WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trận đánh cuối cùng của Dân chủ

Ông không phải là Tổng thống của tôi

Hai đảng lớn Dân chủ và Cộng hòa luân phiên tranh cử, lãnh đạo guồng máy chính trị quân sự nước Mỹ. Các đảng nhỏ khác tham gia tranh cử chỉ có tính tượng trưng. Đảng phái tại Mỹ nhìn chung cơ cấu, tổ chức lỏng lẻo không như đảng Cộng Sản Việt Nam, Nga, Tầu….đảng viên phải học lý thuyết Mác Lê, tuyên thệ trung thành, nếu phản bội, bỏ đảng thì sẽ bị trừng trị, bị thủ tiêu, hãm hại nên cơ cấu chặt chẽ, đảng viên tuân hành nội qui răm rắp. Trái lại, đảng phái Mỹ rất cởi mở, đảng viên bên này bỏ sang bên kia không sao, một người không đảng phái ra tranh cử tự nhận Cộng hòa như ông Donald Trump không thành vấn đề.

nhatrangsohatg071212-5_1a059

Dân chủ được hiểu là cấp tiến, Cộng hòa trái lại bảo thủ, hai lập trường trái ngược nhau, hai tinh thần đã kết hợp hài hòa như bản nhạc cổ kim hòa điệu cần thiết cho sự lãnh đạo Hoa Kỳ. Thí dụ Dân chủ chủ trương cấp tiến, cho phá thai, đồng tình luyến ái, cho đàn ông lấy đàn ông, đàn bà lấy đàn bà thì Cộng hòa bảo thủ cấm tiệt, chủ trương duy trì nền nếp cổ xưa. Nước Mỹ cần cả hai vì nó dung hòa nhau giúp cho xã hội tiến bộ mà vẫn giữ được nền nếp cũ. Trên thực tế khi đất nước lâm vào tình trạng bế tắc chính trị, quân sự, kinh tế… do đảng này làm ra thì đã có đảng kia giải quyết cứu chữa thí dụ năm 1968 đảng Dân chủ (Johnson) sa lầy vì cuộc chiến Đông dương thì Cộng Hòa (Nixon) đứng ra rút quân, đem lại hòa bình, năm 2008 Cộng hòa (Bush con) sa lầy cuộc chiến Iraq đã có Dân chủ (Obama) giải quyết tìm hòa bình.

Lịch sử cho thấy hai đảng luân phiên nhau, mỗi đảng hai nhiệm kỳ, người dân muốn vậy vì họ sợ độc tài, chỉ trừ trường hợp đặc biệt một đảng có thể ở lại thêm một nhiệm kỳ vì họ làm quá hay, quá giỏi nhưng hiếm hoi lắm y như trúng số vậy. Những kỳ bầu cử trước nói chung êm thắm, sau khi ứng cử viên thắng cử thượng tuần tháng 11, cả hai đều vui vẻ chờ ngày nhậm chức bàn giao. Riêng năm 2000 có xin đếm phiếu, cãi cọ và biểu tình ngày nhậm chức của TT Bush con “ông không phải là tổng thống của tôi” nhưng không có chuyện gì quan trọng to tát.

Năm nay sau khi đã có kết quả bầu cử ngày 8-11-2016, người ta tưởng mọi chuyện êm xuôi, đảng Dân chủ đã làm hai nhiệm kỳ, gia đình Clinton đã ở tám năm trong tòa Bạch Ốc, họ chẳng có gì oan ức cả. Mọi người nghĩ ông Donald Trump chỉ chờ ngày nhậm chức vào tháng 1-2017.

Nhưng ngay hôm sau, 9-11 bỗng nhiên như thiên binh vạn mã từ trên trời đổ xuống, cơn sóng gió sữ dội nổi lên, hàng nghìn hàng nghìn người biểu tình mang biểu ngữ chống Tổng thống đắc cử tại nhiều thành phố lớn như New York, Chicago… họ đốt nhà, đập phá xe cộ, tài sản tại Boston. Nhiều người tụ tập bên ngoài khách sạn Trump Tower la to “ông không phải tổng thống của tôi”, Đ.M thằng Trump. Có bản tin TV nói phần nhiều họ là dân tộc thiểu số. có người trong đám biểu tình phát biểu “chúng tôi biết là không thể thay đổi cuộc bầu cử nhưng muốn nói cho mọi người biệt sự bực bội chán nản của mình”.

Tin tức truyền thông, TV cho biết thường những cuộc biểu tình đều do một tổ chức đứng sau lưng, không phải tự phát. Cũng có người nói một nhà tài phiệt, tư bản đã đóng góp cho quỹ tranh cử của Clinton nhưng số tiền còn dư nên họ dùng vào việc thuê người biểu tình chống Donald Trump đắc cử.

Trang Jewish press có bài và hình ảnh nói cho thấy những người biểu tình chuyên nghiệp được thuê mướn đập phá xe cộ đốt nhà. Những cuộc bạo động khiến dân chúng bất bình, chính phủ và đảng Dân chủ đã không một lời can ngăn, có khuynh hướng làm ngơ. Một số viên chức kể cả Tổng thống than thở: “Tôi chưa thấy ông Tổng thống mới đắc cử nào bị chống đối nhiều như vậy”. Đảng Dân chủ, Obama ngầm biểu đồng tình với bọn người chống đối và bạo động.

Người dân có quyền biểu lộ nguyện vọng trong phòng phiếu chứ không thể hiện ở ngoài đường phố.

Đếm phiếu lại

Song song với những cuộc biểu dương lực lượng ý chí, phong trào chống Donald Trump cho biết sẽ họ vận động các đại cử tri Cộng Hòa không bỏ phiếu cho ông Trump trong cuộc bầu của 538 đại cử tri vào hạ tuần tháng 12 để bầu cho Clinton, nhiều người cho đây là chuyện phản Hiến Pháp. Hai tuần sau ngày bầu cử 8-11, New York Magazine, một tờ báo chống Trump đăng bài cho biết một số luật gia, chuyên viên điện toán cho rằng có dấu hiệu cuộc bầu cử bằng máy tính điện toán tại ba tiểu bang Wisconsin, Michigan và Pennsylvania đã bị hacker khiến kết quả sai lạc. Mặc dù chính phủ và hai đảng xác nhận không có dấu hiệu gì cho thấy hệ thống máy tính bầu cử tại ba tiểu bang này bị xâm nhập nhưng bà Jill Stein, ứng cử viên TT đảng Xanh (Green Party) lên tiếng đòi đếm lại số phiếu tại ba tiều bang này mà bà cho là tỷ lệ thắng của ông Trump rất sít sao. Vì số phiếu của bà Stein quá ít chỉ được 1% không đủ tư cách khiếu nại cho mình nên bà lấy lý do để chứng tỏ bầu cử nghiêm chỉnh và công bằng, thực ra để giúp Clinton nuôi thêm tí hy vọng mong manh.

Chuyện đếm phiếu đã xẩy ra cách đây 16 năm trong cuộc bầu cử năm 2000 giữa hai ông Bush con (CH) và Al Gore (DC). Khi đếm phiếu xong tại Florida đêm 7 tháng 11, Bush thắng Gore khoảng 1,000 phiếu phổ thông tại Florida và ăn hết 25 phiếu cử tri đoàn (winner take all) thành 271 phiếu (246+25) và đắc cử TT. Tối hôm ấy Gore chúc mừng Bush nhưng hôm sau ông đổi ý rút lời chúc và xin cho đếm lại vì số phiếu kết quả bầu cử chênh lệch quá nhỏ, người ta nói nó mỏng như lưỡi dao cạo, razor blade vả lại Gore hơn Bush nửa triệu phiếu phổ thông. Tiểu bang Florida cho đếm lại nhưng kiểm phiếu kéo dài hơi lâu, ông Bush con bèn khiếu nại lên Tối cao pháp viện. Ngày 12 tháng 12, hơn môt tháng sau bầu cử, Tối cao Pháp viện truyền chấm dứt kiểm phiếu và tuyên bố Bush con thắng cử, tuy nhiên người ta vẫn âm thầm đếm, cuối cùng Bush hơn Gore 537 phiếu phổ thống tại FL (chứ không phải khoảng 1,000).

Trở lại chuyện bà Jill Stein đòi kiểm phiếu, vì số phiếu chênh lệch lớn hơn 0.05% ứng cử viên xin kiểm phải bỏ tiền thuê người đếm, bà Stein xin quyên góp và được ủng hộ nhiệt thành, chỉ trong một hai ngày thu được 5, 6 triệu, người ta cho là phe ủng hộ Clinton hoặc Dân chủ bỏ tiền. Ba tiểu bang mà Stein đòi đếm lại gồm: Wisconsin có 10 phiếu cử tri đoàn, tại đây ông Trump hơn bà Clinton 23,000 phiếu phổ thông; tại Michigan 16 phiếu ctđ, Trump hơn 11,000 phiếu, tại Pennsylvania 20 phiếu ctđ, Trump hơn 44,000 phiếu. Ông Trump hiện được 306 phiếu ctđ, nếu không kể số phiếu ctđ của ba tiểu bang này ông chỉ được 260, còn thiếu 10 phiếu. Ai cũng thấy cuộc kiểm phiếu này không thể mang lại thay đổi vì số phiếu phổ thông chênh lệch cao, ngay cả cuộc bầu cử năm 2000 như trên, chênh lệch chỉ khoảng 1,000 mà đếm lại còn không thay đổi được. Vả lại Clinton hiện có 232 phiếu, cần 38 phiếu nữa mới đủ thắng (270) nghĩa là phải thắng cả ba tiểu bang này, chuyện y như mò kim đáy biển.

Ngày 25-11 bà Jill Stein nạp đơn xin đếm phiếu lại tại Wisconsin chỉ trước khi hết hạn 90 phút, hôm sau Giám đốc ban tranh cử của Clinton cũng tham gia kiểm phiếu. Ngày 12-12 việc kiểm phiếu xong đúng thời hạn, kết quả không thay đổi mấy, Trump thêm ra 837 phiếu, Clinton thêm 706 phiếu, như vậy ông lại hơn Clinton thêm 131 phiếu. Ứng cử viên Trump vừa đủ 270 phiếu (260+10) để đắc cử bất kể việc đếm lại tại Michigan, Pennsylvania ra sao. Hai tiểu bang này từ chối không cho Stein đếm lại, người ta cho là chuyện nhảm nhí.

Lá bài recount đếm phiếu lại coi như vứt đi.

Trận đánh cuối cùng

Phía Dân chủ, những người sùng bái Clinton từ sau ngày 8-11 đã chú ý tới ngày bầu của 538 đại cử tri (đại diện cử tri, elector). Theo luật định 41 ngày sau cuộc bầu cử (tức ngày 19-12) các đại cử tri của mỗi tiểu bang họp lại tại tòa Quốc hội địa phương để bỏ phiếu xác định người đắc cử Tổng thống nhiệm kỳ 2017-2020. Từ trước tới nay người dân thường không để ý tới ngày này vì nó chỉ mang tính hình thức, nhưng đặc biệt năm nay được chú ý vì có sự vận động mạnh của Dân chủ và phe ủng hộ Clinton để các đại cử tri Cộng Hòa bầu cho Clinton thay vì cho Trump.

Sau khi CIA điều tra cho biết ngày 12-12 Nga đã can thiệp để giúp Trump thắng cử, ba ngày trước cuộc bầu cử 19-12, TT Obama họp báo tuyên bố TT Nga Putin đã chỉ thị cho xâm nhập hệ thống điện toán đảng Dân chủ. Họ lấy thông tin, làm mất uy tín của bà Clinton để giúp cho ông Trump thắng. Obama giận dữ hăm dọa sẽ trừng trị trả đũa Nga. Sau đó 54 đại cử tri Dân chủ, một Cộng Hòa ký thỉnh nguyện thư yêu cầu cho biết rõ thông tin về việc Nga giúp Trump trước ngày bầu 19-12. Dân chủ hy vọng việc Nga can thiệp giúp Trump có thể khiến nhiều Đại cử tri quyết định không bầu cho Trump mà bầu cho Clinton lý do cuộc bầu cử ngày 8-11 không nghiêm chỉnh, có sự thao túng của Nga.

Ván bài chót này không hy vọng tí nào vì đại cử tri coi như bó buộc phải bầu như đã bầu ngày 8-11 theo luật định của Hiến Pháp. Người dân không ai tin Nga có thể gây ảnh hưởng tới cuộc bầu cử, mà vì họ quá chán Dân chủ, muốn loại bỏ Dân chủ để bầu cho Cộng hòa giữ luôn Hành pháp, Lập pháp. Không ai tin Nga có thể làm mất uy tín Clinton , cái mà bà ta không có.

Vào ngày 19-12, tại 50 tiểu bang và thủ đô Washington , các đại cử tri cùng bỏ phiếu tại tòa nhà Quốc hội của 50 tiểu bang để xác nhận Tổng thống thắng cử. Các đại cử tri Cộng hòa nhận được rất nhiều email, điện thoại hăm dọa bắn giết nếu bỏ phiếu bầu cho Trump, một vị đại cử tri tại Kansas nói ông nhận được 500 email đe dọa mỗi giờ. Rất nhiều cuộc biểu tình chống Trump nổ ra khắp nơi tại chỗ bầu phiếu trong khi trời rét như cắt ruột. Tại một số tiểu bang miền Bắc những hiệp sĩ thánh chiến kiên gan chịu đựng cái lạnh âm độ thấu xương khiếp đảm của mùa đông khắc nghiệt để đánh một trận xung phong cảm tử cuối cùng. Thế nhưng lòng can đảm chịu đựng của họ cộng với những lời đe dọa bắn giết cũng không cứu vãn nổi tình thế.

Mặc dù có nhiều hăm dọa, chống đối nhưng kết quả chung cuộc Donald Trump chính thức được xác nhận làm Tổng thống Mỹ thứ 45 của Hoa Kỳ với số phiếu 304, ông bị mất hai phiếu, bà Clitnton được 227, mất 5 phiếu. Bản tin VOA của Trà mi nói:

“Rất nhiều cuộc biểu tình phản đối Trump tiếp tục nổ ra khắp nơi trong ngày bỏ phiếu quyết định hôm nay. Nhưng kết quả chung cuộc không thay đổi so với kết quả tổng tuyển cử hôm 8-11 vừa qua: nước Mỹ chọn Trump, người Mỹ muốn thay đổi”.

Vì không nhận ra hay không chịu nhìn nhận sự thật phũ phàng mà Obama cũng như Bill Clinton vẫn còn mơ màng tin vảo những ảo tưởng vĩ đại. Vị cựu Tổng thống này mới nói bà xã ông thắng thế mạnh nhưng bị thua vì áp lực của FBI trong vụ email cũng như hacker Nga can thiệp, ông chê Donald Trump hiểu biết ít, chỉ có tài khích động sự bất mãn của người da trắng. Thực ra cử tri đã trả lời gia đình ông hai lần vào năm 2008 và năm 2016, người ta không muốn gia đình Clinton trở lại Tòa Bạch Ốc chứ không phải tại FBI hay tại TT Nga can thiệp vào cuộc bầu cử.

Khuyết điểm của nền dân chủ Mỹ?

Phía Dân chủ luôn than vãn chế độ bầu theo cử tri đoàn bất công vì bà Clinton hơn ông Trump hàng triệu phiếu phổ thông vẫn thất cử. Mới đầu họ nói hơn nửa triệu, sau nói hơn một triệu, rồi hơn hai triệu bây giờ nói ba triệu… nhưng cho dù bà hơn bốn hay năm triệu phiếu phổ thông cũng không được tính tới vì nước Mỹ bầu theo cử tri đoàn. Trước khi đánh ván cờ tướng, hai bên đã thỏa thuận điều lệ chung của bàn cờ, khi thua thì không thể than van về luật lệ cuộc chơi cờ.

Năm 2000 ứng cử viên Al Gore (DC) thua Bush con (CH) phiếu cử tri đoàn (266/271) nhưng hơn Bush nửa triệu phiều phổ thông. Hồi ấy tôi được nghe có người giải thích: nếu bầu theo phổ thông thì chỉ có các tiểu bang lớn mới có người làm TT, thí dụ Texas, Cali, New York họ sẽ bảo nhau luân phiên dồn phiếu cho nhau và họ làm Tổng thống muôn đời. Các tiểu bang nhỏ sẽ không bao giờ có người làm Tổng thống.

Thật vậy, nhờ bầu theo cử tri đoàn mà ông Bill Clinton từ một tiểu bang Arkansas hẻo lánh có vài triệu dân mới có cơ hội làm TT, cũng nhờ đó mà bà Hillary Clinton mới được làm đệ nhất phu nhân, rồi trở thành ứng cử viên TT và đã hai lần suýt được làm nữ Tổng thống Mỹ đầu tiên. Nếu Mỹ bầu theo lối phổ thông đầu phiếu từ lâu thì nay chẳng ai biết ông Bill và bà Hillary là ai cả.

Nếu bỏ lối bầu theo cử tri đoàn thì các tiểu bang nhỏ sẽ rút ra khỏi cuộc tranh cử Tổng thống vì họ sẽ không có tiếng nói, nước Mỹ sẽ không có bầu cử Tổng thống. Người ta đã thử rồi và không làm được, trong lịch sử Mỹ có 5 cuộc bầu cử mà người thắng lại thua phiếu phổ thông là những năm: 1824, 1876, 1888, 2000, 2016.

Bà Clinton hơn ông Trump hàng triệu phiếu tri đoàn nhờ những tiểu bang đông dân thuộc về Dân chủ như Cali 37 triệu người, New York 19 triệu, Illinois 13 triệu…những nơi này nhiều di dân, tỵ nạn, thiểu số, da mầu, chà zà, ma rốc… họ dồn phiếu cho Dân chủ, dễ hiểu. Những cử tri này không thể coi là đại diện cho cả nước, mà chỉ thay mặt cho các tiểu bang của họ.

Luật sư Cao Quang Ánh, cựu dân biểu (CH) từ 2009 đến 2011, là dân biểu liên bang người Mỹ gốc Việt đầu tiên đã nói với VOA:

“Cách đây chừng 200 năm, họ đã quyết định hệ thống bầu cử như vậy. Một trong những vấn đề họ lo là họ không muốn những tiểu bang lớn có nhiều ảnh hưởng quá đối với những tiểu bang nhỏ, không muốn những tiểu bang lớn có thể quyết định ai là Tổng thống. Từ sự lo sợ đó, họ đã thành lập hệ thống hiện tại Electoral College (đại cử tri đoàn).”

Nhiều người chỉ trích nền dân chủ Mỹ còn khuyết điểm vì Clinton hơn Trump mấy triệu phiếu phổ thông mà vẫn thất cử, về điểm này ông Cao Quang Ánh giải thích:

“Những đại cử tri không phải là những dân biểu hay thượng nghị sĩ. Dựa trên số ghế dân biểu và thượng nghị sĩ của mỗi tiểu bang để quyết định có bao nhiêu đại cử tri, đại diện cho tiểu bang đó. Mỗi tiểu bang họ lựa chọn các đại cử tri. Các đại cử tri phải bỏ phiếu dựa vào luật lệ mà Quốc Hội tiểu bang của họ đưa ra và dựa vào lá phiếu các cử tri phổ thông trong tiểu bang của họ. Ứng viên nào thắng được phiếu phổ thông tại một tiểu bang thì sẽ được hết số phiếu đại cử tri của tiểu bang đó. Cử tri trong tiểu bang đã quyết định người đại cử tri cần phải đứng ra bỏ phiếu cho ai. Cho nên, cuối cùng cũng là người dân họ quyết định, chứ không phải người đại cử tri muốn bỏ phiếu cho ai thì bỏ.”

Ngày 18-12 ông Obama nói truyền thông Mỹ không công bằng với Clinton , họ không đề cập về hacker Nga giúpTrump mà chỉ nói về chuyện email cá nhân của Clinton . Ông xác nhận không phải vì hacker làm Trump thắng cử, vì ông phải lo chuyện quốc gia nên không giúp nhiều cho Dân chủ.

Bây giờ không còn là lúc để cãi lý ông này bà kia, ai hay ai dở bởi vì nước Mỹ đã chọn Trump chứ không chọn Clinton như hai ngày 8-11 và 19-12 vừa qua đã xác định.

Việc cần làm của ông Obama bây giờ là chuẩn bị đóng gói hành lý để rời tòa Bạch Ốc khi mãn nhiệm kỳ, chỉ còn một tháng nữa thôi, việc quốc sự thì chờ cho chính phủ mới sẽ đến tiếp thu đảm trách.

Dân chủ đã mở chiến dịch qui mô từ dân vận, địch vận, tình báo, chiến tranh qui ước cũng như du kích… nhưng cũng không cứu vãn nổi tình thế bi đát.

Những nỗ lực cuối cùng của họ rốt cục chỉ là một chiến dịch không tưởng y như cái giấc mộng hão huyền “nữ Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ”

Christmas 2016

© Trọng Đạt

© Đàn Chim Việt

1 Phản hồi cho “Trận đánh cuối cùng của Dân chủ”

  1. Thiến Heo says:

    Nga hacking đảng DC Mỹ trong mùa bầu cử là nhằm giúp Trump đắc cử ???

    Chỉ cần 1 chút suy nghĩ quý vị nhận ra sự vô định ở thì tương lai !
    Thật ra CIA có dữ kiện chứng tỏ là hacking từ Nga, nhưng CIA không bao giờ có thể kết luận mục đích hacking như thế để làm gì. Cũng như cảnh sát bắt thằng trộm là đủ, cảnh sát đâu cần biết món đồ trộm sẽ được xử dụng ra sao sắp tới.

    Nhưng luận điệu “Nga hacking đảng DC trong mùa bầu cử là nhằm giúp Trump đắc cử” từ đâu có? Tất nhiên là từ phe tranh cử của bà Clinton đưa ra. Dễ dàng theo công thức: phá Clinton = giúp đở Trump.

    Nếu quý vị nhớ lại, khoảng 1 tháng trước ngày bầu cử, phe Clinton tung ra video và tiếng nói của ông Trump, vào năm 2005, lời nói tục tằn và có vẻ xem thường phụ nữ. Video này làm phe ông Trump khốn đốn không ít, gần như bị chiếu bí ! Vì bà Clinton kết án đạo đức tồi tệ không đáng làm TT Hoa Kỳ.

    Tuy nhiên, thời gian lắng đọng và người Mỹ nhận ra rằng: chỉ là chuyện tán dóc giữa mấy người bạn đàn ông trong chiếc xe bus riêng ! Nó gần như vô giá trị, chẳng khác nào nghe lén câu chuyện bên kẹt cửa phòng ngủ nhà người. A locker room talk !

Phản hồi