WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cảm xúc của người Hà Nội trước giờ khai mạc Đại Lễ

Chỉ còn ít giờ đồng hồ nữa, Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội sẽ khai mạc với quy mô tổ chức được xem là lớn nhất từ trước đến nay.

Một công nhân đang treo băng-rôn chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long bên cạnh biểu tượng Cụ rùa hồ Hoàn Kiếm hôm 30/9/2010. AFP photo/Hoang Dinh Nam

Trước giờ khai mạc, Khánh An của đài chúng tôi có cuộc phỏng vấn nhanh với một số người dân thủ đô để tìm hiểu xem họ nghĩ gì và có cảm xúc như thế nào đối với sự kiện này.

Cảm xúc buồn vui

Hôm nay, Hà Nội sẽ chính thức khai mạc Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Nhiều người dân thủ đô cho biết, sự kiện này mang đến cho họ nhiều cảm xúc buồn, vui khó tả, đặc biệt là bộ mặt Hà Nội trong những ngày qua được trang hoàng lộng lẫy với nhiều màu sắc của đèn và hoa đã không khỏi khiến nhiều người hân hoan, đặc biệt là các bạn trẻ. Hồng Trang, sinh viên Học viện Tài chính Hà Nội, cho biết:

“Ấn tượng nhất thì có thể nói đến là việc trang hoàng lại đẹp bộ mặt của thành phố. Thành phố bây giờ rất đẹp, rất lung linh, đèn này, hoa này, rất đẹp, sạch và thoáng. Mọi người đều thấy vui vì Hà Nôi đẹp lên rất nhiều. Thứ hai, em cũng thấy mừng là trong đợt này Ban tổ chức cũng có để sinh viên và thanh niên giúp cho đại lễ qua việc tuyển tình nguyện viên. Em thấy đây là một hoạt động rất bổ ích.”

Tuy nhiên, đối với những bạn trẻ không tham gia hoạt động tình nguyện thì việc chen được chân vào để xem đại lễ lại là chuyện không dễ. Mậu Thìn, một nhân viên máy tính tại Hà Nội, than thở:

Cờ, đèn lồng được treo trên đường phố tại các phố cổ của Hà Nội vào ngày 29 tháng 9 năm 2010. AFP PHOTO / HOANG DINH Nam. “Đẹp thì có đẹp nhưng mà có được đi đâu! Họ cấm đường rồi chị ạ. Còn những đường người ta không cấm thì chả đẹp gì cả!”

Bởi vậy nên đối với Mậu Thìn, đại lễ không mang lại cảm xúc gì đặc biệt cho anh.

“Dạ, chả cảm giác gì cả bởi vì người ta cấm đường hết rồi, có làm gì được đâu. Muốn đi vào những đường đó là phải có thẻ chứng nhận tôi là như thế này, nhân viên của công ty này, rồi đóng dấu giáp lai vào thẻ và có chứng minh thư rồi mới được đi. Em cũng chả biết người ta tổ chức cho ai đây.”

Quá xa xỉ

Theo lịch trình hoạt động được công bố, nhiều hoạt động như diễu binh, diễu hành, bắn pháo hoa, biểu diễn nghệ thuật tại 5 sân khấu xung quanh hồ Hoàn Kiếm, các cuộc thi, triển lãm, hội thảo v.v… sẽ diễn ra trong suốt 10 ngày, kể từ hôm nay. Tuy nhiên, công tác chuẩn bị và kinh phí cho sự kiện này đã bị dư luận trong thời gian qua chỉ trích khá nhiều vì lãng phí. Được biết, kinh phí cho sự kiện này lên đến 94 ngàn tỷ đồng Việt Nam (khoảng 4,5 tỷ đô-la), tương đương với 10% ngân sách quốc gia. Chị Lý Thị Mai, cư ngụ tại Hà Đông, nhận xét:

“Tất nhiên là cũng phải làm cho đẹp hơn nhưng giá như mà mình làm sớm hơn chút nữa để đến ngày đại lễ này được hoàn hảo hơn thì mọi người cũng vui hơn, nhưng cũng không phải vì thế mà mình quá xa xỉ. Tôi nghĩ là như thế. Làm cái gì cho nó long trọng, đẹp là được, mà nó không mất quá nhiều tiền của.”

Theo PGS. TS. Nguyễn Thừa Hỷ, nhà sử học có nhiều nghiên cứu về Thăng Long – Hà Nội thì dịp đại lễ là một dịp để suy nghĩ và nhìn lại, hơn là những hoạt động bên ngoài:

“Điều cần thiết hơn là phải suy ngẫm làm gì đây để thủ đô tiến hơn những thủ đô bạn bè ở khu vực và trên thế giới và làm cho người dân thủ đô đều được phát triển, đều được hạnh phúc. Tôi nghĩ rằng sự phát triển của một thủ đô của một đất nước thì điểm xuất phát và điểm đến cuối cùng phải là những con người, chứ không phải là những con số.”

Được biết, trong 10 ngày diễn ra đại lễ, học sinh thủ đô tại các trường học nằm trong khu vực đại lễ sẽ được nghỉ học, sau đó học bù vào các ngày chủ nhật tiếp theo.

Nguồn: Khánh An, phóng viên RFA

3 Phản hồi cho “Cảm xúc của người Hà Nội trước giờ khai mạc Đại Lễ”

  1. D.Nhật Lệ says:

    Với tiêu đề Lễ hội 1000 năm Thăng Long và khai mạc trúng ngay ngày 1-10 Quốc khánh của Tàu phải chăng là muốn tâu với đàn anh rằng chúng em từng một ngàn năm nô lệ phương Bắc cho nên phải nói
    trệch ra như thế để dân ngu khu đen chúng em khỏi thắc mắc đấy thôi,thưa đại ca ?
    Có nỗi nhục nào lớn hơn thời đại HCM.không nhỉ ?
    Với phim “Lý Công Uẩn-đường tới thành Thăng Long” bị hoãn chiếu do áp lực phê phán của công luận các bloggers,lề trái ngay cả lề phải vì Tàu bao thầu hầu như toàn bộ mà “cố vấn” VN.về phim ảnh chỉ làm bù nhìn,do đó nhiều người cho đó là phim Tàu nói tiếng VN.
    Không thể tin được số tiền phung phí cho lễ hội này lên đến 4 tỷ đô la trong khi nền kinh tế chưa thể
    đứng trên đôi chân của mình.Theo nghiên cứu thì kinh tế VN hiện nhập siêu Tàu đến 80%.Còn 1 tiến
    sĩ phát biểu là chưa làm được đinh ốc thì lấy đâu mà mơ đến vệ tinh.Theo nhà văn Hoàng Lại Giang
    thì người có chức quyền lợi dụng làm rình rang lễ hội để vơ vét tiền bạc đút vào túi.
    Một bọn “Mafia quyền lực”bất hiếu nhân danh Mẹ VN.để làm chuyện…banh da xẻ thịt đến tận cùng !

  2. Aqua says:

    Mừng quốc khánh của bọn tàu to đến thế ư?

  3. Le Kinh says:

    Le hoi nao cung chi la de to chuc cho cac quan lon va cac quan be co dip an cap tien dong thue cua dan ma thoi: quan lon thi duoc “lai qua” nhieu, quan be thi cung duoc chut it, chi co nguoi dan VN la chang duoc cai gi ca, ma cu e co ra dong du cac thu thue cho cac quan tieu xai thoai mai, chua thoa man thi cac quan ban dat, ban rung, ban bien, ban tai nguyen, ban ca con nit, phu nu…cho nuoc ngoai de lay tien. Bao gio dat nuoc VN moi het cai nhuc nay ???

Leave a Reply to Le Kinh