WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chung quanh vài luận điểm mới về Hồ Chí Minh [1]

Hồ Chí Minh. Ảnh Internet

Hồ Chí Minh. Ảnh Internet

Hồ Chí Minh chết nay được 46 năm, mồ yên mả đẹp nhưng ông vẫn chưa được yên. Người ta đào bới lên đủ thứ chuyện về ông: bản thân, gia đình, con đường lập thân, … để xác định một Hồ Chí Minh thiệt trong lịch sử Việt Nam.

Gác qua những phê phán, công kích hay đánh giá hoàn toàn tiêu cực về Hồ Chí Minh, chúng ta, hôm nay, chỉ ghi nhận, trong gần đây, xuất hiện vài nhận định (*) khá mới, ôn hòa, có vẻ như mang tính khách quan, phê phán tình trạng kinh tế tụt hậu, xã hội băng hoại, đạo đức bật gốc, tham nhũng tràn lang, đàn áp dã man mọi người khác chánh kiến, …và qui trách tất cả đều do ” lỗi hệ thống”. Tức lỗi của chế độ. Và chế độ đó là chế độ ở Hà Nội hiện nay.Từ phê phán này, người ta mới đặt vấn đề « cần có nhận thức và đánh giá Hồ Chí Minh như thế nào để đạt tới sự chính xác, công bằng, khách quan ? » .

Ai cũng biết Hồ Chí Minh là người cộng sản và khai sanh ra chế độ cộng sản ở Hà Nội năm 1945. Vậy ông có những liên đới trách nhiệm gì với tình trạng đất nước suy đồi hiện nay, với những tội ác ” long trời lở đất ” do đảng cộng sản của ông gây ra cho dân tộc liên tục từ trước tới nay hay không?

Những luận điểm nhằm khôi phục giá trị lịch sử Hồ Chí Minh, cho rằng ông không phải là người đầu tiên du nhập cộng sản vào Việt nam, ông là người cộng sản theo Lê-nin chớ không phải theo Staline-Mao, ông là người yêu nước theo chủ nghĩa dân tộc, dân chủ, theo Tôn Dật Tiên và Phan Chu Trinh, …

Chúng tôi sẽ tuần tự đưa ra những luận điểm nhằm khôi phục lại giá trị lịch sử của Hồ Chí Minh và những nhận xét của chúng tôi.

I – Công lao to lớn cứu nước, giải phóng dân tộc?

Ngày 6 tháng 3/1946, Hồ Chí Minh ký thoả hiệp án với Pháp để rước Pháp trở lại Hà nội với ý đồ mượn tay Pháp tiêu diệt lực lượng các đảng phái quốc gia vì lúc bấy giờ lực lượng việt minh hảy còn yếu. Có người trong hàng ngũ lãnh đạo Mặt Trận Việt Minh, lúc đó, hỏi Hồ Chí Minh: «Nhựt trao trả độc lập cho Việt nam . Tại sao ta không nhận mà còn đánh giặc?». Hồ Chí Minh không ngần ngại giải thích: “Ta nhận độc lập đó là độc lập của các đảng phái quốc gia . Độc lập thật sự là độc lập do ta cướp được chánh quyền …” .

Trong quá khứ có nhiều cơ hội độc lập, tránh chiến tranh đổ máu, cùng xây dựng đất nước dân chủ và phát triển. Nhưng Hồ Chí Minh đều bỏ qua và còn tuyên bố «Dù phải đánh giặc mười năm nữa để có độc lập cho ta, ta cũng phải làm».

Trong những cơ hội đó, độc lập đầu tiên và thật sự, cần ghi nhớ, là độc lập do Hoàng Đế bảo Đại tiếp thu ở Nhựt với đầy đủ giá trị pháp lý và cả tính chánh đáng. Nhưng biến cố này bị quên lảng do tuyên truyền của cộng sản chỉ nhắc nhở cách mạng tháng 8 và Tuyên ngôn Độc lập 2/9 của Hồ Chí Minh. Tiếp theo, chánh quyền quốc gia Đệ I Cộng Hòa vì chủ trương « bài phong đả thực » mà nhận chìm bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoàng Đế Bảo Đại thêm mấy độ sâu nữa trong quên lãng.

Thật bất hạnh cho dân tộc! Sau khi thu hồi độc lập, ngày 17 tháng 3 năm 1945, Hoàng Đế bảo Đại ban hành Dụ số 1, long trọng xác nhận những điểm cụ thể về vận mệnh mới của Việt Nam:

« 1/ Chế độ chính trị từ nay căn cứ vào khẩu hiệu « DÂN VI QUÍ » .

2/ Trong chính giới sẽ chiêu tập các nhân tài đích đáng để chỉnh đốn lại nền tảng Quốc gia cho xứng đáng là một nước độc lập chân chính có thể hợp tác với Đại-Nhật-Bản trong công cuộc kiến thiết Đại-Đông-Á.
3/ Trẫm sẽ tài định và tuyên bố các cơ quan chính trị để ban hành những phương pháp hợp với nguyện vọng của Quốc dân “.

Nhận định về Đạo dụ này, Luật Sư Bùi Tường Chiểu (Thanh Nghị, số 107, ngày 5 tháng Năm 1945) nhấn mạnh đến tầm quan trọng đặc biệt của bản văn:

“Đạo dụ trên đối với chế độ chính trị nước ta sau này có một tính cách quan trọng đặc biệt mà ta có thể nói rằng Đạo dụ này đã nêu lên một cách tóm tắt những quả quyết rõ ràng về những nguyên tắc kiến thiết chính thể nước Việt-Nam sau này”.

Dựa trên « Dân Vi Quý », ông phân tích:

“Nay đạo Dụ số 1 đã nêu lên khẩu hiệu Dân vi quí có nghĩa là Hoàng Đế Bảo Đại đã hủy bỏ cái lý thuyết cũ mà đến nay hầu hết các nước văn minh đã cho là không hợp thời. Đã lấy dân làm trọng, đã lấy quyền lợi dân để trên tất cả thì vua tất chỉ là một cơ quan tối cao trong nước điều khiển những cơ quan chính trị khác để phụng vụ quốc gia, tìm những phương pháp hợp với nguyện vọng của cả quốc dân mà thi hành. Như thế là trong nền chính trị Hoàng Đế Bảo Đại đã định đặt quốc dân ta đi vào một con đường mới ” (**).

Sau đó, Hoàng Đế Bảo Đại đã từng bước tiến hành tổ chức Chánh quyền, xây dựng đất nước bằng những nguyên tắc lấy dân chủ làm căn bản để xây dựng một thể chế mới với sự đóng góp của nhiều người thay vì của một thiểu số quan lại trong triều . Tức chánh sách Đại đoàn kết dân tộc. Cụ thể, Ngài cho thầnh lập 4 cơ quan tối cao gồm các nhơn sĩ đại diện đủ 3 Miền:

Hội Đồng Dự Thảo Hiến Pháp,
Hội Đồng Cải Cách cai Trị, Tư Pháp và Hành Chính,
Hội Đồng Cải Cách Giáo dục,
Hội Đồng Thanh Niên .

Nhà Vua còn ban hành một số Dụ về các quyền căn bản như Tự do lập nhiệp đoàn, Tự do lập hội, Tự do hội họp, …

Đây là những đạo luật ấn định những nguyên tắc qui định các quyền tự do căn bản của người dân của một chế độ dân chủ pháp trị thật sự.

Chỉ trong vòng không quá 3 tháng, Chánh phủ Việt nam Độc lập đầu tiên Trần Trọng Kim, dưới sự lãnh đạo của Hoàng Đế Bảo Đại, đã thật sự chấm dứt chế độ quân chủ cả ngàn năm trong đó 400 năm triều đại Nhà Nguyễn, đã đặt được những nền móng cho một chế độ dân chủ thật sự theo nguyên tắc «do dân, vì dân» (Dân vi quí) . Phải chăng đây là một cuộc cách mạng chánh trị đúng nghĩa của nó? Điều này thực hiện được tốt đẹp do lòng ái quốc và sự quyết tâm của nhà vua phối hợp với tâm huyết tha thiết đem lại nền độc lập cho Việt Nam của Nội các Trần Trọng Kim.

Nhưng nền độc lập này là của đất nước Việt Nam chớ không phải của cộng sản Đệ III Quốc tế nên ngày 19/8, Hồ Chí Minh đã phải ra tay « cướp chánh quyền » (sau khi chánh phủ Trần Trọng Kim từ nhiệm) và dẹp bỏ tất cả các cơ chế dân chủ vừa thành lập, điển hình, ngày 22/9/1945, sau khi tuyên bố độc lập lần nữa, Hồ Chí Minh ban hành lệnh « bãi bỏ các nghiệp đoàn trên toàn cỏi Vìệt Nam » và Bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp ký Nghị định ngày 14/9/1945 giải tán Hội Khai Trí Tiến Đức, đồng thời ký một Nghị định khác thành lập Hội Văn Hóa Cứu Quốc Việt Nam.

Sự hiệu lực xóa bỏ các cơ sở dân chủ của nước Việt Nam độc lập do Nhà Vua Bảo Đại tuyên cáo ngày 11 tháng 3 năm 1945 là từ 1954, rồi 30/04/75,mọi quyền căn bản của người dân bị Hồ chí Minh và chế độ cộng sản do ông khai sanh tước đoạt sạch. Người dân bị chế độ độc tài khủng bố, đàn áp. Đất nước bị đảng cộng sản từng bước đưa vào vòng lệ thuộc Tàu theo cùng hệ xã hội chủ nghĩa.

Đó là công lao to lớn đầu tiên của Hồ Chí Minh chọn lựa con đường cộng sản để cứu nước và giải phóng dân tộc mà người dân, ai không cộng sản, cũng đều thấy rõ ràng.

II – Hồ Chí Minh phải chọn con đường cộng sản Lê-nin

Lập luận bênh vực Hồ Chí Minh giải thích rằng hồi thập niên 20 của thế kỷ trước Hồ đã phải chọn con đường Lê-nin vì « tư bản lúc đó đi chiếm thuộc địa, từ đầu đến chân nó đều thấm bùn và máu », khác với ngày nay « đã lột xác trở thành văn minh . Cũng như vậy, Quốc tế III thời Lê-nin đầu thế kỷ XX cũng khác với cộng sản đã bị Staline và Mao hóa sau này . Nếu Quớc tế III không công khai ủng hộ các dân tộc thuộc địa – nếu cũng chỉ như Quốc tế II – chắc gì Hồ đã ngã theo chủ nghĩa cộng sản?

Thứ hai, cũng cần phân biệt điều mà Hồ Chí Minh tự giác, chủ động lựa chọn với điều mà tình thế bắt buộc ông phải chấp nhận (khi không còn CON đường nào khác), lại càng khác xa với những điều người khác nhân danh Hồ Chí Minh đã làm ! Vai trò của vĩ nhân là ở chỗ có biết nắm bắt thời cơ và tận dụng được thời cơ do thời cuộc mang lại để thành đạt mục tiêu độc lập, thống nhất hay không; còn cá nhân một lãnh tụ, dù lỗi lạc đến đâu – nhất là lãnh tụ của một nước thuộc địa nghèo nàn, lạc hậu như nước ta – làm sao có thể vượt qua được vị thế yếu kém của mình, để tác động vào thời đại, nhằm thực hiện thắng lợi lý tưởng, hoài bão mà mình theo đuổi?».

Ngày nay, người cộng sản không thể bênh vực Staline và Mao vì 2 người này đã gìết hại hằng 100 triệu nhơn dân của họ khi họ cầm quyền . Và còn qui sự cai trị bạo ngược, dã man của cộng sản ở Tàu, Bắc hàn và Việt nam là do theo Staline và Mao. Vậy Lê-nin thế nào?

Chúng tôi, để phơi bày lại bộ mặt thật, rất thật của Lê-nin mà Hồ Chí Minh đã chọn đi theo làm cách mạng vì không có con đường nào khác – và đó là một chọn lựa của một vĩ nhơn vì tự giác – không gì bằng mời bạn đọc xem qua bức điện của Lê –nin gởi đi ngày 11 tháng 8 năm 1918 kêu gọi giết:

«Này các đồng chí, cuộc nổi dậy của phú nông trong trong năm vùng của các đồng chí phải được tiêu diệt không thương tiếc . Quyền lợi của cách mạng bắt buộc, bởi vì ở khắp nơi, sự tranh đấu với phú nông từ nay đi vào giai đoạn kết thúc.

Các đồng chí phải:

1/ bắt (tôi nói bắt là làm cho mọi người trông thấy) không dưới một trăm phú nông hút máu nhân dân .
2/ Công bố tên tuổi của chúng nó.
3/Tịch thâu tầt cả mùa màng của chúng .
4/Nhận dìện những con tin như tôi đã chỉ thị trong bức điện hôm qua . Làm điều này bằng cách trong phạm vi hơn 100 km, nhơn dân chứng kiến được, thấu hiểu, rung sợ và thét lên : người cách mạng sìết cổ và tiếp tục sìết cổ những phú nông hút máu .

Các đồng chí hảy đánh điện trả lời đã nhận được và đã thi hành chỉ thị này .

Lê-nin của các đồng chí » (Nicolas Werth, Lénine, Paris, 2003) .

Bức điện này là một trong hằng ngàn văn kiện của vị sáng lập ra Liên-xô chưa bao giờ được phổ biến, cả trong «Lê-nin Toàn tập» qua suốt 5 lần ấn hành trong thời gian từ 1920 tới 1960.

Nhờ Liên-xô sụp đổ, văn khố mở cửa mà những văn kiện «kiểm duyệt của Lê-nin » mới được các sử gia tham khảo.

Cũng về đường lối chánh trị của Lê-nin, Simon Leys (Essais sur la Chine, Robert Laffont, Paris, 1998) trích dẩn một câu nói kinh điển của Lê-nin tưởng cũng cần ghi ra đây để thấy tại sao cộng sản phải cai trị độc tài triệt để: «Một chế độ sẳn sáng thực thi khủng bố không giới hạn thì không thể nào bị sụp đổ được .

Hơn nữa, nên nhớ Lê-nin rất tâm đắc « Hư vô chủ nghĩa » (nihilisme) . Trong quyển « Le jeune Staline – Calmann-Lévy, Paris, 2010 », tác giả người Anh S.S Montefiore kể lại chuyện Staline thời trai trẻ được Lê-nin tuyển dụng vì bản tánh du đãng, đã có thành tích ăn cướp, để đào tạo Staline ăn cướp ngân hàng lớn lấy tiền lập đảng cộng sản. Nhà Hư vô chủ nghĩa Serge Netchaiev, trong « Giáo lý Cách mạng » nổi tiếng, dạy rỏ để trở thành người cách mạng cộng sản « Mọi âu yếm, ủy mị trong tình ruột thịt, bằng hữu, tình ái, lòng biết ơn và ngay cả danh dự phải được thủ tiêu, nhường chỗ cho một thứ đam mê duy nhứt và lạnh lùng là cách mạng».

Chính nhóm khủng bố « Ý Chí Nhân Dân » lúc bấy giờ lấy tư tưởng của Serge Netchaiev làm kim chỉ nam mà « Giáo lý của Nhà Cách mạng » đã khai sanh ra Lê-nin và Staline . Giáo lý dạy phải bìến cái thế giới những người du đảng này thành một sức mạnh vô địch và bất diệt » (Le jeune Staline, các trang 180-183).

Nay mọi người đã hiểu tại sao báo Anh, Daily Mail, 10/2014, trong bài “Từ Staline đến Hitler, những chế độ diệt chủng ác nhứt thế giới » ghi tên Hồ Chí Minh vào danh sách cùng với những tên đồ tể như Staline, Mao Trạch-đông, Hitler, Kim Nhựt-thành, Pol Pot và nói rõ thêm «Hồ Chí Minh và chế độ cộng sản ở Hà nội là thủ phạm gây ra cái chết của ít nhứt 200 000 người dân Mìền nam Việt Nam» .

Vậy ai có thể nói khác hơn được Hồ Chí Minh và cái đảng cộng sản của ông vì học theo Lê-nin mà cho tới ngày nay không luôn luôn «ngập trong bùn và máu của nhơn dân việt nam từ đầu tới chân»?

Và Hồ chí Minh không ai khác hơn là tên tội phạm chống nhân loại, một thứ tội bất khả thời tiêu!

© Đàn Chim Việt

——————————————————————–
(*) Lê Kỳ Sơn, « Chung quanh vấn đề nhận thức và đánh giá Hồ Chí Minh hiện nay », Việt-Studies, 17/05/2015
Từ Quốc Hoài, « Tháo bỏ ách tắc để giử lấy độc lập và chấn hưng đất nước – Thư ngỏ gời Ban Chấp Hành tW và đảng viên đảng cộng sản việt nam », internnet, 31/07/2014 .

(**) Phạm Cao Dương, « Lẽ ra ngay từ năm 1945, dân tộc ta đã có độc lập, tự do rồi », trên «dhsps.org .
Nguyễn Văn Trần

11 Phản hồi cho “Chung quanh vài luận điểm mới về Hồ Chí Minh [1]”

  1. HAI THẾ HỆ HAI BÀI THƠ

    Ai cũng biết Phan Chu Trinh là thế hệ tiền bối, cỡ cha chú của Hồ Chí Minh. Cả hai nhân vật lịch sử này đều để lại cho dân tộc hai bài thơ đáng lưu ý. Bài thơ thứ nhất rất nổi danh là bài Đập Đá Côn Lôn của nhà chí sĩ yêu nước vĩ đại họ Phan mà ai cũng biết. Bài thơ thứ hai cũng có nhiều người biết tới là bài Thăm Đền Kiếp Bạc của nhà cách mạng vô sản lừng danh họ Hồ.

    Bài Đập Đá Côn Lôn của họ Phan thế này : Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn / Lừng lẫy làm cho ngã núi non / Xách búa đánh tan năm bảy đống / Giang tay đập bể mấy trăm hòn / Tháng ngày bao quản thân sành sõi / Mua nắng chi sờn dạ sắt son / Những kẻ vá trời khi lở bước / Gian nan nào há sự con con.

    Bài thơ này rõ ràng mang khẩu khí anh hùng của nhà chí sĩ dân tộc yêu nước. Các từ ngữ như làm trai, lừng lẫy, ngã núi non, đánh tan, giang tay, bao quản, chi sờn, vá trời, nào há đều cho thấy khí phách của người vì dân vì nước, không hề có chút cá nhân chủ nghĩa trong này, không hề có ý gì màng danh lợi, không hề tỏ ra kẻ cả hoặc hợm hĩnh riêng tư, chỉ cho thấy tấm lòng bộc trực, ý chí sắt đã, hào khí ngút ngàn của lòng yêu nước thương dân của bản thân Phan Chu Trinh mà không bất kỳ ai có thể phù nhận. Tức khi nhà chí sĩ họ Phan hoạt động cách mạng bị Pháp bắt kết án đày ra Côn đảo làm thân phận người tù khổ sai, ngày này phải đập đá giữa đảo, tức cảnh sinh tình mà nhà chí sĩ Tây Hồ đã làm ra thi phẩm này.

    Và bài thơ của nhà cách mạng cộng sản Hồ Chí Minh thì như sau : Bác anh hùng tôi cũng anh hùng / Tôi bác cùng chung nghiệp kiếm cung / Bác đuổi quân Nguyên thanh kiếm bạc / Tôi nay chống Pháp ngọn cờ hồng / Bác có linh thiêng cười một tiếng / Mừng tôi cách mạng sắp thành công.

    Bài thơ này rõ ràng nói lên khẩu khí cộng sản của ông Hồ. Chữ anh hùng ở đây là anh hùng cách mạng, tức chủ nghĩa anh hùng cách mạng, anh hùng giai cấp theo cách mác xít lêninít, bởi nó đi lien theo chữ ngọn cờ hồng. Riêng chữ có trong câu áp chót nó nói lên ý thức duy vật của ông Hồ. Vì chữ có màn tính chất giả thiết, đặt dưới thể hoài nghi về ngữ nghĩa. Không tin ý nghĩa linh thiêng là có thật. Đây chỉ là câu hỏi đố. Tức nếu bác có linh thiêng thì hãy cười lên một tiếng, còn không thì thôi.

    Dù sao, đọc vào ngay câu đầu của bài thơ làm người ta hơi xốn. Nó như một lời so bì, một sự tỷ giảo mang tính chất hợm hĩnh, tức muốn nói Hồ Chí Minh đây cũng nào có thua gì Trần Hưng Đạo ngày xưa. Bởi lúc đó năm 1953, ông Hồ cùng một nhóm bộ đội đến thăm Đền Kiếp Bạc là đền thờ của nhà anh hùng vĩ đại Trần Hưng Đạo trước kia đã ba lần cầm quân đánh thắng quân Nguyên Mông giữ yên bờ cõi cho đất nươc hồi triều Trần. Nhất là dùng chữ “bác” mang tính trịch thượng, khiếm nhã, vì dầu sao ông Hồ vẫn là thế hệ hậu sinh mãi sau này, trong khi vị anh hùng Trần Quốc Tuấn đã đã cả gần ngàn năm trước đi vào sử sách. Bởi chữ bác là chữ bình dân, văn nói xưng hô ngang hàng với nhau, điều này cho thấy khẩu khí của ông Hồ phần nào phản ảnh tâm lý kiểu cá nhân, tức tự kiêu không chính đáng ở đây, một điều mà ông Hồ đáng ra rất nên tránh khi đưa vào thi văn vì có thể để lại cho đời sau phê phán. Cho nên lỗi phạm này cũng không khác mấy với việc dưới bút hiệu Trần Dân Tiên, N. T. Lan, ông từng viết cuốn Vừa Đi Đường Vừa Kể Chuyện, trong đó tự ca ngợi và xưng tụng mình là vị cha già dân tộc, hay khi còn đang sống vẫn vẫn cho phép xây bức tượng của mình ở đảo Cồn Cỏ mà ai cũng rõ.

    Người xưa có nói văn thơ tức là người. Hay người mình cũng nói người làm sao bào hao làm vậy. Ở đây không phải phê phán hay so sánh gì, nhưng rõ ràng khẩu khí trong văn thơ của ông Hồ so với ông Phan Chu Trinh quả hoàn toàn khác hẳn. Ông Phan Chu Trinh không hề tự xưng mình là anh hùng, nhưng trong bải thơ của ông hoàn toàn toát lên ý thức anh hùng thật sự, mà là anh hùng đúng nghĩa vì dân vì nước, không phải anh hùng tự kiêu hay anh hùng vì mình. Theo nghĩa này thì trong bài thơ của ông Hồ ý thức này chưa đạt như ông Phan. Ý thức anh hùng của ông Hồ dù sao ai đọc vào cũng thấy là hãy còn ở dưới ý thức anh hùng của Phan Chu Trinh nhiều bậc.

    ĐẠI NGÀN
    (15/6/15)

    • MÂY NGÀN says:

      Xin đọc : “Tôi nay chống Pháp ngọn cờ hồng / Bác đưa một nước qua nô lệ / Tôi dắt năm châu tới đại đồng / Bác có linh thiêng cười một tiếng” …
      GIÓ NGÀN

  2. Nguyễn Thanh says:

    Tội ác của đại Việt gian Hồ chí Minh ” Ta đánh là đánh cho Trung quốc, cho Liên xô ” :

    *** Ký giả Bùi Bảo Trúc:…bức hình một người đàn ông mà tôi cũng chưa gặp bao giờ. Hình chụp người đàn ông đang ngồi trên giường có trải chiếu, đằng sau là bức tường loang lổ, hoen ố những vết đen mốc. Ông có một bộ ria, tóc dầy và đen, một mắt to, một mắt nhỏ mà tôi nghĩ là bị hư, chỉ còn một con. Ông không còn chân tay. Hai chân bị cụt trên đầu gối. Và hai tay cụt ở trên khuỷu tay, gần nách.

    Trong hình có ghi tên ông. Ông tên là Thìn, Nguyễn Văn Thìn. Năm sinh được ghi là 1952. Hàng chữ phía dưới cho biết ông là thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa. Ðơn vị cuối của ông là Trung Ðoàn 49, Sư Ðoàn 25 Bộ Binh. Cấp bậc của của ông là Trung Sĩ Nhất. Ông sinh năm 1952, tuổi Thìn nên tên cũng là Thìn. Ông không còn chân tay. Từ 30 năm nay, ông không có chân, cũng không có tay…

    *** “Nỗi Sầu Riêng Hay Cái Đau Chung”- Nguyễn Cảnh Tân : Đêm nay thì tôi về miền Trung, phần quê hương khốn khó mà tôi chưa bao giờ có dịp ghé qua, để thăm một đồng đội khác: Anh Dương Quang Thương .

    Tôi phải vượt đường xa tít tăp từ Huế tìm đến anh thương binh mù hai mắt, cụt 2 tay lẫn 2 chân gần Lăng Cô … Tôi nhìn thấy anh nằm xấp ngay ngạch cửa. Tôi lên tiếng chào, anh bật ngồi dậy hỏi tôi là ai?”

    Qua những phút giây trao đổi, tôi thấy anh khóc, những dòng nước mắt lăn ra từ hai hố mắt sâu thẳm ấy làm tôi phải khóc theo. Nghe tiếng người lạ, vợ anh từ sau hè chạy lên trên tay còn cầm nắm rau dền hoang vừa mới ngắt về để lo bữa ăn chiều, chị chào hỏi tôi rồi rót nước mời tôi uống …

    Thoạt đầu tôi chỉ nói tôi là người mang tiền và thuốc tây đến cho anh do bà con từ bên Úc đóng góp gửi về. Tôi gởi anh 100 đô Úc và 5 hộp thuốc tây. Anh đã rưng rưng khóc lần nữa và cảm ơn nhiều lắm đến bà con ở Úc và Hội.”

    Vợ anh cũng khóc, tôi cũng khóc, người chạy xe ôm cũng khóc theo… Sự hy sinh của anh quá lớn, hai mắt, hai tay và hai chân cho tổ quốc còn cá nhân chị đã hy sinh cả cuộc đời cho những người mà cả tổ quốc phải tri ân.

    Chị đã khóc nhiều lắm vì những khó khăn đè nặng thân phận của người phụ nữ ốm o gầy còm cố vươn vai suốt hơn ¼ thế kỷ gánh gồng, ẵm bồng tắm rửa, đút ăn và những cơn lũ lụt khủng khiếp phải cõng chồng chạy tìm sinh lộ… Ra tới đầu ngõ, tôi và anh xe ôm vẫn còn khóc…

    ***Bác sĩ Trang Châu tên thật là Lê Văn Châu. Phục vụ tại Tiểu Đoàn Quân Y Sư Đoàn Nhảy Dù :Tiểu đoàn đóng ở Hoài Sơn được năm hôm. Ở giai đoạn bình định này, công tác duy nhất của các tiểu đoàn Dù là làm dân sự vụ. Các trạm cứu thương khám bệnh, phát thuốc, chích ngừa, băng bó thương tích, gắp mảnh bom đạn cho đồng bào. Những nạn nhân vô tội làm tôi đau lòng: Một cậu bé mười bốn tuổi bị mảnh bom cắt ngang xương sống lưng làm bại liệt hai chân, bò lết lâu ngày đít và đầu gối thối dần; một gia đình mười người bị đạn đại bác chỉ còn sống sót một cô gái mười sáu tuổi và một em bé trai một tuổi bị mảnh ghim vào lưng. Tôi gắp mảnh đạn ra, vết thương sẽ lành nhưng hai chị em sẽ sinh sống ra sao?

    v…v…

  3. NGƯỜI DÂN CÓ QUYỀN PHÊ PHÁN HỒ CHÍ MINH HAY KHÔNG ?

    Ông Hồ qua đời đến nay đã non nữa thế kỷ. Thế nhưng từ đó đến nay toàn dân VN như thể chỉ được khuyên khích học theo lời Bác, noi theo tấm gương đạo đức của Bác. Đặc biệt nhằm vào giới thanh niên, thiếu niên.

    Thanh niên là rường cột nước nhà, từ ngàn xưa ông cha ta đã từng nói, thế nhưng nay đã thế kỷ 21, nước nhà đang đứng trước bảo thách thức của thế giới và xâm lăng phương Bắc, thế mà toàn dân cứ được dạy bảo phải làm theo Bác Hồ, người của gần thế kỷ trước, điều này nếu không phải kỳ cục cũng khó hiểu và phi lý nếu không nói là nguy hiểm.

    Đó là chưa nói sau khi xây lăng và bảo trì lăng theo kiểu dựng hình trái với bản thân Di chúc của ông ta, tới nay đã trên 50 năm, người ta còn tiếp tục dung tượng đại cà sa, chỗ nào cũng có, và phần các tôn tạo các di tích của ông cũng ngốn ngân sách của một đất nước còn nghèo nàn quả nhiên không it. Điều này là sự tâm đắc thật, là việc làm bộc phát của toàn dân, hay chỉ của một số cán bộ, một số người có quyền nào đó, và vì những mục đích tính toán riêng nào đó.

    Thật ra, ông Hồ cũng chỉ là một nhân vật lịch sử của đất nước. Sự nghiệp của ông là sự nghiệp trong thời đại và hoàn cảnh của ông. Nó chưa chắc gì đã là phổ biến, tất yếu hay vĩnh viễn. Vả chẳng để có được sự thành công nào đó của ông, cũng là xây dung trên bao thành quả của những người đi trước lúc đó, những nhà yêu nước cách mạng chống Pháp quyết tâm như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Hải Thần v.v… Không có những thành quả trước đó, ông Hồ cũng không dễ gì từ trên trời rơi xuống.

    Nhưng ngày nay ai cũng thấy chắc nịch là ông Hồ hoàn toàn là người Cộng sản không hơn không kém. Ông xuất thân từ sự đào tạo, bố trí công tác và ủy cấp ngân sách hoạt động từ điện Kremlin ở Liên Xô lúc đó. Có nghĩa ông Hồ là một cán bộ hoạt động cách mạng cộng sản ở trong hệ thong, thuộc hệ thống có sẳn, không phải kiểu nhà yêu nước đơn độc hay độc lập giống như mọi nhà yêu nước khác trước ông nếu họ không đi theo hướng mác xít.

    Nên giả dụ nếu ông Hồ chỉ là nhà cách mạng dân tộc yêu nước bình thường kiểu như Tôn Dật Tiên, Phan Bội Châu … chưa chắc khi thành công lại được thánh hóa theo kiểu đối với ông Hồ mà mọi người đều thấy. Bởi vì đây chỉ là thói quen của những người CS, của các chế độ CS, trên toàn thế giới, không phải riêng gì nước ta. Mục đích tuyên truyền CS dung cứu cánh biện minh cho phương tiện, mà mục đích sau cùng là chủ nghĩa CS phải thắng lợi toàn diện, ở đây không ngoài trường hợp của ông Hồ cũng như tất cả lãnh tụ CS ở mọi nước khác trên thế giới.

    Cho nên trong một xã hội được tổ chức chặt chẽ và theo lệnh lạc một cách toàn diện mà người ta gọi là chế độ toàn trị, điều đó nhất thiết phải xảy ra. Bởi vì không bất kỳ cá nhân nào có thể đi ngược lại, có thể có ý kiến ngược lại, kể cả giới cầm quyền, đó là điều mà mọi người hay khắp thế giới đều biết. Có nghĩa nó thuộc về nguyên tắc mà chưa hẳn thuộc về ý nghĩa thật hay giá trị khách quan thật.

    Đúng ra trong mọi nước tự do dân chủ đúng nghĩa, moi người đều có quyền phê phán nhau một cách chính đáng vì lợi ích chung, kể cả phê phán giới cầm quyền hay phê phán lãnh tụ, Nhưng ở những nước chuyên chính hay CS thì hoàn toàn khác. Chỉ có lệnh lạc một chiều mà không bao giờ có ý thức phản hồi, phản tỉnh hay phê bình nhận xét gì được cả. Điều này nó làm cho mọi người chỉ sống trong một thế giới ảo, không thật, sống trong những giá trị ảo, giả tạo, hoàn toàn không thật. Tất nhiên điều ấy chỉ hại chung cho xã hội, cho mọi người, chỉ ích lợi giả tạo riêng cho một số it những cá nhân đặc quyền nào đó. Sự chận đứng các tiến bộ của tương lai đất nước, sự chận đứng các tiến bộ của các thế hệ trẻ không ngoài như thế.

    Cho nên, khách quan mà nói, phê phán về ông Hồ, người ta có thể thấy được ba điều chính yêu sau đây :

    1/ Ông Hồ không hề là người lãnh đạo đất nước, xây dựng đất nước, phục vụ dân tộc như ý nghĩa là một anh hùng có tư duy, tài năng, hay bản lãnh riêng biệt thật sự. Ông ta chỉ làm theo các bài bản mà Liên Xô và Trung Quốc đã từng có, nếu cần ông phải tham khảo ý kiến của hệ thống và không dám đi chệch đường ra khỏi hệ thống. Có nghĩa thực chất ông chỉ là người của hệ thống quốc tế của thời ông mà không phải một lãnh tụ dân tộc độc lập như ở bao quốc gia từ cổ chí kim khác.

    2/ Trong thời gian tại vị, ông Hồ không hề đào tạo đúng nghĩa các thế hệ kế vị tương lai lãnh đạo đất nước, ông chỉ đi sưu tập những tài năng đã có, đã do người khác đào tạo như Huỳnh Thúc Kháng, Trần Đại Nghĩa, Trần Đức Thảo …, nhưng cũng như những hạt gạo trên sàng, chỉ sử dụng như công cụ mà không phải như những người đồng chí hướng. Tính cách gọi là chú, là cháu theo lối gia trưởng mà ông thực hiện hoàn toàn cho thấy điều đó. Đó không phải là tính cách của người đứng đầu đất nước theo kiểu chính quy và pháp lý.

    3/ Trong thời kỳ còn sống, ông Hồ đã làm hai việc rất nông cạn. Đó là tự mình cho phép đặt tượng mình ở đảo Cồn Cỏ, mang tính cách tự mãn khi đã là Chủ tịch nước. Còn riêng trong thời kỳ còn tranh đấu giành chánh quyền, ông tự viết sách ca tụng mình với ẩn danh là Trần Dân Tiên, N. T. Lan, trong các cuốn tự sự như Vừa đi đường vừa kể chuyện chẳng hạn. Điều đó không thể cho chỉ là một thủ pháp, tức thủ đoạn chính trị mà nó có thể khiến người khác hiểu là người khát khao danh vọng.

    Đây là ba nét chính, ba điểm nhấn trong số các điểm khác không cần nói hết. Bởi vì điều này sẽ giành cho các thế hệ tương lai sau này minh bạch hóa ra, bởi vì nếu lúc còn sinh thời, ông không thực bụng tự tôn cá nhân, cũng không dễ gì để lại mọi hậu quả hay di lụy về tệ sùng bái cá nhân đối với ông một cách triển miền và không cần thiết sau này. Vì người mình vẫn nói không có lửa làm sao có khói, không có nguyên nhân làm sao có kết quả. Nên đôi khi chỉ xem xét kết quả người ta cũng có thể suy đoán ra nguyên nhân không thể chối cãi. Và chăng từ đó đến nay ai cũng sợ hãi không dám nói thẳng gì về ông. Nỗi sợ hãi của toàn dân tộc đó, suy ra là do đâu, nếu quả thật ông đã thật bụng đặt nền móng vững chắc, hiệu lực cho một xã hội tự do dân chủ chính đáng, đàng hoàng có giá trị và ý nghĩa muôn đời cho nhân dân, dân tộc, xã hội con người, và cho đất nước ?

    ĐẠI NGÀN
    (10/6/15)

  4. NGƯỜI DÂN CÓ QUYỀN PHÊ PHÁN HỒ CHÍ MINH HAY KHÔNG ?

    Ông Hồ qua đời đến nay đã non nữa thế kỷ. Thế nhưng từ đó đến nay toàn dân VN như thể chỉ được khuyên khích học theo lời Bác, noi theo tấm gương đạo đức của Bác. Đặc biệt nhằm vào giới thanh niên, thiếu niên.

    Thanh niên là rường cột nước nhà, từ ngàn xưa ông cha ta đã từng nói, thế nhưng nay đã thế kỷ 21, nước nhà đang đứng trước bảo thách thức của thế giới và xâm lăng phương Bắc, thế mà toàn dân cứ được dạy bảo phải làm theo Bác Hồ, người của gần thế kỷ trước, điều này nếu không phải kỳ cục cũng khó hiểu và phi lý nếu không nói là nguy hiểm.

    Đó là chưa nói sau khi xây lăng và bảo trì lăng theo kiểu dựng hình trái với bản thân Di chúc của ông ta, tới nay đã trên 50 năm, người ta còn tiếp tục dung tượng đại cà sa, chỗ nào cũng có, và phần các tôn tạo các di tích của ông cũng ngốn ngân sách của một đất nước còn nghèo nàn quả nhiên không it. Điều này là sự tâm đắc thật, là việc làm bộc phát của toàn dân, hay chỉ của một số cán bộ, một số người có quyền nào đó, và vì những mục đích tính toán riêng nào đó.

    Thật ra, ông Hồ cũng chỉ là một nhân vật lịch sử của đất nước. Sự nghiệp của ông là sự nghiệp trong thời đại và hoàn cảnh của ông. Nó chưa chắc gì đã là phổ biến, tất yếu hay vĩnh viễn. Vả chẳng để có được sự thành công nào đó của ông, cũng là xây dung trên bao thành quả của những người đi trước lúc đó, những nhà yêu nước cách mạng chống Pháp quyết tâm như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Hải Thần v.v… Không có những thành quả trước đó, ông Hồ cũng không dễ gì từ trên trời rơi xuống.

    Nhưng ngày nay ai cũng thấy chắc nịch là ông Hồ hoàn toàn là người Cộng sản không hơn không kém. Ông xuất thân từ sự đào tạo, bố trí công tác và ủy cấp ngân sách hoạt động từ điện Kremlin ở Liên Xô lúc đó. Có nghĩa ông Hồ là một cán bộ hoạt động cách mạng cộng sản ở trong hệ thong, thuộc hệ thống có sẳn, không phải kiểu nhà yêu nước đơn độc hay độc lập giống như mọi nhà yêu nước khác trước ông nếu họ không đi theo hướng mác xít.

    Nên giả dụ nếu ông Hồ chỉ là nhà cách mạng dân tộc yêu nước bình thường kiểu như Tôn Dật Tiên, Phan Bội Châu … chưa chắc khi thành công lại được thánh hóa theo kiểu đối với ông Hồ mà mọi người đều thấy. Bởi vì đây chỉ là thói quen của những người CS, của các chế độ CS, trên toàn thế giới, không phải riêng gì nước ta. Mục đích tuyên truyền CS dung cứu cánh biện minh cho phương tiện, mà mục đích sau cùng là chủ nghĩa CS phải thắng lợi toàn diện, ở đây không ngoài trường hợp của ông Hồ cũng như tất cả lãnh tụ CS ở mọi nước khác trên thế giới.

    Cho nên trong một xã hội được tổ chức chặt chẽ và theo lệnh lạc một cách toàn diện mà người ta gọi là chế độ toàn trị, điều đó nhất thiết phải xảy ra. Bởi vì không bất kỳ cá nhân nào có thể đi ngược lại, có thể có ý kiến ngược lại, kể cả giới cầm quyền, đó là điều mà mọi người hay khắp thế giới đều biết. Có nghĩa nó thuộc về nguyên tắc mà chưa hẳn thuộc về ý nghĩa thật hay giá trị khách quan thật.

    Đúng ra trong mọi nước tự do dân chủ đúng nghĩa, moi người đều có quyền phê phán nhau một cách chính đáng vì lợi ích chung, kể cả phê phán giới cầm quyền hay phê phán lãnh tụ, Nhưng ở những nước chuyên chính hay CS thì hoàn toàn khác. Chỉ có lệnh lạc một chiều mà không bao giờ có ý thức phản hồi, phản tỉnh hay phê bình nhận xét gì được cả. Điều này nó làm cho mọi người chỉ sống trong một thế giới ảo, không thật, sống trong những giá trị ảo, giả tạo, hoàn toàn không thật. Tất nhiên điều ấy chỉ hại chung cho xã hội, cho mọi người, chỉ ích lợi giả tạo riêng cho một số it những cá nhân đặc quyền nào đó. Sự chận đứng các tiến bộ của tương lai đất nước, sự chận đứng các tiến bộ của các thế hệ trẻ không ngoài như thế.

    Cho nên, khách quan mà nói, phê phán về ông Hồ, người ta có thể thấy được ba điều chính yêu sau đây :

    1/ Ông Hồ không hề là người lãnh đạo đất nước, xây dựng đất nước, phục vụ dân tộc như ý nghĩa là một anh hùng có tư duy, tài năng, hay bản lãnh riêng biệt thật sự. Ông ta chỉ làm theo các bài bản mà Liên Xô và Trung Quốc đã từng có, nếu cần ông phải tham khảo ý kiến của hệ thống và không dám đi chệch đường ra khỏi hệ thống. Có nghĩa thực chất ông chỉ là người của hệ thống quốc tế của thời ông mà không phải một lãnh tụ dân tộc độc lập như ở bao quốc gia từ cổ chí kim khác.

    2/ Trong thời gian tại vị, ông Hồ không hề đào tạo đúng nghĩa các thế hệ kế vị tương lai lãnh đạo đất nước, ông chỉ đi sưu tập những tài năng đã có, đã do người khác đào tạo như Trần Đại Nghia, Trần Đưc Thảo, nhưng cũng như những hạt gạo trên sang, chỉ sử dung như công cụ mà không phải như những người đồng chí hướng. Tính cách gọi là chú, là cháu theo lối gia trưởng mà ông thực hiện hoàn toàn cho thấy điều đó. Đó không phải là tính cách của người đứng đầu đất nước theo kiểu chính quy và pháp lý.

    3/ Trong thời kỳ còn sống, ông Hồ đã làm hai việc rất nông cạn. Đó là tự mình cho phép đặt tượng mình ở đảo Cồn Cỏ, mang tính cách tự mãn khi đã là Chủ tịch nước. Còn riêng trong thời kỳ còn tranh đấu giành chánh quyền, ông tự viết sách ca tụng mình với ẩn danh là Trần Dân Tiên, N. T. Lan, trong các cuốn tự sự như Vừa đi đường vừa kể chuyện chẳng hạn. Điều đó không thể cho chỉ là một thủ pháp, tức thủ đoạn chính trị mà nó có thể khiến người khác hiểu là người khát khao danh vọng.

    Đây là ba nét chính, ba điểm nhấn trong số các điểm khác không cần nói hết. Bởi vì điều này sẽ giành cho các thế hệ tương lai sau này minh bạch hóa ra, bởi vì nếu lúc còn sinh thời, ông không thực bụng tự tôn cá nhân, cũng không dễ gì để lại mọi hậu quả hay di lụy về tệ sùng bái cá nhân đối với ông một cách triển miền và không cần thiết sau này. Vì người mình vẫn nói không có lửa làm sao có khói, không có nguyên nhân làm sao có kết quả. Nên đôi khi chỉ xem xét kết quả người ta cũng có thể suy đoán ra nguyên nhân không thể chối cãi. Và chăng từ đó đến nay ai cũng sợ hãi không dám nói thẳng gì về ông. Nỗi sợ hãi của toàn dân tộc đó, suy ra là do đâu, nếu quả thật ông đã thật bụng đặt nền móng vững chắc, hiệu lực cho một xã hội tự do dân chủ chính đáng, đàng hoàng có giá trị và ý nghĩa muôn đời cho nhân dân, dân tộc, xã hội con người, và cho đất nước ?

    ĐẠI NGÀN
    (10/6/15)

  5. Nói Toẹt Móng Heo says:

    Có đúng là ông “Hồ Chí Minh chết nay được 46 năm, mồ yên mả đẹp nhưng ông vẫn chưa được yên” không?

    Không, tác giả Nguyễn Văn Trần nói làm sao ấy chứ, ông Hồ vẫn nằm phơi xác ở Ba Đình suốt từ ngày ổng chớt tới nay, làm gì có chuyện “mồ yên mả đẹp”.

    Ông Hồ không đưọc yên thân vì những dư luận liên quan đến bản thân, gia đình, con đường lập thân, mà hằng năm người ta bắt ông phải ngồi dậy để làm đẹp, vẽ phấn tô hồng để trang trí cho chế độ CSVN!

  6. TT says:

    Hồ Chí Minh thật sự là một người dâm dục ( thích ôm hôn đàn bà con gái; như ôm hôn các cháu gái từ miền Nam ra Bắc; ôm hôn các phụ nữ Indonesia; Hồ Chí Minh có rất nhiều như Nguyễn Thi Minh Khai, Tăng Tuyết Minh, Nông Thị Xuân, Đỗ Thị Lạc,…). Gian xảo, lừa đảo, bịp bợm trong vụ chủ mưu giết bà Nguyễn Thị Năm! và nhiều lãnh tụ của các đảng Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân Đảng!

  7. HN says:

    Đánh giá ông Hồ cho công bằng ở chỗ ông làm được những chuyện ác nên năm 1945, 46.. ông thành công hơn các đảng phái Quốc gia, ông đem cái chủ nghĩa thổ tả, lạc hậu, tàn ác, ngu xuẩn nhất thế gian về cho nước VN và cam tâm làm tay sai cho Đệ tam quốc tế

  8. DẶM NGÀN says:

    TỘI TỔ TÔNG

    Tội này bởi Mác gây ra
    Bởi ông là Tổ ai vào mà chia
    Không ông đời chẳng lia chia
    Mười voi bát xáo trật chìa dễ chi !

    Hay ho rõ chẳng có gì
    Chỉ toàn hư cấu nhiều khi quả phiền
    Địa đàng mơ ước thần tiên
    Tuyên truyền, bạo lực nhãn tiền vậy thôi !

    Tự do dân chủ đi rồi
    Đời thành chuyên chính đàn bầy thế vô
    Biển đời sóng đánh lô xô
    Lớp sau lớp trước ào ào tiến lên !

    Đầu tiên phải nói Lênin
    Không ông thuyết Mác dễ vin vào đời
    Đến khi ông đã quỵ rồi
    Stalin lên tiếp lại ngầu hơn xưa !

    Rồi thì gió đánh đò đưa
    Hết Mao tới Đặng có chừa ai đâu
    Vốn xưa do Mác vạch rồi
    Phải vô sản hóa toàn cầu hỡi ôi !

    Chỉ hiềm con nước nổi trôi
    Liên Xô đổ sụm đi đời Mác xưa
    Tuyên truyền ngôn ngữ chẳng thừa
    Cộng thêm bạo lực thật vừa hay ho !

    Việt Nam cũng có Bác Hồ
    Vẫn không ngoài chuyện cơ đồ Mác Lê
    Cho dầu lối dọc đường mê
    Thảy đều xuyên suốt đê mê chỉ hồng !

    Khác gì định mệnh non sông
    Ngợi ca mãi Bác đồng lòng những ai
    Bao nhiêu thế hệ dọc dài
    Phải theo chân Bác cấm ra khỏi hàng !

    Nhất tâm học tập mọi đàng
    Cho dầu quá khứ rõ ràng nhiêu khê
    Bởi chưng mây phủ bốn bề
    Mặt trời le lói dễ bề nào soi !

    Tương lai non nước chỉ hoài
    Biết khi nào sánh được cùng người ta
    Người đều đi bốn phương xa
    Còn ta ở lại thiết tha Bác Hồ !

    ÁNH NGÀN
    (08/6/15)

  9. Minh Đức says:

    Tác giả viết rất đúng. Lê Nin cũng là con người tàn ác, khát máu chẳng khác gì Stalin. Lê Nin lên cầm quyền thì cho tổ chức ngay mạng lưới mật vụ để thanh toán những kẻ chống đối chế độ. Ông Hồ Chí Minh học được điều này nên khi Việt Minh cướp được chính quyền thì tổ chức ngay mạng lưới công an, mật vụ để thủ tiêu những người chống đối. Nhờ học được sách của Lê Nin, Stalin và Mao và được huấn luyện nên ông Hồ là cao thủ võ lâm hơn hẳn những người bên phe quốc gia chỉ họ chính trị qua sách vở hoặc tự làm. Cuộc so tài giữa ông Hồ và phe quốc gia giống như giữa võ sĩ được đào tạo từ trường dạy võ và người tay mơ chưa hề học võ.

    Ngoài chủ trương làm cách mạng là phải sử dụng bạo lực, giết chóc, cái hại lớn hơn nữa do Lê Nin gây ra là quan niệm phải nhìn sự việc theo quan điểm giai cấp, đưa đến việc đối xử phân biệt trong xã hội và hệ thống tiêu chuẩn kép rất là lươn lẹo. Cái hại lớn khác do Lê Nin gây ra là lối hành động “cứu cánh biện minh cho phương tiện”, cho rằng có thể vi phạm tất cả mọi tiêu chuẩn đạo đức, văn hóa ở trên đời miễn sao đạt được thắng lợi cho đảng cộng sản.

    Nói rằng ông Hồ là người theo Lê Nin chứ không phải theo Stalin, Mao thì cũng chẳng bào chữa được gì vì Stalin và Mao thì cũng theo Lê Nin.

Leave a Reply to THƯỢNG NGÀN