WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hồ Chí Minh và pháp lệnh “Trừng trị các tội phản cách mạng”

Trong khi Bác vừa nhậu vừa hút thuốc, thì Diệp Kiếm Anh đọc thơ ca ngợi Bác, làm Bác rất đê mê

Trong khi Bác vừa nhậu vừa hút thuốc, thì Diệp Kiếm Anh đọc thơ ca ngợi Bác, làm Bác rất đê mê

Các điều luật 78, 79, 88, 258 của bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành đang được chính quyền sử dụng làm cơ sở pháp lý để, trong một số trường hợp, biến những người vô tội thành có tội; đó là trường hợp của những người yêu nước và những người đấu tranh cho dân chủ bị biến thành tội phạm.

Mục đích của tôi ở bài này không phải là nhằm chỉ ra sự vô lý hay tính chất phản dân chủ của các điều luật nêu trên đây.

Mục đích của tôi ở đây là giới thiệu với quý độc giả văn bản pháp lý đầu tiên, cơ sở cho các điều luật ấy.

Văn bản đó là pháp lệnh « Trừng trị các tội phản cách mạng” do Hồ Chí Minh ký và ban hành tháng 11 năm 1967. Mặc dù pháp lệnh này do Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua, và do Trường Chinh ký trước khi trình lên chủ tịch nước, nhưng Hồ Chí Minh là người ký và ban hành trên toàn quốc, nên Hồ Chí Minh phải chịu trách nhiệm về mọi nội dung trong văn bản.

Có thể tìm thấy văn bản này trên website của chính phủ. Tuy nhiên, văn bản trên website của chính phủ là văn bản của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, do Trường Chinh ký ngày 30/10/1967. Văn bản này được đệ trình lên Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký và ban hành ngày 10/11/1967. Pháp lệnh này được công bố trên báo Nhân dân ngày 21/3/1968. Những thông tin này dẫn theo nguồn của Céline Marangé, trong cuốn “Le communisme vietnamien (1919-1991) ». Vì sao website của chính phủ đăng bản đệ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, mà không đăng Pháp lệnh chính thức do Hồ Chí Minh ban hành ? Điều này có lẽ chỉ có Bộ Chính trị mới trả lời được.

Văn bản của Hồ Chí Minh không còn hiệu lực, bởi nó đã được luật hóa bằng các điều luật trong Bộ luật Hình sự Việt Nam, do Nông Đức Mạnh ký và ban hành năm 1999. Dĩ nhiên trước đó còn có những Bộ luật hình sự khác, nhưng chúng tôi không đề cập đến ở đây. Bộ luật hình sự 1999 là bộ luật hiện hành.
Ở đây tôi chỉ trích dẫn một số điều khoản tiêu biểu trong Pháp lệnh của Hồ Chí Minh, và đem so sánh với các điều khoản đã nêu ở trên, trong Bộ luật Hình sự.

“Điều 1.
Tội phản cách mạng là tội chống lại Tổ quốc, chống lại chính quyền dân chủ nhân dân, phá hoại công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, phá hoại quốc phòng, phá hoại sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà.»

Nội dung điều 1 của Pháp lệnh Hồ Chí Minh về cơ bản được chuyển vào trong nội dung điều 78 của Bộ luật Hình sự 1999:

“Điều 78. Tội phản bội Tổ quốc

1. Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượng quốc phòng, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.”


Ngay ở điều 1 của Pháp lệnh, ta thấy rằng: để định nghĩa “tội phản cách mạng”, Hồ Chí Minh đã đồng nhất tội danh này với tội chống lại Tổ quốc, chống lại chính quyền dân chủ nhân dân, phá hoại công cuộc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội… Tuy nhiên không định nghĩa rõ như thế nào thì bị xem là « chống ».
Mặc nhiên, “cách mạng” ở đây phải được hiểu là “cách mạng xã hội chủ nghĩa”. Tuy nhiên, vì sao có thể đồng nhất cách mạng xã hội chủ nghĩa và Tổ quốc? Thời điểm này tôi chưa có câu trả lời. Thời điểm này tôi chưa hiểu được vì sao Hồ Chí Minh có thể đồng nhất cách mạng xã hội chủ nghĩa và Tổ quốc.

Vì sao đem một thứ chủ nghĩa ngoại lai về du nhập vào Việt Nam rồi đem nó đồng nhất với Tổ quốc? Và vì sao biến những người bày tỏ sự phản đối chủ nghĩa đó thành tội phạm chống lại Tổ quốc ? Tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu để có một câu trả lời khả dĩ.

Điều 4. Tội âm mưu lật đổ chính quyền dân chủ nhân dân
Kẻ nào thành lập hoặc tham gia tổ chức phản cách mạng nhằm thực hiện âm mưu lật đổ chính quyền dân chủ nhân dân, phá bỏ chế độ chính trị, kinh tế và xã hội đã được Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quy định thì bị xử phạt như sau:

a) Bọn chủ mưu, cầm đầu, xúi giục, bọn hoạt động đắc lực thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến tù chung thân hoặc bị xử tử hình;

b) Bọn tham gia thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
Trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì kẻ phạm tội bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm. »

Điều 4 này chính là điều 79 trong Bộ luật Hình sự của Nông Đức Mạnh:

“Điều 79. Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân

Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:

1. Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình;

2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.”

Dưới thời Hồ Chí Minh, chính quyền được gọi là “chính quyền dân chủ nhân dân”; đến thời Nông Đức Mạnh, “dân chủ” đã biến mất, chỉ còn là “chính quyền nhân dân” (dĩ nhiên chữ “nhân dân” được dùng với chức năng gì thì cần được làm sáng tỏ vào một dịp khác). Ngoài ra có thể thấy ngôn ngữ văn bản hành chính dưới thời Hồ Chí Minh mang tính khẩu ngữ, thiếu chuẩn mực của văn phong hành chính, ví dụ sử dụng từ “bọn”.

“Điều 15. Tội tuyên truyền phản cách mạng

Kẻ nào vì mục đích phản cách mạng mà phạm tội như sau:

1. Tuyên truyền, cổ động chống lại chính quyền dân chủ nhân dân, xuyên tạc chế độ xã hội chủ nghĩa;

2. Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý của địch; xuyên tạc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giành độc lập dân tộc và thống nhất nước nhà, phao đồn tin nhảm, gây hoang mang trong nhân dân;

3. Tuyên truyền cho chính sách nô dịch và cho văn hóa trụy lạc của chủ nghĩa đế quốc;

4. Viết, in, lưu hành, cất giấu sách, báo, phim, tranh, ảnh hoặc mọi tài liệu khác có nội dung và mục đích phản cách mạng;
thì bị phạt tù từ hai năm đến mười hai năm. »

Điều 15 này của Pháp lệnh, khi đi vào Bộ luật hình sự, đã trở thành điều 88:

“Điều 88. Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;

b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân;

c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.”

Ở đây có thể thấy: “Phản cách mạng” ở điều 15 Pháp lệnh của Hồ Chí Minh đã được cụ thể hóa thành “Chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” ở điều 88 trong Bộ luật hình sự của Nông Đức Mạnh. Mặc dù thế, điều đó chẳng ảnh hưởng gì đến tinh thần chuyên chế của cả Pháp lệnh lẫn Bộ luật hình sự, chẳng ảnh hưởng gì đến bản chất của sự việc: dưới thời Hồ Chí Minh cũng như dưới thời Nông Đức Mạnh và cho đến hiện nay, luật pháp được sử dụng như một công cụ để bảo vệ chế độ, chứ không phải để bảo vệ con người.

Như vậy, pháp lệnh “Trừng trị tội phản cách mạng”, do Hồ Chí Minh ban hành hai năm trước khi ông mất, chính là nguồn gốc của mọi sự đàn áp mà những người yêu nước không theo cách của chính quyền và những người bất đồng chính kiến hiện nay đang phải gánh chịu, trong đó có tôi (những đe dọa đối với cá nhân tôi và những người khác vẫn tồn tại trên các website mang tên và chức danh những lãnh đạo đương nhiệm thuộc hàng cao cấp nhất).

Khi đồng nhất chủ nghĩa xã hội với Tổ quốc có lẽ Hồ Chí Minh không hình dung được rằng, Việt Nam sẽ nhanh chóng đi tới một giai đoạn mà những người kế nhiệm của ông sẽ phải đối diện với nan đề của lịch sử: muốn bảo vệ chủ nghĩa xã hội thì không thể nào bảo vệ được Tổ quốc, hay nói cách khác là sự tồn tại của chủ nghĩa xã hội sẽ đẩy quốc gia tới chỗ mất độc lập. Tuy nhiên, chính quyền đương nhiệm, bộ máy đảng, bộ máy nhà nước, bộ máy quốc hội, đang bộc lộ ý chí mạnh mẽ bảo vệ chủ nghĩa xã hội, bảo vệ chế độ. Vì thế nhân dân không thể biết được số phận của Tổ quốc Việt Nam tới đây sẽ như thế nào. Trừ phi chính nhân dân tự thức tỉnh và tự giành cho mình quyền quyết định số phận của Tổ quốc.

Ngoài số phận mù mịt của Tổ quốc thì vẫn còn nhiều câu hỏi cần phải trả lời : Vì sao Pháp lệnh này được ban hành năm 1967 ? Trong điều kiện cụ thể nào ? Vì sao phải đặt ra « tội phản cách mạng » ? Và vì sao phải đồng nhất tội phản cách mạng với tội phản bội Tổ quốc ? Vì sao đồng nhất chủ nghĩa xã hội với Tổ quốc?

Paris, 21/6/2015
Nguyễn Thị Từ Huy

4 Phản hồi cho “Hồ Chí Minh và pháp lệnh “Trừng trị các tội phản cách mạng””

  1. nguyen ha says:

    Suốt chiều dài Lịch sử CS cai tri Miền Bắc ,cho đến 1975 ,Xả hội Miền Bắc chưa bao giờ có những bộ-luật ! HCM và DCSVN cai trị người Dân bằng nghị quyết, sắc lệnh,pháp lệnh ,quyết định…nói chung là LỆNH !! Người Dân miền Nam ,năm 1975 khi thấy Cán binh CS vào ,mang theo những “Vật phẩm” gọi là “chi viện” cho Miền Nam “ruột thịt” thì hởi ôi !! Vì sao vậy ?? Vì chỉ thấy : Cái -lon-sơn và chiếc Cọ (brush) để viết KHẨU HIỆU !! Thật vậy ,chế độ XHCN mà Bác Hồ Quang lảnh đạo còn tệ hơn cả thời phong kiến. Nhà Nguyễn và triều Lê còn có những bộ Luật để đời : như Hoàng-Việt của Triều Lê và bộ luật Hồng Đức Gia-Long Bởi vậy khi phân tích Luật lệ dưới thời CS,không nên phí công ,đào sâu điều nầy ,điều nọ… vì tựu trung củng chỉ gói gọn trong 2 chữ CHẶT- CHÉM (chữ nghĩa của nhà văn
    trong nước Nguyễn bình Phương “Xe lên-xe xuống”). Ngay cả HCM còn dạy cho can bộ cách giết
    người (việt gian): Làm sao để chìm xuống Sông,bằng cách Mổ ruột !! (báo Cứu Quốc 1947). Một Dân tộc, mà hết một nửa Ăn-thịt-người ( Thề phanh thây-uống Máu..),liệu có còn Cơ hội nào để Vươn lên nửa hay không ?? Xin mời các bạn trẻ trong nước trả lời giùm !!

  2. Trần Vinh says:

    Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 25/6/15 công bố Báo cáo thường niên tình hình nhân quyền Việt Nam :

    Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc đoán do một đảng duy nhất – Đảng Cộng sản Việt Nam – thống trị. Cuộc bầu cử Quốc hội gần đây nhất, tổ chức năm 2011, đã diễn ra một cách không tự do và không công bằng. Chính quyền vẫn duy trì sự kiểm soát có hiệu quả đối với các lực lượng an ninh.

    Những vấn đề quyền con người nổi bật nhất trong nước vẫn là: sự hạn chế nghiêm ngặt của chính quyền đối với quyền chính trị của công dân, đặc biệt là quyền của công dân trong việc thay đổi chính quyền thông qua bầu cử tự do và công bằng; hạn chế quyền tự do dân sự của công dân; không bảo vệ đủ quyền pháp lý của công dân, gồm bảo vệ trước sự bắt bớ vô cớ.

    Những vi phạm quyền con người cụ thể bao gồm việc làm chết người tùy tiện và phi pháp; các vụ tấn công của công an và tra tấn; bắt giữ và tạm giam tùy tiện vì hoạt động chính trị; công an tiếp tục đối xử không tốt với nghi phạm khi bắt giữ và tạm giam; và từ chối quyền được xét xử nhanh chóng và công bằng. Hệ thống tòa án không minh bạch và thiếu độc lập, ảnh hưởng kinh tế và chính trị thường xuyên tác động kết quả xử án. Chính quyền hạn chế các quyền tự do ngôn luận, báo chí và trấn áp những người bất đồng quan điểm; hạn chế quyền tự do sử dụng Internet, tự do tôn giáo; theo dõi các nhà hoạt động; và tiếp tục hạn chế quyền riêng tư và quyền tự do hội họp, tự do lập hội, và tự do đi lại.

    Mục ‘Tra tấn’ trong Báo cáo Nhân quyền thường niên về Việt Nam của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nêu một loạt vụ việc:

    Đó là các vụ bắt nhà báo tự do Trương Minh Đức (Bình Dương), ông Bùi Văn Luốt và Lê Văn Sóc (Phật giáo Hòa hảo, Vĩnh Long), bà Trần Thị Nga, bà Nguyễn Ngọc Lụa (TPHCM), ông Ngô Thanh Kiều (chết trong đồn công an Tuy Hòa, Phú Yên), các ông Y Ket Bdap (bị đánh chết sau khi vào đồn công an) và Y Abuil Bkrong (bị bắt) ở Đắk Lắk.

  3. NGÀN KHƠI says:

    NÓI VỀ LÒNG YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG

    Đất nước là cái gì có trước hết mọi thứ, làm căn bản và nền tảng cho tất cả mọi thứ. Như vậy nhân dân hay toàn dân cũng quý ngang với đất nước, như vậy bản thân con người cũng quý trước tiên hết thông qua tất cả mọi cái đó.

    Đó chính là ý nghĩa mà cách đây nhiều ngàn năm một nhà hiền triết lớn của phương Đông, một nhà tư tưởng chính trị lớn, đã từng nói dân mới quý, cương thổ thứ yếu, còn vua không đặc biệt quan trọng (dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh – Mạnh tử).

    Và nếu điều đó được diễn ra ngôn ngữ kỹ thuật của ý nghĩa chính trị hiện đại trên thế giới, thì nói được là xã hội mới quan trọng, hành chính chỉ thứ yếu, chính trị không phải là điều gì then chốt. Có nghĩa chính trị và hành chánh có mục đích và nhiệm vụ phục vụ xã hội mà không phải ngược lại. Chính con người là trung tâm điểm của xã hội, và xã hội quyết định ý nghĩa của chính trị hay hành chánh, mà không phải tất cả chỉ nhằm cho hành chánh hay chính trị.

    Do đó câu nói của Mao Trạch Đông bảo rằng chính trị là thống soái, chính trị ở trên nòng sung là mang tính cách cực kỳ phản động, phản xã hội, phản cách mạng, nó chỉ nói lên tham vọng sắt máu cá nhân, dùng xã hội, dùng con người, dùng hành chánh, dùng chính trị ác nghiệt để phục vụ quyền lợi ích kỷ của mình, nhân danh cách mạng một cách phi nhân đạo mà không phải nhiều người có khả năng phân tích được.

    Như vậy cách mạng có nghĩa là nhu cầu của xã hội để nhằm phát triển đi lên, giải quyết những cái bế tắt tạm thời để giúp hướng tới những khả năng tốt đẹp, kết quả hơn trên con đường phát triển, tiến hóa, không phải cách mạng là xóa sổ làm tại tất cả một cách bất công, phi lý, phản khoa học, phản thực tế, phản xã hôi, phản tiến hóa hoặc dốt nát.

    Kiểu cách mạng mác xít là kiểu xóa bài làm lại tất cả, không phải kiểu phát triển, khai thông xã hội đối với những bế tắt, sai trái, vô lý tạm thời nào đó của nó. Khi Mác nói về đấu tranh giai cấp, nói về giải phong con người hay giải phóng loài người, thật ra đó chỉ là lối nói tưởng tượng, phi thực tế, không khoa học, không thiết thực. Bởi vì ngay khái niệm chuyên chính hay độc tài vô sản của ông ta đã cho thấy ngay sự mê muội, mê tín ngay từ đầu vì ông ta tin tưởng vào tính biện chứng huyền hoặc, viễn mơ, nghịch lý và mâu thuẫn của lịch sử xã hội vì chỉ do cuồng tín vào quan điểm biện chứng luận của Hegel mà không là gì khác.

    Bởi vậy khi nói sự thống trị của giai cấp, nói sự chuyên chính của giai cấp, đặc biệt giai cấp vô sản, chính Mác là người đầu tiên đã đi vào chiều hướng hành chánh hóa xã hội, chính trị hóa xã hội, nô lệ hóa xã hội, áp chế hóa xã hội mà không ai khác. Bởi vậy mọi người đi theo Mác kể từ Lênin cho mãi về sau này không giai đoạn nào, không bất kỳ ai thoát ra khỏi được cái vòng kim cô đó, thoát ra khỏi chính cái lồng bện sẳn, cái khuôn đúc sẳn, cái quy thức tiền chế

    • ÁNH NGÀN says:

      cái quy thức tiền chế đó mà Mác đã áp đặt và truyền lại cho hết thảy chính họ.

      Cũng chính từ đó, cách mạng mác xít đã vượt ra ngoài cả khuôn khổ tự nhiên, khách quan của xã hội, đã vượt ra khỏi thực tế tự nhiên của mọi đất nước, mọi dân tộc trong thực tế. Nó đã trở thành như một nguyên lý trừu tượng, vượt ra ngoài chính mỗi cá nhân cụ thể, mỗi con người cụ thể, mỗi đất nước cụ thể, mỗi xã hội cụ thể, để trở nên một thứ khuôn khổ giả tạo, đi ngược lại tự do dân chủ, đi ngược lại nhân bản một cách tự nhiên, đúng đắn, khách quan, cần thiết nhất. Có nghĩa nó đã trở thành một lợi khí phản cách mạng, phản xã hội, trong khi nó vẫn tiếp tục nhân danh là cách mạng, là nhân bản, là xã hội, thậm chí còn tự ngang ngược vỗ ngực xưng tên một cách thái thậm phi lý là dân chủ gấp cả triệu lần, là nhân đạo gấp cả triệu lần.

      Do đó, khi nhìn vào những quy định về luật hình sự của bất kỳ nước nào, người ta có thể thoáng nhận thấy ngay được là nước đó có thể chế chính trị dân chủ tự do thật sự hay độc tài, cũng như thấy cả mức độ tự do dân chủ hay độc tài của thể chế chính trị đó ra sao. Không nói đâu xa, bộ Quốc triều hình luật triều Lê của nước ta tuy trong thời kỳ quân chủ phong kiến, cách đây nhiều trăm năm nhưng vẫn thể hiện rất rõ nét ý nghĩa dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh, nhất là tính chất nhân đạo và khoa học, có tính khách quan thật sự, cũng như bản tính nhân bản rất rõ nét và đich thực của các tiền nhân của chúng ta.

      Nói chung lại, ý nghĩa cao quý của luật pháp là bảo vệ đất nước, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ dân tộc và nhân dân, bảo vệ con người, bảo vệ xã hội. Đó mới thật sự là ý nghĩa pháp luật tốt đẹp. Trái lại nếu pháp luật chỉ nhằm bảo vệ quyền lực, bảo vệ chế độ, bảo vệ những cá nhân nào đó, đó không thể gọi là pháp luật tốt hay phù hợp nói chung với chính nhân tình thế thái mà ngàn đời luôn luôn cũng vậy. Cũng có nghĩa cách mạng chân chính không khi nào đi ngược lại xã hội, đi ngược lại con người. Nếu đi ngược lại điều đó, mọi cái nhân danh là cách mạng thực chất đều chỉ là phản cách mạng, phản tiến hóa, phản phát triển không hơn không kém.

      NON NGÀN
      (27/6/15)

Leave a Reply to ÁNH NGÀN