WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Những khuyết điểm nền tảng của nền dân chủ Hoa Kỳ

Trump và gia đình vào thời điểm thắng cử. Ảnh AP

Trump và gia đình vào thời điểm thắng cử. Ảnh AP

Cuộc tranh cử Tổng Thống và Quốc Hội Hoa Kỳ năm 2016 không những hào hứng và nhiều bất ngờ, mà còn phơi bày cụ thể những ưu và khuyết điểm của nền dân chủ kỳ cựu này.

Nhất là vào ngày 28 tháng 10, 2016, khi Giám Đốc FBI là James Comey gởi một bức thư cho Quốc Hội, thông báo rằng FBI có thể sẽ mở lại hồ sơ về những email của ứng cử viên đảng Dân Chủ Hillary Clinton.

Trước đó, nhiều tuần liên tục, Bà Clinton dẫn đầu trong các cuộc thăm dò cử tri toàn quốc (khoảng 5% – 6%), hoặc đa số các tiểu bang có tính quyết định (swing states) hầu đạt được đa số 270 phiếu đại biểu (electoral college votes) và đắc cử chức tổng thống, trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ, làm nên lịch sử.

Tuy nhiên, bức thư của James Comey đã xoay chuyển tình thế. Theo cuộc thăm dò ý kiến của American ABC News mới nhất thì ứng cử viên Cộng Hòa Donald Trump đang dẫn đầu Hillary Clinton 1%, mặc dầu mức độ sai lầm (margin of errors) trong vòng 3%. Điều này có nghĩa là Donald Trump và Hillary Clinton đều có xác xuất đắc cử ngang nhau.

Phe đảng Dân Chủ tố cáo rằng, bức thư của James Comey là một hành động trái luật pháp và ảnh hưởng trầm trọng đến sự vô tư của hệ thống bầu cử Hoa Kỳ. Ông Comey và phe đảng Cộng Hòa thì cho rằng, vì trước đó Ông Comey có điều trần hữu thệ trước Quốc Hội là FBI quyết định chấn dứt điều tra hồ sơ email của Hillary Clinton, nên bây giờ ông có trách nhiệm (duty-bound) thông báo với Quốc Hội diễn biến mới nhất liên hệ.

c_scale,fl_progressive,q_80,w_800
Một trong những ưu điểm hàng đầu của nền dân chủ Hoa Kỳ là yếu tố Pháp Trị.

Tuy bức thư của ông Comey gây xáo trộn cho cuộc bầu cử ngày 8 tháng 11 sắp tới và có lợi cho đảng Cộng Hòa. Nhưng thật ra, đảng Dân Chủ và Bà Hillary Clinton trong thời gian dài trước đó, đã được nhiều ưu thế vì sự ủng hộ của giới truyền thông và tư bản Hoa Kỳ. Bức thư này chỉ cân bằng ảnh hưởng mà thôi.

Thêm vào đó, hành động của ông James Comey, trong tư các là giám độc FBI có phạm pháp hay không tùy thuộc vào sự điều tra sau đó của các công tố viên (prosecutors) Bộ Tư Pháp, tòa án có thẩm quyền và dĩ nhiêm chính Ông Comey sẽ có luật sư bảo vệ cho ông trước tòa.

Công lý tại Hoa Kỳ sẽ diễn ra một cách bình thường, theo trình tự của nó và quan điểm pháp trị sẽ được thực thi hoàn toàn vô tư, không bất cứ một định chế nào, dù là Lập Pháp hay Hành Pháp, hoặc một chính đảng, cá nhân nào có thể xen lấn. Hoàn toàn khác với chế độ pháp chế xã hội chủ nghĩa tại Việt nam hiện hành.

Nhìn lại quá khứ gần, chuyến viếng thăm Việt Nam của Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama bắt đầu ngày 23 tháng 6, 2016 trùng với thảm họa môi trường khôn tiền khoáng hâu tại miền Trung Viêt Nam, chứng minh rõ rệt những khuyết điểm nền tảng của trật tự chính trị Mác Lê.

Lòng dân hướng về một lý tưởng dân chủ chân chính và khi chúng ta thẩm định trên căn bản số người đông đảo, tự nguyện chào đón TT Obama trên khắp nẻo đường, chúng ta có thể kết luận không sai lầm rằng, toàn dân Việt ao ước một thể chế dân chủ tương tự như Hoa Kỳ và từ đó có một nguyên thủ quốc gia tử tế như ông, thay vì những khuôn mặt lãnh đạo CSVN trong quá khứ lẫn hiện tại.

Dĩ nhiên, nền dân chủ Hoa Kỳ có rất nhiều ưu điểm.

Các ưu điểm chính có thể được liệt kê vắn tắc như sau:

1. Kinh tế phát triển:

Tuy lợi tức đổ đầu người không phải đứng đầu thế giới, nhưng với dân số lớn, Hoa Kỳ nghiễm nhiên là cường quốc số một về kinh tế, quân sự, chính trị và ngay cả văn hóa.

Theo Wikipedia thì theo ước tính năm 2016, dân số Hoa Kỳ trên 300 triệu, nominal GDP $18,558 tỷ Mỹ Kim (nhất thế giới) và lợi tức đổ đầu người $57,220 Mỹ Kim (thứ 6 trên thế giới). Nếu tính theo tiêu chuẩn GDP (PPP) thì Hoa Kỳ thứ nhì thế giới sau Trung Quốc và thứ 10 trên thế giới tính theo lợi tức đổ đầu người.

Dĩ nhiên Trung Quốc với dân số 1.376 tỷ người và lợi tức đổ đầu người là $8,239 nominal (thứ 72 trên thế giới) và $15,095 PPP (thứ 83 trên thế giới) còn thua rất xa trên bình diện kinh tế.

Để so sánh rộng hơn, chúng ta thấy rằng, cũng theo Wikipedia, nominal GDP đổ đầu người các quốc gia như sau (ước tính hoặc 2015 hoặc 2016):

Úc $51,642 (thứ 9)
Canada $40,409 (thứ 15)
Pháp $37,675 (thứ 20)
Anh $43,771 (thứ 13)
Đức $41,267 (thứ 20)
Nhật Bản $32,480 (thứ 35)
Nam Hàn $25,989 (không thấy sắp hạng)
Đài Loan $21,571 (thứ 39)
Nga Sô $7,742 (thứ 72) tuy nhiên theo tiêu chuẩn PPP thì $25,185 (thứ 53)
Việt Nam $2,321 (không thấy sắp hạng)

2. Có tam quyền phân lập đúng nghĩa:

Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên trên thế giới đã hiến định hóa trong một bản hiến pháp thành văn (written constitution) quan điểm tam quyền phân lập của tư tưởng gia chính trị Pháp Montesquieu trong cuốn sách lừng danh của ông là Vạn Pháp Tinh Lý (Spirit of Laws). Một cách tóm tắc, quyền lực quốc gia không thể gồm trong tay một cá nhân hay một định chế duy nhất, mà phải phân chia làm 3 phần (Hành Pháp. Lập Pháp và Tư Pháp) và giao cho 3 định chế độc lập và khác nhau hành xử.

Nhờ quan điểm tam quyền phân lập này mà chế độ chính trị Hoa Kỳ tránh được độc tài và từ đó, tư pháp của Hoa Kỳ, qua một Tối Cao Pháp Viện chí công vô tư, đã khai triển và phát huy tột bực quan điểm pháp trị, vốn là trọng tâm của quan điểm tam quyền phân lập.

3. Có phân quyền hàng dọc:

Tam quyền phân lập có thể hiểu như chế độ phân quyền hang ngang (lateral separation of powers) vì Hành Pháp, Lập Pháp và Tư Pháp là những vế quyền lực hàng ngang bằng nhau. Trong khi đó, phân quyền, như được khắc ghi trong hiến pháp, giữa chính quyền liên bang và các chính quyền tiểu bang, có thể được xem là phân quyền hàng dọc (vertical separation of powers). Hàng dọc không những vì đẳng cấp của liên bang hay trung ương, trên nguyên tắc, cao hơn tiểu bang. Mà vì theo tinh thần của luật hiến pháp, nếu có sự xung đột giữa một điều luật của liên bang và tiểu bang, thì điều luật của tiểu bang sẽ phải nhường bước, đến mực độ của sự sai biệt.

Tuy nhiên một cách tổng quát, sự phân quyền minh bạch và thành văn. Chính quyền liên bang không thể vi phạm quyền hạn của các tiểu bang và như thế sự độc tài sẽ bị kềm chế hoặc giảm thiểu.

4. Có Quyền của công dân cá thể:

Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, ưu điểm quan trọng nhất của nền dân chủ Hoa Kỳ nằm nơi sự hiến định hóa các quyền công dân cá thể, qua các điều khoảng sau đây:

Một ước chương về các quyền (Bill of rights) hiến định hóa năm 1789 bỡi James Madison (vị tổng thống thứ 4), quy định các quyền sau đây qua 10 điều tu chính (amendment) hiến pháp:
1. Quyền tự do ngôn luận, báo chí, tôn giáo và yêu cầu chính quyền (petition)
2. Quyền giữ và mang vũ khí
3. Quyền không cho quân đội cư ngụ trong nhà
4. Quyền được bảo vệ không cho phép lục soát hoặc tịch thu vô lý
5. Quyền được xét xử theo trình tự luật pháp
6. Quyền được xét xử bỡi một bồi thẩm đoàn, nhanh chóng, công khai và được luật sư đại diện
7. Quyền được xét xử bỡi bồi thẩm đoàn trong các tranh tụng dân sự
8. Được bảo vệ tránh những đòi hỏi quá đáng về tiền tại ngoại hầu tra và những hình phạt tàn nhẫn và bất thường
9. Sự bảo vệ những quyền không ghi trong hiến pháp
10. Sự bảo vệ quyền của các tiểu bang và của nhân dân

Tiếp theo Ước chương về các quyền này các điều tu chính 14 (quyền công dân- 1868), 15 (quyền đầu phiếu- 1870), 19 (quyền đầu phiếu của phụ nữ- 1920) và 26 (tuổi được đầu phiếu- 1971) được thông qua.

Kết quả là tuy hiến pháp và luật lệ Hoa Kỳ, từ liên bang đến tiểu bang vô cùng phức tạp, bao gồm hằng ngàn định chế từ chính trị đến quân sự, từ nhà nước đến xã hội dân sự, từ tài chánh đến tôn giáo, nhưng con người cá thể vẫn luôn là trọng tâm của quốc gia. Từ đó đưa đến sự phát huy con người cá thể, tạo nên xã hội phồn vinh và những tư tưởng khai phóng cho nhân loại.

Tuy nhiên, nền chính trị Hoa Kỳ hiện nay có phải là một trật tự chính trị hoàn hảo hay không?

Câu trả lời là không và tôi xin nêu ra những khuyết điểm sau đây.

Khuyết điểm:

1. Electoral college thay vì trực tiếp đầu phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống:

Khuyết điểm dễ nhận diện nhất là chế độ bầu cử tổng thống qua electoral college thay vì trực tiếp đầu phiếu. Có nghĩa là, khi bầu cử thì mỗi tiểu bang chọn lưa những electors (đại diện cử tri) cho ứng cử viên thắng cử. Số electors trong mỗi tiểu bang, một cách tổng quát, tương đương với tổng số dân biểu (congressmen and women) và thượng nghị sĩ (senators) tiểu bang đó có trong quốc hội. Trừ tại các tiểu bang Maine và Nebraska, thì các tiểu bang khác theo thể thức bầu cử “winner takes all” tức ứng cử viên thắng cử sẽ dành trọn số electors trong tiểu bang.

Toàn thể Hoa Kỳ có 538 electors tức 435 dân biểu, 100 thương nghị sĩ và 3 electors từ District of Columbia bao gồm Washington DC là thủ đô liên bang. Ứng cử viên nào đạt được 270 electors sẽ đắc cử. Một điều đáng ghi nhớ là các electors này tuyên thệ bầu cho ứng cử viên đắc cử, nhưng luật lệ thay đổi tùy tiểu bang. Nhiều tiểu bang quy định tội hình luật nếu các electors không bầu phiếu cho ứng cử viên thắng cử trong tiểu bang. Có tiểu bang thì không. Những electors không bầu theo quy định được gọi là faithless electors. Những faithless electors này rất hiếm hoi. Trong lịch sử Hpa Kỳ đến nay chỉ có 157 người. Lần cuối cùng năm 2004 tại tiểu bang Minnesota.

Dĩ nhiên, có nhiều trường hợp xảy ra khi người đắc cử tổng thống chiếm đa số electors nhưng lại là thiểu số cử tri toàn quốc, như cuộc tranh cử giữa George W Bush và Al Gore năm 2000. Bush thắng 271 eletoral votes. Gore 266 (vì một elector tại District of Columbia không bỏ phiếu). Tuy nhiên Gore được số phiếu cử tri toàn quốc cao hơn khoảng 540,000 phiếu.

Nguồn gốc của electoral college và các electors phát xuất từ giới điền chủ Hoa Kỳ từ thủa lập quốc, trước khi cuộc chiến tranh dành độc lập khỏi Đế Quốc Anh. Họ là một giai cấp giàu có và trí thức, lãnh đạo cuộc chiến và muốn bảo vệ quyền lợi vị kỷ của mình.

Ngày nay, rõ ràng hệ thống bầu cử này không còn lý do tồn tại. Nền dân chủ Hoa Kỳ sẽ vững mạnh và hợp lý hơn nếu được cải tổ đặt căn bản trên đa số tuyệt đối (absolute majority) phiếu trực tiếp của người dân.

Hiện giờ, trên lý thuyết (và chưa bao giờ xảy ra trên thực tế), một liên danh ứng cử tổng thống Hoa Kỳ có thể chiếm đa số electors trong một cuộc bầu cử. Nhưng khi các electors bỏ phiếu thì họ có thể bầu cho liên danh ứng cử kia và lúc đó, nền dân chủ Hoa Kỳ sẽ trải qua một khủng hoảng lớn.

2. Sự sai biệt giàu nghèo trong xã hội quá xa:

Khi so với Úc và các quốc gia Tây Âu thì Hoa Kỳ thua hẳn trên phương diện này. Theo http://fortune.com/2015/09/30/america-wealth-inequality thì trong 55 quốc gia họ nghiên cứu, Hoa Kỳ đứng đầu về sự bất công giữa giàu và nghèo. Hoa Kỳ là một trong những quốc gia ít ỏi, kinh tế phát triển mà không có bảo đảm y tế hoàn vũ (universal medicare) như các cường quốc dân chủ khác, cho đến khi ObamaCare xuất hiện. Nhưng ObamaCare cũng chỉ là vá víu và không thể gọi là có tính hoàn vũ như tại Úc và các nước Tây Phương được.

Những phúc lợi xã hội tại Hoa Kỳ cũng thấp khi so sánh với các nền dân chủ cùng một trình độ phát triển khác trên thế giới.

Trên bình diện này, cuộc chạy đua giành chức vụ ứng cử viên đảng Dân Chủ giữa Hillary Clinton và TNS Bernie Sanders đem lại nhiều chỉ dẫn quan trọng cho xã hội Hoa Kỳ trong tương lai, mặc dầu ông thua cuộc sít sao và phải nhường ghế ứng cử viên cho Hillary Clinton. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, Sanders đại diện cho một trào lưu đang đi lên, không những trong đảng Dân Chủ mà trong xã hội Hoa Kỳ nói chung. Đó là các lý tưởng có khuynh hướng xã hội chủ nghĩa (đúng nghĩa, không phải xã hội chủ nghĩa theo kiểu Mác Xít) như công bằng xã hội, đa văn hóa bao gồm các sắc tộc da đen, Hispanics, tăng cường trợ cấp xã hội cho người nghèo, đại học miễn phí, bảo đảm y tế hoàn vũ etc…

Tuy Sanders thất bại trong chiến dịch trở thành ứng cử viên tổng thống năm 2016, nhưng những bảng giá trị ông đại diện sẽ sống còn trong tương lai và sẽ ảnh hưởng mạnh đến xã hội Hoa Kỳ trong tương lai.

3. Hoa Kỳ không phải là một chế độ chính trị đa đảng chân chính:

Tuy quyền tự do thành lập đảng phái tại Hoa Kỳ phổ thông và nhiều đảng phái được thành lập. Tuy nhiên chính trường Hoa Kỳ từ lâu đã bị lưỡng đảng ngự trị và ở cấp bậc liên bang, không có đảng phái (và rất hiếm hoi có ứng cử viên độc lập) đắc cử vào Hành Pháp và Lập Pháp. Có thể nói rằng, Hoa Kỳ là một chế độ chính trị lưỡng đảng toàn diện ở cấp liên bang.

Ở các cấp địa phương và tiểu bang, thỉnh thoảng có các ứng viên các nhóm hoặc đảng phái nhỏ hơn đắc cử vào các chức vụ hành pháp, lập pháp, và tư pháp (vì tại Hoa Kỳ thỉnh thoảng vẫn có bầu cử các quan tòa) etc…Nhưng lưỡng đảng Dân Chủ và Cộng Hòa vẫn ngự trị gần như tuyệt đối, trong các quốc hội tiểu bang và các chức vụ thống đốc tiểu bang. Hậu quả là nền dân chủ Hoa Kỳ thiếu sự sinh động và sáng tạo, từ các đáy tầng (grassroot) của xã hội như tại Úc và các quốc gia dân chủ tiến bộ khác.

Khi lưỡng đảng độc chiếm môi trường chính trị, thì các phe nhóm lợi ích lộng hành. Hoa Kỳ là một quốc gia tài nguyên vô tận. Các nhóm lợi ích, từ nhà nước như FBI, CIA, Ngũ Giác Đài …đến xã hội dân sự như các cơ quan tài phiệt, tôn giáo (nhất là các nhóm truyền giáo cực đoan Evengelicals), kỹ nghệ vũ khí, Wall Street… chỉ cần vận dụng, ảnh hưởng hoặc xâm nhập một trong 2 đảng, hoặc cả 2, là có thể thống trị xã hội Hoa Kỳ.

Điều nàu hoàn toàn không thể xảy ra hoặc sẽ rất khó xảy ra trong một nền dân chủ đa nguyên, đa đảng chân chính.

Đâu là nguyên nhân của những khuyết điểm nêu trên của nền dân chủ Hoa Kỳ?

Nguyên nhân dĩ nhiên bao quát và rất đa diện. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, có 2 nguyên nhân quan trọng nhất liên hệ đến luật bầu cử các đại diện chính trị trong chính quyền:

1. Quyền tuyệt đối quyết định đi bầu phiếu hay không bầu phiếu:

Có thể gọi đây là quyền tự do bầu cử tuyệt đối tại Hoa Kỳ. Một công dân Hoa Kỳ có quyền đi bầu, hay không đi bầu. Dĩ nhiên trên nguyên tắc điều này phát huy quan điểm dân chủ.

Tuy nhiên trên thực tế, đây là một quyền tự do vô cùng bất công và phản động (reactionary). Lý do là vì, trong một nền dân chủ, người nghèo, người ít học, người da màu, người bị áp bức, luôn có khuynh hướng lười biếng, hoặc bận rộn không đi bầu. Hậu quả là họ không đủ người đại diện tại các trung tâm quyền lực. Những sắc luật, những chính sách quốc gia không phản ảnh quyền lợi giai cấp của họ. Từ đó phát sanh và củng cố bất công xã hội.

Lập luận rằng “không chịu đi bầu thì đáng đời” không phải là một lập luận khả tín. Con người phần lớn là sản phẩn của hoàn cảnh và xã hội. Chúng ta có trách nhiệm tạo ra hoàn cảnh công bằng cho mọi con người cá thể. Chính vì thế các quốc gia dân chủ tiền tiến thường có luật cưỡng bách bầu cử (compulsory voting), như Úc Đại Lợi và bất công xã hội giảm thiểu mạnh so với Hoa Kỳ.

2. Luật bầu cử căn cứ trên đa số tương đối và khái niệm “winner takes all” đưa đến tình trạng nhị nguyên lưỡng đảng thay vì một chế độ đa nguyên đúng nghĩ tại cấp liên bang:

Phần lớn các cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ căn cứ trên đa số tương đối (relative majority) và khái niệm “winner takes all”. Hai ý niệm này, khi kết hợp với nhau, là nguyên nhân lớn lao của những khuyết điểm trong nền dân chủ gạo cội này.

Trước hết đa số tương đối xảy ra khi trong các ứng cử viên, người thứ nhất được 33% phiếu, người thứ nhì 30%, người thứ ba 20% và người thứ tư 17% thì người thứ nhất với 33%, chiếu theo nguyên tắc “winner takes all” sẽ được tuyên bố thắng cử toàn điện.

Trong khi đó, nếu áp dụng nguyên tắc đa số tuyệt đối (absolute majority) thì người thắng phải đạt đến ít nhất hơn 50% số phiếu mới có thể thắng cử. Nhiều quốc gia như tại Pháp chẳng hạn, nếu ứng cử viên tổng thống chưa đạt được đa số tuyệt đối vòng bầu cử đầu, thì 2 ứng cử viên nhiều phiếu nhất phải được bầu lại vòng 2, hầu có đa số tuyệt đối.

Trong cuộc bầu cử quốc hội tại nhiều quốc gia dân chủ tiến bộ, phương thức bầu cử đại diện theo tỷ lệ (proportional representation) được áp dụng. Theo phương pháp này, một chính đảng hay nhóm có 5% số phiếu sẽ có 5% dân biểu trong quốc hội. Nếu có 30% sẽ có 30% dân biểu và nếu có đa số sẽ nắm quyền đa số trong quốc hội.

Trong cuốn “Dự Thảo Hiến Pháp Việt Nam trên quan điểm Dân Chủ Hiến Định, Pháp Trị và Đa Nguyên” tôi đã rút những ưu và khuyết điểm các nền dân chủ trên thế giới và đề nghị một dự thảo hiến pháp cho Việt Nam trên những nền tảng này.

Một cách tổng quát, nền dân chủ Hoa Kỳ không cần tu chính hiến pháp, mà chỉ cần thay đổi luật bầu cử, sẽ trở nên tiến bộ và công bằng hơn.

Tuy nhiên chế độ lưỡng đảng là một định chế thoái hóa, bảo thủ và vô cùng khó khăn thay đổi. Đó là lý do tại sao tôi chủ trương rằng, một hiến pháp tương lai của Việt Nam phải bao gồm ngay từ khởi thủy, những ý niệm khai phóng nhất nhân loại đương đại, hầu tránh những thế lực bảo thủ tương tự Hoa Kỳ trong tương lai.

© LS Đào Tăng Dực

© Đàn Chim Việt

70 Phản hồi cho “Những khuyết điểm nền tảng của nền dân chủ Hoa Kỳ”

  1. nguyen ha says:

    Nước Mỹ là một hợp chủng quốc gồm 50 tiểu bang. Mổi tiểu bang có quốc hội -Hiến pháp riêng biệt. 50 tiểu bang có thể xem going như 50 quốc gia,do đó sự bình dẳng giữa các quốc gia được tôn trọng.
    Đó là lý do mà phiếu “cử-tri-đoàn ” được đặt ra. Nền dân chủ của Mỹ dựa trên tính độc lập của các tiểu bang.,khác với các quốc gia khác.

  2. Lại Mạnh Cường says:

    Cám ơn tác giả đã phân tích rất sâu sắc, giúp tôi thông suốt hơn.
    Chính tôi cũng “théc méc” và thảo luận riêng với tác giả Trọng Đạt.

    Tôi đồng ý hoàn toàn với các khuyết điểm rất lớn của nguyên tắc “winner takes all” !
    Bằng chứng Bush thắng hơn 500 phiếu dân bàu mà ẵm trọn 25 phiếu của cử tri đoàn.
    Chính vỉ thế mà Gore thua đau về số phiếu cử tri đoàn, trong khi đang hơn xa Bush !

    Và tôi đã nêu trường hợp bầu cử đại diện theo tỷ lệ (proportional representation) ở quốc hội Hoà Lan,
    để áp dụng thay cho nguyên tắc “winner takes all”.
    Nếu như thế thì kết quả bầu cử tổng thống ở Mỹ sẽ trung thực hơn.

    Cũng nhân đây xin hỏi có ngoại lệ ở hai bang Maine và Nebraska ra sao, bởi họ ko theo cách “được ăn cả ngả về không” truyền thống !

  3. Nền dân chủ Mỹ có thực sự dân chủ? says:

    Nước Mỹ có nền dân chủ nổi tiếng đứng đầu thế giới mà tại sao khi cuộc bầu cử tổng thống vừa kết thúc, kết quả bầu cử vừa công bố thì hàng triệu người dân trên khắp nước Mỹ xuống đường biểu tình phản đối? Phải chăng nền dân chủ Mỹ có vấn đề mất dân chủ?

    1/ Một số báo chí các nước trên thế giới đưa tin:

    VOA: Nhiều cuộc biểu tình chống ông Trump khắp Hoa Kỳ: http://www.voatiengviet.com/a/nhieu-cuoc-bieu-tinh-chong-ong-trump-khap-hoa-ky/3591837.html

    BBC: Biểu tình phản đối Trump trở nên bạ̣o lực ở Portland, Oregon: http://www.bbc.com/vietnamese/world-37949318

    Người Việt: Hàng chục ngàn người nhiều thành phố biểu tình chống Trump: http://www.nguoi-viet.com/bau-cu/thanh-pho-bieu-tinh-chong-trump/

    Vietbf.com: Làn sóng biểu tình chống Trump lại lan rộng dữ dội: http://vietbf.com/forum/showthread.php?t=1023892

    2/ Báo chí Việt Nam đưa tin:

    Cảnh sát ném lựu đạn khói vào người biểu tình chống Trump: http://kenh14.vn/video/canh-sat-nem-luu-dan-khoi-vao-nguoi-bieu-tinh-chong-trump-160698.chn

    Biểu tình chống Trump là cuộc biểu tình lớn nhất nước Mỹ: http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/bau-cu-tong-thong-my-2016/bieu-tinh-chong-trump-co-the-lon-nhat-nuoc-my-3497867.html

    Đốt xe, tấn công cảnh sát trong cuộc biểu tình chống Donald Trump: http://cafef/dot-xe-tan-cong-canh-sat-trong-cuoc-bieu-tinh-chong-donald-trump-2016111015333849.chn

    Biểu tình chống Trump biến thành bạo lực ở thành phố Mỹ: http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/bau-cu-tong-thong-my-2016/bieu-tinh-chong-trump-bien-thanh-bao-luc-o-thanh-pho-my-3497666.html

    Biểu tình xuyên đêm phản đối Trump tại ít nhất 25 thành phố: http://news.zing.vn/bieu-tinh-xuyen-dem-phan-doi-trump-tai-it-nhat-25-thanh-pho-post696888.html

    Biểu tình chống Donald Trump: Nỗi sợ hãi được chứng thực: http://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/y-kien-cua-toi/bieu-tinh-chong-donald-trump-noi-so-hai-duoc-chung-thuc-3496992.html

    Biểu tình phản đối Trump đắc cử tổng thống lan rộng ở Mỹ: http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/bieu-tinh-phan-doi-trump-dac-cu-tong-thong-lan-rong-o-my-3496842.html

    • UncleFox says:

      Không giống như Cộng Hoà Xã Nghĩa Việt nam xem biểu tình là bất ổn xã hội, bất ổn chính trị . Dân Mỹ có quyền biểu tình bất bạo động và tuân thủ luật pháp .
      Đọc câu “Phải chăng nền dân chủ Mỹ có vấn đề mất dân chủ ?” mới thấy đứa viết ra nó chẳng hiểu gì về nước Mỹ và thuộc hạng “ngu đẳng cấp” chứ chẳng phải ngu thường .

      • Việt tị nạn says:

        “Biểu tình bất bạo động” mà sao đập phá, đốt xe cộ, ném đá, đánh nhau loạn xạ, xịt hơi cay, nổ súng, có người bị thương và chết…? Bất bạo động kiểu đó thì xin vái bạn UncleFox.

      • Tudo.com says:

        Luật cho phép “biểu tình bất bạo động”, nhưng một số quá khích hay quá. . .khùng đi đập phá là bạo động nên cảnh sát mới can thiệp.

        Theo tin tình báo nhân dân ta cho biết cái đám khùng đi đốt phá đó bị xúi giục bởi bọn. . . Việt tị nạn trá hình. Nhưng đừng lo, rồi đây công an nhân dân ta sẽ tóm cổ bọn Việt tị nạn nằm vùng. . .kín giữa hai cái đùi nầy. Và luật pháp ta sẽ xử lý theo cái lối. . .bạo động của bọn khùng là chúng sẽ. . .hết khùng.

    • Lại Mạnh Cường says:

      Nên chú ý sau cuộc bầu cử tonton Mẽo, các nhân vật chủ chốt, như Donald Trump, Hillary Clinton, Obama … đều tôn trọng luật chơi dân chủ hết mức.
      Chỉ có một thành phần thiểu số trong dân chúng quá bàng hoàng trước hiện tượng “ngựa về ngược”, mới biểu tình phản kháng không công nhận Trump là tổng thống của mình ! Và dĩ nhiên không thiếu kẻ thừa nước đục thả câu, tìm cách sử dụng bạo lực vô nghĩa (non-sense violence).

      Nói nào ngay luôn luôn có những thành phần quá khích và bất lương trà trộn vào để gây rối, thủ lợi. Cứ xem trong các trận đá bóng của hai club có truyền thống đối nghịch nhau, thế nào là sau trận đấu và có khi trước đó là có ẩu đả lẫn nhau. Đặc biệt là bọn holligaan ở xứ nào cũng có hết.

      Thực ra chỉ có lần này tranh cử mới cực kỳ sôi nổi, căng thẳng, nhiều bất ngờ … Như tôi đã thưa, đúng như Trump nhấn mạnh trong diễn văn thắng cử là có một phong trào (movement) trong dân Mỹ đòi thay đổi và thay đổi đó ở thượng tầng kiến trúc, bởi họ quá chán ghét các ông bà tai to mặt lớn trong chính phủ, thượng và hạ viện … Họ cảm thấy bị lừa bịp quá sức, nên họ chơi khăm bằng cách bỏ phiếu cho một người không có thành tích chính trị chi hết, ăn nói bỗ bã, sẵn sàng gây hấn với ai làm ông ta không ưa ….
      Thăm dò sau khi bỏ phiếu cho thấy có hơn 80% cử tri Mỹ muốn thấy thay đổi
      Ông Nguyễn Văn Khanh trong bài xã luận mới đây đi sâu vào chi tiết khá lý thú:
      [trích]
      Ông nhà báo mê bàn chuyện chính trị bảo thêm “tôi không nghĩ kỳ này cử tri chọn người Cộng Hòa hay Dân Chủ, họ chỉ chọn người mới, hứa hẹn mới, không bắt buộc người đó phải thuộc đảng nào”, dẫn chứng “ông Trump là khuôn mặt hoàn toàn mới, trên đường về Tòa Bạch Ốc ông ta đánh bại gần 20 chính trị gia bề thế, tên tuổi, ánh bại cả 2 đại gia đình quyền uy của chính trường nước Mỹ là đại gia đình Bush và đại gia đình Clinton”.
      [hết trích]

      Hiện tượng này đã sảy ra ở Ý, khi dân bầu cho cô đào chuyên đóng phim con heo, để ngụ ý nghị viện Ý như chuồng heo.
      Ở một số nước dân lại bỏ phiếu bầu cho đám cực hữu, bài ngoại, nhất là Hồi giáo, chẳng hạn như ở Hoà Lan, Bỉ, Pháp, Áo và cả ở một số nước Đông Âu !

      Tôi xin bàn sơ sơ thêm trường hợp ở Ba Lan về những bất ngờ trong cuộc bàu cử tổng thống 1990. Có ba ứng viên, một là Lech Walesa, một anh hùng dân tộc qua việc đănh bại cs Hung; hai là Tadeusz Mazowiecki, thủ tướng đương nhiệm và cũng là một chính trị gia sáng chói của Ba Lan lúc đó ; ba là Stanisław “Stan” Tymiński, một thương gia triệu phú quốc tịch Canada gốc Ba Lan.
      Vòng đầu Walesa được gần 40% cử tri; Tyminski 23 % và Mazowieki 18%, nên bị loại đau đớn. Walesa cùng Tyminski bước vào vòng hai, bởi ko ai đạt đa số là 50% phiếu bàu. Dĩ nhiên cuối cùng Walesa thắng cử, nhưng điều khó hiểu là Tyminski chỉ là anh trọc phú, ko có thành tích chính trị và còn xa lạ với dân BL, nhưng bằng những lời hứa suông mị dân mà y đả bại Mazowiecki dễ dàng.
      Các nhà chuyên môn cho rằng tình hình BL lúc đó đang đổi mới theo chính sách kinh tế mới (Shock Therapy) nên kinh tế tuột dốc, gây bất bình trong dân, và người ta dễ dàng qui lỗi cho thủ tướng Mazowiecki.

    • Tien Ngu says:

      Thưa,

      Câu trả lời là nước Mỹ…éo có dân chủ. Bầu cử xong xui, mà dân còn biểu tình hổng chịu,

      là có vấn đề…mất tự do…, cái cẳng!

      Chỉ có những xứ hông có biểu tình sau bầu cử, như xứ…Triều Tiên, Trung…quốc, VN Cộng láo, í quên VN CH xã nghĩa…

      Là coi bộ có…dân chủ, thứ thiêt, không cần nỗi tiếng như Mỹ.

      Dân mấy xứ đó toàn nà êm ru bà rù sau bầu cử, tâm phục khẩu phục. có…dân chủ rỏ rang như lời tổng Phú Trọng..

      Kết luận, dân VN nên …yên phân với cái VN Cộng láo, ý quên VNCHXHCN, không nên…mơ Mỹ như em cò mồi Giấc mơ Mỹ, hay em có mồi ma…VNCH.

      Mơ Mỹ là mơ…bậy bạ

      • uncletom says:

        nếu cảm thấy đất nước mình dân chủ hơn Mỹ,dân chủ hơn cả dan chủ thì mời các huynh cứ từ từ mà hưởng cái nền dân chủ cao quý của mình hơi đâu mà tốn sức tốn hơii đi phân bì so sánh làm chi,làm chuyện ruồi bu,mịa nó không có tự do mà chúng nó đi biểu tình khơi khơi vậy thấy mà thèm,thử nghĩ coi ở việt cộng mà đi biểu tình lôi tên fucs và tên lú ra réo như vậy thì chuyện gì sẽ xảy ra, em là dận tị nạn chính gốc xin nhận nơi này làm quê hương thành ra em không còn đường nào khác là đóng góp và xây dựng đất nước này,lắm khi thất nước việt cộng dân chủ hơn cả dân chủ em thèm lắm nhưng không dám trèo cao để cho quý đán anh cao cả và các bậc lão thành từ từ hưởng vậy nhé các cò mồi đàn anh

    • Việt tị nạn says:

      Sự mất dân chủ lớn nhất của Mỹ biểu hiện qua cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi là:
      Người có số lượng cử tri bầu cao nhất thì thất cử.
      Người có số lượng cử trị bầu ít hơn thì trúng cử.
      Từ đó thấy: Lá phiếu của toàn thể cử tri không quyết định ai trúng cử, ai thất cử mà lệ thuộc vào mấy trăm vị cử tri đoàn. Thành ra việc yêu cầu cử tri đi bỏ phiếu chỉ là trò đùa, mị dân, đánh lừa dân chúng. Đó là sự mất dân chủ nghiêm trọng nhất thế giới.

      • Tien Ngu says:

        Thưa,

        Em cò mồi…việt tị nạn, không ngôn ra thì thôi, ngôn là…đúng hết phãn.

        Mẹ nó chớ, Mỹ, phải nhờ cò mồi Việt tị nạn …dạy dỗ, mới…nên người, mới có mà dân chủ thực sự.

        Trump, muốn nên người, phải bái cò mồi Việt tị nạn mần…sư phụ, mới có cơ mà để tiếng lại cho đời…

        Mắc cười quá.

      • Tudo.com says:

        Bởi vậy VN xã nghĩa đâu chơi trò mị dân kiểu Mỹ, chỉ áp dụng lối bầu. . .Lú bỏ phiếu láo với nhau thế mà “dân chủ. . .ngục đến thế là cùng”, phải không. . .Việt cún ?

    • Tudo.com says:

      “Phải chăng nền dân chủ Mỹ có vấn đề mất dân chủ?”

      Đúng đấy!
      Có vấn đề đấy!

      Dân chủ ở Mỹ chưa có “dân chủ đến thế là cùng” như bác Trọng lú nói nên có vấn đề biểu tình.
      Chứ nếu đã có. . . Dân chủ đến thế là cùng như nước ta mà còn biểu tình thì sẽ ăn. . . Búa với lưỡi Liềm à?

    • UncleFox says:

      ha ! Đồng chí Vẹm Bị Nạn muốn tranh chức “ngu đẳng cấp” sao mà hỏi ngu như thế ? Biểu tình mà ném đá, chai xăng, nổ súng … vào cảnh sát hay đập phá cửa hàng để chôm chỉa là bạo động hoặc cướp phá thì là việc làm trái pháp luật, phải bị trừng trị thích đáng . Nó khác xa với cách hành xử khốn nạn của nhà nước Việt Cộng Xã Nghĩa, thẳng tay đàn áp những người biểu tình chống Trung quốc xâm lược . Đánh đập và còn giam tù họ .
      Hiểu chưa Vẹm bị nạn ?

  4. Viễn says:

    BẦU CỬ TỔNG THỐNG MỸ NĂM 2016 – MỘT CUỘC BẦU CỬ ĐẦY BẤT NGỜ VÀ XẤU XÍ

    Cuối cùng thì sự kiện được cả thế giới theo dõi trong những ngày qua đã diễn ra, bầu cử tổng thống Mỹ. Và trái với nhiều dự đoán, kể cả kết quả thăm dò dư luận, ông Donal Trump đã vượt xa bà Hillary Clinton để trở thành vị tân tổng thống của Hoa Kì. Nước Mỹ đã có tổng thống mới và chính trường nước Mỹ cũng như bức tranh chính trị thế giới sẽ có nhiều thay đổi liên quan tới lập trường, quan điểm của vị tổng thống được cho là có nhiều điểm không bình thường này.
    Với giới “dân chủ” Việt Nam, họ thường ca tụng nước Mỹ là thiên đường của tự do, dân chủ, rằng bầu cử Mỹ là mô hình mà bầu cử Việt Nam cần phải học hỏi, noi theo. Thế nhưng, qua cuộc bầu cử tổng thống lần này của nước Mỹ, những người quan sát và đánh giá mới thấy phơi bày lồ lộ những điểm gọi là “ưu việt” của nền bầu cử Mỹ.
    Trước hết về cách thức bầu cử, dù rằng bà Clinton có vẻ được đông đảo dư luận ủng hộ, các kết quả thăm dò dư luận đều nghiêng về bà dẫn tới việc nhiều người đều có chung một phán đoán, nhận định rằng bà Clinton chắc chắn sẽ dành phần thắng. Thế nhưng, số đông cử tri ủng hộ không phải là người quyết định. Quyền quyết định số phận của tổng thống Mỹ lại nằm ở thiểu số, đó là phiếu đại cử tri. Và vì điểm này, bà Clinton đã thua ông Trump. Nếu đặt trong mối quan hệ so sánh, không biết các nhà “dân chủ” dựa vào đâu để khẳng định mô hình này ưu việt và dân chủ nhất thế giới.
    Thứ hai, về bản thân hai ứng viên tổng thống đều là những con người đầy tai tiếng. Bà Clinton thì bị dính líu đến việc sử dụng email riêng trong công vụ khi còn làm ngoại trưởng liên quan tới việc làm lộ bí mật về an ninh quốc gia. Đặc biệt là ứng cử viên Trump thì quá nhiều tai tiếng và với nhiều phát ngôn gây shock. Ông ta khai gian để trốn thuế suốt 20 năm và ông cho như thế là ông rất tài giỏi (trốn thuế 20 năm mà không bị pháp luật trừng trị). Ông tuyên bố xây bức tường “Berlin” để ngăn chặn người nhập cư (dân chủ, nhân quyền là như thế ư?). Rồi ông tuyên bố đầy cứng rắn với người theo Hồi giáo, ông còn tuyên bố sẵn sàng vứt bỏ TPP vào sọt rác và rút hết quân ở Châu Á-Thái Bình Dương. Đặc biệt, ông ta là người có nhiều khuyết tật về đạo đức. Một nhà phân tích đã bình luận: “Không chỉ thiếu khả năng và kinh nghiệm chính trường, có thể khẳng định Trump là một người hoàn toàn không có tư cách để làm lãnh tụ của thế giới tự do đại diện cho hàng tỷ người. Sau khi cuộn băng thu âm ghi lại chính lời nói của Trump khoe khoang về sở thích sàm sỡ, sờ mó chỗ kín của phụ nữ thì đã có hàng chục bà lên tiếng xác nhận họ đã từng là nạn nhân của ông. Trong cuộc tranh luận với Hillary, Trump cố ý thu xếp cho một số phụ nữ từng tố cáo Bill Clinton có hành vi xâm phạm tình dục đối với họ lên ngồi hàng ghế đầu để uy hiếp đối thủ tranh luận. Trong lúc tranh luận, Trump nhiều lần ngắt lời và còn công khai nguyền rủa Hillary là một “mụ đàn bà ác độc”. Chẳng những thế, Trump còn hăm he là nếu đắc cử thì ông sẽ cho tiến hành điều tra và bỏ tù Hillary vì vụ sử dụng email riêng. Trong các cuộc vận động tranh cử, Trump sách động cho đám đông cuồng nhiệt la to: “nhốt nó lại, nhốt nó lại” (lock her up). Chưa đủ, thấy có vẻ không thắng được Hillary qua các cuộc tranh luận, Trump tưởng tượng là họ đang chơi thể thao và cho rằng bà Clinton ‘‘ăn gian’’ bằng cách sử dụng chất kích thích. Nhưng tệ hại nhất là Trump thường xuyên than phiền rằng, hệ thống bầu cử của Mỹ đầy gian lận và lý do duy nhất mà ông có thể thất cử là vì hệ thống gian lận này. Ông còn dõng dạc tuyên bố là ông chỉ công nhận kết quả bầu cử nếu ông thắng và ngụ ý rằng, những người ủng hộ ông có quyền nổi loạn nếu ông thất cử.”
    Ấy vậy mà, cử tri Mỹ buộc phải lựa chọn một trong hai người như nói ở trên để giữ chức tổng thống Mỹ và cuối cùng thì người nhiều tai tiếng nhất là Trump giành chiến thắng. Điều đó cho thấy xã hội Mỹ đang trong giai đoạn không bình thường.
    Thứ ba, yếu tố chính trị can thiệp quá sâu vào cuộc bầu cử. Điển hình như trước cuộc bầu cử có 11 ngày, FBI tuyên bố mở cuộc điều tra bà Clinton. Đây chắc chắn là một động thái chính trị và nó ảnh hưởng không nhỏ tới quyết định của các cử tri Mỹ. Vậy thì yếu tố công bằng, dân chủ, minh bạch ở đâu.
    Thứ tư, nước Mỹ ngốn quá nhiều tiền cho cuộc bầu cử này. Một cuộc bầu cử mà tiêu tốn đến hàng trăm tỷ USD một cách lãng phí thì đó liệu có phải là một hình mẫu lý tưởng để cho các quốc gia khác noi theo. Và nếu các ứng viên có tài nhưng không có tiền thì đừng bao giờ mơ về chính trường nước Mỹ.
    Thế nên các nhà “dân chủ” đừng bao giờ so sánh nước Mỹ với Việt Nam, bởi sự so sánh đó là hết sức khập khiễng. Chắc chắn Việt Nam thuộc bất cứ chế độ nào thì cũng không bao giờ bầu cử theo kiểu Mỹ.

    • Tien Ngu says:

      Thưa, anh Ngu cũng đồng ý với cái bài nhận định này.

      Phen này thì Trump với dân Mỹ đều phải bị…thấy mẹ với các cò mồi Cộng láo…

      Nhất là với em cò mồi…cắt dán. Em này cắt dán thì chỉ có mà …tối tâm mặt mũi. Cho mày đọc mệt xỉu…

      • Viễn says:

        Thưa anh Tien Ngu, anh đa nghi như Tào Tháo và hàm hồ như mụ bán cá ngoài chợ trời, nên bài nào trái ý anh và viết lách đàng hoàng, có lý lẽ, đúng sự thật thì anh đều cho là cắt dán của người khác. Thưa, bài bình luận có tiêu đề “BẦU CỬ TỔNG THỐNG MỸ NĂM 2016 – MỘT CUỘC BẦU CỬ ĐẦY BẤT NGỜ VÀ XẤU XÍ” không phải cắt dán của người khác đậu ạ, đó là bài của Viễn đấy! Nhấn vào link sau đây để xem có đúng của Viễn hay không: http://vietnamconghoa2012.blogspot.com/2016/11/mot-cuoc-bau-cu-ay-bat-ngo-va-xau-xi.html

      • Tien Ngu says:

        May nà mềnh…đồng ý với em cò, mà nó còn chửi anh Ngu là dân…bán cá.

        Khen em hay, chửi sao mà đúng bong bóc. Anh Ngu có thời đi câu ờ Bình Chánh, về ghé…bán cá ở chợ Bà Điểm…

        Nhận định của em nà hết phãn, Mỹ éo có …dân chủ thực sự, chỉ có VN Cộng láo mới nà…dân chủ thực sự. Ta …éo thèm bầu cử theo kiều Mỹ.

        Cứ đảng cử, dân …bầu, là lúc nào cũng êm ru bà rù.

        Khen em hay, cắt từ bên đó dán qua bên này, không đúng sao?

        Xưng VNCH đặng… nhát ma anh Ngu ấy à?

      • Austin Pham says:

        Thôi ông Tiên ngu ạ! Cùng quẫn lắm thì em nó mới vác báo Nhân Dân sang đây. Thôi thì ông cứ lấy đại vài xấp để tiện việc đi cầu ở Bình Chánh gì đấy. Số dư thì ông dùng để gói cá cho bà con. Già rồi thời cũng nên để đức cho con cháu. Nhỡ có thấy đám răng đen mã tấu giả danh VNCH thì chớ có la làng mà chỉ nên bảo nhỏ với em. Con làm, mẹ chịu. Đêm nào lại không có người địt đíu?

  5. VU HOANG SON says:

    DONALD TRUMP ĐẮC CỬ VÀ 2 NƯỚC MỸ

    Cuộc bầu cử ồn ào nhất lịch sử nước Mỹ đã kết thúc. Dù kém Clinton khoảng 0.2% số phiếu (phổ thống) nhưng Trump vẫn là người chiến thắng nhờ chế độ đại cử tri của Mỹ. Kết quả của cuộc bầu cử ngay lập tức làm náo loạn nước Mỹ, biến nước Mỹ thành hai quốc gia khác biệt.
    Nước Mỹ của bà Clinton là nước Mỹ giàu có, phồn hoa, nơi tập trung của các tinh hoa nước Mỹ, hưởng lợi nhờ quá trình toàn cầu hóa đã bàng hoàng, hốt hoảng với thất bại của mình. Hàng nghìn cuộc biểu tình phản đối Trump đã nổ ra ở khắp các thành phố trên nước Mỹ, đặc biệt tại các thành phố lớn ở vùng Đông Bắc và bờ Tây nước Mỹ. Nhiều lớp học, buổi thi ở các trường đại học đã bị hủy để sinh viên đương đầu với cú shock bầu cử. Đại Học Stanford thậm chí còn có hẳn một chương trình tư vấn để an ủi, trấn tĩnh sinh viên về kết quả bầu cử. Sinh viên của nhiều trường đại học cũng đổ ra đường hô vang khẩu hiệu “Trump không phải tổng thống của tôi”.
    Nước Mỹ của ông Trump là nước Mỹ của những vùng đất bị thiệt thòi trong quá trình toàn cầu hóa, nước Mỹ của các thành phố nhỏ, các vùng nông thôn, có vẻ yên ắng hơn. Sau khi Trump tuyên bố chiến thắng và tuyên bố rằng, “những người đàn ông và đàn bà bị bỏ quên của đất nước chúng ta sẽ không còn bị bỏ quên nữa” thì ở nhiều nơi người dân đổ ra đường ăn mừng. Báo chí mô tả học sinh một số trường hô vang khẩu hiệu “Quyền Lực Da Trắng”, “Hãy xây bức tường đó”. Cũng theo báo chí, một số người ủng hộ Trump đã sờ ty, bóp vú một cô gái và khi cô gái đó kêu gào thì họ nói rằng “Đó là quyền tự do của họ”. Các ngôn ngữ bị cấm kỵ lâu nay kiểu như “Chỉ cho người da trắng”, “Nước Mỹ là của người da trắng”, “Cút về Châu Phi”, “Cút về Châu Á”… đã rải rác xuất hiện ở một số trường học. Khi bị hỏi viết khẩu hiệu đó làm gì, thì câu trả lời là “Tôi đang cố gắng phục hưng nước Mỹ”.
    Chỉ sau một đêm, nước Mỹ bất ngờ trở thành hai quốc gia rất khác biệt. Một quốc gia luôn kêu gào bình đẳng, tôn trọng mọi màu da, sắc tộc, và một quốc gia kỳ thị chủng tộc, tôn sùng da trắng. Quốc gia thứ nhất bầu cho Clinton, đó là quốc gia của sự giàu có, thịnh vượng, năng động và là quốc gia mà nước Mỹ cố gắng tuyên truyền, khoe khoang với bên ngoài. Quốc gia thứ hai bầu cho Trump, đó là quốc gia thầm lặng trong các thành phố, thị trấn nhỏ, bao bọc bởi các làng quê, hay của các trung tâm công nghiệp truyền thống đang chết dần, chết mòn bởi toàn cầu hóa. Đây là quốc gia mà ít người biết đến, quốc gia mà nước Mỹ cố gắng dấu bên trong cái vỏ ngoài hào nhoáng của mình. Sự phân hóa xã hội cùng cực trong nước Mỹ, sự khác biệt giữa hai nước Mỹ trong nhiều năm qua đã khiến cho nhiều học giả dự đoán về một nhân vật kiểu Hitler sẽ xuất hiện tại nước Mỹ. Trump là hình mẫu hoàn hảo của những dự đoán này ngoại trừ tiểu sử tai tiếng và những phát ngôn được cho là cấm kỵ trong xã hội Mỹ. Nước Mỹ chắc chắn cần có một tổng thống kiểu Trump, một tổng thống của nước Mỹ bị lãng quên. Đáng tiếc là giới thượng lưu Mỹ, giới chính trị gia Mỹ lâu nay đã ngủ quên trên chiến thắng, quá tự tin và ảo tưởng về toàn cầu hóa. Họ cứ nghĩ rằng kinh tế phát triển thì cái phần nghèo đói kia ở trong lòng nước Mỹ mà từ trước đến nay Mỹ cố che dấu cũng được hưởng lợi, người dân cũng sẽ thỏa mãn với cuộc sống. Và hơn nữa, ai cũng sợ không dám động vào nỗi đau của những người Mỹ bị bỏ quên vì họ sợ động vào những điều cấm kỵ. Chỉ có Trump, với tính cách và tiểu sử tai tiếng của mình mới dám động đến con bài này, bởi nếu được thì ông ta sẽ được cả nước Mỹ, còn nếu mất ông ta cũng chả mất gì, lại quay trở về với tháp vàng của mình.
    Đáng trách hơn nữa là nước Mỹ của Clinton mặc dù luôn cho mình là đại diện của những giá trị nhân văn, nhưng lại đối xử rất trịch thượng với nước Mỹ của Trump. Hơn một năm qua, bất cứ ai ủng hộ Trump đều bị nước Mỹ của Clinton chửi là vô học, ngu dốt, tâm thần. Trên các phương tiện thông tin đại chúng họ luôn nói rằng, họ chỉ cần nhìn cách hành văn lộn xộn, nhìn ngữ pháp sai bét là họ biết người đó sẽ ủng hộ Trump. Ngay cả bà Clinton với kinh nghiệm chính trị đầy mình cũng buột miệng gọi những người ủng hộ Trump là “những kẻ đáng thương” (deplorables). Nghịch lý là những kẻ đáng thương này lại rất vui vẻ nhận cái thương hiệu mà bà Clinton gán cho mình. Và có lẽ đây chính là vũ khí, là động lực tinh thần khiến họ phá tan hoang bức tường Dân chủ của Clinton trong ngày bầu cử. Có lẽ bây giờ Clinton và nước Mỹ của bà Clinton mới chính là “những kẻ đáng thương”.
    Nước Mỹ đã đi đến đỉnh điểm của mâu thuẫn, của bất đồng được tạo ra bởi quá trình phát triển kinh tế, toàn cầu hóa hơn 30 năm qua. Hy vọng rằng, đây chỉ là mâu thuẫn nhất thời của một đôi vợ chồng già đã cùng nhau vượt qua muôn vàn gian khó. Và ngày mai, họ sẽ hiểu nhau hơn, cảm thông với những khổ đau, nỗi buồn của nhau để cùng dắt tay nhau đến bến bờ hạnh phúc.

    *** P/s: Phân tích đánh giá của một nhà XHH Việt Nam đang sống và làm việc tại Mỹ.

    Nguồn: http://www.trelangblog.com/2016/11/donald-trump-ac-cu-va-2-nuoc-my.html

    • Tien Ngu says:

      Lạy trời cho hai cái nước…Mỹ này chúng nó đánh nhau, chí chết.

      Lúc đó VN Cộng láo của ta sẽ…khoẽ, vì mấy đứa mơ…Mỹ như em cò mồi giấc mơ Mỹ sẽ…thôi cười thôi nói, không còn làm lãnh đạo ta…bức xúc…

      Vui mừng vui khoái vui ( nói theoi kiểu…nguỵ)
      Thiệt nà hồ hỡi phấn khởi (nói theo kiều cò mồi Cộng láo)

      • UncleFox says:

        Nước Mỹ chia hai như thế, dân Mỹ đã tuyệt vọng như thế mà đồng chí John Bachtell chủ tịch đảng CS Huê Kỳ không thừa cơ nhảy ra cướp chính quyền . Tiếc thật !

  6. Nguyễn Kim Nên says:

    Khuyết điểm 1: Electoral College (EC).
    Nếu EC hoàn toàn bỏ phiếu theo đúng ý của đa số quá bán cử tri của tiểu bang thì tôi nghĩ EC không gây trở ngại gì cho bầu cử ở Mỹ . Tuy nhiên, nếu EC (được quyền) không tôn trọng kết quả lá phiếu phổ thông mà bầu theo ý mình, và gây ảnh hưởng đến kết quả bầu cử thì chắc chắn sẽ xảy ra 1 cuộc khủng hoảng hiến pháp ở Mỹ. Nhờ bài này của TS Đào Tăng Dực mà tôi mới biết là EC có quyền làm ngược ý dân (dù rất hiếm khi thực hành chuyện này). Thật tôi không thể hiểu vì sao chuyện này tồn tại ở Mỹ.

    Thật ra, trong các nước theo chế độ bầu cử tự do thì chuyện hơn phiếu phổ thông nhưng thua phiếu EC (Mỹ) hay thua số ghế dân biểu (Anh, Úc) là chuyện thường xảy ra. Lý do là mỗi vùng electorate có số cử tri chênh lệch rất nhiều. 1 đảng thắng lớn (ví dụ 70%) ở 3 vùng electorate lớn, nhưng thua sát nút đảng kia (ví dụ 49%) ở 4 vùng electorate nhỏ thì số phiếu phổ thông cộng lại sẽ lớn hơn đảng kia, nhưng chỉ được 3 ghế, đảng kia được 4 ghế. Tuy rằng ở Mỹ thì vùng electorate lớn sẽ được nhiều phiếu EC hơn nhưng chuyện hơn phổ thông thua EC vẫn xảy ra.

    Có lẽ chuyện này không quan trọng lắm vì ủy ban bầu cử mỗi quốc gia phải phân chia vùng cử tri để tổ chức bầu cử, sự chênh lệch phải có, nhưng không quan trọng lắm. Miễn là đừng có ông EC nào làm ngược ý cử tri của mình thì không sao.

    • Mai says:

      Nguyễn Kim Nên says: Electoral College (EC) có quyền làm ngược ý dân…
      Ủa! nước Mỹ thường khoe khoang là nước dân chủ nhất thế giới, luôn luôn tôn trọng ý nguyện của người dân, ý dân là… ý trời. Vậy mà hiến pháp Mỹ lại quy định về bầu cử là một nhóm thiểu số (đại cử tri) “có quyền làm ngược ý dân”.
      Việt Nam bị lên án là mất dân chủ, nhưng nước Mỹ cũng như thế thì còn gì đâu nữa mà gọi là dân chủ. Và như thế thì làm sao nước Mỹ đi rao giảng và áp đặt dân chủ kiểu Mỹ cho các nước khác được. CHẤY NHÀ MỚI RA MẶT CHUỘT.

      • Tien Ngu says:

        Đúng đúng…

        Nước Mỹ là một cái nước…khoe láo không ai bằng.

        Nhờ em cò mồi Cộng láo chỉ bảo, anh Ngu mới…biết.

        Mẹ nó chớ, mị dân không hè. Dân Mỹ chắc chắn là bị gạt lừa xuất bất sang bang…

        Nghe nói là vì nhà nước hay tung cò mồi …Mỹ đi khoe láo, dân Mỹ mới…chán phèo, canh mẹ vọt qua Tàu hay Nga hết trọi…

        Mặt nạ …dân chủ của Mỹ đã bị…lật, phen này thì cho mày hết láo nghe

      • Nguyễn Kim Nên says:

        Một vài khuyết điểm trong một hệ thống dân chủ là chuyện bình thường. Không có hệ thống nào là toàn hảo. Không riêng gì ở Mỹ, mà ở Anh, Pháp, Úc, Canada … thỉnh thoảng vẫn có vài trục trặc trong quá trình bầu cử chọn người lãnh đạo quốc gia . Những trục trặc này rất nhỏ và không phản bội lại ý nguyện của dân chúng .

        Việt Nam hiện tại và các chế độ cộng sản thì vô cùng trơ tráo trong quy tắc “đảng cử dân bầu”. Dân ứng cử thì Việt cộng đấu tố, không cho ứng cử . Dân không bầu cũng bắt dân bầu. Bầu như thế nào thì kết quả cũng do đảng chỉ định !!! Lá phiếu của dân VN có giá trị như tờ giấy trong thùng rác.

        Mà thôi, nói chuyện bầu cử ở VN thì ai cũng lắc đầu vì cái băng đảng cộng Việt nó trơ trẽn, trơ tráo, mặt dầy đến mức buồn cười. So sánh bầu cử VN và bầu cử Mỹ thì cũng giống như lấy tư cách con đượi mà so sánh với thánh nữ !! Chỉ có dlv Việt cộng mới đủ độ mặt dầy để chê bai Mỹ thiếu dân chủ. MẶT CHUỘT của Vietcong thì ngày nào cũng lộ ra, cần gì phải cháy nhà mới lộ !!

      • noileo says:

        “Cũng như” sao đựoc, Mai! Khác nhau nhiều chứ bắc kỳ Mai!

        Ở Mỹ, người đại diện mà làm sai ý dân thì sẽ bị phạt, ít nhất là kỳ tới dân không bầu nữa

        Ở Việt nam xã nghĩa dưới ách cai trị của đảng cộng sản chân chính Hồ chí Minh/Nguyễn-ái-Quốc-phản-quốc/Nguyễn-Ái-Quốc-19-5-46-rước-Pháp-vào hà-nội-bán-nước-cho-Pháp/Nguyễn-Ái-Quốc-tay-sai-giăc-tàu-rức-giặc-Tàu-vào-Thăng-Long-mở-ra-một-thời-kỳ-bắc-thuộc-mới, thì các đại diện dân, dù có mười mươi làm sai ý dân, vẫn cứ tiếp tục làm đại diện dân, vì đã có đảng cộng sản chân chân chính Hồ-chí-Minh/ thu bảo phí, đã có giặc tàu bảo kê

        Chẳng hạn, đảng viên cộng sản chân chính Minh, đảng viên cộng sản chân chính Đồng (môi thâm vì thừong xuyên hút thuốc phiện và chơi đĩ do việt cộng Lê Đức Thọ cung cấp) đã cắt Hòang sa & Trừong sa của Việt nam dâng cho giặc tàu, một việc làm rõ ràng trái ý toàn dân Việt nam, rõ ràng trái ý tổ tiên Việt nam, đó là việt gian, phản quốc bán nước, tuy vậy, việt cộng Minh, tay sai giặc tàu, cha già của các đảng viên cộng sản chân chính Mao-ít Việt nam tay sai giạc tàu, tội phạm rước giặc tàu vào Thăng Long mở ra một thờ kỳ bắc thuôc mới, vẫn đuọc làm president eau cho đến mãn đời,

  7. Hoàng says:

    Thực tế thì dân chủ trong bầu cử ở Mỹ cũng chưa thực sự dân chủ, vì lá phiếu của cử tri không quyết định được ai trúng cử, ai thất cử.
    Dẫn chứng: Về lá phiếu phổ thông, tức là phiếu của cử tri bầu trực tiếp: Bà Clinton giành hơn 59 triệu phiếu bầu của cử tri, ông Trump chỉ đạt hơn 58 triệu phiếu bầu của cử tri. Như vậy, ông Trump có số cử tri bầu cho ông ít hơn số phiếu cử tri bầu cho bà Clinton 1 triệu phiếu.
    Nhưng về đại cử tri thì bà Clinton đạt 228 phiếu, ông Trmp đạt 279 phiếu nên ông Trump trúng cử tổng thống Mỹ.
    Như vậy, bà Hillary Clinton giành chiến thắng về phiếu phổ thông, tức là được cử tri bầu cao hơn ông Trump, nhưng vẫn thất cử tổng thống Mỹ.
    Điều đó nói lên rằng, lá phiếu tín nhiệm của cử tri Mỹ không có tính quyết định về kết quả bầu cử, tức là không có tính quyết định ai trúng cử, ai thất cử, mà quyết định là ở sự tín nhiệm ở số phiếu đại cử tri. Có nghĩa là bầu cử ở Mỹ cũng chưa thực sự dân chủ.

    • Tien Ngu says:

      Thưa,

      Đúng thế… Mỹ làm mẹ gì mà có dân chủ bằng xứ VN Cộng…láo của ta?

      Tổng Trọng từng hát rằng ta thiệt nà…dân chủ tự do không có chê chổ nào được…

      Mẹ cái thằng đế quốc Mỹ, chuyên nói láo, mị dân, xí gạt dân ngu thãm hại tới bến. Nó đúng nà con đĩa hai vòi. Môt vòi hút máu dân Mỹ, còn môt vòi thì nó hút máu…dân ta…

      Đã đão đế quốc Mỹ, chuyên khoe dân chủ …láo.

  8. Minh Phương says:

    Khuyết điểm lớn nhất trong nền tảng của nền dân chủ Hoa Kỳ là muốn ứng cử và trở thành tổng thống Mỹ thì phải là người của đảng DC và đảng CH và phải giàu có.
    Những người khác dù tài năng tầm cỡ nhất thế giới, thừa sức làm tổng thống (nếu có) của toàn thế giới (chứ không phải Tổng thư ký LHQ), có đạo cao đức trọng, có tâm huyết với nước Mỹ, nhưng không phải là đảng viên của đảng DC hoặc đảng CH và nghèo thì không bao giờ được ứng cử chứ đừng nói trở thành TT Mỹ.
    Vì chỉ có đảng viên của đảng DC và đảng CH và phải giàu có mới đủ sức ứng cử để cử tri Mỹ bầu làm TT, nên dù họ có dấu hiệu phạm tội (Trump có dấu hiệu phạm tội khai gian để trốn thuế 20 năm và xúc phạm phụ nữ… Clinton có dấu hiệu phạm tội theo quy định của Luật an ninh quốc gia khi sử dụng email cá nhân cho chức vụ ngoại trưởng, làm lộ bí mật quốc gia) thì cử tri Mỹ cũng buộc phải chọn 1 trong 2 kẻ có dấu hiệu phạm tội đó làm tổng thống, hoặc bỏ phiếu trắng, hoặc từ bỏ quyền công dân để không tham gia bỏ phiếu.

    • Tudo.com says:

      Còn những nước độc đảng như Nga, Tàu, Việt Cộng tự đưa người của đảng ra ứng cử, mà hầu hết những ứng cử viên nầy không thèm đống thuế, ngược lại còn cướp đất, cướp của giết người rồi đảng tự bầu với nhau.

      Thế thì người “dân” hay đồng chí Minh Phương chọn đảng nào hay lấy cái. . .cục cứt của đảng gì để bỏ vô thùng phiếu?

      • Huỳnh says:

        Nick Minh Phương nói đàng hoàng và đúng sự thật, sao nick Tudo.com nói năng, viết lách vô học và lỗ mãng đến thế.

      • Mai says:

        @ Huỳnh:
        Tudo.com cũng như đám tàn dư VNCH (ngụy quyền, ngụy quân) nói năng, viết lách vô học, lỗ mãng, trái với thuần phong mỹ tục truyền thống của VN như thế nên dù được Mỹ viện trợ hàng ngàn tỷ đô la, lại đưa hơn nửa triệu lính Mỹ vô đánh giúp mà chúng nó chỉ tồn tại được 21 năm là bị toàn dân VN tiêu diệt. Nếu VNCH (ngụy quyền, ngụy quân) mà có học, văn minh, lịch sự, tài giỏi, mưu lược thì chúng nó đã không chết yểu và đã chiến thắng.

      • Tien Ngu says:

        Em Huỳnh dạy chí phải…

        Nói chuyện mí cò mồi Cộng láo, những đứa biết đóng kịch nịch sự, chúng ta phải…nịch sự.

        Không nên phát biều ninh tinh như đồng chí công an…tự do cái con…xê!

        Phải đợi khi nào cò mồi…điên lên rồi trở giọng, chúng ta mới nên …mất nịch sự.

        “Bây giờ mày muốn bi nhiêu mới cho điểm nó…tốt, nói đi?”
        “Mày liệu cái thần hồn mày, mày thì có thể trốn thoát, nhưng còn mẹ mày, con mày ở VN, không trốn thoát được đâu…”

        Đấy nà lời của cò mồi Cộng láo, khi chúng…điên lên, trong ấy có một em nàm …đại sứ (Jordan?)

        Nịch sự như anh Ngu mà còn bị cò mồi hành tinh nó trù..chết, bị Đù nó chửi như chửi…con nó,

        Mất nich sự với cò mồi Cộng láo, là…mệt cầm canh, Chúng sẽ núp ló, trù dập cho …thở không nỗi đấy nhá…

      • Tudo.com says:

        Cán bộ Huỳnh nói không sai,

        Nhưng thiết nghĩ, quyền một người dân Tudo vô học như tôi cũng được quyền phản đối khi cán bộ cs mất lập trường, biến chất, ăn bơ thừa sữa cặn của tư bản như Minh Phương mà còn lại dựa hơi tranh cải bầu cử của bọn “đế quốc” để rồi quên bổn phận nằm vùng trên mạng của mình. Hơn nữa, ai cho phép cán bộ cs bỏ phiếu mà còn đòi bỏ phiếu Trắng cho “thằng” tư bản Trump và “con” phản động Hillary chứ?
        Và loại vô học như Tudo, chẳng lẻ không được quyền học. . .lóm ngôn ngữ của các cán bộ ta như dưới đây sao?:

        Sau khi miền Nam “bị giải phóng”, uỷ ban quân quản Sàigòn rất nhiều lần cho cán bộ đến gia đình tôi “đánh tư sản mại bản”, từ đào bới nát bấy hết nền nhà, cuốc xới gốc cây sau vườn cho đến cại cả cái cầu tiêu lên để tìm Vàng!

        -Mẹ tôi hết chịu nỗi đã phải phẩn nộ rằng, gia tộc chúng tôi làm ăn lương thiện từ thời vua Bảo Đại tới giờ chưa có lừa bịp, cướp bóc của ai đâu, thế chúng tôi có tội gì, các ông vừa phải thôi, cả cái cầu phân thúi các ông cũng không từ à?
        -”Ông” cán bộ thành. . .quỷ, dí ngón tay vào trán mẹ tôi, nghiến răng, gằn từng tiếng: từ thằng Bảo Đại, thằng Diệm, thằng Thiệu, Kỳ, kể cả thằng Dương văn Minh giả dạng đầu hàng cho tới bọn dân nguỵ như mầy (tức mẹ tôi) đều là thứ phản động, đều có tội, kể cả Cứt chúng mầy.
        -Mẹ tôi vặn trả, . . . Cứt cũng phản động, cũng có tội?
        -Đúng! Cán bộ xác nhận.
        -Mẹ tôi không tha, và. . .cứt nguỵ cũng quý nên mới bị moi tìm?
        -Cán bộ cũng gật đầu, chứ sao?
        Đấy, tôi được cải tạo thành “lỗ mãng” từ loại ngôn ngữ có học của thời đại Hồ Chí Minh đấy!

        Và vài năm gần đây khi trung tá đồng chí công an Sàigòn (không, bây giờ là thành phố mang tên người, Hồ. . .nước ngập) đại diện luật pháp chxhcnvn đã phun thẳng cái Cặt tự do vào mặt con trai của Điếu Cày đã làm cho toàn thế giới đều phải. . .ái mộ, và điều nầy thành thật mà nói, đã “nâng cấp” thêm chất lượng vô học của tôi.

        Còn nhận xét của cán bộ Mai thì quá đúng,
        Nếu cái “đám” dân quân nguỵ VNCH mà có học, có được dạy cách. . .giết người như “đám” VC, nghĩa là gặp thằng cán bộ nào là bụp thằng đó như VC đập đầu chôn sống dân Huế hồi tết Mậu Thân thì bây giờ làm gì có chuyện ngồi đây cải nhau bỏ phiếu Trắng hay bỏ phiếu Cứt, phải không cán bộ Mai?

        Tóm lại, với “quá trình” học lóm đó, và với tư cách người Việt tự do tôi xin thề, trên có Trời dưới có Đất, giữa có bác. . . UncleFox làm chứng, nếu các cán bộ Huỳnh, Mai, Minh Phương có tranh chức tổng bí thư với Trọng Lú, dù có ủng hộ ai hay không tôi cũng sẽ bỏ một phiếu Cứt vô thùng phiếu chứ nhất định không bỏ phiếu Trắng cho bọn tư bản Đỏ.

  9. ĐẠI NGÀN says:

    ƯU VÀ KHUYẾT ĐIỂM CỦA NỀN DÂN CHỦ

    Dân chủ có nghĩa mọi người dân đều làm chủ đất nước. Tức ý niệm tự do và ý niệm bình đẳng là hai ý niệm căn cơ nhất. Hai nguyên tắc này nếu được tôn trọng đúng mức, đó là chế độ dân chủ, còn không thì ngược lại. Tự do thì con người không bị cái gì khống chế cả, ngoại trừ lý trí lành mạnh và ý nghĩa nhân văn trong xã hội. Bình đẳng là tôn trọng mọi giá trị tự nhiên khách quan của mỗi con người. Bình đẳng không có nghĩa cào bằng hay bắt buộc ai cũng giống nhau, nhưng bình đẳng là mọi sự khác biệt tự nhiên đều được tôn trọng để nhằm sự ích lợi chung cao nhất cho toàn xã hội, cho tất cả mọi người.

    Học thuyết Mác là học thuyết ngu dốt và nguy hiểm nhất cho toàn nhân loại. Bởi vì nó mê tín vào giai cấp công nhân theo kiểu đấu tranh giai cấp. Nó phịa đặt hay mị dân cho giai cấp công nhân là hiện đại và tiên tiến nhất để làm nhầm lẫn mọi người cộng sản. Thật sự chỉ có giới khoa học nói chung hay khoa học kỹ thuật nói riêng mới là lực lượng tiên tiến nhất trong xã hội, không phải là giai cấp công nhân. Giai cấp công nhân chỉ là thợ thuyền trong các nhà máy, xí nghiệp, họ không thể tiên tiến hơn các nhà kỹ sư phát triển ra máy móc hay các nhà khoa học khám phá mới thường xuyên ra mọi lý thuyết khoa học. Hoc thuyết Mác chỉ hoàn toàn bịp đời và mê tín kiểu như vậy.

    Xã hội dân chủ là xã hội mọi người cùng làm chủ thực tế nên tôn trọng hết mọi người bất kỳ là giai cấp nào. Bởi mọi giai cấp là kết quả của sự bình đẳng tự nhiên khách quan nên cần sự hòa hợp và điều hóa mọi giai cấp và mọi giai tầng xã hội. Như vậy có nghĩa luật pháp dân chủ là nền tảng của dân chủ mà không phải chỉ ý niệm dân chủ thuần túy theo lý thuyết. Không có luật pháp dân chủ cũng không thể có dân chủ trong thực tế là như thế. Luật pháp dân chủ phải thể hiện ý chí của mỗi người dân, của toàn dân, xây dựng trên nền tảng nhận thức tự do và nhận thức khoa học, tiên tiến mà không thể giáo điều, máy móc hay áp đặt hoặc mù quáng. Ý nghĩa của bầu cử tự do, đa nguyên đa đảng cách hữu lý chính là như thế.

    Học thuyết mác xít trái lại chủ trương độc đảng, độc tài, đó thực chất chỉ là phản động và phản khoa học. Phản động vì trước hết phản bình đẳng, phản xã hội, và sau nữa là phản khoa học. Bởi không thể cá nhân nào, nhóm người nào, đảng phái nào được tự cho mình khác biệt hơn người khác, có giá trị hơn người khác để cho mình có quyền khống chế hay điều khiển được mọi người khác. Đó là sự bất công, bất bình đẳng và phản nhận thức thực tế. Độc đảng chắc chắn là độc tài, không thể nói tự do dân chủ vì hoàn toàn nghịch lý. Vả chăng còn chủ trương ý nghĩa toàn trị, độc tài công khai là phản nhân bản, phản xã hội, mê tín, mù quáng và kể cả cuồng tín. Học thuyết Mác vừa là học thuyết phản nhận thức và phản thực tế.

    Như vậy dân chủ không phải chỉ nguyên tắc cứng nhắc và bất biến nhưng luôn phát triển theo thời gian và theo lịch sử. Dân chủ là qua mỗi giai đoạn lịch sử cần được chấn chỉnh hơn, bổ sung thêm, phát huy thêm để làm cho hoàn thiện hơn nữa. Nguyên tắc khoa học thì luôn khách quan và đúng đắn, nhưng khoa học không phải chỉ dừng lại mà luôn phải phát triển đi lên hoàn thiện hơn nữa theo hướng khoa học. Học thuyết Mác trái lại đã bình dừng lại theo não trạng mê tín và phản khoa học ngay từ đầu của Mác. Tuy nhiên ngay từ đầu nó lại tự nhận là khoa học để chủ trương độc tài toàn trị, điều đó khiên gây nhiều sự mê lầm đối với những người cộng sản. Nên chủ nghĩa xã hội dân chủ tự do luôn luôn là chủ nghĩa đúng, bởi vì dân chủ là hỗ trợ và phát huy cho toàn xã hội. Trái lại cái gọi là chủ nghĩa xã hội theo thuyết mác xít là sai, vì xã hội chỉ được hiểu theo nghĩa giai cấp và nghĩa độc tài, tức đi ngược lại toàn xã hội và đi ngược lại chính nguyên lý dân chủ nền tảng, nó sai là sai do nhận thức và sai do đi ngược lại mọi ý nghĩa và giá trị khoa học khách quan và thực tế là như thế.

    Nên ưu điểm của nền dân chủ là ưu điểm tổng quát và toàn diện hay thậm chí là ưu điểm theo tính nguyên tắc. Trong khi đó khuyết điểm chỉ là khuyết điểm cục bộ, chưa đạt, bị lợi dụng hay cực đoan thái quá. Dân chủ không thể phi pháp luật mà phải dựa vào pháp luật. Pháp luật càng dân chủ tinh vi thì dân chủ càng hiệu quả và tinh vi về mọi phương diện và mọi lãnh vực. Dân chủ và tự do luôn luôn kích thích và phát huy năng lực trí tuệ của tất cả mọi người. Đó là lợi ích phát triển của dân chủ. Dân chủ thực chất là trăm hoa đua nở mà không phải biến chỉ thành cùng loại hoa hòe hay hoa sói như kiểu độc tài mác xít. Tóm lại mọi độc tài luôn luôn mị dân, trái lại không bao giờ mị dân mới là dân chủ thật, dân chủ luôn đi liền với mọi sự bình đẳng và mọi sự tự do là như thế. Kỹ thuật về dân chủ phải càng ngày càng phát triển, đó là ý nghĩa căn cơ và nền tảng nhất của mọi nền dân chủ đúng nghĩa thật sự.

    THƯỢNG NGÀN
    (10/11/16)

  10. ĐẠI NGÀN says:

    ƯU VÀ KHUYẾT ĐIỂM CỦA NỀN DÂN CHỦ

    Dân chủ có nghĩa mọi người dân đều làm chủ đất nước. Tức ý niệm tự do và ý niệm bình đẳng là hai ý niệm căn cơ nhất. Hai nguyên tắc này nếu được tôn trọng đúng mức, đó là chế độ dân chủ, còn không thì ngược lại. Tự do thì con người không bị cái gì khống chế cả, ngoại trừ lý trí lành mạnh và ý nghĩa nhân văn trong xã hội. Bình đẳng là tôn trọng mọi giá trị tự nhiên khách quan của mỗi con người. Bình đẳng không có nghĩa cào bằng hay bắt buộc ai cũng giống nhau, nhưng bình đẳng là mọi sự khác biệt tự nhiên đều được tôn trọng để nhằm sự ích lợi chung cao nhất cho toàn xã hội, cho tất cả mọi người.

    Học thuyết Mác là học thuyết ngu dốt và nguy hiểm nhất cho toàn nhân loại. Bởi vì nó mê tín vào giai cấp công nhân theo kiểu đấu tranh giai cấp. Nó phịa đặt hay mị dân cho giai cấp công nhân là hiện đại và tiên tiến nhất để làm nhầm lẫn mọi người cộng sản. Thật sự chỉ có giới khoa học nói chung hay khoa học kỹ thuật nói riêng mới là lực lượng tiên tiến nhất trong xã hội, không phải là giai cấp công nhân. Giai cấp công nhân chỉ là thợ thuyền trong các nhà máy, xí nghiệp, họ không thể tiên tiến hơn các nhà kỹ sư phát triển ra máy móc hay các nhà khoa học khám phá mới thường xuyên ra mọi lý thuyết khoa học. Hoc thuyết Mác chỉ hoàn toàn bịp đời và mê tín kiểu như vậy.

    Xã hội dân chủ là xã hội mọi người cùng làm chủ thực tế nên tôn trọng hết mọi người bất kỳ là giai cấp nào. Bởi mọi giai cấp là kết quả của sự bình đẳng tự nhiên khách quan nên cần sự hòa hợp và điều hóa mọi giai cấp và mọi giai tầng xã hội. Như vậy có nghĩa luật pháp dân chủ là nền tảng của dân chủ mà không phải chỉ ý niệm dân chủ thuần túy theo lý thuyết. Không có luật pháp dân chủ cũng không thể có dân chủ trong thực tế là như thế. Luật pháp dân chủ phải thể hiện ý chí của mỗi người dân, của toàn dân, xây dựng trên nền tảng nhận thức tự do và nhận thức khoa học, tiên tiến mà không thể giáo điều, máy móc hay áp đặt hoặc mù quáng. Ý nghĩa của bầu cử tự do, đa nguyên đa đảng cách hữu lý chính là như thế.

    Học thuyết mác xít trái lại chủ trương độc đảng, độc tài, đó thực chất chỉ là phản động và phản khoa học. Phản động vì trước hết phản bình đẳng, phản xã hội, và sau nữa là phản khoa học. Bởi không thể cá nhân nào, nhóm người nào, đảng phái nào được tự cho mình khác biệt hơn người khác, có giá trị hơn người khác để cho mình có quyền khống chế hay điều khiển được mọi người khác. Đó là sự bất công, bất bình đẳng và phản nhận thức thực tế. Độc đảng chắc chắn là độc tài, không thể nói tự do dân chủ vì hoàn toàn nghịch lý. Vả chăng còn chủ trương ý nghĩa toàn trị, độc tài công khai là phản nhân bản, phản xã hội, mê tín, mù quáng và kể cả cuồng tín. Học thuyết Mác vừa là học thuyết phản nhận thức và phản thực tế.

    Như vậy dân chủ không phải chỉ nguyên tắc cứng nhắc và bất biến nhưng luôn phát triển theo thời gian và theo lịch sử. Dân chủ là qua mỗi giai đoạn lịch sử cần được chấn chỉnh hơn, bổ sung thêm, phát huy thêm để làm cho hoàn thiện hơn nữa. Nguyên tắc khoa học thì luôn khách quan và đúng đắn, nhưng khoa học không phải chỉ dừng lại mà luôn phải phát triển đi lên hoàn thiện hơn nữa theo hướng khoa học. Học thuyết Mác trái lại đã bình dừng lại theo não trạng mê tín và phản khoa học ngay từ đầu của Mác. Tuy nhiên ngay từ đầu nó lại tự nhận là khoa học để chủ trương độc tài toàn trị, điều đó khiên gây nhiều sự mê lầm đối với những người cộng sản. Nên chủ nghĩa xã hội dân chủ tự do luôn luôn là chủ nghĩa đúng, bởi vì dân chủ là hỗ trợ và phát huy cho toàn xã hội. Trái lại cái gọi là chủ nghĩa xã hội theo thuyết mác xít là sai, vì xã hội chỉ được hiểu theo nghĩa giai cấp và nghĩa độc tài, tức đi ngược lại toàn xã hội và đi ngược lại chính nguyên lý dân chủ nền tảng, nó sai là sai do nhận thức và sai do đi ngược lại mọi ý nghĩa và giá trị khoa học khách quan và thực tế là như thế.

    Nên ưu điểm của nền dân chủ là ưu điểm tổng quát và toàn diện hay thậm chí là ưu điểm theo tính nguyên tắc. Trong khi đó khuyết điểm chỉ là khuyết điểm cục bộ, chưa đạt, bị lợi dụng hay cực đoan thái quá. Dân chủ không thể phi pháp luật mà phải dựa vào pháp luật. Pháp luật càng dân chủ tinh vi thì dân chủ càng hiệu quả và tinh vi về mọi phương diện và mọi lãnh vực. Dân chủ và tự do luôn luôn kích thích và phát huy năng lực trí tuệ của tất cả mọi người. Đó là lợi ích phát triển của dân chủ. Dân chủ thực chất là trăm hoa đua nở mà không phải biến chỉ thành cùng loại hoa hòe hay hoa sói như kiểu độc tài mác xít. Tóm lại mọi độc tài luôn luôn mị dân, trái lại không bao giờ mị dân mới là dân chủ thật, dân chủ luôn đi liền với mọi sự bình đẳng và mọi sự tự do là như thế.

    THƯỢNG NGÀN
    (10/11/16)

Phản hồi