WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tự trọng

Chúng tôi sống xa Tổ quốc đã gần ba chục năm, là những người đã từng học và nghiên cứu về văn học, do vậy chúng tôi thường xuyên tìm đọc những sách báo văn học, hoặc ngoài lĩnh vực văn học trên các trang web trong nước, hoặc hải ngoại.

Gần đây lại có chương trình truyền hình vtv4 phát ra hải ngoại, lúc rảnh rỗi chúng tôi cũng thường xem. Ở đây chúng tôi không dám bàn đến nội dung của những bài báo, bản tin. Nhưng chúng tôi cảm thấy tủi thân cho dân tộc mình, nếu như không muốn nói là xấu hổ. Hầu như tất cả những thông tin về giá cả, mua bán, lương lậu chúng ta đều tính bằng dolla, một đơn vị tiền tệ của nước ngoài, mặc dù chúng ta là một nước độc lập, có chủ quyền, có tiền ĐỒNG riêng rõ ràng. Chúng ta đang sống, làm việc, mua bán ngay trên đất VIỆT của mình.

Cách đây ít lâu, chúng tôi có được đọc trên tờ báoTiền phong điện tử, thông báo trường đại học kinh tế quốc dân (hay kinh tế kế hoạch) đang đề nghị với nhà nước trả lương cho các giáo sư mỗi tháng 1000 dolla. Ở đây chúng tôi không nói đến lương cao hay thấp, nhiều hay ít. Mà chúng tôi muốn hỏi các vị giáo sư tiến sĩ, các vị lãnh đạo trường đại học kinhtế rằng các vị đang sống và giảng dậy ở VIỆT NAM, hay ở Mỹ? Trường đại học kinh tế là chiếc nôi đào tạo ra nguồn nhân lực quản lý kinh tế, tiền tệ, và hệ thống ngân hàng trong tương lai. Ở đây trước tiên sinh viên phải được học tình yêu, qúi trọng đồng tiền VIỆT, sau đó mới học kiến thức khoa học khác, từ những người thầy của mình. Thưa các thầy khả kính, khi dậy môn kinh tế chính trị các thầy thường xoen xoét nói rằng “Đế quốc Mỹ là tên sen đầm quốc tế”. Hà cớ chi người các thầy ghét, còn dolla của họ các thầy yêu đến như vậy?

Qủa thật, qua sự việc này, chúng tôi nghi ngờ năng lực khả năng của các vị giáo sư, tiến sĩ trường đại học kinh tế Hà nội. Các cụ nhà ta nói chẳng bao giờ sai  “Muốn người ta tôn trọng mình, trước hết mình biết trọng mình đã”.  Chúng ta cứ thử ngẫm nghĩ mà coi, các vị giáo sư, tiến sĩ của chúng ta có mấy người khi ra ngoại quốc được họ tôn trọng (chắc chắn là đếm trên đầu ngón tay mà thôi). Đấy là các vị được gọi trí thức còn vậy, nói chi đến các tầng lớp khác trong xã hội. Ôi thôi! là sách báo nói,viết, hoặc báo in hay báo mạng, chúng tôi thấy mất hẳn TIỀN ĐỒNG VIỆT NAM chỉ còn thấy dolla, dolla… dolla mà thôi, mỗi khi nhắc đến mua bán hoặc tính đến giá trị của một vật gì đó dù to hay nhỏ, giá trị ít hay nhiều. Nhiều lúc chúng tôi tưởng nước Việt ta đang nằm trong lòng nước Mỹ vậy. Ở nước nào, hoặc ở đâu không được biết, nhưng chúng tôi khảng định ở Đức báo chí, truyền hình viết, nói đều dùng đơn vị là đồng tiền của họ,trước đây là DM, sau này là Euro cũng vậy. Nếu cần viết (nói) giải thích cho người Anh, Mỹ hiểu họ đều viết (nói) tiền tệ của họ trước, sau đó họ mới đóng mở ngoặc qui đổi ra tiền các nước đó.

Ngay sân bay Nội bài, mấy năm về trước khi tôi xuất cảnh sang lại Đức, lúc làm thủ tục lệ phí sân bay, nhân viên thu tiền chỉ nhận tiền Mỹ. Mấy thằng ở Đức, ở Tiệp, Balan chúng tôi không ai có tiền dolla, giờ bay chỉ còn ít phút, mặt ông bà nào cũng xanh như đít nhái. Cũng may, người thân tiễn ra sân bay còn chưa về, cuống cuồng mang tiền Việt đến đổi, thế là bị chém đẹp. Nếu là chủ trương của nhà nước, đây là việc làm vô cùng tai hại. Còn nếu đây là việc làm tùy tiện của sân bay, hoặc của cá nhân người thu ngân, xin ngành an ninh điều tra, làm rõ, tại sao họ dám xúc phạm tiền (Đồng) cụ Hồ ngay trên quê hương, tổ quốc mình. Hơn nữa sân bay là cửa ngõ, bộ mặt của Việt nam, người ngoại quốc sẽ đánh giá như thế nào về vấn đề này?

Nhân bàn về tự trọng, chúng tôi chợt nhớ hai sự việc, mà bản thân gặp phải buộc chúng tôi phải suy ngẫm rất nhiều.

Sự việc thứ nhất xảy ra năm 1993 ngay một nhà hàng ăn ở phố hàng Đào hay hàng Ngang Hà nội. Số là, gần chục năm lăn lộn trên đất người, nỗi nhớ Hà nội, nỗi nhớ người thân, bạn bè cứ quay quắt. Cô em gái út viết thư sang cuối năm lấy chồng, cưới em dứt khoát anh phải có mặt. Không hiểu như thế nào thư đến chậm gần một tháng (ngày đó ở VN nhà tôi chưa có điện thoại), chỉ còn mấy ngày nữa là đến ngày cưới của cô em.  Không thể từ chối, tạm gác mọi công việc lại, hơn nữa sợ không kịp, tôi phải thuê đến dịch vụ  lên sứ quán xin visa cho nhanh. Về đến Việt nam tôi sững sờ, vì thay đổi nhanh quá. Đường phố rợp trời xe máy đẹp, những chiếc xe cà tọc cà khổ không còn thấy một cái nào. Cái xe CD 90 hoàng tử đen của tôi ngày đó ở Hà nội chỉ có vài chục chiếc thôi, thường là dân buôn xe mới có, trải qua bao phi vụ buôn lậu tôi mới có nó, khi sang Đức tôi cho ông anh cả tôi, hôm về thấy anh tôi thay bằng xe máy mới khác. Tôi hỏi, anh bảo:

- Xe của chú bây giờ người ta gọi là xe trâu rồi, đã bán về quê, anh mua xe mới.

Qủa thật lúc đó trong lòng tôi cũng thoáng buồn, nếu còn nó dứt khoát tôi sẽ tập đi ra đường chứ không đi xe mới của anh tôi (tuần đầu tôi không dám tự đi xe, vì nhộn nhạo quá).

Đám cưới em gái xong, tôi tìm đến đám bạn bè cũ. Buổi chiều, tôi đi bộ đến nhà thằng bạn là bác sỹ bệnh viện Bạch Mai (BM), bạn tôi lúc này chưa có nhà riêng vẫn ở chung cùng bố mẹ ở khu tập thể bệnh viện. Tìm mãi mới thấy nhà, vì cái hồ trước khu tập thể người ta đã lấp đi và xây nhà lung tung quá, tôi không thể hình dung ra nhà bạn tôi ở chỗ nào nữa. Hàn huyên một hồi, thấy tôi nhấp nhổm, hiểu ý và biết cái tính hay la cà quán xá của tôi từ xưa. Bạn tôi hỏi:

- Lại muốn ra quán phải không?

Tôi cười:

- Vẫn như xưa.

Bạn tôi đứng dậy thay quần áo, chỉ tay vào cái xe máy dựng ở ngoài sân và bảo:

- Mày có tin là tao mua được xe máy không? Tao mua trong thời gian học thạc sĩ ở Thái đấy, đây là thành quả nhịn ăn của tao. Trong suốt thời gian học, tao toàn ăn mì tôm, có khi nóng quá toàn đi táo bón, bây giờ nghĩ lại sợ quá.

Ông bạn chở tôi loanh quanh thế nào lại lên trên phố hàng Ngang, hàng Đào. Nhìn thấy cửa hàng ăn tôi bảo bạn tôi tấp xe lại. Sau khi khoá xe cẩn thận, tôi và ông bạn dõng dạc bước vào quán, có một cô gái ăn mặc rất đẹp, đi ra phiá chúng tôi, tôi cứ nghĩ mình là khách cô ta ra chào đón, nhưng không! Cô ta gọi giật, khiến chúng tôi đứng khựng lại

- Này!  hai anh kia, đi đâu đấy?

Tôi quay người nhìn lại bảng hiệu:

- Đây không phải cửa hàng ăn uống sao?

- Đúng đây là cửa hàng ăn, nhưng hai anh phải trả tiền chỗ, mỗi người 5 dolla.

Tôi sợ mình nghe nhầm, hỏi lại ông bạn:

- Cô ta bảo sao ?

Ông bạn nhắc lại lời cô ta cho tôi đến hai lần. Tôi bực mình sửng cồ:

- Vô lý, chúng tôi vào ăn, phải trả tiền ăn,chứ sao lại trả cả tiền chỗ? Mà đây là ở Việt nam, chúng tôi là người Việt  tại sao bắt buộc phải trả tiền nước ngoài?

Cô ta đỏng đảnh, phẩy tay và gắt gỏng:

- Các anh hai người có 10 dolla thì ngồi không thì xin ra ngoài .

Tôi đang định sửng cồ tiếp, ông bạn sợ lôi thôi, kéo thốc tôi ra ngoài bảo:

- Bây giờ là như vậy đấy, không như trước đây khi ông còn ở nhà đâu.

Biết tôi còn ấm ức, chưa chịu đi, bạn tôi nói như dỗ:

- Thôi tôi đưa ông ra hàng Tầu này vừa ăn, vừa thưởng thức ca nhạc dân tộc.

Ngồi viết đến đây thực sự, tôi vẫn còn chưa hết ấm ức, mặc dù sự việc đã qua gần hai chục năm, ông bạn của tôi từ một bác sĩ thường đã lên tới chức trưởng khoa khám bệnh của bệnh viện BM (ông bạn này là người làm chứng, nếu ai không tin xin đến khoa khám bệnh viên BM).

Sự việc thứ hai, xảy ra với chúng tôi cách đây cũng khá lâu, vào khoảng năm 2000. Hôm đó vợ chồng tôi nhận đươc tin nhắn có người cháu sang Tiệp làm việc ít ngày . Thành phố chúng tôi ở cách Praha chưa đến 200 km, nhưng không có người quen ở đó, do vậy ít khi chúng tôi sang chơi. Nhận được tin ngày thứ bảy, sáng chủ nhật cả nhà vợ chồng con cái lên xe đi Tiệp, chiều tối quay lại Đức. Vào đến biên giới Tiệp, tôi định dừng xe lại, lấy xăng và đổi ít tiền Tiệp, nhưng vợ tôi cò kè tính toán, bảo:

-  Qua biên giới vài chục cây số hãy mua xăng và đổi tiền cho rẻ.

Chạy khoảng 30 km, có trạm xăng và quán ăn, chúng tôi dừng xe bơm đầy bình. Chúng tôi nghĩ, trạm xăng sẽ thu tiền DM, sau khi qui đổi ra tiền Tiệp. Nhưng không! người thu ngân bảo chúng tôi chỉ nhận tiền Tiệp vì ở đây là lãnh thổ của Tiệp chứ không phải là Đức (người thu ngân nói tiếng Đức rất giỏi). Mặc kệ cho tôi giải thích là tôi ít khi sang Tiệp nên cứ nghĩ là trạm xăng cũng đổi tiền Đức, người thu ngân vẫn im lặng. Thấy tôi năn nỉ mãi, người thu ngân hơi lên giọng, nhưng vẫn nhã nhặn hỏi lại tôi:

- Thế các trạm xăng ở Đức có nhận tiền Tiệp không?

Đến đây tôi cứng họng, không trả lời được. Để lại vợ con làm tin, tôi quay ngược xe ra trạm đổi tiền. Nhận tiền, người thu ngân cười hiền, bảo tôi:

- Đây cũng là bài học cho ông.

Tôi hiểu hàm ý sâu xa trong câu nói của người thu ngân. Nước Tiệp tuy nhỏ, nghèo bên cạnh ông khổng lồ Đức quốc, nhưng họ có lòng tự trọng. Cảm ơn người thu ngân trên đất Tiệp, từ một việc nhỏ, ông đã cho tôi một bài học thật lớn.

Thật vậy, từ mất tự trọng đến mất nước là khoảng cách rất gần. Những bài học này thật đáng cho chúng ta suy ngẫm.

© Đỗ Trường

© Đàn Chim Việt

3 Phản hồi cho “Tự trọng”

  1. nvtncs says:

    Tại sao người Việt Nam phải dùng dollar?
    Tại vì tiền Việt Nam xuống giá từng ngày, nếu không phải từng giờ.
    Tại sao tiền Việt Nam xuống giá?
    Tại “chính” phủ mà không ai bầu lên, vô trách nhiệm, bất tài và tham nhũng.
    Trên quan hệ quốc tế, tiền Việt Nam xuống giá trị vì năng lực sản xuất quốc gia không cam đoan số tiền đi vay mượn ngoại quốc.

    Vậy chê người mình không biết tự trọng, là nhìn thiếu xa và không hiểu vấn đề và nguồn gốc vấn đề.

  2. nvtncs says:

    Đại đa số người Việt Nam, CS cũng như quốc gia, chẳng có chính trị chính em gì cả. Cho nên viết bài này vô ích.

    Chỗ nào có cơ hội làm ra tiền là họ nhẩy vào. Tự trọng nào?

    Hãy thử hỏi những người Việt hải ngoại “chống cộng”, còn bao nhiêu người chưa về Việt Nam du hí?

    Người có chính nghĩa, có chân lý cũng có đấy, nhưng than ôi, chỉ lác đác vài người.

  3. Nhu Y says:

    Thank you,
    Your article is very interesting and meaningful. Hope that Vietnamese around the world could learn this precious lesson, especially VNmese authorities. Thank again!.

Phản hồi