WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Công dân và công lý Hoa Kỳ

 

Tòa quận hạt Santa Clara trong một ngày xử vụ Lý Tống xịt hơi cay vào mặt ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng (ảnh Bùi Văn Phú)

Tòa quận hạt Santa Clara trong một ngày xử vụ Lý Tống xịt hơi cay vào mặt ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng (ảnh Bùi Văn Phú)

Tuần qua tôi phải đến toà án quận hạt nơi mình cư ngụ, chẳng phải vì kiện tụng ai hay bị ai kiện mà vì tôi được, có người cho là bị, gọi đến toà để làm bổn phận công dân.

Một trong những bổn phận của công dân Mỹ là tham gia bồi thẩm đoàn ở toà án, gọi là jury duty, mà lâu lâu bất cứ công dân Mỹ nào, nếu không có tiền án và mất quyền công dân, sẽ được triệu tập đến toà để tham gia vào một vụ xử.

Người dân được gọi đi làm bồi thẩm viên thuộc mọi thành phần trong xã hội, đủ mọi sắc dân. Tôi đã có gần hai chục lần đến toà để chuẩn bị tham gia xử án, nhưng chưa bao giờ được ngồi trong ghế của bồi thẩm đoàn để xét xử. Trong hai lần được chọn qua vòng đầu, tức là đã vào phòng xử án, biết vụ xử liên quan đến ai, bị truy tố về tội gì, tôi đã thấy thành viên tương lai của bồi thẩm đoàn gồm bác sĩ, công nhân, tài xế xe tải, y tá, giáo sư đại học, chánh án, giám mục, sinh viên, nhân viên sở xã hội cùng nhiều ngành nghề khác nữa. Có người vừa bước qua tuổi 18, là tuổi được quyền tham gia bầu cử, có người tuổi trên 70 và đã nghỉ hưu.

Có thể gọi đó là toà án của dân, vì với 6 hay 12 thành viên trong bồi thẩm đoàn, chính những người dân sẽ quyết định nghi can có phạm pháp hay không, sau khi nghe, xem xét các chứng cớ hai bên đưa ra. Rồi bồi thẩm đoàn định tội, nếu nghi can phạm luật thì chánh án sau đó sẽ quyết định bản án theo khung án ghi trong luật.

Dù xử án có bồi thẩm đoàn nhưng có những vụ án, sau khi nghị án và chánh án đưa ra mức phạt tù cho tội phạm cũng đã làm dấy lên những phản đối, có khi đưa đến bạo động.

Tòa quận hạt Santa Clara trong một ngày xử vụ Lý Tống xịt hơi cay vào mặt ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng (ảnh Bùi Văn Phú)

Tòa quận hạt Santa Clara trong một ngày xử vụ Lý Tống xịt hơi cay vào mặt ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng (ảnh Bùi Văn Phú)

Ở vùng San Jose, đầu năm nay có vụ xử án về tội hiếp dâm. Chánh án Aaron Persky kêu án cho tội nhân Brock Allen Turner, một sinh viên Đại học Stanford, chỉ ở mức 6 tháng tù đã khiến nhiều người bất bình. Trên mạng xã hội có kiến nghị đòi truất nhiệm chánh án Persky với cả triệu người tham gia ký tên. Tuy nhiên bản án vẫn được giữ nguyên và hai tuần trước, sau khi thi hành nửa thời gian theo án tù, tội phạm Turner đã được thả và trở về quê quán ở tiểu bang Ohio để được quản chế ba năm.

Dưới mắt dư luận quần chúng không phải vụ án nào cũng được coi là công bằng và công lý được thực thi.

Năm 1992 có vụ án liên quan đến Rodney King, một người da đen bị cảnh sát da trắng ở vùng Los Angeles đánh đập tàn nhẫn sau một vụ rượt đuổi. Khi sự việc xảy ra có người quay được vi-đi-ô. Ra toà, những cảnh sát viên đã đánh đập King không bị án tù. Kết quả của phiên toà khiến những người da đen ở khu vực Los Angeles tức giận, đập phá, nổi lửa đốt nhiều cơ sở thương mại trong vùng.

Sang toà dân sự, Rodney kiện cảnh sát gây thương tích cho mình và đã được bồi thường cả triệu đôla.

Một số người, nhất là người da đen, không tin là công lý sẽ được thực thi vì có nhiều vụ xử cảnh sát bắn chết hay đánh đập người da mầu đã được trắng án hay với một bản án nhẹ.

Trong cộng đồng người Việt đã có nhiều vụ án dân sự liên quan đến vu khống, mạ lị được nhiều người quan tâm và cũng có ý kiến cho rằng bản án không được công bằng.

Nhật báo Người Việt kiện bà Hoàng Dược Thảo, chủ nhiệm tuần báo Saigon Nhỏ, vu khống cho báo Người Việt là cộng sản và bôi bẩn đời tư của nhân viên nhật báo này. Vụ kiện kết thúc với án toà buộc bà Hoàng Dược Thảo bồi thường cho Người Việt nhiều triệu đôla khiến bà phải khai phá sản và trao quyền sở hữu cơ sở và báo Saigon Nhỏ cho tờ Người Việt.

Vụ Nancy Bùi kiện Đỗ Văn Phúc ở Texas với kết quả ông Phúc phải bồi thường gần 2 triệu đôla. Vụ Tuan J. Pham ở Minnesota kiện ba người là Thang Dinh Le, Tram Bui và Dean Do và ông đã thắng kiện khi án toà buộc các bị cáo phải trả cho ông Tuẫn gần 700 nghìn đôla tiền bồi thường thiệt hại vì bị mạ lị, vu khống là cộng sản làm thiệt hại đến công việc làm ăn của ông và gia đình.

Đầu tháng này, một toà kháng án ở Texas đã có án lệnh về vụ cựu nghị viên thành phố Houston là Al Hoàng (Hoàng Duy Hùng) kiện tuần báo Thời Báo và nhà báo Nguyễn Đạt Thịnh hồi năm 2014 về tội bôi nhọ, gọi Al Hoàng là một người cộng sản vì dân cử này đã đón tiếp các phái đoàn cộng sản đến Houston và khi về Việt Nam có liên hệ và gặp gỡ với lãnh đạo cộng sản. Án lệnh là thắng lợi cho nhà báo Nguyễn Đạt Thịnh khi cho rằng Al Hoàng là cộng sản và người đứng đơn kiện không có đủ lý do để đưa vụ việc ra toà.

Có những vụ án mà bên toà hình sự xử nghi can không có tội, nhưng khi bị kiện ở toà dân sự thì bị can lại bị kết án phạm luật.

Vận động viên bóng cà-na O.J. Simpson bị cáo buộc giết vợ và người bạn trai của vợ, vì ghen. Ở tòa hình sự công tố viên không đưa ra được những bằng chứng, như vũ khi giết người, mà chỉ có đôi găng tay cho là Simpson đã dùng khi giết người. Trước toà và bồi thẩm đoàn, cùng công chúng xem qua ti-vi vì vụ án được chánh án cho phép trực tiếp truyền hình, khi Simpson thử găng tay thì không lọt vì quá nhỏ, không thể nào vừa tay của nghi can. Simpson không bị kết tội ở toà hình sự.

Nhưng khi qua toà dân sự O.J. Simpson bị kêu án đã gây ra cái chết của vợ, cùng bạn trai của vợ và phải bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân nhiều triệu đôla. Bản án đưa đến việc Simpson, một vận động viên nổi danh và giầu sang một thời cuối cùng mất hết tài sản.

Thứ Sáu tuần trước tôi đến toà, khi đã vào vòng nhì cùng với 49 người khác, tức là được qua phòng xử án. Tại phòng xử chánh án mới cho biết là những người được lựa chọn hôm nay sẽ là thành viên trong một đại bồi thẩm đoàn (grand jury) gồm 19 người và sẽ phải đến toà trong suốt tuần tới để xét xem có đủ chứng cớ để truy tố, cần 12 trong số 19 bồi thẩm viên đồng ý, một vụ bạo hành người cao tuổi.

Tôi không được chọn trong số 19 người, nhưng trong thủ tục lựa chọn có ba người được chánh án cho miễn thi hành bổn phận công dân dịp này là một sinh viên mới vừa vào đại học, sẽ nhập học vào ngày thứ Hai; một người đã mua vé máy bay và thứ Tư tuần tới sẽ bay đến tiểu bang khác để dự đám cưới một người thân và một người mà chánh án thấy khuôn mặt đầy những buồn lo, hỏi ra được biết sắp bị đuổi khỏi nơi thuê nhà.

Khi chánh án đã chọn xong 19 người, tôi nhớ có giáo sư đại học, có giáo viên cấp một, có kỹ sư, có người chỉ ở nhà lo đưa rước con đi học. Những thành viên thuộc đủ mọi mầu da, có người gốc Hồi giáo vì đội khăn trên đầu.

Hoa Kỳ là đất nước của nền dân chủ pháp trị nên không ai có thể đứng trên luật pháp và các phán quyết của tòa án là chung cuộc. Vì thế việc công dân góp phần vào việc xử án là để bảo đảm tính công bằng. Một bản án ở toà cấp thấp, nếu bị cáo không đồng ý có thể kháng án lên toà cao hơn, rồi lên toà cao nhất là Tối cao Pháp viện nếu thấy không đồng ý với các toà dưới.

Vì không tôn trọng pháp luật, ra lệnh cho nghe lén các cuộc đàm luận của chính trị gia Đảng Dân chủ mà Tổng thống Richard Nixon đã phải từ chức. Tổng thống Bill Clinton đã bị điều tra và phải cung khai trước các ủy ban pháp luật, tuy chưa bị đàn hặc hay truất nhiệm vì quan hệ tình cảm với một phụ nữ trẻ tập sự trong Toà Bạch Ốc mà khi bị điều tra đã không khai đúng sự thật.

Vì không bên nào đồng ý với kết quả bầu chọn tổng thống năm 2000 về cách đếm phiếu nên đã đưa vụ việc lên Tối cao Pháp viện để có phán quyết chung cuộc.

Hệ thống pháp lý của Hoa Kỳ với những phiên xử án có bồi thẩm đoàn, tuy có những trường hợp còn sai xót, nhưng theo nghị án của đa số, hay có những vụ xử mà toàn thể thành viên của bồi thẩm đoàn phải đồng ý thì nghi can mới có thể bị kết tội, vì thế tính công bằng trong các bản án là ở mức cao.

Chẳng mấy ai muốn phải ra toà. Nhưng khi phải đến toà, công dân Mỹ muốn thấy công lý được thực thi một cách công bằng.

Hoa Kỳ phát triển và tiến bộ là nhờ có luật pháp nghiêm minh và công bằng. Người dân không thể viện lý do không biết luật để bào chữa cho điều sai trái mình làm.

Ai đã từng vi phạm luật ở cấp thấp nhất là luật giao thông khi lái xe để bị cảnh sát bắt thì chắc chắn đã hiểu nhiều về hệ thống luật pháp của Hoa Kỳ.

(nguồn: VOA)

13 Phản hồi cho “Công dân và công lý Hoa Kỳ”

  1. GIẤC MƠ MỸ says:

    GIẤC MƠ MỸ CỦA NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT

    NgườiViệt online đưa tin: Một người Việt ‘không tổ quốc’ trên đất Mỹ

    WESTMINSTER, California (NV) – “Tôi không chỉ là một thiếu niên, tôi còn là một người tù khổ sai, một người không quốc tịch Mỹ. Tôi đến Mỹ hai năm trước khi bị vào tù, không nói được tiếng Anh. Nhưng từ trong nhà tù, tôi đã lấy được GED, và bằng cao đẳng… Tôi từng nghĩ khi mãn hạn tù, tôi có thể hoàn toàn là một con người mới. Nhưng hiện tại, tôi lửng lơ trong tình trạng có thể bị trục xuất bất cứ lúc nào. Tôi được trả tự do, nhưng tôi phải sống cuộc đời bất định, bởi vì một ngày nào đó, người ta có thể bắt tôi phải xa lìa vợ tôi, gia đình tôi.”
    Ðó là những gì Tùng Nguyễn bắt đầu phần nói chuyện của mình trước các nhà lập pháp tại Quốc Hội Mỹ ở Washington, DC, hôm 28 Tháng Chín như thế, trong chương trình lên tiếng góp phần vào việc đề nghị có những thay đổi cho một điều luật được ký từ 20 năm trước liên quan đến việc trục xuất người phạm tội sau khi thụ án, do trung tâm Southeast Asia Resource Action Center (SEARAC) đề xướng.
    Ngược dòng quá khứ
    Năm 1993, ở tuổi 16, Tùng bị bắt vào tù vì liên đới đến một vụ giết người, dù Tùng không phải là hung thủ.
    Bản án “25 năm đến chung thân vì tội giết người cấp độ 1” được ấn lên người chàng trai chưa kịp đến tuổi trưởng thành một cách lạnh lùng.
    Theo luật, ở lứa tuổi 16, đúng ra Tùng phải được đưa vào tù dành cho trẻ vị thành niên, và đến 25 tuổi sẽ được về nhà. Thế nhưng, với những nghịch lý mà không phải ai cũng có điều kiện và sự hiểu biết để đòi lấy công bằng, Tùng bị đưa thẳng lên “nhà tù lớn” với bản án không đổi là 25 năm đến chung thân.
    Tuy nhiên, với những thay đổi tích cực mà Tùng làm được trong thời gian ở tù, đến năm 2011, anh là tù nhân duy nhất được Thống Ðốc California Jerry Brown ký lệnh tha ngay lập tức sau 18 năm thụ án.
    Tùng ra tù và sống với tâm niệm mà anh đã nói với nhân viên giám sát của sở cảnh sát rằng, “Bây giờ tôi không chỉ sống cho một mình tôi, mà tôi sống cho cả người đã chết trong vụ án của tôi ngày trước, dù tôi không phải là người làm anh ấy chết.”
    “Anh ấy chết khi mới 19 tuổi, mất hết tương lai, mất tất cả những gì ảnh chưa kịp có. Khi đó tôi cũng không còn gì, cũng mất hết. Nhưng bây giờ, tôi được ra ngoài, tôi phải sống cho cả anh ấy, bởi vì điều tôi có hôm nay anh ấy không có, ba mẹ anh cũng không thể có,” Tùng nói sau khi ra tù vào Tháng Tư, 2011.

    • Tien Ngu says:

      DÁn môt chổ được rồi, em?

      Chổ nào em cũng dán theo cái tình mưa dầm à?

      Tính đá giò lái con cò cắt dán Nguyễn công Bằng đặng lên trưởng phòng hay sao đây?

  2. Đảng viên Cộng sản nằm vùng says:

    CÔNG LÝ MỸ THA CHO BĂNG ĐẢNG VIỆT TÂN KHỦNG BỐ GIẾT NGƯỜI, CÔNG LÝ VIỆT NAM QUYẾT ĐƯA VIỆT TÂN KHỦNG BỐ, GIẾT NGƯỜI RA TRƯỚC PHÁP LUẬT

    TỔ CHỨC KHỦNG BỐ VIỆT TÂN HƠN 34 NĂM CHỐNG PHÁ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

    34 năm qua, Việt Tân được người Việt hải ngoại thắt lưng buộc bụng quyên góp định kỳ hoặc đột xuất đầy đủ.
    34 năm qua, những người theo Việt Tân đã bị bịt mắt, cúc cung tận tụy phục vụ cho lợi ích của bộ máy gia đình trị họ Hoàng: Hoàng Cơ Minh; Hoàng Cơ Định; Hoàng Tứ Duy (con của Định); Đỗ Hoàng Điềm (con của chị ruột Minh, Định) nắm toàn bộ các vị trí chóp bu của Việt Tân.
    34 năm qua, tiền đóng góp của người Việt hải ngoại cho Việt Tân được đầu tư vào hệ thống cửa hàng “phở Hòa” ở Mỹ, Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a, Hàn Quốc… với hơn 50 tiệm, chưa kể tới hệ thống hàng quán Cadao và xưởng may mặc ở Xlô-va-ki-a. Lợi nhuận đem lại thuộc về ai, sử dụng ra sao không ai biết.
    34 năm qua, Việt Tân lập ra và chỉ đạo đội sát thủ mật danh K9 khủng bố, thủ tiêu đối thủ, kể cả người trong tổ chức Việt Tân không ăn cánh.
    34 năm qua, Việt Tân thực hiện được ba đợt Đông tiến đánh phá Việt Nam: Đông tiến 1 (1985 – 1986), Đông tiến 2 (1987), Đông tiến 3 (1989)…Nhưng cả 3 đợt Đông tiến đều thất bại tan tác, để từ đó rút ra kinh nghiệm là:
    1/. Không sử dụng lực lượng từ bên ngoài xâm nhập về VN vì vừa mất người, vừa mất của… (chết luôn mấy tay đầu sỏ tổ chức). Từ đó phải thay đổi, chuyển sang huấn luyện, đào tạo từng nhóm trong nước để kích động chống phá, gây bạo loạn nhằm lật đổ Chính quyền Nhân dân (có chết thì chết mấy thằng ngu trong nước, không chết mấy tay đầu sỏ đang tréo cẳng ngỗng đếm tiền).
    2/. Lấy danh nghĩa đấu tranh “BẤT – BẠO – ĐỘNG” nhưng chủ trương hoạt động chính gồm:
    + BẤT: Bất ngờ.
    + BẠO: Bạo lực.
    + ĐỘNG: Chủ động.
    Như vậy, bản chất “bất bạo động” của Việt Tân là: “Chủ động, Bất ngờ sử dụng Bạo lực”. Điển hình các vụ kích động nhân dân biểu tình trên danh nghĩa “Đấu tranh ôn hòa bảo vệ chủ quyền biển đảo” và “Vì môi trường” nhưng sau đó chủ động, bất ngờ sử dụng bạo lực tấn công lực lượng giữ gìn trật tự (đập phá, cướp của, bạo loạn gây ra chết người ở Vũng Áng, Bình Dương năm 2014, và bây giờ là Formosa ở Hà Tĩnh…), khiến nhà nước mất hàng nghìn tỷ đồng để bồi thường, chưa tính những thiệt hại lâu dài.
    Cần biết, Việt Tân không bị Chính phủ Mỹ coi là tổ chức khủng bố, nhưng đang có nguy cơ đối mặt luật pháp Mỹ do vi phạm bản quyền thương hiệu (vì công ty Việt Tân do ông Nguyễn Thanh Tú thành lập hợp pháp), hoạt động chui không đăng ký và gian lận tài chính.
    Bởi vậy, xin thông báo cho các tổ chức, cá nhân trong nước tham gia TỔ CHỨC KHỦNG BỐ VIỆT TÂN biết:
    1/. Khẩn trương ra TRÌNH DIỆN cơ quan an ninh Việt Nam và TỐ CÁO đồng đảng, tố cáo các âm mưu hoạt động chống phá và tội ác của Việt Tân trước cơ quan Nhà nước để được hưởng sự KHOAN HỒNG.
    2/. Cảnh báo tất cả “Người nào có hành vi tham gia, tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục người khác tham gia, tài trợ, nhận tài trợ của “Việt tân”; tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện do “Việt Tân” tổ chức hoạt động theo sự chỉ đạo của “Việt Tân”… sẽ đồng phạm tội khủng bố, tài trợ khủng bố và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam”.
    Việc đưa tổ chức Việt Tân là một trong những tổ chức Khủng bố chống phá cách mạng Việt Nam là quyết định đúng đắn, là báo động đỏ, là lời cảnh báo cho những tổ chức, cá nhân móc nối đang mưu đồ xấu xa theo gót Việt Tân chống phá cách mạng Việt Nam.

    Lời của một “đảng viên Cộng sản nằm vùng” đang hoạt động trong hàng ngũ Việt Tân gửi đăng!

    • Tien Ngu says:

      Chưa thấy ai…ngu như em, lời cò mồi Cộng láo nằm vùng mà cũng nghe theo, đăng lên dùm nó.

      Chưa nếm mùi…Cộng láo bao giờ à?

      Thấy thương quá.

      Đừng nghe những gì Cộng láo…hát, mà hay nhìn kỹ những gì Cộng láo…mần
      ( lời tông tông)

  3. TNCS says:

    Chẳng có nước nào có công lý tuyệt đối, nước Mỹ cũng thế. Nước Mỹ có công lý tuyệt đối gì mà dân da màu, đặc biệt là người Mỹ da đen, có cả người Mỹ gốc Việt bị vô cớ bắn chết nhiều như thế mà những cảnh sát giết người vô tội thường được trắng án hoặc chịu án rất nhẹ. Điển hình là tổng thống Mỹ bị giết chết mà vì quyền lợi của phe đảng nên cố tình bưng bít kẻ giết tổng thống, chắc là do phe đảng tranh dành chức quyền nên hàng chục năm sau cảnh sát vẫn cố tình không tìm ra kẻ giết người để trị tội. Rồi 5 ông nhà báo Mỹ gốc Việt bị Việt Tân giết chết mà cũng không bị lôi ra xử án. Nước Mỹ có công lý, công bằng mà như thế ư?

    • Tien Ngu says:

      Biết nói không biết thì thôi, em…

      Dạy đời theo kiểu em, thiên hạ nghe rồi ra hè…nhổ.

      Thấy thương quá.

  4. Sự thật says:

    Nếu nước Mỹ nói chung, luật pháp Mỹ nói riêng mà có công bằng thì băng đảng Việt Tân và những kẻ đứng đầu băng đảng đó đã bị đưa ra tòa án để xét xử, trừng trị thích đáng và băng đảng Việt tân đã bị xóa sổ vì tội giết hại các nhà báo gốc Việt, tội thành lập tổ chức đảng bất hợp pháp, tội lừa đảo tiền bạc người Việt và tội trốn thuế…
    Tóm lại, nước Mỹ và luật pháp Mỹ cũng chỉ như các nước khác trên thế giới là không có công bằng, nước Mỹ là thiên đường, nhưng cũng là địa ngục.

    • Tien Ngu says:

      Hoan nghênh nước…Mỹ đã nín thinh, để Việt Tân (???) thanh toán mấy em báo…đời, mắt hí.

      Nước Mỹ không nên nghe lời các cò mồi…thọc bị gạo…

  5. Michael says:

    Bác Phú nên coi lại vụ Nixon và Clinton. Nixon từ chức vì che dấu (cover-up) vụ Watergate chứ ông không ra lệnh nghe lén. Phần Clinton ông bị đàn hặc( Bill Clinton was impeached) nhưng thoát nan truất phế.

    • Tran Vinh says:

      Tổng thống Bill Clinton chỉ bị Hạ Viện impeached mà thôi, còn Thượng Viện tha bổng .

    • Bùi Văn Phú says:

      Chào Michael,

      Nixon từ chức, theo tôi hiểu thì bắt đầu từ vụ việc người của Đảng Cộng hoà xâm nhập vào trụ sở của Đảng Dân chủ trong tòa nhà Watergate. Nhưng vì muốn che dấu và tìm cách đánh vào đối phương khi vụ việc bị phanh phui ra, Nixon có cho ghi âm những cuộc điện đàm, mà sau này có chỗ bị xóa đi khi công tố viên muốn có những băng đó. Những chỗ xoá nội dung có gì thì cho đến nay vẫn còn là bí ẩn.

      Trường hợp Bill Clinton thì Michael nói đúng, ông bị impeached (đàn hặc) tại Hạ Viện, nhưng không bị Thượng Viện truất nhiệm.

      Nói chung, cả hai vì muốn bao che điều phạm luật của chính mình, hay của các cộng sự viên thân tín nên đã phải đối mặt với những cuộc điều tra của đại bồi thẩm đoàn hay các ủy ban của Quốc hội. Không thể chạy trốn được.

  6. HN says:

    t/g nói đúng
    luật pháp tại Mỹ không công bằng như người ta tưởng
    kẻ gian bầy kế hại người lương thiện khi ra tòa, mà nó vẫn thắng, người ngay nếu không có tiền mướn luật sư rất dễ thua kiện

  7. NON NGÀN says:

    TỪ HỆ THỐNG LUẬT PHÁP ĐẾN HỆ THỐNG TÒA ÁN

    Tuy dầu luật thành văn (Mỹ) hay luật bất thành văn (Anh) nhưng một khi nó đã được xã hội nói chung thừa nhận hay bắt buộc thừa nhận chính thức, thì nội dung hệ thống luật pháp đó phải được mọi người tôn trọng. Thế nhưng hệ thống luật pháp tự nó không thể đưa ra áp dụng nếu không có con người thực thi nó. Đó chính là công cụ tòa án hay hệ thống xét xử áp dụng theo luật đã có. Có nghĩa chủ thể của những tòa án vẫn là con người, nhưng tổ chức các tòa án đó ra sao lại do luật quyết định, và ý nghĩa bồi thẩm đoàn của các tòa án ở Mỹ càng nói lên tính cách dân chủ và tôn trọng luật pháp của họ.

    Có nghĩa xét xử luôn phải xét xử theo luật, nhưng yếu tố áp dụng luật hay thực thi luật đó lại là các con người mà không ai khác. Luật là do quốc hội cùng các tu chánh án tức các yếu tố bổ sung luật tạo ra. Hệ thống luật đã là hệ thống đầy đủ, toàn diện, bao quát, chi tiết, đúng đắn, cần thiết theo sự tiến triển của lịch sử xã hội và thời gian, nhưng mọi sự đầy đủ và buộc phải tôn trọng đó cuối cùng vẫn phải do con người xem xét. Bổi thẩm đoàn là khái niệm dân chủ và khách quan trong thực tế, song chánh án quyết định bản án sau cùng lại thể hiện ý nghĩa chuyên môn, xác đáng và đúng đắn khiến khó ai có thể dị nghị được. Bởi vậy dân chủ trong luật pháp tuy cần thiết nhưng cũng chỉ mới mang ý nghĩa cảm tính, nên phải cần tính chuyên môn pháp lý cao bổ sung vào mới thật sự đầy đủ, và sự kết hợp cả hai mặt đó chính là sự sáng suốt của các nền pháp lý dân chủ mà nước Mỹ là nước đứng đầu tiêu biểu.

    Thế nhưng con người chẳng phải thánh thần gì mà không có lúc sai lầm, dầu ai cũng thế. Sai lầ vì còn thiếu dữ kiện xác đáng hay sai lầm vì còn tính chủ quan vô tình nào đó, nhưng mọi cái đó đều phải chấp nhận, vì tất cả mọi cái trên đời đều vẫn chỉ là tương đối, vì nếu không như thế thì không biết bao giờ mới có thể có kết quả sau cùng đối với mọi việc được. Do vậy đó là ý nghĩa không phải tòa án chỉ xét xử một lần, mà nếu có dị nghị, tức có kháng án, kể cả nếu có dư luận xã hội hoặc báo chí, thì hệ thống tòa trên cũng đều có biện pháp cần thiết nào đó để xem xét lại nếu thấy đó là cách thức để bảo đảm tính công bằng xã hội thật sự và tính chuyên môn cao của pháp lý thật sự. Cái hay của hệ thống tòa án các nước dân chủ tự do đúng nghĩa là như thế. Hệ thống pháp luật và hệ thống tòa án như hai chân đứng, cả hai chân phải đều nhau mới tránh được mọi khập khểnh, đó là tính thông minh và công minh của con người cũng như tính xác đáng của con người trong mọi hệ thống xã hội tự do dân chủ thực sự đều luôn luôn chỉ có thể là như vậy.

    ĐẠI NGÀN
    (22/9/16)

Leave a Reply to Bùi Văn Phú