Nhà văn Chu Lai: “Cái gì đã qua thì cho qua”
LTS (Bay Vút): Nhân dịp kỷ niệm 36 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30-4), Bay Vút đã có cuộc phỏng vấn nhà văn Chu Lai, một cây bút quân đội đã có nhiều tác phẩm văn học viết về chiến tranh và những người lính trong chiến trận, về vấn đề hòa giải dân tộc.
Bay Vút: Thưa ông, khi còn là một người lính tham gia chiến trận, ông có cái nhìn như thế nào về những người lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) khi đó?
Chu Lai: “Đó là một cái nhìn hai chiều. Chiều thứ nhất nằm trong quy luật chiến tranh một mất một còn, tức là theo bản năng tự vệ, nếu tôi không diệt anh thì anh sẽ diệt tôi. Chiều thứ hai thường xảy ra hơn, đó là chúng ta đều là con người, cũng buồn vui, cũng tâm trạng, cũng mang những nỗi niềm trăn trở, khắc khoải như nhau Tình thế buộc chúng ta phải nằm trong thế đối địch nhưng tự trong thâm tâm vẫn là người trong một nhà, máu đỏ da vàng, cầm súng nã đạn vào ngực nhau cũng thấy khổ tâm lắm.Ví dụ như tôi là lính đặc công nên đã có nhiều đêm bò rào, nằm ngay dưới chân đối phương, nghe họ nói, họ ca vọng cổ, họ nhắc về vợ con, mà chỉ muốn đứng dậy vỗ vào vai họ và nói rằng: Thôi, nện nhau vậy đủ rồi, giờ ra quán làm một tô hủ tiếu cho ấm bụng đi, đói lắm rồi. Thế nhưng, chiến tranh mà”.
Bay Vút: Và đến bây giờ, ở ngoài đời thực lẫn trong cái nhìn văn học, hình ảnh đó có gì thay đổi không, thưa ông?
Chu Lai : “Không, vẫn một chiều cảm thông như thế, thậm chí còn cảm thông sâu sắc hơn. Tôi thường nói: Không ai dễ bỏ qua chuyện cũ hơn những thằng lính đã từng nện vào mặt nhau và khi bỏ qua rồi coi như hòa để sau đó tập trung đầu óc vào chuyện làm ăn. Thực chất, chiến tranh dù với bên này hay bên kia đều là bi kịch, là mất mát. Vì vậy, khi chiến tranh qua rồi, nhắc lại mãi làm gì. Cuộc sống trường tồn mới là tất cả. Cho nên trước những người lính bên đối lập dù lúc này đang ở trong nước hay đã di cư sang nước khác, tự trong thâm tâm tôi không thấy có một điều gì lấn cấn hay xa cách cả. Thậm chí có những người, bằng tư cách của họ, tôi còn tri ân hơn cả những người bạn bình thường bởi đã có cùng nhau những ngày nhọc nhằn và bôn ba trên xa trường”.
Bay Vút: Có ý kiến cho rằng vấn đề hận thù dân tộc vẫn còn đó âm ỉ trong lòng nhiều người. Ông có nghĩ rằng chỉ khi nào thế hệ của những người trực tiếp tham gia chiến trận ‘nằm xuống’ thì vấn đề hận thù dân tộc mới được giải quyết hết không?
Chu Lai: “Không, sao lại muộn thế? Vấn đề đó phải được giải quyết ngay từ bây giờ, giải quyết ngay sau khi không còn cầm súng. Tại sao lại thù hận khi chuyện đó chỉ là một khoảng rất ngắn trong lịch sử mà tình thương yêu đùm bọc, tình nghĩa đồng bào, tính cốt nhục là trường tồn mãi mãi. Hết chiến tranh, tức là hết biện pháp tình thế rồi mà vẫn còn khư khư ôm lấy điều cũ rích, trái quy luật, ngược lại ý tưởng ông cha, là một hiểm họa khôn lường và cũng ngược lại với bản tính nhân ái của người Việt Nam. Chính cái nhân tình đó đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn để dân tộc Việt Nam vượt qua hết những chặng đường giông gió này đến chặng đường bão tố khác”.
Bay Vút: Chúng ta vẫn thường nghe câu “lịch sử thuộc về những người chiến thắng”. Tuy nhiên, những kiểu rao giảng hiện nay đối với thế hệ trẻ, đặc biệt là trên các phương tiện truyền thông dễ làm cho người ta có cảm giác những người lính Việt Nam Cộng Hòa là những người vô cùng độc ác. Trong sách giáo khoa lẫn truyền thông đều gọi họ bằng những cái tên như “hắn”, “bọn”, “tên”. Theo ông thì làm sao để thay đổi được điều này?
Chu Lai: “Lịch sử thuộc về tất cả chứ không thuộc về bên nào. Ngay khái niệm chiến thắng cũng chỉ nên gọi trong trường hợp chống ngoại xâm. Như thời Trịnh Nguyễn phân tranh, ai thắng ai bại hay chỉ còn là nối đau trăm năm không muốn nhắc tới. Chính thế, phải nhìn nhận người một thời phía bên kia, dù họ không thắng, chỉ là một sai lầm về địa dư chí, địa chính trị và ý thức hệ. Non sông liền giải rồi, cả nước chỉ có một chủ thuyết đi lên hạnh phúc ấm no, nếu ai đó, cơ quan truyền thông nào đó còn cực đoan gọi họ bằng những cái tên hắn, nó, bọn… thì chính họ đã tạo nên một vết hằn thâm thù vẫn còn chưa lên da non trong lòng dân tộc. Còn tôi, ngay trong văn học, tôi chưa bao giờ miệt thị người phía bên kia bằng cách gọi và bằng cả những kiểu miêu tả võ đoán xấu xa, thô bạo, độc ác thậm chí nhân vật của tôi còn cả những tướng Sài gòn về một mặt nào đó, trí tuệ, tâm hồn, phong cách còn dễ chịu hơn người bên này. Họ thua vì chủ thuyết và con đường đi”.
Bay Vút: Những năm gần đây có vẻ như hai bên đều muốn hòa giải, kể cả chính quyền. Nhưng tất cả mới chỉ dừng lại ở việc đứng ở xa cười xã giao chứ chưa thấy bên nào tiến tới bắt tay nhau. Theo ông, đâu là nguyên do của vấn đề này? Và nếu để làm được việc này thì chúng ta nên bắt đầu từ đâu và làm như thế nào?
Chu Lai: “Tôi đã từng dùng một hình ảnh trong tác phẩm điện ảnh: Bà mẹ liệt sĩ vào thành cổ Quảng Trị thắp hương cho đứa con độc nhất của mình đã lặng lẽ thắp hương cho cả kẻ đã giết con mình, khiến cho bà mẹ kia quỳ xuống nghẹn ngào.
Câu thơ nổi tiếng của một chiến sĩ thành cổ còn sống: “Đò xuôi thạch Hãn xin chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm” không hiểu người lính ấy có biết không, dưới đáy con sông ấy có cả xác người bên này và cả người bên kia? Cho nên, vào những ngày kỷ niệm chiến thắng, người tổ chức nên có những câu nói, những hành động chia sẻ, những sự thăm hỏi cả những người bên kia đã ngã xuống bởi họ cũng có cha mẹ, vợ con. Chẳng lẽ cứ mỗi lần bên này reo vang thì bên kia ngậm ngùi cúi đầu hổ nhục?”
Bay Vút: Một nhà quân sự đã từng nói: Đỉnh cao của xung đột là thỏa hiệp. Tuy vấn đề mâu thuẫn dân tộc ở Việt Nam không có cao trào và nóng bỏng như ở các nước Hồi Giáo nhưng nó âm ỉ trong thâm tâm nhiều người, dẫn đến cách đối xử đôi khi vẫn chưa thực sự được ‘thoải mái’. Vậy trong chuyện này đâu là thái độ hợp lý và nhân văn, thưa ông?
Chu Lai: “Âm ỉ ư? Tôi không tin. Người Việt mình đôn hậu lắm. Ngay đến cả phi công Mỹ, lính Mỹ gây nhiều khổ đau là thế nhưng khi họ trở lại vẫn được sự nhìn nhận, đón tiếp chân tình từ các bà mẹ thì huống chi là người Việt mình với nhau. Tất nhiên vẫn có những hận thù, những ám ảnh khó gỡ nhưng cùng với thời gian và dòng chảy cuộc sống, nhất định mọi sự sẽ qua và có lẽ cho đến bây giờ đã qua nhiều lắm. Cũng như con em những người vào diện HO đang sống ở hải ngoại, họ đâu còn khái niệm gì về chiến tranh bên này bên nọ. Họ chỉ mong làm ăn yên ổn và thỉnh thoảng được trở về thăm quê mẹ. Và thái độ duy nhất lúc này là cái gì đã qua thì cho qua, cùng nhau bắt tay xiết cánh đưa dân tộc lên một đỉnh cao mới, đó chính là hòa hợp. Thái độ này không chỉ nằm trong sâu thẳm trái tim người trong cuộc mà còn phải nằm ở tư duy, tầm nhìn của các cấp lãnh đạo và nằm cả ở những người một thời là phía bên kia”.
Bay Vút: Vâng, xin cám ơn Ông.
Nguồn: Bayvut
Một bài độc của tác giả Nguyễn Hữu Viện bẻ gãy bút nhiều thằng đội lốt nhà văn. Khâm phục tác giả.Kính,ĐN
@ Thân gởi quý vị và 2 bác Đạo Nhân + HẢI !
Theo thiển kiến thì CHUYỆN HÒA GIẢI là CHUYỆN QUỐC SỰ nên tất cả những Người gọi là lãnh đạo có trách nhiệm PHẢI LÀM QUỐC LỄ nhân danh Tổ tiên Cha ông xin chuộc tội hay xin lỗi như cố Thủ Tướng Tây Đức Willy Brandt quỳ xuống xin lỗi người Do Thái.
Rồi thành Luật rõ ràng chẳng hạn trừng trị đưa ra tòa án xử những tay báo nô lăng nhục qua bài viết về Chế độ cũ VNCH .. .. Chớ bác CHU LAI chỉ là có ý kiến cá nhân
Nên hiểu rằng cộng đồng Người Việt Hải ngọai hàng năm gởi về giúp Đất Nước gần 10.000.000.000 Mỹ kim chưa kể phần bán chính thức mà các kụ vịt kìu còn « gân » đút túi các « em út » !
AI cũng muốn HÒA GIẢI hết NHƯNG trái banh trong sân chơi của những Người gọi là lãnh đạo có trách nhiệm VÀ PHẢI Hòa giải như thế nào CHỨ KHƠI KHƠI têu tếu như bác Đại tá đặc công + Nhà văn Chu Lai bảo
“Cái gì đã qua thì cho qua”
THÌ QUẢ CHUYỆN CON NÍT !!
“Vao nhung ngay ky niem chien thang” hahaha ! Nha Van quan doi nay cung hao thang dzu ha !
Con cai loi tu duy va suy nghi nong can hep hoi nhu vay ! Theo kieu dinh cao tri tue ! Phach loi , kieu ngao , ta day la ” Anh Hung ” ke chien thang whow ! whow ! chi nghe thoi la ” noi da ga ”
Mang tieng la nha Van lai noi toi chuyen de { hoa hop va hoa giai dan toc } de tim tieng noi chung thong nhat va doan ket ! Khong ngo Bo Van Hoa Thong Tin va Tuyen Truyen dem ra cai quan niem cua anh ( bo doi cu Ho ) mang tieng la nha Van roi cho phong van noi ( lung tung ) nhu the tuong la minh thong hieu moi chuyen cua nguoi Viet hai ngoai !
Mot loi cho nha van Chu Lai nhe ! Nen di hoc lai di [ re- education ]
Qúa hay, bác Nguyễn Hữu Viện ! Cướp của, giết người rồi đòi cho qua là sao ???
Thưa,
Tiên Ngu chỉ đồng ý với ông Chu Lai…một nữa thôi.
Thanh niên VN lớn lên, ở miền Bắc thì đi lính cho cộng sản, ở miền Nam đi lính cho cộng hoà. hai lính vì thế mà…nện vào mặt nhau, chuyện không thể nào tránh khỏi. Dứt chiến tranh, hai lính cũng nên thông cảm cho hoàn cảnh bắt buộc thế (chứ chẳng ai muốn), bắt tay..huề, dẫn nhau đi…nhậu.
Đó là hình ảnh đẹp nhất!
Của hai người lính Trịnh Nguyễn phân tranh và Hoa Kỳ Nam Bắc nội chiến…
( Riêng csVN thì..bắt lính miền Nam vô tù, tông cổ thương bênh binh miền Nam máu me còn đầy mình phải ra khỏi…nhà thương, phải chết bờ chết bụi, chết dần mòn; cho lính VC đào mồ cuốc mả lính miền Nam, phá tan tành các nghỉa đại chôn lính miền Nam…)
Cái nữa còn lại mà Tiên Ngu không đồng ý là, ông Chu Lai đi lính cho cộng sản Bắc Việt, mà cộng sản Bắc Việt được Nga tàu cộng sản bơm hết cở, để tiến đến mục đích sau cùng là bành trướng chủ nghỉa cộng sản đến Nam Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia, Indonesia, Mã Lai, Phi, Nhật…vân vân…
Thành ra cuộc chiến quốc Cộng vừa qua, không thể so sánh với cuộc chiến thuần tuý dành dân lấn đất nhưng không theo chủ nghỉa nào cả của thời Trịnh Nguyễn, hay cuộc chiến Nam Bắc của Hoa Kỳ.
Ông Chu Lai có lẽ theo Việt Cộng lâu năm, cho nên dễ bị…các cấp trên, lái tư tưởng đi đâu, ông theo đó. Xưa VC lúc nào cũng…tự sướng, chủ nghỉa cộng sản là vô địch, họ luôn nói đến chiến đấu với…3 dóng thác cách mạng là chính, chỉ dựa vào lịch sử dân tộc chút chút, để xí gạt các anh trí thức mà…ngay thơ, khoái được bơm, dụ khi các anh ấy đi theo. Đến khi cộng sản quốc tế dẫy đành đạch, rồi …lăn đùng ra chết (chử của Việt Cộng ngày xưa hay xài, lúc mới chiếm được miền Nam), VC mới lái trở lại, chiến tranh mà họ kích động, gây nên, là chiến tranh…giãi phóng dân tộc! Đảng cộng sản VN chỉ là một đảng…thường như các đảng có tên khác, không dính liếu gì đến các tội ác tày trời mà cả thế giới đồng thanh lên án họ…
Cho nên, chuyện giữa hai người lính quốc cộng, có thể thông cảm, cho qua. Ai cũng vì bổn phận phải tuân lệnh cấp trên cả. Dù giử nước hay dù đi…ăn cướp, không thể trách những người lính…
Nhưng câu chuyện giửa thường dân VN, thì khác. Người VN tự do, rỏ ràng là nạn nân của những người VN theo chủ nghỉa cộng sản. Người Việt theo chủ nghỉa cộng sản rỏ ràng là đã lừa láo, bách hại, tàn sát, ép buộc người Việt tự do phải tuân phục theo họ.
Tuy cùng là người Việt, nhưng không phải ai cũng đồng ý cho Việt Cộng nắm quyền cai trị nước như điều 4 hiến Pháp của VC tự đặt, tự vẽ…
Ngoại trừ lúc VC từ bỏ chủ nghỉa cộng sản, Việt tự do và Việt Cộng, muồn đời, không thể nào nói chuyện hoà giãi. Tội ác của Việt Cộng trong chiến tranh, trong thời còn phân chia Nam bắc, ngay cả người Bắc cũng không thể nào quên, đời này sang đời khác…
( Duy nhất chỉ có một trường hợp: Phạm Tuyên, cha là Phạm Quỳnh bị Hồ chí Minh ra lệnh thủ tiêu một cách tàn độc, nhưng Phạm Tuyên ;úc nào cũng luôn ca ngợi bác, bơm Hồ chí Minh lên mây, chỉ thua Tố Hửu tí xíu…)
….Cho qua là khi mình phải tự hạ minh xuống trong một cử chỉ thân thiện,trong một cái bắt tay hoà hoản,trong một sự tương kính lẩn nhau,nhường nhịn nhau để cùng chung lo việc lớn.Hai ông quan ngày xua ở VN đả tắm cho nhau để làm hòa vì cùng biết đoàn kết tạo sức mạnh đánh kẻ thù chung.Chuyện Tàu củng vậy.Hai vị quan không thèm nhìn mặt nhau. Lở trên đưòng đi mà thấy kiệu của nhau củng tìm cách đi đường khác.Nhưng rồi một ngày nọ,một vị (có địa vị lớn hơn vị kia) đả đối diện với kẻ thù của mình,và nói lời xin lổi,nói câu đoàn kết,nói tới vua ,tới nước tới dân và tới kẻ thù đang lăm le xâm chiếm đất nước. “hai vị quan rường cột triều đình chia rẻ chỉ làm lợi cho kẻ thù …”và vì đó,họ đả hòa hợp lại :hòa hợp trong bình đẳng ,tôn trọng lẩn nhau để phục vụ đất nước….và lúc đó chuyện đả qua mới cho qua được…Nói tóm lạinếu muốn hòa hợp thì trước hết phải tỏ lòng chân thật với thiện chí của mình. Cố nhiên người đi bước đầu tiên phải là kẻ thăng ,tức là bọn CSVN. Chớ còn dùng cái giọng trịch thượng ,kẻ trên đối với kẻ dưới như bài này thì củng chẳng hay gì ,chẳng mới mẻ gì…(trước 75 có kẻ hô hàoHHHG dân tộc nhưng các trí thức này chỉ hô hào một phía,còn phíc VC chảng ai động tới nên chỉ lời hô làm lợi cho VC đưa tới mất miền Nam và dân ly tán/ Dân bây giờ không ai còn nghe theo lời dụ khị này nửa,cho dù có một bọn tay sai lại giở chiêu HHHG (một phía) để chiêu dụ NVHN,NVCC….)
Kết luân lại là không thể cái gì đả xảy mà quên đi được,nhất là khi kẻ gây nên nổi nhớ đau buồn mất mát về quá khứ đó vẩn còn đó.Chỉ khi nào họ bị lật đổ,biến mất như ở Đông Âu thì họa may mới co HHHG…
Cái gì đã qua thì cho qua luôn?
Nên lắm chứ, với điều kiện cái gì đã thật sự qua và không thể trả lại được nữa. Thí dụ Mỹ và VC đập nhau, nay không còn đập nhau nữa. Thí dụ lính miền Nam và lính miền Bắc nay không còn đập nhau nữa.
Theo tôi, giữa những người lính hai bên không có hậm hực nhau nhiều dù là ngay sau ngày 30-4-1975, vì lính hai bên đều khổ, và nhiều khi mình không thể chủ động được.
Nhưng nếu lấy nhà của người ta, lấy tài sản của người ta,… giờ nói cái gì đã qua thì cho qua luôn nghe nó có vẻ lưu manh thế nào ấy. Thằng ăn cướp nói với người bị cướp là cái gì đã qua thì cho qua luôn nghe có ổn không?
Sự hận thù không liên quan gì tới những người dân sống trong nước hay ngoài nước. Người ta hận thù là hận thù bọn độc tài. Còn độc tài thì còn chống. Đơn giản chỉ có thế.
xtt
Tuy nói có vẻ chân thành,. Nhưng kiểu nói của Chu Lai vẫn ra vẻ “kẻ cả” chì nói “ra cài điều” khuyên nhủ phía “bên kia” . Còn “bản thân” và “bên mình” thì coi như đã Tốt Đẹp Mọi Bề. “Họ thua vì chủ thuyết và con đường đi”. (Trích trong bài gốc) Đến lúc này, muốn “xóa bỏ hận thù, nối vòng tay lớn” mà còn có phát biểu “ấu trĩ” như vậy của một Nhà Văn (chưa mở mắt) lớn lên trong lòng XHCN thì mong gì có thể Hòa Hợp Hòa Giải, Xóa Bỏ Hận Thù?
“cái gì dã qua thì cho qua”câu nói dại “vô-trách-nhiệm”hay nói dúng hơn câu nói của một kẻ ngồi bàn nhậu.Lại một chuyện thật,tôi kể hầu các Bạn,câu chuyện nầy có thật ở Liên-Xô,thời còn mồ-ma CS,
dã in thành sách,nhưng mãi dến thời kỳ Kút-Xếp(thủ tướng Nga) mới dược xuất bản,tên cuốn sách:
“Kẻ-dào-Mồ”.Cuốn sách nầy dược xuất bản trong nước ,hình như vào thời Ô Nguyễn x Bách(uỷ viên
BCT) thì phảỉ ?Chỉ trong thời gian ngắn thì bị cấm.Sơ lược nội dung như sau:Một người dàn bà,sống ởmột thị trấn nhỏ,cách xa thủ dô Mạc tư khoa,một hôm nghe dược tên bí-thư của thành phố
dược thay thế,bà reo-mừng,vì từ nay hy vọng cuộc sống mới!.Thế rồi,người mới dến,chẳng bao lâu,
cuộc sống của Bà lại càng thêm khốn khó,lần nầy Bà vẩn hy-vọng “cấp trên”sẽ thay người khác.
Hy-vọng dã dến,nhưng vẩn ngựa quen dường cũ.Lần nầy Bà không còn hy vọng ở người cầm-cân-
nẩy -mực nữa,Bà cầu mong sao cho Ông chết di.Quả thật vậy,ông bị bệnh chết..Dám tang dược tổ-chức trọng thể,nhưng Bà vẩn nuôi căm hờn. Dêm dến Bà dem cuốc xẻn ra dào Mồ Ông Bí-thư vừa chết,bị bắt dem ra tòa xử.Chánh án hỏi Bà vì sao dào Mồ? bà trả lời:”Tội ác không phải dược chôn di,mà phải dào lên,dể phơi bày cho mọi người biết,dể không còn tái diển…”Câu chuyện tình tiết thì dài,nhưng cốt-lỏi là ở dó.Trở lại “hòa hợp hòa giải”,ai trong chúng ta dều ước muốn lấp dầy “hố-
ngăn-cách”của Dân-tộc.Cái hố dầy “hận thù”dó,chính người CS dã dào,qua nhiều giai-doạn,thì bây giờ chính họ phải lấp,mà dụng cụ dùng dể lấp, không phải bằng cuốc -xẻn nữa,mà bằng Trái-tim.
Dành rằng “dào sâu thì khó lấp”nhưng khó không phải không làm dược! Người Dàn-bà Liên-xô
kia dào mồ Ô Bí-thư,dó không phải gợi lại niềm dau,mà ngược lại chính Bà dang lấp dầy hố thẳm
của Tôi-ác!!Vì thế ,xin ai dó dừng nghĩ”hoa-hợp-hòa-giải”là trái bóng dang ở chân những người
từng là nạn-nhân CS.Họ sẵn-sàng “tha-thứ”hay bỏ qua,nhưng kẻ gây tội ác phải biết ăn năng hối cãi.
Chuyện những nhà Lãnh dạo Tây phương khi thăm viếng Lục-dịa Den,hầu hết các vị dều “xin-lổi”
dân tộc Phi-châu về Chế-dộ Nô-Lệ cuả một thời.Dó không phải bài học cho những người CS hôm nay hay sao??
Phải phát ngôn như thế này thì mới mong có được một chầu du lịch free / tiếp đón hậu hĩnh giống như case của Tiêu Dao Bảo Cự. Không biết hai ông này nói gì với thân thuộc ngụy của mình vào những năm đầu sau 75, có đi thăm họ trong trại tù hay không, có tìm giúp cách mưu sinh sau khi ra tù không hay là cho đi kinh tế mới mút chỉ ?
NÓI VỀ TÂM SỰ CỦA ÔNG CHU LAI
Tôi cho rằng ông Chu Lai nói đúng với sự thật và nói đúng với lòng mình. Chẳng rõ tên gọi Chu Lai có liên quan gì đến xuất xứ của ông hay không. Nhưng nếu ông sinh ra ở Chu Lai, có nghĩa tâm tình người Quảng Nam ở đây không phải đáng ngờ đâu. Quảng Nam hay cãi nhưng cũng trực tính lắm, trừ phi một thiểu số cá biệt hết sức trời thần nào đó mà chắc nhiều người từng gặp trong thực tế.
Nên dĩ nhiên nói về con người, luôn có người tốt, có người xấu là tùy theo bản chất, tùy theo sự hiểu biết, tùy theo hoàn cảnh sống mà thành. Nhưng ở đâu, chỗ nào, thời nào cũng đều có người tốt, người xấu, người khó nói rõ, không phải chỉ rặt nơi nào mới là nhất thiết chỉ có loại người nào.
Người lính, dầu bên nào, dầu binh chủng hay cấp quân hàm ra sao, đều vẫn là người lính. Tức họ chiến đấu do có người huy động, điều động, chỉ huy, yêu cầu họ, thế thôi. Bên nào cũng vậy, thời nào cũng vậy. Không có quân đội nào tự lập ra và tự đi đánh giặc cả. Quân đội là do nhà nước nào đó khai sinh và điều động. Có nghĩa nhà chính trị, người nắm quyền đất nước mới chính là người hay hoặc dở trong chiến tranh, còn người linh và quân đội chỉ hay hoặc dở trong chiến trận, không có hay hoặc dở về quan niệm, quan điểm, về tư tưởng. Súng đạn là vô tình, đó chỉ là sắt thép vô tri, nó không hề suy nghĩ kiểu con người. Người lính cầm súng đánh nhau ngoài mặt trận phần lớn là yếu tố tự vệ, yếu tố nhiệm vụ, yếu tố được điều động mà không phải yếu tố chủ động về nguyên nhân hay mục đích. Không có chỉ huy, không có chính trị, cũng không thể có chiến tranh, không thể có đánh giết hay thù hận nhau, đó là sự thật. Cho nên các loại quân ủy mới thật là lực lượng chính trị, còn người lính trơn, sĩ quan trơn chỉ là loại chiến binh chuyên nghiệp, tức là công cụ khách quan hay tự nhiên của chiến tranh mà thôi. Nhưng nói cho cùng quân ủy cũng chỉ là thứ cấp, là hệ phái, họ cũng không phải là nguyên nhân chính trị đầu tiên. Họ chỉ là nguyên nhân tư tưởng chính trị mang tính thứ cấp trong quân đội. Tuy nhiên có điều, cuộc chiến tranh 30 ngày trước của VN, chỉ có một bên có hệ thống quân ủy, còn một bên thì không, hay nhiều lắm cũng chỉ có hệ thống tâm lý chiến trong quân đội. Điều đó nói lên sự quá nặng về ý thức hệ của một bên. Nó cũng cho thấy cuộc chiến tranh cơ bản phải nói thẳng ra chính là cuộc chiến tranh ý thức hệ là chính yếu. Ngày xưa thì còn lu lấp. Nhưng ngày nay thì mọi việc đã rõ ràng sau 36 năm đất nước đi vào thực tế mọi mặt kể từ sau chiến tranh. Từ trên cơ sở đó, có thể nói tâm tình của ông Chu Lai là khách quan và đúng đắn. Bởi vì sau chiến tranh, người lính không còn đánh nhau nưa, họ đã về lại vị trí con người. Mà vị trí con người ở đâu cũng giống nhau, như đã nói từ đầu. Có nghĩa nhiều lắm chỉ những người có tư tưởng, ý thức chính trị thật sự mới thù hận nhau lâu dài. Nhưng những tư tưởng, ý thức chính trị đó, thật sự mà nói, có phải do họ tự có không, nhất là quân đội. Tất nhiên là hoàn toàn không. Đó là do học được huấn luyện, được bơm vào do người khác, và dây chuyền công nghiệp này quả thật rất dài dòng, nếu không nói là bất tận. Đó là ý nghĩa con người, xã hội, hay cũng là thân phận thực tế của đời sống con người. Cho nên cái phải trái, sai đúng, hay dở thật sự đều do từ ý thức hệ chính trị mà ra, không phải do vũ khí hay khí tài trên chiến trường trong chiến tranh. Mà nền tảng đúng sai thực chất của ý thức hệ là gì, đó là vẫn đề khoa học, vấn đề nhận thức, vấn đề khuynh hướng của những con người, tức những con người cụ thể nào đó trong những hoàn cảnh nào đó. Bây giờ thì thời gian lịch sử cũng đã qua lâu. Thời gian thai nghén lâu dài về ý thức hệ trong xã hội nơi một số người trước khi nổ ra chiến tranh. Thời gian 30 năm suốt chiến tranh. Thời gian tiếp tục 36 năm nữa sau khi chiến tranh đã qua. Nhưng với thời gian dài như thế, thật sự mọi lớp người ban đầu này cũng đã xuống mồ hết cả. Họ rụi cả rồi, thì nhóm còn lại kế tục họ cũng không còn nguyên xi như họ mà chỉ là các sản phẩm thứ cấp mà thôi. Cho nên bao khẩu hiệu, văn thơ, văn nghệ chỉ nhằm phục vụ chiến tranh, thực chất đến nay có còn gì, nếu không có chút ít nghệ thuật nào đó hay tinh thần nhân bản thuần túy còn lại. Vậy thì cái giá trị đích thực luôn luôn khách quan. Còn mọi cái gì không khách quan sẽ tất yếu bị đào thải vì không có giá trị. Nên tóm lại, chỉ có tình người, lòng yêu thương của con người, tinh thần nhân bản thật sự, là vẫn còn lại, nó không hề phân biệt chiến tuyến. Còn mọi cái gì um sùm trời đất của một thời dù nó ở hình thức nào, như tư tưởng, lời nói, văn học nghệ thuật, mà không có thức chất, chỉ là khí cụ thuần thúy của ý thức hệ nào đó nhất thời, cuối cùng cũng chỉ là số không to tướng trên chặng đường dài lịch sử nói chung. Cái còn lại thì ngày nay mọi người đều biết, đó là nhân loại đi đến thống nhất, đất nước đi đến thống nhất, lòng người dần dần cũng đi đến thống nhất. Còn mọi cái trước kia không thống nhất mà chỉ muốn khuynh loát nhau giả tạo, bây giờ hoặc đã chôn sâu vào dưới đất rổi, hoặc cũng sẽ tiếp tục bị chôn theo thứ tự thời gian. Đó cũng chính là điều mà hình như ông Chu Lai đã muốn bộc bạch và tâm sự.
VHT