Trí thức Việt Nam muốn để lại di chúc nào?
Và những bào thai trong bụng mẹ lỡ sinh ra
Sẽ suốt đời nguyền rủa lũ ông cha
(Nguyễn Chí Thiện)
Một người bạn gửi cho tôi “Biên bản Hội Thảo Khoa Học Hội Khoa Học Kinh Tế Việt Nam và Trung Tâm Thông Tin và Dự Báo Kinh Tế – Xã Hội Quốc Gia” với lời nhắn “đọc ngay”.
Quả thực đó là một tài liệu đặc sắc. Trước hết vì thành phần tham dự. Xin kể một vài nhân vật: GS Trần Phương – nguyên Phó Thủ tướng; ông Vũ Khoan – nguyên Phó Thủ tướng; PGS Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện Kinh Tế; GS Phan Văn Tiệm – nguyên Thứ trưởng Bộ Tài Chính; Việt Phương – nguyên Cố vấn của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng; bà Dương Thu Hương – nguyên Phó Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước; GS Đào Xuân Sâm – nguyên Trưởng bộ môn Quản lý Kinh tế trường Nguyễn Ái Quốc; PGS Võ Đại Lược – nguyên Viện trưởng Viện Kinh Tế Thế Giới; GS Đào Công Tiến; cựu Đại sứ Nguyễn Trung; TS Nguyễn Mại; Ông Vũ Quốc Tuấn; TS Lê Đăng Doanh; GS Nguyễn Đình Hương; GS Lê Du Phong; Bà Phạm Chi Lan; TS Lưu Bích Hồ; GS Vũ Huy Từ v.v., với sự hiện diện của một số thành viên tổ soạn thảo cương lĩnh, không thấy nêu tên và chức vụ nhưng chắc chắn phải là những đảng viên cao cấp và có trình độ kiến thức cao để được chỉ định tham gia soạn thảo định hướng của đảng và thay mặt đảng theo dõi buổi hội thảo này. Những tên tuổi trên đây cho thấy thành phần tham dự hội thảo là những trí thức ưu tú và có uy tín nhất của chế độ. Họ cũng là những trí thức được ưu đãi nhất, những trí thức có nhiều lý do nhất để ủng hộ chế độ. Họ được yêu cầu góp ý cho các văn kiện chuẩn bị cho Đại Hội XI (gồm Cương Lĩnh Chính Trị, Báo Cáo Chính Trị và Chiến Lược Phát Triển Kinh Tế – Xã Hội 2011 -2020).
Chính vì thế mà nội dung cuộc thảo luận gây ngạc nhiên. Đã không có một phát biểu nào thuận lợi, dù là tương đối. Cũng không có một phê phán ôn hòa nào. Chỉ có những phủ nhận và chê bai mỉa mai, quả quyết, gay gắt, thậm chí khinh bỉ.
Một vài trích dẫn:
(…) Cần nhận thức lại chủ nghĩa xã hội (CNXH), cần thay bằng một mô hình văn minh hơn;
(…) Quá dài, rất trùng lắp, những điều cũ kỹ, lạc hậu, sai lầm quay lại nhiều quá. Rất nhiều điều chỉ có thể là dự báo khoa học lại coi là chủ trương, ví dụ: đến giữa thế kỷ XXI Việt Nam thành thế này, thế kia; giữa các văn kiện không có tư tưởng thống nhất, các văn kiện tụt lùi xa so với Đại Hội IX, X.
(…) Đánh giá sai nhiều lắm… nguy hiểm quá. Văn kiện không có định hướng, trở nên vô nghĩa. Các văn kiện hiện quá lạc hậu so với thời đại.
(…) Nhận định về quốc tế, về các nước XHCN và tình hình đất nước sai, nên bỏ đi!
(…) Phải nhằm vào cải cách chính trị chứ không chỉ kinh tế; cải cách thể chế chính trị thành một vấn đề bức xúc, không giải quyết thì không phát triển được. Phải xây dựng hiến pháp mới. Đã đến lúc phải đổi mới hệ thống chính trị, phải phân định rõ vai trò lãnh đạo của Đảng, chức năng của nhà nước. Quốc hội hiện chưa phải là cơ quan lập pháp!
(…) Văn kiện không phản ánh được cuộc sống. Đổi mới chính trị chưa theo kịp đòi hỏi, đang cản trở.
(…) Phải xác định cho rõ vai trò lãnh đạo của Đảng: lãnh đạo là ai? Ai cho anh quyền lãnh đạo? Phải nhìn thẳng vào sự thật. Lừa được người ta chứ không lừa được thực tiễn đâu!
(…) Tư duy lý luận lạc hậu, mâu thuẫn, xa rời thực tiễn; thụt lùi so với đại hội trước. Lòng tin của dân đối với Đảng, với chế độ giảm.
(…) Xem thường lịch sử: nói CNXH là điều kiện để độc lập, các triều đại trước có CNXH đâu mà vẫn độc lập. Không gắn với thời đại, xem thường thiên hạ.
(…)Viết thế nào thì viết, nhưng đừng đao to búa lớn quá, cái gọi là chủ nghĩa cộng sản đã là ảo tưởng rồi.
(…) Tỉnh nào cũng có xi măng, sân bay, nhà máy thép, cảng biển… đầu tư nham nhở.
(…) Loài người đi đến chỗ dân chủ. Nhưng thế nào là dân chủ? Đảng quyết mọi thứ mà lại không chịu trách nhiệm gì. Thế mới chết chứ.
(…) Tại sao các văn kiện lại ngổn ngang thế? Cương lĩnh thất bại, tuyên truyền thất bại. Lý luận chính trị chưa bao giờ suy đồi như bây giờ. Ngổn ngang quá. Giả dối quá. Thật là bi kịch. Cảnh ngộ của Đảng ta từ sau Đại Hội XI bắt đầu bước vào suy đồi.
(…)Toàn là giả dối cả. Nếu đưa cái cương lĩnh chiến lược này ra mà thông qua thì sẽ ra sao đây? Quả đấm thép không đấm vào đối thủ mà lại đấm ngay vào chính ta.
(…) Dân được nói mới là dân chủ. Đảng vẫn đặt dân tộc sau giai cấp. Dự thảo văn kiện đánh giá:“Dân chủ trong Đảng được mở rộng”. Tôi nghĩ trong Đảng là mất dân chủ nhất. Hầu như không có nhận định nào trong văn kiện là đúng sự thật thực tiễn.
(…) Đảng có dựa vào công nhân không? Có dựa vào nông dân không? Tôi nghĩ không. Vậy dựa vào cơ sở nào? Có dựa vào trí thức không? Cũng không nốt!
(…) Tình trạng mua quan bán chức lộ liễu, công khai, hết sức nguy hiểm. Thị trường quan chức bóp chết tất các thị trường khác. Cơ chế tuyển dụng, tuyển chọn cấp cao như thế nào? Không công khai minh bạch. Người lãnh đạo ở các cấp không có chịu trách nhiệm gì cả về quyết định của mình. Bộ Giao Thông, Bộ Xây Dựng … cầu đổ, nhà đổ , không thấy nói gì về trách nhiệm cả. Một đất nước như vậy thì không mong đợi gì!
(…) Chưa bao giờ vấn đề nghiêm trọng như bây giờ. Dân không còn tin Đảng như trước nữa. Không ai quan tâm nữa. Cương lĩnh đầy dẫy cái sai, cái mơ hồ. Nói XHCN mà không biết nó là cái gì? Nhiều chuyện ta tự lừa dối mình và lừa dối người khác.
v.v.
Và biên bản của cuộc hội thảo kết luận như sau:
“(Các phát biểu trên đây) dù không được chấp nhận, nhưng ít ra cũng lưu vào văn bản, lưu lại hậu thế rằng năm 2010 có một số nhà kinh tế đã nói như vậy, để hậu thế biết rằng, hóa ra đất nước cũng còn những trí thức không đến nỗi dốt nát”.
Bỏ qua suy luận của một số người theo đó cuộc hội thảo này đã được sự khuyến khích của một số thế lực trong đảng để bêu xấu ông Nguyễn Phú Trọng, trưởng ban soạn thảo các văn kiện chuẩn bị cho Đại Hội XI và một trong những ứng cử viên vào chức tổng bí thư, câu hỏi đầu tiên đặt ra sau khi đọc biên bản cuộc hội thảo này là: Còn trí thức Việt Nam nào ủng hộ chế độ cộng sản nữa hay không khi ngay cả những trí thức mà nó ưu đãi nhất cũng đã quay lưng lại với nó một cách phẫn nộ? Hỏi cũng là trả lời, những người trí thức khác chỉ có thể thù ghét hơn.
Vậy mà chế độ vẫn tồn tại. Vậy trí thức có vai trò nào trong xã hội Việt Nam ngày nay?
Chủ nghĩa cộng sản phủ nhận vai trò lãnh đạo của trí thức. Những trí thức nổi tiếng đã ủng hộ đảng cộng sản trước đây hoặc trong thâm tâm không đánh giá cao chính mình hoặc không thực sự là những trí thức lớn như nhiều người nghĩ. Nhưng ngày nay chủ nghĩa Mác-Lênin đã được cả thế giới, và chính các trí thức Việt Nam, nhìn nhận là một sai lầm thì quan điểm trí thức lãnh đạo xã hội phải lấy lại chỗ đứng của nó, chỗ đứng của một sự thực phải được tôn trọng. Thảm kịch lớn nhất của đất nước hiện nay là trí thức không lãnh đạo mà còn bị lãnh đạo, trí tuệ phải phục tùng bạo lực, quả đấm nghĩ thay cho cái đầu.
Các phát biểu của hội nghị vẽ ra chân dung của một chế độ cực kỳ vô lý, nhưng tại sao nó vẫn kéo dài? Đây phải là câu hỏi mà trí thức Việt Nam phải đặt ra cho mình và cố gắng trả lời. Trong tinh thần đó kẻ viết bài này, vì cũng tự coi là một thành phần của khối trí thức Việt Nam, xin mạo muội đóng góp một vài ý kiến. Nếu những phân tích sau đây có làm phiền lòng một số trí thức thì tác giả xin được thứ lỗi và xin hiểu cho rằng những khuyết tật được nêu ra sau đây đã hiện diện nơi chính người viết.
Lý do thứ nhất của thảm kịch này là tư tưởng chính trị của chúng ta quá kém. Chúng ta tự hào là có bốn ngàn năm văn hiến nhưng chúng ta không có một nhà tư tưởng nào, chưa nói tới tư tưởng chính trị. Khuyết tật này không khó khắc phục nếu chúng ta thực sự muốn khắc phục. Trí thức Việt Nam có thừa khả năng để đạt tới một tư tưởng chính trị, nhưng hình như chúng ta có một đồng thuận là chính trị không cần học, chính trị là thực hành, không cần lý thuyết, và không chịu hiểu rằng không có gì thực dụng hơn một lý thuyết đúng. Một trong những hậu quả là chúng ta chỉ nhìn dân chủ dưới những thể hiện hình thức của nó: bầu cử tự do, tam quyền phân lập v.v. Sự hời hợt đó khiến chúng ta không có thâm tín về dân chủ, vì thế nếu có cổ võ cho dân chủ cũng không có sức thuyết phục. Làm sao có thể có thâm tín về dân chủ khi chỉ biết về nó một cách sơ sài như vậy? Mà khi chính mình đã không thực sự tin thì làm sao có thể thuyết phục được người khác? Chỉ có sự hiểu biết thấu đáo mới có thể đem lại thâm tín, quyết tâm và sức thuyết phục. Dân chủ không giản dị như vậy. Nó là thành quả không ngừng được bổ túc của một cuộc thảo luận lớn kéo dài từ nhiều thế kỷ nay và vẫn còn tiếp tục (sẽ không có cái gọi là the end of history!).
Sự hụt hẫng về tư tưởng của trí thức Việt Nam có thể thấy được dễ dàng. Vẫn có những trí thức dân chủ gạt phăng chủ nghĩa cá nhân như là đồng nghĩa với chủ nghĩa ích kỷ mà không làm phiền lòng ai, trong khi chủ nghĩa cá nhân chính là nền tảng của dân chủ. Bản Tuyên Ngôn Phổ Cập về Quyền Con Người (hay Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền) không khác gì hơn là tuyên cáo của chủ nghĩa cá nhân. Nó lấy con người làm cứu cánh và qui định một không gian cá nhân mà nhà nước không thể xâm phạm.
Một thí dụ khác là kinh tế thị trường. Đa số trí thức Việt Nam coi chủ thuyết kinh tế thị trường, mà Adam Smith là người cổ võ nổi tiếng nhất, như là một lý thuyết kinh tế theo đó nhà nước không nên can thiệp mà cứ để cho các tác nhân kinh tế trao đổi với nhau qua thị trường rồi tự nhiên sẽ có một bàn tay vô hình an bài tất cả một cách thỏa đáng. Nếu quả thực như thế thì nó đã bị vất bỏ từ lâu rồi vì rất sai, ngay cả dưới một chế độ tư bản. Không có “bàn tay vô hình” nào dẫn dắt kinh tế cả, kinh tế thị trường đòi hỏi những luật lệ nghiêm túc và những biện pháp kiểm soát chặt chẽ nếu không muốn rơi vào hỗn loạn và khủng hoảng. Tác phẩm Điều Nghiên Về Bản Chất và Những Nguyên Nhân của Sự Thịnh Vượng Của Các Quốc Gia (An Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations) là một tác phẩm về triết lý chính trị, chính vì thế mà hai thế kỷ rưỡi sau nó vẫn còn giá trị của một tác phẩm lớn.
Người ta thường đả kích chủ trương “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” là đã gán ghép một cách tổ chức kinh tế và một triết lý chính trị mâu thuẫn với nhau. Cách phản bác này không sai nhưng thiếu sức thuyết phục vì thiếu chiều sâu. Thực ra cụm từ này còn ngớ ngẩn hơn nhiều vì nó gán ghép hai triết lý chính trị đối chọi với nhau; kinh tế thị trường chỉ là một tên gọi khác của chủ nghĩa cá nhân, nền tảng của dân chủ.
Một hậu quả của sự thiếu tư tưởng chính trị là cuộc thảo luận bênh vực dân chủ trở thành nhạt nhẽo. Nếu dân chủ chỉ giản dị như thế thì ai chẳng biết, có gì để nói, và ai cần nghe ai? Một hậu quả khác là phong trào dân chủ không mạnh và không có được sự liên tục thế hệ đáng lẽ nó phải có. Tại sao? Đó là vì chỉ có tư tưởng mới có thể gắn bó được những con người và các thế hệ. Các tôn giáo sở dĩ qui tụ được nhiều người và lưu truyền được từ đời này sang đời khác là vì niềm tin của họ được nhìn như một tư tưởng. Đầu tư vào tư tưởng chính trị là điều trí thức Việt Nam phải làm. Khẩn cấp.
Lý do thứ hai là di sản văn hóa. Từ ngày lập quốc, khi bị ngoại thuộc cũng như lúc tự chủ, chúng ta được nhào nặn trong nền văn hóa Khổng Giáo coi làm chính trị chủ yếu là để làm quan. Tâm lý này được duy trì hầu như nguyên vẹn dưới chế độ cộng sản bởi vì chủ nghĩa Mác-Lênin không khác gì Khổng Giáo. Với một quan niệm như vậy thì dấn thân chính trị, dù là để chống lại một bạo quyền, không hề là một nghĩa vụ đạo đức mà chỉ xuất phát từ tham vọng danh lợi cá nhân, một tham vọng thấp hèn vì làm quan chỉ là làm tay sai không điều kiện. Sự hèn nhát và xu thời được Khổng Giáo nâng lên thành những giá trị. Khổng Tử để lại một lời giáo huấn vàng ngọc cho kẻ sĩ: “Nước nguy thì chớ vào, nước loạn thì chớ ở, hoàn cảnh tốt thì ra làm quan, hoàn cảnh xấu thì ẩn mình” (Nguy bang bất nhập, loạn bang bất cư, thiên hạ hữu đạo tắc kiến, thiên hạ vô đạo tắc ẩn – Luận Ngữ). Sau đó nếu có dấn thân chính trị thì cũng chỉ làm chính trị kiểu nhân sĩ, nghĩa là hoặc không tham gia một tổ chức nào hoặc nếu có tham gia thì cũng chủ yếu để lợi dụng tổ chức cho tham vọng cá nhân của mình, chứ không phải để xây dựng tổ chức như là một nhịp cầu phải có để dẫn tới một tương lai đáng mong ước từ một hiện tại không chấp nhận. Phải khẩn cấp trả lại cho đấu tranh chính trị nghĩa thực và đúng của nó, nghĩa là đấu tranh để cải thiện xã hội, để tôn vinh quyền làm người và đem lại phúc lợi tối đa cho thật nhiều người. Sứ mạng cao cả và khó khăn này kéo theo hai hệ luận: một là khi đất nước không may lọt vào tay một chính quyền thô bạo thì đấu tranh để thay đổi nó là một bổn phận chứ không phải chỉ là một chọn lựa; hai là muốn đạt mục tiêu to lớn đó thì phải có sức mạnh, nghĩa là phải có đội ngũ. Đấu tranh chính trị không bao giờ là đấu tranh cá nhân cả, mà luôn luôn là đấu tranh có tổ chức. Trí thức Việt Nam muốn giành tự do hay chỉ xin tự do?
Lý do thứ ba, hậu quả của di sản văn hóa trên nhưng có tầm quan trọng đặc biệt của nó, là chúng ta hoàn toàn thiếu văn hoá tổ chức. Tôi đã viết khá nhiều về đề tài này, ở đây chỉ xin nhấn mạnh một điều là không nên lầm văn hóa tổ chức với kỹ thuật tổ chức; người ta có thể biết tổ chức chu đáo một hội nghị, thậm chí điều khiển một cơ quan, mà vẫn không có văn hóa tổ chức. Một cách tóm lược, văn hóa tổ chức là toàn bộ những kiến thức, tập quán, phản xạ, cách suy nghĩ và hành động khiến ta một mặt hiểu tầm quan trọng của tổ chức và cảm thấy có nhu cầu sinh hoạt trong tổ chức, và mặt khác suy nghĩ và hành xử một cách phù hợp để giữ gìn và phát triển tổ chức. Trí thức Việt Nam hiếu học và có thể bỏ ra hàng chục năm để nghiên cứu một đề tài chuyên môn nhưng lại không chịu bỏ ra vài tháng để đọc vài cuốn sách cơ bản về tâm lý xã hội. Kết quả là họ không thấy có nhu cầu phải tham gia một tổ chức nào và nếu đã gia nhập một tổ chức thì thường thấy có rất nhiều lý do để rời bỏ tổ chức. Sự thiếu văn hóa tổ chức còn được trầm trọng hóa nơi trí thức trong nước vì một nguyên nhân khác, đó là sự kiện các tổ chức bị cấm đoán, ngoại trừ những tổ chức được coi là những công cụ của đảng cộng sản.
Trí thức Việt Nam hình như chưa thấy được sự nghiêm trọng của sự thiếu vắng văn hóa tổ chức. Một câu hỏi: Lấy tiêu chuẩn nào để đánh giá mức độ văn minh và tiến hóa của một dân tộc? Ta có thể trả lời một cách quả quyết và dứt khoát: Đó là văn hoá tổ chức. Văn hóa tổ chức quyết định phẩm chất và triển vọng của các dân tộc. Việc đảng cộng sản cấm sinh hoạt tổ chức phải được coi là rất độc hại vì có tác dụng cột chân đất nước trong sự thấp kém. Phải coi đấu tranh cho quyền tự do kết hợp (nghĩa là thành lập hoặc tham gia các tổ chức) như là một trong những cuộc đấu tranh sống còn của đất nước.
Cũng cần ý thức rằng đối với các cá nhân sự thiếu vắng văn hoá tổ chức có hai hậu quả nghiêm trọng:
° Một là, vì thiếu văn hoá tổ chức chúng ta không có tổ chức, rồi vì không có tổ chức chúng ta cô đơn và bất lực, đến lượt nó cảm giác bất lực khiến chúng ta nhút nhát.
° Hai là, tổ chức – dĩ nhiên là tổ chức đúng nghĩa, do các thành viên tự nguyện lập ra để theo đuổi một mục đích chung, chứ không phải là tổ chức công cụ của chính quyền – là một môi trường sản xuất và sàng lọc ý kiến (1), sự thiếu vắng tổ chức khiến trí tuệ bị bế tắc và giới hạn.
Quan trọng hơn hết, lý do thứ tư là sự ngộ nhận rất lớn về tiến trình thay đổi chế độ. Phần lớn trí thức Việt Nam cho rằng phương thức tốt nhất để thay đổi chế độ là hợp tác để dần dần cải thiện nó từ bên trong. Diễn nghĩa: không ra mặt phản kháng mà chỉ cố sống lương thiện, hành xử đúng và khéo léo gợi ý khi cơ hội cho phép. Phương thức này được ưa chuộng vì sự tiện nghi và an toàn của nó nhưng nó sai hoàn toàn. Nó không thay đổi được chế độ mà còn củng cố chế độ và triệt tiêu cả sự lương thiện lẫn ý muốn thay đổi, trong nhiều trường hợp nó chỉ là một ngụy biện cho thái độ phục tùng vụ lợi. Tiến trình thay đổi một chế độ cũng như một tổ chức, như lịch sử đã chứng minh và được trình bày đầy đủ trong mọi nghiên cứu về sinh hoạt tổ chức và đấu tranh chính trị, ngược hẳn với quan điểm này và có thể tóm lược như sau:
• Nhận thức về sự cần thiết phải thay đổi xuất hiện nơi một số người;
• Những người này liên kết với nhau và tự cô lập với phần còn lại để tranh đấu cho lập trường đổi mới. Họ đảm nhận vai trò thiểu số với những hậu quả của nó, như bị trù dập, thậm chí bị tiêu diệt.
• Họ dần dần mạnh lên, thuyết phục được hoặc khắc phục được phần còn lại và áp đặt sự thay đổi.
Liên kết với nhau và tự cô lập là điều kiện bắt buộc để có thể thành công của những người muốn thay đổi. Nếu không, nếu chấp nhận luật chơi hiện hành, họ sẽ bị hòa tan trong “thực tại” và ý chí thay đổi sẽ tiêu tan. Hơn thế nữa, có mọi triển vọng là chính họ cũng sẽ bị lưu manh hóa trong một bối cảnh xã hội bất lương. Đi với ma mặc áo giấy.
Như để chứng minh rằng chính trị và đời sống chỉ là một, đây cũng là quá trình tiến hóa của mọi chủng loại. Lấy thí dụ tiến hóa từ vượn lên người; những con vượn đầu tiên nơi những biến đổi ban đầu xuất hiện đã sống biệt lập với những con vượn khác và tiếp tục tiến hóa để thành người, nếu không chúng đã bị tiêu hóa nhanh chóng trong cả khối lớn của chủng loại, và vượn vẫn là vượn chứ không thành người.
Hãy tạm dừng lại trong bốn nguyên nhân chính đó. Sự kéo dài của chế độ vô lý này, trong đó một đảng vừa thiếu trí tuệ vừa không lương thiện lại đã mất hết tính chính đáng đã cầm quyền một cách độc đoán quá lâu và còn ngang ngược khẳng định sẽ tiếp tục thống trị đất nước một cách độc đoán trong thời gian vô hạn định mà không gặp chống đối nào đáng kể, được nhiều người giải thích là vì dân trí ta còn kém. Như thế phải chăng hệ luận tự nhiên là tất cả những gì chúng ta có thể làm hiện nay chỉ là một cố gắng văn hóa nhằm nâng cao dân trí? Không gì sai hơn nhận định này. Hoa Kỳ và các nước Châu Âu đã thiết lập được dân chủ vào lúc dân trí của họ còn ở một mức độ rất thấp so với chúng ta hiện nay. Và họ không có PC, internet và điện thoại di động; chung quanh họ cũng chỉ có những chế độ quân chủ tuyệt đối. Và cả thế kỷ sau khi đã bước vào kỷ nguyên dân chủ tuyệt đại đa số vẫn không biết đọc, biết viết! Họ đã có dân chủ vì may mắn có được những trí thức đúng nghĩa, những trí thức có tư tưởng dân chủ và dám giành quyền lãnh đạo xã hội thay vì chấp nhận thân phận dụng cụ của kẻ cầm quyền. Như vậy không nên đổ lỗi cho dân trí Việt Nam thấp mà hãy lương thiện nhìn nhận là trí thức Việt Nam kém. Kém về hiểu biết, do chỉ học để lấy bằng cấp và đi làm chứ không đầu tư vào tư tưởng và chính trị. Các trí thức Việt Nam có thể chủ quan mà tưởng rằng họ hiểu biết về chính trị khi họ đã có bằng kỹ sư cơ khí hay tiến sĩ luật nhưng thực ra họ không biết. Và càng kém vì không dám. Có lẽ chính vì không dám mà họ không tìm hiểu phải đấu tranh chính trị như thế nào, rồi không biết.
Trong mọi xã hội cần thay đổi người ta thường phân biệt những người không muốnvà những người không thể. Thảm kịch của Việt Nam là vấn đề không đặt ra như thế, đại đa số trí thức vừa không biết vừa không dám. Có bao nhiêu người dám chấp nhận mất thẻ đảng và những quyền lợi mà nó bao hàm? Và trong số những người dũng cảm này có bao nhiêu người biết đấu tranh đúng phương thức? Cũng không thể trốn tránh sau cái lý cớ “không làm chính trị”. Dấn thân chính trị trong hoàn cảnh đất nước hiện nay là một mệnh lệnh của lương tâm và lòng yêu nước. Chính trị không phải là tất cả, nhưng nếu chính quyền tồi tệ thì tất cả đều bế tắc.
Các trí thức ưu tú trong hội nghị này tuyên bố: “Trách nhiệm của nhà nghiên cứu là nói trung thực, thẳng thắn, với tinh thần xây dựng, mong muốn Đảng mạnh lên, đất nước mạnh lên”. Tại sao lại cứ phải mong muốn “Đảng mạnh lên” dù Đảng đã chỉ là một đảng như mọi người và chính các vị cũng đã thấy? Tại sao “trách nhiệm của nhà nghiên cứu” lại kỳ cục như vậy? Có gì là “trung thực, thẳng thắn” trong thái độ này? Cùng lắm là tháí độ tôi trung!
Một trí thức không tham dự hội nghị, ông Lê Hiếu Đằng, một đảng viên cộng sản và một nhân vật cao cấp trong Mặt Trận Tổ Quốc, nhận định đúng đắn hơn:
“Lúc này hơn lúc nào hết, chúng ta phải đặt quyền lợi của đất nước, của dân tộc lên cao nhất, hơn mọi lợi ích riêng tư, phe nhóm”.
Người ta chỉ có thể đồng ý và ủng hộ lập trường này. Và tiếp theo là gì? Ông Lê Hiếu Đằng nhận định:
“Trong cuộc đấu tranh cho dân chủ, chúng ta không có gì phải sợ, tôi muốn nhắc lại điều tâm niệm này cho chính mình mà cũng là điều muốn nhắn gửi các đồng chí, đồng đội, bạn hữu của mình và tất cả những ai còn trăn trở với những vấn đề của đất nước, của dân tộc. Mà tại sao chúng ta phải sợ? Những người phải sợ là những người đi ngược lại lợi ích của đất nước, của nhân dân. Chắc chắn họ sẽ bị nhân dân chối bỏ, bị lịch sử phủ nhận”.
Càng đáng tán thành. Chỉ mong những người như ông Lê Hiếu Đằng quyết tâm tiến tới và đừng quên rằng đấu tranh chính trị bao giờ cũng phải là đấu tranh có tổ chức, nếu không chỉ là lãng mạn.
Không có gì phải sợ? Tôi e rằng ông Lê Hiếu Đằng hơi chủ quan hoặc quá lạc quan. Dĩ nhiên là tình hình không còn như trước, xã hội Việt Nam đã chín muồi cho một chuyển hóa dứt khoát về dân chủ và những người dân chủ, nhất là những người trong guồng máy đảng và nhà nước cộng sản, có thể tranh đấu cho dân chủ mà không phải chịu đựng những hy sinh quá lớn nếu tranh đấu một cách thông minh. Bằng cớ là các trí thức tham dự hội nghị đã có thể nói những điều họ đã nói và chắc sẽ không gặp khó khăn nào. Nhưng dầu sao cũng vẫn phải sẵn sàng chấp nhận một số thiệt thòi nếu đấu tranh thực sự, nghĩa là đấu tranh có tổ chức, điều mà đảng cộng sản còn cấm kỵ. Trở ngại và rủi ro có thực chứ không phải là hoàn toàn không có gì phải sợ. Vả lại chẳng có cuộc đấu tranh nào mà lại không đòi hỏi hy sinh. Nhưng chính vì những hy sinh này mà những người dám dấn thân đấu tranh cho dân chủ đáng được trân trọng.
Các trí thức tham dự hội nghị kết luận rằng các phát biểu của họ dù không được chấp nhận “nhưng ít ra cũng lưu vào văn bản, lưu lại hậu thế rằng năm 2010 có một số nhà kinh tế đã nói như vậy, để hậu thế biết rằng, hóa ra đất nước cũng còn những trí thức không đến nỗi dốt nát”.
Ý muốn để lại một di chúc cho mai sau là một ý muốn cao cả mà người ta chỉ có thể kính trọng. Tuy nhiên có một cái gì vừa mập mờ vừa ai oán trong kết luận này khiến người ta không khỏi phân vân. Dốt nát là một khái niệm tương đối. Ai cũng dốt nát trên những điều mà mình không biết và nói chung chúng ta chỉ hiểu biết trên một số ít địa hạt, phần còn lại chúng ta đều dốt cả. Nhưng có một vấn đề mà mọi người trí thức đều phải quan tâm là tình hình chính trị của đất nước hiện nay. Ai cũng đồng ý là phải đấu tranh để thay đổi chế độ, và như thế cần có tư tưởng chính trị và cần biết phương pháp đấu tranh chính trị. Về điểm này chúng ta đã thực sự ra khỏi sự dốt nát chưa?
Nghiêm trọng hơn là chúng có dám tranh đấu thay đổi chế độ không? Nếu dám thì dù không biết chúng ta cũng có thể học hỏi để biết. Chỉ sợ chúng ta không dám. Hội nghị muốn để lại cho hậu thế một di chúc rằng năm 2010 có những trí thức Việt Nam không dốt nát, nhưng giữa dốt nát và hèn nhát, ký ức nào tủi hổ hơn cho con cháu?
Nguồn: Thongluan.org
—————————————————————-
Ghi chú:
(1) Nguyễn Gia Kiểng, Tổ chức và sự hình thành của ý kiến, Thông Luận tháng 01/2006
Quốc Tổ Mỹ Việt Đại Miếu www. quoc tọ com rất tán thán nhân xét của Ông Thanh Điềm . Vậy vấn đề là :- Chúng ta Giải tán lời Thề … Người ở Mỹ phải làm lễ Giải lời Thề – Lễ Giải Thệ trả lại Quốc Tịch Hoa Kỳ cho sở Di trú và ở Bên Tây .. ÔVí dụ đon giản như một cuộc hôn nhân
ng Nguyễn Gia Kiểng , Ông Bùi Tín vvv cũng làm như vậy và ở Việtnam quý vị nào không thích đảng Cộng Sản nữa cũng phải lễ Giải Thệ phân minh rồi muốm làm gì thì làm … Vì cho đến nay nhập Đạo nào cũng thong thả tư do dễ dàng … chứ nhập tịch làm Công Dân Hoa Kỳ , công dân Pháp ( nhật là Công Dân nhật bản ) trần ai rồi đến việc Gia nhập làm Đẳng Viên Đảng Cộng Sản xưa và nay cũng trải nhiều thử thách lắm … Ví dụ đơn giản như một hôn nhân , duyên nợ đã hết , thì ra toà lý dị
, làm lại cuộc đời , chớ có đi ngang về tắt , Bị bắt quả tang phạm gian thì phiền lắm . Trở lại vấn đề
Thanh Điềm có nhận xét về những bài viết của Ông Nguyễn Gia Kiểng … thì xét cho đến tận cùng
rốt ráo như lời Cụ Nguyễn Cao Kỳ thì ở Việt nam bây giờ làm gì còn có Đảng Viên Đảng Cộng Sản đúng nghĩa nữa vì đẳng viên cao cấp nào cũng có triêu đô là và con cháu học ở Mỹ cả đâu có
thèm học ở Tầu ở Nga … con quý vị Việt Kiều đều là Mỹ Thật , Tây Thật cả rồi nếu không họ là những kẻ Thề Gian làm chúng dối ( phải không Ông Kiểng ) … và quý vị Đảng Viên Đảng Công Sản nay mai sẽ có danh sưng là Hậu duệ Cố Chủ Tịch Hồ Chí Minh đội bát nhang thờ Washington Phật Tổ – thực thi nghiêm chỉnh Pháp môn cu/a Washington Cứu the Talawas .. có nghĩa là … ai muốn ở với đảng thì .. ai không ở thì ra đi … ở với đẳng mà tham nhũng thì Ông Đạo Trọng cho đi cải tạo
như … nhưng mãn hạn không được sang Mỹ như quý vị H/o vài năm sau làm công dân siêu cường
hay như Ông Kiểng sang Tây viết sách nữa đâu …www. quoc to .com
.. mong quý vị kiểm chứng . Đạo Tôn
Quốc Tổ Mỹ Việt Đại Miếu /www. quoc to .com broadcasr xin trân trọng kính thưa …. Chúng tôi cầu học nên rất trân trọng với câu hỏi quý vị ” Đàn Chim Việt ” đặt ra :- Tri thức Việt nam muốn để lại di chúc nào …. ??? …Tín hưũ chúng tôi cung thỉnh và tiếp tay với quý vị khai triển nhhững di chúc đó … mong nhận được sự giúp đỡ của quý vị … Riêng phần chúng tôi Quốc Tổ Mỹ Mỹ Việt theo tinh thần tâm huấn của Đức Quốc Lão Nguyễn-Cao- Kỳ ,chúng tôi lấy pháp ngôn :- Thờ Tổ , Kính Tông , Tôn Sư , Trọng đạo là Di chúc cho con cháu … Xin thưa rõ Thờ Tổ :- là Thờ Đức Quốc Tổ Hùng VươngKính Tông là kính trọng nòi giống anh em huynh đệ tỷ muội ,tôn sư là trọng thầy học , Trọng đạo là kính nhi viễn chi ” Đạo ” bất khả luận bất khả tư nghì …. Trược khi theo Đạo này , Đạo Kia , Đẳng này , Đảng nọ chúng ta Con của Cha Me , Là Anh em chị nhau rồi … đó là cái lý Tiên Thiên Lý sự Tiên khởi … Đại Xá Đại Xá Đại xá , tất cả chỉ là lời nói cái hình danh sắc tướng bên ngoài , ngay cả tình vợ chồng , nên Việt nam ta có câu …. Vợ chồng … bỏ ra ly dị là hết … anh chị em vẫn còn … Lắng nghe lời chỉ giáo của quý vị Đạo Sư Đàn Chim Việt …Ông Đạo Tôn . Còn vấ đề tại sao chúng tôi Thờ Đức Quốc Tổ Washington , vì đó Tổ Tiên Việt Nam đã dạy :- Phải tôn trọng lời thề , nhất là lời thề nhập -tịch Hoa Kỳ và làm tròn nghĩa vụ Công Dân Hoa Kỳ để khỏi mắc tội thề gian làm chứng đối làm tủi nhục mẹ cha , sẽ có ngày bị Thổ Công Hà Bá Hoa Kỳ mắng là Mãn dzi làm sao cãi được … phải không thưa Ông Tây Nguyễn Gia Kiểng … nếu Ông chưa nhập Quốc Tịch Tây
xin cáo lỗi và Quốc Tổ Mỹ Việt Đại Miếu xin lỗi và đính chính ngay … Đạo Tôn
Đa số các tranh mục khác của ĐCV đang bị VieTel tấn công bẳng DDoS nên không mở ra đọc được,trừ bài này của N.G.K mà có thể các” cán ngố” nhầm tưởng là có tuyên truyền cho Khổng Tử của Thiên Triều(đã bỏ tiền lập giải rút”Khùng Tử hòa bình” trao cho 1 em bé gái 6 tuổi,để cạnh tranh với giải Nobel!?!Và cả chuỗi…viện Khùng Tử ở Phi châu!!Đúng là
“Ngây ngô như chú Tầu nghe kèn!”),mà lại có cả phản hồi của”Đạo tôn”xứng đáng là hậu duệ Khùng”tử”,với mục đích”Cuốc”Tổ VN lên thôi!! Họa chăng là nguyên CT.Hà Giang tên Tô(hô!)bây giờ được trắng án về tội”loạn dâm”,và được Đảng vinh danh thành”Quốc Tổ” ?!
Vỏ QUÝT DÀY ắt MỐNG TAY NHỌN
CỘNG Việt TÀU ông ỔNG OANG OANG
Bốn TỐT mười sáu CHỬ VÀNG
Để cho BẢN GIỐC NAM QUAN ĐI ĐỜI
Lưng MẸ ĐAU Điểm HUYỆT TRƯỜNG SƠN
Bụng CHA RẦU thãm KHỔ BIỂN ĐÔNG
Nhục ƠI con cháu LẠC HỒNG
Tám mưới LĂM TRIỆU đồng BÀO MỘT GỐC
Chịu HÀM OAN nửa KHỐC nửa CƯỜI
Nửa TÙ TỘI nử NGỒI TRÊN TRỐC
Chử TÂM liền với ÁC ĐỘC
Cầu xin TRĂM HỌ một GỐC ĐỒNG BÀU
Đừng để LŨ GIẶC TÀU cứu XÉ
Đừng MẮC MƯU bẻ ĐỦA HÁN TRIỀU
Một Ý CHÍ một MỤC TIÊU
Một LÒNG YÊU NƯỚC một ĐIỀU THƯƠNG NHAU
Một NGỰA ĐAU cả TÀU bỏ cỏ
Một CHÁNH NHÂN quân TỬ CẢ LÀNG
Một người CHÍNH TRỰC MINH QUANG
Đẻ “ĐỨC” con CHÁU NGÀN NĂM BIA THƠ
Tôi đọc nhiều bài viết của ông Nguyễn Gia Kiểng. Cũng cảm thấy ông là người nhiều chữ. Có rất nhiều ngôn từ trừu tượng, cao siêu, có vẻ rất uyên bác trong các bài viết của ông, nhưng thú thật, rất ít khi tôi hiểu được. Không biết ông viết cho những ai, nhưng chắc không phải cho những người có kiến thức tầm thường như tôi.
Ở bài viết này chẳng hạn; tôi chẳng hiểu gì sau khi lạc vào mê hồn trận của ông.
Đến cuối, mới lờ mờ nhận ra rằng ông chỉ muốn nói rằng Trí thức Việt vừa dốt nát lại vừa hèn nhát. Thực ra ông không nói toạc ra là Trí thức Việt, như cái đám tiến sĩ phó thủ tướng, cố vấn Chính phủ là dốt, nhưng với cách nói, giọng nói, và dụng từ của ông thì thấy ông không coi cái trí tuệ của đám người này là ghê gớm.
Nhưng cái mà người ta cũng chờ ở ông sự can đảm, thì cũng lại không thấy. Ông hay nhắc tới cần “Tổ chức”. Đúng, không có tổ chức, không thể thắng được cộng sản, dù “rất đểu” nhưng “tổ chức” của nó là một pháo đài kiên cố. Vậy mà chính ông cũng không dám gọi tên cái “tổ chức” mà ông muốn có và ông khuyên người ta nên có. Ông cũng trách đời không “dấn thân”, nhưng ở trong nước, “dấn thân” như ngày xưa “thoát ly” hoạt động, thì ai nuôi vợ, nuôi con? Vì hoạt động là phải chui lủi, năm hầm nằm hố, ai cho cơm ăn? Sao ông không nghĩ rằng chính ông, chính những người tương tự như ông, chẳng hạn như ông Bùi Tín, ông Vũ Thư Hiên… có trình độ, có điều kiện, lại đang ở nước ngoài, phải là những người lo cơm ăn cho những người “dấn thân” ở khắp mọi nơi. Các ông kêu gào nhiều lắm, nhưng vẫn chỉ có đảng cộng sản nuôi những người mà ông gọi là trí thức “hèn”. Hèn, vì không hèn thì đói. Sao ông đang tâm vậy!. Hay ông cũng chẳng phải là loại trí thức không “dốt nát”?!
Đồng ý với tác giả.
Chúng ta quá hèn nhát nên ĐCSVN đã trắng trợn cai trị dân tộc theo kiểu xã hội đen.
Chỉ có một cách là cho ĐCS sụp đổ như các nước Đông âu là tốt nhất.
Các trí thức và những người yêu dân tộc hãy đứng thẳng lên , lập tổ chức và theo phương pháp bất bạo động .
Hãy nói không với ĐCS! Hãy bài trừ cộng sản!
Một công dân Việt nam.
Đây đến đó chừng năm năm nữa
Nhắn đồng bào gội rửa thân tâm
THẦY nay xác đã ở trần
Huỳnh Long Lộ Vĩ đã gần đến nơi
Bầy Ma Quỉ lộng đường lộng xá
Chúng bày trò để phá hoại dân
Vì thương dân chúng xa gần
Con thuyền Bát Nhã mau gần đến nơi
Đạo của THẦY trao trả cho dân
Cùng muôn thần dân đảm cân việc nước
Không còn kẻ xấu nhu nhược
Tân Dân, Tân Quốc được thời mở mang
( Lời phán dạy từ Cõi Trên, Hồn Thiêng Sông Núi Tiên Rồng trong năm 2009)
Gởi người viết câu bình luận trên,
Phàm là những người cầm ngòi bút để viết văn, viết truyện hay bình luận, nhận xét, nói chung là dùng ngôn từ để diễn tả qua ngòi viết được gọi là văn viết, nên để ý đến ngôn từ mình dùng. Những ngôn từ chế rểu, mỉa mai…. có thể được dùng thông qua cách trào phúng, châm biếm…. nhưng những từ ngữ phản cảm, dung tục chỉ làm bôi bẩn lên mặt mũi của bài viết và hơn nữa là mặt mũi của tác giả.
Là một người thích tham khảo những bình luận, học hỏi những nhận xét quan điểm của người khác, tôi thấy BBT Đàn Chim Việt nên có những phê bình góp ý nghiêm khắc đến những tác giả dùng lời văn dung tục, “máy nước, đầu đường” (xin lỗi phải sử dụng cách nói này để diễn tả), ngõ hầu làm cho bộ mặt của tờ báo trở nên tốt đẹp, lành mạnh trong tính cách, tôn trọng trong trao đổi thông tin, đối thoại dù đó chỉ là một phê bình nhận xét chủ quan.
Thành thật cám ơn BBT
1.
Kẻ bành trướng chực hờ chong mắt,
Thế bá quyền kìm chặt KỲ BINH.
SONG MÂU ghìm sẳn bên mình,
Nồi da xáo thịt dân tình khốn nguy.
Giử ôn hoà bỏ đi manh động,
Tình đồng bào xem trọng nghiã công.
Da vàng máu đỏ Lạc Hồng,
Trong ngoài Nam Bắc cũng giòng Rồng Tiên.
2.
Kẻ độc tài chuyên quyền độc trị,
Quan tham ô nào nghĩ muôn dân.
Ðấu tranh bền bỉ dấn thân,
Chuyển xoay cơ thế tháo dần mối tơ.
Kià LONG VỸ XÀ ÐẦU ráng nhớ,
Nọ TRUNG ƯƠNG RỒNG LỘN đáng ngờ.
Ðồng dao lưu dấu Thánh thơ,
Trầm long tiềm ẩn đợi giờ phi thiên.
3.
Kẻ bá quyền độc chuyên toàn trị,
LUỴ SONG MÂU bởi ỷ buá liềm.
Mác Lê gian xảo kẹp kìm,
Sĩ phu trí thức ắt tìm lối ra.
Non Kỳ Phong phụng ca muá hát,
Thời Mạt Thương tan tát cơ đồ.
Xua loài cường bạo tham ô,
Thánh Tiên trổ mặt điểm tô nước nhà.
4.
Kẻ bành trướng hiểm tà mãi lấn,
Nết bá quyền gây hấn chực hờ.
Dời non chiếm đảo khó ngờ,
Gầm gừ chong mắt đợi chờ ra tay.
Ðàn BƯỚM HOA lượn bay dẫn lối,
Cánh Tay Trong dắt mối đưa đường.
Nội gian ngoại tặc một phường,
Mác Lê liềm buá cùng đường tiến lui.
Dưới hoa rũ xác ngậm ngùi !!!