WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tư tưởng chủ đạo và bản sắc nền cộng hòa tại Miền Nam

pobrane

Việt Nam Cộng Hòa là một quốc gia với kinh tế tự do, y tế đại chúng, người cày có ruộng, báo chí tự do, tôn giáo, văn học, văn nghệ, nghệ thuật, giáo dục phát triển và đặc biệt có một nền dân chủ pháp trị với tam quyền phân lập rõ ràng.
Hệ tư tưởng nào đã giúp một quốc gia vừa giành được độc lập, phải đối đầu với chiến tranh và chỉ trong vòng 20 năm đã xây dựng được nền tảng nói trên?

Triết lý giáo dục tại miền Nam là nhân bản, khai phóng và dân tộc, mà giáo dục là nhằm truyền đạt tư tưởng, bởi thế tổng hợp của ba triết lý chính là tư tưởng chủ đạo và bản sắc Việt Nam Cộng Hòa.

Chủ đạo hay chỉ đạo

Tư tưởng chủ đạo ở một người, một tổ chức, một quốc gia là tư tưởng đã trở thành một căn bản triết lý và đạo đức giúp cá thể đó suy nghĩ độc lập và hành động một cách tự do.

Khi đã thấm nhuần tư tưởng chủ đạo thì con người tự ý thức và nhận trách nhiệm để thực hiện tốt nhất trong hoàn cảnh và khả năng cho phép.

Khác với tư tưởng chỉ đạo hay định hướng thường buộc con người phải đi theo và thực hiện những điều đã được vạch ra.
Thí dụ đảng Cộng sản lấy tư tưởng Mác Lê làm tư tưởng chỉ đạo. Khi tư tưởng này phá sản, thể chế cộng sản thiếu tư tưởng chỉ đạo chỉ bấu víu vào những định hướng do Bộ Chính Trị đưa ra.

Nhân Bản Nền Tảng Xã Hội Đa Nguyên

Nhân bản là lấy con người làm gốc.

Đã nói đến con người là nói đến suy tư. Nói đến suy tư là nói đến sự khác biệt giữa người với người. Hai trẻ sinh đôi lớn lên trong các điều kiện tương tự cũng mang nhiều khác biệt.

Suy tư lại dẫn đến hành động, hành động ảnh hưởng lẫn nhau, ảnh hưởng đến xã hội.

Ở mỗi người thì suy tư và hành động mỗi lúc mỗi khác, lúc đúng lúc sai và ai cũng đều có thể sửa đổi khi có cơ hội được sửa đổi.

Xã hội nhân bản chấp nhận sự khác biệt giữa các cá nhân nhưng không chấp nhận dùng sự khác biệt để đánh giá con người, không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt tư tưởng chính trị, giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc.
Con người nhân bản luôn tìm hiểu, chấp nhận và tôn trọng mọi sự khác biệt để cùng nhau xây dựng một cuộc sống hài hòa trong cộng đồng dân tộc. Nhân bản là cội nguồn của tinh thần đa nguyên.

Ở xã hội nhân bản không ai có quyền lấy người khác làm phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng hay tổ chức nào. Mọi người đều có giá trị như nhau, có quyền và có bổn phận như nhau.

Tinh thần nhân bản nhìn nhận giới lãnh đạo quốc gia cũng dễ mắc phải những sai lầm thậm chí có thể gây ra tội ác. Một thể chế nhân bản là một thể chế đa đảng đối lập, quyền lực của tầng lớp lãnh đạo bị giảm thiểu và được pháp luật chặt chẽ kiểm soát.

Nhằm xây dựng một xã hội nhân bản mọi chiến lược, chính sách, chủ trương, hành động quốc gia đều phải phù hợp với nhân sinh quan về con người, hướng đến mục đích phục vụ con người, quan tâm tới quyền lợi và hạnh phúc của con người.

Đồng thời với nền giáo dục nhân bản, các sinh hoạt tôn giáo, sắc tộc, hướng đạo, văn hóa, nghệ thuật đều được khuyến khích và hỗ trợ một cách công bình không thiên vị. Các sinh hoạt nói trên góp phần không ít trong việc thực hiện xã hội nhân bản tại miền Nam.

Mặc dù chưa phải là một thành viên trong Liên Hiệp Quốc, miền Nam đã nhìn nhận, áp dụng và cổ vũ quyền con người, quyền dân sự được ghi trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế nhân quyền.

Trong hoàn cảnh chiến tranh, gia đình của những người ở phía bên kia vẫn được đối xử một cách công bằng như mọi công dân khác. Họ được luật pháp bảo vệ, được quyền bầu cử, quyền tham gia chính trị, được làm ăn buôn bán, con em họ được đến trường như mọi trẻ em khác tại miền Nam.

Từ năm 1962, chương trình Hồi chánh giúp trên 200 ngàn người ở phía bên kia buông súng quay về tạo dựng cuộc sống mới trong cộng đồng dân tộc.

Khai phóng để bắt kịp các nước tân tiến

Khai phóng là bằng khả năng và trí tuệ hướng đến sự thật, đến điều tốt, điều thiện, đến­­ cái mới cái hay cái đẹp (Chân, Thiện, Mỹ).

Người có tinh thần khai phóng là người có suy nghĩ độc lập không cần sự chỉ đạo của người khác hay dẫn dắt bởi tập thể. Họ dễ dàng thích ứng với mọi môi trường và nhanh chóng đạt được những mục tiêu mới làm giàu cho cuộc sống họ, gia đình và nhân quần xã hội. Họ là những con người tự do.

Người có tinh thần khai phóng không ngừng hướng tới sự tiến bộ, tôn trọng sự thật, có tinh thần khoa học, mở rộng tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới.

Tinh thần khai phóng sản sinh cho xã hội những công dân biết sử dụng quyền tự do của họ một cách có trách nhiệm, biết tiếp nhận tinh thần dân chủ, xây dựng kinh tế, phát triển xã hội, tinh hoa văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia và xã hội, giúp cho xã hội tiến bộ tiếp cận với văn minh thế giới, góp phần phát triển sự cảm thông và hợp tác quốc tế, tích cực đóng góp vào sự thăng tiến nhân loại.

Tinh thần khai phóng trong thể chế cộng hòa tạo sự bình đẳng giữa người với người, sự công bằng cho mọi công dân, và mọi người có đồng đều cơ hội tích cực cạnh tranh trở thành lãnh đạo quốc gia như trở thành Tổng Thống hay dân biểu nghị sĩ.

Nhờ tinh thần khai phóng, miền Nam đã xây dựng một hiến pháp và một thể chế dân chủ tam quyền phân lập rõ ràng. Mô hình chính trị là mô hình lưỡng đảng đối lập tranh quyền. Nền Cộng Hòa tại miền Nam có thể được xem là một nền dân chủ hiến định pháp trị tiên tiến vào bậc nhất trong khu vực Á châu thời ấy.

Tinh thần dân tộc giữ gìn bản sắc Việt Nam

Tinh thần dân tộc đề cao các giá trị dân tộc như: độc lập, tự chủ, thuần phong mỹ tục hay chuẩn mực xã hội. Tinh thần dân tộc hình thành và phát triển theo lịch sử xây dựng, bảo vệ đất nước và bảo vệ dân tộc.

Tùy hoàn cảnh tinh thần dân tộc được biểu hiện qua hành động một cách khác nhau. Thời bình, thúc đẩy chúng ta đóng góp phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, nâng cao dân trí. Thời chiến giúp đoàn kết cùng nhau đánh đuổi ngoại xâm.

Tinh thần nhân bản và tinh thần khai phóng giúp cho chúng ta cởi mở, cầu tiến, học hỏi điều hay cái đẹp của các dân tộc khác còn tinh thần dân tộc giúp chúng ta giữ gìn bản sắc của người Việt Nam.

Nền Cộng Hòa tại miền Nam tôn trọng các giá trị đặc thù, các truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong mọi sinh hoạt liên hệ tới gia đình, nghề nghiệp, sắc tộc, địa phương và đất nước.

Đồng thời bảo tồn và phát huy được những tinh hoa hay những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc để không bị mất đi hay tan biến trong những nền văn hóa khác.

Mặt khác bảo đảm sự đoàn kết và trường tồn của dân tộc, sự phát triển điều hòa và toàn diện của quốc gia.

Kết

30-4-1975 nền Đệ Nhị Cộng Hòa đã đi vào lịch sử, nhưng bản sắc Việt Nam Cộng Hòa – nhân bản, khai phóng và dân tộc – vẫn được bảo tồn và truyền đạt đến các thế hệ Việt Nam ngày nay.

Một người, một nhóm, một dân tộc thiếu tư tưởng chủ đạo sẽ không biết đang làm gì, sẽ đi về đâu, đi cách nào và làm sao để đạt được mục tiêu tối thượng.

Tổng hợp triết lý nhân bản, khai phóng và dân tộc là tư tưởng chủ đạo hướng dẫn những người miền Nam, nhất là những người cộng hòa tiếp tục con đường tiếp tục đấu tranh cho tự do của người Việt từ Bắc xuống Nam.

Bản sắc Việt Nam Cộng Hòa ngày nay được nhiều người miền Bắc biết đến đặc biệt là giới trẻ những người đang tìm kiếm một con đường thay cho con đường cộng sản đang bị nhân loại đào thải.

Tư tưởng chủ đạo nhân bản, khai phóng và dân tộc đã thích hợp và thành công ở miền Nam Việt Nam, thì cũng sẽ thích hợp với cả hai miền Nam Bắc khi Việt Nam đã có được tự do.

Melbourne, Úc Đại Lợi, 5-6-2015

© Nguyễn Quang Duy

© Đàn Chim Việt

4 Phản hồi cho “Tư tưởng chủ đạo và bản sắc nền cộng hòa tại Miền Nam”

  1. Minh Đức says:

    Trích: “Khai phóng là bằng khả năng và trí tuệ hướng đến sự thật, đến điều tốt, điều thiện, đến­­ cái mới cái hay cái đẹp (Chân, Thiện, Mỹ)”

    Tinh thần khai phóng là do ảnh hưởng của Tây phương. Những người soạn chương trình giáo dục cho miền Nam chịu ảnh hưởng của Pháp, thấy Pháp chủ trương tinh thần khai phóng trong giáo dục nên cũng muốn cho giáo dục VNCH có tinh thần khai phóng. Tinh thần khai phóng có nghĩa là không bắt học sinh, người dân phải tin theo một chủ nghĩa, một tôn giáo nào nhất định. Tinh thần khai phóng tại Tây phương là kết quả của thời kỳ Lý Tính xảy ra trong thế kỷ 17. Trong thời kỳ có các giáo điều của tôn giáo bị phê phán và cá nhân tranh đấu để mình có quyền được phát biểu suy nghĩ của riêng mình, thay vì phải nghĩ và nói theo giáo hội.

    Những người Việt áp dụng tinh thần khai phóng đó cho rằng vì Việt Nam phải theo chính sách độc tôn Nho giáo nên bị chậm tiến nên không muốn cho học sinh phải bị nhồi sọ bởi một chủ thuyết, một tôn giáo nào nhất định. Những người đó tin rằng cá nhân được dạy cho sự thật, có khả năng suy nghĩ một cách đúng đắn sẽ tự có những quyết định đúng đắn, và khung cảnh để cho tự do suy nghĩa phát biểu sẽ nảy sinh ra nhiều sáng kiến.

    Trong khi đó tại miền Bắc thì đi theo một hướng khác. Đó là hướng củng cố quyền lực cho chính quyền tối đa. Vì muốn củng cố quyền lực chính quyền tối đa nên không cho dân được tự suy nghĩ, dùng cách biện pháp tuyên truyền, khống chế suy nghĩ để dân phải tin vào một chủ thuyết nhất định. Khuynh hướng tập trung quyền lực tối đa vào tay chính quyền đến từ nước Nga . Truyền thống chính trị của nước Nga là như vậy và nước Nga không bị ảnh hưởng của thời kỳ Lý Tính từ phía Tây Âu. Một số người Nga đi du học tại Pháp khi trở về Nga họ mang tinh thần khai phóng mà họ học được ở Tây Âu nhưng họ không làm thay đổi được văn hóa Nga một cách sâu xa nên xảy ra tại Nga hiện tượng nói thì rất là tự do, phóng khoáng còn làm thì chuyên chế, độc tài.

    Việt Nam cũng đã là nơi xảy ra cuộc chiến giữa hai nền văn hóa, một bên là ảnh hưởng văn hóa Tây Phương, một bên là ảnh hưởng văn hóa Nga. Nước Đức bị chia đôi, một nửa bên Tây Đức là ảnh hưởng văn hóa Tây Phương, bên kia là ảnh hưởng văn hóa Nga vì Hồng Quân Nga tiến được đến đâu thì đóng tại đó để biến vùng đó theo ảnh hưởng của Nga. Lằn ranh văn hóa đó ngày nay đã bị đẩy lùi về Ukraine, với một phần phía đông Ukraine bị Nga nắm giữ theo văn hóa Nga còn phần phía Tây thì muốn ngả theo Tây Âu.

  2. Trần Tưởng says:

    “Tư tưởng chỉ đạo và bản sắc nền cộng hòa tại Miền Nam”.
    “Tư tưởng chủ đạo ở một người, một tổ chức, một quốc gia là tư tưởng đã trở thành một căn bản triết lý và đạo đức giúp cá thể đó suy nghĩ độc lập và hành động một cách tự do.
    Khi đã thấm nhuần tư tưởng chủ đạo thì con người tự ý thức và nhận trách nhiệm để thực hiện tốt nhất trong hoàn cảnh và khả năng cho phép.
    Khác với tư tưởng chỉ đạo hay định hướng thường buộc con người phải đi theo và thực hiện những điều đã được vạch ra.”
    “Tinh thần dân tộc giữ gìn bản sắc Việt Nam”
    “30-4-1975 nền Đệ Nhị Cộng Hòa đã đi vào lịch sử, nhưng bản sắc Việt Nam Cộng Hòa – nhân bản, khai phóng và dân tộc – vẫn được bảo tồn và truyền đạt đến các thế hệ Việt Nam ngày nay.
    Một người, một nhóm, một dân tộc thiếu tư tưởng chủ đạo sẽ không biết đang làm gì, sẽ đi về đâu, đi cách nào và làm sao để đạt được mục tiêu tối thượng.
    Tổng hợp triết lý nhân bản, khai phóng và dân tộc là tư tưởng chủ đạo hướng dẫn những người miền Nam, nhất là những người cộng hòa tiếp tục con đường tiếp tục đấu tranh cho tự do của người Việt từ Bắc xuống Nam.” -Trích.

    Sau cái ngày khốn nạn đó . Quyển tự điển tiếng Việt của tôi bỗng có thêm nhiều chữ mới ,
    những chữ lạ lắm ,tôi chưa từng thấy ,chưa từng nghe ,chưa từng có ai dùng . Nay bỗng nhiên ,thiên
    hạ xài nhiều lắm ,cả người truyền bá lẫn người nghe đều mù mờ với cái ý nghĩa của nó. Ngoài
    những chữ ngô nghê, tối nghĩa ,còn thêm một đống chữ chuyên chở ý nghĩa sắt máu ,độc tài,áp đặt,
    toàn trị như : chủ đạo ,chỉ đạo,lãnh đạo ,nắm bắt ,kiểm kê, kiểm sát ,…
    Những cái quái này ,tui cứ tưởng chỉ tồn tại ở đầu môi chót lưỡi ,sẽ bị đào thải theo thời gian.
    Nhưng không may, nó đã len lỏi trong tri giác người ta một cách không ngờ . Giống như tác giả của
    bài viết này !

    Ông Ng quang Duy tù mù hai chữ :” chỉ đạo, chủ đạo ” của Vixi nên ba hồi xài “Tư tưởng chỉ đạo và bản sắc nền cộng hòa tại Miền Nam” ,bốn hồi viết :”Triết lý giáo dục tại miền Nam là nhân bản, khai phóng và dân tộc, mà giáo dục là nhằm truyền đạt tư tưởng, bởi thế tổng hợp của ba triết lý chính là tư tưởng chủ đạo và bản sắc Việt Nam Cộng Hòa.” . Thưa ông Duy, nền giáo dục của VNCH
    đếch có bị cái tư tưởng nào chủ đạo ,chỉ đạo hay lãnh đạo hết ráo . Tui chỉ nghe người ta nói :” Nền
    giáo dục VNCH được xây dựng và phát triển theo hướng …..” ,nghĩa là nó có con đường đi rộng mở
    của nó và có chọn lựa của nó . Xin ông đừng xài thứ ngôn ngữ áp đặt như vậy ,đọc xốn con mắt
    lắm .

    Còn nữa , “bản sắc Việt Nam” và “bản sắc Việt Nam Cộng Hòa ” là cái chi vậy ? Tui tra tự điển
    tiếng Việt của Khai Trí Tiến Đức và của Thiều Chửu ,không có chữ này .

  3. MIỀN NAM MIỀN BẮC

    Miền Nam tồn tại tự nhiên
    Nó như dân tộc khởi nguyên vậy mà
    Nhân quyền nhân bản đâu xa
    Khác nào không khí bao la giữa trời

    Miền Bắc lại quả rạch ròi
    Phải theo ông Mác đặng hoài đi lên
    Địa đàng phấn đấu trước tiên
    Bác Hồ lãnh đạo mọi miền tuân theo

    Chiến tranh do đó hiểm nghèo
    Ba mươi năm thảy eo sèo nhân gian
    Cuối cùng miền Bắc hiên ngang
    Miền Nam sụp đổ sao vàng tung bay

    Bốn mươi năm tiếp loay hoay
    Liên Xô tan rã lo ngày sợ đêm
    Thị trường đánh phải vén rèm
    Cho dân thấy được khác đêm với ngày

    Thế thì thời sự cũng hay
    Ai người phá hoại ai dày công lênh
    Khiến đời ai bỏ ai bênh
    Chuyện này lịch sử viết lềnh về sau

    Thời gian đâu chỉ một ngày
    Ngàn đời cộng lại mới tày thế gian
    Nên chi đời dẫu đa đoan
    Cuối cùng vẫn sẽ rõ toàn vậy thôi

    SẮC NGÀN
    (06/6/15)

  4. Người Buôn Mộng says:

    This statement,

    “Mặc dù chưa phải là một thành viên trong Liên Hiệp Quốc, miền Nam đã nhìn nhận, áp dụng và cổ vũ quyền con người, quyền dân sự được ghi trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế nhân quyền.”

    is incorrect.

Phản hồi