WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhà văn Chu Lai: “Cái gì đã qua thì cho qua”

LTS (Bay Vút): Nhân dịp kỷ niệm 36 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30-4), Bay Vút đã có cuộc phỏng vấn nhà văn Chu Lai, một cây bút quân đội đã có nhiều tác phẩm văn học viết về chiến tranh và những người lính trong chiến trận, về vấn đề hòa giải dân tộc.

Nhà văn Chu Lai. (Hình ảnh do nhân vật cung cấp)

Bay Vút: Thưa ông, khi còn là một người lính tham gia chiến trận, ông có cái nhìn như thế nào về những người lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) khi đó?

Chu Lai: “Đó là một cái nhìn hai chiều. Chiều thứ nhất nằm trong quy luật chiến tranh một mất một còn, tức là theo bản năng tự vệ, nếu tôi không diệt anh thì anh sẽ diệt tôi. Chiều thứ hai thường xảy ra hơn, đó là chúng ta đều là con người, cũng buồn vui, cũng tâm trạng, cũng mang những nỗi niềm trăn trở, khắc khoải như nhau Tình thế buộc chúng ta phải nằm trong thế đối địch nhưng tự trong thâm tâm vẫn là người trong một nhà, máu đỏ da vàng, cầm súng nã đạn vào ngực nhau cũng thấy khổ tâm lắm.Ví dụ như tôi là lính đặc công nên đã có nhiều đêm bò rào, nằm ngay dưới chân đối phương, nghe họ nói, họ ca vọng cổ, họ nhắc về vợ con, mà chỉ muốn đứng dậy vỗ vào vai họ và nói rằng: Thôi, nện nhau vậy đủ rồi, giờ ra quán làm một tô hủ tiếu cho ấm bụng đi, đói lắm rồi. Thế nhưng, chiến tranh mà”.

Bay Vút: Và đến bây giờ, ở ngoài đời thực lẫn trong cái nhìn văn học, hình ảnh đó có gì thay đổi không, thưa ông?

Chu Lai : “Không, vẫn một chiều cảm thông như thế, thậm chí còn cảm thông sâu sắc hơn. Tôi thường nói: Không ai dễ bỏ qua chuyện cũ hơn những thằng lính đã từng nện vào mặt nhau và khi bỏ qua rồi coi như hòa để sau đó tập trung đầu óc vào chuyện làm ăn. Thực chất, chiến tranh dù với bên này hay bên kia đều là bi kịch, là mất mát. Vì vậy, khi chiến tranh qua rồi, nhắc lại mãi làm gì. Cuộc sống trường tồn mới là tất cả. Cho nên trước những người lính bên đối lập dù lúc này đang ở trong nước hay đã di cư sang nước khác, tự trong thâm tâm tôi không thấy có một điều gì lấn cấn hay xa cách cả. Thậm chí có những người, bằng tư cách của họ, tôi còn tri ân hơn cả những người bạn bình thường bởi đã có cùng nhau những ngày nhọc nhằn và bôn ba trên xa trường”.

Bay Vút: Có ý kiến cho rằng vấn đề hận thù dân tộc vẫn còn đó âm ỉ trong lòng nhiều người. Ông có nghĩ rằng chỉ khi nào thế hệ của những người trực tiếp tham gia chiến trận ‘nằm xuống’ thì vấn đề hận thù dân tộc mới được giải quyết hết không?

Chu Lai: “Không, sao lại muộn thế? Vấn đề đó phải được giải quyết ngay từ bây giờ, giải quyết ngay sau khi không còn cầm súng. Tại sao lại thù hận khi chuyện đó chỉ là một khoảng rất ngắn trong lịch sử mà tình thương yêu đùm bọc, tình nghĩa đồng bào, tính cốt nhục là trường tồn mãi mãi. Hết chiến tranh, tức là hết biện pháp tình thế rồi mà vẫn còn khư khư ôm lấy điều cũ rích, trái quy luật, ngược lại ý tưởng ông cha, là một hiểm họa khôn lường và cũng ngược lại với bản tính nhân ái của người Việt Nam. Chính cái nhân tình đó đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn để dân tộc Việt Nam vượt qua hết những chặng đường giông gió này đến chặng đường bão tố khác”.

Bay Vút: Chúng ta vẫn thường nghe câu “lịch sử thuộc về những người chiến thắng”. Tuy nhiên, những kiểu rao giảng hiện nay đối với thế hệ trẻ, đặc biệt là trên các phương tiện truyền thông dễ làm cho người ta có cảm giác những người lính Việt Nam Cộng Hòa là những người vô cùng độc ác. Trong sách giáo khoa lẫn truyền thông đều gọi họ bằng những cái tên như “hắn”, “bọn”, “tên”. Theo ông thì làm sao để thay đổi được điều này?

Chu Lai: “Lịch sử thuộc về tất cả chứ không thuộc về bên nào. Ngay khái niệm chiến thắng cũng chỉ nên gọi trong trường hợp chống ngoại xâm. Như thời Trịnh Nguyễn phân tranh, ai thắng ai bại hay chỉ còn là nối đau trăm năm không muốn nhắc tới. Chính thế, phải nhìn nhận người một thời phía bên kia, dù họ không thắng, chỉ là một sai lầm về địa dư chí, địa chính trị và ý thức hệ. Non sông liền giải rồi, cả nước chỉ có một chủ thuyết đi lên hạnh phúc ấm no, nếu ai đó, cơ quan truyền thông nào đó còn cực đoan gọi họ bằng những cái tên hắn, nó, bọn… thì chính họ đã tạo nên một vết hằn thâm thù vẫn còn chưa lên da non trong lòng dân tộc. Còn tôi, ngay trong văn học, tôi chưa bao giờ miệt thị người phía bên kia bằng cách gọi và bằng cả những kiểu miêu tả võ đoán xấu xa, thô bạo, độc ác thậm chí nhân vật của tôi còn cả những tướng Sài gòn về một mặt nào đó, trí tuệ, tâm hồn, phong cách còn dễ chịu hơn người bên này. Họ thua vì chủ thuyết và con đường đi”.

Bay Vút: Những năm gần đây có vẻ như hai bên đều muốn hòa giải, kể cả chính quyền. Nhưng tất cả mới chỉ dừng lại ở việc đứng ở xa cười xã giao chứ chưa thấy bên nào tiến tới bắt tay nhau. Theo ông, đâu là nguyên do của vấn đề này? Và nếu để làm được việc này thì chúng ta nên bắt đầu từ đâu và làm như thế nào?

Chu Lai: “Tôi đã từng dùng một hình ảnh trong tác phẩm điện ảnh: Bà mẹ liệt sĩ vào thành cổ Quảng Trị thắp hương cho đứa con độc nhất của mình đã lặng lẽ thắp hương cho cả kẻ đã giết con mình, khiến cho bà mẹ kia quỳ xuống nghẹn ngào.

Câu thơ nổi tiếng của một chiến sĩ thành cổ còn sống: “Đò xuôi thạch Hãn xin chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm” không hiểu người lính ấy có biết không, dưới đáy con sông ấy có cả xác người bên này và cả người bên kia? Cho nên, vào những ngày kỷ niệm chiến thắng, người tổ chức nên có những câu nói, những hành động chia sẻ, những sự thăm hỏi cả những người bên kia đã ngã xuống bởi họ cũng có cha mẹ, vợ con. Chẳng lẽ cứ mỗi lần bên này reo vang thì bên kia ngậm ngùi cúi đầu hổ nhục?”

Bay Vút: Một nhà quân sự đã từng nói: Đỉnh cao của xung đột là thỏa hiệp. Tuy vấn đề mâu thuẫn dân tộc ở Việt Nam không có cao trào và nóng bỏng như ở các nước Hồi Giáo nhưng nó âm ỉ trong thâm tâm nhiều người, dẫn đến cách đối xử đôi khi vẫn chưa thực sự được ‘thoải mái’. Vậy trong chuyện này đâu là thái độ hợp lý và nhân văn, thưa ông?

Chu Lai: “Âm ỉ ư? Tôi không tin. Người Việt mình đôn hậu lắm. Ngay đến cả phi công Mỹ, lính Mỹ gây nhiều khổ đau là thế nhưng khi họ trở lại vẫn được sự nhìn nhận, đón tiếp chân tình từ các bà mẹ thì huống chi là người Việt mình với nhau. Tất nhiên vẫn có những hận thù, những ám ảnh khó gỡ nhưng cùng với thời gian và dòng chảy cuộc sống, nhất định mọi sự sẽ qua và có lẽ cho đến bây giờ đã qua nhiều lắm. Cũng như con em những người vào diện HO đang sống ở hải ngoại, họ đâu còn khái niệm gì về chiến tranh bên này bên nọ. Họ chỉ mong làm ăn yên ổn và thỉnh thoảng được trở về thăm quê mẹ. Và thái độ duy nhất lúc này là cái gì đã qua thì cho qua, cùng nhau bắt tay xiết cánh đưa dân tộc lên một đỉnh cao mới, đó chính là hòa hợp. Thái độ này không chỉ nằm trong sâu thẳm trái tim người trong cuộc mà còn phải nằm ở tư duy, tầm nhìn của các cấp lãnh đạo và nằm cả ở những người một thời là phía bên kia”.

Bay Vút: Vâng, xin cám ơn Ông.

Nguồn: Bayvut

49 Phản hồi cho “Nhà văn Chu Lai: “Cái gì đã qua thì cho qua””

  1. Tô hải says:

    “Cho qua”!?Vẫn cái giọng kẻ cả :”Thôi!Tha cho mày!”Hàng triệu người mất cha mất mẹ ,mất anh ,em vợ chồng .Hàng triệu người bị tước nhà cửa ,ruộng vườn ,nhà máy và cả mạng sống ….Cho qua ? Phải trả nợ !Ơi con ông bí thư Đảng Doàn VHNT Học Phi ơi !Anh chỉ là anh lính đặc công ,ít học nhưng hơi bị thông minh thôi!Tôi cùng đi lính văn nghệ như anh .Tôi biết tội của tôi lắm nên tôi phải tự nguyện “mất lập trường” ngay từ lúc đang còn sống ,hơn hẳn Nguyễn Khải nhà các ông ,chết rồi mới “Đi tìm cái tôi đã mất”.mà các ông vẫn giấu biệt đi vì… sợ mất uy tín một lô “tướng tá văn nghệ nói phét ăn tiền lên lon” của các ông! Chưa nhìn ra cái “lý tưởng và đường đi” của các ông đã thắng các tướng VNCH thì tôt nhất hãy im lặng để khỏi bị chửi nhiều như vậy!

    • @ Kính gởi bác TÔ HẢI !

      Cám ơn bác TÔ HẢI đáng kính của chúng tôi ! Thưa bác Tô Hải, ông cụ thân sinh tôi ăn năn hối hận ngay sau ngày 30 tháng Tư 1975 vì đã lỡ vì yêu Nước theo lầm tên ăn cướp HCM sau 30 năm theo họ vì thật tình yêu Nước, yêu Dân tộc và đồng bào thật sự.
      Bác ruột tôi cũng vậy cả hai Việt kiều Pháp ! Từ bỏ tất cả quốc tịch Pháp, đời sống vật chất sung túc,..để vào Hỏa Lò Hà Nội vì tội phản quốc (phản quân đội Pháp theo Việt Minh) tử hình rồi giảm xuống chung thân vì có công trong kháng chiến chống Đức Quốc xã .. .. Bác tôi vượt ngục vào bưng rồi chiến đấu tại Điện Biên .. ..về hưu đại úy QĐ ND ..bố tôi tù đến 1954

      Cả hai đã giác ngộ khi gặp nhau năm 1976 tại Sài Gòn sau bao thăng trầm gian khổ !

      Đau thương thay Thế hệ của bác tôi, bố tôi, bác TÔ HẢI đáng kính .. .. để ngày hôm nay nhìn Đất Nước tang thương cận kề mất Nước vào tay giặc trong và thù truyền kiếp !

    • Đạo Nhân says:

      Kính Bác Tô Hải ! Bác viết ngắn,gọn,ý đầy và vô tình viết thay cho rất nhiều người trẻ Việt hải ngoại và có lẽ thay cho phần lớn đại số đông lực lượng Quân Cán Chính VNCH miền nam VN nạn nhân chế độ độc tài đảng trị.Mặc dù chưa đọc hết tác phẩm để đời của bác viết nhưng trong sự hèn chứa đựng nhiều đức hy sinh và lòng can đảm đã làm bao người mến mộ khâm phục bác.Giá trị nhân phẩm của bác đã được nhân lên gấp bội vì đã hết hèn vào lúc cái tuổi đa số bị hèn nhất.Khâm phục bác vô cùng.Kính chúc bác đa thọ để viết nhiều và mong bác gửi bài nhiều hơn cho ĐCV. Kính,Đạo Nhân

  2. Nguyen Nhatrang says:

    Sau chiến tranh Nam Bắc Mỹ, đã có cả nhà lưu niệm cho cả hai phía…Anh em đã bắt tay nhau xây dựng nên nước Mỹ như hôm nay. Tạm gọi là chiến tranh Nam Bắc Việt Nam, Bắc phương thắng, cầm tù mấy trăm ngàn quân cán chính chết mòn trong trại tù tập trung. Tất cả những gia đình có liên quan đến Việt Nam Cọng Hòa đều bị đối xử phân biệt một cách tàn nhẫn…dẫn đến làn sóng vượt biên tìm tự do chưa bao giờ có của lịch sử Việt Nam. Tôi thông cảm cách nói của anh – vì anh đang sống trong một nước không có quyền tự do ngôn luận. Cho tôi nhắn với anh một điều nhỏ thôi, nói như anh nên im lặng thì hơn. Thái độ của một kẻ sĩ bất lực như anh trưóc một chế độ bán nước như hiện nay – IM LẶNG trong nhục nhã để sống còn. Nói hòa giải chung chung như anh – không nên nói anh à!

  3. D.Nhật Lệ says:

    Nhân chuyện phỏng vấn phỏng véo nhà văn Chai Lu (xin lỗi đã nói lái tên Chu Lai),tôi chán mấy ngài
    bồi bút này lắm vì họ đều được đảng cộng quàng cho vai trò “chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng”,do đó tên
    nào cũng như tên nấy đều nói theo kiểu thấm nhuần đường lối chủ trương của đảng,chứ không mấy ai
    dám nói một cách thành thật như giới văn nghệ sĩ miền Nam.(Điều này do chính nhà văn Nguyễn Khải viết trong hồi ký “Đi tìm cái tôi đã mất”,không phải tôi nói đấy nhé !).
    Tuy nhiên,ở đây thiết tưởng cũng nên công bằng mà khen ngợi một số rất ít văn nghệ sĩ miền Bắc có
    lương tâm như Hữu Loan,Phùng Quán,Bùi Minh Quốc,Trần Mạnh Hảo,Phạm Đình Trọng,Võ Thị Hảo v.v.và nhất là Nguyễn Minh Châu,người dám kêu gọi văn nghệ sĩ miền Bắc phải đấu tranh cho dân chủ
    tự do kể từ sau 1975,chứ không phải chỉ biết hò hét giết người…như ngoé !
    Vì tôi ở Úc nên phải đặt câu hỏi về cái website Bay Vút này.Đọc lời giới thiệu thì mới hay BV.này có
    lẽ cần phải cảnh giác lắm căn cứ vào những lời lẽ…gọi là “giải phóng” theo đúng bài bản tuyên truyền
    của VC.Không phải ngẫu nhiên hay sơ suất ở đây nơi một diễn đàn ngôn luận ở ngoài nước.Người
    viết văn viết báo không phải là kẻ thiếu kiến thức để xử dụng từ ngữ bừa bãi như thế được mà là có
    dụng ý,có ý đồ thông qua lời lẽ ( mà ta không thể cho là sơ sót) của họ ! Kể từ thời đại Internet,VC.
    cũng thay đổi kiểu tuyên truyền lỗi thời trước đây,do đó nhiều diễn đàn ủng hộ VC.đang nở rộ ở hải
    ngoại nhằm “xuất cảng” thủ đoạn “đánh tráo ngôn từ và khái niệm” giữa đất nước và đảng VC.Rồi từ
    chính diễn đàn này (tưởng vô tư),báo chí trong nước lại trích dẫn để huyên hoang…rằng thì là mà.. cộng đồng VN.hải ngoại đều ủng hộ….đảng ta ! Một kiểu tuyên truyền “một phát bắn 2 con chim”
    (gồm “chim” hải ngoại và “chim” trong… lồng) !

    • NNL says:

      @D. Nhật Lệ,

      “… cũng nên công bằng mà khen ngợi một số rất ít văn nghệ sĩ miền Bắc có lương tâm như …” (DNL)

      Theo tôi (NNL) có nhiều nghệ sĩ miền Bắc có lương tâm, nhưng (do sợ hãi nên) chỉ có “một số rất ít” dám nói ra, và đặc biệt ít dám nói ra khi còn sống(*).

      Cũng như miền Nam trước năm 1975, nhiều người dám nói lắm, nhưng sau 1975 số dân Nam còn khả năng “mở miệng” chỉ đếm được trên đầu ngón tay.

      Đơn giản, mở miệng là (hầu như bị) “tiêu”.

      (*) LƯƠNG TÂM và DŨNG CẢM không phải lúc nào cũng cùng tồn tại.

  4. Anonymous says:

    Ở Úc, ngày xưa người thổ dân Úc bị chính phủ da trắng bạc đãi, mãi đến sau này thay đổi chính sách nâng đỡ thổ dân rất nhiều. Mấy năm trước chính thủ tướng Úc đứng ra xin lỗi cộng đồng thổ dân, còn đặt ra 1 ngày gọi là “ngày xin lỗi” (national sorry day).
    Chính phủ Đức sau thế chiến thứ 2 đã chính thức xin lỗi về vai trò nước Đức trong vụ diệt chủng người Do Thái (holocaust), và tiếp tục truy tố các tội phạm chiến tranh cũng như bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân.

    Còn ở Việt Nam, nhà nước làm được gì ? Làm sao cho qua được, khi đảng cộng sản vẫn mang thái độ trịch thượng của kẻ thắng bằng mọi giá, không thừa nhận sai lầm khi đã lập ra các trại cải tạo đầy ải kẻ thua, xua dân đi kinh tế mới để trù dập cái tội “giàu” hơn đảng. Có xứ nào mà trong sách dạy toán cộng cho con nít, lại dùng ví dụ “chú bộ đội bắn hạ được bao nhiêu lính Mỹ, giặc ngụy” ?

  5. Anh Chu Lai nói là cái gì đã qua thì cho qua luôn. Bây giờ cần bắt tay nhau, xiết cánh nhau đưa dân tộc lên một đỉnh cao mới (sic). Nhưng anh ta không nói rõ là bắt tay nhau dưới chính thể nào? Dưới bóng cờ nào? Có thể hiểu là anh ta hô hào hoà giải trong chế độ Cộng Sản.
    Thì cứ nói toạc móng heo ra đi! Ẩn núp để bưng bô Cộng Sản làm gì! Anh vừa há miệng là người ta đã thấy tim cuả anh đem như mõm chó rồi !!!

  6. Phan Nguyen says:

    Thưa ông,
    Trong cuộc chiến vừa qua VNCH thua không phải là vì “chủ thuyết và đường đi”. Người bị tấn công buộc phải tự vệ thì phải chấp nhận đối phương sẽ dùng đủ mọi chiêu bài dựng đứng, chưa nói đến việc lỡ họ thua. Họ thua là vì thiểu số của ý thức bị đa số của bản năng lấn áp. Người có ý thức có thể hiểu rất rõ ràng khi ta còn đói, chính quyền của ta đa số là dốt, chủ trương của ta phân biệt và chia rẽ các thành phần giai cấp, chính sách của ta chủ yếu là do các đàn anh cộng sản chỉ đạo để hướng về một thế giới đại đồng trong đó thống nhất dân tộc chỉ là phương tiện bước đầu thì nó hoàn toàn vô lý, phi logic, phản dân tộc. Chỉ có loại người bản năng sẽ ủng hộ việc này vì cái bánh đã được vẽ trước mắt và bao tử thúc giục họ phải hành động để thắng và chiếm giử. Khi đã đến thì mới bắt đầu hoang mang, sợ hãi. Bản năng một lần nữa thúc giục nên ngậm miệng hoặc nói chuyện nửa vời cho đến khi xong một kiếp người. Ý Thức không phải là món quà của Tạo Hóa, Bản Năng là món nợ ngay khi vừa mới chào đời.

  7. Tinh thuc says:

    cai gi da qua thi cho qua !! Hihihi nghe buon cuoi qua nhi ! Chuyen van menh cua dat nuoc , biet bao nhieu trieu nguoi da song va trai qua bao dau thuong ! Ma lai nghe 1 cau noi nhu the nay ” that la vo tich su va tre con ” y nhu la chuyen dua ! Moi chuyen xong roi thoi bo qua di !! hihihi

    Khong ton trong lich su va nhan pham con nguoi !
    Cha trach nao song voi CS da bi nhoi so qua lau va qua sau dam !
    Cho du la nha Van hay cai gi di chang nua , loi noi va cach noi nhu vay chang co ” gia tri ” gi ca !!

  8. hoangdung says:

    Trích :
    Còn tôi, ngay trong văn học, tôi chưa bao giờ miệt thị người phía bên kia bằng cách gọi và bằng cả những kiểu miêu tả võ đoán xấu xa, thô bạo, độc ác thậm chí nhân vật của tôi còn cả những tướng Sài gòn về một mặt nào đó, trí tuệ, tâm hồn, phong cách còn dễ chịu hơn người bên này. Họ thua vì chủ thuyết và con đường đi”.

    “Họ thua vì chủ thuyết và con đường đi”.
    Cho đến giờ này mà nhà văn Chu Lai còn tin tưởng “Chủ nghĩa Cọng sản”nữa a.
    Ái dà.3 hồn 9 vía.

  9. Minh Đức says:

    Trich: “Chính thế, phải nhìn nhận người một thời phía bên kia, dù họ không thắng, chỉ là một sai lầm về địa dư chí, địa chính trị và ý thức hệ. Non sông liền giải rồi, cả nước chỉ có một chủ thuyết đi lên hạnh phúc ấm no, nếu ai đó, cơ quan truyền thông nào đó còn cực đoan gọi họ bằng những cái tên hắn, nó, bọn… thì chính họ đã tạo nên một vết hằn thâm thù”

    Nếu nói như trên “cả nước chỉ có một chủ thuyết đi lên hạnh phúc ấm no” thì sao lại bắt tội ông Vi Đức Hồi khi ông viết là ông không tin vào chủ thuyết Mác Lê” và muốn đa đảng? Nếu cho “hạnh phúc, ấm no” là mục tiêu thì mọi người đều có quyền đưa ra ý kiến của mình làm sao đi lên được hạnh phúc, ấm nó. Dĩ nhiên là có thể có nhiều ý kiến khác nhau để có thể đi lên được hạnh phúc ấm no. Vì thế cần có bầu cử để xem ý kiến nào được nhiều người ủng hộ thì sẽ chọn con đường đó. Giống như Mỹ dù là đảng Cộng Hòa hay đảng Dân Chủ thì họ cùng nhắm vào hạnh phúc ấm no và để người dân lựa chọn. Vì thế cũng không thể nói “chỉ có một chủ thuyết đi lên hạnh phúc ấm no” mà hạnh phúc ấm no là mục tiêu, nhưng chủ thuyết thì có thể có nhiều hơn là một. Chỉ nhìn vào cách đối xử với ông Vi Đức Hồi là đã thấy không có thái độ hòa hợp hòa giải. Đó là giữa đảng viên với nhau mà đã thế, nói gì đến giữa những kẻ trước đây cầm súng bắn nhau.

  10. Nhai Bobo Mòn Răng says:

    Vẫn chưa có tính thuyết phục vì vẫn chưa thoát khỏi cái cảm giác của sự sợ sệt chế độ hiện thời.Cho 2 điểm an ủi và về chỗ quì.

Leave a Reply to Tinh thuc