WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trần Trọng Kim từ chức

Chính phủ Trần Trọng Kim

Chính phủ Trần Trọng Kim

Sau khi quân đội Nhật Bản ở Đông Dương đảo chánh Pháp ngày 9-3-1945, đại sứ Nhật tại Huế là Massayuki Yokoyama đến yết kiến vua Bảo Đại (trị vì 1925-1945) tại điện Thái Hòa trong hoàng thành Huế sáng ngày 11-3, giải thích những hành động mới nhứt của Nhật Bản tại Việt Nam và tuyên bố muốn đem “châu Á trả về cho người châu Á”. Yokoyama còn nói rằng ông ta có “nhiệm vụ dâng nền độc lập” lên vua Bảo Đại, đồng thời kêu gọi Việt Nam cùng các nước Đông Dương gia nhập khối Đại Đông Á do Nhật Bản đứng đầu. (Bảo Đại, Con rồng Việt Nam, California: Xuân Thu, 1990, tr. 159.) Khối nầy do chính phủ Nhật Bản công bố thành lập ngày 1-8-1940.

Chiều 11-3-1945, vua Bảo Đại triệu tập cơ mật viện, các thượng thư và các hoàng thân để thảo luận tình hình mới. Cuộc họp đưa đến kết quả là nhà vua cùng các thượng thư Phạm Quỳnh (bộ Lại), Hồ Đắc Khải (bộ Hộ), Ưng Hy (bộ Lễ), Bùi Bằng Đoàn (bộ Hình), Trần Thanh Đạt (bộ Học) và Trương Như Đính (bộ Công), đồng ký bản TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP do Phạm Quỳnh soạn.

Chiếu tình hình thế giớ nói chung và tình hình Á Châu nói riêng, chính phủ Việt Nam long trọng công khai tuyên bố, kể từ ngày hôm nay hiệp ước bảo hộ ký với Pháp [năm 1884] được bãi bỏ và đất nước thu hồi chủ quyền độc lập quốc gia.

Nước Việt Nam cố gắng tự lực, tự cường để xứng đáng là một quốc gia độc lập và sẽ theo đường hướng của bản tuyên ngôn chung của khối Đại Đông Á, hầu giúp đỡ nhau tài nguyên cho nền thịnh vượng chung.

Vì vậy, chính phủ nước Việt Nam đã đặt tin tưởng vào sự thành tín của nước Nhật, và đã có quyết định cộng tác với nước nầy, hầu đạt mục đích nói trên.

Khâm thử,
Huế, ngày 27 tháng giêng năm thứ 20 triều Bảo Đại. (Bảo Đại, sđd. tr. 162.)

Như thế, sau hơn 60 năm bị Pháp bảo hộ từ hòa ước ngày 6-6-1884 , nay nước Việt Nam chính thức độc lập do tình hình thế giới biến chuyển và do sự can thiệp của Nhật Bản. Lúc đó tại Âu Châu, Pháp được giải phóng khỏi tay Đức Quốc Xã. Chính phủ Pétain thân Đức sụp đổ. Nhật Bản lo ngại nhà cầm quyền Đông Dương sẽ theo lệnh của chính phủ mới ở Paris do De Gaulle giữ chức thủ tướng lâm thời, bất ngờ tấn công quân Nhật tại Đông Dương, chận đường Nhật Bản lui quân về nước. Vì vậy, quân Nhật quyết định đảo chánh Pháp, nắm quyền kiểm soát Đông Dương, và tuyên bố trao trả nền độc lập cho Việt Nam.

Nền độc lập mới của Việt Nam khá bấp bênh vì Nhật Bản sắp thua trận, và vì Pháp không từ bỏ tham vọng đế quốc, sẽ kiếm cách trở lại Đông Dương. Dầu vậy, ở vị trí của triều đình Huế và vua Bảo Đại, đang lúc bị Pháp bảo hộ và kềm kẹp, mà được Nhật Bản giúp thoát ra khỏi tay Pháp, thì đây là cơ hội tốt nhất để được thay đổi, hy vọng có thể độc lập và tái xây dựng đất nước.

Sau khi công bố Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 11-3-1945, vua Bảo Đại triệu tập nhân sĩ khắp nước đến gặp, để thăm dò việc thành lập chính phủ mới. Người Nhật đưa Trần Trọng Kim từ Singapore về Sài Gòn ngày 30-3-1945, rồi đưa ông ra tới Huế ngày 5-4-1945. Trong cuộc triều yết ngày 7-4, Trần Trọng Kim đề nghị với vua Bảo Đại nên mời Ngô Đình Diệm lập chính phủ. Nhà vua liền nhờ người Nhật tìm kiếm ông Diệm để mời ông ra chấp chánh. Người Nhật trả lời không kiếm được ông Diệm, mặc dầu ông Diệm đang sinh sống tại Sài Gòn. Vua Bảo Đại đợi ba tuần lễ mà không gặp được Ngô Đình Diệm, nên nhà vua uỷ cho Trần Trọng Kim đứng ra lập nội các.

Trần Trọng Kim đưa ra hai tiêu chuẩn để chọn bộ trưởng vào chính phủ: “Một: phải có đủ học thức và tư tưởng về mặt chính trị, hai: phải có đức hạnh chắc chắn để dân chúng kính phục.” (Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi, Sài Gòn: Nxb. Vĩnh Sơn, tr. 51.) Tại điện Thái Hòa (Huế), ngày 17-4-1945, Trần Trọng Kim trình lên vua Bảo Đại danh sách chính phủ, gồm đa số là những chuyên gia và trí thức. Vua Bảo Đại chuẩn y ngay. Sau đây là nguyên văn đạo dụ số 5 của vua Bao Đại chuẩn y nội các Trần Trọng Kim:

Nowy obraz (3)Nowy obraz (4)

Trong đạo dụ số 1 ngày mùng 4 tháng hai trước (dương-lịch 17-3-45), Trẫm đã chuẩn định một khoản về việc chiêu tập nhân tài để kiến thiết một nước Việt-Nam mới.

Sau đó, các Bộ-trưởng sung Cơ-mật Đại-thần xin từ chức. Trẫm đã chuẩn y và đã tuyên-triệu nhiều người về bệ-kiến. Mọi người đã tâu cho Trẫm biết rằng thần dân ai ai cũng có nhiệt tâm phụng-sự tổ-quốc và ao ước Nội-các mới mau thành lập.

Trẫm đã định giao quyền tổ-chức Nội-các mới cho nguyên Lại bộ thượng-thư Ngô-đình-Diệm và đã nhờ Quí-quan tối-cao Cố-vấn và sắc phong Ngự-tiền văn-phòng gửi thư và đánh điện tuyên triệu. Nhưng ngày hôm qua Quí-quan tối cao Cố-vấn phúc rằng Ngô khanh đau không về chầu được.

Nay vì việc nước không để chậm trễ được nữa, Trẫm chuẩn cho lập nội các như sau này:

Nội các Tổng-trưởng Trần-trọng-Kim

1) Nội-vu bộ bộ-trưởng : Trần-đình-Nam.
2) Ngoại-giao bộ bộ-trưởng : Trần-văn-Chương.
3) Tài-chánh bộ bộ-trưởng : Vũ-văn-Hiền.
4) Kinh-tế bộ bộ-trưởng : Hồ-tá-Khanh.
5) Tiếp-tế bộ bộ-trưởng : Nguyễn-đình-Thí.
6) Gíáo-dục Mỹ-thuật bộ bộ-trưởng : Hoàng-xuân-Hãn.
7) Tư-pháp bộ bộ-trưởng : Trịnh-đình-Thảo.
8) Công-chánh giao-thông bộ bộ-trưởng : Lưu Văn Lang.
9) Y-tế cứu-tế bộ bộ-trưởng : Vũ-ngọc-Anh.
10) Thanh-niên bộ bộ-trưởng : Phan-Anh.

Trong sự lựa chọn người Trẫm rất chú ý đến việc Quốc-gia hợp nhất.

Trẫm mong rằng chư khanh sẽ đồng tâm hiệp lực mà giúp Trẫm thế nào cho sự kiến thiết nền độc-lập Tổ-quốc trong cõi Đại-đông-Á mau có hiệu quả, cho khỏi phụ công ơn nước Đại-nhật-bản đã giải phóng cho nước ta, cho đẹp lòng Trẫm tin cậy chư khanh và thỏa lòng hai mươi triệu quốc-dân trông đợi chính phủ mới.

Khâm thử

Phụng ngự ký “BẢO ĐẠI

 

Giáng dụ tại lầu Kiến-trung ngày 9 tháng 3 năm Bảo Đại 20 (Dương-lịch ngày 17 tháng tư năm 1945). (Nguyễn Duy Phương, Lịch-sử và nội-các đầu tiên Việt-Nam, Hà-Nội: Việt-Đông xuất- bản cục, 1945, tr. 4.) (Sách dày 62 trang lớn, trích nguyên văn cả chính tả lúc đó.)

Theo đạo dụ trên đây, vua Bảo Đại nhờ người Nhật mời cựu Lại bộ thượng thư Ngô Đình Diệm về Huế lập chính phủ, nhưng người Nhật trả lời Ngô Đình Diệm bị bệnh không về được. Tuy nhiên, theo Trần Trọng Kim, có thể vì ông Diệm thuộc phe cánh Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, mà cuối thế chiến thứ hai, Nhật không chọn Cường Để và chọn vua Bảo Đại, nên Nhật cũng không mời ông Diệm. (Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi, Sài Gòn: Nxb. Vĩnh Sơn, 1969, tt. 49-50.)

Lời giải thích trên đây có phần hữu lý vì lúc đó Cường Để đang sống ở Nhật. Ông thành lập Việt Nam Độc Lập Vận Động Đồng Minh Hội năm 1936, đổi thành Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội năm 1938 và ra mắt tại Thượng Hải năm 1939, giao cho Trần Quang Vinh và Trần Văn Ân phụ trách miền Nam, Ngô Đình Diệm và Phan Thúc Ngô ở miền Trung và Dương Bá Trạc, Nguyễn Xuân Chữ ở miền Bắc. (Trần Mỹ Vân, A Vietnamese Royal Exile in Japan, Prince Cường Để (1882-1951), New York: Routledge, 2005, tr. 142.) Có tài liệu cho rằng Cường Để là một chuẩn bị của Nhật để đưa về Việt Nam cầm quyền. Tuy nhiên lúc Nhật Bản đảo chánh Pháp là lúc Nhật Bản đang gặp nhiều khó khăn về quân sự, chính trị và cả kinh tế nữa, quá nhiều vấn đề phải đối phó, nên Nhật Bản không muốn thay đổi triều đình Việt Nam để tránh làm cho tình hình trở nên phức tạp thêm.

Chính phủ Trần Trọng Kim là chính phủ đầu tiên của Việt Nam độc lập được tổ chức theo cơ cấu tây phương, gồm nhiều bộ. Tất cả những bộ trưởng trong chính phủ đều là những chuyên gia tân học, gồm một giáo sư, hai kỹ sư, bốn bác sĩ, bốn luật sư. Đặc biệt chính phủ nầy không có bộ Binh, hay bộ Quốc phòng, hoặc bộ An ninh. Trước đây, sau khi vua Bảo Đại từ Pháp về cầm quyền năm 1932, Pháp cải tổ triều đình Huế ngày 2-5-1933, bộ Binh bị bãi bỏ. Nay chính phủ Trần Trọng Kim dưới quyền vua Bảo Đại cũng không có bộ Binh. Trong hồi ký của mình, Trần Trọng Kim giải thích như sau:

“Việc binh bị trong nước là việc quan trọng đến vận mạng cả nước, mà lúc ấy quân lính và súng ống không có. Ở kinh đô Huế có tất cả hơn một trăm lính bảo an, tức lính khố xanh cũ, và sáu bảy chục khẩu súng cũ, đạn cũ, bắn mười phát thì năm sáu phát không nổ. Ở các tỉnh cũng vậy, mỗi tỉnh có độ 50 lính bảo an, các phủ huyện thì có độ chừng vài chục người. Việc phòng bị do quân Nhật Bản đảm nhiệm hết. Vì lẽ đó và các lẽ khác nữa mà lúc đầu chúng tôi không đặt bộ Quốc phòng. Một là trong khi quân Nhật đang đóng ở trong nước, nếu mình đặt bộ Quốc phòng thì chỉ có danh không có thực, và người Nhật có thể lợi dụng bắt người mình đi đánh giặc với họ. Hai là trước khi mình có đủ binh lính và binh khí, ta hãy nên gây cái tinh thần binh bị, thì rồi quân đội mình mới có khí thế.” (Trần Trọng Kim, sđd. tt. 57-58.)

Ngoài ra, có thêm hai dư luận khác giải thích sự kiện nầy: 1) Có thể chính phủ Trần Trọng Kim gồm toàn khoa bảng chuyên viên, ít hiểu biết về việc quân sự nên không thấy rõ tầm mức quan trọng của bộ Quốc phòng. 2) Hoặc có thể người Nhật muốn nắm toàn bộ vấn đề quốc phòng Việt Nam mà không giao cho chính phủ Trần Trọng Kim vì sợ bất trắc cho việc rút quân.

Dầu sao, việc quốc phòng chỉ dựa trên quân đội Nhật là điều sẽ rất tai hại về sau, vì khi quân Nhật rút lui hay đầu hàng Đồng minh, thì chính phủ Trần Trọng Kim không có lực lượng quân sự để tự bảo vệ mình, bảo vệ an ninh lãnh thổ, và sẽ dễ dàng bị sụp đổ. Cũng vì chính phủ Trần Trọng Kim không có bộ Quốc phòng, không có quân đội để giữ gìn an ninh, trật tự và bảo vệ chế độ, nên ở ngoài Bắc, Việt Minh cộng sản bành trướng nhanh chóng mà không có ai ngăn chận và sau đó Việt Minh cướp chính quyền tháng 8-1945 chỉ với một lực lượng khoảng 5,000 đảng viên trên toàn quốc, (Philippe Devillers, Histoire du Viêt-Nam de 1940 à 1952, Editions Du Seuil, Paris 1952, tr. 182.)

Trở lại triều đình Huế, trong cuộc họp nội các đầu tiên ngày 3-5-1945, vua Bảo Đại tuyên chiếu như sau:

Chư Khanh,

Nội-các này là Chính-phủ đầu tiên của nước Việt-Nam độc lập sau 80 năm thuộc quyền ngoại-quốc thống-trị.
Trong thời gian đó dưới chánh thể eo hẹp của người ngoài, dẫu có người tài năng ra giúp nước cũng không thể thi thố được gì.

Nay nhờ được Hoàng quân Đại Nhật-Bản, nước nhà đã được giải phóng.

Những người ra gánh vác việc nước ngày nay là được một cái danh dự tối cao, mà cũng là đương một trách nhiệm rất to, và chịu một sự hy-sinh rất nặng.

Trẫm đã lựa chọn khắp nhân tài trong nước, kén lấy những người có học thức, có đức hạnh, có kinh nghiệm đủ đương việc nước trong buổi bây giờ. Trẫm chắc rằng Chư Khanh sẽ làm trọn chức vụ không phụ lòng Trẫm ủy-thác và lòng dân kỳ vọng.

Điều cần nhất là phải gây sự đồng tâm hiệp lực trong toàn thể quốc dân, phải đoàn kết chặt chẽ các giai tằng xã hội, và luôn luôn giữ một mối liên lạc mật thiết giữa Chánh phủ và nhân dân.

Chính phủ ngày nay không phải phụng sự một cá nhân hay một đảng phái nào cả.

Quốc dân phải đồng tâm hiệp lực, lại phải nỗ lực cần cù nữa. Dân nô lệ nhất thiết ỷ lại ở người; dân độc lập nhất thiết trông cậy ở mình. Trông cậy ở mình thì phải gắng sức và hy sinh nhiều mới mong sinh tồn phát đạt được ở giữa cõi đời cạnh tranh kịch liệt ngày nay.

Dân một nước độc lập là dân biết ham tự do mà cũng biết trọng kỷ luật, biết giữ trật tự nữa. Dân biết trọng kỷ luật, giữ trật tự thì sự trị an được dễ dàng, và chính-phủ mới lo cải tạo quốc gia được.

Muốn cải-tạo quốc-gia, chính-phủ cần hành động cho quy-củ nghĩa là phải có hiến pháp.

Hiến pháp tương lai của Việt-Nam sẽ căn cứ vào sự hợp nhất quốc-gia, sự quân dân cộng tác, và những quyền tự do chính-trị tôn-giáo cùng nghiệp-đoàn của nhân-dân.

Một hội-nghị lập-hiến sẽ căn cứ và những nguyên tắc kể trên mà khởi thảo một bản hiến-pháp.

Nhưng trong lúc chiến-tranh và cớ-căn này, những vấn-đề về quốc-kế dân-sinh rất là phiền-phức và khẩn-cấp. Chính phủ phải cá đủ quyền mà giải quyết những vấn đề đó cho mau chóng.

Còn về phương diện dân, sẽ có những cơ quan, cố vấn đặt trong toàn quốc, hay trong các địa phương để bày tỏ ý kiến với chính-phủ và liên-lạc chính-phủ với nhân-dân.

Đồng thời, một ủy ban sẽ nghiên-cứu những sự cần cải cách gấp, như việc nghi-lễ, quốc-kỳ và quốc ca vân vân…

Trẫm biết nó dễ mà khó: trên con đường độc lập của nước nhà còn biết bao nhiêu là nỗi khó khăn, nhưng Trẫm tin rằng một dân tộc hơn hai mươi triệu người như dân Việt-Nam ta, đã có hai nghìn năm lịch sử vẻ vang oanh liệt chẳng kém gì người, sẽ đủ sức vượt qua mọi sự khó khăn, đủ sức gánh một phần trách nhiệm trong việc kiến-thiết nền thịnh vượng chung ở Đại-Đông-Á và đi tới địa vị một dân-tộc hùng-cường trong thế-giới được.

Thuận-Hóa ngày 27 tháng 3 năm Bảo-Đại 20
(Dương lịch ngày 3 tháng 5 năm 1945) (Nguyễn Duy Phương, sđd. tt. 5, 6.)

 

Chiếu chỉ trên đây cho thấy vua Bảo Đại chủ trương đoàn kết dân tộc, dân chủ hóa đất nước, triệu tập quốc hội lập hiến, xây dựng hiến pháp và kêu gọi dân chúng cùng nhau nỗ lực kiến thiết quốc gia vững mạnh. Sau chiếu chỉ của nhà vua, chính phủ Trần Trọng Kim đưa ra bản tuyên cáo sau đây với quốc dân:

Ngày 25 tháng giêng năm Ất-dậu tức là ngày mồng 9 tháng 3 năm 1945, quân đội Nhật-bản đã đánh đổ quyền của người Pháp trong toàn hạt Đông-dương. Sau đó, đức Kim-Thượng đã tuyên bố nước Việt-Nam độc-lập. Đồng thời, thủ tướng Koiso bá cáo rằng nước Nhật không tham vọng lĩnh thổ nước ta.

Thế là hơn 80 năm bị áp chế nước ta đã khôi phục nền tự chủ và địa vị của một nước văn hiến ở cõi Á-đông.

Chúng ta không thể quên ơn nước Đại Nhật-bản đã giải phóng cho ta, không thể quên ơn đức Kim-thượng đã quả quyết dắt dân ta lên đường độc-lập, không thể quên ơn bao nhiêu nghĩa sĩ xưa nay đã hy sinh để nêu cao cái tinh thần phấn đấu của giống nòi.

Muốn giữ vững nền độc-lập; quốc dân ta còn phải gắng sức làm việc, và chịu nhiều sự hy-sinh nữa. Vừa mới được giải phóng nước ta không thể nghĩ tới sự chiến tranh với ai nhưng ta phải thành thực hợp tác với nước Đại Nhật-bản trong sự kiến thiết nền Đại-đông-Á. Vì cuộc thịnh vượng chung của Đại-đông-Á có thành, thì sự độc-lập của nước ta mới không phải là giấc mộng thoảng qua.

Hiện nay thế giới còn trong vòng chiến-tranh nên công việc kiến-thiết quốc gia còn nhiều nơi khó. Bọn dân của quân Mỹ không những tàn sát kẻ vô tội, mà còn cản trở sự giao thông khiến cho mấy mươi vạn nhân dân sinh trên khoảng đất phì nhiêu mà đành chết đói.

Tuy tình thế khó khăn, nhưng trên nhờ lòng tin cậy của Đức Kim-thượng, dưới nhờ sức ủng hộ của quốc dân, ngoài tin vào lòng thành thực của nước Đại Nhật-bản, chúng tôi hết sức theo đuổi mục đích là hợp nhất tất cả các phần tử quốc dân để củng cố nền độc-lập của quốc-gia và gây mạnh tinh thần yêu nước trong mọi giai-tằng xã-hội.

Chính phủ sẽ lập một kỷ niệm đài để ghi công các bậc anh-hùng đã hy-sinh vì nòi giống; sẽ tìm mọi cách để các chính khách còn phiêu được trở về tổ quốc; sẽ xóa bỏ những hình án bất công để những người ái-quốc còn bị giam cấm trong lao ngục có thể tùy tài sức mà tham dự vào cuộc kiến-thiết quốc-gia.

Ngoài việc tiếp-tế lương-thực cho nhân dân và việc chẩn cấp cho hàng triệu người đương khủng bố về nạn đói ở miền bắc, thuế khóa sẽ dần dần định lại cho công bằng, và cho Nam chí Bắc; thuế ngạch thành duy nhất.

Công cuộc kiến-thiết quốc-gia sẽ cần đến tài lực và nhiệt tâm của tất cả mọi người trong nước. Đoàn kết quốc dân để gây thành một mãnh lực, đặt những cơ quan để liên lạc mật thiết chính phủ với dân chúng, đó là những việc mà Nội-các sẽ chú ý đặc-biệt.

Nội các sẽ trù tính cách thống nhất pháp-luật trong toàn quốc và để tránh sự lạm quyền hành chính và tư pháp.
Nan tham nhũng là cái tệ dung túng từ trước cần phải trừ cho tiệt. Nước ta đã buộc vào một kỷ nguyên mới, kẻ nào không biết cải tà quy chính sẽ phải trừng trị rất nghiêm.

Vận nước mai sau là cốt ở thanh niên bây giờ; cho nên Chính-phủ rất chú trọng đào tạo những người mạnh mẽ, khí khái, có nghề nghiệp, có tổ chức, có huấn luyện để bảo vệ nền độc lập đương xây.

Về phương diện kinh tế, trong lúc chiến tranh chưa kết liễu và phải sống cách biệt với ngoài, nước ta chưa có thể thực hành ngay một chương trình to tát. Nhưng chính phủ sẽ dự bị một cuộc tổ chức mới, chú trọng nhất là nâng cao trình độ sinh hoạt dân chúng. Muốn thi hành chính sách ấy, tuy quốc gia phải đảm nhận một phần lớn trách nhiệm nhưng cũng cần sự hợp tác của tất cả các đoàn thể và cá nhân.

Lĩnh mệnh của Đức Kim-thượng, đương trách nhiệm nặng nề đối với quốc dân, chúng tôi hiểu rõ rằng bước đầu phải đi, mà phải đi rất thận trọng. Chúng tôi xin tuyên-thệ với quốc dân đem hết tâm trí để theo đuổi mục đích duy nhất là xây đắp nền độc lập nước nhà không tư vị cá nhân hay đảng phái. Chúng tôi chắc rằng mọi người trong quốc dân cùng một lòng vì nước giữ thái độ bình tĩnh và tuân theo kỷ luật để làm hết phận sự. Mong nền móng xây đắp được vững vàng để cơ đồ nước Việt-nam ta muôn đời trường cửu. (Nguyễn Duy Phương, sđd. tt. 6, 7.)

Theo bản tuyên cáo nầy, chính phủ Trần Trọng Kim hứa hẹn sẽ thực hiện các chính sách sau: Về đối ngoại, chính phủ cảm ơn và liên kết, hợp tác với Nhật Bản vì theo ông “cuộc thịnh vượng chung của Đại-đông-Á có thành, thì sự độc-lập của nước ta mới không phải là giấc mộng thoảng qua.” Chỉ vài tháng sau, Nhật Bản sụp đổ, thì đúng là chính phủ Trần Trọng Kim chỉ là “giấc mộng thoảng qua”. Lúc đó, quân đội Đồng minh nhất là Không quân Mỹ oanh tạc nặng nề các trục lộ giao thông, đường xe lửa Bắc Nam, thuyền bè dọc duyên hải, gây trở ngại cho việc chuyên chở lương thực từ miền Nam tiếp tế cho đồng bào đang bị đói ở Bắc Việt, nên chính phủ đã lên án “bọn dân của quân Mỹ không những tàn sát kẻ vô tội, mà còn cản trở sự giao thông khiến cho mấy mươi vạn nhân dân sinh trên khoảng đất phì nhiêu mà đành chết đói.”

Về đối nội, chính phủ Trần Trọng Kim hứa hẹn đoàn kết toàn dân, giải quyết nạn đói ở ngoài Bắc, thống nhứt luật pháp, định lại thuế khóa, tiêu diệt tham nhũng, và long trọng tuyên thệ sẽ đem hết tâm trí, sức lực để phục vụ đất nước.

Chính phủ Trần Trọng Kim quả thực đã giữ đúng lời hứa, vì tuy chỉ tồn tại khoảng bốn tháng và sụp đổ sau khi Nhật Bản đầu hàng ngày 14-8-1945, nhưng chính phủ nầy đã thực hiện được nhiều công trình đáng kể: cứu đói ở Bắc Kỳ, hợp nhứt hai nền hành chánh Pháp và hành chánh Việt Nam dưới thời Pháp thuộc thành nền hành chánh duy nhứt Việt Nam, hợp nhứt Bắc Kỳ và Nam Kỳ vào chính phủ trung ương Việt Nam, dùng chữ quốc ngữ làm chuyển ngữ chính thức trong hành chánh và trong giáo dục, thi cử, mở trường huấn luyện thanh niên, phát triển phong trào thanh niên trên toàn quốc, thành lập ủy ban soạn thảo hiến pháp, ủy ban cải cách văn hóa, giáo dục, xã hội, nhưng rất tiếc các ủy ban chưa hoạt động được thì chính phủ sụp đổ. Điểm đặc biệt là chính phủ Trần Trọng Kim được Nhật hậu thuẫn, nhưng từ khi thành lập cho đến khi giải tán, chính phủ nầy hoạt động độc lập và không lệ thuộc người Nhật.

Tóm lại, ngoài cố gắng cứu đói ở Bắc Kỳ, chính phủ Trần Trọng Kim đã đặt nền móng căn bản cho nền hành chánh tương lai Việt Nam, và quan trọng nhứt là chương trình giáo dục của Hoàng Xuân Hãn rất hữu ích cho sự phát triển nền văn hóa giáo dục Việt Nam ngày nay.

(San Jose, 25-6-2016)

© Trần Gia Phụng

© Đàn Chim Việt

 

220 Phản hồi cho “Trần Trọng Kim từ chức”

  1. Minh Đức says:

    Trích: “Yokoyama còn nói rằng ông ta có “nhiệm vụ dâng nền độc lập” lên vua Bảo Đại, đồng thời kêu gọi Việt Nam cùng các nước Đông Dương gia nhập khối Đại Đông Á do Nhật Bản đứng đầu” Nhật muốn Việt Nam độc lập nhưng nằm trong khối Đại Đông Á của Nhật, cũng như Pháp muốn các nước cựu thuộc địa nằm trong khối Liên Hiệp Pháp, Anh thì có khối Thịnh Vượng Chung còn Liên Xô thì có tổ chức Quốc Tế Cộng Sản . Giả sử vua Bảo Đại xung phong làm người lính xung kích cho khối Đại Đông Á, tình nguyện đem quân Việt đánh Miên, Lào, Thái Lan, Mã Lai để mở rộng ảnh hưởng cho khối Đại Đông Á thì chắc là Nhật sẽ tận tình giúp đỡ cho Việt Nam có quân đội mạnh, sẽ viện trợ vũ khí, cho cố vấn sang huấn luyện cho quân đội Việt Nam. Chỉ là giả sử mà thôi vì lúc đó Nhật sắp thua mà Nhật có quân đội mạnh nên đã tự đánh chiếm Đông Nam Á xuống tận Singapore nên Nhật không cần nước nào giúp đỡ nữa. Nói thế để cho thấy rằng các nước đi giúp đỡ nước khác là vì họ có lợi mới giúp chứ không tự nhiên ai lại đi giúp đỡ chí tình, vô vị lợi. Giúp đỡ chí tình, vô vị lợi không có trong chính trị. Vì thế nói rằng Nhật chẳng đời nào muốn Việt Nam có quân đội để độc lập thì đúng nhưng cũng đúng với các nước khác nữa. Liên Xô và Trung Quốc giúp tiền bạc, khí giới cho các đảng CS trên thế giới vì các đảng này xung phong đi đánh nhau để mở rộng khu vực ảnh hưởng của Liên Xô, Trung Quốc. Trung Quốc thấy CSVN đánh chiếm được miền Nam rồi sau này sẽ đánh lan sang Miên, Lào, Thái Lan nên mới đem khí giới giúp đỡ CSVN. Trung Quốc cho rằng mình nắm được đảng CSVN thì CSVN chiếm được Thái Lan thì có nghĩa Trung Quốc làm chủ được vực lúa Đông Nam Á. Nhờ CSVN chiếm được miền Nam mà Liên Xô có căn cứ hải quân ở Cam Ranh, nước ấm quanh năm lại không sợ bị gió bão. Nói Nhật là nước phát xít, đế quốc nhưng Liên Xô, Trung Quốc cũng không phải là không đế quốc. Liên Xô đã từng hợp tác với phát xít Đức để chia đôi nước Ba Lan, từng đem quân đánh chiếm Phần Lan nhưng không được thì Liên Xô cũng là đế quốc như Đức, Nhật mà thôi. Trung Quốc thì bộ mặt đế quốc ngày nay đã quá rõ. Như vậy đảng CSVN dựa vào Liên Xô, Trung Quốc để chống Pháp, Mỹ thì cũng là dựa vào đế quốc này để chống đế quốc khác mà thôi. Nhưng các nước yếu thì luôn luôn có người nghĩ là mình sẽ dựa vào nước này để chống lại nước kia với hy vọng mình sẽ không quá bị lệ thuộc vào nước giúp mình. Nói rằng chỉ có Nhật, Đức, Ý và các nước tư bản là đế quốc còn Liên Xô, Trung Quốc không là đế quốc, mà là anh em thì chỉ là do Liên Xô, Trung Quốc đặt ra mà thôi . Nói chung, nước nào mạnh lên thì cũng muốn làm đế quốc, cũng muốn xâm chiếm các nước xung quanh hoặc bành trướng ảnh hưởng của mình. Đó là vì lòng tham của con người. Dù cho nước đó theo chủ nghĩa nào chăng nữa thì cũng không thay đổi đặc tính đó vì con người luôn luôn có lòng tham.

  2. Lan says:

    Muốn đánh nhau thì phải có vũ khí. Muốn đánh Pháp mua hay xin vũ khí của Mỹ hoặc đám thực dân, tư bản được không? Dĩ nhiên là không! Những người yêu nước học cao hiểu rộng như cụ Trần Trọng Kim không phải là không biết cái thế mạnh của cộng sản quốc tế, và chiêu bài “giòng thác cách mạng” bịp bợm của nó. Nhưng theo cộng sản thì chẳng khác gì bán linh hồn cho quỷ dữ đổi cái lợi trước mắt. Số phận Việt Nam không để những người yêu nước đi theo con đường đấu tranh chính trị của Phan Châu Trinh, hoặc Gandhi của Ấn. Ngày xưa đọc truyện “chưởng” Tầu có anh tướng tá tiêu dao đạo cốt “quân tử kiếm” Nhạc Bất Quần luyện thứ kiếm pháp mất chim. Nhiều người có cơ hội luyện trước ảnh nhưng không làm. Nhạc Bất Quần sau có lẽ đầu thai làm anh Minh râu nhà mình.

  3. Giáo dân Việt Nam says:

    Kể cũng lạ. Đang yên đang lành bỗng dưng cụ Kim nghe lời tay vua Bảo Đại ham ăn, ham chơi không lo vận nước xui bậy, nên cụ đã dại dột ngắn nghĩ để nhận cái chức thủ tướng trời ơi đất hỡi. Cái chức thủ tướng trời ơi đất hỡi đó của cụ cũng chỉ tồn tại được 4 tháng, cụ chưa kịp phân vai, phân ghế để ổn định chỗ ngồi thì cái chính phủ hữu danh vô thực của cụ bị sụp đổ. Vậy là cụ tự mình để lại tiếng thúi của cụ cho muôn đời, mà còn làm ảnh hưởng phần nào đến uy tín và danh dự con cháu chắt chiu của cụ. Thật đáng tiếc cho cụ.

    • Bắc Việt says:

      Nếu Bảo Đại lúc đó cho vời tên Hồ chí Minh -tay sai cho bọn đế quốc Trung- Xô, tên chơi gái đủ mọi quốc tịch- ra làm thủ tướng, thì nay lũ dư lợn viên có đâu mà càm ràm, ấm ức .

    • Tien Ngu says:

      Thưa,

      Chẳng có gì là lạ cả…

      Cò mồi Cộng láo thấy…lạ, là vì chúng được giáo dục…láo.

      Cụ Kim không bị Cộng láo nhào ra phá bỉnh, thì cụ chắc có thì giờ tổ chức chính quyền, dẫn dắt dân VN không phải đi theo con đường láo, tự sướng…

      Nhân có học, có…tri lý. Không láo như lũ Cộng…

    • Khánh Hưng says:

      Giáo dân Việt Nam: Hoặc bị nhồi sọ mà tăm tối hoặc bị Trời đày mà không có khả năng nhận thức chính tà nên cứ phát ngôn bừa theo kiểu bị CS xỏ mũi lôi đi như trâu bò.
      Dốt nát mà cứ lên lớp dạy đời bậc học giả, chẳng biết xấu hổ, nhục nhã là gì !

  4. Lan says:

    Đọc Một Cơn Gió Bụi, những nhận xét của cụ Trần Trọng Kim về băng đảng anh Minh râu, đặt trong bối cảnh của thời 40′s của cụ, thì kể cũng là tinh tế. (Nói như thế nghe hơi bố láo, nhưng xin phép được một chút bất kính để thưa với cụ rằng khi con còn bị nó cột tòng teng cái miếng vải đỏ vào cổ thì con cũng đã thừa biết anh Minh râu là thằng ba xạo rồi, chỉ lừa được những người không có khả năng quan sát và suy luận.) Nhưng khi cụ nhận xét về xã hội Tầu và con người họ lúc cụ qua bên đó, mà thời gian ở lại chưa đáng kể là bao, thì mới thật là đáng khâm phục, nhất là với một người chịu ảnh hưởng Nho học như cụ.

    • h.t.n.anh says:

      Thời cụ TTkim nhận xét của cụ về HCM cũng không có gì quá đáng .vì HCM chưa ló đuôi chồn. Cu không mặn mòi vói HCM ,nhưng cụ nghĩ là người VN thì ai cung yêu nước ,kiểu này hay kiểu nọ . Mục đích là VN độc lập tự do hạnh phúc . Còn bây giờ về su này ,khi HCM chính thức là đãng viên cs QT ,hoạt động và lấy 1/2 nước thì ai cũng biết anh ta xao ,dối và lưu manh ,một loại chí phèo hay xuân tóc đỏ. Nhng còn quàng khăn đỏ mà có khả năng quan sat và suy luận đẻ …BIẾT HƠN CỤ KIM thì hơi gióng ntkngan dó nghe!
      Cố nhiên là HƠN bọn thanh niên sinh viên và các vị trí thức vn ,đói lập vnch ,các sư sãi có bề dày tu hành như sư “hổ mang ” Trí Quang !
      Có một Bã sĩ cung tranh đấu theo PG Trí Quang thời đó , chủi chính phủ vnch rất hăng …càng chủi hăng càng đi chùa lạy Phật ,cho con cái tu dạo” càng hăng không kém . Năm 75 những ngày sắp mất nước ,bạn bè khuyên là nên di tản,nhưng y ta không đi vì tới thế kỹ 20 khi HCM năm miền Bắc b\và bao cảnhđâu thương diển ra ,báo chí loan tin ầm ỉ ,kể cả ở các nước cs nhũng báo viết lại ,phim ảnh …nhưng y vẩn ở lại vì nghỉ “ơ các nước đó khác . HCM dù ao cũng là người vn e không đến nởi nào hành động như báo chí “truyên truyền ” đối vói dân Vn hơn nữa còn có 2 em ở ngoài Bắc.Các chú nó cũng không tán tậm lương tâm mà thù ghét người anh ,kẻ đã góp phần cho chiến thắng của chế dộ cs của các chú’
      Nhưng cuối cùng ,khi cs hiếm miền Nam mới biết “già mà ngu” ,nên đã tìm cách vượt biển (sống âm thầm không nói năng không lên tiếng vì có lẻ biết mình lầm lở )

      (htna)

  5. Tăng Chính Quy says:

    Cháu Huỳnh dể thương của bá phụ,
    Lý luận của cháu quá sắc bén khiến cho…bác hồ bị đá dập mặt nhiều lần trên diễn đàn khiến bọn phản động phải cười khâm phục. Ngày trước bá phụ có công tác chung với thiếu tá Hồ Quang biết rõ nó có khả năng về “chính trị” nên đã đề nghị với quân ủy đưa nó về VN làm “cách mạng”.Y như kinh, tên này tỏ ra rất tận tụy trung thành với đại hán nên thường xuyên ca tụng Mao lão tổ, tiếp nhận chỉ thị từ các đồng chí cố vấn một cách cung kính chẳng dám sai lời, đã xây dựng thành công một nước VN mà chim cũng đếch dám…đậu. Nhờ tài năng “chính trị” mà dân VN đã biết như thế nào là cải cách ruộng đất với hơn 170 ngàn nạn nhân, dân VN được xé lẻ thành nhiều thành phần mà thành phần chính là…phản động. Xa hơn nữa là cơm từ từ biến mất để nhường chỗ cho sắn lát, rau muống, hạ mít luộc, bo bo…cho đến ngày Đông Âu bị sập tiệm và thế giới chửi rủa chủ nghĩa cộng sản đến má thằng Thành nhận không ra thằng con. Công lao lớn nhất của đồng chí tay sai Hồ Quang to lớn vô cùng không thể phủ nhận được. Mao sư tổ coi hắn như một vật gì rất gần gũi, bất ly thân, có thể nói là ngang hàng với cái…ống nhổ của lão. Điều đáng mừng là sau bao nhiêu năm làm “chính trị” thì đàn em của Hồ Quang ( cháu chắt của bá phụ ) đã xây dựng được một quốc gia VN độc lập do Trung quốc kiểm soát biển, đảo. Đất thì các cháu răng đen mã tấu cho dân ta mượn để đàn ông Trung quốc có chỗ “sinh hoạt tập thể” với mấy cháu gái người địa phương, hoặc để đóng phim “lấp lỗ châu mai” dựa theo cốt chuyện xảy ra giữa Hồ Nghệ An và Lông Thì Sung trong phủ chủ tịch trước khi thằng chó đẻ này giết bả. Bá phụ có lời tuyên dương cháu trước tổ công tác. Hãy tạm thời nghỉ ngơi, bồi dưỡng nghiệp vụ kỷ càng. Bá phụ hoàn toàn tin tưởng khả năng của cháu. Mỗi lần cháu xuất hiện thì cứ y như là đảng và “bác” đều ôm đầu máu. Lẽ dĩ nhiên là…kệ mẹ tụi nó chứ! Y như kinh!

  6. Bắc Việt says:

    Các sử gia phê bình chính phủ Trần Trọng Kim ra sao ?

    ***Stein Tonnesson Stein Tonnesson : Người Na Uy. Tiến sĩ sử học. Giáo sư đại học University of Oslo. Tác giả cuốn The Vietnamese Revolution of 1945 ( Cuộc Cách Mạng Của Người Việt Năm 1945): “Nói chung, Chính phủ Trần Trọng Kim không thể bị coi là thân Nhật”.

    *** Lê Xuân Khoa- nguyên phó viện trưởng Viện Đại Học Sài gòn: Bảo Đại mời Trần Trọng Kim, một trí thức không đảng phái, tuy nhiệt tâm yêu nước nhưng không phải là một người làm cách mạng. Đối với Trần Trọng Kim, đây là một chuyện rất bất ngờ mà chỉ sau khi gặp Bảo Đại lần thứ hai, sau mười ngày trì hoãn, ông mới nhận trách nhiệm thành lập chính phủ. Bảo Đại thúc giục ông:

    “Trước kia, người mình chưa độc lập. Nay có cơ hội, tuy chưa phải độc lập hẳn nhưng mình cũng phải tỏ ra có đủ tư cách để độc lập. Nếu không có chính phủ thì người Nhật bảo mình bất lực, tất họ lập cách cai trị theo thể lệ nhà binh rất hại cho nước ta. Vậy ông nên vì nghĩa vụ cố lập thành một chính phủ để lo việc nước “.

    ***Nhà nghiên cứu sử Chính Đạo (Vũ Ngự Chiêu): “….chỉ trong vòng 4 tháng và dưới những điều kiện cực kỳ khó khăn, chính phủ Trần Trọng Kim đã xúc tiến những bước quan trọng để tiến tới một nền độc lập cho VN, Việt hóa một phần tổ chức hành chính thời thực dân Pháp, và thương thuyết để thống nhứt lãnh thổ chính thức trước khi Việt Minh cướp chính quyền vào tháng 8 năm 1945.”

    ***Trong cuốn sách Hồi Ký của tác giả Nam Đình có đề cập đến “Tuyên cáo của Nội các Trần Trọng Kim” rằng : “Chính phủ sẽ lập ra một “Kỷ niệm đài” để ghi công các bậc anh hùng vì nói giống, sẽ tìm mọi cách để các chính khách còn phiêu lưu được trở về tổ quốc, sẽ xóa bỏ những hình án bất công, để những người ái quốc còn bị giam cầm trong lao ngục, có thể tùy tài sức mà tham dự vào công cuộc kiến thiết quốc gia.”

    Nam Đình từng là chủ nhiệm các báo Đuốc công lý, rồi nhật báo Thần chung . Tác giả của các cuốn sách sử :Sài Gòn tháng Chín năm 1946 (1950) ; 83 năm nước Pháp với Việt Nam đã mấy lần ký hiệp ước (1946) ; Hồi ký 1925-1964 .

    ***Lê Xuân Khoa:“Chính phủ Trần Trọng Kim ra đời trong những điều kiện khó khăn về chính trị, an ninh và kinh tế như vậy. Trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Nội các, bên cạnh công tác khẩn cấp cứu trợ nạn đói ở miền Bắc đã làm ngót hai triệu người thiệt mạng, chính phủ Trần Trọng Kim đã ấn định một chương trình sáu điểm:

    1. Chuyển giao tất cả các cơ sở hành chính cho các viên chức Việt Nam.
    2. Thâu hồi đất Nam Kỳ và các nhượng địa đã dành cho Pháp.
    3. Ân xá toàn thể các phạm nhân chính trị.
    4. Cho phép thành lập các đảng phái chính trị.
    5. Miễn thuế cho công chức, thợ thuyền và dân nghèo.
    6. Thiết lập các Ủy ban tư vấn quốc gia để soạn thảo Hiến pháp và nghiên cứu cải tổ chính trị, hành chính và giáo dục.

    Chỉ trong thời gian bốn tháng (từ 17 – 4 đến 16 – 8), chính phủ Kim đã thực hiện được gần hết chương trình này.

  7. Giáo dân Việt Nam says:

    Lạ quá! Ai cũng biết phát xít Nhật là đồng minh của phát xít Đức và phát xít Ý. Phát xít Đức và phát xít Nhật đã xâm lược rất nhiều nước, trong đó có Việt Nam, chính chúng đã gây ra cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2. Vậy tại sao trên diễn đàn này lại có nhiều người đứng về phía phát xít Nhật khi ra sức bênh vực cụ Trần Trọng Kim nhận chức thủ tướng do phát xít Nhật ban phát, và lại còn cho rằng phát xít Nhật thực lòng trao trả độc lập cho Việt Nam? Chẳng lẽ những người ủng hộ và bênh vực phát xít Nhật không nhận thức được sự thật lịch sử rằng, phát xít Nhật là kẻ thù của nhân loại nên đã bị Mỹ và các nước Đồng minh đánh cho bại trận. Tại sao họ lại bênh vực và ủng hộ một kẻ thù của nhân loại?

    • Tien Ngu says:

      Lạ cái…lâm vồ…

      Chức thủ tướng của Trần trọng Kim là do vua Bảo Đại mời ra, không phải phát xít Nhật ban phát.

      Bớt ngu đi cò mồi à.

      Lúc ấy, kiếm Ngô đình Diệm đỏ con mắt không ra. Ông Kim đành phải…đở đạn.

      Tưỡng lấy trí thức, ra tay phục hòi nội lực dân tộc sau thời Pháp Nhật. Nào dè bị lũ Cộng láo nhào ra phá hoại…

      Sau 70 năm, trở nên …ăn mày, làm con Tàu Cộng.

      Cái con bà gì cũng từ Tàu Cộng mà ra cả. Cờ quạt, quần áo, tổ chức chính trị, tổ chức binh bị, tổ chức xã hội, tổ chức giáo dục…

      Y hịt như Tàu Cộng.

      Biết nhục tí đi cò mồi à.

      • Huỳnh says:

        Thằng Phát xít Nhật nó “trao trả độc lập” cho Tên vua bán nước cho phát xít Nhật (sau này nó còn bán nước cho giặc Pháp xâm lược để duy trì ngôi vua dõm và mần quốc trưởng). Sau đó, tên vua bán nước hám gái, hám ăn chơi đủ thứ muốn rãnh tay để chơi gái và chơi đủ thứ, nên nó trình với ông chủ của nó là phát xít Nhật đã chon một người văn giỏi, nhưng võ dát và không biết gì về chính trị, không biết gì về lãnh đạo, quản lý và điều hành chính phủ và đất nước để tên vua bán nước cho Nhật và ông chủ của hắn là phát xít Nhật dễ bề xui khiến. Sau khi được phát xít Nhật gật đầu cái rụp thì tên vua bán nước mới cử Trần Trọng Kim mần thủ tướng. Vậy thì chính xác là phát xít Nhật ban phát chức thủ tướng hữu danh vô thực cho Trần Trọng Kim chứ còn gì nữa.
        Tội nghiệp cụ Kim, cụ cứ viết văn và từ chối phắt cái chức thủ tướng hữu danh vô thực do phát xít Nhật ban phát thì tên tuổi cụ được ca ngợi bởi tài văn chương và không bị vẫn đục trong dòng lịch sử và trong lòng dân Việt muôn đời.

      • Tien Ngu says:

        Lịch sử VN mà viết theo cái kiểu…cò mồi, thiệt nà…thãm.

        Trãi qua cả chục đời, với thông tin đầy đủ trên mạng,

        Mà vẫn còn cò mồi…mắt hí. hát tỉnh rụi, ra vẽ ta đây rất nà rành….nịch sử.

        Bảo Đại…ham vui, thật thà, ai cũng biết.
        Ảnh nhường ngôi lại cho Cộng láo Hồ chí Minh, cứ ngở rằng thì nà Cộng láo nó sẽ…độc lập.
        Dè đâu, nhào vô mần…cố vấn, mới té ngữa.
        Dưới sự chỉ đạo của Cộng Nga, Cộng Tàu, thì Mao Mác Sì ta Lin là…ông cố nội của Hồ chí Minh. Chúng bảo gì nghe nấy.
        Tới…chết, cũng xin được đi theo chúng.

        Bảo Đại bèn…giựt con mắt, quơ quào tùm lum. Ai cũng…dựa, miễn không phải là…Cộng láo.

        Qua đó, mới biết Cộng láo VN thời đó, độc hại hơn cả thực dân Pháp và Phát xít quân phiệt.

        Trần trọng Kim vì quá hiền, nho quân tử, chơi sao lại lũ Công láo ác đạn, nhiều mánh?

        Dân VN từ đó, phải máng cái nạn Cộng láo.

        Trần trọng Kim thời ấy không bị Cộng láo phá hoại, VN chắc chắn không bị Tàu Cộng nó làm cha.

        Hoàng Sa, Trường Sa không bị mất lãng nhách, cá biển không bị chết bởi…Formosa
        Dân VN cũng không bị đồ…thúi phát xuất từ Trung quốc nó …cáng họng.

        Bớt láo đi cò mồi à, lo nuôi cá đi em…

      • Hạnh Nguyễn says:

        Huỳnh không chịu đọc, học và suy xét lịch sử cho tới nơi tới chốn mà cứ phát ngôn bừa bãi, bôi nhọ theo kiểu chụp mũ của CS bấy lâu nay thì có đáng để thiên hạ khinh bỉ không? Chắc Huỳnh đã đánh mất lương tri, lương năng nên rất dốt nát không đủ trí năng nhận thức lịch sử, không biết rằng lịch sử do CS viết chứa rất nhiều đồ giả, bịp bợm. Chắc Huỳnh nghĩ rằng ở nước VN này từng có một thiếu niên họ tên Lê văn Tám đã từng sống và chết một cách oanh liệt, phải không?

      • Bảo Đại theo song giáo says:

        Huỳnh says: “tên vua bán nước hám gái, hám ăn chơi đủ thứ”. “Tên vua” mà Huỳnh nói là Bảo Đại. “Hám ăn chơi đủ thứ” thì cũng giống như Thích đủ thứ.
        Nghe đâu vua Bảo Đại gia nhập làng tây, sống như dân tây chứ không sống như dân Việt Nam và theo đạo Công giáo. Bảo Đại theo đạo Công giáo mà lại có họ Thích (Thích đủ thứ). Nói như Huỳnh thì hóa ra Bảo Đại là một ông vua song giáo, lưỡng giáo, vừa theo đạo Công giáo nhưng về bản chất lại theo đạo Phật, vì ông ta Thích đủ thứ.

    • Bắc Việt says:

      Này tên dư lợn viên gdvn , sử gia Trần Trọng Kim không phải là người ham hố quyền lực như bè lũ bọn Việt gian Cộng sản đâu .

      Lê Xuân Khoa- nguyên phó viện trưởng Viện Đại Học Sài gòn: Bảo Đại mời Trần Trọng Kim, một trí thức không đảng phái, tuy nhiệt tâm yêu nước nhưng không phải là một người làm cách mạng. Đối với Trần Trọng Kim, đây là một chuyện rất bất ngờ mà chỉ sau khi gặp Bảo Đại lần thứ hai, sau mười ngày trì hoãn, ông mới nhận trách nhiệm thành lập chính phủ. Bảo Đại thúc giục ông:

      “Trước kia, người mình chưa độc lập. Nay có cơ hội, tuy chưa phải độc lập hẳn nhưng mình cũng phải tỏ ra có đủ tư cách để độc lập. Nếu không có chính phủ thì người Nhật bảo mình bất lực, tất họ lập cách cai trị theo thể lệ nhà binh rất hại cho nước ta. Vậy ông nên vì nghĩa vụ cố lập thành một chính phủ để lo việc nước “.

    • Bắc Việt says:

      Hồ chí Minh cướp chánh quyền của ông Trần Trọng Kim sau khi vua Bảo Đại đã công bố bản Tuyên Ngôn Độc Lập vào ngày 11.3.1945 và giao cho ông Trần Trọng Kim thành lập nội các vào ngày 17.4.1945 .

      Ngày 17.8.45 từ một buồi Mít-tinh của Tổng Đoàn Công Chức để chào mừng chính phủ Trần Trọng Kim bổng chốc trở thành cuộc biểu tình của Mặt Trận Việt Minh .

      ***Nhạc sĩ Tô Hải – kể về cái ngày đó:

      “Đúng ngày 17 tháng 8 năm 1945, chúng tôi kéo nhau đến quảng trường Nhà Hát Lớn Hà Nội mít-tinh chào mừng chính phủ Trần Trọng Kim. Cuộc mít-tinh bắt đầu được mấy phút bỗng hàng loạt cờ đỏ sao vàng được tung ra, cờ quẻ ly bị giật xuống và trên bục diễn giả xuất hiện một người đeo poọc-hoọc, đăng đàn diễn thuyết, kêu gọi đồng bào đi theo Việt Minh, đánh Pháp, đuổi Nhật, đòi lại áo cơm, tự do, xóa bỏ gông xiềng… Những khẩu hiệu vừa phát ra đã có hàng ngàn người hô to hưởng ứng. Không một tiếng súng. Không một sự phản kháng từ ai, từ đâu, dù trại lính Nhật ở cách đó chỉ khoảng 300 mét!

      ” Cuộc khởi nghĩa thành công nhanh như thế đó!

      ” Sau này, loại thanh niên “yêu nước hồn nhiên” bọn tôi đâu có dám lên tiếng khi nghe người ta tự tâng bốc kể công với lịch sử rằng “Đảng đã lãnh đạo toàn dân nổi dậy đánh Pháp, đuổi Nhật dành tự do, độc lập cho đất nước!”

      ***Nhạc sĩ Phạm Duy đã thuật lại trong cuộc phỏng vấn của đài RFA:

      “Cuộc mít-tinh của các ông các bà công chức đang diễn tiến thì bỗng nhiên một lá cờ đỏ sao vàng rất lớn được thả từ bao lơn của nhà hát xuống, rồi một người leo lên khán đài cướp micro để hô khẩu hiệu và hát bài Tiến Quân Ca của Văn Cao.

      Thế là cuộc biểu tình của Tổng Đoàn Công Chức bỗng nhiên biến thành cuộc biểu tình của Mặt Trận Việt Minh…”

      ***Nhạc sĩ Tô Hải : Năm 1949 được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1951, về Đoàn văn công khu IV, năm 1954, được phân công làm trưởng đoàn. Năm 1961, về công tác tại Nhà xuất bản Âm nhạc và Mỹ thuật .
      • Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật, đợt 1, 2001.
      • Huân chương Chiến công hạng Nhì, Ba; Huân chương Chiến thắng hạng Ba, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất.[

    • Hạnh Nguyễn says:

      Làm nhà chính trị chiến đấu cho độc lập của quốc gia, tự do cho dân chúng và xây dựng một đất nước phú cường, thịnh vượng thì mỗi người đều chọn cho mình và đảng phái mình một khuynh hướng, một con đường. Đây là quyền tự do lựa chọn của nhà chính trị miễn sao không tổn hại đến các sự thể thiêng liêng của quốc gia, dân tộc đã đề cập ở trên.
      Phan Chu Trinh chọn Văn minh Pháp với dân chủ, dân quyền của cách mạng 1789 để khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh; Phan Bội Châu chọn Nhật bản với công cuộc Minh Trị duy tân, với chiến thắng rực rỡ của Nhật trong chiến tranh Trung – Nhật, Nga – Nhật,… để mưu đồ giành lại cơ đồ nước Việt còn HCM chọn con đường CS ở Nga với cách mạng vô sản 1917 và ở Trung hoa với chủ thuyết CS mang màu sắc Trung quốc của Mao với các cuộc chiến tranh mà Lê Duẫn từng nói:”Ta đánh Mỹ là đánh cho LX, đánh cho TQ”. Trần Trọng Kim khi được Hoàng đế Bảo Đại khẩn thiết mời ra chấp chánh thì cụ chọn con đường dân chủ đại nghị kiểu quân chủ lập hiến của Nhật, Anh hay Thái Lan,…với một nội các bao gồm các tinh hoa cả hai mặt đức và tài. Theo thực tế lịch sử thì nội các cụ Trần đã làm gì trong thời thế chuyển biến khôn lường thời bấy giờ, làm hại cho dân, cho nước hay làm lợi cho dân sinh? Theo tôi, cụ Trần sai lầm là không lập bộ quốc phòng, không lo quân bị nên khi VM nổi dậy, lại từ chối đề nghị của Tư lệnh quân Nhật, nên chính phủ sụp đổ dễ dàng. Một sai lầm có thể thông cảm được vì cụ Trần luôn đề cao: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”.Những kẻ hậu sinh cứ mãi mê sĩ nhục, lên án cụ Trần, liệu rằng họ khôn ngoan, hiểu biết hay đui mù, khờ khạo? Tại sao họ cứ nghe và tin những lới nói dối trá rồi phát ngôn theo mà chẳng biết suy nghĩ, cân nhắc. VN ngày nay với một thế hệ thanh niên như vậy thì liệu có tự cường, liệu có đủ sức ngăn chận sự Bắc thuộc thêm một lần nữa không? CS đã tự cho mình cướp chính quyền thì lẽ đương nhiên phải tranh cướp chính danh về phía mình, kẻ bị lật đổ không thể có chính danh, phải không?

    • Bắc Việt says:

      Chân mình thì lấm lệ mê, lại cầm bó đuốc đi rê chân người ! Đối với bọn Cộng sản thì chính phủ Trần Trọng Kim, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu chúng nó đều cho là “bù nhìn ” ráo trọi. Còn ” chính phủ” Hồ chí Minh của chúng nó không phải là bù nhìn, ấy thế mà lại tuân theo chỉ thị của bọn đế quốc Trung- Xô phát động Cải Cách Ruộng Đất thảm sát 500000 người dân; lừa bịp dân tộc lao vào chống “đế quốc” Mỹ trong cuộc chiến tranh uỷ nhiệm do bọn đế quốc Trung- Xô phát động trong giấc mộng bá chủ thế giới; mau mắn dâng biển Động, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cho bọn đế quốc Tàu cộng :

      Lê Duẩn : “ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc “.

      Hồ chí Minh: “Đừng nói là phải đánh 5 năm, 10 năm, dù có 20 năm, 30 năm, thậm chí 50 năm cũng phải đánh, đánh cho đến khi thắng lợi hoàn toàn “.

      ***Cải Cách Ruộng Đất giết chết 500000 người dân do Việt gian Hồ chí Minh phát động do chỉ thị của quan thày Trung- Xô . Ông Hoàng Tùng, nguyên Tổng Biên tập báo Nhân Dân kể lại : ” “Mùa hè năm 1952, Mao Trạch Đông và Stalin gọi bác sang, nhất định bắt phải thực hiện CCRĐ. Sau thấy không thể từ chối được nữa, bác mới quyết định phải thực hiện CCRĐ…”.

      ***Ngày 4 tháng 9 năm 1958, Trung Cộng tuyên bố chủ quyền trên các quần đảo Đông Sa, Tây Sa (Hoàng Sa), Trung Sa và Nam Sa (Trường Sa), và nới rộng lãnh hải ra 12 hải lý. Thì 10 ngày sau, Phạm Văn Đồng gửi văn thư cho Chu Ân Lai, Thủ Tướng:

      “Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính Phủ Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc…” .

      ***Trong thư đề ngày 06-6-1938, Hồ chí Minh gửi Lê Nin. “Đồng chí hãy phân tôi đi đâu đó, hay là giữ tôi ở lại đây. Hãy giao cho tôi một việc làm gì mà theo đồng chí cho là có ích?” (Trích Hồ Chí Minh toàn tập, sách của đảng cộng sản Việt Nam).

    • Bắc Việt says:

      Cũng vì chính phủ ” bù nhìn” Trần Trọng Kim bị phong trào “cắt mạng” Hồ chí Minh lật đổ mà vận mệnh đất nước ngày nay như chỉ mành treo chuông :

      - Đất đai của tổ tiên thì ngày một bị thu hẹp lại…
      - Tham nhũng tràn lan, quan sống phè phỡn, đạo đức xã hội suy đồi .
      - Kinh tế ,chính trị, y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội xuống cấp, tụt hậu thê thảm so với thế giới.
      - Tình trạng dân oan khiếu kiện kéo dài, oán hận không được giải quyết .
      - Tôn giáo bị đàn áp, linh mục và hòa thượng quốc doanh thì tăng lên theo cấp số nhân.
      - Công lý bị phỉ báng, tự do bị tước đoạt và nhân quyền bị bóp nghẹt .
      - Hàng chục ngàn cô gái Việt Nam bị bán sang nước ngoài để bán thân, trong đó có cả những em bé.
      - Hàng trăm ngàn lao động phải chạy ra ngước ngoài để bán bán sức .
      - Bao cảnh đời khó khăn khổ sở đói nghèo trong nước phải làm những nghề mạt hạng ăn xin, bán dâm, giết người trộm cắp .

      v…v….

  8. noileo says:

    Trích trí thức bắc kỳ xã nghĩa Xuân Ninh says at 18/07/2016 at 09:07

    “Tội nghiệp cho thân phận ông Trần Trọng Kim, vì dại dột và cũng có thể vì ham hố quyền lực nên ông ta đã để lại tiếng xấu muôn đời, tiếng xấu với lịch sử. Tiếng xấu đó là, ông ta đã cấu kết và tiếp tay cho ngoại bang xâm lược khi nhận cái chức hữu danh vô thực là chức thủ tướng, do ngoại bang xâm lược ban tặng, mà kẻ ngoại bang xâm lược ấy lại theo chủ nghĩa phát xít (đó là phát xít Nhật, đồng minh của phát xít Đức) một kẻ thù của nhân loại, bị toàn thế giới lên án và cuối cùng bị phe Đồng Minh tiêu diệt.

    *****

    Ngày 9-3-1945 quân Nhật, vốn đã buộc Pháp cho vào VIệt Nam từ 1940, làm đảo chánh lật đổ nhà cầm quyền thực dân Pháp tại Việt nam, Ngày 10-3-1945 quân Pháp đầu hàng.

    Kể từ đây, ngày 10-3-1945, sau 61 năm cai trị VN, [tính từ hòa ước Patenotre-Giáp Thân 6-6-1884], nhà cầm quyền thực dân Pháp tại Việt nam đã hoan toàn sụp đổ, & chế độ thực dân Pháp tại Việt nam hoàn toàn cáo chung trên toàn cõi Việt nam.

    *****

    Nhật tuy đã lật đổ nhà cầm quyền thực dân Pháp, không chiếm đoạt Việt nam, không chiếm đoạt nền Độc lập của Việt Nam, thay vào đó, tuyên bố ủng hộ người Việt Nam giành lại Độc Lập.

    Nhân cơ hội ấy Hoàng Đế Bảo đại ban ra bản Tuyên Ngôn Độc Lập ngày 11-3-1945, tuyên bố Việt Nam Độc Lập, mời ông Trần Trọng KIm làm THủ tướng thành lập chính phủ đầu tiên của Việt Nam Độc Lập, với trọng trách xác lập & củng cố nền Độc Lập, điều hành việc nước.

    Hành động của Hoàng Đế Bảo Đại như nói trên, hành động của ông Trần Trọng Kim, như nói trên, ̣(tiếp nhận chức THủ tướng, thành lập chính phủ, đảm nhận trọng trách xác lập & củng cố nền Độc Lập của Quốc Gia, điều hành việc nước), là những hành động rất sáng suốt, rất đúng đắn trong hoàn cảnh lịch sử ấy.

    Riêng đối với ông TTK, một nhà giáo, một học giả, không màng đến chính trị & quyền lực, thì đó còn là một hy sinh.

    ****

    Nhưng lại có cái thứ trí thức bắc kỳ xã nghĩa như nick Xuân Ninh và những con tương cận, dở dọng trí thức việt cộng tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt nam Dân chủ Cộng hòa vong bản ngoại lai tay sai giặc tàu, dở dọng “sử gia” xã nghĩa Trần Huy Liêu, chuyên gia làm chứng gian, chuyên nghề bóp méo lịch sử, “phê phán” hành động của ông Trần Trọng Kim, (nhận lời mời của Hoàng Đế Bảo Đại, tiếp tay Hoàng Đế Bảo Đại xác lập & củng cố nền Dôc lập của quốc gia, chấp nhận cương vị THủ tướng trong hoàn cảnh lịch sử: Pháp đã bị Nhật lật đổ, Nhật không chiếm đoạt nền Độc Lập của Việt nam, Nhật ủng hộ Viêt Nam giành lại Độc Lập) là “dại dột & ham hố quyền lực”

    Vậy, hỏi trí thức bắc kỳ Xuân Ninh , trí thức bắc kỳ Xuân Ninh và những con tương cận sử sự ra sao trong trường hợp nói trên?

    Phải chăng là, khi ấy trí thức bắc kỳ Xuân Ninh và những con tương cận sẽ “sáng suốt”, “không dại dột”, “không ham hố quyền lực”, sẽ, với ngôn ngữ truyền thống & đặc hiệu của trí thức bắc kỳ xã nghĩa, truyền thống ăn cắp danh nghĩa “nhân dân”, sẽ khom lưng quỳ gối trứoc mặt quân NHật, thưa với quân Nhật, rằng thì là mà, “nhân dân Việt Nam chúng tôi “không dại dột”, “không ham hố quyền lực”, nhân dân Việt nam chúng tôi không biết & không dám thâu hồi nền Độc Lập, không biết & không dám làm THủ tướng, không biết & không dám lập chính phủ, không biết & không dám điều hành việc nước, xin quý quốc, xin quân Nhật thay quân Pháp mà tiếp tục cai trị nhân dân Việt nam chúng tôi”, phải không?

    Với dã tâm cộng sản chuyên nghề xuyên tạc & bôi nhọ người Việt quốc gia , post cái còm như trên, trí thức bắc kỳ xã nghĩa Xuân Ninh đúng là cái loài trí thức việt cộng đỉnh cao trí tuệ loài người, vừa đê tiện, vừa ngu dốt

    • Linh Giang says:

      “Hoàng Đế Bảo đại ban ra bản Tuyên Ngôn Độc Lập ngày 11-3-1945, tuyên bố Việt Nam Độc Lập”. Vậy tại sao đa số dân VN không ủng hộ “nền độc lập” do Bảo Đại tuyên bố?

      • Hạnh Nguyễn says:

        Dân chúng ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim là một sự thật và nên nhớ Chính phủ Trần Trọng Kim trong một thời gian ngắn ngủi đã làm được nhiều việc ích nước, lợi nhà, đặc biệt về mặt giáo dục và khoa học. Nội các cụ Trần bao gồm những bậc thức giả danh tiếng, trọng danh dự, tài năng và yêu nước thật sự. Với nội các như vậy thì tất nhiên phải được ủng hộ.
        Ban đầu là cuộc mit tinh của các công chức Hà Nội ở nhà Hát lớn ủng hộ chính phủ TTK, có giương cờ vàng ba sọc đỏ nhưng sau đó các cán bộ VM cướp khán đài, cướp micro, giật cờ vàng xuống và treo cờ đỏ lên. Như vậy, VM đã ém quân sẵn, chớp lấy thời cơ.

      • Khách quan says:

        @ Hạnh Nguyễn: “Chính phủ” của Trần Trọng Kim tồn tại chỉ được 4 tháng, chưa sắp xếp và ổn định bộ máy chính phủ, bên dưới chính phủ là các tỉnh, huyện, xã chưa kịp có chính quyền các cấp, bản thân cụ Kim lại không phải là nhà chính trị, không có mấy hiểu biết về chính trị, kinh tế, ngoại gia, vân vân… thì làm sao mà “Chính phủ Trần Trọng Kim trong một thời gian ngắn ngủi đã làm được nhiều việc ích nước, lợi nhà, đặc biệt về mặt giáo dục và khoa học”?
        Nếu muốn ca ngợi cụ Trần Trọng Kim thì chỉ nên ca ngợi cụ về văn chương, văn hóa và phần nào đó có đóng góp cho giáo dục (vì cụ có tham gia soạn sách giáo khoa về văn học) mà thôi.

      • UncleFox says:

        Đúng như đồng chí “Khách quan” nói . Ngay cả cái việc chở gạo cứu đói cho đồng bào miền Bắc mà Cụ Kim cũng không làm nên cơm cháo, để cho “bác Hồ” phát giác rồi đem báo cáo với Mỹ rằng thì đấy là những chuyến hàng của quân đội Nhật khiến Mỹ oanh tạc tan tành hết cả . Thế là từ vài vạn người chết đói, con số đã nhảy vọt lên đến suýt soát 2 triệu .
        Tội ác ấy ai gây ra, nếu không phải là do Bảo Đại và chính phủ Trần Trọng Kim ? Không có tài làm chính trị mà cứ nhúng tay cản trở công cuộc Kách Mệnh vĩ đại của Kụ Hồ !

  9. Hùng says:

    Tien Ngu ơi, dân VN hát bằng câu ca dao ra đời trước cả ông tổ của Tiên Ngu ra đời , rằng:
    Không bao giờ bánh đúc có xương
    Không bao giờ thằng xâm lược lại thương dân mình.

    • Tien Ngu says:

      Nghe …thương quá…

      Đúng nà kiến thức…cò mồi.

      Dân VN trước thời tiên tổ của anh Ngu, là dân…ăn lông ở lổ, em?

      Họ quá..chất phát, nên không hiều có bị xâm lược, mới có…tiến bộ.

      Tàu xâm lược, Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp dạy dân VN…mần ruộng, kéo cày, biết chử…Tàu.
      Pháp xâm lược, dân Vn học được văn minh…Tây Phương, có được chử …quốc ngữ, đèn…măng xông, xe…đạp…
      Còn giặc Cộng xâm lược, dân VN học được cái gì?

      Hốt phân người cãi thiện rau xanh
      Móc bọc ni long…tái chế
      Tưột quần đứng …bán dâm
      Mần kinh tế bang…xuất khầu lao động
      Và nhất là…láo, cái gì cũng…láo cả

      Thãm hại với giặc Cộng gấp một tỉ lần so với giặc Tàu, giặc Tây, em?

      • Hùng says:

        “Dân VN trước thời tiên tổ của anh Ngu, là dân…ăn lông ở lổ” mà sao hàng trăm, hàng ngàn lần dám đứng lên đánh đuổi giặc phong kiến trung Quốc xâm lược để giữ vững sơn hà xã tắc, giữ vững nền độc lập và tự chủ của nước VN?

      • Tien Ngu says:

        Càng thắc mắc, càng…ngu.

        Giãi thích cho cái thứ cò mồi bị sự giáo dục của Cộng láo, anh Ngu thiệt nà…mệt.

        Nhưng mà để lấy cái…đức, anh Ngu phải chịu khó.

        Trước cái thời Bắc thuộc, dân ăn lông ở lổ, có bao nhiêu người biết mình là người…Việt Nam?

        Đa phần, họ chỉ biết ngày hai ba bửa, có được tí thịt chồn cáo, trái cây rừng, no bụng là hép bi rồi…

        Văn hoá, chử viết, nịch sử…, đéo cần biết.

        Tàu xâm lược, nó mang qua chử viết, kinh sách, văn minh cộng đồng…, dân ở lồ mới mở con mắt…hí lên ( y hệt như dân Cộng láo mờ con mắt hí lên khi chiếm được miền Nam sau 1975).
        Sau khi hiều biết chút chút, bị quan Tàu nó đì tới bến, dân ta mới qua…kinh sách Tàu mà trở nên anh hùng hảo hán, cao bồi vườn, đứng lên chống lại sự hà khắc của quan Tàu.

        Giả như mà các quan Tàu ai cũng tử tế như Nhâm Diên, sĩ Nhiếp, thì VN trở thành…Tàu mẹ nó rồi.

        Cho nên chuyện…xưa, có bị xâm lược, mới có …tiến bộ, em?

        Nay, rất là khác xưa. Xứ nào bị nạn Cộng láo nó xâm lược, là dân xứ đó…thấy mẹ.
        Thấy Liên Xô, Tàu, Bắc Hàn, Cuba, Đông Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc, Romanie, Mông Cổ, Tây Tạng, Hungary…vân vân hôn?
        Vừa ngu, vừa đói, vừa…láo…

    • Người Gia Định says:

      Hùng, trình độ không bao nhiêu, nói vài chữ là tắt ngủm. Hãy cố gắng học thêm, mà nhớ học “đồ thiệt” chớ học “đồ giả” của các kẻ viết sử bịp bợm.

  10. Lan Hương says:

    Tiếc cho ông TTKim. Ông Kim có tài năng văn chương xuất chúng, ông ta còn là nhà văn hóa, đáng lẽ ra ông ta sống mãi trong lòng nhân dân VN. Đáng tiếc, chỉ vì một sơ sẩy chính trị khi ông ta nhận chức thủ tướng do giặc Nhật ban phát và cũng chỉ tại chức được 4 tháng, nên vĩnh viễn danh dự, uy tín của ông ta bị đào sâu, chôn chặt, không còn người VN chân chính nào nhắc tới ông ta, nếu có nhắc tới ông ta chăng thì chỉ nhằm mục đích phê phán.

    • Người Huế says:

      Khi viết “tài năng văn chương xuất chúng, nhà văn hóa, sơ sẩy chính trị, vĩnh viễn danh dự, uy tín bị đào sâu chôn chặt,…”, Lan Hương phải là học giả tầm sư phụ của học giả lớn trong dòng sử Việt, Trần Trọng Kim. Tôi có cảm nhận rằng Lan Hương chỉ lặp lại các ý phê bình cụ TTK mà nàng đã đọc và đã học từ sách báo CS chứ nàng Lan Hương không có ý gì mới, tầm vóc cả. Một người trình độ tiểu học có thể nói được như Lan Hương nhưng nhận thức sử học chỉ là con két.
      Nhớ rằng phải kiểm tra lại hiểu biết, sự uyên thâm sử học của mình trước khi phát ngôn, những phát ngôn bừa bãi không những gây oan ức, ngang trái cho tha nhân mà còn tạo hậu quả xấu cho mình vì luật nhân – quả là một hằng định: gieo gió ắt gặp bão.

Phản hồi