WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Về thói tôn sùng biểu tượng

pobrane (1)

Người Việt chúng ta đặc biệt thích tôn sùng biểu tượng. Có lẽ tôi đã nhiều lần chia sẻ cách nghĩ của mình về chuyện này nhưng hôm nay lại nói dài dòng hơn bằng một bài viết, vì nghĩ rằng tâm lý này thực sự không có lợi. Và “lợi” đối với tôi không phải là ưu thắng của bất cứ ai mà là sự thăng tiến về tư tưởng, nhận thức của tất cả người Việt Nam. Sự ủng hộ và tôn sùng thái quá một cá nhân không phải là điều tốt và cũng không thích đáng đối với những con người tự do và trưởng thành.

Dân chủ không phải là một điều gì xa xôi. Nó bắt nguồn từ sự hiểu biết bản tính con người. Con người, đối với những nhà tư tưởng của chủ nghĩa tự do, không phải là một thực thể được nhận thức theo tri thức nhị nguyên “nhân chi sơ tính bản thiện” hay “bản ác”, mà là cả hai. Nghĩa là, con người là một tổng thể phức hợp của cảm xúc và ý thức, họ có những xu hướng hành động vừa ích kỷ lẫn vị tha; nhưng trên hết mọi sự, động lực mạnh mẽ nhất của họ vẫn là tư lợi.

Tư tưởng về chủ nghĩa tự do và thiết chế dân chủ được tạo nên từ căn bản ý thức hoài nghi về bản chất con người. Hoài nghi không phải là phủ nhận hoàn toàn các đức tính tốt, mà là sự công nhận ngoài ý thức cộng đồng tốt đẹp, con người còn có động lực cá nhân hẹp hòi. Các chủ thuyết đức trị đã thất bại hoàn toàn khi thiết kế một cơ chế xã hội và chính trị dựa trên đạo đức vì chúng vốn đặt nhầm niềm tin vào những sinh vật không phải là quỷ dữ nhưng không hoàn toàn là thánh này.

Một người, muốn công việc hiệu quả trong đời sống nhất thiết không miễn cưỡng phán xét con người là Thiện hay Ác. Với tư cách một cá nhân, chúng ta không thể chung sống và hợp tác nếu cứ mặc định bản tính con người là ác; và cũng sẽ bị lừa dối, thất bại nếu hoàn toàn tin tưởng vào sự tốt đẹp của con người. Một thiết chế chính trị – xã hội cũng vậy, nó không thể nào thành công nếu không biết đặt niềm tin và sự phó thác tương đối vào khả năng và ý thức công cộng của con người; nhưng cũng sẽ thất bại thảm hại nếu tin tưởng thái quá vào họ.

Chế độ dân chủ không nhằm mục tiêu tạo ra thiên đường như chế độ cộng sản; vì nó ý thức được rằng việc tạo dựng thiên đường trên mảnh đất của những sinh vật nửa ma nửa thánh là điều bất khả. Con người muốn thành công trong thế giới tự nhiên đã được Tạo Hoá ban cho mình đã biết chấp nhận, nương theo những khắc nghiệt của tự nhiên và chuyển hướng nó theo hướng có lợi cho mình. Cũng như vậy, chúng ta cần biết chấp nhận những khuynh hướng xấu trong bản chất con người, biết tạo lập các rào cản để ngăn cản, tối thiểu hoá chúng và xây dựng các thiết chế xã hội có khả năng phát huy tối đa khuynh hướng tốt của họ. Các chế độ dân chủ khắp nơi trên thế giới, theo từng mức độ khác nhau, tuỳ theo trình độ dân chủ hoá, đã và đang tìm cách để con người đóng góp một cách tốt nhất cho cộng đồng bằng cách tạo ra những biện pháp kiểm soát và khống chế những động lực bất hảo và thăng tiến những động cơ tốt đẹp trong chính con người họ.

Là những con người khao khát nhân quyền, nhân phẩm và tranh đấu cho dân chủ, chúng ta cần hiểu thật rõ cái cơ chế mà chúng ta đang ủng hộ, nỗ lực nhận thức và hành động cho phù hợp và xứng đáng với nó. Bởi dù có giành được Dân chủ từ trong tay những kẻ độc tài cộng sản, chúng ta cũng sẽ để nó tụt khỏi tay nếu không xứng đáng với nó. Bởi thế, hôm nay tôi mới dài dòng chia sẻ về cái sự tôn sùng cá nhân của người Việt chúng ta, ngay cả trong những người hoạt động cho dân chủ nhân quyền. Tất nhiên, những hành động quả cảm và tốt đẹp luôn xứng đáng với sự khen thưởng và ủng hộ của cộng đồng; nhưng chúng ta nên luôn để lại một khoảng trống trong tâm thức cho sự hoài nghi bất cứ ai, bất cứ thiết chế chính trị xã hội nào; vì không hoài nghi thì sự kiểm soát không hiệu quả; mà sự kiểm soát không hiệu quả nghĩa là để ngỏ cho khả năng thoái hoá.

Tôi thấy nhiều người trên facebook hay chia sẻ các hình ảnh về các chính khách nước ngoài, như Yingluck Shinawatra, đặc biệt là chính khách phương Tây như Barack Obama và so sánh họ với các lãnh đạo cộng sản Việt Nam. Có vài điều cần cân nhắc ở đây: thứ nhất, chúng ta chưa thu thập đủ dữ kiện về các chính sách và hành động của các chính khách nước khác nên khó mà đưa ra nhận xét tương đối đúng; thứ hai, chính khách trong một thể chế dân chủ không chắc luôn là những người có tài đức đáng ca ngợi (tất nhiên họ không thể dốt nát và tồi tệ như trong chế độ độc tài cộng sản của chúng ta); thứ ba, chúng ta ca ngợi và ủng hộ dân chủ vì lý thuyết sáng suốt dẫn đạo nó và các thiết chế tốt đẹp mà nó tạo ra chứ không ca ngợi cá nhân lãnh đạo trong chể chế này; thứ tư, con người là con người, cơ chế tốt thúc đẩy họ tiến bộ, cơ chế tồi dở kéo họ vào bãi lầy nhân cách và tri thức. Nói như thế, nghĩa là, nếu Obama ở Việt Nam thì không chắc ông ta hơn gì Trương Tấn Sang hay Nguyễn Tấn Dũng.

Cụ thể, chúng ta ca ngợi và so sánh bà cựu thủ tướng Thái Lan với chính khách cộng sản thì quả là không thoả đáng vì bà ta cũng không tốt đẹp hơn những kẻ độc tài trong nước chúng ta bao nhiêu. Chúng ta biết gì về chính sách mị dân của hai anh em nhà Shinawatra? Chúng ta có biết Yingluck vì muốn tranh thủ sự ủng hộ của nông dân (chiếm đa số dân số Thái Lan) đã cố tình mua gạo từ nông dân Thái với giá cao rồi lợi dụng ưu thế của nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, trữ gạo trong kho, đẩy cầu gạo lên cao rồi bán ra với giá cao hơn để khỏi lỗ vốn? Điều này đã làm ảnh hưởng đến ngân sách chính phủ Thái Lan và tạo cơ hội cho tham nhũng vì sự tắc trách của bà thủ tướng này. Một gương mặt đẹp đẽ, một phong thái dễ thương, một bức ảnh bà thủ tướng với giỏ nấm trên tay và đặc biệt một chính sách “hớp hồn” nông dân luôn dành được nhiều sự ủng hộ từ nhiều người, đặc biệt là những người nước ngoài không rõ thực hư về nền dân chủ non yếu xứ Thái.

Nhưng là những người đấu tranh cho dân chủ, chúng ta cần biết rõ những lỗ hổng của nó. Cần hiểu rằng: trong các quốc gia độc tài chậm tiến có những tên độc tài khát máu hay dốt nát, thì ở các chế độ dân chủ cũng có những kẻ mị dân tài tình, lợi dụng triệt để thể chế này để cầm quyền. Là những người đứng trên “front line”, chúng ta không thể mơ hồ về những điều này. Người dân ở quốc gia nào cũng khó miễn nhiễm với các chính sách và phát biểu mị dân của các chính trị gia. Họ đều có xu hướng suy nghĩ và hành động cảm tính hơn là duy lý và logic. Họ có thể dồn phiếu cho một ứng cử viên hứa hẹn những điều đơn giản dễ lọt tai và đáp ứng được lợi ích cấp thời của họ, mà không suy nghĩ rằng lợi ích cấp thời này sẽ tổn hại đến lợi ích lâu dài của nền kinh tế đất nước và cuối cùng chính họ cũng là người chịu ảnh hưởng nặng nề. Họ không bao giờ chấp nhận chính sách “thắt lưng buộc bụng” dù ngân sách quốc gia không thể đảm đương nổi nhu cầu phúc lợi của người dân. Châu Âu già cỗi, lúng túng và chưa thể thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế cũng vì khuynh hướng ”xã hội” này làm cho nền kinh tế của họ không còn sức đề kháng.

Trở lại chuyện tôn sùng biểu tượng, tôi tin rằng chúng ta cần yêu thương, bảo vệ và ủng hộ những người vì việc chung mà dấn thân, vì họ đã hy sinh một phần cuộc sống (ít hay nhiều) cho cuộc đấu tranh chung và hơn thế, trình độ tri thức-nhận thức của họ tốt hơn đại đa số quần chúng đang bị chế độ độc tài lừa mị. Nhưng không nên tôn sùng thái quá, vì tối hậu họ cũng chỉ là con người với mọi đặc tính tốt xấu của con người. Hơn nữa, nhiều nhà hoạt động chính trị của chúng ta trong tương lai có thể tham chính, tỉnh táo nhận ra điểm tốt xấu của họ để giúp họ đóng góp tốt hơn cho một nền chính trị lành mạnh sau này là cần thiết. Nếu không tỉnh táo từ hôm nay, làm sao chúng ta giúp quần chúng trong tương lai sáng suốt lựa chọn người lãnh đạo đất nước?

Sự tôn sùng mang lại hai bất lợi cho cộng đồng: Thứ nhất, trong khi sự tôn trọng trọng dè dặt và cẩn trọng giúp người được tôn trọng cầu tiến và cố gắng sửa mình để trở nên hữu ích hơn cho cộng đồng, thì sự tôn sùng không hoài nghi chỉ có thể đưa đến sự tha hoá tất yếu của cá nhân đó; đến lúc chúng ta nhận rõ sự thật về khuyết điểm của họ, từ thất vọng chuyển thành tức giận và tẩy chay; rõ ràng điều này khiến cộng đồng mất đi một người có khả năng đóng góp hữu ích. Thứ hai, trong khi việc hỗ trợ các nhà hoạt động trong sự sáng suốt cần thiết giúp xã hội bồi dưỡng được nhiều cá nhân ưu tú, thì sự tôn sùng biểu tượng mù quáng sẽ đưa tới khả năng “bồi dưỡng” những chính khách mị dân hậu cộng sản.

Đối với các tổ chức đấu tranh cũng vậy. Tôi hay cổ vũ sự nghi ngờ, không là gì khác ngoài sự cảnh báo mà bản thân tôi nghĩ là mình có trách nhiệm nêu lên. Cộng đồng người Việt hải ngoại chống cộng từng trút tất cả tình cảm và niềm tin vào Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam do ông Hoàng Cơ Minh lãnh đạo, để rồi cuối cùng họ đã lừa dối cộng đồng. Hôm nay hay ngày mai, rồi sẽ tiếp tục có những Mặt trận này, Liên minh kia, Phe nhóm nọ cần sự ủng hộ của cộng đồng trong và ngoài nước; nếu chúng ta cứ tiếp tục ủng hộ, tin tưởng không một chút hoài nghi, không tỉnh táo giám sát thì ngay cả một ông Thánh cũng sẽ làm bậy. Con người là vậy, không bao giờ tự thúc ước mình hiệu quả nếu họ không bị hoài nghi và giám sát thường xuyên. Thật vậy, sự tỉnh táo và hoài nghi duy lý của quần chúng không những không tạo bất lợi nào lớn đối với những cá nhân hay tổ chức như thế mà còn giúp họ kịp thời điều chỉnh các hoạt động của mình sao cho đúng đắn và hữu ích cho công cuộc chung.

Tôi là người có thể đặt niềm tin cũng như hoài nghi và sẵn sàng xét lại tất cả, kể cả những điều ngay ngày hôm qua tôi cho là đúng. Nhưng xin đừng hiểu lầm sự hay thay đổi như thế đồng nghĩa với sự khắc nghiệt trong xét đoán. Tôi tin rằng, trong khi sự tin tưởng mù quáng dẫn đến thái cực kia của nó, là sự ghét bỏ; thì sự hoài nghi hữu lý sẽ đồng nghĩa với một vòng tay rộng mở cho tất cả những ai biết thay đổi theo hướng tích cực (thực sự). Và thiết nghĩ, điều này hữu ích đối với những dân tộc nào đang mưu tìm tự do và phẩm giá.

Buôn Hô 20/6/2015

© Huỳnh Thục Vy

© Đàn Chim Việt

39 Phản hồi cho “Về thói tôn sùng biểu tượng”

  1. tonydo says:

    Từ những bài viết và loáng thoáng vài lần nghe cháu Huỳnh Thuc Vy nói trên Youtube, xin được chia sẻ một chút về giới trẻ trong nước như sau:

    So với thế hệ thứ hai (người gốc Việt sanh tại Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Anh, Úc, Ba Lan..v.v..), các cháu nhỏ trong nước khôn hơn nhiều

    Dù chúng nó có gốc gác Việt Nam Cộng Hòa, như cháu Vy, hay con cái các đồng chí được đảng giáo dục từ miền Bắc như Cù Huy Hà Vũ thì các em, các cháu nó đều sáng sủa hơn con em mình, những đứa không có giấy khai sinh Việt Nam.

    Ngày nay tất cả mọi gia đình Việt trên đất Hiệp Chủng, dù họ ra đi từ Sài Gòn hoa lệ phố hay danh ca vùng bãi biển cát vàng nổi tiếng Vũng Tàu, con em họ đều tốt nghiệp đại học. Bác sĩ, luật sư, tiến sĩ, nha sĩ, dược sĩ, kỹ sư..v.v. nhà nào cũng có.

    Tuy nhiên để ý một chút, mọi người đều thấy con em mình, mặt đứa nào đứa nấy cứ “thộn” ra. Thời xa xưa khi còn ở trong nước, người ta gọi những khuôn mặt đó là “mặt như mất hồn”.

    Câu Việt Kiều thường nghe nhiều nhất từ con cái là, “I don’t know”. Đầu óc chúng nó không dành được, dù chỉ một giây để suy nghĩ, tìm tòi, moi óc tưởng tượng, trước khi trả lời.

    Trong khi các em, các cháu du sinh từ trong nước, mặt đứa nào đứa nấy cứ sáng như gương. Chúng nó chịu phân tích, mổ xẻ, ăn nói có đầu, có đuôi, lý luận logic, đâu ra đó.

    Điển hình là Cù Huy Hà Vũ (1957), trong vụ đối đáp ở Houston, TX, anh ta nói như gió, thông kim bác cổ, mấy ông thầy VNCH còn phải ú ớ. Khi tôi cầm AK-47 thì anh ta còn tắm truồng trên sông Hồng, ấy vậy mà ngài tiến sỹ tuổi trẻ tài cao này phán về chiến tranh nam bắc cứ như là đồng chí chính ủy của chúng tôi vậy.

    Bảo đảm với các bác Việt Kiều, nếu con cái qúi vị được sanh ra trên đất Mỹ, Đức hay Ba Lan..v.v., nói chung là ở ngoại quốc, chúng nó sẽ trả lời ngay lập tức, không nghĩ ngợi, hay lý luận như họ Cù:
    “Con không biết”.

    Người đẹp tranh đấu “thần tượng và biểu tượng” xấp xỉ tuổi con gái lớn chúng tôi. Cháu mặt hiền, ít nói, lần về nước thăm quê hương, rất nhiều người cho là phét lác. Vì chơi tới luật pháp là phải sắc sảo ra mặt mới địch được thiên hạ.. Con cái Việt Kiều mà về Việt Nam thì chỉ có bốc mắm mà ăn.

    Ấy thế nhưng cháu Huỳnh Thục Vy thì sự hiểu biết trên rất nhiều lãnh vực là dữ dội, đa dạng. Năng lực nhiều, gần như không bao giờ cạn.

    Tương lai đất nước có khá lên hay không là trông vào những người như cháu Vy. Không chờ đợi gì được ở lũ con cái Việt Kiều vô tổ quốc.
    Xin Thượng Đế ban nhiều Phước Lành cho những nhà tranh đấu trẻ trong nước.
    Kính Làng.

    • Linh says:

      Quan bác TonyDo đang “bắn” HTV tơi tả sao tự nhiên đổi huớng thế?

    • GIÓ NGÀN says:

      ĐẤT VÀ NGƯỜI

      Cây cam trồng ở đất Tề
      Vị toàn ngon ngọt mọi người đều ưa
      Nhưng trồng đất Sở thì chua
      Hỏi người chê đất hay là trách cam

      Con người cũng vậy không oan
      Do nền giáo dục mà toàn khác nhau
      Độc tài độc đoán đè đầu
      Đầu người thành kiểu đầu trâu khác gì

      Chỉ nền giáo dục tự do
      Nhân văn dân chủ nhằm cho con người
      Sống vui miệng chỉ biết cười
      Hoa hồng là mặt liệu người tin không

      Nên thôi chẳng nói viễn vông
      Người không tự chủ còn trông mong gì
      Nước nhà gặp buổi lâm li
      Giữa người và ngợm biệt thì yêu ai

      MÂY NGÀN
      (06/7/15)

  2. H.T.N.Anh says:

    1/Biễu tượng và Thần tượng cố nhiên khác nghĩa nhau và một bồ chữ như HTV sao không biết?
    Ngắn gọn và hực tế trước mắt ,đó là, biêu tương của VN dân chũ tụ do là cờ QG ,là Quốc ca. và biêu tượng cũa CS là cờ đỏ sao vàng (cờ máu/cờ phúc kiến) và bài QC đầy sắt máu hận thù. Chĩ nhìn 2 biểu tượng đó người ta phân biệt được QG/CS phân biệt được đúng sai hay dở. Nên nhớ là cờ QG là cờ của tổ quốc vn độc lập sau khi dược thực dân Pháp ,theo xu thế thời đại lúc bấy giờ ,trã lai độc lập ,tự do và chũ quyền cho nước VN. Nó là cờ biêu tượng cho cả nước hình chữ S ,biên, đão và tròi vn.Cò đó NDD Diệm sau khi lật đỏ B Đ,chăm dứt kỹ nguyên nhà Nguyễn ,đã muốn đỗi mới tất cả cho một vn mới vnch nhưng không được,Đó là lá cờ của VN ,của tổ quốc VN tụ do dân chũ kể từ sau 100 năm đô hộ bởi giặc tây.Cờ đó là lịch sữ ,nó gióng như cờ Nga hoàng bị bọn cs Nga quét đi ,nhưng sau khi cs sụp đỏ ,cờ Nga hoàng thời xưa vẫn ngạo nghể tung bay trong gió (nghe nói QH Mỹ vẫn giữ cờ đó từ khi cờ đỏ thay thế và vẫn còn đó ,sau khi Nga lấy lại cờ cũ trước khi bọn cướp nước cs chiếm giữ Nga đẻ xây dựng csCN không tưỡng ).Ngày nay VC chiếm nước ,cờ đỏ của chúng trương lên ,nhưng người QG vẫn giữ BIỄU TƯỢNG của một nước tự do dân chũ mà họ là con dân ,đấu tranh chống độc tài CSVN. Ngày nay ngoài cái Biểu tượng tụ do dân chũ còn là cờ tự do của người TN chống độc tài áp bức(CS )trong nước Vậy tại sao chống Cộng Việt lại không đứng dưới lá cờ chông độc tài ,lá cơ có chiều dài lich sử tượng trung cho tự do dân chũ nhân quyền là đồng minh của các nước tụ do ,nhất là Mỹ? Tại sao cú hô hào phải bỏ cờ QG dể vẻ cờ khác…như lời VVK hô hào ?NẾU nghe theo là coi như MẤT HẾT.LÀ THUA .LÀ ĐÂU HÀNG CS(Không phải vnch thua vì đã thua rồi mà là tự do dân chũ nhân quyền THUA)
    Còn thần tượng ?xin đẻ suy nghĩ !
    2/Trong nước có 3 tổ chức a/xã hội dân sự (Cha con HNT và HTV))/b/Hội phụ nữ nhân quyền (mẹ nấm/như quỳnh) -trong hội co1 emtrai của htv ,tức con của HNT) /c/màng lưới bloggers. Ba hội đoàn này hoạt động gần như công khai., trã lời báo chí ,đái rfa ,bbc (ngoại quốc) và diiêuu tra nq LHQ hay các đai sứ ,các nhân vật (VIP) ngoại quốc ,tiếp xúc và trã lời họ !
    Thữ hỏi trong một nước bị tố cáo là độc tài cs ,chuyên chính vô sản dàn áp moi người dân hé miệng chống tàu hay bênh vực dân oan hay thậm chí chĩ dịch và phổ biến “nhân quyềnn” của T ĐS MỸnhư LTCN cũng ở tù mà sao 3 hội đoàn này lại hoạt đông công khai ,phổ biến cùng khắp ? VC sợ gì hay là tỏ chức của VC ? (ý của Liên Thành)
    3/ Vậy hãy nhìn kỹ nhận ký xét kỹ THẦN TƯƠNG HTV (HNT),những ai coi HTV là thần tượng ,là người đẹp ,là kẻ dấn thân ,là người chữ nghĩa đầy bồ…
    Đây cũng là phân biệt giữa thần tượng và biểu tượng /nếu thích !
    (htna/2711h15/6/15)

    • tonydo says:

      (3/ Vậy hãy nhìn kỹ nhận ký xét kỹ THẦN TƯƠNG HTV (HNT),những ai coi HTV là thần tượng ,là người đẹp ,là kẻ dấn thân ,là người chữ nghĩa đầy bồ…) (hết trích)

      Đẹp gái, dấn thân, viết giỏi, Hùynh Thục Vy vừa là Thần Tượng vừa là Biểu Tượng!

      • NGÀN SAO says:

        THẦN TƯỢNG VÀ BIỂU TƯỢNG

        Biểu tượng là hình ảnh tượng trưng
        Không như thần tượng kiểu ngu dần
        Anh ngu mê tín thờ thần tượng
        Người sáng tỏ mình biểu tượng thôi

        Kẻ ngu trong cuộc sống vẫn nhiều
        Ngu thì mặc cảm sợ yêu ma
        Vậy là thần tượng nên diêm dúa
        Khắp nước chỗ nào có gốc đa

        SAO NGÀN
        (01/7/15)

      • Nguyễn Trọng Dân says:

        Xin được ké ké Đổ huynh khen tiếp nữ sĩ xứ Buôn Hồ
        Ki’nh
        *********************

        Huỳnh Thục Vi

        Buôn Hồ lừng lẫy một nữ nhi
        Huỳnh là tên họ- tự Thục Vi
        Lòng luôn tìm cách trừ Cộng phỉ
        Tâm hoài trăn trở chuyện suy vi
        Mắt như mặt hồ in bóng liễu
        Văn tựa hiền nhân chép kinh Thi
        Nước nhà đang buổi ôm khổ nạn
        Nhân sĩ ai người hiểu Thục Vi?

      • Chiêu Dương says:

        Xin chào Nguyễn huynh.

        Đọc 2 bài liên tiếp trước đây của “nử sỉ” viết “lạm bàn về các giải thưởng” và “….”, quên mất tiêu đề. Đệ mong Nguyễn huynh xuất hiện để cò kè hỏi thăm cái dzụ “nam sỉ” N H Vinh bị “nử sỉ” thọc lét qua vụ DCCT, cụ thể ra làm sao. Cả 2 bài, đệ ngứa ngứa cái tay muốn góp đôi chử, nhưng thôi. “Kẻ nói đi không hại, kẻ nói lại mới đáng trách”, huynh nhỉ.

        Người ta bảo “ai chê ta là bạn ta, ai khen ta là kẻ thù của ta”, “thương con cho roi cho vọt, ghét con cho ngọt cho ngào”, hình như đó chỉ là sách vở; trên “thực tế” của “sinh hoạt ảo” thì có vẻ ngược lại, phải không Nguyễn huynh ?

      • tonydo says:

        Nhi: (em gái với bảy chữ cuối)

        Vi phỉ, vi liễu, Thi nạn Vi!
        Thi sĩ Trọng Dân muốn cái gì?
        Đất nước xa vời tình Sông Núi
        Xuân Hạ xoay vần nhớ Ái Vi
        Ki’nh đàn anh!

      • tonydo says:

        Sao Ngàn:
        (Kẻ ngu trong cuộc sống vẫn nhiều
        Ngu thì mặc cảm sợ yêu ma
        Vậy là thần tượng nên diêm dúa
        Khắp nước chỗ nào có gốc đa) (hết trích)

        Tối, qua gốc đa đầu làng là chạy tóe đái ra quần vì sợ ma. Hay quá, đàn anh!
        Tuy nhiên, trong trường hợp này của người đẹp Thục Vi, cho em thay câu cuối:
        (Khắp nước chỗ nào cái lá đa).

        Take care, đàn anh!
        SAO NGÀN

      • Linh says:

        Bài thơ của Trọng Dân quả là hay.

  3. LÊ THANH says:

    Người xứ Quang như người xưa nhận xet nóng nảy ưa phô trương cái tôi nên chỉ nhưng ai cố công tu hoc mới lam đươc việc lớn, còn không thì ngược lai chỉ hỏng viêc mà thôi. Pham phú Thứ, Ông ichKhieem (khùng), Trần quý Cap (chưa làm được điêu gi đã bị yêu trảm, nghe đâu chỉ do câu nói với án sat Pham Ngọc quat răng ông chỉ cách được cái chưc đốc học của TÔI chứ làm sao cách được cai tiên sĩ của TÔI mà tên án sat nay đem long ám hai rồi nhân cơ hội có viêc nổi dây xin thuế ở Quang Nam mà kết án ). Kể cả Phan chu trinh lúc đó mà chí chăm hạch tôi một ông vua bù nhin kém cỏi như Khải Đinh thì nổi tiêng thiêt, nhưng đã rơi vaocai bẫy ccủa thujcdaanPhap . Họ sẽ nhân danh một ông vua đang là biểu tương ban cả saawscphong cho cả thần thánh của 99% nông dân để trị tội thì Phan châu Trinh may măn mà thoat chết chớ còn lam đươc gì nữa. Nay đoc qua bai này của HTV, cung là nguoi Quang tôi thây con đương đi tới một trí thưc của cô cũng đã hỏng mất rồi chứ nói gì đến chính trị ,cách mang. Giọng văn thì như trongkinh thánh (quả thật ta nói cùng các ngươi…. Ngôn từ thi như là của một triêt gia lẫy lưng cở Friedrich NIETZCHE…) chỉ chưng tỏ cai ấu trỉ đoc va nhớ được nhiêu cau truc bề mat mà không hiểu mấy cai sau thẳm của nội hàm bên trong. Đưoc biêt Tolstoi khi nổi tiêng rôi cố tap viêt đơn giản và ai cũng vậy. Tôi khâm phuc ý chí và long dũng cảm cả nhà Huynh Ngoc Tuân va tôn trong họ nhưng đọc bai để khuyến khích và ung hô thì có chú it khi đủ can đam bỏ thì gio doc hêt bai vi không có gì mơi hay sâu xa cả.

    • TRĂNG NGÀN says:

      NGƯỜI XỨ QUẢNG

      Thuở xưa đã biết tỏng rồi
      Hễ người xứ Quảng khó bề làm quan
      Bởi vì tâm thức hiên ngang
      Dễ đâu luồn cúi mà quan nỗi gì

      Nên thôi chớ trách làm chi
      Làm vua cũng khó huống gì làm quan
      Làm vua không biết điệu đàng
      Thẳng băng ruột ngựa bộ càng lâu sao

      Nên thôi đừng nói tầm phào
      Chỉ làm cách mạng mới bao biện đời
      Làm mà không hưởng chịu chơi
      Làm cho dân hưởng mới người Quảng Nam

      Phan Chu Trinh đã rõ ràng
      Rồi Huỳnh Thúc Kháng lại càng khác chi
      Những khi đất nước suy vi
      Một lòng cứu nước sá gì lợi danh

      NGÀN TRĂNG
      (06/7/15)

  4. Người Quan Sát says:

    ” Về thói tôn sùng biểu tượng” (đầu đề cuả bài viết).

    “Biểu Tượng” hay “Thần Tượng”?
    Theo thiển ý, cô HTV đã nhầm giữa hai chử “biểu tượng”( symbol) và “thần tượng” (idol), nếu theo ý nghĩa cuả điều cô đang trình bày: Tôn sùng cá nhân! (thần tượng hoá một nhân vật, trong lãnh vực chính trị, chẳng hạn).

    Chim bồ câu là BIỂU TƯỢNG cuả hoà bình.
    Màu đỏ là BIỂU TƯỢNG cuả …cách mạng ( Cách Mang Pháp, CM Bolshevik).
    Hoa Sen là BIỂU TƯƠNG cuả nhà Phật.

    Như vậy, việc “dùng” biểu tượng cho một cái gì đó không nhất thiết phải gọi là…’thói”, rồi lên án!
    Lên án con chim bồ câu hay lên án hoa Sen ư?

    “Người Việt chúng ta đặc biệt thích tôn sùng biểu tượng” (trích).

    Người Việt không độc quyền trong việc thích tôn sùng cá nhân (lãnh tụ chính trị), mà đây là tình trạng chung cuả bất cứ quốc gia nào dưới sự cầm quyền cuả những chế độ độc tài, nhất là độc tài CS, một chế độ huy động tất cả tiềm lực giáo dục, tuyên truyền để xây dựng hình ảnh lãnh tụ. Liên Xô với Staline, Trung Cộng với Mao Trạch Đông, và thói tôn sùng lãnh tụ HCM ở VN dưới chế độ CS còn “khướt” mới theo kịp dân Bắc Hàn với cha con, ông cháu họ Kim, vì ít ra vẫn còn nửa nước lên án tội lỗi cuả ông ta. Trước khi có chế độ CS ở VN, dân Việt ‘tôn sùng” ai, “thần tượng” nhân vật nào dưới các triều đại quân chủ? Chẳng phải chỉ có những anh hùng dân tộc như Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng v.v…, những người đã được lịch sử công nhận?

    Việc cô HTV đưa ra những “hình mẫu” như anh em nhà Shinawatra, hay ông Hoàng Cơ Minh là những thí dụ khiên cưỡng!
    Cứ cho là anh em họ ” mị dân” để lấy phiếu, thì thử hỏi người nông dân Thái đã có HƯỞNG LỢI từ sự mị dân này chưa? RỒI, qua chính sách thu mua gạo với GIÁ CAO. Giữa việc người nông dân Thái đã hưởng lợi và giới nông dân, thợ thuyền ở VN chỉ “ăn bánh vẽ” dưới chế độ CS thì cái nào đáng lên án là “mị dân”, có cần “chiếu đèn pha” sang nhà hàng xóm để làm cho sáng “vấn đề” không? Còn nói chuyện làm thiệt hại ngân sách nhà nước thì việc ‘giúp đỡ” một tầng lớp nhân dân nào trong một quốc gia mà không tốn ngân sách? Nói như vậy thì giải thích làm sao dưới thời TT Lyndon B. Johnson, những năm 1964,1965 với cái gọi là “The Great Society” qua những chính sách giúp đỡ những người nghèo, già, tàn tật, thăng tiến dân DA MÀU…đã được thực hiện, và kết quả là tuyệt đại đa số những người HƯỞNG LỢI từ những chính sách này đã dồn phiếu cho Đảng Dân Chủ, thì có gọi chính quyền đảng DC thời TT Johnson là “mị dân” không?
    Hơn nữa, tính toán cuả bà Yingluck là lợi dụng phẩm chất có tiếng cuả gạo Thái, lại là một trong vài nước đứng đầu về xuất khẩu gạo để ‘neo ” giá hầu bù lại số tiền đã chi cho nông dân, thì là thiện chí hay “mị dân”? (việc tính toán sai lầm để không đạt được mục tiêu lại là chuyện khác).

    Ông Hoàng Cơ Minh đã được người Việt hải ngoại “tôn sùng” như thế nào? Không có bất cứ một hình thức nào, ngoài sự đặt niềm tin. Không nên nhầm lẫn sự tin tưởng với sự tôn sùng. Phải đặt sự tin tưởng đó vào trong bối cảnh thời gian. Trong khi biết bao nhiêu các Tướng lãnh, nhân sự cao cấp trong chính quyền chưa ai tính tới chuyện “phải làm gì” thì ông ta đã từ bỏ sự bình an để rồi cuối cùng hy sinh, như thế không đáng tin tưởng ư? Việc che dấu, hay nhũng lạm tiền bạc, những người còn lại trong Mặt Trận đã và đang phải chịu búa rìu cuả dư luận. Bản thân ông ta tuy cũng có trách nhiệm, nhưng chỉ giới hạn.

    Đã có những nhân vật hay những tổ chức tranh đấu Dân Chủ cho VN nào trong cũng như ngoài nước đang “rắp tâm” xây dựng hình tượng Lãnh Tụ (thần tượng) theo như sự “lo xa” cuả cô Vi? Đó là ai? Chắc cô Vi không thể dẫn chứng! Vả lại định chế dân chủ không dung dưỡng cho những hình thức tôn thờ cá nhân. Thần Tượng không có đất sống trong các chế độ dân chủ!

    Có thể đây là một chủ đề đã hết sức cũ, được khai thác hết mức, nay nếu cần lập lạii không thể không làm mới!
    Dù sao cũng nên công nhận thiện chí cuả người viết. Báo động giả chăng nữa, ở một mức độ nào đó vẫn có ích!

    • phamminh says:

      Hoàn toàn đồng ý với Người Quan Sát:

      - Biểu tượng vs. thần tượng
      -Chỉ có người CS mới thần tượng hóa lãnh tụ.

      Lâu nay cô HTV là một cây viết lý luận rất vững, bài này có sơ sót đáng tiếc. Hy vọng cô sẽ rút kinh nghiệm và cẩn thận hơn.

      Thân

    • Tudo.com says:

      Tràng giang chữ nghĩa một bồ
      Nghe Người Quan Sát cùng thầy Lê Thanh
      Trí thức buồn ngủ tỉnh chưa ?
      Hay là còn vẫn Mình là Ta đây?

  5. Chiêu Dương says:

    thứ ba, chúng ta ca ngợi và ủng hộ dân chủ vì lý thuyết sáng suốt dẫn đạo nó và các thiết chế tốt đẹp mà nó tạo ra chứ không ca ngợi cá nhân lãnh đạo trong thể chế này.

    Đúng 50%, sai 50%. Lý do, dân chủ phát triển như xã hội Mỹ hiện nay vẫn chưa phải là điểm dừng trong ước muốn dân chủ của nhân loại. Nếu lãnh đạo một thể chế dân chủ không biết thúc đẩy nền dân chủ sẳn có tiến bước thêm, nhà lãnh đạo đó không đáng được ca ngợi. Nếu may mắn có một lãnh đạo biết phát huy thêm thể chế dân chủ hiện tại đi theo hướng trao thêm quyền làm chủ của người dân đối với hệ thống quyền lực cao nhất mà mọi người tự nguyện tuân phục; nhà lãnh đạo đó xứng đáng được ca ngợi.

    thứ tư, con người là con người, cơ chế tốt thúc đẩy họ tiến bộ, cơ chế tồi dở kéo họ vào bãi lầy nhân cách và tri thức. Nói như thế, nghĩa là, nếu Obama ở Việt Nam thì không chắc ông ta hơn gì Trương Tấn Sang hay Nguyễn Tấn Dũng. Điều này chỉ đúng khi ứng vào những người dân bình thường. Khi xử dụng tên Sang, Dũng làm thí dụ, tức muốn nói đến nhà lãnh đạo. Nếu một nhà lãnh đạo mà chỉ là sản phẩm của cái cơ chế có sẳn thì HT Vy ơi, hảy kéo cổ nó xuống làm dân, đuổi nó về vườn giử gà. Là lãnh đạo, ít nhất ông/bà phải biết làm chủ chính bản thân; tức có nghĩa là phải biết làm chủ cái cơ chế đang vận hành bản thân họ. Nếu lãnh đạo mà không làm chủ được cái cơ chế để sửa sai hay phát huy cơ chế thì nên “lãnh đạn” chứ đừng gọi là lãnh đạo. Các bố CSVN thuộc týp là sản phẩm của cơ chế, cơ chế đúc ra như thế nào thì ù lỳ y chang như khi mới được đúc; vì thế, HT Vy mới mỏi tay gỏ “dân chủ”. Obama mà được đúc từ cơ chế VN, bảo đảm ông ta “vượt biên”, không ù lỳ nói nhảm như Trọng Lú, Tư Sâu hay Ba đê.

    • tonydo says:

      (Obama mà được đúc từ cơ chế VN, bảo đảm ông ta “vượt biên”, không ù lỳ nói nhảm như Trọng Lú, Tư Sâu hay Ba đê.)

      Hay quá!
      Một nhận xét không thể đúng hơn. Trên cả tuyệt vời.
      Thanks.

  6. tonydo says:

    Thế này thì còn lâu mới diệt được Việt Cộng các cụ ơi. Sao cháu Vy ác thế!

    Đi làm Cách Mạng để tiêu diệt tụi cộng sản phản dân, hại nước, làm tay sai cho ngoại bang (mình phải chửi nó vậy, chứ trong lịch sử cận đại có anh nào không bị “chi phối” bởi ngoại bang) mà lại bảo rằng thì là không cần Lãnh Tụ, không cần Cờ thì chết cả lò rồi. Có đứa nào nó theo?”

    Từ Cổ chí Kim, mỗi lần dân chúng nổi dậy thì việc đầu tiên là phải có “Anh Hùng Tụ Nghĩa”, rồi kiếm cho ra một lá “Cờ” thật ý nghĩa cho thời điểm đó, ngay cả Cờ Bông Lau cũng không sao.

    Cứ nhìn bên Đức, bên Ba Lan, bên Nga, mỗi lần dân ta xuống đường biểu tình chống Tàu Cộng là cả rừng Cờ Đỏ Sao Vàng tung bay trước gió. Lại thỉnh thoảng, đó đây, còn có người giương cao hình Hồ Chí Minh cho tụi dân thổ địa, mũi lõ, mắt xanh lóe con mắt.

    Còn bên Mỹ mỗi lần bà con ta, tức nước vỡ bờ, là Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ phần phật, ngạo nghễ khoe sắc trên bầu trời Hiệp Chủng. Không hình Lãnh Tụ. Con cháu ngài Wa Sinh Tân lẳng lặng đi qua. Một ngày vẫn như mọi ngày.

    Bốn mươi năm trời có lẻ, người giơ cao Cờ Đỏ bên trời Âu phải lau nước mắt từ giã quê hương vì không thể nào sống được với bọn ác qủy Việt Cộng.

    Cũng ngần ấy thời gian, người vung Cờ Vàng nơi xứ sở Tự Do “trong luật pháp” nhất hành tinh, đã phải để lại quê hương xa tắp, mịt mờ nửa vòng trái đất vì nếu làm khác đi, họ sẽ phải ra đi và không bao giờ nhìn thấy ành mặt trời. “Riêng H.O thì vẫn thấy nắng Sài Gòn em đi mà chợt mát, nhưng đời con, đời cháu không ngẩng đầu lên được”.

    Đó là cái đau khổ, cái dốt nát, cái ngu đần, cái cà chớn mà mỗi người Việt Nam đang sinh sống ở hải ngoại phải chịu trách nhiệm. “Cá nhân tôi là một, và tội chịu trách nhiệm với nhận xét này”.

    Chúng ta cần một lá Cờ không có hai màu Vàng, Đỏ. (Ai cũng biết). Tất nhiên trời không sinh ra một con người toàn vẹn, nhưng chọn đứa khá nhất, phết son, quệt phấn, cho nó một lớp men bóng loáng, ngày qua ngày người ta tin là Thương Đế sinh nó ra như vậy.

    Chúng ta cần một Anh Hùng Áo Vải, không phải mấy thằng lẻo mép. (Chẳng phải bàn). Lịch sử đã chứng minh những tay lý luận, mọt sách chỉ có thể cho nó cái chân quân sư. Ngoài ra, đưa nó lên làm lãnh tụ là hư bộ, hư đường cái chắc.

    Xin Mẹ Việt Nam cho chúng con một: Lãnh Tụ.

    • Ban Mai says:

      Bốn mươi năm trời có lẻ, người giơ cao Cờ Đỏ bên trời Âu phải lau nước mắt từ giã quê hương vì không thể nào sống được với bọn ác qủy Việt Cộng. Câu viết thật vô cùng thống thiết, thê thiết, thảm thiết, bi thiết và cả tha thiết nữa! Thế tại sao lại Cứ nhìn bên Đức, bên Ba Lan, bên Nga, mỗi lần dân ta xuống đường biểu tình chống Tàu Cộng là cả rừng Cờ Đỏ Sao Vàng tung bay trước gió. Lại thỉnh thoảng, đó đây, còn có người giương cao hình Hồ Chí Minh cho tụi dân thổ địa, mũi lõ, mắt xanh lóe con mắt.? Vì Cờ Đỏ và ông HCM là nguyên nhân của mọi nguyên nhân đưa đến cảnh tan nát cửa nhà, chết chóc, để rồi “được chọn lựa nhờ có thành tích tốt hoặc gia đình có công với CM” nên được tha phương cầu thực cơ mà? (nói về số người được tuyển chọn để xuất khẩu lao động trả nợ chiến tranh)

      Như vậy thì cầm Cờ Đỏ đi biểu tình chống Tàu cộng là tự mâu thuẫn! Và có thể được hiểu bằng 2 cách. 1) Yêu nước nhưng vẫn chưa thoát khỏi tư duy bị CSVN tuyên truyền đầu độc. 2) Là cánh tay nối dài của CSVN chỉ để “minh oan với thế giới” là “CSVN cũng chống Tàu cộng” vì đã bị đồng bào trong nước vạch mặt bọn Ba Đình bán nước cho Tàu cộng để cầu vinh!

      Lúc gõ còm bạn Tô đã tỉnh rượu chưa zậy? Hay đây là chủ đích? Huhuhu..

      • tonydo says:

        Không có Lãnh Tụ được hầu hết dân chúng trong, ngoài nước chấp nhận, không có một lá Cờ chung cho hầu hết mọi người ở khắp nơi:
        Không thể tiêu diệt được cộng sản!
        Ba cái Dân Chủ, Nhân Quyền chỉ là cái nói cho sướng miệng.
        Take care!

  7. Nguyen Kim Nen says:

    Bài viết rất hay và chính xác của HTV. Và nhiều người Việt Nam sẽ không thích bài này vì người Việt còn sống theo cảm tính rất nhiều mà không chịu suy nghĩ theo lý lẽ và sự trung thực của dữ kiện.

    Con người càng có nhiều mặc cảm và sợ hãi thì thường chối bỏ sự thật và lý lẽ. Họ thích tôn thờ các cá nhân nổi bật mà không hiểu rõ về những người đó và không hiểu hoàn cảnh nào đã tạo ra những cá nhân như vậy.

  8. Ban Mai says:

    Sự hoài nghi giúp cho tiến bộ xã hội. Khoa học không hoài nghi thì không còn là khoa học. Trong tranh đấu không hoài nghị có thể bị phản bội. Vâng, hoài nghi có chỗ đứng trong đạo đức! Vấn đề là tuyệt đối trung thành (hoàn toàn không hoài nghi) thì cũng nguy hiểm không kém. Cách mạng VN, nhân danh giải phóng đất nước ra khỏi đô hộ của thực dân Pháp, đã trở thành cộng sản độc tài giết hàng triệu người VN yêu nước mà không gớm tay trong cuộc chiến nồi da sáo thịt 1954-1975!

    Như vậy còn đâu là nhiệt tình cách mạng? Cứ lửng lơ đứng giữa mới là khôn ngoan? Mt Hoàng Cơ Minh đã đánh mất niềm tin hợp lực lúc ban đầu để giải phóng VN khỏi họa CS. Đúng thế, nhưng trường hợp bị nội gián là điều khá rõ ràng. Và, như thế thì Mt HCM vẫn mãi mãi là nhân tố gây nên nghi ngờ nên CM GP VN vẫn không phát triển được? Như thế thì tính giai đoạn để thích nghi với diễn biến chung của thời đại đã bị đánh mất! Cho nên vấn đề còn lại là sự cố chấp! Sự khắc nghiệt không bao dung, kiểu một lần ăn trộm là một lần bị chặt tay, chặt chân! Để sau cùng chỉ còn lại một cơ thể bị tật nguyền!

    Thể chế Dân chủ có thể thay thế sự tật nguyền nầy! Giai đoạn nầy chọn đại diện nầy, giai đoạn khác chọn đại diện khác. Hôm nay là đảng viên đảng A ngày mai nếu thấy đảng A không còn đúng với nguyện vọng của mình thì chạy sang đảng B mà không bị kết án là kẻ phản bội. Và đảng A cầm quyền thấy không còn thích hợp nữa thì bầu cho đảng B. Vì thế khi dấn thân thì phải nhiệt tình, vì nhiệt tình mới giúp phát triển nhanh và tốt. Và động cơ cá nhân đang nhiệt tình phải trong sáng. Có trong sáng thì sau một giai đoạn nhiệt tình mà thấy không còn thích hợp nữa thì thoát ra. Thoát ra mà không mang mặc cảm cay đắng! Chính thái độ nầy mới nói lên tính trưởng thành trong đấu tranh. Còn hăng say để được nổi tiếng hoặc nhờ nổi tiếng nên hăng say hơn, đôi khi tự mình đánh mất sự trinh nguyên ban đầu!

    Chính mình đánh mất bản ngã rồi từ đó lại thể hiện thêm sự hẹp hòi, cay đắng và cuối cùng trở thành nhân tố chính của phản bội thật sự. Là chính mình phản bội con đường đã chọn lúc ban đầu mà cứ đổ cho ai đó rồi trách móc!

    Thử đặt vào tình yêu xem sao? Yêu nhau mới cưới nhau nhưng tại sao có ly dị? Và nhiều trường hợp sau ly dị lại tìm được hạnh phúc! Như vậy thì gốc rễ vấn đề là phải tránh cho thật xa bệnh thần tượng! Nhưng không có đam mê, thần tượng, thì tình yêu không thăng hoa, nhân loại không thừa hưởng được những tác phẩm để đời! Mỵ Nương không mê đắm tiếng sáo Trương Chi thì đâu có huyền thoại?

    Vấn đề là bệnh thần tượng chính mình, là gãy đổ lớn nhất trong đời! Tự phán xét chính mình là tự soi sáng con đường phía trước.

    (Bị vội, nên gõ và chỉ đọc sơ qua thôi nên có thể có lộn xộn..hihi…)

    • NGÀN TRĂNG says:

      TƯỢNG THẦN
      VÀ THẦN TƯỢNG

      Thần tượng ở trong tâm
      Tượng thần trên mặt đất
      Trong tâm không thần tượng
      Tượng thần nào ra đời !

      Mỗi người khi chết đi
      Thần tượng cũng biến mất
      Nhưng mà các tượng thần
      Có khi còn lại đó !

      Nên thần tượng phải đúng
      Tượng thần mới không sai
      Còn thần tượng bá vơ
      Tượng thần chỉ đất sét !

      Người Việt quả cũng lạ
      Dân trí vốn chưa cao
      Nên có nhiều thần tượng
      Và tượng thần dồi dào !

      Mong chi nước đi lên
      Để thần tượng giảm bớt
      Cho tượng thần chắt lọc
      Và dân gỡ u mê !

      GIÓ NGÀN
      (06/7/15)

  9. vb says:

    Tội nghiệp cô Huỳnh Thục Vi đang oằn vai gánh hai cái bồ:

    Một BỒ …đầy …TÔI!
    Một BỒ… đầy…CHỮ!

    • Trần Vinh says:

      Sống ở một đất nước bị kìm kẹp bởi bè lũ Cộng sản phản quốc, độc tài nên người có một bồ đầy chữ Huỳnh Thục Vy không có dịp được thi thố tài năng . Buồn !

    • Trần giả Tiên says:

      vb đọc có hiểu không mà nói “Một BỒ …đầy …TÔI!”
      “TÔI” chổ nào chỉ dùm cho thiên hạ học hỏi nhé.
      “Tội nghiệp”(!?)
      Không biết vb trình độ tới đâu, nhưng tôi dám chắc vb không đủ sức để viết một bài chỉ cần bằng 1/10 bài của HTN và tôi chắc chắn sẽ tội nghiệp cho vb trước đấy.
      Và thêm nữa vb nên bỏ trò chụp mũ, nói lấy được kiểu cs.
      Trò nầy xưa rồi, không phải thời thằng cs ở hang để mà xạo sự.

      • N.K.D.Thơ says:

        Không cần có cái TÔI nhưng vẫn là tôi trong đó/
        Làm CM mà không có lãnh tụ thì CM trên bàn phiếm .
        Làm CM mà không có biểu tương (cò ) thì CM cái lổ miệng .
        Người ta nói tập họp các người yêu nước dưới lá cờ khởi nghĩa như cuộc khởi nghía Đô Lương mà CBQ quân sư chớ không ai biết mà về tụ nghĩa?
        Ở đây sau cùng ,như tonydo ,xuất thân cs,vẫn đòi thay cờ vàng ba sọc băng cờ khác (như VVK hay các tên cs ở Mỹ mong muốn ) .Vậy không biest Huỳnh Thục Vi có dduwoojc CHA dạy là cờ vàng 3 sọc đỏ tượng trưng cho dân chủ tự do ,không CS,không là cờ tay ai ,bán nước như bọn VC tuyên truyền không ? Có biết cờ Nga Hoàng được hồi sinh khi cs đã bị sụp đỏ ở liên xô va thfnh phố Pitterburg được lậy lại tên củ thay vì stalingrad không?
        HTV một bồ chữ nhưng chắc hắn là chữ cộng sản lẩn lộn rất nhiều, Óc nữ đỏ nữa trắng ,nữa xanh nữa vàng . Tôi không tin là cha con HNT là những kẻ chống cộng.Khoe chử thì có !…(cố nhiên chống cộng “giã vờ giã vịt” cũng có thể còn nhiều . Tin và ca là bán thóc gióng mà ăn !)
        Kết luận là nên coi bài viết này như bài viết của nhưng nguofi trong nước ,nêu lên ý kiến này nọ: viétt lách đẻ tuyên truyền đẻ sao cho thật tinh tế,không phát hiện được ,nhưng lại cảm tình nên thấy có lý…
        Đây “Không biết vb trình độ tới đâu, nhưng tôi dám chắc vb không đủ sức để viết một bài chỉ cần bằng 1/10 bài của HTN và tôi chắc chắn sẽ tội nghiệp cho vb trước đấy.
        Và thêm nữa vb nên bỏ trò chụp mũ, nói lấy được kiểu cs.
        Trò nầy xưa rồi, không phải thời thằng cs ở hang để mà xạo sự.”
        Có “mùi” chống công ,công kênh cô/bà Huỳnh !
        Kiễu ca ngơi Dương Thu Hương hay Bão Ninh !
        Tự đội mú chớ AI đội mũ cho !
        (nkdt)

      • vb says:

        Trong một bài đăng báo hay một ý kiến được phát biểu vốn đã mang sẵn tính cách chủ quan, vì thế người ta tránh mang thêm chữ TÔI vào để có thêm sự thuyết phục và không gây ‘khó chịu” cho người nghe, người đọc.
        Cô Vi có vẻ” khác người” khi dùng nhiều lần chữ ‘tôi” không cần thiết, chẳng hạn:

        * TÔI đã nhiều lần chia xẻ…
        * Lợi đối với TÔI…
        * Bởi thế hôm nay TÔI nói …
        * TÔI từng thấy rất nhiều người…
        *TÔI tin rằng…
        * TÔI hay cổ vũ…
        *Bản thân TÔI…
        * TÔI là người…
        *TÔI cho là đúng…
        * TÔI nghĩ rằng…
        ( Liệu đã đầy BỒ…TÔI chưa? hehehe!)

        Thí dụ:
        ” Những vấn đề cô HTV đang đề cập đến, độc giả dễ dàng nhận ra thông điệp cô gửi đi, tuy nhiên những dẫn chứng xem ra thiếu thuyết phục”.

        Và:

        ‘TÔI biết rằng, những vấn đề cô HTV đang đề cập đến, độc giả dễ dàng nhận ra thông điệp cô gửi đi, tuy nhiên, TÔI phải nói ngay, những dẫn chứng xem ra thiếu thuyết phục”.

        Những chữ ” TÔI ” trong câu thứ 2 giúp ích gì ? Hay là sợ người đọc KHÔNG BIẾT người viết là tác giả? Có nên và có cần thiết không?

        “…Tôi dám chắc vb không đủ sức để viết một bái chỉ cần bằng 1/10 của HTV….”(trích).

        Thú thực với ông, tôi chưa dám thử, nên không biết bằng mấy phần…nghìn!

        Nói như ông Tiên (giả) thì trong nền văn học, nghệ thuật của một nước, những nhà phê bình văn chưong, các người điểm phim , phê bình hội hoạ…là những thứ vô dụng và phải đem ra thử tài, xem có làm đạo diễn được không, có làm thơ, viết truyện hay có biết …vẽ không?

        “Anh có giỏi sao anh không làm đạo diễn, hay tài tử, diễn viên mà lại phê bình phim cuả người ta, phê bình diễn viên đóng…dở? Hay:

        ” Có giỏi sao không làm thơ, sáng tác truyện ngắn truyện dài mà ngoác miệng ra chê?”!

        ” Phê bình Tổng Thống hả, ngon làm TT đi, xem có được như người ta không?”

        Và v.v…!!!

        Chắc ông Tiên (giả) chưa bao giờ nghĩ đến trong một xã hội với đủ ngành nghề và đa số những người thành công, là những người hoạt động đúng lãnh vực PHÙ HỢP VỚI SỞ TRƯỜNG của họ?

        Để tránh tổn thương vô ích, xin cho tôi khỏi viết câu …kết luận (về ông)!

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Tranh luận quả căng thẳng, nhưng xem ra có lợi hơn hại, TÔI nghĩ như rứa đó !
        Có thế mới “ra ngô ra khoai” ! Ấy cũng bởi vb viết ngắn và quá súc tích, nên có lẽ chưa thuyết phục hay chưa làm hài lòng một số dư luận viên chăng !?
        Thú thực vb viết dẫn chứng trong bình lọan sau giúp cho tôi sáng mắt sáng lòng thêm rất nhiều. Thành thật cám ơn nhé.

        Câu kết thật … “ác (liệt)” đấy nhớ ! Ra chiêu cực độc, ai muốn hiểu sao thì hiểu, là lại được tiếng con người (rất) biết điều (phải quấy) :-) !

      • vb says:

        @ Lão Ngoan Đồng,

        Không có gì khoái tỉ cho bằng “kẻ thù cuả mình khen mình” ! (đùa chút chơi).
        Lão Ngoan…thấy ý kiến cuả “Người Quan Sát” có đáng đọc không?
        Nghe nói, ổng đang định đưa ra một chủ đề hứa hẹn nóng như những ngày chờ mưa ở Sài gòn: ” Có hay không chuyện TT Ngô Đình Diệm được “thần tượng hoá” qua bài SUY TÔN NGÔ TỔNG THỐNG dưới thời Đệ Nhất Cộng Hoà’.
        Ổng dự trù sẽ có ít ra là hai phe “kình địch”, một bên là Minh Đức…dai hoi (dài hơi chứ không phải dái hoi), LMC Lão Ngoan, những người vốn không có thiện cảm với NĐD, không kể những thứ lau nhau, “DLV, dí lồn vào”, con cháu bác mặc lộn cà sa, cạo đầu để đòi các ‘tín nữ’ ..ủng hô(!) và bọn “Sách (Cực) Thối” và một bên là cụ Vy Bui, “cần lao gộc” (!?!).
        Báo cho biết trước để chuẩn bị tinh thần.

  10. NÓI VỀ NGUYÊN LÝ TỰ DO DÂN CHỦ TRONG XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI

    Cơ bản của xã hội luôn luôn là những cá nhân con người. Đó là những thực thể nền tảng, nó chịu những tác động từ bên ngoài và bên trong của nó. Bên ngoài là sự tồn tại của cá nhân khác, tức là toàn thể xã hội. Bên trong là năng lực cấu thành qua phát triển các mặt, nhưng đồng thời cũng là bản năng tự nhiên nhiều dạng không thể loại bỏ.

    Như vậy cá nhân có trước giai cấp, không phải giai cấp có trước cá nhân. Giai cấp chỉ là khái niệm trừu tượng hóa từ những cá nhân có cùng điều kiện và hoàn cảnh kinh tế như nhau. Chính phẩm chất cá nhân quyết định giai cấp mà không phải ngược lại. Vả chăng con người không phải chỉ là thực thể kinh tế, vật chất thuần túy, mà nhất là cũng còn là thực thể trí tuệ, thực thể tinh thần, thực thể ý thức tình cảm.

    Trong ý nghĩa như thế, trong xã hội và trong lịch sử, cá nhân luôn luôn đấu tranh nhau về mọi mặt. Đấu tranh có mặt tích cực là cạnh tranh và phát triển, song có mặt tiêu cực là sự phá hoại lẫn nhau, sự cản trở lẫn nhau. Bởi vậy chính giáo dục, đạo đức, khoa học luôn luôn là những biện pháp thiết yếu của xã hội con người để điều tiết, để chính đốn và phát huy mọi yêu cầu phát triển tốt đẹp và chính đáng trong xã hội loài người, đó chính là mọi sự tiến bộ của lịch sử nói chung qua thời gian mà không ai phủ nhận được. Đó chính là ý nghĩa của khoa học chân chính kết hợp cùng những giá trị và ý nghĩa nhân văn chân chính.

    Nhưng chính Các Mác là người đã không từng rõ những điều đó. Ong ta chỉ mê tín vào biện chứng luận của Hegel, hiểu sai đó đi, tự cho mình là khoa học, và đưa ra thuyết đấu tranh giai cấp cùng chuyên chính vô sản như là nguyên lý về sự phủ định của phủ định để xiển đương cái xã hội gọi là cộng sản khoa học nhằm thúc bách loài người nhất thiết phải đi theo đó. Nhưng cái ngu của Mác là không thấy được nếu đó là quy luật khách quan tự nhiên thì cần gì lại phải chủ quan thúc bách nó.

    Chẳng qua học thuyết phủ định của phủ định (cộng sản phủ định tư hữu, phủ định tư bản chủ nghĩa) của Mác thực chất chỉ là vớ vẩn, là tư biện theo kiểu trừu tượng phi khoa học thực tế, nên thuyết độc tài vô sản của Mác thực sự đã trở thành một tội ác hiển nhiên trong chính lịch sử nhân loại. Do vậy chuyện nói dân chủ gấp cả triệu lần chỉ là sự phỉnh gạt, sự nói theo vô ý thức theo tuyên truyền, mà không mang tính chất độc lập tư duy hay nhận thức của mọi con người chính đáng.

    Cho nên mọi ý nghĩa phản tự do dân chủ trong mọi xã hội cộng sản đều chỉ là hệ lụy tự nhiên của quan điểm chuyên chính độc tài vô sản của Mác. Người vô sản thực tế cũng là con người, nhưng với nhiều nhược điểm do nhược điểm kinh tế xã hội bản thân của họ mà có, vậy mà mệnh danh là giai cấp có sứ mệnh lãnh đạo lịch sử chỉ là sự ngu tối của Mác, bởi cứ mãi mê tín vào quan niệm phủ định của phủ định. Như vậy phải thấy rằng chỉ duy quan điểm chủ quan, cá nhân, hạn chế của Mác mà làm rối loạn cả lịch sử nhân loại và khiến bao nhiêu đất nước trở nên là nạn nhân của nó.

    Bởi vì nguyên lý tự nhiên, khách quan của xã hội loài người là nguyên lý xã hội tự do dân chủ mà không phải xã hội độc tài cá nhân trị hay nhóm cá nhân trị. Lý do vì loài người không phải loài vật, vì có nhân văn, không thể giống tổ ong, tổ kiến, tổ mối, hay các loài linh trưởng bầy đàn chỉ sống theo bản tự nhiên duy nhất mà trời phú cho chúng. Nên đó là quan điểm phản khoa học, phản tiến hóa, phản động mà Mác đã mang lại cho thế giới, nhưng dưới bộ y phục hấp dẫn là quan điểm khoa học, quan điểm giải phóng giai cấp, giải phóng loài người.

    Hay cứ tưởng tượng xã hội hay lịch sử loài người nói chung luôn luôn là một dòng chảy, tức một dòng sông luôn luôn biến chuyển. Sở dĩ có được dòng chảy là do mọi giọt nước, mọi phân tử chất lỏng đều trượt lên bề mặt của nhau, có có thể chuyển động tự do theo mối quan hệ nào đó. Đằng này Mác chủ trương chuyên chính vô sản chẳng khác gì làm đóng băng một dòng sông, khiến mọi phân tử trong chất lỏng đó trở thành một hệ mạng cứng nhắc như hệ mạng kim loại, đã cứng hay băng tuyết. Cái ngu của Mác thật không thể nào nói hết. Đã thế Mác còn nghĩ rằng dòng băng tuyết đó thế nào cũng là điều kiện để biến thành hoàn toàn hơi nước tức mọi người đều được tự do lý tưởng trong xã hội cộng sản lý tưởng. Quả là một tư duy điên loạn, dốt nát và gàn bướng chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại. Bởi không còn tự do dân chủ đích thực, xã hội chỉ trở thành một cái cây khô không còn nhựa sống, hay một loại cây cảnh, mà không còn mọi sức sống tự nhiên, đầy đủ, tốt đẹp, tiến hóa và hoàn toàn khách quan nữa.

    Nên tóm lại nguyên lý tự do dân chủ là nguyên lý tự nhiên, khách quan, thực tế trong xã hội loài người. Thuở con người còn lạc hậu, chỉ có thể có chế độ phong kiến, chế độ quân chủ chuyên chế, không thể nào có chế độ tự do dân chủ. Nhưng khi xã hội phát triển, khoa học, kinh tế đều tiến hóa, chế độ dân chủ tự do xuất hiện như là lẽ đương nhiên. Mác lại cho đó là tự do dân chủ kiểu tư sản, và phải quay lại độc tài vô sản để giải phóng nhân loại. Đó thật là một gã điên gàn, dốt nát, hoàn toàn phản động mà lại tự xưng là cách mạng, là nhân văn, quả là sự mị dân, sự giả khoa học, phản lịch sử một cách hết biết, và ngày nay toàn bộ thực tế về chủ nghĩa cộng sản Mác trên toàn thế giới đều cho thấy rõ tất cả mọi điều đó. Nên mọi sự tôn sùng cá nhân thật sự đều sai trái, đó chẳng qua chỉ là hệ lụy tự nhiên của học thuyết độc tài vô sản của Các Mác mà thôi. Bởi vì đó là nguyên nhân và kết quả của mọi ý nghĩa phản tự do dân chủ đích thực trong xã hội mà tất cả mọi người đều đã biết.

    Võ Hưng Thanh
    (21/6/15)

Leave a Reply to tonydo