WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Những khuyết điểm nền tảng của nền dân chủ Hoa Kỳ

Trump và gia đình vào thời điểm thắng cử. Ảnh AP

Trump và gia đình vào thời điểm thắng cử. Ảnh AP

Cuộc tranh cử Tổng Thống và Quốc Hội Hoa Kỳ năm 2016 không những hào hứng và nhiều bất ngờ, mà còn phơi bày cụ thể những ưu và khuyết điểm của nền dân chủ kỳ cựu này.

Nhất là vào ngày 28 tháng 10, 2016, khi Giám Đốc FBI là James Comey gởi một bức thư cho Quốc Hội, thông báo rằng FBI có thể sẽ mở lại hồ sơ về những email của ứng cử viên đảng Dân Chủ Hillary Clinton.

Trước đó, nhiều tuần liên tục, Bà Clinton dẫn đầu trong các cuộc thăm dò cử tri toàn quốc (khoảng 5% – 6%), hoặc đa số các tiểu bang có tính quyết định (swing states) hầu đạt được đa số 270 phiếu đại biểu (electoral college votes) và đắc cử chức tổng thống, trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ, làm nên lịch sử.

Tuy nhiên, bức thư của James Comey đã xoay chuyển tình thế. Theo cuộc thăm dò ý kiến của American ABC News mới nhất thì ứng cử viên Cộng Hòa Donald Trump đang dẫn đầu Hillary Clinton 1%, mặc dầu mức độ sai lầm (margin of errors) trong vòng 3%. Điều này có nghĩa là Donald Trump và Hillary Clinton đều có xác xuất đắc cử ngang nhau.

Phe đảng Dân Chủ tố cáo rằng, bức thư của James Comey là một hành động trái luật pháp và ảnh hưởng trầm trọng đến sự vô tư của hệ thống bầu cử Hoa Kỳ. Ông Comey và phe đảng Cộng Hòa thì cho rằng, vì trước đó Ông Comey có điều trần hữu thệ trước Quốc Hội là FBI quyết định chấn dứt điều tra hồ sơ email của Hillary Clinton, nên bây giờ ông có trách nhiệm (duty-bound) thông báo với Quốc Hội diễn biến mới nhất liên hệ.

c_scale,fl_progressive,q_80,w_800
Một trong những ưu điểm hàng đầu của nền dân chủ Hoa Kỳ là yếu tố Pháp Trị.

Tuy bức thư của ông Comey gây xáo trộn cho cuộc bầu cử ngày 8 tháng 11 sắp tới và có lợi cho đảng Cộng Hòa. Nhưng thật ra, đảng Dân Chủ và Bà Hillary Clinton trong thời gian dài trước đó, đã được nhiều ưu thế vì sự ủng hộ của giới truyền thông và tư bản Hoa Kỳ. Bức thư này chỉ cân bằng ảnh hưởng mà thôi.

Thêm vào đó, hành động của ông James Comey, trong tư các là giám độc FBI có phạm pháp hay không tùy thuộc vào sự điều tra sau đó của các công tố viên (prosecutors) Bộ Tư Pháp, tòa án có thẩm quyền và dĩ nhiêm chính Ông Comey sẽ có luật sư bảo vệ cho ông trước tòa.

Công lý tại Hoa Kỳ sẽ diễn ra một cách bình thường, theo trình tự của nó và quan điểm pháp trị sẽ được thực thi hoàn toàn vô tư, không bất cứ một định chế nào, dù là Lập Pháp hay Hành Pháp, hoặc một chính đảng, cá nhân nào có thể xen lấn. Hoàn toàn khác với chế độ pháp chế xã hội chủ nghĩa tại Việt nam hiện hành.

Nhìn lại quá khứ gần, chuyến viếng thăm Việt Nam của Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama bắt đầu ngày 23 tháng 6, 2016 trùng với thảm họa môi trường khôn tiền khoáng hâu tại miền Trung Viêt Nam, chứng minh rõ rệt những khuyết điểm nền tảng của trật tự chính trị Mác Lê.

Lòng dân hướng về một lý tưởng dân chủ chân chính và khi chúng ta thẩm định trên căn bản số người đông đảo, tự nguyện chào đón TT Obama trên khắp nẻo đường, chúng ta có thể kết luận không sai lầm rằng, toàn dân Việt ao ước một thể chế dân chủ tương tự như Hoa Kỳ và từ đó có một nguyên thủ quốc gia tử tế như ông, thay vì những khuôn mặt lãnh đạo CSVN trong quá khứ lẫn hiện tại.

Dĩ nhiên, nền dân chủ Hoa Kỳ có rất nhiều ưu điểm.

Các ưu điểm chính có thể được liệt kê vắn tắc như sau:

1. Kinh tế phát triển:

Tuy lợi tức đổ đầu người không phải đứng đầu thế giới, nhưng với dân số lớn, Hoa Kỳ nghiễm nhiên là cường quốc số một về kinh tế, quân sự, chính trị và ngay cả văn hóa.

Theo Wikipedia thì theo ước tính năm 2016, dân số Hoa Kỳ trên 300 triệu, nominal GDP $18,558 tỷ Mỹ Kim (nhất thế giới) và lợi tức đổ đầu người $57,220 Mỹ Kim (thứ 6 trên thế giới). Nếu tính theo tiêu chuẩn GDP (PPP) thì Hoa Kỳ thứ nhì thế giới sau Trung Quốc và thứ 10 trên thế giới tính theo lợi tức đổ đầu người.

Dĩ nhiên Trung Quốc với dân số 1.376 tỷ người và lợi tức đổ đầu người là $8,239 nominal (thứ 72 trên thế giới) và $15,095 PPP (thứ 83 trên thế giới) còn thua rất xa trên bình diện kinh tế.

Để so sánh rộng hơn, chúng ta thấy rằng, cũng theo Wikipedia, nominal GDP đổ đầu người các quốc gia như sau (ước tính hoặc 2015 hoặc 2016):

Úc $51,642 (thứ 9)
Canada $40,409 (thứ 15)
Pháp $37,675 (thứ 20)
Anh $43,771 (thứ 13)
Đức $41,267 (thứ 20)
Nhật Bản $32,480 (thứ 35)
Nam Hàn $25,989 (không thấy sắp hạng)
Đài Loan $21,571 (thứ 39)
Nga Sô $7,742 (thứ 72) tuy nhiên theo tiêu chuẩn PPP thì $25,185 (thứ 53)
Việt Nam $2,321 (không thấy sắp hạng)

2. Có tam quyền phân lập đúng nghĩa:

Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên trên thế giới đã hiến định hóa trong một bản hiến pháp thành văn (written constitution) quan điểm tam quyền phân lập của tư tưởng gia chính trị Pháp Montesquieu trong cuốn sách lừng danh của ông là Vạn Pháp Tinh Lý (Spirit of Laws). Một cách tóm tắc, quyền lực quốc gia không thể gồm trong tay một cá nhân hay một định chế duy nhất, mà phải phân chia làm 3 phần (Hành Pháp. Lập Pháp và Tư Pháp) và giao cho 3 định chế độc lập và khác nhau hành xử.

Nhờ quan điểm tam quyền phân lập này mà chế độ chính trị Hoa Kỳ tránh được độc tài và từ đó, tư pháp của Hoa Kỳ, qua một Tối Cao Pháp Viện chí công vô tư, đã khai triển và phát huy tột bực quan điểm pháp trị, vốn là trọng tâm của quan điểm tam quyền phân lập.

3. Có phân quyền hàng dọc:

Tam quyền phân lập có thể hiểu như chế độ phân quyền hang ngang (lateral separation of powers) vì Hành Pháp, Lập Pháp và Tư Pháp là những vế quyền lực hàng ngang bằng nhau. Trong khi đó, phân quyền, như được khắc ghi trong hiến pháp, giữa chính quyền liên bang và các chính quyền tiểu bang, có thể được xem là phân quyền hàng dọc (vertical separation of powers). Hàng dọc không những vì đẳng cấp của liên bang hay trung ương, trên nguyên tắc, cao hơn tiểu bang. Mà vì theo tinh thần của luật hiến pháp, nếu có sự xung đột giữa một điều luật của liên bang và tiểu bang, thì điều luật của tiểu bang sẽ phải nhường bước, đến mực độ của sự sai biệt.

Tuy nhiên một cách tổng quát, sự phân quyền minh bạch và thành văn. Chính quyền liên bang không thể vi phạm quyền hạn của các tiểu bang và như thế sự độc tài sẽ bị kềm chế hoặc giảm thiểu.

4. Có Quyền của công dân cá thể:

Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, ưu điểm quan trọng nhất của nền dân chủ Hoa Kỳ nằm nơi sự hiến định hóa các quyền công dân cá thể, qua các điều khoảng sau đây:

Một ước chương về các quyền (Bill of rights) hiến định hóa năm 1789 bỡi James Madison (vị tổng thống thứ 4), quy định các quyền sau đây qua 10 điều tu chính (amendment) hiến pháp:
1. Quyền tự do ngôn luận, báo chí, tôn giáo và yêu cầu chính quyền (petition)
2. Quyền giữ và mang vũ khí
3. Quyền không cho quân đội cư ngụ trong nhà
4. Quyền được bảo vệ không cho phép lục soát hoặc tịch thu vô lý
5. Quyền được xét xử theo trình tự luật pháp
6. Quyền được xét xử bỡi một bồi thẩm đoàn, nhanh chóng, công khai và được luật sư đại diện
7. Quyền được xét xử bỡi bồi thẩm đoàn trong các tranh tụng dân sự
8. Được bảo vệ tránh những đòi hỏi quá đáng về tiền tại ngoại hầu tra và những hình phạt tàn nhẫn và bất thường
9. Sự bảo vệ những quyền không ghi trong hiến pháp
10. Sự bảo vệ quyền của các tiểu bang và của nhân dân

Tiếp theo Ước chương về các quyền này các điều tu chính 14 (quyền công dân- 1868), 15 (quyền đầu phiếu- 1870), 19 (quyền đầu phiếu của phụ nữ- 1920) và 26 (tuổi được đầu phiếu- 1971) được thông qua.

Kết quả là tuy hiến pháp và luật lệ Hoa Kỳ, từ liên bang đến tiểu bang vô cùng phức tạp, bao gồm hằng ngàn định chế từ chính trị đến quân sự, từ nhà nước đến xã hội dân sự, từ tài chánh đến tôn giáo, nhưng con người cá thể vẫn luôn là trọng tâm của quốc gia. Từ đó đưa đến sự phát huy con người cá thể, tạo nên xã hội phồn vinh và những tư tưởng khai phóng cho nhân loại.

Tuy nhiên, nền chính trị Hoa Kỳ hiện nay có phải là một trật tự chính trị hoàn hảo hay không?

Câu trả lời là không và tôi xin nêu ra những khuyết điểm sau đây.

Khuyết điểm:

1. Electoral college thay vì trực tiếp đầu phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống:

Khuyết điểm dễ nhận diện nhất là chế độ bầu cử tổng thống qua electoral college thay vì trực tiếp đầu phiếu. Có nghĩa là, khi bầu cử thì mỗi tiểu bang chọn lưa những electors (đại diện cử tri) cho ứng cử viên thắng cử. Số electors trong mỗi tiểu bang, một cách tổng quát, tương đương với tổng số dân biểu (congressmen and women) và thượng nghị sĩ (senators) tiểu bang đó có trong quốc hội. Trừ tại các tiểu bang Maine và Nebraska, thì các tiểu bang khác theo thể thức bầu cử “winner takes all” tức ứng cử viên thắng cử sẽ dành trọn số electors trong tiểu bang.

Toàn thể Hoa Kỳ có 538 electors tức 435 dân biểu, 100 thương nghị sĩ và 3 electors từ District of Columbia bao gồm Washington DC là thủ đô liên bang. Ứng cử viên nào đạt được 270 electors sẽ đắc cử. Một điều đáng ghi nhớ là các electors này tuyên thệ bầu cho ứng cử viên đắc cử, nhưng luật lệ thay đổi tùy tiểu bang. Nhiều tiểu bang quy định tội hình luật nếu các electors không bầu phiếu cho ứng cử viên thắng cử trong tiểu bang. Có tiểu bang thì không. Những electors không bầu theo quy định được gọi là faithless electors. Những faithless electors này rất hiếm hoi. Trong lịch sử Hpa Kỳ đến nay chỉ có 157 người. Lần cuối cùng năm 2004 tại tiểu bang Minnesota.

Dĩ nhiên, có nhiều trường hợp xảy ra khi người đắc cử tổng thống chiếm đa số electors nhưng lại là thiểu số cử tri toàn quốc, như cuộc tranh cử giữa George W Bush và Al Gore năm 2000. Bush thắng 271 eletoral votes. Gore 266 (vì một elector tại District of Columbia không bỏ phiếu). Tuy nhiên Gore được số phiếu cử tri toàn quốc cao hơn khoảng 540,000 phiếu.

Nguồn gốc của electoral college và các electors phát xuất từ giới điền chủ Hoa Kỳ từ thủa lập quốc, trước khi cuộc chiến tranh dành độc lập khỏi Đế Quốc Anh. Họ là một giai cấp giàu có và trí thức, lãnh đạo cuộc chiến và muốn bảo vệ quyền lợi vị kỷ của mình.

Ngày nay, rõ ràng hệ thống bầu cử này không còn lý do tồn tại. Nền dân chủ Hoa Kỳ sẽ vững mạnh và hợp lý hơn nếu được cải tổ đặt căn bản trên đa số tuyệt đối (absolute majority) phiếu trực tiếp của người dân.

Hiện giờ, trên lý thuyết (và chưa bao giờ xảy ra trên thực tế), một liên danh ứng cử tổng thống Hoa Kỳ có thể chiếm đa số electors trong một cuộc bầu cử. Nhưng khi các electors bỏ phiếu thì họ có thể bầu cho liên danh ứng cử kia và lúc đó, nền dân chủ Hoa Kỳ sẽ trải qua một khủng hoảng lớn.

2. Sự sai biệt giàu nghèo trong xã hội quá xa:

Khi so với Úc và các quốc gia Tây Âu thì Hoa Kỳ thua hẳn trên phương diện này. Theo http://fortune.com/2015/09/30/america-wealth-inequality thì trong 55 quốc gia họ nghiên cứu, Hoa Kỳ đứng đầu về sự bất công giữa giàu và nghèo. Hoa Kỳ là một trong những quốc gia ít ỏi, kinh tế phát triển mà không có bảo đảm y tế hoàn vũ (universal medicare) như các cường quốc dân chủ khác, cho đến khi ObamaCare xuất hiện. Nhưng ObamaCare cũng chỉ là vá víu và không thể gọi là có tính hoàn vũ như tại Úc và các nước Tây Phương được.

Những phúc lợi xã hội tại Hoa Kỳ cũng thấp khi so sánh với các nền dân chủ cùng một trình độ phát triển khác trên thế giới.

Trên bình diện này, cuộc chạy đua giành chức vụ ứng cử viên đảng Dân Chủ giữa Hillary Clinton và TNS Bernie Sanders đem lại nhiều chỉ dẫn quan trọng cho xã hội Hoa Kỳ trong tương lai, mặc dầu ông thua cuộc sít sao và phải nhường ghế ứng cử viên cho Hillary Clinton. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, Sanders đại diện cho một trào lưu đang đi lên, không những trong đảng Dân Chủ mà trong xã hội Hoa Kỳ nói chung. Đó là các lý tưởng có khuynh hướng xã hội chủ nghĩa (đúng nghĩa, không phải xã hội chủ nghĩa theo kiểu Mác Xít) như công bằng xã hội, đa văn hóa bao gồm các sắc tộc da đen, Hispanics, tăng cường trợ cấp xã hội cho người nghèo, đại học miễn phí, bảo đảm y tế hoàn vũ etc…

Tuy Sanders thất bại trong chiến dịch trở thành ứng cử viên tổng thống năm 2016, nhưng những bảng giá trị ông đại diện sẽ sống còn trong tương lai và sẽ ảnh hưởng mạnh đến xã hội Hoa Kỳ trong tương lai.

3. Hoa Kỳ không phải là một chế độ chính trị đa đảng chân chính:

Tuy quyền tự do thành lập đảng phái tại Hoa Kỳ phổ thông và nhiều đảng phái được thành lập. Tuy nhiên chính trường Hoa Kỳ từ lâu đã bị lưỡng đảng ngự trị và ở cấp bậc liên bang, không có đảng phái (và rất hiếm hoi có ứng cử viên độc lập) đắc cử vào Hành Pháp và Lập Pháp. Có thể nói rằng, Hoa Kỳ là một chế độ chính trị lưỡng đảng toàn diện ở cấp liên bang.

Ở các cấp địa phương và tiểu bang, thỉnh thoảng có các ứng viên các nhóm hoặc đảng phái nhỏ hơn đắc cử vào các chức vụ hành pháp, lập pháp, và tư pháp (vì tại Hoa Kỳ thỉnh thoảng vẫn có bầu cử các quan tòa) etc…Nhưng lưỡng đảng Dân Chủ và Cộng Hòa vẫn ngự trị gần như tuyệt đối, trong các quốc hội tiểu bang và các chức vụ thống đốc tiểu bang. Hậu quả là nền dân chủ Hoa Kỳ thiếu sự sinh động và sáng tạo, từ các đáy tầng (grassroot) của xã hội như tại Úc và các quốc gia dân chủ tiến bộ khác.

Khi lưỡng đảng độc chiếm môi trường chính trị, thì các phe nhóm lợi ích lộng hành. Hoa Kỳ là một quốc gia tài nguyên vô tận. Các nhóm lợi ích, từ nhà nước như FBI, CIA, Ngũ Giác Đài …đến xã hội dân sự như các cơ quan tài phiệt, tôn giáo (nhất là các nhóm truyền giáo cực đoan Evengelicals), kỹ nghệ vũ khí, Wall Street… chỉ cần vận dụng, ảnh hưởng hoặc xâm nhập một trong 2 đảng, hoặc cả 2, là có thể thống trị xã hội Hoa Kỳ.

Điều nàu hoàn toàn không thể xảy ra hoặc sẽ rất khó xảy ra trong một nền dân chủ đa nguyên, đa đảng chân chính.

Đâu là nguyên nhân của những khuyết điểm nêu trên của nền dân chủ Hoa Kỳ?

Nguyên nhân dĩ nhiên bao quát và rất đa diện. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, có 2 nguyên nhân quan trọng nhất liên hệ đến luật bầu cử các đại diện chính trị trong chính quyền:

1. Quyền tuyệt đối quyết định đi bầu phiếu hay không bầu phiếu:

Có thể gọi đây là quyền tự do bầu cử tuyệt đối tại Hoa Kỳ. Một công dân Hoa Kỳ có quyền đi bầu, hay không đi bầu. Dĩ nhiên trên nguyên tắc điều này phát huy quan điểm dân chủ.

Tuy nhiên trên thực tế, đây là một quyền tự do vô cùng bất công và phản động (reactionary). Lý do là vì, trong một nền dân chủ, người nghèo, người ít học, người da màu, người bị áp bức, luôn có khuynh hướng lười biếng, hoặc bận rộn không đi bầu. Hậu quả là họ không đủ người đại diện tại các trung tâm quyền lực. Những sắc luật, những chính sách quốc gia không phản ảnh quyền lợi giai cấp của họ. Từ đó phát sanh và củng cố bất công xã hội.

Lập luận rằng “không chịu đi bầu thì đáng đời” không phải là một lập luận khả tín. Con người phần lớn là sản phẩn của hoàn cảnh và xã hội. Chúng ta có trách nhiệm tạo ra hoàn cảnh công bằng cho mọi con người cá thể. Chính vì thế các quốc gia dân chủ tiền tiến thường có luật cưỡng bách bầu cử (compulsory voting), như Úc Đại Lợi và bất công xã hội giảm thiểu mạnh so với Hoa Kỳ.

2. Luật bầu cử căn cứ trên đa số tương đối và khái niệm “winner takes all” đưa đến tình trạng nhị nguyên lưỡng đảng thay vì một chế độ đa nguyên đúng nghĩ tại cấp liên bang:

Phần lớn các cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ căn cứ trên đa số tương đối (relative majority) và khái niệm “winner takes all”. Hai ý niệm này, khi kết hợp với nhau, là nguyên nhân lớn lao của những khuyết điểm trong nền dân chủ gạo cội này.

Trước hết đa số tương đối xảy ra khi trong các ứng cử viên, người thứ nhất được 33% phiếu, người thứ nhì 30%, người thứ ba 20% và người thứ tư 17% thì người thứ nhất với 33%, chiếu theo nguyên tắc “winner takes all” sẽ được tuyên bố thắng cử toàn điện.

Trong khi đó, nếu áp dụng nguyên tắc đa số tuyệt đối (absolute majority) thì người thắng phải đạt đến ít nhất hơn 50% số phiếu mới có thể thắng cử. Nhiều quốc gia như tại Pháp chẳng hạn, nếu ứng cử viên tổng thống chưa đạt được đa số tuyệt đối vòng bầu cử đầu, thì 2 ứng cử viên nhiều phiếu nhất phải được bầu lại vòng 2, hầu có đa số tuyệt đối.

Trong cuộc bầu cử quốc hội tại nhiều quốc gia dân chủ tiến bộ, phương thức bầu cử đại diện theo tỷ lệ (proportional representation) được áp dụng. Theo phương pháp này, một chính đảng hay nhóm có 5% số phiếu sẽ có 5% dân biểu trong quốc hội. Nếu có 30% sẽ có 30% dân biểu và nếu có đa số sẽ nắm quyền đa số trong quốc hội.

Trong cuốn “Dự Thảo Hiến Pháp Việt Nam trên quan điểm Dân Chủ Hiến Định, Pháp Trị và Đa Nguyên” tôi đã rút những ưu và khuyết điểm các nền dân chủ trên thế giới và đề nghị một dự thảo hiến pháp cho Việt Nam trên những nền tảng này.

Một cách tổng quát, nền dân chủ Hoa Kỳ không cần tu chính hiến pháp, mà chỉ cần thay đổi luật bầu cử, sẽ trở nên tiến bộ và công bằng hơn.

Tuy nhiên chế độ lưỡng đảng là một định chế thoái hóa, bảo thủ và vô cùng khó khăn thay đổi. Đó là lý do tại sao tôi chủ trương rằng, một hiến pháp tương lai của Việt Nam phải bao gồm ngay từ khởi thủy, những ý niệm khai phóng nhất nhân loại đương đại, hầu tránh những thế lực bảo thủ tương tự Hoa Kỳ trong tương lai.

© LS Đào Tăng Dực

© Đàn Chim Việt

70 Phản hồi cho “Những khuyết điểm nền tảng của nền dân chủ Hoa Kỳ”

  1. Nguyễn Kim Nên says:

    3. Hoa Kỳ không phải là một chế độ chính trị đa đảng chân chính:

    Vấn đề này thì tùy thuộc vào định nghĩa thế nào là “đa đảng chân chính” (thật sự đa đảng)

    Đã từ lâu, người ta đã nói Mỹ, trên thực tế, là 1 chế độ lưỡng đảng. Nhưng điều này cũng đúng với hầu hết các quốc gia dân chủ tự do giàu mạnh trên thế giới, về mặt hành pháp. (2 đảng chính thay phiên nhau nắm quyền lãnh đạo)

    Về Lập pháp thì ở các nước dân chủ, nghị trường thường bao gồm 2 đảng chính đến 7-80%. Còn lại 20-30% là các đảng khác. Các đảng nhỏ và các dân biểu, nghị sĩ độc lập có thể gây ảnh hưởng rất hiệu quả lên chính sách của Hành pháp. Còn ở Mỹ thì 2 đảng CH và DC hầu như chiếm hết nghị trường.

    Có thể đây là 1 khuyết điểm ở Mỹ. Vì vậy có thể nói dân Mỹ chia ra làm 2 phe đối chọi nhau rất rõ rệt . Và khi tiếng nói của nhóm số 3 (không thích cả 2 đảng) không có thì nhóm này thường bỏ phiếu cho đảng nào gần với ý kiến của họ hơn. Cuộc bầu cử TT vừa rồi cho thấy rất rõ. Những nhóm quá khích hùa theo Donald Trump vì những phát biểu của ông này. Mặc dù khi Trump làm TT, chưa chắc ông ta sẽ có thể thực hiện tất cả những gì ông nói. Điều này không hay cho nước Mỹ, vốn phải gánh trách nhiệm lớn lao với toàn thế giới. Nhưng rất khó để thay đổi chính trường Mỹ thành 1 nơi có nhiều đảng phái nhỏ trong nghị trường.

    Nếu lưỡng đảng là định mệnh của nước Mỹ, thì 2 đảng lớn cần làm sao để bao gồm nhiều thành phần hơn, nhiều phái hơn, đại diện cho những quyền lợi khác biệt của các thành phần dân chúng trong đảng của mình.

  2. Vinh says:

    Tại sao những người chống Cộng cực đoan như Tien Ngu, UncleFox, noileo và nhiều người như bọn chúng thường chửi bới những ý kiến của người khác phê bình khuyết điểm của nước Mỹ, dù những ý kiến đó nói đúng sự thật?
    Lý do rất đơn giản. Vì với những người chống Cộng, chúng coi nước Mỹ là mẫu quốc, là nước mẹ, nước cha của chúng. Chúng cho rằng, những ý kiến phê bình khuyết điểm của nước Mỹ, dù những ý kiến đó nói đúng sự thật như là chửi mẹ, chửi cha của bọn chúng nó nên chúng bất chấp đúng sai, phải trái cứ thế chúng điên tiết lên lồng lộn, gào thét chửi bới người khác.
    Nước Mỹ rất may mắn và hãnh diện vì có một đám tay sai, côn đồ người Việt chống Cộng bảo vệ nước Mỹ đến người cuối cùng của bọn chúng.

    • Tien Ngu says:

      Trật!

      Anh Ngu chỉ khuyên bào nhỏ nhẹ, không hề chửi bới em cò mồi Vinh…

      Vinh à, bỏ cái thói mất dạy của giáo dục Cộng láo đi em. Hay ho gì đó?

      Đấy là một lời khuyên vô cũng…nhỏ nhẹ, nịch sự.

      Em lại chổng khu lên, ngậm phân phun anh Ngu phèo phèo, là sao?

      Mỹ nó mà chịu làm…mẫu quốc của anh Ngu thì cũng…lạy trời, anh Ngu may mắn.
      Còn Trung quốc mà nó làm mẫu quốc của anh, anh Ngu mới…thấy mẹ, chạy mất dép.

      Thông chưa, em?

      Số của em…hên, nên mới gặp được một người nịch sự, nói chuyện nhỏ nhẹ, có tình có lý như anh Ngu. Tiếp tục ngậm phân phun anh để…cãm ơn ấy à?

    • Tudo.com says:

      Dân chống cộng cực đoan bất chấp đúng sai nên Phúc niểng hay Phúc mza dze VN mới phát bẽo “bầu cử Mỹ không đúng cái quy trình”.

      Chứ dân chống Mỹ cực khổ như Vinh lúc nào cũng chấp hành đúng lệnh của Tầu cho nên cuộc bầu cử của trung ương csvn đã diển ra đúng cái quy. . .đầu của Trung Quốc.

  3. Minh Đức says:

    Trích: “người nghèo, người ít học, người da màu, người bị áp bức, luôn có khuynh hướng lười biếng, hoặc bận rộn không đi bầu.”

    Nhưng nếu cưỡng bách họ đi bầu khi họ không quan tâm đến ứng cử viên thì họ sẽ bỏ phiếu đại. Như vậy lá số của họ không có giá trị bao nhiêu và người được đắc cử chưa chắc đã là do đường lối của họ được dân ủng hộ mà chẳng qua là may mắn có nhiều người bỏ phiếu đại cho mình.

    Ông Obama thời chưa thành thượng nghị sĩ đã từng tham gia chương trình vận động người da đen đi bầu . Đó là nỗ lực của con người nhằm làm giảm sự bất công xã hội. Dạy cho người đó biết sự quan trọng của lá phiếu, ý nghĩa của việc chọn người.

  4. UncleFox says:

    _BẦU CỬ TỔNG THỐNG MỸ NĂM 2016 – MỘT CUỘC BẦU CỬ ĐẦY BẤT NGỜ VÀ XẤU XÍ” (Viển Vông)
    _”Sự mất dân chủ lớn nhất của Mỹ biểu hiện qua cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi là:
    Người có số lượng cử tri bầu cao nhất thì thất cự
    Người có số lượng cử trị bầu ít hơn thì trúng cự
    Từ đó thấy: Lá phiếu của toàn thể cử tri không quyết định ai trúng cử, ai thất cử mà lệ thuộc vào mấy trăm vị cử tri đoạn Thành ra việc yêu cầu cử tri đi bỏ phiếu chỉ là trò đùa, mị dân, đánh lừa dân chụng Đó là sự mất dân chủ nghiêm trọng nhất thế giới”. (Vẹm Bị Nạn)
    _”Nền dân chủ Mỹ có thực sự dân chủ ?” ( Cắt Dán ?)

    Thưa các đồng chí,
    Thưa các vị “lão thành Cách mạng”,

    Nhận thấy nước luật lệ bầu cử nước Mỹ chưa được “tiến lên tầm cao mới”, xã hộichẳng có “công bằng, dân chủ, văn minh” đừng nói chi đạt được “tư duy” “đỉnh cao trí tuệ loài người” nên tháng trước đảng ta có cử đồng chí Đinh Thế Huynh sang “tư vấn” cho họ bầu cử theo “phong cách” “dân chủ đến thế là cùng” của “luông tâm nhân loại” … Thế nhưng bất hạnh thay (cho nước Mỹ), bởi vị thời gian có hạn mà lãnh đạo Mỹ chưa có ai “trải nghiệm” qua “triết lý còi hụ” của giáo sư Nguyễn Hữu Liêm nên rất khó “quán triệt sâu sắc” “tư duy ưu việt” của đồng chí Đinh Thế Huynh cho được .
    “dự báo” rằng sau nhiệm kỳ này đồng chí Bí Trọng sẽ di dân sang Mỹ để chỉ đạo cho nước này bắt kịp ta trong “hồ sơ” bầu cử để không còn “khả năng” giãy chết nữa !
    Trân trọng gửi đến các đồng chí nghìn nụ hôn “cực đỉnh” theo “phong cách” Hồ Chí Minh .

  5. HN says:

    Bầu cử Mỹ công bằng, kỳ này khong phải chỉ là Trump thắng Clinton mà là người dân muốn loại bỏ hoàn toàn đảng Dân chủ khỏi Tòa Bạch Ốc và Tòa nhà Quốc Hội, họ giao Hành pháp và Lập pháp cho đảng Cộng hòa
    Đảng Dân chủ đã hoàn toàn mất lòng dân nên đả thảm bại

  6. noileo says:

    @Mai

    “Cũng như” sao đựoc! Khác nhau nhiều chứ !

    Ở Mỹ, người đại diện mà làm sai ý dân thì sẽ bị phạt, ít nhất là kỳ tới dân không bầu nữa

    Ở Việt nam xã nghĩa dưới ách cai trị của đảng cộng sản chân chính Hồ chí Minh/Nguyễn-ái-Quốc-phản-quốc/Nguyễn-Ái-Quốc-19-5-46-rước-Pháp-vào hà-nội-bán-nước-cho-Pháp/Nguyễn-Ái-Quốc-tay-sai-giăc-tàu-rức-giặc-Tàu-vào-Thăng-Long-mở-ra-một-thời-kỳ-bắc-thuộc-mới, thì các đại diện dân, dù có mười mươi làm sai ý dân, vẫn cứ tiếp tục làm đại diện dân, vì đã có đảng cộng sản chân chân chính Hồ-chí-Minh/ thu bảo phí, đã có giặc tàu bảo kê

    Chẳng hạn, đảng viên cộng sản chân chính Minh, đảng viên cộng sản chân chính Đồng (môi thâm vì thừong xuyên hút thuốc phiện và chơi đĩ do việt cộng Lê Đức Thọ cung cấp) đã cắt Hòang sa & Trừong sa của Việt nam dâng cho giặc tàu, một việc làm rõ ràng trái ý toàn dân Việt nam, rõ ràng trái ý tổ tiên Việt nam, đó là việt gian, phản quốc bán nước, tuy vậy, việt cộng Minh, tay sai giặc tàu, cha già của các đảng viên cộng sản chân chính Mao-ít Việt nam tay sai giạc tàu, tội phạm rước giặc tàu vào Thăng Long mở ra một thờ kỳ bắc thuôc mới, vẫn đuọc làm president eau cho đến mãn đời,

    —-

    Trích: “Ủa! nước Mỹ thường khoe khoang là nước dân chủ nhất thế giới, luôn luôn tôn trọng ý nguyện của người dân, ý dân là… ý trời. Vậy mà hiến pháp Mỹ lại quy định về bầu cử là một nhóm thiểu số (đại cử tri) “có quyền làm ngược ý dân”.
    Việt Nam bị lên án là mất dân chủ, nhưng nước Mỹ cũng như thế thì còn gì đâu nữa mà gọi là dân chủ. Và như thế thì làm sao nước Mỹ đi rao giảng và áp đặt dân chủ kiểu Mỹ cho các nước khác được. CHẤY NHÀ MỚI RA MẶT CHUỘT.”
    (đảng viên cộng sản chân chính tay sai giặc Tàu, Mai says , 13/11/2016 at 04:55)

  7. Viễn says:

    BÀ HILARRY THẤT BẠI VÌ BẦU CỬ MỸ KHÔNG DÂN CHỦ, KHÔNG CÔNG BẰNG?

    Viễn

    Trong một cuộc phát biểu trước các nhà tài trợ của Đảng Dân chủ mới đây, bà Hilarry Clinton đã tuyên bố rằng việc thất bại của bà có nguyên nhân quan trọng từ sự can thiệp quá mức của Cục điều tra liên bang Mỹ FBI. Bà nói rằng việc ông James Comey loan báo có thêm điều tra việc bà dùng email khi là ngoại trưởng chỉ vài ngày trước lúc bỏ phiếu đã chặn đà tiến của chiến dịch tranh cử.
    Nhiều người cho rằng, đây là một lời thanh minh của bà Hilarry Cliton cho thất bại cay đắng của bà trước ông Donal Trump. Tuy nhiên, nếu sói xét kĩ thì đây quả thực là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới thất bại của bà.
    Hãy hình dung xem, FBI tuyên bố mở cuộc điều tra trước thềm ngày bầu cử có 11 ngày. Ai cũng biết đây là thời điểm có ý nghĩa quyết định, là thời điểm mà cử tri Mỹ đang cân nhắc để đưa ra quyết định cuối cùng đó là sẽ bỏ phiếu cho ai, Donal Trump hay Hillary Clinton. Trong bối cảnh cuộc đua đang hết sức căng thẳng thì công bô quyết định điều tra của FBI chẳng khác nào một quả bom tấn đánh vào những nỗ lực của bà Hillary Clinton.
    Dù chưa biết kết quả điều tra thế nào, thực hư câu chuyện bà Clinton sử dụng email ảnh hưởng tới an ninh quốc gia ra sao nhưng người dân Mỹ chỉ cần biết FB đang mở cuộc điều tra đối với bà, thế là đã quá đủ để họ thay đổi quyết đinh. Những người định bỏ cho ong Trump chắc chắn vững niêm tin hơn còn những người đang lưng chừng chắc chắn sẽ nghiêng về ông Trump vì họ đâu muốn thấy một tổng thống lại bị dính líu liên quan tới An ninh quốc gia.
    Và như vậy là bà Clinton đã bị thất thế hơn so với ông Trump.
    Tất nhiên với những người sành chính trị thì có thể dễ dàng đánh giá rằng quyết định công bố điều tra của FBI nhằm vào bà Clinton và thời điểm này là chiêu bài chính trị nhằm tạo ưu thế cho ông Trump và đẩy bà Clin ton vào thế bất lợi.
    Đây là một hành động có chủ đích và chắc chắn đã được bàn thảo kĩ lưỡng chứ không phải tự nhiên, bột phát và tình cờ.
    Thế mới thấy rằng, bầu cử Mỹ đâu có khách quan và trung thực, công bằng như nhiều người nhầm tưởng.
    Nếu khách quan và công bằng thì đã không có quyết định điều tra của FBI về việc dùng email của bà Clinton vào lúc đó. Rõ ràng đằng sau quyết định này là vai trò cúa các ông trùm tài phiệt ủng hộ ông Trump rồi.
    Ai bảo rằng bầu cử của Mỹ là khách quan, công bằng và dân chủ?

    • Tien Ngu says:

      Trật!

      Theo anh Ngu thì bà Hillary bị thất cử là vì bả có cái cặp mắt…hí…

      Không biết mướn cò mồi Cộng láo VN nó bơm bà như bơm…Hồ chí Minh.

      Chỉ cần bỏi ra tí đô na, là bả mướn được cả trăm ngàn cò mồi Cộng láo VN, chúng cùng nhau …nổ, là bà Hillary chỉ có nước thua…cọp.

      Trump mí Comey nhầm nhò mẹ gì với cò mồi Cộng láo?

      Bả, thiệt nà…mắt hí.

      Bầu cử không có công bằng, tự do dân chủ, phải biết chơi mánh chớ?

      Hillary mai mốt có…tắ đèn mần nữa, nhớ nên mướn cò mồi …cắt dán nàm cố vấn.

      Thua cái gì nữa?

    • Dao Cong Khai says:

      Rất đồng ý!
      You cho rằng bà Clinton là thiệt thòi hả? You có biết đảng Dân Chủ và bọn tài phiệt Mỹ nó gom tiền ra vận động cho bà Clinton gấp mấy lần ông Trump không? Cái đó không phải là thiệt thòi của ông Trump sao? Biết bao nhiêu người Mỹ có tài và đạo đức hơn ông Trump và bà Clinton nhưng tại sao chỉ có những người được đảng Cộng Hòa và Dân Chủ giới thiệu ra ứng cử mới có hy vọng được làm tổng thống, dân độc lập không đảng phái tại sao người ta không có thể trở thành tổng thống? Đó không phải là cái thối nát nhất của nước Mỹ sao?

      Theo tôi được biết, tất cả mọi thượng nghị sĩ Mỹ đều có vô số những tay tài phiệt, chủ hãng xưởng lớn của Mỹ đứng sau lưng ủng hộ uy tín và tiền bạc để đắc cử hầu mang lại quyền lợi cho họ sau khi lên làm thương nghị sĩ. Ngay cả những chức vụ nghị sĩ, dân biểu tiểu bang hay nghị viên thành phố ở Mỹ cũng vậy; không có bọn tài phiệt và bọn truyền thông ủng hộ thì người ta khó mà đắc của được. Trong cuộc bầu cử này ông Trump còn bị truyền thông, TV Mỹ tấn công trong khi đó họ ủng hộ bà Clinton, và đó chính là những thắng lợi bà đó đạt được lúc đầu.

      Tôi thì tôi nghĩ khác, ông Trump chỉ được may mắn FBI nó chơi bà Clinton như thế; nhưng ngược lại ông Trump bị cả 2 đảng Cộng Hòa và Dân Chủ tấn công. Chính vì thế tôi thích ông Trump, vì ông ta là người Cộng Hòa nhưng ông ta gần như một ứng cử viên độc lập. Tôi bầu cho ông ta chỉ với mục đích giết bọn đảng phái của bà Clinton. Còn ông ta lên tổng thống làm được gì tôi chưa cần biết.

  8. hn says:

    T/G nói
    . Sự sai biệt giàu nghèo trong xã hội quá xa:
    Khi so với Úc và các quốc gia Tây Âu thì Hoa Kỳ thua hẳn trên phương diện này. Theo http://fortune.com/2015/09/30/america-wealth-inequality thì trong 55 quốc gia họ nghiên cứu, Hoa Kỳ đứng đầu về sự bất công giữa giàu và nghèo. Hoa Kỳ là một trong những quốc gia ít ỏi, kinh tế phát triển mà không có bảo đảm y tế hoàn vũ (universal medicare) như các cường quốc dân chủ khác, cho đến khi ObamaCare xuất hiện. Nhưng ObamaCare cũng chỉ là vá víu và không thể gọi là có tính hoàn vũ như tại Úc và các nước Tây Phương được.
    (ngưng trích)

    Nước Mỹ chênh lệc giầu nghèo quá xá, ấy thế mà con dân các nước khác: Tầu, Việt, Âu, Á.. đều nô nức xin chui vào cái xứ sai biệt giầu nghèo quá xá này, họ xếp hàng dài mấy cây số xin visa vào Mỹ…… điển hình là cựu Thủ tướng Anh Tonycũng xin vào định cư tại Mỹ, ông Dương văn Minh bên Tây, ông Nguyễn văn Thiệu bên Anh.. cuối cùng cũng mò vào cái xứ bóc lột cật lực này a ha ha …
    Đ

  9. Nguyễn Kim Nên says:

    2. Sự sai biệt giàu nghèo trong xã hội quá xa:

    Điều này rất đúng trong xã hội Mỹ . Những chính sách
    - giảm thuế cho giới giàu và siêu giàu
    - mức lương tối thiểu rất thấp (7.25 $US/hour)
    - vai trò của các công đoàn rất mờ nhạt, quyền lợi giới lao động khó phát triễn
    - trợ cấp xã hội ít ỏi, ngắn hạn

    Cùng lúc đó, những chính sách cần thiết cho 1 xã hội bình an, hòa hợp như bảo hiểm y tế toàn dân luôn bị chống đối gay gắt bởi những người bảo thủ vô cùng ích kỹ và vô lý.

    Súng ống bán tràn lan tạo điều kiện cho tội ác và tội phạm lan tràn. Điều này ảnh hưởng xấu đến giới trẻ di dân rất nhiều.

    Hố sâu ngăn cách giàu nghèo tạo ra bất ổn cho xã hội Mỹ. Người siêu giàu ở Mỹ có lối sống tuyệt đối xa hoa, hơn hẳn giới siêu giàu ở các nước Tây phương khác. Trong khi người không nhà, người nghèo khó và tội phạm ở Mỹ quá nhiều.

    1 vài chi tiết của Đào Tiến Sĩ hơi không chính xác trong tiểu đoạn này cần được đính chính như sau:
    - Universal medicare: không nên dịch là BH y tế hoàn vũ mà phải gọi là BH y tế toàn dân
    - các lý tưởng có khuynh hướng xã hội chủ nghĩa: nên dịch là khuynh hướng Dân Chủ Xã Hội (social democrat)
    - Nước Mỹ đã và đang rất mạnh về chủ nghĩa đa văn hóa trong vòng 40 năm nạy chớ không phải là yếu về mặt này .

    1 vài ý kiến khác:

    - Đại học miễn phí: Quá nặng cho ngân sách . Chính sách học trước (vay nợ), trả tiền sau là 1 chính sách giáo dục đại học thực tế hơn và vẫn mang tính trợ giúp có lợi cho sinh viên rất nhiều.

    Ở Mỹ thì có thể nói là Đặc Điểm hơn là Khuyết điểm. Vì người Việt Nam và những sắc dân quen chịu đựng, quen chịu khó, không quen xin xỏ thì vẫn vươn lên do chịu khó học hành, làm việc và dành dụm. 1 số thành phần dân chúng Mỹ quen thói ỷ lại lười biếng nên làm nhiều người bất mãn.

    Mỹ cũng là quốc gia đứng đầu hành tinh bảo vệ những giá trị nhân quyền, tự do, dân chủ nên gánh nặng ngân sách của Mỹ cũng rất lớn. Vì vậy cũng không thể đòi hỏi Mỹ thi hành chính sách Dân chủ Xã hội tuyệt đối như Hòa Lan, Thụy Sĩ, …

    • Việt tị nạn says:

      Bạn đùa à? Theo giới chống Cộng thì nước Mỹ cái gì cũng ưu việt nhất thế giới, tất cả các nước khác phải học tập để làm theo, thì làm gì có chuyện nước Mỹ bị nhiều khiếm khuyết như bạn nêu trong comment của bạn. Coi chừng bạn sẽ bị quy tội là CS nằm vùng hoặc dư luận viên của CS như Việt tị nạn, nếu bạn đang ở Mỹ thì coi chừng cái mạng sống của bạn sẽ bị những người chống Cộng vặt mất đấy.

      • Nguyễn Kim Nên says:

        Những khuyết điểm của nước Mỹ là những khuyết điểm của 1 xã hội tự do, văn minh, thịnh vượng và đóng vai trò lãnh đạo thế giới. Nước Mỹ sẽ tự thích nghi, tự thay đổi, tự diễn biến, tự chuyển hóa (chữ của Trọng Lú vì Trọng rất sợ mấy chữ này, nhưng nước Mỹ thì không ngừng thay đổi để tiến bộ)

        Xã hội “không có khuyết điểm” là xã hội year zero của Polpot.
        Xã hội “không có khuyết điểm” là xã hội “cách mạng văn hóa” của Mao Zedong.
        Xã hội “không có khuyết điểm” là xã hội của chủ tịt Kim Nhật Thành kính mến, Kim Young Ủn kính yêu, Kim Young Ỉn kính cẩn.
        Xã hội “không có khuyết điểm” là xã hội xhcn tự sướng vĩ đại của Minh, Duẩn, Thọ, Đồng, Nông, Trọng và bọn dư luận viên mạt hạng!

      • Tien Ngu says:

        Thưa cái giới…chống Cộng thiệt nà…bậy bạ…

        Bị Mỹ chơi tới bến, mà cái gì cũng…bơm Mỹ không hè.

        Anh Nghu đề nghị em cò mồi Cộng láo Việt …tị nạn, không nên ăn theo cái lũ…chi6ngt1 Cộng mà tị nạn nữa.

        ta về ta tắm ao…Vn Cộng láo, coi bộ khoẽ hơn. Tị nạn chi cho chúng chửi chớ?

      • HN says:

        Nước Mỹ ưu việt thật vì tại VN các đại gia, cán bộ gộc xếp hàng dài xin Visa vào Mỹ, chắc các bác đều biết cả

    • tonydo says:

      Thật thà, hiểu biết rộng, nhũn nhặn và hết sức lịch sự, qủa thật đàn anh là một vị trưởng thượng đáng nể.
      Kính!

    • Tan says:

      “vai trò của các công đoàn rất mờ nhạt, quyền lợi giới lao động khó phát triễn” Thật không đó?

      American Federation of Labor-Congress of Industrial Organizations (AFL/CIO) có thể vận động cho ứng cử viên nào họ muốn. Phiếu của họ có ành hưởng rất lớn kết quả bầu cử. Họ đấu tranh mạnh lắm, các công ty sợ họ lắm chứ.

      Trợ cấp xã hội ít ỏi, ngắn hạn? Bao nhiêu là vừa? V/C của ông bạn tôi hưởng trợ cấp đủ nuôi sáu (6) đứa con ăn học thành tài.

      • Nguyễn Kim Nên says:

        Hãy so sánh sức mạnh công đoàn ở các nước Pháp, Anh, Úc,… để thấy AFL/CIO không mạnh lắm đâu. Tuy nhiên đó là đặc điểm ở Mỹ. Các chánh phủ Mỹ, nhất là Cộng hòa theo đuổi chính sách “thân doanh nghiệp” rất nặng. Điều đó có những điều lợi và có những điều hại. Chẳng ai dám kết luận thế nào là hoàn hảo, đúng đắn (thân công đoàn hay thân doanh nghiệp).

        Trợ cấp xã hội ở Mỹ làm gì “đủ nuôi sáu (6) đứa con ăn học thành tài” (?) Ông nói đùa chăng ? Tuy nhiên, 1 lần nữa tôi nói lại, đây là đặc điểm ở Mỹ . Trợ cấp vừa phải thôi, trợ cấp nhiều và lâu quá thì sẽ tạo ra 1 tầng lớp lười biếng, ăn bám. Trợ cấp ít và ngắn hạn tuy có làm cho 1 số gia đình khó khăn, nghèo khổ. Nhưng người ta sẽ phải siêng năng làm việc hơn.

  10. UncleFox says:

    Từ những ngày mới lập quốc, các vị tổ phụ khai sinh ra nước Mỹ đã định ra cái luật bầu theo lối cử tri đoàn . Ngày nay đã lỗi thời nhưng vì dân chúng không tích cực vận động nên các nhà làm luật họ đã không đưa ra đề nghị để tu chỉnh . Và những người vai chính trong cuộc đua, họ không phàn nàn khi bị thua thì có những đứa vô can ở ngoài dèm xiểm một cách hết sức ngu ngốc để chẳng nói lên được cái gì .
    Còn những người biểu tình chống lại việc ông Trump thắng cử, mặc dù họ có quyền đó, nhưng lại là chuyện tào lao xịt bộp . Giá như các cuộc biểu tình này là để đòi dẹp lối bầu cử đặt ra từ mấy trăm năm trước thì tiếng nói của họ thật chính đáng khiến cho các ông bà nghị sĩ, dân biểu phải cuống đít lo việc sửa luật .
    Chẳng phải cuộc bầu cử TT vừa rồi người ta mới chơi trò vạch áo đối thủ cho toàn thế giới đếm sẹo .Thực ra “truyền thống” này đã có từ thời những cuộc tranh cử đầu tiên rồi . Cuối thế kỷ 20, ứng cử viên Bill Clinton bị phô ra các vết sẹo do bệnh “hoa tình” làm mọi người choáng váng . Thế nhưng chàng vẫn được bầu và được dân chúng yêu mến cho đến tận bi chừ .
    Tôi không ưa Bill Clinton, Donal Trump … vì ganh tỵ với cái số đào hoa của hai Lão . Tuy nhiên tôi cũng chẳng có tí đồng cảm nào dành cho các bà các cô sau khi hay tin hai Lão ranh này ra ứng cử TT thì mới lên tiếng rằng bị các nàng từng bị hai Lão ép liễu nài hoa hay bị sờ Lờ -ồn bất hợp pháp .
    Nhưng đấy là chuyện nước Mỹ và dân Mỹ . Còn mấy thằng kẩu nô ủng oẳng để đánh đồng rằng thì là nền Dân Chủ của Mỹ cũng chẳng hay ho gì hơn nền Dân Chủ Tập Trung của bọn cướp ngày ở làng Ba Đình, thì thực là thối lắm . Thối như cái xác con khô mắm nằm trong cái gọi là Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh vậy .

Phản hồi