lều Dân Chủ.

 Sự kiện gây sự chú ý của dư luận trong nước, đặc biệt là người dân Thủ đô là Dự án Thay thế cây xanh tại Hà Nội. Không bàn đến chuyện chủ trương đúng – sai, phải – trái thế nào mà ở đây, tác giả muốn nói đến việc mượn sự việc này, đám zận chủ quậy phá, thể hiện cái mà chúng coi là “Tôi Yêu Cây”.

Đám zận chủ nhao nhác thể hiện “Tôi Yêu Cây” bằng đủ hình thức, có thể điểm lại các việc như sau:

 - Zận chủ Lê Văn Dũng (facebookerLe Dung Vova), thành viên của NouFC đã giao mua trên mạng 1000 áo phông xanh để phát miễn phí cho những ai tham gia… tiền đâu ra mà hào phóng vậy Dũng Vova?

- Thắng mặt chuột (Nguyễn Lân Thắng) thì thể hiện tình yêu với cây theo cách khác, Thắng đã nhận lời để tham gia truyền thông quảng cáo cho hoạt động “buộc cây và tự trói mình” để phản đối việc chặt cây của nhóm zận chủ già tự xưng văn nghệ sỹ… không biết mỗi vụ được cát sê bao nhiêu hả Thắng mà khổ thế?

Vì sao Lập phò bị bắt?
Lập phò là con góp phần khá tởm trong việc phá nát cái tinh thần và tư duy dân chủ ở xứ này, vì đơn giản là cỏn lợi dụng nó để đánh đấm thuê đong xèng, thế thôi.

Đánh thuê không kín mõm thì bị túm, chả có dân chủ dân cheo hay chống đối gì ở đây cả, đừng hiểu lầm!

 Tại sao Đinh Đăng Định sắp chết và nghèo thế.!.

Do bênh đau dạ dày (bao tử) cộng thêm tuyệt thực trong trại giam lâu ngày sinh ra ung thư?; Nếu như ông Đinh Đăng Định đang là giáo viên sẽ được đi khám bệnh định kỳ hàng năm, thì đã phát hiện bệnh sớm và được chữa kịp thời sẽ không có sự nguy kịch như hôm nay. Đấu tranh = nằm chờ chết…

Kết quả của sự ảo tưởng, chống đối nhà nước nên bản thân Đinh Đăng Định thời gian sống tính từng ngày. Hôm nay được vài nhóm người đến thăm, tung hô nhưng sau 49 ngày chết sẽ hết. Lúc đó “con bị mồ côi, nhà mất trụ cột”. Có thể cái nhà gỗ kia cũng phải bán và con thằng khác sai, vợ thằng khác xài, nhà thằng khác ở. Mai kia những những người con gái của Đinh Đăng Định sẽ ra sao?, có bị thằng khác lừa không?, lại ôm bầu thương nhớ.  Ra đi có thanh thản không?
….

Bên dươi bài viết thượng dẫn là những “nhận xét” sau của độc giả:

3 nhận xét :
1.
Nặc danh17:59:00 18-07-2014
Lối viết quá bỉ ổi, ti tiện.
2.
Nặc danh15:22:00 23-10-2014
Thật là ti tiện quá đi
3.
Nặc danh00:29:00 02-05-2015
Người viết ra bài này thể hiện trình độ học vấn quá ngu si và hạn hẹp. Người này chắc tôi khẳng định chưa bao giờ được học hết cấp 3 chứ đừng nói đại học. Phí 2 phút cuộc đời để lướt qua những bài báo nhảm nhỉ như thế này.

Tôi chắc là Trương Duy Nhất sẽ buồn – và buồn lắm – ngay sau khi ra khỏi nhà tù và biết ra rằng cái được mệnh danh là “đội ngũ chuyên gia để đấu tranh trực diện, tham gia bút chiến trên internet chống các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch” (đích thực) chỉ là thứ quân vô lại, một đám giá áo túi cơm, chứ không phải là những người cầm bút để ông có thể bút chiến với họ, như đã từng mong mỏi.

© Tưởng Năng Tiến

© Đàn Chim Việt

5 Phản hồi cho “Nỗi buồn Duy Nhất”

  1. Trần Vinh says:

    “Một đảng, một nhà nước kỳ lạ. Đánh người toàn bằng đánh trộm, thụi ngầm và phi tang” – Nguyên Ngọc .

    Bản chất đê hèn, bẩn thỉu như vậy mà lại trân tráo, vô liêm sỉ lên tiếng đòi người Việt hải ngoại phải bắt tay hoà giải, hoà hợp !

  2. Hoàn Vũ says:

    Mọi khi đọc ông TNT cũng thích, riêng bài nay ông ta chạy theo thời sự hay sao mà lãng nhách, mất cái dí dỏm thâm thúy thường thấy.

  3. Lão Ngoan Đồng says:

    Tưởng tổng tài ui,

    Thử xem lại về địa lý nhé bạn hiền ui !
    Nakhon Phanon nằm ở biên giới Thái – Lào, như thế làm sao bạn thấy được rặng núi Trường Sơn (mặt phía Tây) làm phân ranh giữa hai nước Lào – Việt !

    Mến,
    Lão Ngoan Đồng

    Tưởng Năng Tiến
    Thế là ba thằng hăm hở (hớn hở) và hùng hổ đi ngay. Sau 12 tiếng đồng hồ gà gật trên xe, chúng tôi đến nơi khi cả thành phố này vẫn còn đang ngái ngủ. Hotel Viewkong nằm sát cạnh bờ của Cửu Long Giang, nơi dòng chẩy là biên giới thiên nhiên giữa hai nước Thái/ Lào.

    Đứng trên ban công khách sạn có thể nghe được tiếng gà rộn rã, vang vọng từ bên kia sông. Xa xa là dẫy Trường Sơn lô nhô, cao ngất, in đậm dáng dị kỳ giữa nền trời vừa (mới) lờ mờ sáng.

    wikipedia:
    Nakhon Phanom (Thai นครพนม) là một tỉnh ở Đông Bắc của Thái Lan. Các tỉnh lân cận (từ phía Nam theo chiều kim đồng hồ) là Mukdahan, Sakon Nakhon và Nong Khai. Đông-Bắc giáp Khammouan của Lào.
    Người Việt gọi địa danh này là Nà Khọn.

    Tên gọi Nakhon Phanom, có nghĩa “thành phố của núi”, được vua Rama I đặt cho khu vực này. Tuy nhiên không có núi ở Nakhon Phanom; các núi đá vôi tập trung ở thành phố Thakhek của Lào, nằm bên kia sông Mê Kông.

    Khu vực này đã là nơi sinh sống của người Lào của vương quốc Lan Xang. Và cũng sau khi vùng này thuộc dưới quyền kiểm soát của Ayutthaya dân số vẫn chiếm đa số là người Lào.

    Nakhon Phanom là nơi diễn ra một số trận giao chiến giữa quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và quân đội Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam. Trong thập niên 1960, tỉnh Nakhon Phanom đã được chia thành 131 amphoe. Hồ Chí Minh đã ở đây từ năm 1928 đến 1931.

    • Nguyễn Tường Tâm says:

      Lão Ngoan Đồng ơi, bạn nhớ lại trong bài xem 3 tay này đã “nốc” bao nhiêu rượu rồi lại bia? Bởi 3 tay đều đã xỉn như vậy thì việc “nhìn núi không thấy núi” hay “chẳng có chi mà vẫn tưởng rằng đó là dẫy Trường Sơn” thì có chi lạ. Thân mến.

    • tonydo says:

      Đoạn sông Mê kông mà tác giả họ Tưởng nói đến chảy theo hướng bắc nam.
      Bờ phía tây thuộc tỉnh Nakhon Phanom thuộc Thái. Phía đông là thành phố Thakhèk (Tà kẹt) thuộc Lào.
      Đứng bên bờ tây nhìn qua thành phố Thakhék phía đông (trong hình), thấy Trường Sơn ở phía xa xa mờ ảo là đúng rồi. “Trường Sơn Tây”. Trường Sơn Đông không thấy được.
      Kính.

Leave a Reply to Trần Vinh