WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cuộc đảo chính ông Hoàng Sihanouk năm 1970

Norodom Sihanouk

Norodom Sihanouk

Diễn tiến lịch sử

Đây là một biến cố chính trị lớn trong chiến tranh Đông Dương lần thứ hai, nó đã lôi cuốn xứ Chùa Tháp vào cuộc chiến tranh đẫm máu, năm năm sau đưa tới tấn thảm kịch diệt chủng hàng triệu sinh linh. Cuộc đảo chính cũng đã gây ảnh hưởng lớn tới sự phân hóa trầm trọng giữa lòng nước Mỹ. Sự kiện này cũng ít được nhắc đến, trong số các sách vở đề cập tới biến cố, Kissinger kể lại chi tiết hơn các tác giả khác trong hồi ký của ông (1) . Tôi dựa theo lời Kissinger và có tham khảo thêm các dữ kiện trong hồi ký của Tổng thống Nixon và vài tác giả khác.

Gần 30 năm nay chính trị xứ Căm Bốt (tiếng Anh Cambodia , Pháp Cambodge) đồng nghĩa với cá tính của ông Hoàng Sihanouk. Ông lên ngôi năm 1941 khi 18 tuổi, thoái vị năm 1955 (2), làm Thủ tướng tháng 6-1960, được Quốc Hội Miên bầu làm Quốc trưởng. Sihanouk đã lãnh đạo vương quốc Cao Miên giành dộc lập từ tay người Pháp năm 1953. Ông là nhà lãnh đạo khéo léo đánh đu giữa Đông và Tây, giữa Nga-Tầu, giữa CS Bắc Việt và Việt Nam Cộng Hòa, giữa tả khuynh và hữu khuynh trong nước. Ông giữ cho xứ Chùa Tháp được hòa binh trong khi Đông Dương bị sâu xé vì cuộc chiến tranh khốc liệt.

Số là ngày 7-1-1970 ông Hoàng cùng gia đình sang Pháp nghỉ hè và cũng để chữa bệnh béo phì. Đứng đầu chính phủ là Thủ Tướng Lon Nol, người được ông cử lên giữ chức vụ này tháng 8-1969 là người tín cẩn nhất cùng với Đệ nhất Phó thủ tướng Sirik Matak. Sihanouk có nhiểu khuyết điểm như không đuổi được CSBV chiếm biên giới phía đông, tham nhũng. Tháng 7-1969 Mỹ tái lập bang giao với Căm Bốt sau khi bị đoạn giao từ tháng 5-1965. Hà Nội đã dùng đất Miên để đánh Mỹ và VNCH bất chấp luật quốc tế công pháp. Sihanouk khuyến khích Mỹ oanh tạc các căn cứ CSVN tại biên giới. Ngày 30-7-1969 TT Nixon gặp TT Thiệu tại Sài Gòn, Nixon hỏi ý kiến Thiệu về Sihanouk, ông Thiệu cho biết hiện nay Sihanouk không tốt, chúng ta không muốn tình hình xấu hơn, theo ông hoặc Quân đội Miên (Lon Nol) hoặc Cộng Sản có thể lật đổ Sihanouk, Miên rất yếu có thể CS sẽ chiếm xứ này.

Nixon và Kissinger đồng ý với Thiệu, bi kịch Căm Bốt do căng thẳng nội bộ, nó đã đảo lộn sự cân bằng mà ông Hoàng đã gìn giữ. CSBV đóng quân tại Miên khiến người dân thù ghét người VN chiếm cứ đất nước họ. Đất Sài Gòn cũng là đất Miên bị VN chiếm từ thế kỷ thứ 19, nếu quân Pháp không tới (Đông Dương) có thể toàn cõi xứ Chùa Tháp đã bị người Việt chiếm rồi (3) Người Miên ghét người Việt có từ xưa nên Sihanouk không đuổi được CSVN ra khỏi đất Miên khiến người dân bất mãn, ông mất uy tín nhiều.

Ông Hoàng công khai phản đối CSBV xâm phạm chủ quyền. Tháng 6-1969 (tức 3 tháng sau khi Nixon cho oanh tạc B-52 tại căn cứ địch biên giới), trong một cuộc họp báo ông nói tỉnh Ratanakiri nay là đất của BV và VC, họ đã xâm nhập tỉnh Svay Rieng. Tháng 10-1969 báo Sangkum của Sihanouk phản đối BV và VC đóng quân tại biên giới Việt-Miên. Tháng 12-1969 Sihanouk ca ngợi vai trò của Mỹ tại miền Nam VN, sự hiện diện của Mỹ khiến các nước nhỏ như Cam Bốt được người Âu châu và CS Á châu nể trọng.

Ngày 15-12-1969 Sihanouk lên tiếng chửi CS gây thiệt hại cho Căm Bốt, ông nói nếu đoạn giao với Mỹ thì cũng phải đoạn giao với CS và ông quyết định không đoạn giao với Mỹ như có người đề nghị. Ngày 22-2-1970 nghỉ hè xong, ông cho biết tháng 3 khi trở về Căm Bốt sẽ ghé thăm Nga và Trung Cộng để nhờ họ giúp loại bỏ sự hiện diện của CSVN tại Miên. Ngày 8-3-1970 dân làng thuộc tỉnh Svay Rieng biểu tình chống CSBV chiêm đóng Cao Miên , ngày 14-3 hai chục nghìn thanh niên Miên biểu tình trước tòa đại sứ CSBV và VC tại Nam Vang (chắc do chính phủ giúp tổ chức). Quốc Hội Miên nhóm họp xác định đất nước họ trung lập và bảo vệ đất đai. Họ đòi tăng cường quân đội mà ông Hoàng để yếu vì ông sợ phản.

Từ Paris Sihanouk điện tín cho bà Mẫu hậu tại Nam Vang nói “một số nhân vật trong chính phủ muốn giao đất nước vào tay Đế quốc tư bản” và ông sẽ về Nam Vang ngay để hỏi ý kiến dân quân quyết định. Tại Paris ông Hoàng trả lời phỏng vấn nói BV, VC hoặc tôn trọng nền trung lập của Căm Bốt hay để đất nước này rơi vào tay một chính phủ thân Mỹ. Ngày 12-3, Phó Thủ tướng Sirik Matak tuyên bố bãi bỏ giao thương với VC và sẽ cho tăng quân đội thêm lên mười ngàn người.

Dân Nam Vang biểu tình bài người Việt Nam , họ tấn công các nhà thờ, cửa hàng VN. Ngày 13-3 Bộ ngoại giao Miên yêu cầu tòa Đại sứ BV, VC phải cho rút hết lực lượng của họ khỏi lãnh thổ xứ Chùa Tháp ngày 15-3-1970. Cùng ngày (13-3) Sihanouk rời Paris qua Nga mà trước đây ông muốn về Nam Vang ngay, mặc dù Chủ tịch Nga Podgorny khuyên ông nên về nước hôm sau nhưng ông lại ở Nga năm ngày để xin viện trợ quân sự. Sau đó ông lại không về Nam Vang mà đi Bắc Kinh và cho biết (trong hồi ký) Lon Nol và Sirik Matak không cho ông về, tới 18-3 Quốc hội mới truất phế ông , phi trường Nam Vang đóng cửa. Ông được hung tin do Thủ tướng Nga Kosygin báo khi trên đường ra phi trường Moscow . Nhóm tùy viên của ông không dám nói cho biết tin sét đánh này, 92% các vị dân cử Miên đã bỏ phiếu truất phế ông.

Khi tới Bắc Kinh ông Hoàng được Chu Ân Lai đón tiếp, ôm tại phi trường như không có gì sẩy ra, Chu cam kết vẫn coi ông như Quốc trưởng Cam Bốt. Đây không phải là cuộc đảo chính quân sự mà là một chính phủ Sihanouk không có Sihanouk. Sau này Sainteny (chính trị gia Pháp) cho biết nếu Sihanouk về Nam Vang sớm ít ngày thì sẽ không bị lật đổ, ông quá tự tin chẳng lẽ những cận thần trung thành lại lật đổ ông. Nhưng sau này theo như ông kể lại, bà Mẫu hận ở Nam Vang điện tín cho ông biết nếu trở về Nam Vang sẽ bị nguy hiểm.

Động cơ thúc đẩy Căm Bốt vào cuộc chiến đẫm máu bắt đầu từ chỗ này: Lon Nol và Sirik Matak đe dọa dùng quân sự chống lại kẻ địch mạnh là BV, VC. Ngoài ra cũng tại Sihanouk do dự không trở lại Nam Vang, ông được phía Nga khuyên về, Mỹ cũng muốn vậy và tin rằng nếu ông về lại thì tình hình sẽ lắng dịu có lợi cho cả mọi phía. Từ 20-3 người ta không thể kiểm soát nổi tình thế.

Về vai trò của Mỹ, họ không có mục đích gì trong chuyện này, theo lời Kissinger Mỹ không can thiệp vào nội bộ Căm Bốt vì bận giải quyến tình hình Lào những tháng đầu năm 1970 và thực ra không có nhân viên tình báo Mỹ ở Nam Vang. Mỹ không biết gì về tình hình Miên, không khuyến khích đảo chính hay biết trước tí nào, thực ra Mỹ không chú ý tới Miên nhiều.

Kissinger trình văn thư lên Nixon nói: có thể Sihanouk giả vờ tạo đảo chính giả để xin Nga, Trung Cộng đòi BV, VC rút khỏi đất Miên nếu không ông sẽ bị loại bằng một chính phủ hữu khuynh thân Mỹ. Mục đích để áp lực Nga, Trung Cộng, có thể họ (ông Hoàng, Lon Nol) thông đồng với nhau trong lá bài.

Ngày 19-3, Kissinger trình văn thư lên Tổng thống, ông cho là có thể Sihanouk sẽ về lại Nam Vang sắp xếp mọi việc. Có thể sẽ sẩy ra một trong ba trường hợp.

-Lon Nol và Sirik Matak sẽ nắm chính quyền do quân đội ủng hộ.
-Hoặc Sihanouk sẽ trở về làm Quốc trưởng nhưng ít quyền hơn.
-Sihanouk thắng, quân đội chống Lon Nol.

Ngày 20-3, Kissinger và Nixon bàn về cuộc họp báo nay mai, Kissinger khuyên Tổng thống cần tôn trọng nền trung lập của Căm Bốt, Nixon đồng ý nói có thể ông Hoàng sẽ trở về lại Nam Vang nắm quyền như xưa. Trong cuộc họp báo ngày 21-3, Nixon nói không thể lường trước biến cố tại Miên và hy vọng BV tôn trọng nền trung lập của xứ này, ông hy vọng Sihanouk sẽ trở lại Nam Vang.

“Nay chúng ta tạm thiết lập liên hệ với chính phủ lâm thời do Quốc hội lập lên và ta dè dặt vì Sihanouk có thể trở về lại”
Buổi họp WSAG (Nhóm hành đông đặc biệt Hoa Thịnh Đốn) ngày 19-3 (tại Bạch Ốc) chú trọng Lào nhiều, ít chú trọng vào Miên. Ngày 17-3 Kissinger báo cáo cho Nixon biết Lon Nol muốn tăng quân thêm mười ngàn người, Tổng thống nói ta hãy giúp họ.

Tại Bắc Kinh hôm 20-3 (sau đảo chinh hai ngày) Shihanouk lên án Quốc hội đã truất phế ông bất hợp pháp, tố cáo CIA thông đồng với bọn phản bội và bênh vực CSBV ở Miên chống Đế quốc. Hôm sau ông tuyên bố sẽ chống chính phủ phản bội tới hơi thở cuối cùng. Bây giờ nếu ông Hoàng trở về không phải để tái lập chính sách trung lập mà là rước quan thầy CS (Nga, Trung Cộng) về.

Ngày 21-3 Quốc hội Miên bỏ phiếu thuận sẽ bắt Sihanouk nếu ông trở về, báo chí tại Nam Vang chỉ trích và lên án ông. Ngày 22-3 CSBV kết án chính phủ Cam Bốt mới (Lon Nol) thân Mỹ, tố cáo Mỹ giúp lật đổ Sihanouk và tuyên bố “dân tộc ta ủng hộ triệt để cuộc cuộc đấu tranh của nhân dân Cam Bốt”. Ngày 23-3 Sihanouk tuyên bố sẽ thành lập quân giải phóng, ca ngợi CS Việt Nam , Miên, Lào chống Mỹ. Đầu tháng 4-1970 BV, VC rời căn cứ tiến về Nam Vang để lật đổ chính phủ Lon Nol, ngày 3-4 chúng tấn công Svay Rieng và thành lập “Mặt trận Quôc gia thống nhất”, Sihanouk bắt tay với CS.

Ngày 4-4 tại Hòa đàm Paris, Lê Đức Thọ lên án Mỹ giúp Lon Nol lật đổ Sihanouk, Kissinger bác bỏ, ông nói không có người lính Mỹ nào tại Miên trong khi tại Lào quân Pathet nói tiếng Việt (tức lính CS), tại Miên cũng vậy. Kissinger bàn về việc trung lập hóa Miên trở lại nhưng Thọ phản đối, ông ta nói ba dân tộc Việt-Miên-Lào sẽ đoàn kết chống thực dân, đế quốc, Thọ cũng nói phải lật đổ Lon Nol, Matak. Ngày 6-4, ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc U Thant tuyên bố công nhận chính phủ Lon Nol. Hà Nội không chịu thương thuyết về Căm Bốt trái lại họ mở rộng cuộc chiến xâm lăng, họ chỉ muốn nắm quyền.

Mấy tuần trước, Mỹ chỉ muốn cho Sihanouk tại vị, nay nếu ông ta trở về lại do Hà Nội sắp đặt thì Căm Bốt sẽ trở thành căn cứ hậu cần nguy hiểm của địch. Đường tiếp vận của BV qua cảng Sihanouville sẽ nguy hiểm gấp đôi, Mỹ sợ hãi một chính phủ CS Sihanouk sẽ thành một căn cứ địa và hậu cần cho CSBV và VC.

Chính phủ Lon Nol lần đầu tiên xin Mỹ giúp khi Mỹ biết Miên không thể trở thành trung lập được nữa. Ngày 9-4, Tổng tư lệnh và Tổng trấn Nam Vang (em Lon Nol) đề nghị họp với một viên chức tòa Đại sứ Mỹ.Ông nói về việc tăng quân từ 35 ngàn người lên 60 ngàn người (gấp đôi), cần ngay từ 100 ngàn tới 150 ngàn vũ khí và sau cùng từ 200 tới 250 ngàn vũ khí cả đạn dược. Xử lý thường vụ Lloyd Rives thấy con số quá lớn nên ông về Mỹ và khuyên cần giúp qua trung gian tránh can thiệp trực tiếp, nên gửi vũ khí âm thầm lén lút và đặt giới hạn số lượng để tránh cho BV có cớ đánh lớn.
Mỹ quyết định nhờ Pháp giúp Miên, lấy những súng AK tịch thu được của VC tại VNCH để giúp trang bị quân đội Căm Bốt, không hề có súng Mỹ. Rives cho Bộ giao Miên biết Pháp sẽ cung cấp vũ khí, Mỹ bất đắc dĩ phải can thiệp, Chính Phủ Miên cần tiếp xúc rất ít với Tòa Đại sứ Mỹ.

Ngày 13-4 căn cứ tiền đồn tỉnh Kampot gần biên giới Việt-Miên bị VC chiếm, chúng đánh nhiều tỉnh trong mấy ngày liền để cắt đường liên lạc với Nam Vang và để làm cho chính phủ mới sụp đổ. Lon Nol tuyên bố tình trạng đất nước lâm nguy và xin các nước ngoài giúp vô điều kiện.

Kissinger báo cáo với Nixon, ông nói ta không thể để Chính phủ Lon Nol sụp đổ. Ông ta cho triệu tập buổi họp WSAG (Nhóm hành động đặc biệt Washington), mọi người đề nghị gửi 3,000 khẩu AK lấy được của BV, VC tại VNCH do miền Nam gửi cho Miên. Chỉ vài tuần sau khi BV, VC tấn công chiếm Miên, xứ này sẽ thành căn cứ địa CS, chương trình VN hóa chiến tranh và việc rút quân của Mỹ sẽ gặp khó khăn. Mỹ cần phải giúp ngay chính phủ Lon Nol. Ngày 4-4 Thọ từ chối bàn về ngưng bắn tại Đông Dương, trung lập Miên.

Căm Bốt đang hấp hối, CSVN nhất định chiếm hết xứ Chùa Tháp, Sihanouk nay kết bạn với kẻ thù (CS) trong khi Mỹ đang rút quân, nay Hành pháp không còn quyền lực để kiểm soát các biến cố.

Trước khi đánh tiếp ván bài mới (tấn công căn cứ BV tại Miên), Mỹ phải ngừng một tí là lúc quyết định rút quân.

Kết Luận

Đa số các nhà nghiên cứu và chính khách Mỹ không có thiện cảm khi nhận xét về Sihanouk, tác giả George Donelson Moss nói ông ta luôn đánh đu giữa Trung Cộng, CSVN và Mỹ, VNCH, ông ta cho BV lập căn cứ dọc biên giới Việt-Miên, cho BV xử dụng cảng Sihanoukville chở vũ khí đạn dược để đổi lại BV làm ngơ cho ông tiêu diệt Khmer đỏ (4)

Tướng Davidson (5) nói Sihanouk đu giấy giữa Trung Cộng, CSBV và Mỹ, cho BV đóng quân tại biên giới và xử dụng cảng Sihanoukville, rồi khuyến khích Mỹ oanh tạc các căn cứ BV tại biên giới với điều kiện giữ bí mật. Từ thập niên 60 tới 70, ông ngả về Trung Cộng và xa BV, những năm đầu 1970 dân Căm Bốt ghét Sihanouk, biến cố lật đổ ông Hoàng thay đổi cuộc chiến.

Phía CSBV tuyên truyền Mỹ giật dây Lon Nol lật đổ Sihanouk, một số người không thiện cảm với Mỹ cũng nghĩ như CS, sự thực không phải như vậy, đây là một biến cố hoàn toàn tự phát.

George Donelson Moss nói (trang 333) đây là một biến cố bất ngờ đối với cả Hà Nội, Hoa Thịnh Đốn.Tổng thống Nixon nói

“Cuộc đảo chính diễn ra khiến ta vô cùng ngạc nhiên, chúng ta không khuyến khích cũng chẳng biết trước tí gì về biến cố. Những kẻ cho rằng CIA kích động cuộc đảo chính cần biết rằng Mỹ không hề có một nhân viên tình báo nào tại Miên khi đó. Thật ra chúng tôi nghĩ có thể có cuộc đảo chính khi Sihanouk đi nghỉ mát” (6)

Tác giả John Prados (7) nói trong các hồi ký và hồ sơ giải mật không thấy một dấu hiệu có sự thông đồng (của Mỹ) và cho thấy Washington lấy làm ngạc nhiên khi cuộc đảo chính sấy ra.

CSBV thừa biết là Hành pháp Mỹ không muốn và không đủ khả năng giật dây cuộc đảo chính nhưng họ cứ la làng tố cáo Mỹ khích động để chúng có cớ tấn công chính phủ mới, chiếm Cam Pu Chia làm căn cứ địa.

Hành pháp Nixon không muốn làm như vậy vì họ đang lo rút quân khỏi Đông dương. Họ cũng không đủ khả năng làm đảo chính vì đang bị Quốc hội, phản chiến, truyền thông chống đối mạnh nhất là không có ngân khoản để giúp chính phủ mới. Nixon lúc này bị Quốc hội giới hạn cấp ngân khoản chiến tranh, họ muốn Mỹ phải rút bỏ Đông Dương.

Cuộc đảo chính ông Hoàng đưa Xứ Chùa Tháp tới cuộc chiến đẫm máu, những bi kịch kéo dài tới mười năm sau, kết thúc bằng cuộc diệt chủng núi xương sống máu. Nó lôi kéo CSBV, Hoa Kỳ và VNCH vào cuộc chiến lớn đưa tới phân hóa trầm trọng nội tình nước Mỹ, chưa bao giờ đất nước này bị chia rẽ đến thế.

Đầu thập niên 1960, dưới thời ông Diệm, Sihanouk thân Cộng hiềm khích với VNCH đã có lần cho tấn công tàn sát mấy ngàn người Việt tại biên giới. Chính phủ mới Lon Nol thù ghét CSVN cũng lại tiếp tục tàn sát, cáp zuồn người Việt tại Miên kinh hoàng hơn trước. Mấy năm sau, Khmer đỏ cũng lại tiếp tục tàn sát người Việt như Sihanouk và Lon Nol trước đây.

Cao Miên lấy đạo Phật làm quốc giáo thì họ phải hiểu rõ hơn ai hết ý nghĩa của thuyết nhân quả, gieo nhân nào thì hái quả nấy, hễ ai gieo gió thì người ấy gặt bão, hậu quả là Xứ Chùa Tháp đã bị chìm đắm trong địa ngục của Quỉ đỏ một thời gian dài.

© Trọng Đạt

© Đàn Chim Việt

————————————————-

Ghi chú:

(1) Henry Kissinger: White House Years chương XII The War Widens, trang 457- 475 The Overthrow of Sihanouk.
(2) Có thể xem thêm tiểu sử Sihanouk trong Wikipedia tiếng Anh, tiếng Việt
(3) Đây là lời kể của Kissinger, ông này nói không đúng, chưa có sử liệu nào xác định rõ miền Nam VN xưa là đất Miên.
(4) George Donelson Moss: Vietnam , An American Ordeal trang 333
(5) Phillip B. Davidson: Vietnam At War, The History 1946-1975 trang 624
(6) Richard Nixon: No More Vietnams trang 117-118
(7) John Prados: Viet Nam , The History of An Unwinnnable War 1945-1975, trang 363

13 Phản hồi cho “Cuộc đảo chính ông Hoàng Sihanouk năm 1970”

  1. Tiên Ngu đầu đất says:

    Trên diễn đàn DCV không ai lạ gì Tiên Ngu, một tên vừa dốt lại vừa ngu
    Bệnh hoạn, hỗn láo, mất dậy, không ai là không bị He chửi
    Thứ đầu trâu mặt ngựa này sao không chết phứt cho rồi mà sống dai thế

    • Tien Ngu says:

      Nghe …thương quá.

      Em nói chuyện y hệt như…Trần dân Tiên…

      Láo mà…tự phong, rổi tự sướng.

      VN mà có Trần dân Tiên mí em thành ra khốn nạn cho tới nay.

  2. Chống xả rác says:

    Thằng Mù Sờ Voi says:
    “Một tên Mỹ gốc Do Thái biết đéo gì về lịch sử cận đại Việt Nam mà mi đưa y ra làm “thày chạy cãi chày cãi cối”…….
    (hết trích)

    Diễn đàn là nơi để những người hiểu biết, nhã nhặn tranh luận chứ đâu phải là địa bàn của những thằng đâu trâu mặt ngựa chửi bới, xả rác
    Thằng này chắc bố làm ma cô, mẹ ma ri sến

    • Tien Ngu says:

      Trật!

      Diễn đàn hay…đâu cũng vậy…

      Ngôn ra là có người phân biệt được…chính tà.

      Em mới đúng là cái thứ…vô giáo dục, mất dạy…

      Cho nên không biết được thành ngữ dân gian lưu truyền qua…văn học.

      Đi với ma, mặc áo giấy, em?

      Nói chuyện mí cò mồi hay Giáo Điếm, mà em…nịch sự với chúng thì…chết cha rồi?
      Chạy…mất dép, em?

      Kissinger, đáng được gọi bằng…thằng, bằng ngôn ngữ bình dân, bá tánh…

      Em chưa thấy cái cảnh dân VN, dân Miên, dân Lào, phải rơi vào cái cảnh…sinh linh đồ thán.
      Hàng triệu người chết, hàng triệu gia đình đang yên vui bông dưng mà…tan tác…

      Tất cả cũng bởi cái trò luồn kim, se chỉ của Kiss…

      Lắng nghe, học hỏi thêm đi em.

      Thấy thương quá…

  3. Minh Đức says:

    Trích: “Ông là nhà lãnh đạo khéo léo đánh đu giữa Đông và Tây, giữa Nga-Tầu, giữa CS Bắc Việt và Việt Nam Cộng Hòa, giữa tả khuynh và hữu khuynh trong nước. Ông giữ cho xứ Chùa Tháp được hòa binh trong khi Đông Dương bị sâu xé vì cuộc chiến tranh khốc liệt.”

    Ông Sihanouk đi dây, không ngả về phía tư bản, không ngả về phía cộng sản để giữ cho Campuchia không bị chiến tranh mà cuối cùng dân Campuchia vẫn chết thảm dưới chế độ Cộng Sản. Vì sao nên nỗi?

    Cái ý tưởng không theo tư bản, không theo Cộng Sản, để khỏi bị vướng vào cuộc chiến giữa tư bản và Cộng Sản không phải chỉ mình ông Sihanouk có mà một số người Việt ở miền Nam cũng nghĩ như thế và những người lập ra Phong Trào Phi Liên Kết cũng có ý nghĩ như thế.

    Ông Sihanouk đi dây và bị mất thăng bằng từ lúc nào? Lúc đầu, sau 1954, ông Sihanouk bang giao với cả Mỹ, Pháp, lẫn Liên Xô, Trung Quốc. Campuchia lúc đó cho thanh niên đi du học các xứ tư bản lẫn Cộng Sản. Trong một bài tạp luận viết vào thệp niên 1960, nhà văn Võ Phiến có nhận xét thanh niên Campuchia đi du học xứ tư bản thì khi trở về ghét tư bản, đi du học xứ Cộng Sản thì khi trở về ghét Cộng Sản. Cụ thể là Pol Pot, đi du học Pháp rồi trở thành Cộng Sản. Đến năm 1965, khi Mỹ đem quân vào thì CSVN không chống nổi phải chạy qua Miên trú ẩn. Lúc đó ông Sihanouk đã chấp nhận chứa chấp quân CSVN, nhận tiền của CS để cho CS mượn hải cảng để tiếp tế vũ khí. Theo giáo sư Hứa Hoành thì CS trả cho Sihanouk 4000-5000 riel cho mỗi tấn vũ khí chuyển đi trên đất Miên. Khi CSVN lập ra Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam năm 1969 thì ông Sihanouk công nhận chính phủ này và đón tiếp phái đoàn chính phủ này do Hoàng Bích Sơn dẫn đầu một cách trọng thể. Vì sao trong bài này có chỗ nói năm 1969, có báo Miên lên tiếng phản đối sự hiện diện của quân đội CS Việt trên đất Miên, rồi Sihanouk kêu gọi Mỹ thả bom vào quân đội CS? Phải chăng vì chứa chấp quân đội CS nên dân chúng Miên bất bình, báo chí phản đối nên ông Sihanouk làm trò đi dây kêu gọi Mỹ thả bom để làm ra vẻ mình là trung lập? Cuối cùng quân đội Miên bất bình và lật đổ ông ta để ra mặt công khai đánh đuổi quân đội CSVN ra khỏi đất Miên.

    Sự thất bại trong việc đi dây của ông Sihanouk là ông ta không muốn Miên bị liên can vào chiến tranh nhưng ông ta đã để cho quân đội CS đóng trên đất nước ông ta. Nếu bảo vì ông ta không đủ sức để ngăn cản việc quân đội CSVN xâm phạm lãnh thổ của ông ta thì điều đó có nghĩa là ông ta muốn trung lập nhưng không đủ sức mạnh để bảo vệ sự trung lập của mình. Ông ta không theo phe nào thì cũng không phe nào viện trợ cho ông ta để ông ta có sức mạnh mà bảo vệ sự trung lập của mình. Quân đội của Sihanouk không chống lại được quân đội CSVN vì CSVN ngả hẳn về phía CS và được Liên Xô, Trung Quốc giúp khí giới một cách dồi dào. Trong khi đó quân đội của Sihanouk chỉ là quân đội Miên thừa hưởng sau khi Pháp rút đi, kém về huấn luyện lẫn trang bị.

    Nếu ông Sihanouk ngay từ lúc đầu nhìn thấy nguy cơ CS sẽ lan tràn từ Việt Nam qua Miên, Lào rồi lan qua Thái Lan, lan ra hết Đông Nam Á mà chọn thái độ chống Cộng thì tình thế có thể khác hơn hay không? Nếu ông Sihanouk chọn thái độ chống Cộng thì sẽ muốn gia tăng lực lượng quân đội để có đủ sức mạnh chống lại Cộng Sản thì Mỹ có thể giúp ông ta làm việc này. Khi CSVN bắt đầu dùng đất Miên để xâm nhập vào miền Nam thì ông Sihanouk cho quân đội ngăn chận, không cho CS mở đường mòn Hồ Chí Minh trên đất Miên. Khi CSVN bị thua phải chạy qua đất Miên trú ẩn thì ông ta đánh đuổi và cương quyết không cho CS mượn đất mình để tiếp tế vũ khi. Lúc đó CSVN ngoài mặt biển không thế tiếp tế vũ khí cho bộ đội ở miền Nam, không thể chạy qua Miên trú ẩn cũng không thể tiếp tế lén lút bằng con đường trên đất Miên thì CSVN sẽ gặp khó khăn rất lớn trong việc theo đuổi chiến tranh. Tiếp tục đánh nhau thì đánh không nổi mà muốn kéo dài chiến tranh thì không có đường tiếp tế lương thực, vũ khí. Cái khả năng CSVN phải ngưng chiến tranh sẽ cao hơn nếu Miên cũng cương quyết chống Cộng.

    Nói một cách tóm gọm, đoàn kết thì sống. Nếu ông Sihanouk biết đoàn kết với VNCH thì cái khả năng ngăn chận CS cao hơn và khả năng ông ta bảo vệ được ngai vàng và bảo vệ đất nước của ông ta khỏi rơi vào tay CS cao hơn và cái khả năng dân Miên khỏi bị CS giết cũng cao hơn. Dân Miên bị thảm sát vì chính sách đi dây của ông Sihanouk. Đi dây có nghĩa là thiếu cương quyết chống lại cái nguy cơ đáng lẽ ra phải chống.

    Trong ba nước lập ra Phong Trào Phi Liên Kết là Ai Cập, Indonesia và Nam Tư thì Ai Cập và Indonesia cuối cùng phải ngả về phía Mỹ, còn Nam Tư giữ được trung lập, không bị liên quan vào cuộc Chiến Tranh Lạnh là vì tướng Tito của Nam Tư có quân đội mạnh, Stalin không dám đem quân qua Nam Tư để đánh bắt Tito như đã làm ở Hungaria và Tiệp Khắc. Muốn trung lập thì phải có sức mạnh để bảo vệ sự trung lập của mình. Không đủ sức để tự bảo vệ thì dựa vào một nước khác để được sự giúp đỡ thì cũng bảo vệ được chủ quyền của mình. Dựa vào ai thì phải biết chọn bạn mà chơi.

  4. Minh Đức says:

    Trích: “Ông nói về việc tăng quân từ 35 ngàn người lên 60 ngàn người (gấp đôi), cần ngay từ 100 ngàn tới 150 ngàn vũ khí và sau cùng từ 200 tới 250 ngàn vũ khí cả đạn dược. Xử lý thường vụ Lloyd Rives thấy con số quá lớn”

    Khi quân Khmer Đỏ tiến vào Nam Vang, người ta thấy có nhiều lính Kmer Đỏ chỉ 14, 15 tuổi. Vì sao một quân đội với lính nhỏ tuổi, ít được huấn luyện lại thắng quân đội chính qui của Lon Nol? Thực ra quân Khmer Đỏ lúc đó đông hơn quân đội của Lon Nol. Trong đoạn trên, Lon Nol muốn tăng quân số từ 35 ngàn lên 60 ngàn nhưng Mỹ thấy con số quá lớn, không giúp được trong khi đó quân đội Khmer Đỏ đã lên đến 50 ngàn. Khmer Đỏ không phải tự lực mà đánh bại được quân đội chính phủ của Lon Nol. Sau khi Sihamouk bị lật đổ và tuyên bố đứng về phía CS thì quân đội CSVN đóng trên đất Miên đã tấn công quân đội Lon Nol, chiếm một vùng rộng lớn trên phía Đông Bắc Miên, rồi giao cho Khmer Đỏ chiếm giữ. Khmer Đỏ lấy danh nghĩa phò vua nên nhiều nông dân đi theo. Họ không đi theo vì chủ nghĩa CS mà vì muốn phò vua chống lại kẻ phản nghịch Lon Nol. Quân đội Khmer Đỏ đông hơn lại được CSVN cung cấp súng ống trong khi Lon Nol ít quân hơn mà lại thiếu súng đạn nên Khmer Đỏ đã đánh bại quân đội Lon Nol. Cho đến ngày nay, người dân Miên khi lên án Khmer Đỏ thì họ cũng lên án luôn CS Việt Nam đã giúp đỡ Khmer Đỏ. Trong khi Việt Nam lên án Trung Quốc giúp đỡ Khmer Đỏ thì người dân Miên chứng kiến quân đội CSVN trực tiếp giúp đỡ Khmer Đỏ, Trung Quốc là kẻ đứng xa giúp đỡ.

  5. Luc says:

    Ông Trọng Đạt viết sai gòn là đất của Miên như vậy Vn cướp đất của Miên hay các Vua của Miên đồng ý cho người Việt định cư tại đây theo lời xin của bà Ngọc vạn ? Là vợ vua Miên ? Trước khi người Việt đến định cư vùng đất Sài côn nầy là vùng đất khg chủ củng như Hà Tiên chưa hẳn là của Miên có thể như vậy nếu là Đất của Miên Vn chiếm lấy thì dựa theo Lịch sử Miên khg để Vn yên, như Phú Quốc chẳng hạn./

    • Chu Thich' says:

      Xin coi chú thích ở cuối bài

      (3) Đây là lời kể của Kissinger, ông này nói không đúng, chưa có sử liệu nào xác định rõ miền Nam VN xưa là đất Miên

      • Hoàng Lan says:

        Tôi nghe rằng người Camphuchia hiện nay gọi vùng Đông Nam bộ và Tây Nam bộ là Khmer Crom còn khi học sử nói về công cuộc mở mang bờ cõi về phương Nam của các Chúa Nguyễn thì đây là Thủy Chân Lạp do một Phó Vương Chân Lạp đóng đô ở Sài Côn (Sài gòn ngày nay) cai trị. Theo hiểu biết cá nhân đã từng học sử VN thì Đất của Vương quốc Chiêm Thành là từ Hà Tĩnh , Quảng Bình vào tới Bình Thuận hay Long Khánh phần còn lại chạy cho đến mũi Cà Mau là đất của Vương quốc Khmer. Hiện nay, ở Nam bộ còn rất nhiều những địa danh mang âm Khmer, thí dụ, Sóc Trăng, Xép bà lý, Mặc cần dưng, Chắc cà đao, Tầm pha,…
        Tôi nghĩ rằng là người Việt, chúng ta cần tra cứu sử sách cho tường tận và nhớ rằng phải là sử thật vì môn sử hiện nay chứa khá nhiều đồ giả. Một kiến thức sử học đàng hoàng sẽ giúp người Việt, đặc biệt là chính quyền có cách hành xử và chính sách đúng với Vương quốc Kampuchia, tránh gây hận thù đổ máu. Một thảm nạn mà Việt kiều đã từng hứng chịu vào năm 1970 là “cáp duồn” nghĩa là chặt đầu VN do sự phẫn uất của người Miên gây ra.

      • Thằng Mù Sờ Voi says:

        Một tên Mỹ gốc Do Thái biết đéo gì về lịch sử cận đại Việt Nam mà mi đưa y ra làm “thày chạy cãi chày cãi cối”.
        Lịch sử nhân loại từ xưa đến nay, nước lớn ỷ sức cướp đất, xâm lược nước yếu là chuyện thường ngày của thế giới. Nước Đại Việt từ ngàn năm trước được ghi trong WikipediA như sau:

        Từ khi nhà nước Văn Lang được thành lập cho đến đầu đời nhà Lý, lãnh thổ Việt Nam gần như ổn định bao gồm vùng đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh

        Năm 1014, tướng của người Man là Dương Trường Huệ và Đoàn Kính Chí đem 20 vạn người Man vào cướp châu Bình Lâm, vùng đất thuộc tỉnh Tuyên Quang ngày nay. Vua Lý Thái Tổ sai con trai là Dực Thánh Vương đem quân đi đánh, “chém đầu hàng vạn, bắt sống được quân lính và ngựa không kể xiết”[1]. Nhân đó Vua Lý Thái Tổ sáp nhập vùng đất mà ngày nay là Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái vào Đại Cồ Việt. Sau đấy vua Lý tiếp tục sáp nhập vùng đất của tộc người Thái vào lãnh thổ, đó là vùng đất thuộc tỉnh Sơn La ngày nay.

        Năm 1069, vua Lý Thái Tông thân chinh đi đánh Chiêm Thành, bắt được vua Chiêm là Chế Củ. Chế Củ xin dâng ba châu Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính để chuộc tự do. Đây là vùng đất Quảng Bình, bắc Quảng Trị ngày nay…..
        Dưới thời nhà Trần

        Năm 1306, vua Chiêm Thành là Chế Mân đem 2 châu Ô, châu Lý làm quà sính lễ để cưới Huyền Trân Công chúa, đó là vùng đất nam Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế ngày nay.

        Năm 1402, Hồ Hán Thương đem đại quân đi chinh phạt Chiêm Thành. Hai bên đung trận, tướng Việt là Đinh Đại Trung và tướng Chiêm Thành là Chế Tra Nan đều tử trận. Vua Chiêm Jaya Indravarman VII (Tiếng Việt là Ba Đích Lại) hoảng sợ đem dâng đất Chiêm Động, Cổ Lũy để cầu hòa. Vùng đất này thuộc các huyện Thăng Bình, Tam Kỳ, Quế Sơn, Duy Xuyên Quảng Nam và các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ, Quảng Ngãi ngày nay.

        Dưới thời nhà Lê
        Năm 1471, vua Lê Thánh Tông thân chinh đi đánh Chiêm Thành. Quân Đại Việt hạ thành Chà Bàn, bắt hơn 3 vạn quân Chiêm, chém hơn 4 vạn thủ cấp, bắt sống vua Chiêm là Trà Toàn. Vùng đất chiếm được của Chiêm Thành vua đặt làm thừa tuyên Quảng nam và vệ Thăng Hoa. Vùng đất này ngày nay thuộc Quảng Ngãi và Bình Định. Sau khi thu phục tiểu vương quốc Bồn Man của người Thái, năm 1478, sáp nhập vùng Sơn La, các huyện phía tây Thanh Hóa, Nghệ An và tỉnh Hủa Phăn của Lào ngày nay vào đất Đại Việt (sau này tỉnh Hủa Phăn được trả lại cho Lào).

        Dưới thời vua, chúa Nguyễn

        Năm 1611, do người Chiêm Thành lấn chiếm biên ải, chúa Nguyễn Hoàng đã sai một viên tướng gốc Chăm là Văn Phong đưa quân vào dẹp loạn và đặt ra phủ Phú Yên gồm hai huyện Tuy Hòa và Đồng Xuân, phong cho Văn Phong làm lưu thủ đất này.[2]

        Năm 1653, vua Chiêm là Bà Tranh xâm phạm biên cảnh, chúa Hiền (Nguyễn Phúc Tần) sai người đánh dẹp, người Chiêm đầu hàng. Nhân đó lấy đất từ Phú Yên vào đến sông Phan Rang đặt làm 2 phủ Thái Khương, Diên Ninh và gồm 5 huyện: Quảng Phước, Tân Định (thuộc phủ Thái Khương), Phước Điền, Vinh Xương và Hoa Châu (thuộc phủ Diên Ninh). Vùng đất này là tỉnh Khánh Hoà ngày nay.

        Năm 1692, vua Chăm tên Bà Tranh đã tấn công vào phủ Diên Ninh và dinh Bình Khang tức vùng Diên Khánh ngày nay. Chúa Nguyễn sai Nguyễn Hữu Cảnh đánh đuổi. Quân Chiêm và Việt đã giao tranh ác liệt tại Sông Lũy, quân Chiêm Thành bại trân, vua Chiêm và hoàng gia bị bắt.

        Năm 1693, Chúa Nguyễn Phúc Chu cho thành lập khu tự trị Thuận Thành Trấn tại vùng đất của Chiêm Thành, chúa Chăm được gọi là Trấn Vương, là thần hạ của chúa Nguyễn.

        Năm 1697, Chúa Nguyễn lấy một phần đất chiếm được của Chiêm Thành trong trận chiến 1692 lập thành Bình Thuận phủ.

        Năm 1708, Mạc Cửu đầu phục Chúa Nguyễn Phúc Chu và dâng toàn bộ đất đai mà ông khẩn hoang lập ấp cho Chúa Nguyễn, đó là vùng đất thuộc Kiên Giang, Cà Mau ngày nay. Mạc Cửu được phong chức Tổng binh trấn Hà Tiên và phong tước Cửu Ngọc Hầu.

        Năm 1732, chúa Nguyễn Phúc Chu tiến chiếm và sáp nhập vùng đất ngày nay là Vĩnh Long, Bến Tre

        Năm 1739, Mạc Thiên Tứ khai phá và đưa thêm vào lãnh thổ Đàng Trong các vùng đất thuộc Cần Thơ, Hậu Giang và Bạc Liêu ngày nay.

        Năm 1756, vua Chân Lạp là Nặc Nguyên (Ang Tong) sau khi bị chúa Nguyễn Phúc Khoát đánh bại đã dâng vùng đất ngày nay thuộc Long An, Tiền Giang để cầu hòa

        Năm 1757, vua Nặc Nguyên chết, chú là Nặc Nhuận dâng vùng đất ngày nay thuộc Trà Vinh và Sóc Trăng để được chúa Nguyễn Phúc Khoát phong làm vua Chân Lạp.

        Năm 1758, sau khi Nặc Nhuận chết, chúa Nguyễn Phúc Khoát đã hỗ trợ Nặc Tôn (Outey II) lên ngôi và bảo vệ Chân Lạp trước sự tấn công của Xiêm La, vua Nặc Tôn đã dâng vùng đất ngày nay là thuộc An Giang, Đồng Tháp cho chúa Nguyễn

        Các chúa Nguyễn cũng cho sáp nhập các vùng đất do người Việt vào vùng đất Chân Lạp khẩn hoang làm ăn ngày nay thuộc Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Sài Gòn, Biên Hòa, Vũng Tàu.

        Cùng với việc mở rộng lãnh thổ trên đất liền, chính quyền Đàng Trong lần lượt đưa người ra khai thác và kiểm soát các hòn đảo lớn và quần đảo trên biển Đông và vịnh Thái Lan. Quần đảo Hoàng Sa được khai thác và kiểm soát từ đầu thế kỷ 17, Côn Đảo từ năm 1704, Phú Quốc từ năm 1708 và quần đảo Trường Sa từ năm 1711[3]
        Dưới thời Nguyễn và hoàn thiện lãnh thổ Việt Nam

        Năm 1816, vua Nguyễn Ánh cho cắm cờ xác định chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

        Năm 1832, khi Lê Văn Duyệt từ trần, vua Minh Mệnh đem quân chiếm khu tự trị Thuận Thành Trấn, trừng phạt những quan chức Champa đã phục tùng Lê Văn Duyệt, xóa bỏ chế độ tự trị lập ra Ninh Thuận phủ.

        Từ năm 1830-1834, vua Minh Mạng cho sáp nhập các vùng đất của các bộ tộc thiểu số Tây Nguyên, ngày nay thuộc Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng.

        Năm 1887, sau hiệp ước Pháp-Thanh, các vùng đất ngày nay là Lai Châu, Điện Biên được trao cho Việt Nam.
        Lãnh thổ Việt Nam ngày nay

        Lãnh thổ Việt Nam ngày nay có hình chữ S chạy dài theo hướng Đông Nam của bán đảo Đông Dương, từ Hà Giang tới Cà Mau.

        Diện tích khoảng 331.690 km²[cần dẫn nguồn]
        Khoảng cách từ bắc tới nam là khoảng 1.650 km[cần dẫn nguồn]
        Đường bờ biển dài 3.260 km[cần dẫn nguồn]

        Lãnh hải rộng lớn (Việt Nam tuyên bố 12 hải lý ranh giới lãnh hải, thêm 12 hải lý tiếp giáp nữa theo thông lệ và vùng an ninh, và 200 hải lý làm vùng đặc quyền kinh tế). Hai quần đảo lớn là Trường Sa, Hoàng Sa. Đảo lớn nhất là Phú Quốc và rất nhiều các hòn đảo nhỏ khác.

        Hảy đọc hết rối mi hãy nói láo, hỡi tên Chu Thích hội viên Hội Ngu Nhất Hành Tinh..

      • HN says:

        Chuyện đất đai mà truy nguyên ra thì nói biết bao giờ cho hết
        Cũng như người dân Da đỏ (Indian) ở Mỹ bây giờ chẳng lẽ đòi chính phủ Hoa Kỳ trả lại đất cho họ??? đất Mỹ bây giờ như Nữu ước, Hoa Thịnh Đốn .. xưa là của người Da đỏ, ai cũng biết cả, bây giờ người Da đỏ yêu cầu TT Obama trả lại Hoa Thịnh Đốn cho họ ???

      • Thằng Mù Sờ Voi says:

        HN says:
        13/07/2016 at 01:45

        Chuyện đất đai mà truy nguyên ra thì nói biết bao giờ cho hết
        Cũng như người dân Da đỏ (Indian) ở Mỹ bây giờ chẳng lẽ đòi chính phủ Hoa Kỳ trả lại đất cho họ??? đất Mỹ bây giờ như Nữu ước, Hoa Thịnh Đốn .. xưa là của người Da đỏ, ai cũng biết cả, bây giờ người Da đỏ yêu cầu TT Obama trả lại Hoa Thịnh Đốn cho họ ???

        Đã là lịch sử chúng ta phải tôn trọng.đừng có “khi xâm luợc nước khác lại vui mừng hoan hô ” ông cha ta mở mang bờ cõi”. Tại sao cướp đất, xóa sổ nước khác thì “mặt mày hớn nở lưng mọc đầy rôm”, khi nước khác gây khó khăn thì la làng “bành trường,, bá quyền????”

        Tên HN nên học đọci lịch sử trước khi tham gia diễn đàn.
        Nhớ nhé nghe con!!
        Ngu vừ thôi kẻo không có thuớc hữa!!!

  6. Minh Đức says:

    Vậy là tuy Lon Nol nhờ Mỹ giúp nhừng không phải là CIA giúp Lon Nol lật Sihanouk để đuổi CSVN ra khỏi Miên. Tình thế thay đổi khi dân Miên bất mãn vì sự có mặt của quân đội CSVN trên đất Miên. Sự bất mãn của dân thấy nước mình bị ngoai bang uy hiếp đưa đến việc xảy ra các cuộc biểu tình khiến cho Lon Nol ra tay nắm quyền, không muốn cho Sihanouk nắm quyền nữa.

    Năm 1965, Mỹ đổ quân vào miền Nam, dưới sự tấn công của Mỹ, quân CSVN chạy dạt qua Miên trốn tránh. Sihanouk để cho quân CS chạy qua Miên trú ẩn. Sihanouk nhận tiền của Trung Quốc cho CS thuê hải cảng Sihanoukville để Trung Quốc chở thẳng khí giới từ Trung Quốc qua Sihanoukville rồi đem xe vận tải chở khí giới đến cho quân đội CSVN đóng ở biên giới Miên-Việt. Rồi sau này Sihanouk lại phản đối sự có mặt của quân đội CSVN tại Miên, lại muốn Mỹ oanh tạc quân đội CSVN trên đất Miên .

    Sau khi bị lật đổ, Sihanouk lại chạy qua Trung Quốc và ủng hộ Kmer Đỏ. Chắc là Sihanouk nghĩ rằng Trung Quốc giúp Khmer Đỏ đánh bại Lon Nol và đưa mình về làm vua trở lại. Nhờ có danh nghĩa nhà vua đứng về phía Kmer Đỏ mà lực lượng Kmer Đỏ lớn mạnh nhanh rồi đánh bại Lon Nol. Kết quả của việc Sihanouk đi qua Trung Quốc và theo Khmer Đỏ là cuộc cách mạng đẫm máu của Kmer Đỏ là hàng triệu dân Miên chết. Sihanouk không đu dây giữa tư bản và CS được. Khi không còn đu dây được, Sihanouk lại ngả về phía Cộng Sản nhờ CS Tàu giúp. Ông ta không thấy các chế độ CS đều giết người kinh khủng hay sao mà còn chạy qua Trung Quốc nhờ Trung Quốc giúp? Ông chơi với CS thì dân ông chết.

Leave a Reply to Chống xả rác