WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chính quyền Pháp khó vượt qua những cơn địa chấn từ nỗi bất bình của dân chúng

Có thể nói những biến cố sau khi xóa bỏ hợp đồng giao hai con tầu Mistral cho Nga đã khiến cho ông tổng thống Pháp Francois Hollande phải lãnh lấy không biết là bao nhiêu đòn giáng trả vì sự giận dữ của người dân Pháp vì hậu quả kinh tế cũng như làm mất đi uy tín quốc gia mà vụ việc này đã gây ra.

Theo báo Pháp-Tờ Boulevard Voltaire ngày 21 tháng 8/2015 thì ông tổng thống đã do sức ép của Mỹ từ bỏ hợp đồng giao tầu cho Nga mà không biết được hậu quả mà nó đã đem lại như báo chí thì họ đã tính hộ ông sự thiệt hại từ việc làm gây mất uy tín này đã đem lại như sau:

Theo báo chí Pháp cho biết, theo tính toán mới đây thì tổng tổn thất mà nước này phải hứng chịu vì những hợp đồng vũ khí thất bại, trong đó có cả hợp đồng Mistral, lên tới con số gây sốc là 54 tỉ euro.

Photos vtv

Photos vtv. 

Vì sao? Vì sau khi hợp đồng Mistral giữa Nga và Pháp đổ vỡ, một tờ báo của Pháp đã công bố một thông tin gây sốc theo đó, ngoài việc mất  nhiều tiền vì tự ý phá ngang hợp đồng với Moscow, Paris đã khiến uy tín của Pháp bị mất đi một cách nghiêm trọng, khiến các bạn hàng không còn tin tưởng vào Pháp. Vì thế ngoài tổn thất trên dưới 2 tỷ Euro do xóa bỏ hợp đồng tầu này thì nước Pháp còn tổn thất lớn hơn vì những cuộc đàm phán thất bại liên quan đến việc bán những chiếc máy bay chiến đấu Rafale cho Ai Cập và Ấn Độ. Tổng tổng thất từ việc không bán được vũ khí, thiết bị quân sự cho Nga, Ấn Độ và Ai Cập lên tới con số 54 tỉ euro, tờ Boulevard Voltaire tính toán như vậy.

Nhà bình luận Emmanuel Roussel chỉ ra rằng, việc không bàn giao hai siêu tàu chiến tối tân lớp Mistral cho Nga trên thực tế không gây ra tổn thất lớn bằng những thua thiệt tài chính khác mà Tổng thống Pháp Francois Hollande phải gánh chịu vì mất những hợp đồng vũ khí lớn. Chỉ trong vòng 3 tháng, Pháp đã mất đến 54 tỉ euro vì những hợp đồng vũ khí không thành. Trong số đó có việc huỷ bỏ hợp đồng Mistral và thất bại của hợp đồng Rafale.

Ngoài thông tin được công bố tuần trước về việc Pháp phải trả Nga 2 tỉ euro tiền bồi thường cho việc không bàn giao hai chiếc tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral, ông Roussel còn nhắc độc giả nhớ đến việc Pháp từng mất 1 tỉ euro tiền chi phí để đóng thêm hai con tàu loại này. Lý do là theo thoả thuận ban đầu đạt được năm 2011, Pháp sẽ phải bàn giao 4 tàu lớp Mistral cho Nga, vì vậy đưa số tổn thất mà Pháp phải hứng chịu liên quan đến riêng hợp  đồng  tàu chiến Mistral là 3 tỉ euro.

Hai tàu Mistral hiện tại đang neo đậu tại cảng ở Saint-Nazaire – nơi chúng được đóng. Việc duy trì hai tàu Mistral ngốn của những người đóng thuế ở Pháp khoảng 5 triệu euro mỗi tháng.

Thậm chí, những tổn thất nói trên chẳng là gì so với những mất mát gây ra từ thất bại trong tiến trình đàm phán các hợp đồng bán máy bay chiến đấu Rafale cho Ai Cập và Ấn Độ, ông Roussel cho biết. Ông này cảnh báo, những gánh nặng tài chính gây ra từ những vụ việc như trên sẽ do những người đống thuế của Pháp phải gánh chịu.  Mặc dù chính quyền ông tổng thống Francois Hollande nói rằng hai còn tầu có nhiều quốc gia muốn mua nhưng đến hôm nay không một quốc gia nào nhận mua hai con tầu này ngoài tin thổi phồng là Việt nam có thể quan tâm mua nó. ( Theo nhiều tin đồn thổi từ khắp chợ đen thì các doan nhân Việt nam mua về để là Hotel nổi đặt trên sông Sài gòn nếu giá bán rẻ).

“Cơ cấu của kế hoạch tài chính với Ai Cập là rất rắc rối. Trong số 5,2 tỉ euro có liên quan, một nửa trong số này bao gồm những khoản vay mà do Ai Cập đàm phán từ các ngân hàng của Pháp và chỉ có một khoản đặt cọc 500 triệu euro được thanh toán”. 

“Mặc dù chất lượng khoản tín dụng của Ai Cập chắc chắn là không giống như Hy Lạp nhưng rõ ràng nó cũng không phải là một khoản tín dụng tốt”, ông Roussel cho biết, phàn nàn rằng bất chấp những quan ngại như vậy, “chúng tôi được yêu cầu là phải tin rằng mọi việc sẽ diễn ra tốt đẹp”. 

Các cuộc đàm phán với Ấn Độ cũng được chứng minh là còn ít thành công hơn cả hợp đồng với Ai Cập, dẫn tới một khoản thâm hụt lên tới 48 tỉ euro. “Miếng bánh lớn nhất là hợp đồng Ấn Độ đã mãi mãi ra đi bởi Ấn Độ không muốn mua 126 chiếc chiến đấu cơ của Pháp (họ thích mua máy bay của Nga hơn). Tổn tất là: 48 tỉ euro”. 

“Tính tổng lại, Tổng thống Pháp đã đùa giỡn với 54 tỉ euro. Liệu có thể ngăn chặn được sự lãng phí to lớn như vậy không?”, ông Roussel đặt câu hỏi.

Hôm 31/5, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrika cho biết, những chiếc máy bay chiến đấu hai động cơ Rafale “quá đắt” và rằng hợp đồng của họ không thể tăng tới con số vượt quá 36 bất chấp việc New Delhi ban đầu đặt hàng đến 126 chiếc như vậy.

“Tôi cũng cảm thấy giống như mình mua một chiếc BMW hay Mercedes,” ông Parrika – người giải thích rằng ông chống lại việc hoang phí bởi “đầu tiên tôi không đủ tiền để mua nó và thứ hai là tôi cũng không cần nó”.  “Vì thế, 126 chiếc chiến đấu cơ Rafales là điều không khả thi về mặt kinh tế”, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ cho hay. Ông này cũng nhấn mạnh, sự hoang phí đó sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến các kế hoạch hiện đại hoá những lĩnh vực khác trong quân đội Ấn Độ.

Thông tin trên có thể sẽ khiến Tổng thống Pháp Hollande phải đối mặt với thêm những sự chỉ trích, phản đối của người dân sau khi ông này gây ồn ào vì hành động quyết liệt huỷ bỏ hợp đồng Mistral với Nga do sức ép từ Mỹ. Phía Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) đổ lỗi cho Moscow đứng đằng sau cuộc khủng hoảng ở Ukraine, châm ngòi cho cuộc xung đột đẫm máu ở miền đông nước này nhưng dư luận đã phanh phui ra rằng, chính Mỹ lại vẫn đặt mua động cơ tên lửa đẩy của Nga và nhiều doanh nghiệp Mỹ vẫn buôn bán với Nga và thu về lợi nhuận khổng lồ.

Cơn địa chấn này ngày càng dâng cao nhất là khi người dân Pháp bất mãn với các chính sách kinh tế và ngoại giao của ông tổng thống Pháp đã làm khi lên cầm quyền và nạn thất nghiệp tại Pháp đang dâng cao đó là chỗ yếu để các đảng phái đối lập khoét sâu thêm.

Nhưng có lẽ chính ông tổng thống đã đánh giá thấp hậu quả việc ông phá bỏ hợp đồng với Nga và coi nhẹ chữ Tín mà người Pháp vốn vẫn được thế giới kính trọng nên mới ra nông nỗi này!

Hãy chờ xem sức mạnh cơn địa chấn này sẽ đến đâu và ông tổng thống có qua được hay không?

Ngày 21 tháng 8 năm 2015.

© Nguyễn Công Bằng

© Đàn Chim Việt

18 Phản hồi cho “Chính quyền Pháp khó vượt qua những cơn địa chấn từ nỗi bất bình của dân chúng”

  1. Trần Tưởng says:

    Mỹ mua “tên lửa” của Nga là vì nó rẻ hơn là tự sản xuất trong nước , hơn nữa nó được xài để
    phóng mấy “con tàu vũ trụ”, chớ không xài cho mục đích quân sự . Anh Ng Công Bằng nên bỏ cái lối
    hành văn trí trá này đi, nghe nó bẩn thỉu lắm .

  2. Trần Tưởng says:

    Lại anh Ng công Bằng nhà ta ! Chán mớ đời, Pháp nó đếch bán tầu cho bố cu Putin,anh càm ràm
    cả tháng trời ,nghe riết muốn ớn chè đậu …
    Kể ra thằng thực dân Pháp nó còn một chút liêm sỉ, không bán vũ khí cho những đứa chuyên môn
    đi ăn cướp . Anh không thể bán thuốc nổ cho những tay khủng bố,chuyên chế bom tự sát …
    Nào là chê tàu Mistral của Pháp đóng dở khẹc ,không xứng tầm với hải quân hùng mạnh,tân tiến của
    Nga. Bây giờ lại nói ,vì không giao tầu Mistral cho nên nước Pháp mất uy tín,nên mất cả mấy cái hợp
    đồng bán máy bay cho Ấn Độ, Ai Cập … Dân Pháp sắp sửa húp cháo rùa như dan Nga.
    Nếu Pháp giao tàu Mistral cho Nga, thì ông có dám chắc chắn là Ấn Độ sẽ mua máy bay của Pháp
    hay không ? Nếu không có điều gì chắc chắn trong các thương vụ mua bán trên ,tôi khuyên ông nên
    bỏ cái cách lập luận lươn lẹo,cái cách hành văn kiểu “đĩ bợm” như bài viết ở trên,cho thiên hạ nhờ .

  3. Tr. Bạch (từ Bắc Mỹ...Thuận) says:

    Hê hê hê ….

    “Chết mạ thằng Tây” rồi !

    Kỳ này thi sẽ có rất đông Việt Kiều từ bỏ quốc tịch Pháp để trở về VN….đặc biệt là các anh chị em nghiên kiu sinh, xuất khẩu lao động (với “bàn tay hai ngón em vẫn kiêu sa”) và các “chuyên gia trồng cỏ” sẽ ùn ùn vác cờ đỏ hồi hương ….và đảm bảo là sẽ khí thế lắm đó nha !

    Thế là các siêu thị ở Pháp sẽ phải cho nghỉ bớt các nhân viên canh….trộm nên từ đó kéo theo nền kinh tế vốn đã èo uột vì bị mất tới gần 01 (một) tỷ ơ-rô vì tội hủy hợp đồng bán 2 tầu chiến cho Nga .(*)

    (*) PHÁP BỒI THƯỜNG CHO NGA GẦN 1 TỶ EURO VỀ HỢP ĐỒNG TÀU MISTRAL (Reuters)

    “Chính phủ Pháp đã phải bồi thường gần 1 tỉ euro cho Nga về việc hủy hợp đồng bán hai chiếc tàu chiến lớp Mistral. Số tiền này bao gồm cả phần mà Nga đã đóng trước. Được biết, thương vụ trên vốn trị giá 1,2 tỷ euro. Nhưng do lệnh cấm vận của phương Tây đối với Nga mà hợp đồng bị huỷ. Hiện 2 chiếc tàu này được nhiều nước quan tâm muốn mua lại trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, Malaysia và cả ….Việt Nam”.(Reuters)

    Một nguồn tin khác thì nói Pháp sẽ bồi thường cho Nga “less than 1.14 billion” :

    http://www.ibtimes.com/canceled-mistral-sale-russia-will-cost-france-less-114-billion-2069635

    Nước Pháp khốn khổ tới nơi rồi !

  4. Đoàn Chim Vẹt đăng bài của tên Nguyễn Công BÈng để cho 1 lũ DÊ LỢN VIÊN : Thái Bình, Triệu Hoa, Phạm Minh và nhất là tên DÊ LỢN VIÊN Phạm Nhất Tín + Nguyễn Văn Hạnh tha hồ múa mỏ bênh bọn bán Nước hại Dân Hà Lội …

    Đúng là ai lao vào đọc BỌN ĐẶC CÔNG ĐỎ nằm vùng chỉ có chết ….HÃY LO cái cộng đồng hèn mạt toàn vịt gian vịt cộng vịt kìu như Bà Hoài viết hãy lo cái nạn mất Nước do bọn bán Nước hại Dân Hà Lội …
    Nước Pháp vẫn là Nước Pháp và Dân Pháp KHÔNG NGU NHƯ LỢN HÈN NHƯ HEO như bọn vịt gian vịt cộng vịt kìu như Bà Hoài viết hãy lo cái nạn mất Nước do bọn bán Nước hại Dân Hà Lội …
    Tôi vẫn chưa lấy PHÁP TỊCH mà bảo bênh Dân Pháp hay Nước Pháp

    Kẻ thù Dân tộc và Đồng bào không phải là bọn HCMeo Phạm Văn Đồng ….mà là bọn BỌN ĐẶC CÔNG ĐỎ nằm vùng HẢI NGOẠI ….

    Trân trọng,

    TRIỆU LƯƠNG DÂN

  5. Sỹ Hạnh says:

    OBama là kẻ ngạ mạn và ngu dốt khi một lúc định chơi cả Nga và Trung quốc trong khi bản thân nước Mỹ khống đánh nổi một IS. Ngay nước Mỹ nay cũng đang cay đắng nhìn nước Nga đang mở rộng quan hệ ở châu Á và thế giới bất chấp đòn bao vây kinh tế Mỹ. Cuối cùng Mỹ đã thất bại. Hãy đọc bài báo này thì thấy rõ:
    Mỹ gặp ác mộng vì “đấu” với Nga
    Cập nhật lúc: 07h06″ | 27/08/2015
    Rất khó để có thể nói được giới lãnh đạo Mỹ chính xác đang nghĩ gì khi họ quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt một cách không thích hợp nhằm vào Moscow . Tuy nhiên, việc Nga sau đó chuyển hướng sang Châu Á và mối quan hệ “nở rộ” giữa Moscow và Bắc Kinh đã để lạy những hậu quả tiêu cực cho sức mạnh toàn cầu của nước Mỹ.
    Ảnh minh họa Nga, Trung ngày càng thân thiết
    “Mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc đang gần gũi, thân thiết hơn bất kỳ thời điểm nào trong vòng 50 năm trở lại đây, tạo cho họ cơ hội để tái thiết lập lại trật tự toàn cầu theo ý muốn của họ,” hai nhà phân tích Mathew Burrows và Robert A. Manning đã đưa ra nhận định như vậy trong bài viết được đăng tải trên tạp chí National Interest.
    Thời khi mà hai ông Richard Nixon và Henry Kissinger tìm mọi cách khoét sâu mâu thuẫn giữa Nga và Trung Quốc đã qua. Hiện tại, cả hai nước Nga, Trung dường như đang trở thành đồng minh tự nhiên của nhau, gặt hái rất nhiều kết quả trong mối quan hệ hợp tác song phương, cùng nhau đối mặt với những thách thức tương tự và quan tâm đến việc tìm kiếm những giải pháp cùng có lợi chung trong khuôn khổ một thế giới đa cực.

    “Tương lai lâu dài của ngành năng lượng Nga nằm ở Châu Á và gần nửa trong con số một nghìn tỉ USD trong các giao dịch khí đốt cũng như dầu mỏ với Trung Quốc sẽ giúp tiếp lực cho nền kinh tế đang đi xuống của Nga. Trung Quốc giành được một đối tác quý giá cho việc ổn định và hiện đại hóa khu vực Âu-Á thay vì phải đối mặt với một đối thủ. Khu vực Âu-Á được Trung Quốc ngày càng xem là khu vực đem lại tương lai kinh tế cho nước này chứ không phải là một khu vực chán ngắt, thiếu sinh khí. Với chiến lược “Một vành đai, Một con đường” (One Belt, one Road) hướng về phía tây vùng Âu-Á, Trung Quốc đang tìm cách biến “điểm yếu”, nơi dễ bị tổn thương của họ – một đường biên giới chung với 14 quốc gia, thành một tài sản chiến lược”, các nhà phân tích nhấn mạnh.
    Mối quan hệ đối tác thành công giữa Nga và Trung Quốc chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý của các nước Âu-Á khác cũng như các nước ở Châu Phi và Châu Mỹ Latin.
    “Tuy nhiên, thực sự có một Cuộc Chơi Lớn đang diễn ra nhưng chúng ta đang bị vượt mặt”, hai nhà phân tích Burrows và Manning cho biết trong bài báo có nhan đề: “Ác mộng tồi tệ nhất của nước Mỹ: Nga và Trung Quốc đang ngày một thân thiết hơn”.

    Quan hệ giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới – Nga và Mỹ vốn từ lâu đã “cơm không lành, canh không ngọt” vì nhiều vấn đề, trong đó có kế hoạch lá chắn tên lửa của Mỹ ở Châu Âu. Mối quan hệ này leo thang căng thẳng cao độ kể từ hồi năm ngoái khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine bùng lên. Có thể nói, quan hệ giữa Moscow và Washington đang ở mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Mỹ cùng với các đồng minh Châu Âu của mình ra sức cáo buộc, đổ lỗi cho Moscow đã gây ra cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng ở nước láng giềng Ukraine, kích động cuộc chiến đẫm máu ở miền đông nước này. Mỹ tìm mọi cách dồn ép, gây áp lực với Nga. Mỹ cũng gây sức ép để các nước đồng minh Châu Âu quay sang chống Nga. Phương Tây do Mỹ dẫn đầu đã liên tiếp tung ra hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga đồng thời không ngừng chỉ trích và lên án Nga trên các phương tiện truyền thông thế giới. Phương Tây cũng tìm cách thổi phồng mối đe dọa từ Nga, khiến các nước láng giềng xung quanh Nga cảm thấy bất an. Moscow tin rằng, Mỹ cùng với các đồng minh phương Tây đang tìm cớ để tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực. Mỹ đang dẫn dắt một chiến dịch chống Nga mạnh mẽ trên khắp mọi mặt trận.

    Trong bối cảnh bị Mỹ cùng các đồng minh bao vây, o ép, Nga rõ ràng không còn cách nào khác là phải tìm đến với Trung Quốc, với các đối tác ở Châu Á. Điều này đương nhiên sẽ đem lại hậu quả rất xấu cho chính Mỹ. Có vẻ như Washington đang hứng đòn “gậy ông đập lưng ông” từ chính sách của mình.

    “Mỹ tìm mọi cách hạn chế ảnh hưởng kinh tế, chính trị quân sự của Nga”

    Nhà phân tích chính trị Eugene Chausovsky tin rằng, Washington đang tận dụng mọi phương tiện trong kho vũ khí của mình để “hạn chế khả năng của Nga trong việc vươn rộng ảnh hưởng ra bên ngoài biên giới nước này”.

    Chiến lược nói trên đã ra đời từ những ngày đầu của cuộc Chiến tranh Lạnh và nó nổi tiếng với tên gọi chính sách kiềm chế.

    Người ta có thể nghĩ rằng, chính sách kiềm chế đã “yên nghỉ” khi cuộc đối đầu kéo dài nhiều thập kỷ giữa Nga với phương Tây kết thúc. Tuy nhiên, trên thực tế, chính sách này “chưa bao giờ thực sự kết thúc”, ông Chausovsky nhấn mạnh. “Ngay lúc này, Mỹ đang tích cực áp dụng chính sách đó” với Nga.
    Lý do để chiến lược kiềm chế có tuổi thọ lâu như vậy là rất đơn giản – mệnh lệnh địa chính trị là trung tâm của chính sách kiềm chế không hề mất đi cách đây 25 năm mà nó vẫn tồn tại. Mệnh lệnh đó dựa trên tư tưởng cho rằng Washington phải “ngăn chặn sự nổi lên của những cường quốc trong khu vực – những cường quốc có khả năng thách thức Mỹ”. Và không ở đâu mà Washington áp dụng chính sách kiềm chế mạnh mẽ như ở Ukraine , ông Chausovsky khẳng định. Theo ông này, cuộc cách mạng euromaidan diễn ra hồi tháng 2 năm ngoái xuất phát từ lo ngại Nga đang trở nên quá mạnh ở Ukraine …. Kết quả là Mỹ đã tìm cách kiềm chế Nga bằng cách ủng hộ cho cuộc lật đổ chính phủ thân Moscow để nhường cho một chính phủ thân phương Tây lên cầm quyền ở Ukraine, thực hiện chính sách an ninh, kinh tế chống lại Nga.
    Kinh tế Trung quốc vừa mới hạ đồng tiền xuống một chút là kinh tế Mỹ đổ vỡ trông thấy ngay. Thế thì đủ biết họ sống nhờ Trung quốc nên có giám cấm vận Trung quốc đâu? Có thể qua đây biết ông OBama có đội ngũ cố vấn kém cỏi và dốt nhất thế giới.

  6. Thái Bình says:

    Tự đánh mất mình và làm đệ-tử cho một nước khác hiếu chiến thì ắt phải chịu lãnh trọn sự giận tức của nhân dân thôi. Thật là xấu hổ.

  7. Triệu Hoa says:

    Ông tổng thống Pháp này hình như là một người hầu của OBama thì đúng hơn. Ông ta phục vụ quyền lợi Mỹ chứ có phục vụ cho nhân dân Pháp đã bầu nên ông đâu.

  8. Phạm Minh says:

    Nước Pháp đã đánh mất bản thân mình từ địa vị một cường quốc trở thành kẻ cúi đầu để Mỹ sỏ dây dắt đi đến khổ nhục Chưa có đời tổng thống nào tồi tệ bạc nhược như ông tổng thống này. Xin chia buồn với người dân Pháp.

  9. Tôi đọc bài báo vô cùng quan trọng này thấy tự hào về đất nước mình dù có nhiều điều chưa vui đó là nạn tham nhũng. Xin quý vị đọc sẽ thấy. Pháp chết là vì không giữ độc lập chủ quyền mà bị lôi kéo vào chuyện người khác để họ thỏa thuận trên lưng mình mà bội tín như tác giả viết thật là chí lý.
    Xin cống hiến các bạn bài báo giá trị này:
    VN không để bị lôi kéo, thỏa thuận lợi ích trên lưng
    Cập nhật : 10:35 | 22/08/2015
    – Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh chính sách đối ngoại phải có chủ trương đúng, linh hoạt để tránh việc các nước thỏa thuận bất lợi trên lưng VN.
    100 tàu TQ tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông
    Campuchia chứng thực bản đồ phân định biên giới với VN

    Trong cuộc gặp gỡ báo chí nhân 70 năm ngày truyền thống ngành ngoại giao, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh vị thế của VN trên trường quốc tế và trong khu vực nay đã chủ động hội nhập, đóng góp cụ thể trong giải quyết các vấn đề của thế giới, thể hiện ở việc VN là thành viên HĐBA LHQ, HĐ Nhân quyền, UB Kinh tế Xã hội của LHQ, thành viên ASEAN…
    Phạm Bình Minh, Biển Đông, tranh chấp chủ quyền, COC, Nguyễn Cơ Thạch, ngoại giao, bản đồ phân giới cắm mốc

    “Nước nào có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh thường có vai trò, vị thế, tiếng nói lớn ở các diễn đàn. Nhưng có những nước tiềm lực quân sự không mạnh, dân số không lớn, kinh tế phát triển nhưng vẫn có tiếng nói, vì họ đóng góp vào công việc chung của thế giới, được các nước ghi nhận. VN, qua quá trình hội nhập, tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực, đã tạo dựng vị thế của mình. Quan hệ với tất cả các nước, nhất là những quốc gia quan trọng, cũng tạo vị thế cho VN” – Phó Thủ tướng nhận định.
    Không để bị lôi kéo
    Lao Động: Đâu là thách thức của ngành ngoại giao hiện nay trong giải quyết quan hệ với các nước lớn, thưa Phó Thủ tướng?
    VN đã có quan hệ ngoại giao với 185/193 thành viên LHQ. Các quan hệ đã đi vào các khuôn khổ như đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, đối tác hợp tác, trong đó có những nước quan trọng nhất trên thế giới.
    Nhưng thách thức là tình hình thế giới đang biến động phức tạp, các nước đang cạnh tranh chiến lược gay gắt, đặc biệt ở Đông Nam Á, châu Á – Thái Bình Dương. Chính sách đối ngoại của ta đòi hỏi phải phù hợp để không bị lôi kéo vào cuộc xung đột nào. Chính sách ngoại giao của VN là phát triển quan hệ với tất cả các nước, trên cơ sở đảm bảo lợi ích tối đa của mình.
    Tuổi Trẻ: Trong lịch sử đã nhiều lần các nước lớn bắt tay sau lưng VN, ảnh hưởng đến lợi ích chiến lược của VN. Bộ Ngoại giao kiến nghị cụ thể như thế nào về xây dựng khuôn khổ quan hệ với các nước lớn, trong đó có Mỹ và TQ?
    Bài học quan trọng của ngoại giao 70 năm qua là giữ vững độc lập trong mọi đường lối. Điều này đã thành công trong thực tế, thể hiện ở các cuộc đàm phán Geneva 1954, hội nghị Paris 1973… VN trên cơ sở lợi ích quốc gia, giữ cân bằng trong quan hệ với các nước để phục vụ mục tiêu của mình.
    Trong quan hệ quốc tế luôn có song trùng lợi ích. Việc các nước lớn thương lượng trên lưng các nước nhỏ là tổng kết chung của lịch sử quan hệ quốc tế, khi các nước để đạt lợi ích của mình sẽ có những thỏa thuận có hại cho nước khác. Quan trọng là ta đánh giá được, có chủ trương đúng, linh hoạt để tránh việc các nước thỏa thuận bất lợi cho chúng ta.
    Quan điểm của VN là khi xây dựng khuôn khổ quan hệ, với mỗi nước đều có mục tiêu cụ thể, trên cơ sở xây dựng quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa, tạo dựng tin cậy.
    Phạm Bình Minh, Biển Đông, tranh chấp chủ quyền, COC, Nguyễn Cơ Thạch, ngoại giao, bản đồ phân giới cắm mốc

    VietNamNet: Trăn trở của nhiều nhà ngoại giao lão thành là đối ngoại phải góp phần làm “sòng phẳng” quan hệ với các nước lớn, đặc biệt là Mỹ và TQ. Sòng phẳng theo nghĩa anh làm gì có lợi, làm gì gây khó cho tôi. Phó Thủ tướng nghĩ thế nào và ngành ngoại giao sẽ làm gì để giải quyết thách thức này?
    Ta có một chủ trương được quốc tế đồng tình, và cũng là nền tảng để mở rộng quan hệ với các nước – “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai”. VN đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh, bị nhiều nước thù địch, xâm lược, lấn chiếm. Ta không quên quá khứ, nhưng nhìn về phía trước, đưa các quan hệ đi lên, đảm bảo cho mình một môi trường hòa bình, phát triển.
    Thực tế, nhiều nước cứ dai dẳng vấn đề quá khứ sẽ cản trở quan hệ với các nước khác. Ta đưa quan hệ với cả các nước trước đây từng có vấn đề với mình vào khuôn khổ, chiến lược hoặc toàn diện.
    Có liên minh trong vấn đề Biển Đông?
    VOV: VN có biện pháp gì để không bị lôi kéo vào cuộc tranh giành ảnh hưởng ở châu Á – TBD, nhất là trong vấn đề Biển Đông. GS. Carl Thayer từng nhận định nếu VN không liên minh với nước lớn nào sẽ rất khó giải quyết vấn đề Biển Đông, Phó Thủ tướng nghĩ thế nào?
    VN khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, có quyền tại vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý theo đúng luật pháp quốc tế. Biển Đông là quan tâm chung của khu vực và thế giới vì đây là huyết mạch nối giữa các khu vực, con đường thông thương chiếm 50% lượng hàng hóa thế giới, liên quan an ninh, an toàn hàng hải.
    Ta thừa nhận có tranh chấp chủ quyền ở Trường Sa, giữa 5 nước 6 bên. Giải quyết vấn đề này có thể song phương hoặc đa phương, nhưng các nước phải duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực để không ảnh hưởng đến giao thông hàng hải. Quan điểm của VN là giải quyết tranh chấp chủ quyền hoàn toàn phù hợp luật pháp quốc tế, không thể lấy “lịch sử hàng nghìn năm” để coi đó là chủ quyền.
    “Dĩ bất biến” là đảm bảo hòa bình, ổn định, lợi ích, chủ quyền. “Ứng vạn biến” là tìm biện pháp tăng cường hợp tác ở những chỗ hợp tác được mà không ảnh hưởng đến chủ quyền, giảm thiểu xô xát trên biển. VN cực lực phản đối những hành động đơn phương, thay đổi hiện trạng trên Biển Đông.
    Quan điểm của GS Carl Thayer là một trong nhiều quan điểm trong quan hệ quốc tế. Trên thế giới có nhiều nước liên minh để phòng vệ tập thể, cũng có nước không ở trong liên minh nào. VN chủ trương độc lập, tự chủ, bảo vệ chủ quyền bằng sức mạnh tổng hợp, không đi với nước này chống nước kia, quan hệ tốt với tất cả các nước, không cần phải liên minh.
    Để làm được phải tăng cường tạo dựng lòng tin chiến lược như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói. Trên cơ sở phát triển quan hệ kinh tế, thương mại, khi các nước đầu tư ở VN, họ sẽ có lợi trong việc bảo vệ lợi ích của mình ở VN.
    Dân Trí: Nếu tình hình Biển Đông xấu đi, VN sẽ có bước đi mạnh mẽ hơn như thế nào? Với Bộ quy tắc ứng xử (COC), ASEAN mong muốn thúc đẩy nhưng chưa hề có thời hạn ký kết cụ thể, liệu đây có là trở ngại cho COC?
    VN luôn kiên định giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, đòi hỏi các nước không sử dụng vũ lực. Biện pháp hòa bình là mọi biện pháp, từ thương lượng, thảo luận trực tiếp giữa các bên liên quan, đến đưa ra các tổ chức quốc tế, các biện pháp pháp lý…
    Với COC, từ tham vấn, trao đổi, nay quá trình tiến bước chuyển sang giai đoạn thương lượng. Nhưng vẫn cần một quá trình để thống nhất về văn bản đem ra thương lượng.
    Quan điểm của VN là sớm nhất có thể, yêu cầu trong năm nay có COC, nhưng đó là ý muốn của ta, là cố gắng chung của ASEAN. Nhưng do có nhiều nước tham gia, ta không thể đặt thời gian cho các nước khác. Các bên phải cùng nhau thống nhất về nội hàm của quy tắc ứng xử để chuyển sang ký kết.
    Tiền Phong: Trong diễn biến phức tạp của tình hình Biển Đông, cộng thêm tình hình tại biên giới Tây Nam với Campuchia, có ý kiến cho rằng VN có nguy cơ bị bao vậy, cô lập. Phó Thủ tướng nghĩ gì về nhận định này?
    Diễn biến Biển Đông đang hết sức phức tạp, nhưng mong muốn chung, lợi ích chung của các nước và VN là không để xảy ra xung đột, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, duy trì ổn định, không để ảnh hưởng đến tự do hàng hải.
    VN có những đàm phán trực tiếp với các nước, trong đó có TQ, về phân định biên giới biển, cùng ASEAN yêu cầu thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử (DOC), xây dựng COC.
    Ta luôn phải đối phó với tình huống xấu nhất, nhưng luôn mong muốn, phấn đấu cho điều tốt nhất là đảm bảo không xảy ra xung đột.
    Với Campuchia, VN đặt mục tiêu xây dựng biên giới hòa bình. Hai nước đã đạt hơn 80% việc phân giới cắm mốc, đang phấn đấu hoàn thành 17 – 18% còn lại. Việc này có thể khẳng định là hoàn toàn đúng theo luật pháp quốc tế, văn bản hai bên đã ký kết và bản đồ hai bên đều công nhận.
    Việc đảng đối lập Campuchia gây rối là hoàn toàn sai trái, phá hoại quan hệ hai nước. VN tin tưởng với sự phân chia công bằng, hợp lý, tuân thủ luật pháp quốc tế, hai bên sẽ đảm bảo được việc phân giới cắm mốc. Lực lượng nào cũng không thể chống đối luật pháp quốc tế.
    Chính phủ Campuchia cũng vừa xác nhận các bản đồ mượn của LHQ và Pháp chính là các bản đồ cùng VN phân giới cắm mốc. Đó là cơ sở hết sức quan trọng để tin rằng không có xung đột ở biên giới, vì quan hệ hai nước tốt đẹp, trên cơ sở giải quyết các vấn đề và việc phân giới cắm mốc đang được triển khai.
    Câu hỏi nào cũng “toát mồ hôi”
    Lao Động: Phó Thủ tướng học được điều gì quan trọng nhất từ người cha, cố Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch?
    Đó là sự kiên định, vận dụng linh hoạt đường lối, chủ trương, tạo ra được nhiều bạn bè nhất để thực hiện đường lối đối ngoại của mình.
    Phạm Bình Minh, Biển Đông, tranh chấp chủ quyền, COC, Nguyễn Cơ Thạch, ngoại giao, bản đồ phân giới cắm mốc
    VietNamNet: Tiếp xúc với giới ngoại giao và báo chí thế giới, Phó Thủ tướng luôn nhận được những câu hỏi về các vấn đề nhạy cảm của VN. Có lần nào ông đã phải “toát mồ hôi” để trả lời những câu hỏi đó?
    Các câu hỏi của báo chí đều khó, đều “toát mồ hôi”. Mỗi câu hỏi đều có cách trả lời, chính diện hay vòng vèo.
    Một trong những câu hỏi khó là gần đây ở Mỹ, về việc VN mua vũ khí, “có phải để đối phó với TQ không”. Tôi trả lời mua vũ khí là việc bình thường, mọi quốc gia đều làm để bảo vệ đất nước, mua ở đâu cũng vì mục đích đó, không mua của Mỹ thì mua của nước khác.
    Nhưng đó là câu hỏi tức thời đặt ra một vấn đề nhạy cảm, việc “có phải VN đi với nước này chống nước kia không”. Rõ ràng là không phải, nhưng câu trả lời có thể bị diễn giải khác nhau.
    Tuổi Trẻ: Phó Thủ tướng có tin tưởng sẽ có một người VN giữ vị trí cao trong các tổ chức quốc tế, để tham gia những quyết sách quan trọng của thế giới không?
    Mong muốn này không phải bây giờ mới đặt ra. Cách đây 20 – 30 năm, ta đã đặt mục tiêu đưa càng nhiều người VN vào làm việc trong các tổ chức quốc tế càng tốt, thể hiện năng lực của người VN, đóng góp cho các công việc chung và quay lại phục vụ lợi ích cho đất nước.
    Thời gian qua đã có người VN làm trong Ban Thư ký LHQ, các tổ chức khu vực, gần đây nhất là Tổng thư ký ASEAN. VN từng được bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng LHQ, chủ tịch một số ủy ban LHQ, chủ tịch phiên họp của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA)…
    Nhưng ta rất mong muốn người VN ứng cử vào các vị trí quan trọng, như Tổng thư ký LHQ, hay đứng đầu các tổ chức chuyên môn của LHQ. Muốn vậy, con người VN phải có năng lực, khả năng tầm quốc tế.

  10. Cho chết! Tội bội tín thì không ai có thể muốn chơi. Pháp là quốc gia bao đời tổng thống luôn tôn trọng chữ tín thế mà đời tổng thống này lại như vậy. Hơn nữa mang tiếng là cường quốc ở châu Âu mà để kẻ khác xỏ mũi dắt đi như là con trâu vậy. Hậu quả thiệt hại kinh tế người dân phải lãnh chịu. Cho nên tôi thông cảm với sự bất bình của người dân Pháp. Mỹ xưa cũng đã thất tín nhiều lần với VNCH nên làm chế độ này phải thua chạy một cách đau đớn và sụp đổ. Chơi với Mỹ phải cần có bản lĩnh phải độc lập tự chủ giống Cu ba đó mới chơi được.

Phản hồi