WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Giải Nobel cho Lưu Hiểu Ba và hiện tình Trung Quốc

Phỏng vấn ông Ngụy Kinh Sinh trên đài TV5Monde
Ngày 15 Tháng 10, 2010, đài TV5Monde, một kênh truyền hình trên toàn thế giới nói tiếng Pháp, phát sóng cuộc phỏng vấn ông Ngụy Kinh Sinh ở Washington DC, về giải Nobel cho ông Lưu Hiểu Ba và hiện tình Trung Quốc. Sau đây là tóm lược nội dung cuộc phỏng vấn ông Ngụy Kinh Sinh.

Giải Nobel Hòa Bình cho ông Lưu Hiểu Ba thì có tác dụng tích cực. Trong những năm gần đây, sự đàn áp người Trung Quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã trở nên tàn bạo hơn. Nhiều người cảm thấy thất vọng và chán nản trong cuộc đấu tranh của họ cho tự do và dân chủ. Khi một nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc nhận được một giải thưởng, nó làm phấn khởi tinh thần người dân và làm tăng sự tự tin của người dân trong công cuộc tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền. Đây là mặt tốt của vấn đề. Tuy nhiên, ông Lưu chủ trương hợp tác với chính quyền Trung Quốc và không chống những người Cộng sản Trung Quốc. Ông thậm chí còn hỗ trợ chính quyền trong việc chỉ trích và biếm nhẽ những người thuộc phe đối lập. Thái độ này sẽ đưa người dân đến việc từ bỏ cuộc đấu tranh chống lại Đảng Cộng sản và sẽ làm giảm áp lực lên chính quyền Cộng sản.

Tại sao tôi nói rằng con đường của ông Lưu là con đường cùng? Đó là bởi vì chúng ta không thể dùng lý lẽ để nói chuyện với với một chính quyền Cộng sản Trung Quốc không lý lẽ. Chúng ta phải có một áp lực mạnh mẽ, cả trong và ngoài nước, để buộc chính phủ Trung Quốc thực hiện những nhượng bộ. Nếu khuyên bảo người dân từ bỏ việc áp lực, để làm sự “tương tác tích cực” với chế độ chuyên chế vô lý lẽ, và để cầu xin chính quyền độc tài làm những cải cách chính trị, tức là từ bỏ cơ hội cho diễn biến hòa bình. Cuối cùng, sự tức giận của người dân sẽ tích lũy cho đến mức độ cách mạng bùng nổ và tình trạng bất ổn sẽ xảy ra. Kết quả này sẽ là một sự mất mát lớn lao cho xã hội Trung Quốc, và sẽ không có lợi cho cộng đồng quốc tế và môi trường kinh doanh. Chính ông Lưu Hiểu Ba đã làm quá nhiều sự tương nhượng và hợp tác với chính phủ Trung Quốc, thậm chí đến mức độ chế nhạo các nhà bất đồng chính kiến khác, trong nỗ lực để làm vui lòng chính quyền. Vậy mà, cuối cùng, ông đã bị bỏ tù. Điều này tự nó chứng minh rằng con đường của ông đi là một con đường cùng.

Trước đây, tôi đã không ký vào văn thư phản đối việc đề cử ông Lưu Hiểu Ba cho giải Nobel hòa bình. Tôi nghĩ rằng bất kỳ nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc nào nhận được giải thưởng này sẽ là một nguồn cảm hứng lớn cho người Trung Quốc, bởi vì người dân Trung Quốc đánh giá cao giải Nobel. Vì vậy nên bây giờ tôi mới phê bình ông công khai sau khi ông đã nhận được giải thưởng này. Tôi không muốn người dân bị dẫn vào con đường sai lầm của ông, là từ bỏ sự áp lực của họ để hợp tác với chính quyền độc tài. Kinh nghiệm bản thân của ông Lưu đã chứng minh rằng con đường hòa hợp của ông là sai lầm.

Như trường hợp của Pháp Luân Công, có người đồng ý với lập luận của họ, có người không đồng ý. Điều này là bình thường. Nhưng khi các học viên Pháp Luân Công bị khủng bố với quy mô lớn bởi Đảng Cộng sản, chúng ta phải đấu tranh cho quyền của họ được phê bình chính quyền Trung Quốc. Vậy mà, ông Lưu Hiểu Ba và những người của ông đã châm biếm và chế nhạo những nạn nhân bị đàn áp, với một giọng điệu tương tự như chế độ Cộng sản. Điều này không đúng. Điều này không đáp ứng sự tôn trọng đối lập, và thậm chí không so sánh được với người bình thường có lương tâm.

Về mối lo lắng rằng việc ông Lưu nhận giải Nobel sẽ làm chia rẽ phong trào dân chủ Trung Quốc, tôi nghĩ rằng sự chia rẽ này luôn luôn hiện hữu, ngay từ ban đầu. Các thành viên của phong trào dân chủ của Trung Quốc đến từ các nguồn gốc xã hội khác nhau, với những ý tưởng khác nhau. Vì vậy, ngay từ đầu của phong trào dân chủ, nó là một phong trào không chặt chẽ, từ tư duy đến cung cách hành xử. Chứ không phải mới bây giờ.

Nhiều người nghĩ rằng tôi xứng đáng hơn để nhận giải thưởng này. Nhưng tôi nghĩ rằng tình hình hiện nay thì những người phương Tây không muốn những kẻ như tôi được giải. Họ không muốn người dân Trung Quốc đứng lên, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của họ ở Trung Quốc. Nhiều công ty phương Tây biết rằng nếu không có sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, họ không thể có được lao động rẻ và xuất sắc như vậy ở Trung Quốc. Vì thế họ hy vọng rằng tất cả người dân Trung Quốc sẽ ngoan ngoãn hợp tác với chính phủ Trung Quốc và chấp nhận sự áp bức mà không có đối lập, nhờ vậy mà bảo vệ cơ hội có lợi nhuận lớn của họ. Những người phương Tây này thực sự muốn chế độ độc tài cộng sản tại Trung Quốc vẫn tiếp tục.

Như vậy thì con đường nào mà nền dân chủ Trung Quốc phải đi? Tôi nghĩ rằng chỉ có hai lựa chọn. Một là theo con đường của Nelson Mandela ở Nam Phi và con đường của Liên Xô cũ. Khi có cả hai áp lực mạnh mẽ ở trong và ngoài nước lên chế độ độc tài, chính quyền buộc phải chấp nhận diễn biến hòa bình. Điều này có thể xảy ra ở Trung Quốc. Nhưng hiện nay, do lợi ích kinh tế, các nước phương Tây đã càng ngày càng giảm áp lực lên Trung Quốc. Khi sức đề kháng của người dân ở Trung Quốc cũng được hướng dẫn theo hướng cộng tác với chính quyền Trung Quốc, thì áp lực này thậm chí lại càng nhỏ hơn. Như vậy thì người dân bình thường đang đau khổ phải làm gì khi không có được sự giúp đỡ? Tất nhiên, họ phải nổi loạn, dẫn đến một biến động lớn. Sự biến động này là một điều không tốt cho xã hội Trung Quốc cũng như cho cộng đồng quốc tế.

Vì thế, nếu người dân được hướng dẫn để chọn con đường hợp tác với chế độ này, thì sẽ không có hy vọng cho diễn biến hòa bình. Ngay cả một số quan chức cao cấp của chính quyền hy vọng vào sự thay đổi, cũng sẽ không thay đổi được não trạng của họ, do đó mất đi động lực cho sự diễn tiến hòa bình. Rồi người dân không có lối thoát, ngoại trừ một cuộc cách mạng bạo lực. Nếu người dân chọn cách mạng bạo lực, tất nhiên tôi sẽ đứng về phía của những người dân bình thường. Tôi ủng hộ họ bằng mọi cách để lật đổ một chế độ độc đoán.

Nhiều người ở phương Tây nói rằng, khi nền kinh tế được phát triển, Trung Quốc sẽ có dân chủ. Nhưng đây không phải là điều mà chính quyền Trung Quốc nghĩ. Ý nghĩ nguyên thủy của chính quyền Trung Quốc là khi nền kinh tế tốt, người dân sẽ không nổi dậy, và như vậy họ có thể duy trì một sự ổn định lâu dài chế độ độc đoán. Tình trạng phát triển kinh tế ở Trung Quốc hiện giờ có đặc tính là một số người làm giàu, nhưng những người bình thường vẫn còn rất nghèo. Khoảng cách quá lớn này giữa người giàu và người nghèo là lý do thực sự mà người dân đang rất đỗi không hài lòng, và sẵn sàng nổi dậy. Tình trạng này không phải là một phát triển bền vững. Người Trung Quốc vẫn còn rất nghèo, thị trường nội địa Trung Quốc vẫn còn rất nhỏ, và vì vậy mà chúng ta không thể nói rằng nền kinh tế Trung Quốc đã thực sự phát triển. Mức tăng trưởng của tổng sản lượng nội địa (GDP) rất nhanh, nhưng những người dân bình thường thì đã không được hưởng những thành quả của sự tăng trưởng. Những đại công ty của phương Tây và của Trung Quốc hưởng hầu hết các lợi nhuận. Đây cũng là lý do cốt lõi là tại sao các chính quyền và công ty phương Tây muốn hỗ trợ chế độ Cộng sản Trung Quốc.

Ngày nay, các chính phủ phương Tây phần lớn chọn thái độ không quan tâm về nhân quyền ở Trung Quốc. Khi bắt đầu nhiệm kỳ của chính quyền Obama, Ngoại trưởng Hillary Clinton bày tỏ rõ ràng, trong chuyến viếng thăm đầu tiên đến châu Á bao gồm Trung Quốc, rằng nhân quyền không phải là vấn đề mà bà quan tâm. Chính sách của HK là không hỗ trợ sức đề kháng của người dân Trung Quốc và không làm phật lòng chính quyền Trung Quốc, trong nỗ lực để bảo vệ quyền lợi của HK ở Trung Quốc. Vì vậy mà các mối quan tâm về nhân quyền ở Trung Quốc đã từ từ nguội lạnh trong những năm qua. Bây giờ, với một người Trung Quốc nhận được giải thưởng, chúng ta có được một khích lệ cho người dân Trung Quốc.

Về sự hy sinh của cá nhân tôi cho nền dân chủ ở Trung Quốc, tôi không có gì để hối tiếc. Cho dù ở trong nhà tù Trung Quốc hay ở nước ngoài, tôi luôn luôn phấn đấu để thay đổi vận mệnh của Trung Quốc, và nó rất hiệu quả. Khi tôi ở trong tù, tôi trở thành một nhức nhối lớn cho Đảng Cộng sản; sau đó, tôi đã đồng ý đi ra ngoại quốc bởi vì tôi thấy rằng tình hình đã thay đổi. Tôi có thể sử dụng uy tín của tôi để làm nhiều việc hiệu quả hơn ở đây. Thực tế là hơn một thập kỷ qua, tôi đã làm được rất nhiều việc quan trọng và hiệu quả. Tôi rất hài lòng với những gì tôi đã làm được.

© Lê Minh Nguyên (Bản tiếng Việt)

© Đàn Chim Việt

 

3 Phản hồi cho “Giải Nobel cho Lưu Hiểu Ba và hiện tình Trung Quốc”

  1. lotxac says:

    Trước khi Hồ cẩm Đào về vườn; hoặc xoay qua một chức-vụ khác. Ông ta làm một việc có ý nghìa: Ông đứng ra bảo nhận cho ông Lưu hiếu Ba được lãnh giải Nobel; đó là một hành động không thấy trước đây đối vứi các nước Cộng-Sản.
    Người Trung-Quốc họ chạy đua,và nhập cuộc với các nước TƯ-BẢN. Sau cái gọi là CSVN đã nhờ Tây-Ba-Lô; csvn đã qua Tân gia Ba cầu lạy Ĺý quang Diệu để được giúp đỡ về kinh-tế; CSVN cầu cứu cả Tháiland; rồi Đài-loan, Nam-Hàn, nhật Lùn, và sau cùng là Mỹ (kẻ bị VC đánh chạy có cờ).
    Thế mà; chỉ sau 10 năm đã qua; xin mời các bạn qua TQ mà xem: CHỈ SỐ THÔNG MINH của bạn Hwy Tse nói rất đúng. Ngay đến Aâu, Mỹ còn phải kinh-ng̣ac ! Hãy nhìn các CÔNG-TRÌNH của TQ thì biết ?
    Chỉ có một việc chúng ta lo-ngại: CÁI DÃ TÂM của NGƯỜI Á CHÂU trước hết phải nói là NHẬT LÙN; sau đó phải nói là VIET-NAM; kế đến là Triều-tiên, và Trung-quốc.
    Xin hát bài hát CHĂN-TRÂU được thay lời của tôi:
    Ai bảo VIỆT-NAM HIỀN LÀNH ?
    VIETNAM ÁC LẮM CHỚ.
    DIỆT CHÀM;CHĂM;DIỆT CAMPUCHIA; DIỆTcùng CHỦNG luôn; nó nào biết thương.
    TRỜI ĐÀY NÓ…xuống…
    CSVN đuổi giết người Quoốc-gia; dân trốn chạy ra… có DA-TRẮNG rướt đón và nuôi dưỡng.
    Nếu, người DA TRẮNG bị HITLER rượt chạy vào KHU VỰC VIỆT-NAM thì phụ-nữ bị rape. Men thì chúng cướp lấy tiền vàng; rồi xô xuống biển như bọn Pirates của thailand không hơn; không kém.
    TRUNG NGÔN NGHỊCH NHĨ. CÓ ĐÚNG BẠN ?

    • Hwy Tse says:

      NGÔN BẤT TÚC, BẤT NGHĨA
      ( Kính Gởi Lão Lotxac)

      Người xưa có câu :

      …” Tri bất ngôn, bất nhân;
      Ngôn bất túc, bất nghĩa,…”

      ** Thế thôi, kẻ hèn này cũng đành chịu ôm tiếng BẤT NHÂN, BẤT NGHĨA cho rồi,..
      Có phải không Lão Lotxac !

      ** Có Người nói : “Nếu ta chả có cách nào, hoặc không cảm hứng,… để mà làm sao cho kẻ khác THĂNG HOA bao tật xấu đáng ghét,… thì chúng ta bị buộc phải CHỊU ĐỰNG những cái tính tệ hại đó của họ,…” đấy, Lão L.Xac ạ !

      ** Dù sao cũng cảm ơn L.Xac về việc: ” Mạnh dạn dám nói lên điều phiền phức,… có tên trong website này, khứa đó mải viết chẳng những dài dòng, lung tung,… mà còn ôm đồm nữa, làm phiền bao nhiêu người phải mất vài giây nhấp -chuột – lướt qua phần khác,.”
      (còn tiếp)

      Hwy Tse, S&FR, Boston, MA.

  2. Hwy Tse says:

    CHỈ SỐ THÔNG MINH

    Công minh mà nói, có lẽ chỉ số thông minh của người Trung hoa cao,…

    ** Các nhà lãnh đạo Bắc kinh chẳng phải tầm thường ( ví như phe TÀU QUỐC GIA được sinh tồn và phát triển ở Đài loan,… nay người ĐL đa số là những chủ hãng lớn ở Lục địa,… trái ngược hẳn với VN và Kampuchia !!! ???,… — Còn 1001 chuyện tương tự khác nữa mà chúng tôi chưa có dịp hoặc không cảm hứng để thổ lộ,…)

    ** Các nhà ĐỐI KHÁNG cùng có tầm cỡ,… ví như Ông Lưu Hiểu Ba đây,…

    ** Có lẽ chúng ta, dân tộc Việt (nên) nhìn – biết để tự hiểu mình,…

    Hwy Tse, S&FR,…

Leave a Reply to Hwy Tse