Singapore lại đối xử với người Việt không khác con vật!
Singapore, một đất nước văn minh hiện đại, nhân quyền được đề cao. Nhưng cách họ đối xử với cư dân nước bạn thì ko khác gì đối xử với động vật, coi chúng tôi như tội phạm trong khi chúng tôi VÔ TỘI!
Mình và bạn mình book vé khứ hồi 5 ngày của singapore airline, booking khách sạn Marina Bay Sands 5 đêm, tổng cộng chi phí lên tới 4000$, ngoài ra bọn mình mang theo hơn 3000$ xách tay. Tụi mình đi du lịch, ko có tiền án tiền sự, ko mang theo các đồ trái phép, bọn mình đều nói tiếng anh lưu loát, các giấy tờ đều đầy đủ và rõ ràng. Chỉ có booking khách sạn là ko phải tên của mình, vì mình nhờ bạn mình book giùm (bạn ấy là casino membership nên có thể book được giá rẻ hơn giá trên agoda 30%). Khi hải quan yêu cầu, bạn mình cũng đã gọi điện nói chuyện xác nhận tụi mình có nhờ bạn ấy book phòng dưới tên bạn ấy đúng với số ngày tụi mình khai báo, hải quan có thể gọi tới khách sạn để xác nhận.
Nhưng hải quan Sing cứ một mực yêu cầu khách sạn phải được book bằng tên của tụi mình mới được chấp nhận! Họ ko nói ko rằng đẩy bọn mình vào 1 căn phòng lạnh toát, ko nước, không thức ăn, không cho cho đi toilet cũng ko thèm thông báo hay giải thích lý do tại sao lại làm vậy. Bọn mình bay chuyến sáng, vì vội nên đã ko kịp ăn sáng, đáp xuống changi lúc 3pm, họ giữ tụi mình tới gần 8pm trong phòng rất lạnh, đến nỗi tay và môi mình tím tái, người mình tê liệt và yếu dần vì kiệt sức, vì đói và khát. mình yêu cầu rất nhiều lần quyền được nói chuyện với người có thẩm quyền, yêu cầu được biết điều gì đang diễn ra với mình và tại sao? Nhưng họ chỉ lờ đi. Sau đó mình tìm đủ mọi cách cuối cùng cũng liên lạc được với người quen làm ở tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Singapore. Anh ấy ngay lập tức gọi điện mấy chục cuộc tới immigration nơi mình đang bị giam giữ nhưng họ ko thèm bắt máy. Anh kêu tụi mình cứ đập cửa kêu gọi sự chú ý của họ và đưa điện thoại để anh nói chuyện nhưng họ vẫn cứ bỏ mặc tụi mình trong đó. Sau đó anh bạn mình chỉ còn cách gửi email khẩn cho hải quan Singapore yêu cầu giải quyết cho tụi mình ngay lập tức thì khoảng 2 tiếng sau họ tới tịch thu luôn điện thoại, túi xách của tụi mình và áp giải tụi mình tới 1 khu kí túc bẩn thỉu gớm ghiếc rồi họ mới thông báo tụi mình ko được phép nhập cảnh. Ngay sau khi nghe thông báo mình xin họ cho mình gọi 1 cuộc điện thoại để huỷ phòng tại MBS nhưng họ ko đồng ý.
Tụi mình tiếp tục bị giam đến sáng hôm sau thì bị áp giải lên máy bay về việt nam với ko một lời giải thích lý do. Tụi mình mất sạch tiền vé + tiền khách sạn và bị đối xử như tội phạm một cách oan ức!
Sau khi đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất tụi mình tới thẳng Lãnh Sự Quán để làm đơn tố cáo, yêu cầu được giải trình về sự việc đã diễn ra.
Nhân đây mình muốn kêu gọi tất cả các công dân Việt Nam, nếu các bạn gặp phải trường hợp tương tự như tụi mình, nếu các bạn hoàn toàn vô tội, đừng ngại phiền phức hãy đến Đại Sứ Quán tại HN hoặc Lãnh Sự Quán tại HCM để làm đơn khiếu nại! Mình tin có rất nhiều người Việt đã, đang và sẽ bị đối xử 1 cách bất công, vô nhân đạo như vậy nữa. Hãy cùng chung tay, góp phần nhỏ để gây sức ép cho phía họ, góp gió sẽ thành bão! Đồng bào chúng ta xứng đáng được đối xử 1 cách công bằng hơn và văn minh hơn!
Các bạn đừng ngại, Đại Sứ Quán hay Lãnh Sự Quán lúc nào cũng đứng về phía các bạn!
P/s: Có 1 số bạn chia sẻ bài viết của mình và nói bạn mình với những lời lẽ không hay là 6 tháng gần đây đã qua 3 lần, lần gần nhất là 2 tháng trước thì đây mình cũng xin post luôn passport của bạn mình. Để các bạn đừng lăn tăn mà nghĩ xấu. Còn cái bạn gì ơi, bạn con trai mà, sức dài vai rộng sao lại đi bêu tiếng xấu cho 1 ng con gái vậy bạn. Ăn có thể ăn bậy, nhưng nói không nói bậy được đâu bạn à. Sẽ mang tiếng xấu tội bạn mình lắm!!! Thân gửi luôn các bạn chỉ vừa nghe bạn trai đấy nói rồi hùa vào tl là”t biết ngay mà” hay đại loại như vậy thì cũng xem cho kĩ luôn nha!!!
Và các bạn đọc kĩ dùm mình. Stt này mình muốn nói ở đây là sự bức xúc và ấm ức của mình khi bị họ đối xử như vậy. Trong khi bọn mình kg làm gì sai cả, họ đối xử mình không giống như giữa con ng và con ng với nhau. Chứ mình không trách vì bọn họ đã không cho bọn mình nhập cảnh!!!
Theo FB Linh Thùy Vũ
MÌNH MỚI ĐI SIN VỀ, ‘COI NHƯ ĐI LẦN ĐẦU’ (19 NĂM TRƯỚC, MÌNH CÓ ĐI DẠO BÊN SIN – QUA BIÊN GIỚI MALAY – MỘT TÍ, VÌ ĐI ‘TRAINING’), NÊN COI NHƯ LÀ ‘KẺ XA LẠ’, NHƯNG THẤY HỌ ĐỐI XỬ VỚI CHÚNG MÌNH PHẢI NÓI LÀ VÔ CÙNG TỐT!, MÌNH ĐÃ ĐI LẠI, LÊN XUỐNG NÓI CHUYỆN VỚI HỌ GẦN NHƯ SUỐT NGÀY, VÀ CẢ QUÃNG THỜI GIAN 4 NGÀY Ở SIN, KHÔNG CÓ BẤT CỨ CHUYỆN GÌ ‘THIẾU TÔN TRỌNG’ XẢY RA, DỦ CHỈ LÀ MỘT HẠT BỤI!
MÌNH KHÔNG DÁM GÓP Ý VỚI BẠN, CÓ LẼ BẠN NÊN KIỂM TRA LẠI CHĂNG!, VÀ DƯỚI ĐÂY LÀ HỒI KÝ MÀ MÌNH VIẾT TẠI VN VÀO TỐI 18/5/2016:
Cuối chiều hôm đó, sau khi đi dạo và ăn cơm Tàu tại Trung tâm thương mại Bugis (chúng tôi gọi vậy, vì nó gần giao lộ Bugis Junction), nhóm chúng tôi mới đứng lớ ngớ đón ta-xi, vì không biết cách.
Thấy từng hàng xe ta-xi trống không, nối đuôi lũ lượt chạy qua, nhiều người giơ tay vẫy lịa lịa, nhưng mấy anh lái xe ta-xi cũng chả thèm để mắt đến chúng tôi, thậm chí có một phụ nữ xông ra… chặn xe lại, mà nó không chịu dừng.
Quá nóng lòng, một thanh niên nhào ra, đến được cửa xe bên trái (lái xe ở bên phải, vì Ấn, Myanmar, Malai, Indo, Sin… trước đây là thuộc địa của Anh), nhưng anh lái xe vẫn tỉnh queo và không mở cửa xe ra!, bỗng chúng tôi nghe mấy tiếng cười của mấy người phía bên tay phải, rồi có hai thanh niên Tàu lấy tay vẫy lên, ý nói là ‘cứ lên đi’, tôi nói ‘ok?’ (lên được không?), họ trả lời là ‘ok’.
Lên xe rồi, chúng tôi mới biết là mình đã phạm luật: đứng đón xe không đúng chỗ, không xếp hàng (đón xe ta-xi cũng phải xếp hàng), và hai thanh niên này biết chúng tôi là ‘người nước ngoài’, nên họ nhường cho, híc…
Về, chúng tôi cứ mãi tự cười mình rôm rả đến mấy ngày sau, vì biết rõ rằng mình đã không hiểu ‘luật’, và trong quãng thời gian đó, nàng mãi trêu người phụ nữ ‘xông ra’ kia danh hiệu là:
-Nàng ‘chặn đường… cướp xe taxi’.
Vì sao? Vì ở ta hoàn toàn khác: xe ta-xi thì chạy nghênh ngang ngoài đường như cua bò, thậm chí bất ngờ ‘lồng lên như con ngựa bất kham phi nước đại’, vượt lên nhau để giành khách (khi có tổng đài gọi, thì 2-3 chiếc đua nhau chạy đến); còn khách thì vẫy lấy vẫy để, thậm chí nhào ra tận ngoài lòng đường/giữa đường, anh/chị nào nhanh chân lẹ cẳng hơn thì được lên trước, không cần biết là người khác có đón được hay không – một biểu hiện sống rất vô minh theo chủ nghĩa MAKENO!
Ngoài ra, nàng còn dùng cụm từ ‘động vật hoang dã’ để chỉ trạng thái ‘vô pháp, vô thiên’ ở ta, và dùng cho cả chính nàng!
*
Tối hôm đó… Đối diện Trung tâm thương mại (nói trên) có một quán bán sim-cạc để gọi nội địa Singapore (và quốc tế) nổi tiếng, thường được gọi là quán ‘Seven-Eleven’, quán này khá nhỏ, diện tích chỉ cỡ 5x6m2; một thanh niên (trong nhóm) vào mua sim-cạc, anh ta đứng mãi để kích hoạt cái sim, nào ngờ bỗng quay lại phía sau thì thấy có 4 người đang chờ ở đó:
-Ối trời ơi, mua một cái cạc trong một cái quán nhỏ xíu xìu xiu mà cũng phải xếp hàng!
Bốn người này xếp hàng ở phía sau cậu và đứng chờ cả… buổi, thế mà vẫn bình tĩnh, không bực mình, không nóng vội: họ đứng im lặng như những bức tượng phật!, và chờ đến phiên mình!
Cậu thanh niên chợt ý thức được việc này, nên tránh sáng một bên để nhường chỗ cho các người sau tiến lên mua hàng, cậu hiểu đây là ‘nền văn hóa xếp hàng’, chưa kể là khi mua sắm bất cứ cái gì, nếu có một mẩu giấy nào, dù là nhỏ như đầu ngón tay, thì họ cũng mang bỏ vào thùng rác – mà người dân ở đây đã được đào luyện từ khi họ mới lọt lòng mẹ, cụ thể là từ năm 1965* ở Singapore, mà họ đã tự thân báo cho nhân loại biết rằng đây là biểu hiện của:
-Một nét văn hóa vĩ đại!, chứ không phải hành động theo lý lẽ ‘tiến lên quyết không nhường bước’ kiểu bầy đàn, hay có ai đó ngẫu hứng lý ngựa ô lên mà đố cả… thế giới rằng: ‘triết lý giáo dục là… cái… dzì…?’.
*
Ngày hôm sau, chúng tôi đi thăm Khu vườn thú SAFARI (thường gọi là Singapore Zoo), đặc biệt là ở đây có giống ‘gấu trúc’ nổi tiếng, mà làm tôi thoáng nhớ đến một cuốn phim của người Mỹ về ‘Chú gấu trúc Kungfu Panda’*…
Trong đoàn, có 4 người quyết định không lên xe điện (xe đưa đón khách) từ đầu, mà đi bộ dọc theo bờ sông Safari!, có lẽ vì họ thấy các loại động vật như cá sấu, các loại khỉ, gấu Bắc Cực, sư tử, hươu cao cổ… ngày càng hấp dẫn.
Rồi mỏi chân quá, mà thỉnh thoảng thấy một chiếc xe điện chạy ngang qua, nên họ lấy tay vẫy, nhưng xe chẳng dừng, thậm chí có một anh chàng định phóng lên xe khi nó đang chạy chậm như đi bộ, nhưng dù họ có làm kiểu gì đi chăng nữa thì anh lái xe cũng cứ làm một cú ‘lơ’ – có nghĩa là chả thèm liếc họ cái nào!
Rồi chợt hiểu ra, té ra là họ đã vô tình bị biến thành một thứ ‘động vật hoang dã’ khi không biết luật: đón xe phải đón đúng chỗ (có 4 trạm dừng), chứ không được đón dọc đường, mà nếu đón tại trạm dừng thì cũng phải… xếp hàng!, nên nàng nói là:
-Anh lái xe chả thèm chấp mấy ‘con thú xổng chuồng’ này làm gì!
Rồi nàng vừa cười vừa nói vớt vát: ‘Ít ra thì nó cũng vô hại’, ha..ha..ha…
*
Sau khi đi thăm Khu MERLION (tượng Sư tử biển Merlion), rồi ‘Khu vui chơi giải trí SENTOSA’ (thường gọi là Khu công viên nước đại dương) – nàng ngồi dựa vào tấm kính to nhất thế giới (!) để mấy chàng cá mập hay cá heo… mát-xa lưng, cô sinh viên nói:
-Con đã ăn cơm Tàu ở đây vài lần, thường là món mì xào thập cẩm hay cơm chiên (cơm đĩa) có màu đỏ đỏ, vàng vàng, khi ăn có thế lấy thêm ‘chili’ (tương ớt hay tương cà chua), nhưng quá béo, khó chịu nhất là vị ngòn ngọt (của một thứ gia vị nào đó!), đặc biệt là nó không có mùi vị hành, tỏi, tiêu, ớt, không có nước mắm, thậm chí không có muối tiêu… như món ăn Việt, vì không quen nên con nuốt không vô mẹ à!
Nghe vậy, nàng mới đón ta-xi dẫn chúng tôi đến số 159, đường Joo Chiat, để ăn ‘cơm Việt’; thấy người Tàu, người bản địa và bọn ‘Tây’ ra vào nườm nượp – nhiều hơn cả người Việt!, nên xếp hàng mất cả… tiếng đồng hồ mới được ăn!, cô bé liền nói:
-Ủa, Việt Nam mình có nhiều cái ‘nhất’, có điều là mình không quảng bá cái ‘chất Việt’ đó, có lẽ là vì hầu hết các ông lớn của ta đều tập trung vào việc ‘làm chiền’ và ‘chém gió trên tivi’!
Thấy con phát biểu ngây thơ như vậy, nhưng có phần đúng, nàng mới quay lưng lại dặn dò:
-Con ơi, ở bên Singapore, ví dụ, chính xác hơn là người ta phạt 300 đô Sin (chứ không phải 500 như tin đồn, một đô Sin bằng 16.500 đồng VN) nếu ‘camera’ bắt gặp ai đó vứt một mẩu thuốc lá (stub) xuống đất hay lên bồn hoa (planter)…, nhưng hiếm ai bị phạt, vì người Sin thường ai cũng tự giác, hơn nữa, những hình phạt kinh tế nặng như vậy thì dù chưa bị cũng đã sợ tới… già!, ai điên gì mà phạm luật! Nói xa hơn, ở bên Sin, khi ra đường thì người Việt ai cũng lo bị phạt mà mất ăn mất ngủ; còn ở bên mình, chạy xe ô-tô từ Nam tới Bắc, ai cũng sợ các ‘anh hùng núp’ hay nói văn chương hơn là các ‘anh hùng mãi lộ Lương Sơn Bạc’, nên trên đường đi, ai nấy đều không dám ngủ, mà phải mở mắt thao láo để trông chừng – cả ngày lẫn đêm!, híc..híc…
-Đây là một quốc gia ‘không rượu bia’ (cũng đôi khi có ở trong một số nhà hàng ngoại, pub…, thi thoảng mới thấy người ta uống mỗi người 1 chai nhỏ thôi), nhưng lại là đất nước có thể nói là phát triển nhất thế giới!, ví dụ, GDP bình quân trên đầu người là 61.567,28 USD/năm, gấp 30-40 lần VN, thế mà có ai đó khăng khăng bảo rằng việc uống rượu bia khoảng 4 tỉ lít/năm, và uống cho tới khi ‘cho chó ăn chè’ ở ta là một loại hình văn hóa ‘đậm đà bản sắc dân tộc’!
-Ăn một bữa ăn bên đó trung bình thì hết khoảng 10 đô Sin/người, trong khi đó, ở bên ta thì lại ăn tới… 165.000 đô Việt Nam: ‘Ối giời đất ơi là giời, ăn gì mà ăn dzữ dzậy!’…
Rồi nàng nói rằng:
-Con à, các con phải học tiếng Anh cho giỏi, rồi qua đây học, ra trường phải có chuyên môn, phải rất thực tế, phải tuân thủ luật pháp, nói chung là phải cạnh tranh tài năng một cách công bằng và khốc liệt thì mới có việc làm, mới có chỗ đứng trong xã hội, chứ ở đây làm gì có công thức như ở Vườn thú Safari – ‘nhất thân, nhì thế, tam tài, tứ chế’, hay ‘tự nhiên mà lên chức vèo vèo như thái tử đảng’…, cụ thể là con chớ dại mà đưa ‘phong bì’ cho ai đó, vì có khả năng là con sẽ bị ‘ủ tờ’ dài hạn mà không được trở về nước để gặp mẹ nữa!
Nghe vậy, cô bé mới mở to đôi mắt trong sáng lên mà hỏi:
-Vậy thì đến khi nào ta mới hết ‘tính bầy đàn’, hết ‘chủ nghĩa rượu bia’, hết ‘nền văn hóa phong bì’, hết ‘quy luật con ông lớn hiển nhiên được làm lãnh tụ’, hết ‘đại nhiễm chất độc hại Tàu’…, hay nói dân gian hơn là, khi nào mới hết chuyện ‘đất lành chim đậu, nhưng chưa đậu thì đã nhậu hết rồi’, hết chuyện ‘giàu thì nó ghét, đói rét thì nó khinh, còn thông minh thì nó tìm cách tiêu diệt’?
Nàng không trả lời, mà đôi mắt mơ màng nhìn về một khoảng trời xa lạ.
http://nhagomlabang.blogspot.com/2016/05/825-tro-ve-suriento-quen-singapore-thu.html
Thật khổ cho bạn. Nhưng thật ra chỉ vì muốn giảm 30% mà bạn đã mất tiền, bị đối xử tệ, phải trở về. Tôi đã cùng gia đình ở ks Marina bay. Rất tốt, vui và đất nước Singapore tiếp đón rất hiếu khách.
Khách sạn phải book với tên của mình trong passport bạn ạ. Ngay cả khi HQ Sing cho bạn qua thì khách sạn cũng không nhận, trừ khi bạn phải book lại với tên bạn. Khi bạn nói không đúng tên book thì HQ Sing sẽ hiểu làn bạn qua đó mà không có book ks có nghĩa là bạn bị nghi ngờ qua làm việc khác!!!. Bạn của bạn gọi phone thì đâu có chứng minh được gì. Khuyến mãi chỉ dành cho đúng người member, vì chính họ đã chi xài tại đó, người ta trích trong phần thu nhập này ra để khuyến mãi. Nếu member nào cũng book dùm người khác thì khách sạn làm sao còn lợi nhuận. Đây là quy luật. Bạn có tiền thì phải bỏ ra để tiêu xài, vào đó đóng tiền member và chơi thì bạn sẽ được hưởng. Nếu muốn tiết kiệm 30% thì bạn hãy chọn ks khác rẽ hơn.
Bạn đừng buồn, rút kinh nghiệm thì lần sau mình làm đúng luật chơi là xong. Chúc bạn vui vẻ ở Singapore lần sau. Trong các nước Á Châu tôi chỉ đi lần thứ 2 thứ 3 ở Sing thôi, các nơi khác chỉ đi 1 lần.
Xin mời đọc
Trích trang Blog của đài RFI
Vì sao chúng ta bị đối xử tệ?
Viết Từ Sài Gòn
2015-08-18
Trong một lần cà phê và trò chuyện ở Sài Gòn, nhà thơ Khúc Duy có kể cho tôi nghe một câu chuyện mà anh đọc được: Có một anh chàng vốn rất lương thiện, chỉ biết lo làm ăn và tìm cách hoàn thiện bản thân với cái nhìn cuộc đời rất xanh và lạc quan. Đùng một cái, anh ta bị vu khống, rồi bị ghép án oan, bị kết tội mười năm tù. Anh bắt đầu ngày tháng hoang mang và bi kịch của mình. Anh bắt đầu nguyền rủa cuốc sống trong những ngày ngồi tù.
Và rồi đùng một cái, mới ba năm, anh được thả ra, được minh oan, được đền bù danh dự và thiệt hại với một số tiền tương đối lớn. Anh bắt đầu thực hiện việc trả thù cuộc đời, anh đặt câu hỏi: “Kẻ nào đã đẩy ta vào tù?”. Và anh bỏ suốt quãng đời còn lại, gần bốn mươi năm cùng với số tiền có được nhờ đền bù danh dự để tìm kẻ đã hại anh. Nhưng anh vẫn không tìm ra được kẻ thù.
Đến ngày cuối cùng trong cuộc đời của anh, trên giường bệnh, anh gọi một người hàng xóm thân quen lại để thủ thỉ, anh nói rằng: “Tiếc quá, tôi đặt sai câu hỏi rồi! Giá như lúc đó tôi đặt câu hỏi ‘vì sao tôi được ra tù?’ thì tôi chỉ mất có ba năm trong tù, đằng này tôi đặt câu hỏi ‘vì sao tôi bị vào tù?’ nên suốt cuộc đời còn lại của tôi chưa bao giờ hết ngục tù. Tiếc thật!”.
Câu chuyện ngụ ý rằng cuộc đời này sẽ ra sao và sẽ đi đến đâu là do cách anh đặt câu hỏi về nó, với nó. Nếu anh đặt một câu hỏi thông minh, tử tế thì phần trả lời thông minh, tử tế phía sau sẽ là phần cuộc đời và số phận của anh. Cuộc đời tốt hay xấu tuy thuộc vào cách anh đặt câu hỏi và giải quyết với nó.
Không hiểu vì sao mấy ngày nay, sau khi đọc bản tin về việc cảnh sát Singapore đối xử tệ với những phụ nữ Việt Nam trong vấn đề nhập cảnh vào nước họ, rồi liên tưởng đến những tấm bảng ghi bằng tiếng Việt đại ý người Việt Nam phải ăn hết món mình đã gắp trong tiệc buffet và không được trộm cắp, xả rác bừa bãi… Chung qui là người viết nội dung này không mấy thiện cảm nếu không muốn nói là e dè, tránh trớ người Việt như một thứ dịch hủi nào đó. Phải công tâm để nhìn thẳng vào vấn đề mà nói như vậy!
Tự dưng, tôi lại nhớ đến câu chuyện kể trong một buổi cà phê của nhà thơ Khúc Duy, cách đây chừng 15 năm thì phải! Câu chuyện này mặc dù không liên quan gì mấy đến chuyện người Việt bị đối xử tệ ở nước ngoài nhưng nó khiến tôi phải suy nghĩ rất nhiều về cách đặt câu hỏi về số phận riêng chung cũng như định vị danh phận người Việt chúng ta trước thế giới bao la rộng lớn này. Phải chăng chúng ta đã đặt sai câu hỏi về thế giới và chúng ta đã giải quyết sai câu hỏi về lịch sử cũng như thân phận dân tộc để đi đến cái kết của ngày hôm nay?
Rất có thể điều đó đã xảy ra, chúng ta đã đặt câu hỏi và giải quyết câu hỏi bị sai. Dân tộc chúng ta có bề dày lịch sử chiến tranh cũng giống như nước Nhật, nhưng người Nhật, chính phủ Nhật đã biết đặt câu hỏi về tương lai của họ và biết nhìn nhận sự thất bại, sự nghèo nàn của quốc gia để cho con cháu của họ trả lời câu hỏi này bằng hiện tại quật cường. Và Hàn Quốc, Singapore hay nhiều nước khác cũng vậy, họ biết cách đặt câu hỏi và giải quyết câu hỏi trong tiến trình vận động của thế giới.
Họ không như chúng ta, tự ma mị mình bằng “rừng vàng biển bạc, tài nguyên phong phú”, bằng “người Việt Nam anh hùng, thông minh và giỏi giang” và bằng nhiều mỹ từ khác để nói về người Việt. Kết cục của sự ma mị này chính là chúng ta tự đánh lừa mình, đánh lừa tương lai của cả một dân tộc, quốc gia. Thay vì chúng ta nhìn vào sự lạc hậu của mình, hỏi vì sao chúng ta lạc hậu để mà nỗ lực học hỏi các nước tiến bộ, chúng ta lại xem mình là người thông minh, là “đỉnh cao trí tuệ”. Và kết cục của nó là một thứ đỉnh cao của tội ác và lòng dối trá.
Thay vì chúng ta thấy mình nghèo, được “điểm nhãn” cho cái nghèo hiện hình để mà xua nó bay đi bằng kiếm pháp dân chủ, tiến bộ, chúng ta lại khư khư ôm thứ lý luận mù mờ và tự dối lừa mình để dẫn đến hệ quả là nhiều thế hệ giỏi trộm cắp, toa rập nhưng rất dở làm kinh tế. Bằng chứng của việc này là nếu như không dựa vào thế lực đảng, không tàn phá tài nguyên, môi trường và không tùng xẻo quĩ đất để thổi phòng cái bong bóng bất động sản, liệu Việt Nam có được mấy tay nhà giàu và có được mấy kẻ nổi tiếng giàu có, “đại gia” như hiện tại?
Và tư duy lười biếng, hưởng thụ, trộm cắp, mánh khóe vặt, toa rập, đội trên đạp dưới đã đẩy chúng ta đến chỗ không sản xuất được một con ốc cho nên hình nhưng có những ông chủ có thể chơi ngông bằng cách đổi cả một khoản tiền tương đương với tài sản lớn của một người dân nước giàu có chỉ để đổi một con ốc. Cách chơi ngông này chỉ cho thấy chúng ta đã mất hết khả năng hoạch toán kinh tế và lương tri chúng ta cũng đã bị hỏng đến độ phung phí mồ hôi, xương máu và nỗi khổ của người khác một cách vô tư. Bởi chúng ta chưa bao giờ đủ sâu sắc để nhìn thấy mồ hôi và nước mắt của người khác dính trên đồng tiền mình đang cầm trên tay. Cũng như chúng ta chưa bao giờ đủ tự trọng để nhận ra là sự giàu có của chúng ta có nguồn gốc ăn cắp thiên nhiên, ăn cắp của nhân dân và ăn cắp của tổ tiên.
Chúng ta quen với việc ăn cắp giống như người thiểu số quen với đường rừng và ngư dân quen với tôm cá. Chính vì vậy, chúng ta tự đẩy căn tính dân tộc đến chỗ ăn cắp và lười biếng, cầu toàn và hèn nhát. Bởi khi sự ăn cắp thành bản chất, chúng ta rất dễ dàng ăn cắp bất cứ nơi đâu và ăn cắp bất cứ thứ gì bắt mắt… Cho đến lúc bị bắt, chúng ta vẫn cứ kêu trời vì nghĩ mình oan, mình không biết nên mới ăn cắp! Và sau khi chúng ta bị vạch tội ăn cắp, thay vì ăn năn, hối cãi, phản tỉnh, chúng ta vẫn xem như không có gì xảy ra và tiếp tục đứng lên đảm nhận những công việc mẫu mực, chúng ta tự xem mình là gương mẫu!
Mãi cho đến khi thế giới nhìn chúng ta như một thứ man di mọi rợ. Chúng ta lại trách tại sao thế giới chúng quanh đối đãi tệ với người Việt? Trong khi đó, câu hỏi xác đáng cần đặt ra là: Chúng ta đã sống như thế nào mà thế giới phải e dè, kinh hãi và coi thường chúng ta đến vậy?
Câu chuyện những phụ nữ Việt Nam, những cô gái Việt Nam sang Singapore bị hất hủi, bị đối xử tệ lại khiến chúng ta chỉ biết trách người khác tệ nhưng chúng ta cũng chẳng tỏ ra thương tình hay chia sẻ với các phụ nữ bị xử tệ. Trong khi đó, có bao giờ chúng ta tự hỏi chúng ta đã làm gì, đã mang đến đất nước văn minh này loại gió gì mà chúng ta bị ngăn chặn như một trận gió độc? Và tại sao những phụ nữ Việt Nam lại chọn con đường bán dâm ở nước ngoài mặc dù đây là con đường nguy hiểm và tủi nhục?
Câu hỏi này không chỉ riêng người dân tự hỏi, và người dân cũng không bao giờ tự hỏi và tự trả lời nổi những câu hỏi như thế này. Mà nhà cầm quyền phải có trách nhiệm đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi kịp thời trước khi chúng ta bị tuột xuống hố sâu, trước khi các chính khách của nước văn minh phải bụm mũi trước các nguyên thủ Việt Nam!
Viết Từ Sài Gòn, 16/08/2015
Rất thông cảm với cô Bành Phương Thảo và bạn cô !
Tuy nhiên, cô phải hiểu khi Tên-Tuổi một người không ăn khớp với passport, vé máy bay, vé khách sạn là cơ quan an ninh hải quan phải đặt vấn đề- nhất là “vấn đề” người Việt ở nước CHXHCNVN.
Kể ra an ninh Sing hơi nặng tay, nhưng có lẽ Singapore không muốn làm trái ý nhà nước VN bởi vì công an VN lúc nào cũng đối xử với dân họ như con vật vậy.
Góp ý: có điều kiện cô có thể di cư qua Lào hay Kampuchia ở có lẻ sẽ được đối xữ khá hơn không ?
Có lẽ chỉ cá nhân bạn Linh Thùy Vũ có vấn đề gì đó mà HQ Sin làm khó dễ thôi. Bạn phải biết rằng nước ta có bác H. vĩ đại, có đảng sáng suốt tài tình đã từng đánh thắng hai tên sừng sỏ là Pháp và Mỹ. Cả thế giới phải kiêng nể. Cán bộ của ta đi đến đâu các nước đều khâm phục đến đó.
Tôi mách bạn nhé. Lần sau nếu bị như vậy cứ lôi HCM ra hù tụi HQ Sin. Tôi đảm bảo với bạn, họ sẽ welcome bạn ngay lập tức.
Đây là một trong những thành quả của cuộc “cắt mạng” tháng 8 của tên bồi tàu ngáo Hồ chí Minh !