Sự nghiệp chính trị gia đình Clinton
Năm 1992 ông Bill Clinton đảng Dân chủ, Thống đốc Arkansas tranh cử vào Tòa Bạch Ốc với Tổng thống đương nhiệm Bush cha thuộc Cộng hòa. Sau chiến thắng Vùng Vịnh tháng 2-1991, tức cuộc chiến Iraq lần thứ nhất ông Bush được ủng hộ cao tới 89% những tháng đầu năm 1992, ông hơn Clinton qua thăm dò nhưng kinh tế xuống nhiều khiến ông mất điểm xuống còn 40%. Tỷ lệ thất nghiệp đầu năm 1991 từ 6.4 tới tháng 10, 11 tăng lên 7.3, 7.4 (1), từ đầu tới cuối 1972 tăng từ 7.3 lên 7.4.
Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (2) thời Bush cha: Năm 1988 tỷ lệ 7.76, năm 1989 là 6.48, năm 1990 xuống 4.51, năm 1991 xuống 4.25, năm 1992 lên 6.66.
Với lời hứa hẹn sẽ tạo nhiều công ăn việc làm, Clinton đã thắng Bush cha ngày 3-11-1992, ngoài ra đảng Cộng hòa đã làm ba nhiệm kỳ (1981-1993) nên Bill càng dễ thắng: Clinton 370 phiếu cử tri đoàn, Bush cha 168, Ứng cử viên độc lập Ross Perrot không phiếu nào. Phiếu phổ thông Clinton 44,909,806 (43%), Bush cha 39,104,550 (37.4%), Ross Perrot 19,743,821(18.9%)
Nhiệm kỳ sau, năm 1996 Bill Clinton thắng Bob Dole (CH): Clinton 379 phiếu ctđ, Bob Dole 159 và hơn đối thủ này 8 triệu 200 ngàn phiếu phổ thông, ông được cử tri tín nhiệm thêm 4 năm nữa.
Bill Clinton nhậm chức đầu năm 1993, với chính sách mới tạo công ăn việc làm khiến tỷ lệ thất nghiệp giảm dần: đầu 1994 tỷ lệ là 6.5 cuối 1994 xuống còn 5.5, suốt năm 1995 tỷ lệ vào khoảng 5.5, suốt năm 1996 tỷ lệ khoảng 5.3, năm 1997 từ 5.3 xuống còn 4.7, năm 1998 từ 4.6 xuống còn 4.4, năm 1999 từ 4.3 xuống còn 4.0, năm 2000 từ 4.0 xuống còn 3.9…
Thời Bill Clinton tỷ lệ tăng trưởng tương đương với thời Tổng thống tiền nhiệm: năm 1993 tỷ lệ 5.0, năm 1994 là 6.31, năm 1995 là 4.32, năm 1997 lên 6.5, năm 1998 là 6.11, năm 1999 lên 6.44, năm 2000 xuống 5.50.
Tuy nhiên nợ quốc gia lại tăng hơn trước, trong khi 4 năm dười thời Bush cha từ 1988 tới 1992 lần lượt là 2,857 tỷ, 3,233 tỷ, 3,665 tỷ, 4,056 tỷ. Sang thời Clinton từ 1993 tới 2000 nợ tăng dần như sau 4,411 tỷ, 4,693 tỷ, 4,974 tỷ, 5,225 tỷ, 5,413 tỷ, 5,526 tỷ, 5,656 tỷ, 5,674 tỷ (3).
Nhìn chung dưới thời Clinton kinh tế thịnh vượng, một phần do chính sách của ông nhưng cũng nhờ hên nhiều vì sự bùng nổ của internet, hightech…Chứng khoán tăng vọt, nhiều người làm giầu, thí dụ đầu tư 10,000 đồng vào One Group Mid Cap Growth Fund giữa năm 1990 tới giữa năm 2000 nó sẽ thành 64,500. Đầu tư 10,000 vào One Group Large Cap Growth Fund đầu năm 1992 tới giữa năm 2000 sẽ thành gần 50,000., như thế một lời 5, lời 6 trong vòng 7, 8 năm. Những năm cuối nhiệm kỳ hai, Bill Clinton bị ra hầu tòa vì hai vụ án tình dục gây nhiều tai tiếng nhưng không bị đàn hạch.
Trong giai đoạn này, TT Bill Clinton đã chuẩn bị cho tương lai của bà Đệ nhất phu nhân Hillary, chính phủ giúp người da đen rất nhiều, nhất là cải thiện trợ cấp (especially welfare reform). Năm 2015 trong cuộc tranh cử sơ bộ nhiều người da đen đã dơ cao tấm biển ngữ lớn và dài nói nói “chúng tôi nhớ ơn gia đình Clinton mãi mãi “we are forever grateful” Nữ văn sĩ da đen Toni Morrison, đoạt giải Nobel văn chương 1993 đã ca ngợi TT Clinton “Ông là Tổng thống da đen đầu tiên của chúng tôi” (The first black President) để nhớ ơn ông.
Năm 2000, Clinton hết nhiệm kỳ, phó TT Al Gore đại diện Dân chủ ra tranh cử với Bush con, Thống đốc tiểu bang Texas . Mặc dù thăm dò cho thấy Gore có ưu thế hơn đối thủ 5% nhưng cuối cùng Bush đắc cử với 271 phiếu cử tri đoàn (nhờ thắng tại Florida hơn Gore 537 phiếu phổ thông), ông thua Gore hơn nửa triệu phiếu phổ thông.
Sáng ngày 11 tháng 9-2001, nhóm khủng bố Al Qaeda cướp máy bay dân sự đánh sập tòa tháp đôi World Trade Center khiến ba ngàn người tử vong và gây thiệt hại cho nền kinh tế khoảng ba ngàn tỷ. Biến cố này đã khiến cho TT Bush con mở hai cuộc chiến tranh lớn chống khủng bố tại Afghanistan bắt đầu từ ngày 7 tháng 10 năm 2001 và Iraq ngày 20-3-2003 khiến cho Mỹ sa lầy hàng chục năm sau đó.
Năm 2004 Bush con tái đắc cử nhiệm kỳ hai, ông thắng Kerry với 286 phiếu cử tri đoàn, Kerry 251, phiếu phổ thông Bush hơn Kerry 3 triệu phiếu. Suốt hai nhiệm kỳ của TT Bush con tỷ lệ thất nghiệp rất khả quan, có phần thấp hơn thời Clinton:
Năm 2000 từ tháng 1 cho tới cuối năm tỷ lệ thất nghiệp chỉ có 4 chấm
Năm 2001, từ 4.2 tháng 1 lên tới 5.7 tháng 12
Năm 2002 từ 5.7 tháng 1 lên 6 chấm tháng 12
Năm 2003 từ 5.8 tháng 1 xuống 5.7 tháng 12
Nhiệm kỳ hai (2004-2008),
Năm 2004 từ 5.7 tháng 1 xuống 5.4 tháng 12,
Năm 2005 từ 5.3 tháng 1 xuống 4.9 tháng 12,
Năm 2006 từ 4.7 tháng 1 xuống 4.4 tháng 12,
Năm 2007 từ 4.6 tháng 1 tới 5 chấm tháng 12,
Năm 2008 từ 5 chấm tháng 1 lên 7.3 tháng 12 (trung bình 5.8)
Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế:
Năm 2001 ảnh hưởng của khủng bố khiến tỷ lệ xuống còn 2.2, năm 2002 lên 3.76, năm 2003 lên 6.42, năm 2004 xuống 6.31, năm 2005 tăng 6.25, năm 2006 xuống 5.12, năm 2007 xuống 4.4, năm 2008 xuống âm gần -1 chấm (-0.92) do ảnh hưởng khủng hoảng thị trường địa ốc.
Nhưng nợ quốc gia tăng nhiều hơn chính phủ trước:
Năm 2000 nợ tăng lên 5,674 tỷ, năm 2001 nợ 5,807 tỷ, năm 2002 :6,228 tỷ, năm 2003: 6,783 tỷ, năm 2004: 7,379 tỷ, năm 2005: 7,933 tỷ, năm 2006: 8,507 tỷ, năm 2007: 9,008 tỷ, năm 2008: 10,025 tỷ.
TT Bush con đánh khủng bố quá đà, tỷ lệ thất nghiệp thấp so với các nhiệm kỳ trước và sau ông. Khi thị trường địa ốc bị khủng hoảng, kinh tế suy thoái trầm trọng (recession) vào cuối nhiệm kỳ, người ta đổ lên đầu ông Bush như trăm dâu đổ đầu tằm. Họ nói vì ông sa lầy hai cuộc chiến tranh mà nền kinh tế suy sụp, gọi ông là TT tồi tệ nhất nhưng khi ông mang lại công ăn việc làm cho mọi người suốt 8 năm thì không ai nói tới (tôi không bênh vực Bush con, năm 2000 tôi không bầu cho ông ấy mà bỏ cho Gore). Sự thực kinh tế Mỹ thường mươi mười lăm năm khủng hoảng một lần, thời TT Clinton thịnh vượng nay nó rơi vào ai người nấy chịu.
Trong khoảng thời gian này bà Hillary Clinton ra ứng cử và thành Thượng nghị sĩ tiểu bang Nữu ước từ 2001 tới 2009 để lấy uy tín ra tranh cử Tổng thống năm 2008. Từ ngày ra khỏi tòa Bạch Ốc, Bill Clinton đi du thuyết, tham gia các chương trình talk show và cho biết đã thu được lợi tức lớn hàng trăm triệu.
Đầu năm 2008 bà Hillary tranh cử sơ bộ đảng Dân chủ với ông Obama, Thượng nghị sĩ Illinois , người da đen đầu tiên ra ứng cử sơ bộ. Đây là lần đầu tiên một người phụ nữ và một người da đen tranh cử làm ứng cử viên đại diện đảng. Khi Obama, một người vô danh ra tranh cử với Hillary, người ta tưởng họ đưa ông ra làm cò mồi chẳng lẽ để Hillary độc diễn.
Cuộc tranh cử sơ bộ đảng Dân chủ giữa bà Hillary và ông Obama rất gay go từ đầu cho tới giữa năm thì kết thúc. Hillary Clinton thua Obama nhưng vẫn ra sức tranh dành đến cùng. Các Thượng nghị sĩ, thống đốc Dân chủ ủng hộ Obama, đảng ủng hộ Obama ép Hilary phải nhường bước. Trong khi hai người chạy đua nước rút, một vài vị chức sắc, siêu đại biểu Dân chủ lên tiếng yêu cầu Hillary phải chấp nhận thua cuộc nhường bước cho Obama để tránh chia rẽ trong đảng.
Cuối cùng Obama được 1,794 phiếu cử tri đoàn, Hillary Clinton được 1,732 phiếu ctđ. Tuy Obama hơn phiếu Clinton nhưng cả hai đều không đủ số phiếu đòi hỏi 2,117. Tại Đại hội đảng từ 25 tới 28-8-2008, Obama được 487 phiếu siêu đại biểu thành 2,272 phiếu đủ số phiếu đòi hỏi (2,117) thành ứng cử viên chính thức, Hillary Clinton được 246 phiếu Sđb thành 1,978. Về phiếu phổ thông Hillary Clinton hơn Obama 270 ngàn (17,857,501 so với 17,584,692) nhưng không được tính tới. Đảng Dân chủ có phiếu siêu đại biểu của các vị chức sắc lớn, họ muốn bầu cho ai thì bầu, họ có thể lựa ứng cử viên đại diện theo ý mình, luật lệ này của Dân chủ rất là phản dân chủ.
Dân chủ cổ võ Obama hết mình, các chức sắc đảng như Thượng nghị sĩ Kennedy, John Kerry ủng hộ Obama, các siêu đại biểu của đảng cũng yểm trợ Obama. Người ta cho rằng Dân chủ chọn Obama vì muốn ngăn cản không cho ông Bill Clinton trở lại toà Bạch ốc và vì Clinton-Hillary chỉ nghĩ tới quyền lợi của gia đình chứ không nghĩ tới quyền lợi đảng. Có lập luận nói họ không cho Hilary thắng cử vì sợ một người đàn bà sẽ không thể thắng được ông John McCain.
Nhiều người chê Hillary Clinton tham vọng quá lớn, gia đình bà đã ở tám năm trong tòa Bạch Ốc.
Sau bao năm chuẩn bị, cuối cùng ký cóp cho cọp nó xơi, mọi nỗ lực của gia đình Clinton tan như mây khói. Mấy ai học được chữ ngờ, bà Clinton gia đình giầu có, nổi tiếng, tám năm Đệ nhất phu nhân, tám năm Thượng nghị sĩ, lại chịu thua một người da đen nghèo, vô danh không ai biết tới. Số người ủng hộ Hillary bất mãn cho là đảng cố tình gạt Hillary ra để đưa Obama lên, có khoảng 18 triệu cử tri bất mãn phản đối dữ dội và tuyên bố sẽ dồn phiếu cho Cộng Hoà. Đảng Dân chủ và Obama đã dàn xếp với Hillary để nhờ bà trấn an những người bất mãn đổi lại ông sẽ trả cho bà số nợ 18 triệu (mà Hillary vay thêm để tranh cử) nhờ đó mà Dân chủ mới thoát cơn chia rẽ nội bộ có lợi cho Cộng Hoà. Cuối cùng bà Clinton thất vọng nói: con đường ứng cử Tổng thống không còn, nhưng thực ra không bao giờ chịu bỏ cuộc.
Trong cuộc bầu cử TT 2008, Obama thắng Thượng nghị sĩ McCain dễ dàng được 365 phiếu cử tri đoàn so với 173 phiếu của McCain, ông cũng hơn McCain gần 10 triệu phiếu phổ thông. Dân chủ cũng nắm luôn cả Quốc hội với 57 ghế Thượng viện và 256 ghế Hạ viện. Nhiệm kỳ sau 2012, Obama thắng Mitt Romney về phiếu cử tri đoàn tỷ lệ 332 trên 206 và hơn Mitt Romney khoảng 5 triệu phiếu phổ thông.
Năm 2008 là cơ hội thuận lợi nhất cho Hillary Clinton để bà có thể trở thành nữ Tổng thống đầu tiên: Cộng hòa đã làm hai nhiệm kỳ, bị mất lòng dân. Người ta quá chán cuộc chiến sa lầy Iraq nhất là trước ngày bầu cử vài tuần, thị trường tài chính sụp đổ, có nguy cơ khủng hoảng kinh tế, vả lại McCain đại diện Cộng hòa chẳng sáng giá gì cho lắm… Dù Dân chủ đưa ai ra cũng có nhiều khả năng thắng cử. Dịp may ngàn năm một thuở chỉ đến có một lần, không bao giờ trở lại.
Thế mới biết con người ta dẫu khôn đến mấy cũng không ai khôn hơn được Ông Trời!
Năm 2008 Obama thắng cử Tổng thống trước bao nhiêu kỳ vọng, mong đợi của mọi người, ông hứa hẹn một sự thay đổi toàn diện, giới trẻ ủng hộ Obama nhiệt tình. Năm 2009 Tân tổng thống Obama nhậm chức, ông bail out mấy ngàn tỷ, mượn công quỹ cứu nguy thị trường tài chính nhưng tỷ lệ thất nghiệp tăng nhiều trong nhiệm kỳ đầu, nhiệm kỳ hai có giảm dần:
Tháng 1-2009 tỷ lệ thất nghiệp 7.8, tháng 12-2009 tăng lên 9.9, trung bình 9 chấm
Năm 2010 từ 9.7 tháng 1 xuống 9.4 tháng 12, trung bình 9.6
Năm 2011 từ 9.1 tháng 1 xuống 8.5 tháng 12, trung bình 8.9
Năm 2012 tháng 1 tỷ lệ 8.3 cuối năm 7.9
Năm 2013 tháng 1 tỷ lệ 8. cuối năm 6.7
Năm 2014 tháng 1 tỷ lệ 6.6 cuối năm 5.6
Năm 2015 tháng 1 tỷ lệ 5.7 cuối năm 5.0
Năm 2016 tháng 1 tỷ lệ 4.9 cuối năm 4.9
Hai năm sau khi Obama nhậm chức, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao những năm 2009, 2010, 2011 khiến người dân vô cùng bất mãn họ biểu tình ầm ĩ. Khi tranh cử ông hứa hẹn quá nhiều, người ta tưởng ông có phép lạ cứu nguy kinh tế nhưng tình hình ngày càng tệ hại. Trong kỳ bầu cử bán phần Quốc hội họ bầu cho Cộng hòa thêm 6 ghế Thượng viện thành 47 ghế (41+6) và thêm 63 ghế Hạ viện thành 242 ghế, Dân chủ mất 63 ghế thành thiểu số 193 (256-63).
Năm 2012 họ bầu cho Obama tiếp tục nhiệm kỳ hai để ông hoàn tất chương trình bảo hiểm Affordable care act mà ta thường gọi là Obamacare. Sang năm 2014 tình hình không mấy khả quan về mọi mặt, trong kỳ bầu cử bán phần Quốc hội này người dân biểu lộ sự bất mãn, phẫn nộ bằng dồn phiếu cho đảng đối lập cả Thượng viện, Hạ Viện và bầu Thống đốc tiểu bang.
Cộng hòa chiếm thêm 13 ghế Hạ viện thành 247 ghế (234+13), 51%, Dân chủ mất 13 ghế thành 188, 45%
Tại Thượng viện Cộng hòa thêm 9 ghế thành 54 ghế (45+9), Dân chủ mất 9 ghế còn 44 (53-9).
Ngoài ra bầu Thống đốc tiểu bang Cộng hòa thêm 2 ghế thành 31(29+2), Dân chủ mất 3 ghế, 2 cho Cộng hòa và một cho đảng thứ ba còn 18 (21-3).
Đây là lần đầu tiên kể từ 10 năm qua, Cộng hòa lại nắm Lưỡng viện Quốc hội, lần đầu tiên từ ngày Obama nhậm chức Dân chủ thảm bại tại cả Thượng viện, Hạ viện và Thống đốc tiểu bang. Sự kiện tiên đoán cho thấy số phận của Dân chủ năm 2016 coi như đã được quyết định rồi. Các vị chức sắc trong đảng cần nghiên cứu lại xem đường lối chính sách của mình còn hợp thời hay không, có đáp ứng nguyện vọng của người dân không?
Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế suốt hai nhiệm kỳ (2009-2016) như sau:
Năm 2009 tỷ lệ 0.11%, năm 2010 tỷ lệ lên 4.56, năm 2011 tỷ lệ 3.64, năm 2012 tỷ lệ 3.24, năm 2013 tỷ lệ 4.31, năm 2014 tỷ lệ 4.07, năm 2015 tỷ lệ 3.00, năm 2016 tỷ lệ 2.51.
Nợ quốc gia tăng cao dữ dội hơn trước nhiều.
Năm 2009 nợ 11,910 tỷ, năm 2010 tăng thành13,562 tỷ, năm 2011 nợ 14,790 tỷ, năm 2012 nợ 16,066 tỷ, năm 2013 nợ 16,738 tỷ, năm 2014 nợ 17,824 tỷ, năm 2015 nợ 18,151 tỷ, năm 2016 nợ 19,573 tỷ cao hơn Tổng sản lượng QG (18,651)
Nhìn chung nền kinh tê thời TT Obama tồi tệ hơn thời Bill Clinton và Bush con, tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn, chưa bao giờ đạt 5 chấm trong khi thời Clinton và Bush đã đạt 6 chấm. Tỷ lệ thất nghiệp cao hơn thời Bush và Clinton rất nhiều, sau 8 năm mới tụt xuống 4.9 chưa bao giờ được 4 chấm. Nợ nần khủng khiếp, tăng gấp 2 lần thời Bush con và gấp 4 lần thời Bill Clinton.
Thời gian này, Hillary Clinton nhận lời mời của Obama đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng ngoại giao năm 2009 và trở thành Bộ trưởng ngoại giao thứ 67 của Hoa kỳ, trước đó là bà Rice thời TT Bush và sau năm 2013 là ông John Kerry. Bà Hillary cũng là Đệ nhất phu nhân đầu tiên tham gia nội các chính phủ. Thời gian làm ngoại trưởng từ 2009 tới 2013, bà đã trổ hết nghị lực tài năng để trở thành nhà ngoại giao lỗi lạc chuẩn bị cho bước đường chính trị sau này.
Cuối nhiệm kỳ của TT Obama, hai đảng Cộng hòa, Dân chủ chuẩn bị tranh cử Tổng thống thứ 45, gia đình Clinton trả lời phỏng vấn dè dặt về việc tham gia ứng cử kỳ này. Bill Cinton cho biết phu nhân ông chưa có quyết định nhưng người ta cũng đoan biết bà Hillary đã chuẩn bị trở lại cuộc chạy đua, bà đã làm hai nhiệm kỳ Thượng nghị sĩ, bốn năm Bộ trưởng ngoại giao, một chức vụ được coi là cao nhất trong nội các.
Cuộc tranh cử sơ bộ bắt đầu thủ tục từ tháng 2-2015, phía Cộng hòa tính tới 23-3-2015 tổng cộng có 17 ứng cử viên ghi danh và bắt đầu tranh cử nội bộ. Phía Dân chủ ngày 12-4-2015 có 6 ứng cử viên sơ bộ.
Tranh cử sơ bộ phía Dân chủ đơn giản hơn Cộng hòa vì số người tham gia ít hơn, phía Cộng hòa gay go hơn. Từ cuối năm 2015 và đầu 2016 người ta đã tiên đoán ông Trump sẽ đại diện Cộng hòa và bà Clinton sẽ là ứng cử viên Dân chủ. Sau một năm tranh cử gay go, tới hạ tuần tháng 7-2016, ông Trump và bà Clinton được Cộng hòa và Dân chủ đề cử làm đại diện đảng.
Theo thăm dò Clinton hơn Trump nhiều, trước đó một năm, vào giữa tháng 7-2015, RealClearPolitics cho hay bà Clinton hơn Trump tới 20% (53/33). Có lẽ vì phóng đại quá lố sợ lộ liễu nên từ tháng 9-2015 tới tháng 7-2016 họ rút xuống còn từ 3% tới 7%. Trong bốn tháng tranh cử ráo riết từ tháng 7 tới tháng 11-2016 giữa Cộng hòa Dân chủ, Clinton vẫn cao hơn Trump nhiều qua thăm dò. Đại đa số báo chí, TV đều loan những tin bất lợi, đánh phá Donald Trump tối đa, hầu hết yểm trợ cho Dân chủ. Những người ủng hộ Trump đều không tin truyền thông, phía Clinton tràn trề hy vọng thắng lợi, bà tươi cười lạc quan tin chắc sẽ thành nữ Tổng thống đầu tiên sau bao năm mong đợi.
Như đã nói trên năm 2008 là thời cơ thuận lợi nhất cho Clinton, người dân quá chán Cộng hòa, họ đã làm hai nhiệm kỳ, McCain không có gì sáng giá nhưng đáng tiếc bà không được đảng cử ra làm đại diện. Nay tám năm sau cơ may không còn nữa, Dân chủ đã làm hai nhiệm kỳ là lúc phải nhường lại cho đối lập, nó như một đạo luật bất thành văn. Một đảng muốn làm ba nhiệm kỳ nó khó hơn trúng số, từ 63 năm qua chỉ có một trường hợp đặc biệt duy nhất một đảng làm ba nhiệm kỳ thời Reagan, Bush cha (Cộng hòa 1981-1993) vì Reagan là một vị Tổng thống được xếp vào hàng ngoại hạng.
Tại cuộc tranh luận cuối cùng của hai ứng cử viên vào tối 19-10-2016, người điều hợp viên (moderator) ra vẻ ái ngại cho Donald Trump nói đây là cơ hội cuối cùng của ông để có thể thay đổi cục diện cuộc chạy đua. Ông ta nói sai, đây không phải cơ hội cuối cùng cho Donald Trump, cũng không phải cơ hội cuối cùng của Clinton, mà cơ hội cuối cùng của bà đã qua từ 8 năm về trước.
Một điều đáng buồn cho đảng Dân chủ là họ đang đứng bên bờ vực thẳm mà hoàn toàn không hay biết gì. Tổng thống Obama, ứng cử viên Clinton hân hoan sung sướng chờ ngày chiến thắng huy hoàng và rồi ngày 8-11-2016 đã tới. Clinton đã chuẩn bị cho đốt pháo bông, mở đại tiệc mừng ngày vinh quang mà bà mong đợi từ 16 năm qua.
Nửa đêm mồng 8-11, tin Donald Trump thắng cử Tổng thống Mỹ lần thứ 45 y như quả bom làm rung chuyển nước Mỹ, sự thật phũ phàng khiến cả thế giới bàng hoàng vì truyền thông sai bét. Cùng với bản tin sét đánh này, Quốc hội vẫn nằm trong tay Cộng hòa, họ chỉ mất 5 ghế Hạ viện (241/194) và hai ghế Thượng viện (51/46), tại địa phương Cộng hòa lấy thêm ba ghế Thống đốc thành 34 (31+3), Dân chủ chỉ còn 15 ghế (18-3).
Người thì nói TV, báo chí lưu manh, bất lương đã bị mua chuộc, kẻ nói họ chỉ đoán mò vô căn cứ, có người cho là truyền thông đã bị người dân đánh lừa, họ nói bầu cho Dân chủ nhưng vào phòng phiếu họ bầu cho Cộng hòa…đúng hay sai thì cũng là chuyện đã rồi.
Y như Cộng hòa 8 năm trước đây, năm nay 2016 Dân chủ tan như xác pháo, một thảm bại lớn nhất trong mấy thập niên gần đây mà họ đã không ngờ tới. Cách đây hai năm, Dân chủ đã thảm bại trong cuộc bầu cử bán phần Quốc hội 2014, nó đã báo trước con đường bi đát mà họ đang bước tới. Dân chủ đã không nghiên cứu lại đường lối chính sách sao cho hợp với nguyện vọng, ý muốn của người dân mà vẫn lạc quan mang nhiều ảo tưởng vĩ đại vào thắng lợi cuối cùng.
Clinton đổ lỗi cho Giám đốc FBI làm bà thất cử, có người cho là bà gian dối, người thì nói vì Clinton khinh địch tưởng Donald Trump chỉ là đồ bỏ…. nhưng thực ra cử tri đã chủ tâm loại bỏ Dân chủ ra ngoài vòng chính trị ngay từ năm 2014. Họ đã chờ đợi cơ hội này, dù FBI có tuyên bố mở lại điều tra hay không cũng chẳng gỡ cho bà Clinton một nước cờ bí. Nay mộng vàng tan vỡ làm trăm mảnh, dù đổ lỗi cho ai cũng không thể quay ngược lại mũi kim đồng hồ.
Một tuần lễ sau ngày bầu cử, TT Obama công du Âu Châu lần cuối, trước khi về Mỹ, ông ghé thăm nước Đức. Trong lời tuyên bố với bà Thủ tướng Merkel, TT Obama chỉ trích người dân Mỹ vì muốn đổi thay mà bất kể hậu quả như thế nào, cho tới giờ phút này ông vẫn mang ảo tưởng về tài lãnh đạo của mình. Thật vậy, dưới sự lãnh đạo tuyệt vời của ông đảng Dân chủ đã tan tành như xác pháo ngày 8-11-2016.
Cách đây mấy năm, có bản tin nói ông Bill Clinton học thiền, ông có mời một vị thầy Trung Hoa về dậy, có lẽ ông cũng đã mệt mỏi với cuộc tranh bá đồ vương và gần gũi với ý nghĩa sắc sắc không không, vô thường nhà Phật.
Gia đình Clinton xuất thân nhà nghèo từ một tiểu bang nhỏ miền nam nước Mỹ, họ không thuộc gia tộc danh giá, giầu có thế lực như dòng họ Kennedy, nhà Bush.
Sự nghiệp chính trị của gia đình Clinton khởi đầu từ ngày 3-11-1992 và kết thúc ngày 8-11-2016, vừa tròn 24 năm, một phần tư thế kỷ.
Nay thì chẳng còn gì, có chăng chỉ để lại một tiếng vang…
Vang bóng một thời
Mùa Thanksgiving 2016
© Trọng Đạt
© Đàn Chim Việt
————————————————–
(1) US unemployment rate
http://research.stlouisfed.org/fred2/data/UNRATE.txt (U.S. Department of Labor: Bureau of Labor Statistics)
(2) http://www.multpl.com/us-gdp-growth-rate/table/by-year
(3) National debt by years
https://www.thebalance.com/national-debt-by-year-compared-to-gdp-and-major-events-3306287
(4) US unemployment by year
http://data.bls.gov/timeseries/LNS14000000
Ông LMC nói
“Điều quan trọng không kém là, KHÔNG thể chỉ dựa vào các con số thống kê báo cáo “lạnh lùng đến vô cảm” để lý giải tất cả moi diễn tiến trong xã hội con người được.”
(hết trích)
Thưa ông trong bài này tôi chú trọng vào v/đ kinh tế và khi nói tới kinh tế phải có dẫn chứng cơ bản về tỷ lệ tăng trưởng, tỷ lệ thất nghiệp, nợ quốc gia …
Thí dụ như trong bài muốn nói về kinh tế thời Obama phải so sánh các lãnh vực thất nghiệp, tăng trưởng … với các chính phủ trước để có cái nhìn khách quan vô tư hơn
Cái khó là v/đ phải được trình bầy không thiên kiến, muốn vậy phải có tài liệu, dữ kiện khách quan hơn là nói khơi khơi không có bằng cớ
TĐ
Đúng như vậy ! Trong nhiệm kỳ sau cùng của OBAMA,quốc hội đả thuộc về Đảng Cọng Hòa,đó củng chính là “điềm ” báo hiệu kết quả cuộc bầu cử sắp tới! Obama nói hay,8 năm lảnh đạo going như “cảnh phim” đả hạ màn,mà không để lại một ấn tượng nào cả trong long khán giả ! Ở Trung Đông Mỹ “lép vế” trước một Putin trổi dậy (vụ Syrie có vủ khí hóa học). Ở Biển Đông thì Tàu Cộng chiếm gần hết ! Vì thế mà khẩu hiệu tranh cử “làm cho Nước Mỷ vĩ đại lại” của Trump trở thành có lý và dẩn đến chiến thắng.!
Đến giờ thứ “25″ mà Obama cứ tưởng trong mơ ,đi đâu củng cổ động cho bà Clinton,không ngờ cùng-dắt -nhau xuống hố cả ! Đảng Dân chủ thảm bại cả hành pháp lẩn lập pháp sau 8 năm cầm quyền của Obama. Cám ơn Trọng Đạt đả cho một bài viết đầy tư lieu.
Đúng vậy , Obama dắt tay Clinton đưa Dân chủ xuống hố cả đám, Dân chủ trắng tay rồi, cùi không cợ lở, quậy tứ lung tung: hết đòi đếm lại tới đòi bầu lại, đòi “điều cha” Nga hack vào hệ thống điện toán DC….
Nay những bản tin đánh phá Trump vẫn tung hoành, chết không chừa, họ chỉ làm người dân ghét thêm, càng thêm thê thảm
Thưa tác giả Trọng Đạt,
Tôi mới đọc ở đâu đó có lời khuyên là, nên viết giản dị dễ hiểu, nhất là tránh những con số làm hoa mắt nhức đầu người đọc. Tôi thấy nhiều người trong đó có tôi, hay thích dẫn chứng bằng các con số thống kế báo cáo, các đoạn dẫn chứng dài dòng, khiến thiên hạn chán nản, phản cảm.
Suy cho cùng điều này hoàn toàn đúng, bởi các bài viết mang tính khảo cứu hàn lâm, KHÔNG có chỗ đứng trong các diễn đàn mở bình dân như kiểu Đàn Chim Việt. Bởi thế các “còm-sĩ” thường viết các bình phẩm mang tính tiêu cực trong bài viết rất công phu của Trọng Đạt.
Điều quan trọng không kém là, KHÔNG thể chỉ dựa vào các con số thống kê báo cáo “lạnh lùng đến vô cảm” để lý giải tất cả moi diễn tiến trong xã hội con người được.
Chẳng hạn người Mỹ thua trận ở VN bởi họ quá chú trọng đến thống kê báo cáo mà bỏ quên đi yếu tố tâm lý. Đó là khuynh hướng thời thượng thời đó thiên tả, nhất là thành phần trí thức thành thị. Rồi tự ái dân tộc khiến người ta dù nhận viện trợ Mỹ nhưng vẫn bài bác Mỹ … Các binh sĩ lẫn sĩ quan trẻ Mỹ đến VN đã không được chuẩn bị tâm lý đầy đủ khi tham gia chiến tranh nhân dân kỳ cục ở đó. Cho nên dù nhân vật lực dồi dào, văn minh tiến bộ vượt bực, nhưng vẫn vấp phải sức đề kháng dai dẳng làm hao mòn sinh lực và ý chí của phía Mỹ, nên bị sa lầy phải tính chuyện rút lui trong danh dự ! Chiến tranh ở VN khác hẳn với chiến tranh ở bán đảo Cao Ly (Triều Tiên; Hàn quốc).
Trở lại bài chủ, chúng ta không thể chỉ chú ý đến nội tình kinh tế tài chính, thất nghiệp … ở Mỹ, mà phải để mắt đến tình hình thế giới, điển hình như trong thời tổng thống Ronald Reagan (1981-89) được nối tiếp bằng Bush cha (1989-93) của đảng Cộng Hoà, bởi sự khủng hoảng nhân sự lãnh đạo của Liên Xô và cuối cùng là sự xuất hiện của nhà đại cải cách Gorbachov (1985) giúp cho giải trừ Chiến tranh Lạnh vào cuối thập niên 90, nghiễm nhiên đưa Mỹ trở thành siêu cường duy nhất thời Hậu Chiến tranh Lạnh. Đó là lý do chính tạo ra ngoại lệ đảng Cộng Hoà nắm một lèo ba (3) nhiệm kỳ kể từ Thế chiến Hai.
Bush cha lên thay, phiêu lưu quân sự thành công ở Vùng Vịnh, giúp cho Mỹ thò được bàn tay “lông lá” vào thế giới Hồi giáo Ả Rập ở bán đảo Ả Rập (Arabian peninsula), chính yếu là Saudi Arabi, Kuweit … là các quốc gia lắm dầu hoả. Tuy nhiên kinh tế Mỹ xuống dốc, nên Bush mất điểm, Cộng Hoà mất chức tổng thống vào tay Dân Chủ.
Chính vì thế Trọng Đạt chỉ cần viết ngắn gọn như sau, hơn là thòng thêm cái đuôi về tỉ lệ thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế khiến thêm rối rắm:
[trích]
Năm 1992 ông Bill Clinton đảng Dân chủ, Thống đốc Arkansas tranh cử vào Tòa Bạch Ốc với Tổng thống đương nhiệm Bush cha thuộc Cộng hòa. Sau chiến thắng Vùng Vịnh tháng 2-1991, tức cuộc chiến Iraq lần thứ nhất ông Bush được ủng hộ cao tới 89% những tháng đầu năm 1992, ông hơn Clinton qua thăm dò nhưng kinh tế xuống nhiều khiến ông mất điểm xuống còn 40%.
[hết trích]
Bill Clinton làm kinh tế giỏi, đã đưa Mỹ đến thịnh vượng, lại biết làm cho Mỹ có tiếng nói mạnh trên trường quốc tế.
Nếu Reagen đưa kinh tế Mỹ đi lên nhờ áp dụng “Supply-side economics” (kinh tế học trọng cung), trong đó chủ yếu là hạ thuế quan và sự can thiệp của chính phủ vào hoạt động kinh tế (lower marginal tax rates and less government regulation), thì ngược lại Bill Clinton đã áp dụng kế hoạch tăng thuế vào năm 1993 kéo mức thâm thủng xuống thấp, dẫn đến việc hạ lãi suất, nhờ vậy mà kích cầu và làm gia tăng mức tiêu dùng.
Một trong những đặc điểm nổi trội nhất trong giai đoạn cầm quyền của Clinton là thời kỳ bùng nổ kinh tế lâu dài nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, có lẽ được cấu thành bởi các nhân tố như cơn sốt tăng giá tại thị trường chứng khoán, chiến dịch gìn giữ hòa bình của NATO trong cuộc chiến Kosovo, và sự chuyển đổi ngoạn mục từ mức thâm thủng ngân sách khoảng 250 tỷ đô la vào lúc bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống, trở nên thặng dư ngân sách vào khoảng 523 tỷ vào cuối nhiệm kỳ của ông. (wikipedia)
Xin tạm góp ý với tác giả và nhân đây cám ơn ông đã thường xuyên đóng góp các bài viết công phu.
Mong luôn được đón nhận các bài viết mới để mở rộng kiến thức và trao đổi thêm với tác giả.
Kính bái,
LMC
NHẬN XÉT RIÊNG VỀ BUSH CON:
Sự nghiệp tổng thống của Bush con bắt đầu từ năm 2000 qua chiến thắng mỏng manh đầy tranh cãi (nhờ may mắn thắng tại Florida hơn Gore 537 phiếu phổ thông) trước đương kim phó tổng thống Al Gore thời Bill Clinton. Nó đánh dấu ngay bằng điều tệ hại nhất trong lịch sử thời hiện đại nước Mỹ, đó là sự kiện đại khủng bố “Nine One One”, khi rơi vào ngày 11 tháng 9 (viết theo lối Mỹ thành 9-11) năm 2001. Và nó chấm dứt vào cuối nhiệm kỳ hai cũng bằng sự kiện đen tối không kém, mang tên “Đại Suy Thoái” (Great Recession) kéo dài 19 tháng từ 12/2007- 6/2009.
wikipedia
According to the US National Bureau of Economic Research (the official arbiter of US recessions) the recession, as experienced in that country, began in December 2007 and ended in June 2009, thus extending over 19 months. The Great Recession was related to the financial crisis of 2007–08 and U.S. subprime mortgage crisis of 2007–09. The Great Recession has resulted in the scarcity of valuable assets in the market economy and the collapse of the financial sector in the world economy.
Sáng ngày 11 tháng 9-2001, nhóm khủng bố Al Qaeda cướp máy bay dân sự đánh sập tòa tháp đôi World Trade Center khiến ba ngàn người tử vong và gây thiệt hại cho nền kinh tế khoảng ba ngàn tỷ. Biến cố này đã khiến cho TT Bush con mở hai cuộc chiến tranh lớn chống khủng bố tại Afghanistan bắt đầu từ ngày 7 tháng 10 năm 2001 và Iraq ngày 20-3-2003 khiến cho Mỹ sa lầy hàng chục năm sau đó. (Trọng Đạt)
Quả đúng như Trọng Đạt tường thuật bên trên, Bush con đã cố làm thoả mãn khát khao trả thù của nhân dân Mỹ bằng mọi giá, cho nên dù ông đã thất bại về kinh tế vào cuối nhiệm kỳ Một, nhưng người dân vẫn dồn phiếu cho ông để ông tiếp tục trả thù đích đáng kẻ thù không đợi trời chung là tổ chức khủng bố quốc tế El Quada qua trùm khủng bố Osama Bin Laden, vốn có thời kỳ là sản phẩm của CIA (thời Liên Xô chiếm đóng Afghanistan).
Bush con không được lòng các đồng minh phương Tây ở nhiều mặt, trong đó phải kể đến sự “kiêu ngạo” vốn có của chính trị gia Mỹ đối với các đồng liêu Tây Âu.
Wikipedia
Với chính sách giảm thuế cùng lúc với gia tăng chi tiêu, chỉ trong một nhiệm kỳ chính phủ Bush biến ngân sách từ tình trạng thặng dư thành thâm thủng. Ngân sách với mức thặng dư 230 tỷ đô la khi Clinton rời Toà Bạch Ốc đã trở thành thâm thủng 374 tỷ năm 2003 và 413 tỷ vào năm 2004, dù vẫn thấp hơn mức thâm thủng trong thập niên 1980 của chính phủ Ronald Reagan.
Tháng 6 năm 2001, trong chuyến viếng thăm Âu châu lần đầu tiên với tư cách Tổng thống, Bush gặp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo Âu châu vì ông bác bỏ Nghị định thư Kyoto. Năm 1997, trong khi đại diện của Hoa kỳ và các nước khác đang đàm phán hiệp ước này, Quốc hội Hoa Kỳ đã biểu quyết với số phiếu 95-0, chống lại bất kỳ hiệp ước nào chống sự hâm nóng toàn cầu mà không có điều khoản đòi hỏi những cam kết từ các nước đang phát triển. Tuy nghị định thư Kyoto đã được ký tượng trưng bởi Peter Burleigh, quyền đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, năm 1998, chính phủ Clinton đã không trình quốc hội phê chuẩn.
Năm 2002, Bush chống đối hiệp ước vì cho rằng nó làm hại sự tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ, ông nói: “Theo cách nhìn của tôi, sự tăng trưởng kinh tế là giải pháp, không phải là vấn nạn (cho môi trường)”. Chính phủ cũng tranh luận về nền tảng khoa học của hiệp ước. Tháng 11 năm 2004, Nga phê chuẩn hiệp ước, đáp ứng đòi hỏi về con số tối thiểu các quốc gia phê chuẩn hiệp ước mà không cần đến sự phê chuẩn từ Hoa Kỳ.
[hết trích]
Nhìn chung, Bush con là một tổng thống kém, nhưng gặp nhiều may mắn, nên đắc cử và làm tổng thống hai nhiệm kỳ. Đúng là “con hơn cha nhà có phúc” :-) !
Cha con nhà này giống nhau về nhân dáng và cùng có chung thành tích chiến thắng quân sự ở Vùng Vịnh, nhưng về kinh tế không khá ! Cũng cần nói thêm, chính can thiệp quân sự ở đó dài lâu và sâu rộng đã làm Mỹ sa lầy, cuối cùng phải chuyển trục về Đông Á để vừa “rút lui trong danh dự”, đồng thời ngăn chặn Tàu cộng đang tìm mọi cách bành trướng ở đó, (như thông qua việc làm “dậy sóng” ở Biển Đông bằng chiến dịch “lưỡi bò”)
qua hay, cam on tac gia.
Một phần tư thế kỷ gia đình Clintons lên đời, để lại một hậu quả thật ..thật khốn nạn .cho dân Tàu, Việt Nam, Cuba, Bắc Hàn…
Chính quyền dưới tay Clintons nâng đở tối đa cs Tàu, bắt tay làm ăn, hợp tác kinh tế với lũ Cộng ác láo…
Tàu Cộng, 24 năm về trước, chỉ có …xe đạp, xe…cãi tiến, giao thông với …sình lầy, bụi bậm, dân Tàu có dịp là…xuống tàu, trốn ra nước ngoài…
Hồng Kông trao trả cho Tàu Cộng, dân Tàu lục địa nhào qua kiếm ăn liền tức khắc. Không chổ ở, nằm lì trước hiên nhà dân Hồng Kông, đuổi không đi.
Clinton lên đời, nối chí Kiss, ban cho Tàu Cộng…tối huệ quốc, hảng xưỡng Mỹ ùn ùn qua Tàu, kiếm…nhân công…
10 năm sau đó, Tàu Cộng bắt đầu…khoẽ, cán bộ cs bắt đầu biết thế nào là…sang.
Các nươc đàn em theo Tau cs mở cửa với Mỹ, cũng hết đói, cán bộ viên chức bắt đầu biết xa hoa.
Tàu Cộng ngày càng tích luỹ đươc nhiều vốn liếng, mua bán cạnh tranh với thế giới tự do, bắt đầu bành trướng…
Chủ nghĩa cs ở Tàu, VN, Bắc Hàn, dưới sự dìu dắt của Clintons, trở nên bền vững, gây nhiều khốn nạn cho người dân ở các xứ đó nhiều đời sống với…láo, khũng bố.
Ân huệ ban cho Tàu cs, cái thông minh phát triển kinh tế bằng cách bắt tay với cs, thiệt là…vô cùng độc hại, ảnh hưởng lâu bền…
Tuy nhiên Clinton cũng có công với nền kinh tế Mỹ thập niên 90 mặc dù có sai lầm về chính sách ngoại giao này