WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thảo luận giữa Chu Ân Lai, Lê Duẩn, P.V Đồng, V.N.Giáp, Mao

Hai vị lãnh tụ

 

 

CWIHP

23-03-1966

Mô tả: Chu Ân Lai cảnh báo Lê Duẩn, chống lại sự giúp đỡ của Liên Xô.

Chu Ân Lai: Hiện nay, người dân Việt Nam đang đi đầu trong cuộc đấu tranh chống Mỹ. Máu của nhân dân Việt Nam đã đổ ra cho cách mạng Việt Nam cũng như cho công cuộc cách mạng thế giới. Việt Nam là nước đi đầu, đại diện cho công cuộc cách mạng của nhân dân trên thế giới.

Chu Ân Lai: Đã có một số thay đổi đáng kể từ năm ngoái khi miền Bắc Việt Nam bắt đầu các cuộc đàm phán với Mỹ. Chúng tôi nên nói thẳng cho ông biết rằng những thay đổi bắt đầu từ khi lãnh đạo mới của Xô Viết lên nắm quyền, đặc biệt là sau chuyến thăm của Kosygin tới Vietnam (2). Sau khi Kosygin từ Hà Nội trở về, Liên Xô sử dụng viện trợ của họ cho Việt Nam để lấy lòng tin của các ông một cách gian dối. Mục đích của họ là làm cho mối quan hệ Việt – Trung gặp trở ngại, để chia rẽ giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhằm tiếp tục kiểm soát Việt Nam để cải thiện mối quan hệ của họ với Mỹ và cản trở cuộc đấu tranh và công cuộc cách mạng của nhân dân Việt Nam.

Chu Ân Lai: Có nhiều tranh cãi liên quan đến các yêu cầu của Việt Nam về các phi công tình nguyện viên từ các nước xã hội chủ nghĩa. Các ông sẽ gặp rắc rối. Liên Xô có thể tiết lộ bí mật cho kẻ thù. Do đó chúng tôi nghĩ rằng các hoạt động chung giữa những người tình nguyện là không thể được. Hơn nữa, ngay cả khi những người tình nguyện này chịu nghe theo lệnh của các ông, những người Xô-viết sẽ luôn có ý kiến ​​trái ngược nhau. Cái lợi mà các ông nhận được từ các phi công Liên Xô không đủ đền bù thiệt hại do họ gây ra.

Chu Ân Lai: Liên quan đến việc thành lập mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam, chúng tôi muốn các mối liên hệ song phương hoặc đa phương. Điều đó tốt bởi vì chúng ta có thể thảo luận chi tiết. Chúng tôi cho rằng việc phản đối Mỹ nhất thiết phải đi đôi với việc chống chủ nghĩa xét lại. Hai điều này không thể tách rời nhau. Nếu không, không thể giáo dục mọi người.
————————————————

Ghi chú:
1. Phái đoàn Việt Nam do Lê Duẩn dẫn đầu, viếng thăm Trung Quốc từ ngày 22 đến ngày 25 tháng 3 năm 1966.
2. Thủ tướng Liên xô, Aleksei Kosygin, viếng thăm Việt Nam từ ngày 6 đến ngày 10 tháng 2 năm 1965.
Ngọc Thu dịch từ: http://wilsoncenter.org/index.cfm?topic_id=1409&fuseaction=va2.document&identifier=5034C8BC-96B6-175C-9C840B7B07032AC8&sort=Collection&item=Vietnam%20%28Indochina%29%20War%28s%29

——————————————————–

Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Phạm Văn Đồng

07-04-1967

Mô tả: Đề nghị của Liên Xô gia tăng viện trợ cho Việt Nam, qua ngả Trung Quốc.

Phạm Văn Đồng: Các đề nghị của [Liên Xô] là: (1) Trung Quốc tăng hạn ngạch cho các lô hàng viện trợ của Liên Xô giúp [Việt Nam] qua ngả Trung Quốc từ 10.000-30.000 tấn một tháng. Nếu cần, Liên Xô sẽ gửi một số đầu máy xe lửa tới Trung Quốc. (2) Trung Quốc dành riêng 2 hoặc 3 cảng ở miền Nam để giao hàng viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam. Nếu cần nhiều thiết bị hơn cho các cảng này, Liên Xô sẽ trả tất cả chi phí (*).

(*) Chu Ân Lai có trả lời vấn đề này trong buổi thảo luận ngày 10-04-1967.

http://www.wilsoncenter.org/index.cfm?topic_id=1409&fuseaction=va2.document&identifier=5034C90B-96B6-175C-99AC279EB3E972CE&sort=Collection&item=Vietnam%20%28Indochina%29%20War%28s%29

—————————————————————

Thảo luận giữa Chu Ân Lai, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp (1)

07-04-1967

Mô tả: Chu Ân Lai nhận xét về tính cách quân sự của Mỹ.

Chu Ân Lai: Kinh nghiệm và truyền thống Mỹ dựa trên cuộc chiến giành độc lập, mà họ đã chiến đấu 190 năm trước. Cũng có cuộc nội chiến cách nay gần 100 năm. Suốt thời Đệ nhất và Đệ nhị Thế chiến, họ đạt nhiều [chiến thắng] ở giai đoạn cuối. Trong Đệ nhị Thế chiến, Hoa Kỳ đã đổ bộ [vào châu Âu] vào lúc Hitler đã suy yếu đáng kể. Họ sử dụng nhiều pháo binh, như thể họ đang tiến hành tập trận. Người chỉ huy ở mặt trận phía Tây lúc đó là Eisenhower, và tham mưu trưởng Quân đội Hoa Kỳ là [tướng George C.] Marshall. Marshall rất tự hào về kế hoạch đổ bộ dài hàng trăm trang. Có lần tôi hỏi ông ta đã đọc bản kế hoạch đó chưa. Ông ta nói rằng ông ta chỉ đọc đề cương. Mỗi phần [đề cương], ông ta chỉ đọc phần có liên quan đến ông ta.

———————————————
Ghi chú:
1. Võ Nguyên Giáp (1912 -) là người thành lập đơn vị đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam vào năm 1944 và giữ chức Tổng Tư lệnh trong suốt chiến tranh Đông Dương. Suốt thập niên 1960 và gần suốt thập niên 1970 ông là Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, và Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam. Văn Tiến Dũng được cho là đã thay thế ông làm Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng Tư lệnh vào năm 1980, nhưng theo từ điển quân đội, xuất bản năm 1996 tại Hà Nội nói rằng, ông Dũng đã thay thế [ông Giáp] từ đầu năm 1978. Nếu điều này chính xác, thì ông Giáp không chịu trách nhiệm về quyết định xâm chiếm Campuchia, hoặc bảo vệ Việt Nam chống lại cuộc tấn công của Trung Quốc năm 1979. Ông Giáp vẫn còn trong Bộ Chính trị Đảng CSVN cho đến năm 1982 và còn chức ủy viên Trung ương Đảng cho đến năm 1991.

2. Đây là cuộc họp thứ ba giữa phái đoàn Trung Quốc và Việt Nam, trong cuộc họp này, Võ Nguyên Giáp đã mô tả tình hình quân sự ở Việt Nam và mục tiêu chiến lược của Mỹ. Hai cuộc họp đầu tiên được tổ chức từ 11:30 sáng (không rõ kết thúc lúc mấy giờ) và từ 3:30-06:30 chiều ngày 29 tháng 3 năm 1967. Phái đoàn Việt Nam đã đi thăm Liên Xô và sau đó trở về Bắc Kinh.

Ngọc Thu dịch từ: http://www.wilsoncenter.org/index.cfm?topic_id=1409&fuseaction=va2.document&identifier=5034C8FB-96B6-175C-951A62A3007D715E&sort=Collection&item=Vietnam%20%28Indochina%29%20War%28s%29

—————————————————-

Thảo luận giữa Chu Ân Lai, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp (2)

07-04-1967

Mô tả: Chu Ân Lai củng cố cam kết của ông ta và của Trung Quốc đối với cuộc chiến tại Việt Nam, mặc dù ông ta gần bảy mươi tuổi.

Phạm Văn Đồng: Một số chiến lược chúng tôi đang áp dụng ở chiến trường miền Nam Việt Nam là làm theo những điều các ông đề nghị với chúng tôi trong quá khứ. Điều này cho thấy chiến lược quân sự của chúng tôi, cũng như của các ông, là đúng đắn, và cũng có những diễn biến mới.

Chu Ân Lai: Không chỉ có các chiến lược của các ông có những diễn biến mới, mà còn có những sáng tạo mới. Những người đến muộn trở thành người tới trước. Đây là điều Chủ tịch đã nói. Tôi viết cho các ông vài lời: những người đến muộn trở thành người đến đầu tiên. … Chúng tôi đã không đánh một cuộc chiến nào trong suốt 14 năm. Cả ba chúng tôi đã già rồi. Tôi gần bảy mươi tuổi rồi. Đồng chí Diệp Kiếm Anh (2) bảy mươi tuổi rồi. Đồng chí Trần Nghị thì sáu mươi bảy tuổi. Chúng tôi vẫn muốn đánh, nhưng chúng tôi không còn nhiều thời gian.

Diệp Kiếm Anh: Đó là quy luật của tự nhiên.

Chu Ân Lai: Mặc dù tôi đã già, nhưng tham vọng của tôi vẫn còn đó. Nếu cuộc chiến ở miền Nam không kết thúc trong năm tới, tôi sẽ đến thăm các ông và quan sát xung quanh.

Diệp Kiếm Anh: Con ngựa già ở trong chuồng vẫn mơ đến những thành tích anh hùng; trái tim của một người anh hùng lúc tuổi già của ông ấy kiên cường hơn bao giờ hết.

Chu Ân Lai: Chủ tịch Mao đã trích dẫn những [lời này] từ một bài thơ của Tào Tháo (3) trong một bức thư gửi cho đồng chí Vương Quan Lan (4). Một nhân vật lịch sử trong thời kỳ phong kiến ​​vẫn có khát vọng của mình, còn chúng ta, những người vô sản, thì sao?

————————————————-
Ghi chú:
1. Đây là cuộc họp thứ tư giữa phái đoàn Trung Quốc và Việt Nam. Võ Nguyên Giáp bắt đầu cuộc họp bằng cách tiếp tục giới thiệu về tình hình quân sự ở miền Bắc và miền Nam Việt Nam và chiến lược của Việt Nam.
2. Diệp Kiếm Anh: là phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương ĐCS Trung Quốc và là ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSTQ.
3. Tào Tháo: là một chính trị gia và là lãnh chúa thời Tam quốc của Trung Quốc (thế kỷ thứ 2-3).
4. Vương Quan Lan: là Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phó GĐ Sở Nông thôn? (deputy head of the Rural Affairs Department) thuộc Trung ương ĐCS TQ. Ông bị bệnh tật kinh niên hồi thập niên 1950 và đầu thập niên 1960, và Mao đã viết một lá thư khuyên ông ta nên kiên nhẫn trong việc đối phó với bệnh tật của mình.

Ngọc Thu dịch từ: http://www.wilsoncenter.org/index.cfm?topic_id=1409&fuseaction=va2.document&identifier=5034C91A-96B6-175C-97ED4A394C2DB247&sort=Collection&item=Vietnam%20%28Indochina%29%20War%28s%29

——————————————————————-

Thảo luận giữa Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai và Phạm Văn Đồng

10-04-1967

Mô tả: Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông giải quyết vấn đề khó khăn của Trung Quốc – Hồng vệ binh.

Chu Ân Lai: Đa số Hồng vệ binh Trung Quốc đã vượt biên giới vào Việt Nam, là tốt. Họ đã đến Việt Nam bởi vì họ muốn chiến đấu chống Mỹ. Nhưng họ đã không tôn trọng các quy tắc của hai nước chúng ta, nên gây một số chuyện phức tạp. Chúng tôi xin lỗi các ông về vấn đề này.

Mao Trạch Đông: Một số Hồng vệ binh không biết biên giới quốc gia có nghĩa là gì. Trong số những người đến Việt Nam, hầu hết đến từ Giang Tây, một số người đến từ Vân Nam. Các ông không cần phải đề phòng họ. Chỉ cần giải thích với họ và sau đó giao họ lại cho chúng tôi.

http://www.wilsoncenter.org/index.cfm?topic_id=1409&fuseaction=va2.document&identifier=5034C997-96B6-175C-9BA29FE67E819753&sort=Collection&item=Vietnam%20%28Indochina%29%20War%28s%29

————————————————–

Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Phạm Văn Đồng

10-04-1967

Mô tả: Chu Ân Lai thảo luận việc mở rộng chiến tranh Việt Nam, cũng như phát triển mặt trận mới ở Campuchia; cũng có một cuộc thảo luận về Hoàng thân Sihanouk và Lon Nol.

Chu Ân Lai: … Về việc vận chuyển hàng quá cảnh, thỏa thuận hạn ngạch là 10.000 tấn một tháng. Bây giờ, họ muốn tăng lên 30 ngàn. Tuy nhiên, họ không đề cập đến mặt hàng cụ thể nào, nên chúng tôi không muốn trả lời đề nghị một cách rõ ràng… Về các mặt hàng quân sự của Liên Xô, Liên Xô nên thông báo trước cho Việt Nam, và Việt Nam sẽ xem xét liệu lợi ích có phù hợp và hiệu quả hay không. Có nghĩa là các ông sẽ không lấy hết tất cả mọi thứ. Lúc đó, các ông sẽ thông báo cho chúng tôi [số lượng]. Cuối cùng, chúng tôi sẽ phải kiểm tra. Nếu đúng, chúng tôi sẽ tăng hạn ngạch.

Hiện cảng Hải Phòng không bị phong tỏa. Do đó, việc sử dụng các cảng của Trung Quốc chưa được xét đến. Liên Xô đã từng nói rằng, Hoa Kỳ sẽ không tấn công tàu của Liên Xô. Tất nhiên, trong trường hợp cảng Hải Phòng bị phong tỏa, và không còn có cảng nào khác có thể cập bến ở Việt Nam, các chuyến hàng nước ngoài đến Việt Nam sẽ phải được vận chuyển qua các cảng của Trung Quốc. Chúng tôi có một thỏa thuận cho dự phòng này. Về ích lợi của các cảng Trung Quốc đối với hàng viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam, chúng tôi sẽ cân nhắc tình hình và hoàn cảnh thực tế và sau đó thương lượng một thỏa thuận khác. Liên Xô muốn vào các cảng của Trung Quốc không chỉ vì các lô hàng viện trợ cho Việt Nam, mà còn có các động cơ khác sau này.

……

Chu Ân Lai: Có một mặt trận khác là Campuchia. Campuchia thì gắn liền với nước Pháp như Lào và miền Nam Việt Nam gắn với Mỹ. Pháp đã xác định không bỏ mặc Campuchia. Đôi khi Sihanouk chửi chúng tôi vì bực tức, điều đó dễ hiểu. Chúng tôi phải giành cho được sự cảm thông của ông ta, nhưng cùng lúc, chúng ta phải hiểu bản chất của ông ta. Mối liên hệ như thế này: bởi vì Pháp sẽ không bỏ mặc Campuchia, thì Campuchia cũng sẽ không bỏ mặc chúng ta. Nếu Campuchia làm như thế, sẽ mâu thuẫn với chính phủ liên minh ở miền Nam Việt Nam, trong đó phe thân Pháp sẽ được mời dự phần. Và nếu quan hệ Campuchia với Trung Quốc xấu đi, ảnh hưởng của Pháp ở vùng Viễn Đông sẽ tiếp tục giảm, do đó vị thế của Pháp trong quan hệ với Mỹ bị suy yếu. Khả năng để Mỹ để mở một mặt trận khác ở Campuchia là không lớn. Vì vậy, gây áp lực lên Campuchia có thể làm cho họ đồng ý với các chính sách của chúng ta.

Gần đây, Thủ tướng Úc, [Harold Holt], thăm Campuchia. Ông ấy hỏi Sihanouk rằng Campuchia có giúp Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam hay không. Sihanouk không hoàn toàn phủ nhận điều [này], nói rằng ông ấy giúp một chút trong vấn đề vận chuyển. Tôi biết Sihanouk hơn 10 năm nay và thấy rằng ông ta khôn hơn Sukarno (1). Có lẽ Sukarno sợ phong trào nhân dân, nhưng Sihanouk thì không sợ.

Khả năng giành được sự cảm thông của Sihanouk thì rất tốt. Tuy nhiên, cùng lúc chúng ta phải cân nhắc khả năng phong tỏa. Vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng việc vận chuyển trang thiết bị trong mùa mưa này không chỉ cho năm nay, mà nên vận chuyển cho nhu cầu năm tới. Chúng tôi luôn luôn khai thác các cơ hội khi có sẵn.

Võ Nguyên Giáp: Hiện Mỹ muốn sử dụng phe thân Mỹ tại Campuchia để tiến hành phá hoại và  đảo chánh. Ông có ý kiến gì ​​về vấn đề này?

Chu Ân Lai: Chúng ta không loại trừ khả năng đảo chính. Sihanouk cũng giống như Sukarno đến mức ông ta trấn áp tất cả các mâu thuẫn để nắm giữ quyền lực. Tuy nhiên, ông ta không giống Ne Win (2) người kiểm soát các lực lượng vũ trang. Cùng lúc, Ne Win ngày càng quan trọng đối với các phe phái ở Miến Điện, và vì thế càng không được lòng dân. Tôi đã nói chuyện với ông ta nhiều lần về chiến lược cầm quyền, khuyên ông ấy giới hạn số đối thủ. Những gì tôi biết về ông ta qua U Thant (3) đó là ông ta dễ lĩnh hội từ người Mỹ, nhưng người Anh và người Pháp thì ở một mức độ thấp hơn. Ông ấy cũng duy trì quan hệ với Trung Quốc và Liên Xô.

Phạm Văn Đồng: Còn tình trạng nội chiến ở Miến Điện?

Chu Ân Lai: Các phong trào cách mạng ở đó không phát triển nhanh và có một số thay đổi trong chính sách của Đảng. Điều kiện và tình hình ở đó thì tốt, nhưng tôi không hiểu tại sao cuộc cách mạng đã không phát triển.

Phạm Văn Đồng: Ông nghĩ sao về Lon Nol? (4)

Chu Ân Lai: Ông ta không đáng tin cậy.

Phạm Văn Đồng: Ông ta đã dùng những lời lẽ tốt đẹp để nói về Trung Quốc với chúng tôi.

Chu Ân Lai: Ông ta cũng đã nói như thế với chúng tôi. Ông ta cũng nói rằng ông ta có mang dòng máu Trung Quốc. Phoumi Nousavan (5) cũng nói rằng ông ta có dòng máu Trung Quốc. Nhưng máu của họ là máu phong kiến, tư bản.

Trần Nghị: Lon Nol là người ủng hộ Mỹ. Sihanouk cũng biết điều này.

Chu Ân Lai: Một lần, Lon Nol đến thăm Trung Quốc và ông ta để lại một số ấn tượng. Nếu chúng ta chi tiền cho ông ta, ông ta có thể bị lợi dụng một thời gian. Mẹ của Sihanouk cũng đang làm chính trị, cái cách mà một số hoàng hậu Trung Quốc đã làm. Hai mẹ con đối nghịch với nhau. Nhưng họ cũng lợi dụng lẫn nhau. Bất lợi của Sihanouk đó là, không giống như Ne Win, ông ta không kiểm soát các lực lượng vũ trang.

Chu Ân Lai: Theo như đánh giá của chúng tôi về triển vọng của cuộc chiến, chúng tôi thực sự cần xem xét hai hoặc ba khả năng. Trước tiên, cuộc chiến tranh có thể tiếp tục và thậm chí có thể mở rộng hơn nữa. Nguyên tắc của chiến tranh không thể quyết định bởi lòng người, không phải bởi kẻ thù, cũng không phải bởi chúng ta. Chiến tranh có nguyên tắc riêng của nó. Ngay cả khi kẻ thù muốn dừng lại, cũng rất khó để cho họ dừng. Vì vậy, khi chúng tôi đánh giá triển vọng của cuộc chiến, chúng ta nên chuẩn bị cho việc tiếp tục và mở rộng hơn nữa.

Một khả năng khác là kẻ thù có thể phong tỏa bờ biển. Nếu ông ta bắt đầu phong tỏa toàn bộ, có nghĩa là đang chuẩn bị cho việc mở rộng chiến tranh, một cuộc chiến toàn diện. Nhưng nếu kẻ thù sử dụng một cuộc phong tỏa để buộc các ông phải thỏa hiệp và nếu các ông từ chối thỏa hiệp, thi ông ta sẽ làm gì? Ông ta phải làm một cái gì đó như là bám sát. Không đơn giản cho ông ta tiến hành phong tỏa toàn bộ dọc bờ biển, bởi điều này cần triển khai nhiều tàu. Hành động này rất lớn, và sẽ gây nhiều căng thẳng trong quan hệ của ông ta với các nước khác.

Khả năng thứ ba, như hai ông đã đề cập, đó là mùa khô năm tới sẽ là thời điểm quan trọng, và có thể đánh bại đối phương, buộc ông ta phải nhận lấy sự thất bại của mình và rút khỏi Việt Nam. Có thể nào cuộc chiến sẽ không kết thúc, cũng không mở rộng, mà  sẽ tiếp tục như hiện nay? Điều này không thể. Sớm hay muộn, cuộc chiến tranh sẽ kết thúc, chỉ là vấn đề thời gian. Không thể nào cuộc chiến tranh sẽ được kéo dài như thế này, không thắng cũng không bại (nguyên văn: không chết cũng không sống).

Đối với câu hỏi về đấu tranh chính trị, không có gì nghi ngờ về đấu tranh chính trị nên tiếp tục trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Chiến tranh là sự tiếp tục về chính trị dưới hình thức cao nhất, do vậy, không thể tiến hành cuộc chiến tranh mà không tiến hành đấu tranh chính trị. Để tăng cường tuyên truyền quốc tế, để chiến thắng sự cảm thông, để làm suy yếu và chia rẽ kẻ thù, và để tận dụng sự sa sút của kẻ thù, là tất cả các hình thức khác nhau về đấu tranh chính trị. Các ông đã làm điều này trong quá khứ. Các ông nên tiếp tục làm điều này trong tương lai.

——————————————–
Ghi chú:

1. Sukarno: (1901-1970) Chủ tịch nước Cộng hòa Indonesia 1945-1967. Bị mất quyền vào tay Tổng Suharto trong một cuộc đảo chính quân sự hồi tháng 10 năm 1965.
2. Ne Win: (1911-2002) tướng Miến Điện, người đứng đầu nước Miến Điện (Myanmar) từ năm 1962-1981.
3. U Thant: (1909-1974) Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc năm 1962-1971.
4. Lon Nol: (1913-1985) Tướng trong Quân đội Campuchia, Thủ tướng từ năm 1966 đến tháng 4 năm 1967. Trở lại nắm quyền trong chính phủ hồi tháng 4 năm 1968, đầu tiên là Bộ trưởng Quốc phòng và sau đó là quyền Thủ tướng. Bổ nhiệm làm thủ tướng vào tháng 8 năm 1969. Nắm quyền trong một cuộc đảo chính vào ngày 18 tháng 3 năm 1970, trong khi Sihanouk ở nước ngoài. Lon Nol là Tổng thống Cộng hòa Khmer 1972-1975.
5. Phoumi Nousavan: tướng Lào, một người mạnh mẽ, thuộc cánh hữu trong chính phủ từ 1960-1965.

Ngọc Thu dịch từ: http://www.wilsoncenter.org/index.cfm?topic_id=1409&fuseaction=va2.document&identifier=5034C9A7-96B6-175C-9171AB983FB3D783&sort=Collection&item=Vietnam%20%28Indochina%29%20War%28s%29

———————–

CWIHP

Chu Ân Lai của Nói chuyện với Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp

10-04-1967

Khi xem xét viễn cảnh cuộc chiến, chúng ta nên có hai hoặc ba khả năng. Một khả năng là cuộc chiến sẽ tiếp tục và mở rộng. Luật của chiến tranh thường không do ý muốn của người dân quyết định, không phải do ý muốn chúng ta, cũng không theo ý muốn của kẻ thù. Chiến tranh có luật lệ riêng của nó. Ngay cả khi kẻ thù muốn chấm dứt chiến tranh cũng không thể được. Do đó, vì lợi ích tương lai, chúng ta phải chuẩn bị tiếp tục cuộc chiến và chuẩn bị mở rộng chiến tranh.

Một khả năng khác là kẻ thù sẽ phong tỏa bờ biển. Nếu kẻ thù tiến hành phong tỏa toàn bộ, thì rất có thể họ có ý định mở rộng chiến sự vào một cuộc chiến tranh tổng lực. Nếu kẻ thù chỉ muốn buộc các ông thỏa hiệp bằng cách phong tỏa bờ biển của các ông và nếu các ông từ chối thỏa hiệp, thì kẻ thù sẽ làm gì?

Kẻ thù phải có một kế hoạch tiếp theo. Việc phong tỏa toàn bộ bờ biển sẽ không là một vấn đề đơn giản. Sẽ liên quan đến việc triển khai nhiều hạm đội. Sẽ là một hoạt động lớn. Sẽ gây căng thẳng đến mối quan hệ của kẻ thù với các nước khác.

Khả năng thứ ba là điều mà hai ông vừa đề cập đến: thời điểm quan trọng sẽ là mùa khô năm tới. Các ông có thể đánh bại kẻ thù, buộc họ phải thừa nhận sự thất bại và rút khỏi Việt Nam. Về khả năng chiến tranh không kết thúc nhưng cũng không mở rộng mà chỉ đơn giản là tiếp diễn, điều đó không thể xảy ra được. Cuộc chiến tranh chắc chắn sẽ kết thúc và vấn đề là khi nào. Cuộc chiến không thể nào cứ tiếp diễn mãi mãi mà không có kết quả.

Liên quan đến vấn đề đấu tranh chính trị, rõ ràng là đấu tranh chính trị nên được thực hiện bất cứ lúc nào. Chiến tranh là hình thức cao nhất của sự phát triển đấu tranh chính trị. Không thể có chiến tranh mà không liên quan đến đấu tranh chính trị. Những việc như tăng cường tuyên truyền quốc tế, chiến thắng sự cảm thông, làm suy yếu và chia rẽ kẻ thù và khai thác các mâu thuẫn giữa kẻ thù, tất cả thuộc loại đấu tranh chính trị. Các ông đã làm được những điều này trong quá khứ và các ông phải tiếp tục làm như vậy trong tương lai.

Ngọc Thu dịch từ: http://www.wilsoncenter.org/index.cfm?topic_id=1409&fuseaction=va2.document&identifier=5034F896-96B6-175C-9D0CCF66EA64268E&sort=Collection&item=Vietnam%20%28Indochina%29%20War%28s%29

Ngọc Thu gửi tới Đàn Chim Việt

2 Phản hồi cho “Thảo luận giữa Chu Ân Lai, Lê Duẩn, P.V Đồng, V.N.Giáp, Mao”

  1. Hi x Pham says:

    Xem the cac ngai giac Cong luon luon va thi hanh nhung sach luoc cua cac ngai Tau Cong de ra lien tuc
    tu nhung ngay cua thap nien 1940 cho den nay 2013. Do day ngai nao neu van de hoa hop, hoa giai deu
    la con bai cua giac het. Dan Viet, dat Viet khong the nao noi len duoc dau. Cac vi cao kien nen xem xet
    ky nhung ke sach hien tai cung nhu tuong lai. Gioi tre trong mong o cac ngai cho dau 2 hay 3 the he nua
    cung phai chiu thoi. Cam on cac ngai lam lam.

  2. Võ Hưng Thanh says:

    VỀ GIỎ CAM CỦA CUỘC ĐỜI

    Trong xã hội luôn luôn có những dạng người khác nhau. Dạng đầu tiên là dạng có ý thức về lịch sử, dạng này thường chủ động, hay làm nên lịch sử. Dạng thứ hai là dạng không có ý thức về lịch sử, họ chỉ là phương tiện thụ động cho dạng đầu, và họ thường là nạn nhân của lịch sử. Nhưng dạng có ý thức về lịch sử thì có thể kình chống nhau. Loại nào thắng thì làm chủ lịch sử trong các giai đoạn nhất định, loại nào thua thì trở về với ý nghĩa công cụ, hay ý nghĩa của dạng không còn ý thức về lịch sử nữa. Song lịch sử không bao giờ chỉ diễn ra một lần rồi hết. Về lâu về dài, lại phát sinh ra tình trạng mới, và cả ba dạng vừa nói, lại cũng xuất hiện mới lại. Nói cách chung nhất, xã hội cũng như một giỏ cam. Luôn luôn có lớp nằm trên và lớp nằm dưới, do rất nhiều những lý do khác nhau. Nên lịch sử cũng tựa như người xốc thúng cam, cứ mỗi lần xốc, lớp trên và lớp dưới lại thay đổi khác nhau. Vậy lịch sử là sự hữu ý, hay sự tình cờ, là ý chí cá nhân, hay chỉ là tính ngẫu nhiên nào đó khiến tạo ra kết quả, điều này mỗi người tự xem xét lấy. Có điều là những người nào làm ra lịch sử, thì vẫn cứ hay hơn những người chỉ nhắm mắt ca ngợi họ bằng mọi cách. Sự ca ngợi, sự vinh danh người khác, chứng tỏ mình chẳng có giá trị nào cả. Còn những người làm ra lịch sử thì chính họ luôn tự biết mọi điều mà những người ca ngợi họ thì lại không thể nào biết được. Bởi họ mới là người có chủ động ý thức về lịch sử, còn loại kia chỉ là loại luôn luôn không hề có ý thức chủ động về lịch sử, giống như từ đầu đã nói. Nhưng cuối cùng, lịch sử cũng chẳng khác gì một tập sách dày. Chẳng có một trang nào được dừng lại, nhưng vẫn phải tiếp tục được phải giở tiếp. Điều này, những người làm nên lịch sử, luôn lúc đầu cũng hoàn toàn chưa thấy, nhưng cuối cùng rồi chính họ cũng đều thấy cả. Chỉ những thành phần nào chỉ có biết tung hô và ca ngợi họ, thì vẫn mãi mái ngàn đời không thấy được. Những người làm nên lịch sử ban đầu, vẫn luôn là những người chủ động. Còn những người kế thừa họ về sau, tức những người kế thừa nói chung, thì thật ra cũng chỉ hoàn toàn thụ động. Song chính bản thân họ mới lại là cái gạch nối chuyển tiếp giữa cái khởi đầu và cái đổi thay luôn luôn vẫn tiếp diễn trong cuộc đời thực tế.

    VHT

Phản hồi