WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trở lại chuyện Chu Vĩnh Khang viếng thăm Việt Nam

Vào ngày 29 tháng 10 năm 2008, ông Chu Vĩnh Khang, kỹ sư ngành dầu hỏa, nguyên tổng giám đốc tập đoàn dầu khí Trung Quốc (1996-1998), sang thăm Việt Nam với tư cách Ủy Viên Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Trung Quốc, Bí thư Ủy ban Chính pháp Trung ương và được Nông Đức Mạnh, Tổng Bí Thư Đảng CSVN đón tiếp nồng hậu tại Hà Nội.

Screen Shot 2015-05-09 at 3.03.57 PM

Trong cuộc tiếp xúc với Nông Đức Mạnh và các nhân vật chóp bu của Cộng Sản Hà Nội, trong đó có cả Trương Tấn Sang, lúc bấy giờ là Bí thư thuờng trực của Cộng Sản Hà Nội, sau này là Chủ Tịch nước, ông Chu Vĩnh Khang tiếp tục nhấn mạnh đến sự quan trọng trong việc hợp tác “chiến lược “sâu rộng hơn giữa hai quốc gia. Ông Chu gia tăng áp lực lên Cộng Sản Hà Nội về những đòi hỏi chiến lược từ phía Bắc Kinh.

Bộ ngoại giao của cả đôi bên không giải thích rõ hay định nghĩa thế nào là hợp tác “chiến lược” sâu rộng hơn nhưng phía Trung Quốc đã tỏ rỏ nỗ lực của họ trong việc gia tăng áp lực chính trị của mình lên Cộng Sản Hà Nội, buộc Hà Nội phải đi theo những nguyên tắc hợp tác mà Trung Quốc đề ra.
Ông Chu Vĩnh Khang cũng ghé thăm Sài Gòn và thăm viếng các cơ sở đầu tư của Trung Quốc tại thành phố này và các vùng phụ cận, cũng như tiếp xúc với những người cầm đầu của Đảng tại Sài Gòn .

Bối cảnh ngoại giao- chính trị- kinh tế của chuyến viếng thăm Việt Nam của Chu Vĩnh Khang vào ngày 29-10-2008:

Ông Chu Vĩnh Khang sang thăm Việt Nam ở một thời điểm hết sức là đặc biệt, có một không hai trong lịch sử:

A. Tình Hình Quốc Tế:

Chuyến công vụ này chỉ xảy ra một tuần lễ trước khi có cuộc bầu cử Tổng Thống của Hoa Kỳ (4-11-2008) giữa hai vị thuợng nghị sĩ John McCain của đảng Cộng Hòa và Barack Obama của đảng Dân Chủ. Trung Quốc đã biết rỏ tám năm cầm quyền của Tổng Thống Bush thuộc đảng Cộng Hòa sẽ là món quà quá lớn cho sự thắng cử trong tương lai của thuợng nghị sĩ Barack Obama. Đường lối chính trị của Hoa Kỳ cũng vì vậy mà sẽ thay đổi hoàn toàn sau cuộc bầu cử này- nhất là những thay đổi về đối sách của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á.

Năm 2008 cũng là năm mà cơn sốt giá dầu hỏa lên cao nhất, có khi lên trên 100 đô la một thùng, tạo ra sự biến động khủng hoảng về kinh tế trên toàn cầu. Chuyến công du của ông Chu Vĩnh Khang cũng xảy ra trong lúc cuộc khủng hoảng về tài chánh dẫn đến sụp đổ về thị trường nhà cửa, ngân hàng, chứng khoáng và hàng loạt các rối loạn khác về kinh tế đang diễn ra tại Hoa Kỳ và khắp nơi trên thế giới, đòi hỏi chính phủ Liên Bang Hoa Kỳ phải có biện pháp cứu giúp hay còn gọi là “bail out”.

Screen Shot 2015-05-09 at 4.20.53 PM
Sự khủng hoảng về tài chánh, thị trường bất động sản, chính trị tại Hoa Kỳ càng làm cho mọi quốc gia dao động và là cơ hội tốt để cho Trung Quốc thực thi kế sách “dậu đổ bìm leo,“ trong đó có việc gia tăng ảnh huởng của mình tại vùng Đông Nam Á về kinh tế lẫn chính trị.

B. Rạn Nứt Ngoại Giao giữa Việt Nam Trung Quốc:

Quan hệ Việt Nam và Trung Quốc Vào năm 2008 đang rạn nứt với nhiều vấn đề nghiêm trọng như sau :

1. Thâm hụt mậu dịch:

Tính đến thời điểm năm 2008, thì Việt Nam đã thâm hụt mậu dịch với Trung Quốc lọt lên đến gần 10 tỷ Mỹ kim tạo ra nợ nần và sản xuất phá sản cho Việt Nam. Tính đến tháng 11 năm 2008 , tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc lên đến 13.8 tỷ Mỹ kim trong khi xuất khẩu chỉ đạt 4 tỷ Mỹ kim mà thôi.

Screen Shot 2015-05-11 at 12.48.03 AM

Trong một quốc gia mà nền kinh tế èo uột tổng giá trị sản phẩm quốc dân- GDP không quá 143 tỷ Mỹ kim vào năm 2008 thì mười tỷ Mỹ kim thâm hụt mậu dịch (khoảng 6.9% GDP ) với Trung Quốc là một đại nạn cho Việt Nam, thúc đẩy Việt Nam lún sâu vào thất nghiệp, sản suất nhỏ và vừa bị phá sản – ngoại tệ tích lũy bị chảy máu công khai không thể cứu vãn.

Nói một cách ngắn gọn bình dân, toàn bộ thặng dư mà nền kinh tế Việt Nam kiếm được chảy hoàn toàn vào túi của Trung Quốc .

2. Trung Quốc thâu tóm nền Kinh Tế Việt Nam:

Ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc tính đến thời đến 2008 đang có những bế tắt về phiá Việt Nam vì Cộng Sản Hà Nội đã để nền kinh tế Việt Nam lần hồi bị Trung Quốc thâu tóm. Năm 2008 cũng là năm mà Trung Quốc gần như đã có thể thâu tóm toàn bộ nền kinh tế Việt Nam và nắm trong tay toàn bộ các dự án, các công trình xây dựng lớn của Việt Nam. Điều này chỉ khiến Việt Nam-và nhất là Cộng Sản Hà Nội, phải chấp nhận hoàn toàn nằm trong quỹ đạo sai khiến của Trung Quốc khiến những chống đối trong và ngoài nội bộ đảng Cộng Sản Hà Nội gia tăng.

Cụ thể hơn, sau đây là các công trình dự án kinh tế lớn của Việt Nam mà Trung Quốc nắm trọn ở vào thời điểm ông Chu Vĩnh Khang sang thăm Việt Nam vào tháng Mười Năm 2008:

2a. Đường sắt đô thị Cát Linh- Hà Đông:

Đây là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Việt Nam với tổng số vốn lên đến 522 triệu Mỹ kim do Trung Quốc đấu thầu xây dựng với 80% số vốn là Trung Quốc- 419 triệu Mỹ kim. Thời gian xây dựng sẽ là từ tháng Tám năm 2008 đến tháng 11 năm 2013. (Ghi Chú: Thế nhưng công trình này mãi đến năm 2015 thì mới hoàn thiện buộc phía Việt Nam bấm bụng âm thầm chịu lỗ thêm 339 triệu Mỹ kim, làm tổng số vốn đầu tư tăng vọt lên đến 891 triệu Mỹ kim.)

2b. Cao Tốc Hà Nội- Hải Phòng:

Đoạn đường “freeway” này dài 105 km, đi ngang qua Hà Nội , Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng, có tám “lane” cho xe chạy. Dự án này khởi công năm 2008, với tổng số vốn huy động dự tính lên đến 1.25 tỷ Mỹ kim với hơn bốn nhà thầu của Trung Quốc- trong đó Việt Nam mượn nợ từ Trung Quốc lên đến 570 triệu Mỹ kim.

2c. BauxiteTây-Nguyên:

Trung Quốc đấu thầu hoàn toàn hai dự án khởi công vào năm 2008 trên Tây Nguyên; xây hai nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ để khai thác quặng nhôm tại đây. Dự án bauxite đang gây căng thẳng trong lãnh vực ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc vì những chống đối từ phía Việt Nam với những lý do về quốc phòng, môi trường cũng như hiệu quả của dự án kinh tế này. Cộng Sản Hà Nội đã phải ra sức trấn áp những phản đối trong cũng như ngoài nội bộ Đảng về dự án này.

2d. Nhà máy Gang Thép Lào Cai:

Giai đoạn một khởi công sẽ bắt đầu từ năm 2008 – tổng số vốn ước tính khoảng 340 triệu Mỹ kim, trong đó, nợ Trung Quốc khoảng gần 43% tổng số vốn.

2e. Thống kê FDI của Trung Quốc vào Việt Nam tính đến trước khi Chu Vĩnh Khang sang thăm Việt Nam:

Screen Shot 2015-05-10 at 2.56.56 PM

Tổng kết tính đến tháng Tư năm 2007, thì Trung Quốc đã có tổng cộng hơn 550 dự án đầu tư FDI vào Việt Nam với số nợ lên đến 1 tỷ bảy Mỹ kim vào Việt Nam. Tính đến thời điểm ông Chu Vĩnh Khang sang thăm Việt Nam 10-2008, Trung Quốc trúng thầu mọi công trình lớn nhỏ tại Việt Nam (được xác nhận là 90 % ) trong đó các công trình về thủy điện & giao thông hoàn toàn nằm trong tay Trung Quốc.

Cho nên, mọi đề nghị ngoại giao, mọi áp lực ngoại giao từ phía Trung Quốc, Cộng Sản Hà Nội không có cách gì cưỡng lại. Do đó, quan hệ ngoại giao Việt- Trung trở thành nguyên do bộc phát bất mãn về chính trị trong lòng xã hội Việt Nam.

C. Chu Vĩnh Khang là ai?

Để hiểu rõ hơn bản chất của chuyến đi Chu Vĩnh Khang sang thăm Việt Nam, nhân vật Chu Vĩnh Khang cần phải được nhìn qua lăng kính như là một quân sư về kinh tế của Đảng Cộng Sản Trung Quốc hơn là một trùm an ninh mật vụ.

Chu Vĩnh Khang là cha đẻ của CHỦ NGHĨA THỰC DÂN TRUNG HOA KIỂU MỚI (neo-chinese colonialism.) Ông vốn là một kỹ sư dầu hỏa, đi lên có quyền lực vì vai trò trách nhiệm của ông trong việc đảm bảo xăng dầu cho nền kinh tế bộc phát của Trung Quốc. Cũng xin lưu ý là ba năm trước khi ông viếng thăm Việt Nam, tức là vào năm 2005, công ty dầu hỏa của Trung Quốc CNOOP dưới quyền của ông đã xuýt nữa tóm thâu trọn vẹn thành công ty dầu hỏa Unocal 76 nếu Hạ Viện Hoa Kỳ không can thiệp.

Chính sách “Thực Dân Trung Hoa Kiểu Mới” (Chinese neo-Colonialism) mà Chu Vĩnh Khang đề ra là tung toàn lực để đầu tư khai thác (exploitation,) tìm đủ mọi cách để sở hữu chiếm đoạt bao gồm cả dùng thủ đoạn chính trị lẫn đầu tư tung vốn (acquisition) và bành trướng tối đa sức mạnh kinh tế của Trung Quốc lên những quốc gia Trung Quốc khai phá đầu tư, chủ yếu là bành trướng về thuơng mại và đấu thầu nắm cơ sở hạ tầng (expansion)

Ông Chu Vĩnh Khang thuyết phục đảng Cộng Sản Trung Quốc đầu tư khai thác mạnh mẻ khoáng sản ở mọi quốc gia, mọi châu lục trên thế giới- nhất là tập trung vào khai thác dầu hỏa- như là một chiến lược cần thiết cho Trung Quốc duy trì sự phát triển của mình.

Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đang dần dần nằm trong ảnh huởng của chính sách “Thực Dân Trung Quốc Kiểu Mới” (Chinese neo-Colonialism) này của Trung Quốc. Như đã nêu trên, khoáng sản của Việt Nam đang được Trung Quốc khai thác dữ dội trừ dầu hỏa được giới “BẢY CHỊ EM” , tức là tiếng lóng chi các tập đoàn dầu hỏa thế giới do Hoa Kỳ hậu thuẫn đang án ngữ, mọi công trình cở sở hạ tầng đang bị Trung Quốc đấu thầu và Việt Nam đang bị thâm hụt mậu dịch nặng nề đối với hàng hóa Trung Quốc.

Điều bực tức của Bắc Kinh là Trung Quốc đã vào Việt Nam khai thác đầu tư ở mọi ngành nghề nhưng có một ngành nghề vô cùng quan trọng cho sự ổn tăng trưởng của Trung Quốc, đó chính là ngành dầu hỏa, thì Trung Quốc lại chưa thật sự chen chân vào lọt.

Xin được lưu ý trong ngành dầu hỏa thì sự cạnh tranh lại khác với mọi ngành kinh tế khác. Các ngành kinh tế khác như ngành xe hơi, điện tử thì cạnh tranh để sản phẩm bán càng nhiều càng tốt, càng có lời. Riêng ngành dầu hỏa thì ngược lại, sự cạnh tranh lại không phải là bán càng nhiều dầu càng tốt mà SỞ HỮU LƯỢNG DỰ TRỮ DẦU CÀNG NHIỀU CÀNG TỐT. Dầu hỏa cũng là một loại sản phẩm mà giới kinh tế học gọi là “in-elastic product,” tức là sản phẩm mà bán càng ít, giá càng cao thì lợi nhuận càng nhiều. Bản chất kinh tế này của dầu hỏa hoàn toàn khác với các sản phẩm điện tử, xe hơi, quần áo, càng bán ra nhiều với giá càng rẻ thì lại càng có lời- thuờng được gọi là “elastic product.”

Như vậy, nếu bản chất cạnh tranh trong ngành dầu hỏa là NỔ LỰC GIA TĂNG SỰ SỞ HỮU VỀ DỰ TRỮ DẦU thì nước có trử lượng dầu như Việt Nam hoàn toàn là trọng tâm dòm ngó của các thế lực dầu hỏa, trong đó có giới “BẢY CHỊ EM” và Trung Quốc, một quốc gia đang bùng phát kinh tế quá mức và cần dầu kinh khủng, đang chạy theo một chính sách “Thực Dân Trung Hoa Kiểu Mới” tàn bạo băng hoại môi trường.

Riêng về ngành dầu hỏa Việt Nam khởi sắc từ năm 1994, ngay sau khi Hoa Kỳ bải bỏ cấm vận. Sản lượng dầu thô của Việt Nam lên gấp đôi trong những năm 2000 hoàn toàn là nhờ giới “BẢY CHỊ EM,” mà vào năm 2005, đã hất cẳng công ty dầu khí Trung Quốc ra khỏi dự án thâu tóm công ty dầu khí Unocal 76.

Tính tới thời điểm ông Chu Vĩnh Khang sang thăm Việt Nam, Trung quốc phải tìm đủ mọi cách để loại bỏ trên dưới gần 15 công ty dầu hỏa của giới “BẢY CHỊ EM,” đang nườm nượp khai thác đầu tư tại ngoài khơi miền Nam Việt Nam. Sau đây là danh sách những công ty của giới “BẢY CHỊ EM” vào Việt Nam:

ExxonMobil, Chevron, BHP Billiton, công ty Dầu Khí Hàn Quốc (KNOC), Total & ONGC(Ấn Độ), Malaysia Petronas, Nippon (Nhật Bản), Talisman& PTTEP (Thái Lan), Premier Oil, SOCO International, ConocoPhillips và Neon Energy.

Muốn bứng bao nhiêu đây công ty từng phần hay toàn bộ ra khỏi Việt Nam để các công ty dầu khí Trung quốc chen chân không phải dễ. Giới chiến lược gia Trung Quốc hy vọng rất lớn đến kế sách NỘI CÔNG NGOẠI KÍCH- tức là khống chế Việt Nam về kinh tế, ràng buộc Việt Nam về chính trị (nội công) và ra sức gia tăng căng thẳng tại biển Đông để khiến giới “BẢY CHỊ EM” nản lòng mà bỏ cuộc hoặc chấp nhận thỏa hiệp riêng lẽ với Trung Quốc (ngoại kích)

Trung quốc đặt nhiều hy vọng vào chính sách “ăn cướp” này nên ngăn cản các công ty dầu khí của mình nhào vào ký kết các hợp đồng khai thác dầu tại miền Nam Việt Nam; vì làm như vậy, Trung Quốc chẳng khác nào thừa nhận dầu khí tại vùng này là nằm trong lãnh thổ của Việt Nam hay sao.

D. Sự theo dõi Chu Vĩnh Khang của Hoa Kỳ:

Đã từ lâu, Hoa Kỳ theo dõi chặt chẽ mọi hành động của Chu Vĩnh Khang, không những vì ông, vào thời điểm 2008 giữ trọng trách trùm mật vụ an ninh Trung Quốc, cánh tay phải của Giang Trạch Dân và cũng là cố vấn quan trọng cho Hồ Cẫm Đào về chính sách “Thực Dân Trung Quốc kiểu mới” ( Chinese neo-Colonialism) , mà còn là vì ông là cái đầu cố vấn nghĩ ra mọi chính sách năng lượng của Trung Quốc, trong đó có kế sách khai thác khắp nơi trên thế giới thoát khỏi sự kềm hãm của Hoa Kỳ về dầu hỏa.

Quay trở lại sự phát triển của Trung Quốc, sở dĩ Trung Quốc được các chiến lược gia Hoa Kỳ cho giúp đở phát triển lúc ban đầu là vì MỘT PHẦN Hoa Kỳ tin rằng họ có thể kềm chế và làm cho Trung Quốc bi tê liệt nền kinh tế khi cần thiết nếu có những hành động đối nghịch lại với Hoa Kỳ, gây nguy hại cho sự lãnh đạo toàn cầu của Hoa Kỳ. Ngoài phưong thức kềm hãm Trung Quốc bằng quân sự, bằng thị trường kinh tế, không chế Trung Quốc thông qua năng lượng là một trong những cách dễ dàng và hiệu quả vô cùng vì thế lực dầu hỏa và khả năng sở hữu lượng dự trữ dầu hỏa của giới “BẢY CHỊ EM” do Hoa Kỳ hậu thuẫn đã từ lâu gần như nắm hết quyền khai thác ở mọi quốc gia có dầu hỏa, kể cả Việt Nam ngày nay.

Chu Vĩnh Khang lại là người đưa ra chính sách lần hồi tăng khả năng tự chủ, duy trì ổn định về năng lượng dầu hỏa cho Trung Quốc trước sức hút dầu chỉ ngày mỗi tăng từ nền kinh tế, kiếm đường thoát khỏi sự kềm chế của Hoa Kỳ về năng lượng dầu hỏa. Việc tấn công vào Bắc Mỹ của các công ty dầu hỏa Trung Quốc trong khi Bắc Mỹ vốn là đại bản doanh của giới BẢY CHỊ EM hơn 200 năm nay, mà cao điểm là năm 2005 với vụ tranh dành mua công ty Unocal 76 với Chevron đã làm cho các công ty dầu khí của Trung Quốc trở nên là tâm điểm theo dõi của giới tình báo chiến lược tại Hoa Kỳ- đương nhiên, trong đó, có sự theo dõi mọi hoạt động của Chu Vĩnh Khang.

Cho nên , chuyến di của Chu Vĩnh Khang hoàn toàn nằm trong sự theo dõi rất sát của tình báo Hoa Kỳ và BẢY CHỊ EM.

E. Hệ quả của chuyến viếng thăm Việt Nam của Chu Vĩnh Khang:

1. Áp Lực từ phía Trung Quốc:

Sau chuyến đi này, Việt Nam tiếp tục nhận những áp lực ngày một gia tăng từ phía Bắc Kinh về lãnh hải, nhất là áp lực chấm dứt cho phép các công ty dầu hỏa của giới “BẢY CHỊ EM” được khai thác thăm do tại biển Đông, trong đó có vùng biển phía Nam miền Nam Việt Nam.

Sang năm 2009 trở đi, tàu cá Việt Nam liên tục bị Hải quân Trung Quốc húc chìm hoặc bắt đi đòi tiền chuộc. Trung Quốc đã làm đúng những gì mà ông Chu Vĩnh Khang cảnh cáo Hà Nội khi sang thăm trong vấn đề đòi hỏi của Trung Quốc hợp tác sâu hơn về mặt “chiến lược.”

Trung Quốc cũng dằn mặt cảnh cáo công khai các công ty dầu hỏa của giới “BẢY CHỊ EM” khi đang lăm le muốn đầu tư khai thác thêm tại duyên hải Việt Nam. Trung Quốc tiếp tục gia tăng sức mạnh hải quân, gia tăng sự hiện diện không quân đe doa trực tiếp đến Hà Nội Hải Phòng cũng như gia tăng sự hiện diện quân sự lên các đảo đã chiếm đóng sau khi giao tranh với Việt Nam, chẳng hạn như quần đảo Hoàng Sa, đảo Gạc Na.

NgàY 19 – 5-2009, tức là bảy tháng sau chuyến viếng thăm của Chu Vĩnh Khang sang Việt Nam, hãng dầu BP(British Petroleum) đã phải rút lui hai dự án tại Block 5-2 và Block 5-3 ngoài hải phận miền Nam Việt Nam trước áp lực kinh khiếp của Trung Quốc. Hai block này cách bờ biển Việt Nam khoảng 230 miles kế đảo Hoàng Sa. BP ước tính có trên 55.9 % cổ phần ở block 5-2 và gần 75% cổ phần ở block 5-3. Sự rút lui của BP kéo theo sự tháo chạy của các hãng dầu Ấn Độ cũng như sự tháo chạy của ConocoPhillips.

Sự rút lui của BP kéo theo sự tháo chạy của hãng dầu ConocoPhillips. ConcoPhillips loan báo từ từ bán hết mọi asset (tài sản) của mình từ năm 2009 cho đến 2012 với tổng giá trị có thể lên đến 1.29 tỷ Mỹ kim.

Ấn Độ cũng rụt rè rút lui thăm dò dầu hỏa tại Việt Nam, nhất là tại lô 128 để né bớt áp lực của Trung Quốc vào năm 2012 và chỉ tuyên bố quay trở lại khi biết chính phủ Obama ký kết hiệp ước đồng minh quân sự, cam kết hổ trợ toàn lực phía đàng sau cho Ấn

Vào ngày 26 tháng 5 năm 2011, tàu hải giám Trung Quốc chạy thẳng vào hải phận Việt Nam cắt dây cáp của tàu thăm dò Bình Minh của tập đoàn dầu khí Petro Việt Nam tạo ra một sự lo lắng tột cùng cho giới “BẢY CHỊ EM” về tính an toàn khi đầu tư tại Việt Nam khai thác thăm dò dầu hỏa.

Nền chính trị của Hoa Kỳ từ cuối năm 2008 đến hết 2009 còn đang chỉnh đốn về nhân sự cho nội các mới, với nhiều biện pháp cứu vãn nền kinh tế, trong đó có tài chính cho nên chưa kịp ra tay cứu trợ giới BẢY CHỊ EM tại Việt Nam. Chỉ trong gang tấc, Trung Quốc đã gần như có thể đạt được kết quả tốt đẹp như mong muốn, đó là ép buộc giới “BẢY CHỊ EM” thuơng thảo với Trung Quốc tháo chạy khỏi Việt Nam.

2. Chống đở – cứu vãn từ giới “BẢY CHI EM” và Hoa Kỳ:

Từ cuối năm 2008 đến cuối năm 2009, giới “BẢY CHỊ EM” chịu đựng áp lực nặng nề từ phía Trung quốc yêu cầu cuốn gói khỏi Việt Nam. BP đã dao động và tháo chạy kéo theo cả ConocoPhillips, tuy nhiên hãng Chevron và ExxonMobil vẫn im lặng bình thản chờ chính trường Hoa Kỳ tỏ rỏ thái độ khi đã hoàn tất vấn đề nhân sự trong nội các của chính phủ Obama.

Riêng về Chevron, sự bực dọc của giới tư bản “BẢY CHỊ EM” nằm trong đại công ty này đã lên cao độ vì hãng dầu khí của Trung Quốc CNOOC cứ tiếp tục tăng giá – quyết tâm mua cho bằng được hãng dầu khí Unocal 76 vào năm 2005. Chevron đã ra giá lên đến gần 16.5 tỷ Mỹ kim nhưng vẫn không mua được mà phải chờ Hạ Viện Hoa Kỳ thông qua nghị quyết ép buộc CNOOC rút lui. Chevron lại phải tốn thêm gần một tỷ Mỹ kim nữa để “match the bid”- trả bằng giá với giá CNOOC đưa ra trước đó.

Đó là chưa kể những động thái “chọt gậy bánh xe” của Trung Quốc lên nền chính trị của Venezuela, khiến chính phủ nước này lần hồi quốc hữu hóa từng phần hoặc trọn vẹn tài sản của giới “BẢY CHỊ EM” ở xứ sở này. Trung Quốc hiện tung tiền thâu tóm gần hết các tài sản của giới BẢY CHỊ EM tại Venezuela làm Chevron cũng như toàn thể giới “BẢY CHỊ EM” bực tức ra mặt và quyết tâm dùng Việt Nam làm tiền đồn trả đũa Trung Quốc tới cùng.

Chevron và ExxonMobil hợp tác trụ lại; âm thầm chuẫn bị lựu lượng phản đòn. Giới “BẢY CHỊ EM” ngồi chịu trận trước sức ép của Trung Quốc suốt năm 2009 cho đến khi Chính Phủ Obama cũng cố về mặt nhân sự cũng như “BẢY CHỊ EM” có đủ thời giờ vận động bên trong hậu trường chính trị Hoa Kỳ.

Sang đến đầu năm 2010 thì Washington bắt đầu bật tín hiệu sẽ hổ trợ giới “BẢY CHỊ EM” tại Đông Nam Á bằng mọi giá.

Năm 2010 là năm mà Bà Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, Hillary Clinton liên tục làm các chuyến bay con thoi sang Đông Nam Á & Châu Á Thái Bình Dương, thổi một làn gió HY VỌNG lên Đông Nam Á trước những áp lực, đe dọa ngày càng hung hãn của Trung Quốc. Cụ thể, Bà Ngoại Trưởng Clinton đã đến Việt Nam hai lần trong năm 2010, một vào tháng 7 và một vào tháng 10 cùng năm. Đây là lần đầu tiên mà một vị Ngoại Trưởng Hoa Kỳ đã có những chuyến bay liên tục viếng thăm về phía Á châu như thế. Song song với chuyến đi của bà Ngoại Trưởng Clinton sang Việt Nam là chuyến viếng thăm của Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Robert Gates cũng sang Việt Nam vào 11 tháng 10 Năm 2010.

Như vậy có nghĩa là “Bà vừa bay đi, thì Ông bay lại. Ông vừa bay đi thì Bà lại bay qua.” theo lối nói dân gian của ta. Chưa bao giờ mà hai vị bộ trưởng then chốt quan trọng nhất trong nội các của chính phủ Hoa Kỳ lại bay tới bay lui đến cùng một quốc gia nườm nượp xôm tụ đến như vậy trong cùng một năm.

Giới “BẢY CHỊ EM” không quên những nổi đau mất trắng ở Venezuela, ở vụ Unocal 76 tốn hao, ở Iraq bi hốt tay trên 20% lượng dầu hỏa, ở Phi châu bị mất quyền đầu tư dầu hỏa về tay các công ty dầu khí Trung Quốc, và biết bao nhiêu nơi khác bị công ty dầu khí Trung Quốc gây tổn thất nặng nề nên quyết tâm siết chặt hơn nỗ lực của mình để đối phó với âm mưu cưỡng đoạt dầu khí Việt Nam quá trắng trợn của Bắc Kinh, mà cố vấn cho âm mưu này là Chu Vĩnh Khang. Giới “BẢY CHỊ EM” còn lôi kéo thêm các đồng minh như GE, Boeing, Samsung ồ ạt lao vào miền Bắc Việt Nam trấn thủ để từ từ cứu nền kinh tế miền Bắc Việt Nam ra khỏi bàn tay nhớp nhúa của chủ nghĩa Thực Dân Trung Quốc Kiểu Mới – Chinese neo-colonialism.

Ted Osius, hiện là Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, đã chính thức khẳng định trấn an Hà Nội : “Về đầu tư, tôi thực sự hy vọng rằng, Hoa Kỳ sẽ trở thành nhà đầu tư số một tại Việt Nam trong tương lai gần.”

F. KẾT

Chuyến đi thăm Việt Nam của ông Chu Vĩnh Khang mở màn cho sự tuyên chiến của Trung Quốc đối với sự đầu tư của giới “BẢY CHỊ EM” lên Việt Nam, tức là giới tư bản dầu hỏa hàng đầu của thế giới do Hoa Kỳ hậu thuẫn.

Các chính sách hăm dọa sách nhiễu lãnh hải Việt Nam từ Trung Quốc hoàn toàn nhắm vào nỗ lực muốn làm giới “BẢY CHỊ EM” rút lui sự đầu tư của mình khỏi Việt Nam nhưng sự rút lui đó, tính từ năm 2008 đến nay, đã không đạt được như tính toán của Trung quốc mà ngược lại, chính giới Hoa Kỳ gia tăng ủng hộ sự hiện diện đầu tư của “BẢY CHỊ EM” tại Việt Nam.

Việt Nam trở thành mặt trận không tiếng súng giữa giới “BẢY CHỊ EM” và Trung Quốc.

Riêng về phần Trung Quốc, gần như chung cuộc cho một tương lai của nền dầu khí Việt Nam đã không thể nào nằm trong tay Trung Quốc, ông Chu Vĩnh Khang đã ngã ngựa và bị tù tội. Có phải chăng vì Trung Quốc quá tham, muốn cướp trắng số dầu hỏa Việt Nam nên hễ tham thì thâm chăng?

Tương lai lịch sử sẽ trả lời vậy.

© Đàn Chim Việt

5 Phản hồi cho “Trở lại chuyện Chu Vĩnh Khang viếng thăm Việt Nam”

  1. Bạch Tứ Ca says:

    Theo t/g, dầu hỏa là “inelastic product,” hèn chi mà có thời gian OPEC cứ dứt khoát không chịu tăng sản lượng dầu, mặc tình cho dầu lên giá .

  2. Lê Tuấn Bình says:

    Tàu dầu TQ xuất hiện ngoài khơi bờ biển Bình Thuận-
    http://www.voatiengviet.com/content/tau-dau-trung-quoc-xuat-hien-ngoai-khoi-bo-bien-binh-thuan/2811909.html

  3. CHUYỆN TÀU

    Chuyện Tàu luôn vẫn chuyện dài
    Chương hồi đoạn tiết có ai nào bì
    Nước Nam đọc tỉ tì ti
    Đọc hoài phát bệnh dễ thì ai hay

    Lo xa phải thấy từ đầu
    Đến khi muốn nhảy nước hầu tới trôn
    Đúng là đây thật nguồn cơn
    Ai đưa con sáo qua sông vậy cà

    TUYẾT NGÀN
    (08/6/15)

  4. Minh says:

    Ông thầy à,

    Mặc dù bài viết được đăng trong account bút hiệu của mình, ông thày cũng phải nhớ viết xong mỗi bài thì phải KÝ TÊN pen name của mình ở dưới cuối bài. Tôi để ý gần như bài nào ông cũng QUÊN ký tên ở dưới cuối bài. Đàn Chim Việt cũng kỳ, hơi thiếu từ tâm, biết nhớ đánh cái dấu Đàn Chim Việt ở dưới cuối bài cho mổi bài mà không đánh dùm luôn cái tên cho t/g- Minh

  5. triết lý gia 0001 says:

    ….Tàu-cộng đang muốn mua,muốn cướp …biển-đông___ và Việt-cộng cũng đang bán và đang làm ngơ cho tàu-cộng,duy chỉ có một điều là Mỹ đã ra tay tố cáo tàu-cộng cướp biển đông và tăng cường tuần tra,theo tôi sẽ đến trừng trị….tàu-cộng. Thật vậy,nhiều nhà bình luận cho là Mỹ đang trong thế lưỡng nan,là hợp-tác với tàu-cộng hay chống tàu-cộng??!!!!!____ với tôi và với những nhà chính-trị thông minh….quả thật Mỹ chỉ có một con đường để chọn:….đó là chống và triệt hạ tàu-cộng! Thật vậy, nếu Mỹ hợp tác với tàu-cộng thì không khác nào Mỹ công-nhận những biển đảo và những vùng mà tàu-cộng đã ăn cướp và vừa ăn cướp là..hợp pháp?……Và Mỹ cùng tàu-cộng ăn chia làm ăn trên những cái ăn cướp? Tức là tàu-cộng điếm thúi lôi kéo Mỹ cùng mang tiếng ăn cướp với tàu-cộng!!!!!! Đó là chưa kể những nước châu-Á đang chống tàu hay lưỡng lự lập tức sẽ ngã theo tàu hết vì chẳng còn ai chống lưng hay ủng hộ,nhất là Mỹ!!!…..Vậy là châu-á bắt đầu bị tàu-cộng xăm chiếm từ từ và chắc chắn,đến một lúc nào đó Mỹ chỉ còn là ăn…ké châu-á,và lúc đó tàu-cộng sẽ đẩy Mỹ ra khỏi châu-Á luôn,và tàu-cộng độc quyền lãnh đạo châu-Á,Mỹ hay tây phương mất châu-Á,và cũng sẽ từ từ mất phần cón lại của thế giới!!!!!…..Thật là kinh khủng. Tuy nhiên tôi tin là người Mỹ không làm như vậy,họ sẽ chuyển trục và lãnh đạo châu-Á,như họ đã lãnh đạo thế giới,hiện tại ở châu-Á chẳng có ai theo tàu-cộng…ngoại trừ CSVN,nhưng cộng-sãn VN là thằng bợ đít tàu,bán nước,mà thằng bợ đít chỉ bợ…khi tàu-cộng còn mạnh,nếu tàu-cộng bị triệt-hạ,thì thằng bợ đít,CSVN sẽ trở mặt ngay. Một thời cuộc mà hoàn toàn thuận lợi cho Mỹ khi hơn 90% châu-Á ủng-hộ Mỹ,nếu Mỹ gây chiến đánh Tàu……Vào thời điểm lúc này,hay mãi mãi sau này…….___ Tuy nhiên có điều tôi không đồng ý hoàn toàn với tác-giả Tú-hoa…..Việc tàu-cộng xâm chiếm biển đông,mà dầu mỏ chỉ là một phần nhỏ…..cái quan-trọng là tàu-cộng lợi dụng vấn đề dầu mỏ,để đại bành-bá mà cụ thể là làm bá chủ biển-đông rồi đến bá chủ châu-Á,tui nhắc lại dầu mỏ chỉ là vấn đề nhỏ,chỉ là cái cớ,bá-chủ châu-Á,hay bá chủ biển đông ,khống chế biển đông….để lãnh đạo thế giới mới là mục đích chính……Dùng dầu mỏ để đánh lừa dư-luận là tàu-cộng bịp bợm,đánh lận con đen.Đại bành bá,thống trị biển đông va châu-Á mới là chính. Nếu tàu-cộng chua khất-phục được VN thì họ chưa chiếm biển đông,đằng này tàu-cộng chiếm biển đông là dấu hiệu họ đã khống chế hoàn-toàn VN,nói một cách bình-dân là CSVN đã bán nước hoàn-toàn cho tài-cộng,kể cả biển đông!!!!_____diệt tàu-cộng thì CSVN hết chổ dựa sẽ tạo điều kiện cho dân chủ nhân-quyền VN phát triển,tức là một mủi tên mà Mỹ diệt được cả hai,tàu-cộng và Việt-cộng,….hay lắm thay,và đời đời Mỹ sẽ thống trị châu-Á……Châu-Á thích Mỹ,chẳng ai ưa tàu-cộng và nhất là cái thằng bợ đít,CSVN…nay kính.

Leave a Reply to Lê Tuấn Bình