WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Lại chuyện lệ phí

pobrane (1)

Gần một năm, hôm nay 30.9.2016, tôi mới có dịp trở lại tòa lãnh sự quán Việt Nam ở Praha. Lần này là đi cùng cậu em, nó đi đổi hộ chiếu phổ thông cho hai thằng con nhà nó. Cả hai đứa còn nhỏ, đứa lớp 3, đứa mẫu giáo.

Phải công nhận là nơi tiếp công dân của lãnh sự có nhiều thay đổi. Phòng chờ nay được làm mới gần cửa ra vào. Tuy có nhỏ nhưng cũng gọn gàng, có dán đủ các thông báo, hướng dẫn và lệ phí các công việc lãnh sự. Có cả hộp thư góp ý nữa.

Đối diện phòng chờ là phòng mở, nơi phát những tờ khai in sẵn theo mẫu cho công dân theo yêu cầu của từng công việc. Ở đó một chị nhân viên lãnh sự, luôn tay kopi các loại giấy tờ cho mọi người. Mỗi tờ kopi A4, không kể nội dung chị ta thu 10 curon. Chỉ là tiền trao cháo múc, như kiểu ngoài chợ, nói miệng với nhau không cần hóa đơn. Cậu em tôi đổi 2 hộ chiếu phổ thông, phải trả 60 curon cho 6 tờ kopi, công việc diễn ra trong khoảng 4 phút, kể cũng nhanh. Chị ta cũng nhiệt tình hướng dẫn cho mọi người phải kopi loại giấy tờ gì, cho từng công việc. Người VN mình vốn hay xuề xòa cho qua, sá gì dăm ba chục cu. Các công việc phụ trợ này khi đi làm ở công sở của Séc, thường là cho không. Nghĩ mà thương ông già bán bánh rán ngoài cửa lãnh sự, mời chào mỏi mồm để bán được chiếc bánh rán cũng giá 10 curon.

Thay đổi lớn nhất là nơi giao dịch hồ sơ giữa công dân và nhân viên lãnh sự, được tách riêng. Chỉ cho người lấy số thứ tự, đến lượt gọi mới được vào. Cái này có vẻ tiến bộ giống các công sở của tây, song thực tế lại là sự thụt lùi của sự công khai minh bạch. Thay vì khi đến lượt theo số, công dân và nhân viên công quyền tiếp xúc với nhau trong khung cảnh và phương tiện của sự thoáng đãng, đàng hoàng và thân thiện. Lãnh sự của ta chỉ tách riêng phòng nhận hồ sơ và thu tiền, còn khung cảnh và cách làm việc vẫn y nguyên. Vẫn 2 nhân viên ngồi trong 2 ô cửa kính tách biệt như người thu ngân ở các nhà băng. Tôi đi theo cậu em vào phòng nhận hồ sơ khi đến lượt, tôi là anh nó và vì nó yêu cầu đi theo giúp đỡ khi cần. Tôi nghĩ chẳng có gì phạm luật, vậy mà nhân viên lãnh sự nam đuổi tôi ra ngoài. Tôi định cự lại, nhưng ngại ồn ào lại thôi. Anh ta đuổi tôi lần 2, tôi đành phải ra, thực tế lúc đó tôi không biết tôi có sai hay nhân viên lãnh sự phạm luật?. Chuyện đi cùng người thân vào các công sở của Séc là bình thường, hơn nữa đương sự lại yêu cầu. Về nhà tôi cố tìm trên mạng nhưng không thấy quy định cho trường hợp này. Mình không tỏ thái độ gì, cũng không gây khó khăn hay phát biểu gì, chỉ trả lời khi anh ta hỏi, là tôi đi theo người nhà, vậy mà anh ta đuổi tôi.

Cậu em ở lại trong phòng chừng 15 phút thì trở ra. Tôi hỏi

- Công việc bình thường chứ? Nó đưa tôi xem mảnh giấy xác nhận hộ chiếu và nói.

- Vâng, họ nhận hồ sơ rồi, hẹn tuần sau lấy, nhưng bắt em phải đưa hai thằng cu đi trình diện.

- Chắc là luật mới? chứ lần trước mình làm có phải đưa chúng nó đi trình diện đâu!.

- Không biết nữa, em nói là chúng nó phải đi học làm sao đi được, thì họ nói, giờ đó còn đi học gì nữa!

- Nhà mình cách xa, bình thường phải đi hơn 3 tiếng, nếu tắc xe thì biết làm thế nào? Vẫn phải bắt chúng nó nghỉ học sớm vài tiếng mà đi chứ biết làm sao giờ.

- Em định gửi dịch vụ họ làm, chả phải trình diện, trình diếc gì, nhưng tiếc tiền lại thôi. Hai hộ chiếu mất thêm 3600 cu, mình làm gì một ngày ra từng đó.

Lúc nhận hồ sơ, họ hỏi em là lấy trong ngày hay lấy chậm. Lấy trong ngày thì 3600 curon một hộ chiếu, còn tuần sau lấy thì 1800 curon. Em nói chị cho tôi tuần sau lấy, vậy là họ thu 3600 curon cho 2 hộ chiếu và gi vào tờ giấy hẹn hai chữ “trình diện”.

14585318_1787426434836473_1019113436_n

Em hỏi có cách nào giúp 2 đứa nhỏ không cần đi trình diện không chị? Họ trả lời rằng, không được đấy là luật quy định!

Tôi xem lại tờ giấy xác nhận hộ chiếu. hoành tráng hơn xua, nhưng kém hơn mấy chữ viết tay đã thu tiền như hồi trước. Mà thay bằng dòng chữ in nhỏ trong khung có đánh dấu.

Nếu được ở trong phòng cùng cậu em, chắc tôi đã hỏi được, tại sao lãnh sự thu tiền mà không cấp hóa đơn?

Dịch vụ làm nhanh thông báo rõ,

a, Làm trong vòng 24h thu thêm 30%

b, Ngày hôm sau 36h thu thêm  20%

c,  Làm ngoài giờ làm việc, ngoài giờ nhận hồ sơ, trong ngày nghỉ, ngày lễ thu thêm 30%.

Vậy mà họ thu gấp đôi, tức 100%, là cớ làm sao?

Nếu cậu em tôi đồng ý trả 7200 curon cho hai quyển hộ chiếu để lấy trong ngày, Thì khoản tiền thu dôi không cấp hóa đơn này sẽ đi đâu? Và chắc cậu em tôi cũng không phải đưa hai thằng con đi trình diện. Vì tất cả các trường hợp chấp nhận trả tiền lấy trong ngày đều không bị phiền hà, và có thể nhờ ai lấy hộ cũng được. Có thể luật lãnh sự quy định trẻ em khi nhận hộ chiếu phổ thông phải trình diện, thì ai cũng phải chấp hành, chứ không thể áp dụng riêng cho từng trường hợp.

Thật sự họ không ép ai phải trả tiền cao để lấy hộ chiểu trong ngày, nhưng cách thức hành xử kiểu gây khó dễ, để mọi người phải chấp nhận dịch vụ trả tiền cao, lại không cấp hóa đơn, cũng là hình thức tham nhũng.

Nếu việc thu tiền mà minh bạch, thị nhận hộ chiếu trong ngày chỉ phải trả 70usd cộng 30% là 91usd, tương đương 2275 curon theo giá hiện tại, thay vì phải trả 3600 curon cho 01 hộ chiếu như lãnh sự yêu cầu.

Việc lạm thu của lãnh sự quán VN ở nước ngoài nói chung và ở Séc nói riêng, đã có từ rất lâu. Dân chúng bàn tán cũng nhiều, có cả thư kiến nghị, phát tờ rơi phản đối trước cổng tòa lãnh sự ở Praha. Nhưng đến nay vấn nạn này vẫn không được loại bỏ.

Cơ quan lãnh sự, qua các kỳ đại sứ đã thay đổi về hình thức, mà cụ thể là theo hướng có lợi cho công quyền, chứ không phải để phục vụ công dân tốt hơn. Tách phòng nhận hồ sơ và thu tiền thành phòng kín, là chuyển dịch về hướng cửa quyền, chứ không phải thay đổi về hướng dân chủ. Hình thức này tận dụng được tối đa tâm lý muốn xong việc, sợ phiền hà và thiếu kiến thức của đa số người VN, khi phải tiếp xúc với nhân viên công quyền.

Nếu đại sứ quán là đơn vị kinh doanh thì việc tạo mọi mánh khóe để tận thu là điều dễ hiểu. Nhưng đại sứ quán là cơ quan đại diện cho VN ở nước ngoài, làm như thế coi sao được.

Mong đại sứ quán đổi mới làm sao để công dân của mình đến làm việc có được tâm thế thoải mái, đàng hoàng, như trở về xứ sở của mình. Chứ không phải mang nặng mặc cảm bị chặt chém và đối xử không công bằng.

© Việt Nguyễn

© Đàn Chim Việt

 

4 Phản hồi cho “Lại chuyện lệ phí”

  1. says:

    Đúng là chuyện buồn cười, bỏ quốc tịch hay vào quốc tịch VN đều phải đóng lệ phí. Hóa ra, dân sống trong một nước nghèo mạc rệp cái gì cũng bằng tiền. Hòi rằng dân ngu cu đen sống thế nào được?

  2. nguyen anh tuan says:

    bai anh viet rat dung thuc trang cua lanh su quan vn tai cac nuoc .

  3. Quốc Tịt VN says:

    Mang quốc tịt VN thì chịu sự quản lý của Vn, kêu cái gì.
    Con mà chửi bố là thằng con bất hiếu!

  4. Tt says:

    Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm! Anh Vịêt sanh ra và lớn lên trong Xã Hội Cướp Ngày (XHCN) mà không bíêt chuỵên này hay sao? Thật đáng trách.

Leave a Reply to Tt