WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trung Quốc: con đường trước mắt

Trung Quốc. © Jochen Schlenker

Kể từ sau Chiến Tranh Lạnh cái nhìn của thế giới về Hoa Lục đã thay đổi qua ba giai đoạn khác nhau:

1. Vào đầu thập niên 1990 sau biến cố Thiên An Môn và khi khối Xô Viết sụp đổ nhiều nhà quan sát cho rằng chế độ cộng sản tại Trung Quốc đã lổi thời và sớm bị đào thải theo làn sóng dân chủ tự do. Những tăng trưởng kinh tế lúc ban đầu bị đánh giá như các bong bóng thổi phồng bởi giới tài phiệt quốc tế để chiêu dụ đầu tư.

2. Nhưng đến cuối thế kỷ thứ 20 và nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chánh năm 1998 tại Đông Á không những nền kinh tế Hoa Lục tiếp tục tăng vọt mà vị trí của giới lãnh đạo tại Bắc Kinh càng thêm củng cố. Quốc tế xem Trung Quốc như một đại cường quốc đang lên và tìm cách để hội nhập vào cộng đồng quốc tế theo chiều hướng không tranh chấp.

3. Vào giữa thập niên đầu của thế kỷ thứ 21 trong lúc Hoa Kỳ bị sa lầy vào hai cuộc chiến tại Iraq-A Phú Hản và Âu-Mỹ rơi vào khủng hoảng kinh tế thế giới mới thấy một bộ mặt mới của Trung Quốc: tự tin khẳng định các quyền lợi của mình và đòi hỏi một trật tự mới nơi đó Bắc Kinh muốn ngang hàng hay vượt trội Âu-Mỹ-Nhật trên nhiều phương diện.

So trong lịch sử thì Hoa Lục ngày nay có nhiều điểm giống với nước Đức vào đầu thế kỷ 20:

- Đức quốc phát triển vào cuối thế kỷ 19 trễ so với Tây-Âu. Địa hình lại nằm sâu trong lục địa nên không có các hải cảng thuận lợi hướng ra đại dương. Nhờ vậy Anh-Pháp có ưu thế và sớm giành những thị trường cùng thuộc điạ béo bở nhất. Thế Chiến Thứ Nhất đã xảy ra khi Đức trổi lên tranh giành quyền lợi với Anh-Pháp.

Tình hình này không khác gì Trung Quốc hiện đang muốn đẩy lùi ảnh hưởng của Tây Phương để tìm thế thượng phong tại Đông và Nam châu Á.

- Hai dân tộc Đức-Hoa giỏi và có tinh thần quốc gia cao. Nước Đức nằm ở trung tâm cuả châu Âu trong lúc người Hoa vẫn thường tự hào là trung tâm điểm của châu Á.

- Sau khi thua trận năm 1919 dân Đức tức giận với các điều kiện ngặt nghèo do Anh-Pháp đặt ra cho nước chiến bại. Chủ nghĩa quốc xả từ đó bùng phát dẫn đến Thế Chiến Thứ Hai.

Một số người Hoa vẫn còn căm hận vì thua sút và bị Tây Phương cùng Nhật Bản khinh thường, xâu xé hơn một trăm năm. Tâm lý này dễ bị khích động lên thành phong trào quốc gia cực đoan.

- Nước Đức văn minh và đã đào tạo nhiều nhà tư tưởng tài ba, vậy mà dân tộc họ lại mù quáng tin vào chủ nghĩa quốc xã đem lại đại hoạ cho đất nước.

Dân chúng Trung Hoa hiện có trình độ học thức cao nhất từ trước đến giờ nhưng điều này vẫn chưa đủ bảo đảm rằng tinh thần dân tộc quá khích sẽ không trổi dậy.

- Kỹ thuật vô tuyến truyền thanh (radio) hoàn thiện vào những năm 1920 lại được phong trào Quốc Xã khéo léo dùng làm công cụ tuyên truyền và thu hút quần chúng.

Mạng nối kết của Internet vào thế kỷ 21 là phương tiện thông tin và liên lạc tiện lợi nhưng cũng có thể bị dùng vào khích động tâm lý quần chúng.

- Mậu dịch giữa các nước tăng trưởng nhanh chóng từ năm 1870 đến1913, nhịp độ so ra còn nhanh hơn cả giai đoạn toàn cầu hoá sau Chiến Tranh Lạnh. Vậy mà Thế Chiến Thứ Nhất vẫn xảy ra tại Âu Châu.

Do vậy những quyền lợi kinh tế hổ tương giữa Mỹ-Hoa-Âu-Nhật ngày hôm nay chưa chắc đã đủ để ngăn chận một cuộc tranh chấp lớn.

- Anh Quốc có nhiều thuộc địa trải rộng khắp thế giới nên theo khuông mẫu tự do kinh doanh (laissez faire). Trái lại chính quyền Đức có quốc sách trực tiếp can thiệp vào nền kinh tế (national economy). Nước Đức tăng trưởng nhanh chóng sau khi thủ tướng Bismarck áp đặt thuế nhập khẩu vào năm 1879 để hỗ trợ công nghiệp nội địa, rồi nhiều nước Âu Châu khác như Pháp-Thụy Điển-Ý và ngay cả Hoa Kỳ cũng theo đó dựng nên hàng rào mậu dịch vào đầu thế kỷ 20.

Bắc Kinh hiện kềm giá đồng Nhân Dân Tệ để nâng đỡ xuất cảng; tạo điều kiện dễ dãi về thuế khoá, nhân công và môi trường nhằm chiêu dụ sản xuất từ ngoại quốc vào nội điạ; áp lực công ty nước ngoài phải trao đổi kỷ thuật công nghệ khi đi vào thị trường Hoa Lục; ưu đãi các công ty nội địa trong các hợp đồng quốc gia.

Khi Trung Quốc tăng trưởng 8-10% trong lúc Âu-Mỹ bị suy thoái thì nhiều quốc gia đã theo mô hình kinh tế chỉ đạo của Bắc Kinh thay vì thả lỏng thị trường kiểu Mỹ. Tại những nước đang mở mang đây còn là cơ hội để các nhà cầm quyền lợi dụng cũng cố vai trò chính trị của mình.

- Âu-Mỹ-Nhật đều áp lực Trung Quốc phải tăng giá đồng Nhân Dân Tệ để các công ty nước họ có thể cạnh tranh bình đẳng. Nếu giữa các siêu cường kinh tế không đạt đến thoả thuận nguy cơ của một cuộc chiến mậu dịch rất có thể diễn ra và lan rộng toàn cầu, như đã từng xãy đến vào những năm trước Đệ Nhất Thế Chiến khi nhiều nước dựng hàng rào bảo hộ

- Hoa Kỳ rơi vào Đại Suy Trầm (Great Depression) bắt đầu từ năm 1929 mãi đến sau 1945 mới hoàn toàn thoát ra nhờ vào các khoảng chi tiêu khổng lồ trong Đệ Nhị Thế Chiến đã kích thích nền kinh tế vực dậy.

Hiện Âu-Mỹ-Nhật vẫn chưa phục hồi gần 3 năm sau cuộc Đại Khủng Hoảng bắt đầu từ năm 2007, áp lực quần chúng ngày càng tăng khiến những quyết định đơn phương có thể xảy ra.

Tuy vậy chúng ta cũng không nên vội kết luận rằng một cuộc chiến tranh giành quyền lợi giữa các siêu cường ắt hẳn xảy ra. Thứ nhất, nhân loại đã hiểu được mức độ tàn phá trải qua hai cuộc chiến toàn cầu trong thế kỷ 20. Thứ nhì, các nước lớn ngày nay đều trang bị vũ khí nguyên tử và một cuộc chạm trán hạch nhân sẽ mang lại nhiều tổn thất gấp nhiều lần so với quá khứ

Nhưng đồng thời xác suất của một cuộc tranh chấp lớn không phải là ít. Vì Trung Quốc là một siêu cường đang trổi dậy và có tiềm năng thay đổi bộ mặt thế giới nên chúng ta hãy tìm hiểu những thách thức mà Hoa Lục sẽ phải đương đầu trong thời gian sắp tới.

***

Một câu hỏi cần được đặt ra là tại sao nền kinh tế của một nước cộng sản lại qua mặt được Nhật-Đức-Anh-Pháp là những xứ dân chủ? Hơn thế trong vòng 20-30 năm nửa Trung Quốc có thể bắt kịp Hoa Kỳ là nước đứng đầu hệ thống tư bản toàn cầu?

Trong Chiến Tranh Lạnh vào những lúc Liên Xô trội hơn Tây Phương về quân sự, chính trị và các ngành công nghệ chiến lược nhưng nền kinh tế lúc nào cũng bị Âu-Mỹ-Nhật bỏ rơi rất xa. Thế tại sao giờ này nền kinh tế của Trung Quốc lại có thể vượt qua những quốc gia tư bản lâu đời? Có ba điểm đáng lưu ý trước khi chúng ta tìm câu giải đáp:

- Lợi tức đầu người tại Hoa Lục có thể sẽ không bao giờ bắt kịp Âu-Mỹ-Nhật, một phần vì quá đông dân. Tuy vậy uy lực của một quốc gia trên thế giới tuỳ thuộc vào GDP hơn là mức thu nhập của dân chúng – một thí dụ điển hình là Qatar và Luxembourg đứng hạng nhất về hoa lợi của mỗi người dân nhưng vì nền kinh tế nhỏ nên ảnh hưởng bên ngoài rất hạn hẹp,

- Trung Quốc phát triễn nhanh chóng vì nhân công rẻ và bắt chước giỏi – nhưng nếu chỉ nhờ vậy mà tiến lên chiếm hạng nhì thì cũng rất đáng suy nghĩ: liệu mô hình của Tây Phương, nhất là Hoa Kỳ, chú trọng vào sáng kiến rồi đem kỷ thuật sản xuất ra nước ngoại có lợi ích cho quốc gia hay chỉ riêng các tập đoàn tư bản và những nước nhanh bắt chước như Hoa Lục?

Hơn thế nửa Trung Quốc  hiện có kế hoạch nâng cao trình độ giáo dục bậc đại học và xây dựng các trung tâm nghiên cứu lên tầm vóc quốc tế hướng về các công nghệ hiện đại như năng lượng sạch, hạch nhân, tàu hỏa cao tốc, kỷ thuật điện tử, máy bay và xe hơi v.v… Họ có khả năng nhân vật lực để hoàn thành các mục tiêu lớn này trong vòng 30-50 năm nửa; khi đó người ta sẽ khó hình dung ra sức mạnh cạnh tranh khổng lồ về cả sản xuất lẫn sáng chế từ Hoa Lục.

- Lý thuyết kinh tế thị trường dựa trên hai nền tảng: cá nhân phải có tự do tư tưởng và sáng tạo; xã hội phải có dân chủ và tạo cơ hội đồng đều cho mọi người dân. Nhưng nếu dân chủ và tự do bị giới hạn mà Trung Quốc vẫn vượt lên hạng nhất nhì trên thế giới thì lý thuyết này có điều gì cần xét lại?

Chiến Tranh Lạnh chấm dứt là thắng lợi của nền kinh tế thị trường so với mô hình tập trung chỉ đạo (central planning). Khối Xô Viết đã sụp đổ dưới gánh nặng trì trệ của nền kinh tế chỉ huy đè lên mọi hoạt động xã hội.

Vấn đề nối tiếp là liệu kinh tế thị trường có tất yếu dẫn đến dân chủ tự do hay không? Ngược lại, dân chủ tự do có phải là hai yếu tố cần thiết quyết định cho sự tăng trưởng của nền kinh tế hay không? Hay thế giới có sẽ chia thành hai khu vực có tự do và độc tài, nhưng lại cùng chia xẻ một mẫu số chung kinh tế thị trường?

***

Trong lịch sử đã có trường hợp quốc gia độc tài phát triển nhanh hơn các nước dân chủ. Điển hình là nước Nga vào năm 1917 còn rất chậm tiến, vậy mà đến thập niên 1950 lại vượt trội Tây Âu về quân sự và nhiều ngành công nghệ quan trọng để tiến lên hàng siêu cường khiến cả thế giới nể sợ. Trung Quốc mở cửa thị trường vào cuối thập niên 1980 khi còn lạc hậu, chỉ mất 30 năm sau đó để qua mặt Đức-Nhật vào thập niên 2010. Cả hai nước này chỉ mất một thế hệ để đạt những thành tựu phi thường đó.

Lý do có thể được hiểu vì lãnh đạo độc tài mới có thể đơn phương quyết định quốc sách rồi huy động tài nguyên nhân vật lực để thực hiện các mục tiêu đề ra. So ra thì chính quyền dân chủ chậm lụt hơn rất nhiều vì mọi sách lược đêu phải trải qua giai đoạn góp ý, tranh cải và cân bằng quyền lợi giữa nhiều phe nhóm, thành phần trong xã hội.

Nhưng bù lại vận mệnh của nước không dân chủ hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự sáng suốt của lãnh đạo nên có rất nhiều bất trắc:

· Độc tài sáng suốt là một sự may mắn chớ không do cơ cấu nào bảo đảm. Hơn nửa nếu lãnh đạo sai lầm vẫn không bị thay thế vì đã nắm độc quyền chính trị trong tay. Điển hình là các giai đoạn chuyên chế giáo điều tại Nga (1917-1991) và Hoa Lục (1949 cho đến thập niên 1980) đã đem lại vô số mất mát về nhân vật lực cho đất nước họ.

· Độc tài có sáng suốt lúc ban đầu nhưng lâu dài chắc chắn sẽ lạm dụng quyền hạn, trở nên thoái hoá để bảo vệ vi trí của giới cầm quyền thay vì cho quyền lợi chung.

· Độc quyền lãnh đạo không thể nào phản ảnh được cái nhìn từ nhiều phía trong một tổ chức xã hội vô cùng phức tạp vào thế kỷ 21. Vì thế cái giá phải trả cho sự tăng trưởng không được cứu xét toàn diện nên mang lại hậu quả trầm trọng và lâu dài. Những thành tựu tại Liên Xô và Trung Quốc đã đánh đổi bằng hủy hoại về môi sinh; tại Nga còn thêm tình trạng thư lại nặng nề và người dân đánh mất tánh tự lập, còn ở Hoa Lục là hố ngăn cách giàu nghèo và xã hội duy lợi nhuận.

***
Từ những điểm nói trên người viết xin nhận xét rằng thử thách lớn trong nội bộ Trung Quốc sẽ đến khi mô hình độc đảng thoái hoá và làm trì trệ bước phát triển của xã hội.
.
Sức sống của nền kinh tế thị trường dựa vào hai yếu tố: quyền tự do cạnh tranh và luật đào thải. Vai trò của chính quyền nhằm (a) giám sát môi trường bình đẳng để hai năng lực này được phát huy, (b) bảo đảm mức an sinh cơ bản cho dân chúng qua các thăng trầm của nền kinh tế.

Chúng ta đã quen thuộc với ý niệm cạnh tranh trong thị trường. Luật đào thải – chữ dùng tạm dịch không sát nghĩa cho cụm từ creative destruction của kinh tế gia Joseph Schumpeter, hiểu đơn giản là tre già măng mọc. Mỗi lần có thay đổi trong khoa học kỷ thuật, tương quan sản xuất hay nhu cầu quần chúng thì những công ty trẻ phải có cơ hội để vươn lên chiếm chổ của các tập đoàn già nua kém thích ứng.

Những đòi hỏi trên đây mâu thuẩn lẫn nhau: cạnh tranh là muốn đè bẹp đối thủ dù bằng phương thức chính đáng như cải tiến sản phẩm, hay tiêu cực như lợi dụng ưu thế và những quan hệ sẳn có. Quá trình đào thải mang lại xáo trộn ảnh hưỡng đến an sinh của người dân như mất việc làm khi xí nghiệp phá sản hay kinh tế rơi vào khủng hoảng. Vai trò của nhà nước rất tế nhị: giám sát cho cạnh tranh lành mạnh; can thiệp khi thị trường bị xáo trộn để bảo tồn mức sống của công nhân viên; nhưng phải tự chế để không cản trở tiến trình tự nhiên của thị trường. Về lâu dài độc quyền chính trị – giống như độc quyền kinh tế – không thể phù hợp với thị trường tự do vì sẽ đánh mất sự tự chế và trách nhiệm giám sát vô tư.

Trong ngắn hạn, một nước mới phát triễn như Trung Quốc giống như mảnh đất hoang vừa mới khai phá nên đủ trống trải cho cây cỏ mọc mà không cần cạnh tranh chen chúc. Nhưng rồi các tập đoàn thương mại khi đủ lớn như cây bén rễ sẽ tìm cách để tránh bị đào thải bằng cách hoà đồng với ưu thế độc quyền chính trị của nhà nước. Nhà cầm quyền trở thành đại diện cho một khối lợi ích riêng tư (interest group) gồm các xí nghiệp công tư và tập đoàn lãnh đạo, cản trở tiềm năng sản xuất mới và cũng không còn bênh vực an sinh của dân chúng.

Không một nhà nước nào hoàn toàn vô tư, nhưng trong các nước dân chủ chính quyền bị luân phiên thay đổi giữa các khối lợi ích khác nhau nhằm phản ảnh những quan niệm mới trong xã hội. Quyền lợi của dân chúng cũng được quan tâm vì họ bỏ lá phiếu quyết định. Do đó trong thời gian vận động chính trị các khối lợi ích tung tiền để ảnh hưởng quần chúng, nhưng rồi kết quả vẫn do mỗi người dân quyết định.

Chúng ta bắt đầu thấy nhiều dấu hiệu trì trệ ngay khi nền kinh tế Hoa Lục vẫn còn đang phát triển nhảy vọt:

· Nhà nước kềm tỷ giá hối đoái đồng Nhân Dân Tệ để hổ trợ xuất cảng bằng cách tích trữ một lượng ngoại tệ khổng lồ. Bắc Kinh trung bình bán ra 1 tỷ đô-la mỗi ngày để giữ giá đồng Quan.

· Để có ngân quỹ thực hiện chính sách này hoa lợi không dùng để tăng lương bổng hay cải thiện đời sống của công nhân mà giữ lại với xí nghiệp. Một số chuyển về địa phương rồi lên trung ương; phần còn lại tích tụ vào các doanh nhân khiến khoảng cách giàu nghèo ngày càng sâu đậm và tình trạng đầu cơ ngày càng phổ biến.

· Bù lại, nhà cầm quyền nâng đỡ các xí nghiệp công-tư qua những khoảng tài trợ trực tiếp, tín dụng ưu đãi hay quyền sử dụng đất đai. Quan chức nhà nước theo đó cũng được hưởng quyền lợi trong các quyết định phân chia.

Báo chí Tây Phương ước tính khoảng từ 1100 tỷ cho đến 1400 tỷ USD rơi vào những trương mục mờ ám, nghĩa là khoảng 50% trử lượng ngoại tệ của Trung Quốc đã bị thất thoát thay vì chia đều ra cho dân chúng.

· Nhà cầm quyền vi phạm một điều trong khế ước với dân chúng: kinh tế tuy tăng trưởng nhảy vọt nhưng mức sống người dân cải thiện chậm hơn nhiều. Nhưng nói chung thì đời sống người Hoa vẫn tốt đẹp hơn bao giờ hết so với quá khứ nên họ vẫn lạc quan tin tưởng vào tương lai và chính sách nhà nước (so với tâm lý các nước Âu-Mỹ bi quan và bất mãn với chính quyền)

· Bù lại các quan chức trung ương lẫn địa phương rất thiếu tự tin: họ cho phép phần nào những tiếng nói chống tệ đoan tham nhũng để giải toả ấm ức nhưng hoàn toàn cấm đoán mọi thách đố về độc quyền chính trị của đảng cộng sản.

· Vì quyết định đơn phương phân phối lợi nhuận trong xã hội nên lãnh đạo chính trị và các tập đoàn kinh tế trở thành một khối lợi ích không thể tách rời.

· Nhà cầm quyền tạo khó khăn cho các công ty nước ngoài để ưu đãi các doanh nghiệp nội địa. Các tập đoàn trong nước lợi dụng chính sách giới hạn cạnh tranh để giảm chất lượng hàng trong nước (sữa nhiểm độc melanine, đồ chơi trẻ em dùng sơn pha chì v.v…)

· Nhà nước nâng đỡ các công nghiệp chiến lược để cạnh tranh ra nước ngoài qua các khoảng đầu tư trực tiếp, tín dụng ưu đãi và quyền xử dụng đất đai – hệ luỵ đã hâm nóng bong bóng đầu cơ trên cả hai thị trường chứng khoáng và địa ốc.

· Nhà cầm quyền đề cao lòng tự hào dân tộc để giải toả các bất mãn xã hội. Mạng Internet một mặc bị kiểm duyệt mặc khác được mở cửa để bày tỏ các quan điểm ngoại giao quá khích. Giải Nobel Hoà Bình trao cho giáo sư Lưu Hiểu Ba bị tuyên truyền như Âu Châu áp đặt các giá trị Tây Phương vào xã hội Trung Quốc. Không nhượng bộ với các áp lực về mậu dịch và tiền tệ để chứng tỏ Hoa Lục đã qua rồi thời kỳ bị Âu-Mỹ-Nhật uy hiếp. Tổ chức Thế Vận Hội 2008 và Hội Chợ Quốc Tế hoành tráng nhằm phô trương những tiến bộ vượt bực dưới sự lãnh đạo của đảng và nhà nước cộng sản. Xây dựng quân đội và theo đuổi lập trường bảo vệ biên giới và lãnh hải cứng rắn đối với Ấn Độ, Nhật Bản và các nước láng giềng để biểu thị uy quyền đang lên tại Á Châu. Bóp chẹt các đòi hỏi tự trị tại Tân Cương và Tây Tạng để chận đứng mọi nguy cơ ly khai.

Nếu đứng trên cái nhìn biện chứng sử quan thì giaì đoạn độc quyền chính trị của đảng cộng sản Trung Quốc là thời kỳ quá độ chuyển tiếp qua nền kinh tế thị trường. Giới lãnh đạo Hoa Lục bắt đầu với Đặng Tiểu Bình đã hoàn thành trách nhiệm lịch sử đưa đất nước từ chậm tiến lên hàng nhất nhì trên thế giới vì đã huy động được sức mạnh của toàn dân. Nhưng đã đến lúc mô hình chuyên chế phải chuyển đổi thành dân chủ để tạo cơ hội đồng đều cho các tiềm năng kinh tế đang lên, nếu không chính đảng và thành phần lãnh đạo sẽ thoái hoá thành lực lượng phản động cản trở những bước tiến bộ trong tương lai!

Bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu những thử thách mà Trung Quốc sẽ phải đối đầu trên chính sách ngoại giao

.***

Thành Cát Tư Hãn xâm chiếm thế giới bằng vó ngựa của kỵ binh. Chủ nghĩa thực dân trải rộng toàn cầu với sức mạnh súng đạn và cơ khí. Hoa Lục chinh phục quốc tế bằng hàng hoá rẻ!

Chúng ta không thể đánh giá thấp thành quả của hiện tượng này. Nền kinh tế Trung Quốc góp phần không nhỏ vào việc mang gần 1 tỷ người ra khỏi ngưỡng cửa nghèo khó kể từ sau Chiến Tranh Lạnh trong đó có hơn 300 triệu người Hoa. Hàng hoá rẻ và tiền Trung Quốc cho vay nhất là sang Hoa Kỳ kềm giữ lạm phát ở mức 3-4%, đồng thời nâng cao mức sống của dân chúng ở khắp thế giới. Các phương tiện thông tin qua Internet, truyền hình v.v… trở nên phổ thông và nâng cao ý thức quần chúng ngay ở những nước đang mở mang nhờ vào năng lực sản xuất khổng lồ của Hoa Lục.

Lợi tức đầu người của Ấn Độ – quốc gia dân chủ lớn nhất thế giới – gấp đôi Trung Quốc – nước đông dân nhất hoàn cầu – vào thập niên 1970, vậy mà giờ này GDP của Hoa Lục gấp bốn lần của Ấn Độ. Bắc Kinh tổ chức Thế Vận Hội 2008 hoành tráng và hoàn hão. Kỳ Vận Động Hội khối Thịnh Vượng Chung Commonwealth tại Ấn Độ năm 2010 gặp quá nhiều sơ xuất đến nỗi suýt bị huỷ bỏ!

Thế nhưng hình ảnh của Trung Quốc ra ngoài quốc tế không vì thế mà được cải thiện: kém văn hoá; nhà giàu mới; vụ lợi; giỏi sao chép và ăn cấp bản quyền; xuất cảng hàng hoá độc hại; thiếu dân chủ; phá hoại môi trường; làm mất công ăn việc làm; mối đe doạ cho trật tự của thế giới.

Mỗi khi một siêu cường trỗi dậy trong lịch sử đã đem đến máu lửa chiến chinh nhưng đồng thời đóng góp nhiều giá trị tinh thần lâu dài cho nhân loại. La Mã qua tổ chức luật pháp và hệ thống giao thông. Trung Hoa với nền văn hoá Khổng Học đem lại trật tự trong xã hội nông nghiệp và nề nếp gia đình. Chủ nghĩa thực dân mang đến ánh sáng văn minh và khoa học thực nghiệm. Tư tưởng Mác Xít có sức lôi cuốn về một xã hội không bóc lột. Hoa Kỳ với quan niệm tự do dân chủ và nền kinh tế thị trường.

Nhưng cũng có những siêu cường đã không để lại các giá trị phổ thông và thăng hoa như Mông Cổ, Phát Xít và đều là những thế lực sớm tàn.

Trung Quốc đã đóng góp rất nhiều để làm giàu cho nhân loạị, nhưng lại là một mâu thuẫn trong lý luận và tổ chức, và là tiềm năng đe doạ cho trật tự thế giới. Đây là vấn đề để lãnh đạo và dân chúng Trung Hoa đáng lưu tâm!

© ĐHQ

© Đàn Chim Việt

—————————————————

Ghi chú:

(1) Tài liệu rút từ chương 2 của tác phẩm Why Globalization Works – Martin Wolf
(2)Tài liệu rút từ chương 2 của tác phẩm Why Globalization Works – Martin Wolf
(4)Thủ tướng nước Anh Winston Churchill đã nhận xét: “Dân chủ là tổ chức nhà nước tệ hại nhất, duy chỉ một điều là các mô hình khác đều đã được thử qua (và thất bại)””Democracy is the worst form of government except for all those others that have been tried.” – Winston Churchill
(5)Quan niệm về luật đào thải (creative destruction) trong kinh tế do nhà xã hội học người Đức Werner đề ra và kinh tế gia người Áo Schumpeter đào sâu năm 1942 trong tác phẩm Capitalism, Socialism and Democracy. Cựu Giám Độc Quỹ Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ Alan Greenspan đã nhắc đến nhiều lần trong quyển The Age of Turbulence xuất bản năm 2008

(6)Bản tin Bloomberg ngày 12 tháng 08-2010 China’s Rich Have $1.1 Trillion in Hidden Income, Study Finds
(7)Bản tin Reuters ngày 12 tháng 08-2010 China’s wealthy may be hiding a trillion dollars

2 Phản hồi cho “Trung Quốc: con đường trước mắt”

  1. Nguyen Minh says:

    4 triệu người Mỹ sắp mất nhà

    Chuyện về Trung quốc đểu thì nói cả ngàn năm không hết, nhưng ngay các bạn hãy chuẩn bị trả nhà đến nơi rồi! Nước Mỹ cũng đâu phải là thiên đường?
    TP – Những người sắp bị tịch thu nhà vì không trả được nợ ngân hàng và nhiều người mất việc đang khốn đốn vì giấy tờ thế chấp. Họ hy vọng về một chương trình hỗ trợ mới của chính phủ Mỹ nhằm ngăn làn sóng tịch thu tài sản thế nợ.

    Những người vay nợ sắp bị tịch thu tài sản phải thanh toán món nợ ít nhất là bằng 115% giá trị hiện tại của ngôi nhà. Các ngân hàng sẽ hạ số tiền phải trả hằng tháng của người đi vay xuống còn khoảng 31% thu nhập của họ. Nợ gốc cũng sẽ được giảm xuống tối thiểu 10%, và khoản này sẽ được tính vào nợ của Ủy ban Nhà đất Liên bang.

    Nếu có món thế chấp thứ hai, đơn vị cho vay sẽ được nhận tới 20 cent (xu) cho mỗi đô la nợ không đòi được, trong khi quy định cũ chỉ là 10 cent. Những người vay thế chấp nhà chưa có việc làm nếu đủ điều kiện sẽ được hỗ trợ tạm thời trong khi tìm việc.

    Trường hợp của vợ chồng Lisa và Brian Gerstein là một ví dụ. Họ mua ngôi nhà trị giá 355.000 USD vào năm 2005, nhưng hiện tại nợ 327.000 USD với khoản thế chấp là ngôi nhà được định giá chỉ có 275.000 USD. Họ vẫn trả nợ thường xuyên, nhưng thực sự gặp khó khăn khi Brian mất việc năm 2006. Nhà chức trách liên bang cho biết, chương trình hỗ trợ tài chính mới sẽ cứu nguy cho khoảng 4 triệu người kiểu như Brian Gerstein.

    Nguyễn Minh
    Theo Newsday

    • cachia says:

      Bạn tin rằng có thiên đường ở hạ giới này ư?
      youwalkaway.com sẽ giúp Gerstein bỏ tuí chút tiền rồi sẽ làm lại cuộc đời(credit).
      Tương đối tôi được sống như tôi muốn sống trên nước Mỹ này

Phản hồi