WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

LS Trần Đình Triển sẽ bảo vệ quyền lợi cho gia đình nạn nhân ở Bến Cát

Đàn Chim Việt: Luật sư Trần Đình Triển, người tham gia bào chữa trong mấy vụ nổi cộm gần đây như vụ “mua dâm” ở Hà Giang liên quan tới trẻ vị thành niên, vụ “tuyên truyền chống nhà nước” của tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ sẽ tiếp tục là người trợ giúp pháp lý và bảo vệ quyền lợi cho nạn nhân Nguyễn Công Nhựt.

Anh Nhựt bị công an Bến Cát giam giữ trái phép 4 ngày và chết với nhiều vết tím bầm, 2 tinh hoàn dập nát, be bét máu nhưng công an cho rằng anh “tự tử”. Phương tiện anh dùng thắt cổ là cái dây nạp điện của chiếc camera, 2 bước thư tuyệt mệnh với nội dung đáng ngờ và nét chữ, theo vợ anh là không phải của chồng mình.

Bên cạnh đó, khi anh bị giam, một người tên Phú (giờ đã xác định là thiếu tá công an tham gia điều tra vụ án) đã nhiều lần gọi điện thoại gạ tình vợ nạn nhân.

Dưới đây là các thông tin tiếp theo mà chúng tôi muốn chuyển tới bạn đọc

————————————-

Vợ chồng anh Nguyễn Công Nhựt mới cưới nhau cách đây 2 năm. Ảnh DL

Thông tin ban đầu luật sư thu thập được cho thấy dấu tích trên thi thể không phù hợp với một vụ treo cổ tự tử.

Tiếp tục vụ chết người tại Công an huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, ngày 3-5, phóng viên Báo Người Lao Động đã ghi lại lời tường thuật của những người liên quan để làm sáng tỏ những tình tiết của lá thư được cho là thư tuyệt mệnh của anh Nhựt.

Cuộc họp bất thường

Chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền, vợ nạn nhân, cho biết người nhận “thư tuyệt mệnh” là anh trai mình, Nguyễn Đắc Phước. Anh Phước kể: Sáng 26-4, người nhà tới  trụ sở Công an huyện Bến Cát. Lúc này, công an cho biết xác anh Nhựt đã chuyển tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương. Một người ở trụ sở công an huyện nói mọi việc gia đình nên liên hệ với công an tỉnh, lúc này  gia đình bày tỏ bất bình thì được mời vào phòng họp.

Theo anh Phước, người dẫn gia đình anh vào phòng họp tên là Tâm. Đợi ở phòng họp khoảng 45 phút, một người khác xuất hiện xưng tên là Khiêm, Phó Công an huyện Bến Cát. “Ông Khiêm diễn giải cái chết của Nhựt là do thắt cổ, bằng chứng là lá thư tuyệt mệnh. Chúng tôi bức xúc đòi lấy thư tuyệt mệnh thì cuộc họp bị hoãn”.

Đợi tiếp khoảng 20 phút, ông Tâm bước vào phòng họp, tay cầm xấp giấy được cho là “thư tuyệt mệnh” và anh Phước tới lấy.

Sau khi nhận thư, anh Phước hỏi ông Khiêm vì sao anh Nhựt chết thì được trả lời vào  khoảng 0 giờ 30 phút đêm 24 rạng sáng 25, tổ điều tra đem mấy chục lốp xe về để trước mặt Nhựt. Nhựt biết mình phạm tội nên thừa lúc không ai để ý đã thắt cổ. Anh Nhựt được phát hiện chết vào khoảng 4 giờ ngày 25-4.

Theo anh Phước, công an nói dây Nhựt dùng thắt cổ là dây kết nối với camera chứ không phải là dây sạc điện thoại như nhiều thông tin trước đó. Khi anh Phước chất vấn: “Thời gian đâu mà Nhựt viết thư tuyệt mệnh?” thì được công an giải thích: “Việc này còn nhiều bí ẩn”!

Nghi vấn về chữ viết và nội dung

Chị Tuyền cho rằng trong hai lá “thư tuyệt mệnh” nhận ở trụ sở công an thì lá thư gửi vợ không giống nét chữ của anh Nhựt, trong khi lá thư gửi cán bộ điều tra thì nét chữ của anh Nhựt xen kẽ với chữ của người khác.

Về nội dung thư “gửi vợ”, đầu thư viết: “theo công văn công ty lốp Kumho tố cáo mất 6.000-7.000 lốp trong kho thành phẩm. Trách nhiệm chính là thuộc về phòng quản lý sản phẩm, đứng đầu là Nguyễn Công Nhựt đây. Theo điều tra ban đầu từ năm 2008 đến nay máy tính của Nhựt có ban hành lệnh xuất khoảng 1.000 cái ….”.

Chị Tuyền khẳng định: “Anh Nhựt không bao giờ xưng với tôi là Nhựt, anh ấy chỉ xưng là chồng hoặc anh Hai”. Theo chị, anh Nhựt không rành luật tại sao lại biết mình có thể bị phạt tù từ “15 đến 20 năm” như trong thư.

Về đoạn thư: “… Một năm qua vợ đã vất vả nuôi bệnh cho chồng kể xem từ 30 – 9 đến nay nhập viện cấp cứu 6 lần đến tháng 10 phát hiện bị virus HP đến khi diệt nó được 3 tuần thì vô bệnh viện tỉnh Bình Dương khám phát hiện nhiễm trùng tiết niệu cứ thế 2 tuần một lần khám. Sau tết… chuyển qua bệnh viện Chợ Rẫy đến nay vẫn chưa hết bệnh mà bệnh cứ nặng thêm”. Chị Tuyền khẳng định chính chị đưa anh Nhựt đi chữa bệnh, chị còn không nhớ số lần đi thì anh Nhựt không thể nhớ chính xác thời gian, số lần và bệnh tình như trên được. (?!)

Riêng về lá thư được cho là gửi cán bộ điều tra có nhiều đoạn dùng thuật ngữ liên quan đến công việc của anh Nhựt, chúng tôi đã nhờ một người từng làm việc chung với anh Nhựt tại công ty lý giải. Người này cho rằng: “Nội dung viết có nhiều điều khó hiểu, tôi nghĩ người viết chỉ biết tập hợp những thông tin có được mà hoàn toàn không hiểu chính xác về những báo cáo và mối liên hệ của nó với nhau”.

Vì sao có thư tuyệt mệnh?

Cùng ngày, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, luật sư Trần Đình Triển cho biết nội dung thư có nhiều điều khó hiểu. Tuy nhiên, nếu đây là bức thư của anh Nhựt thì ông cũng không quan tâm lắm.

“Tôi sẽ đặt câu hỏi vì sao có bức thư này. Thông tin ban đầu tôi thu thập được cho thấy dấu tích trên thi thể không phù hợp với một vụ treo cổ tự tử. Bức thư này có thể viết trong bối cảnh bị cưỡng ép thì sao?”. Luật sư Triển đặt vấn đề và ông còn khẳng định thực tế đã có nhiều trường hợp bị cưỡng ép viết thư. Vì thế, luật sư Triển khẳng định lá thư trên là một tài liệu quan trọng nhưng không mang tính chất quyết định đến việc làm sáng tỏ cái chết của anh Nhựt.

Theo luật sư Trần Đình Triển, muốn giám định chữ viết của lá thư thì phải có mẫu bút tích thật của anh Nhựt trong thời gian gần khi chết nhất để đối chiếu. Mẫu này có thể là bản khai của anh Nhựt tại cơ quan điều tra và phải được công khai. Trường hợp có người cố tình làm giả thư tuyệt mệnh thì người đó phải bị khởi tố!

Luật sư Trần Đình Triển cho biết dựa vào thông tin ông có thì trước khi Công an huyện Bến Cát công bố cái chết của anh Nhựt cho gia đình thì đã có cuộc họp kéo dài nhiều giờ giữa công an với Công ty Kumho. Ông Triển nói: “Cần công khai hóa cuộc họp, tại sao lại có cuộc họp này”. Ông Triển cho rằng đây là một điều rất bất thường!

Đến nay, gia đình anh Nhựt vẫn chưa được cung cấp kết quả giám định pháp y, xem xét dấu vết trên thi thể nạn nhân bằng văn bản. Theo ông Triển, tử thi đã chôn cất, sau một tháng xác đã thối rữa, việc giám định khó thực hiện.

Từ chối tiền hỗ trợ mai táng

Ông Nguyễn Văn Hãnh, cha của anh Nguyễn Công Nhựt (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang), cho biết ngày 2-5 có hai người tự xưng tên Khiêm và Tâm công tác tại Công an tỉnh Bình Dương đã đến nhà ông đề nghị hỗ trợ số tiền mai táng phí cho anh Nhựt.

Trước đó, trong ngày tang lễ của anh Nhựt, ông Tâm cũng đã gửi gia đình anh Nhựt 20 triệu đồng và nói rằng “tiền của công ty anh Nhựt phúng điếu” nhưng ông Hãnh cũng từ chối.

Theo ông Hãnh, từ lúc anh Nhựt tử vong đến nay, công ty của anh Nhựt không đến thăm viếng mà chỉ có công nhân làm cùng phòng với anh Nhựt đến viếng.

Theo ông Hãnh, nguyên nhân ông từ chối nhận tiền phúng điếu là ông không tin anh Nhựt tự tử mà đề nghị các cơ quan có thẩm quyền phải làm sáng tỏ nguyên nhân dẫn đến việc anh Nhựt tử vong.

Bà Thái Thị Lượm, mẹ anh Nhựt, cho biết khi hay tin anh Nhựt chết, bà đến Bệnh viện Bình Dương hỏi thăm thì một bác sĩ pháp y cho biết trên cơ thể anh Nhựt bị bầm tím nhiều nơi, hai tinh hoàn bị dập và quần soóc anh Nhựt đang mặc thì đẫm máu đã bị kiến bâu nhiều.

Bà nói: “Khi tôi hỏi bác sĩ thì ông này nói là thời gian anh Nhựt tử vong khoảng 13-14 giờ ngày 24-4, nhưng tại sao đến trưa 25-4, công an mới cho gia đình tôi biết?”.

Nguồn: Người Lao Động

4 Phản hồi cho “LS Trần Đình Triển sẽ bảo vệ quyền lợi cho gia đình nạn nhân ở Bến Cát”

  1. ls cu lan says:

    Hiện tại nếu chụp X quang vẫn biết được anh Nhật có bị gãy xương hay không? Vì nếu nhiều vết bầm là do bị gãy xương. Tại sao không đặt vấn đề này nhỉ? cần chú ý thêm nhé./.
    Ls cu lan

  2. Lâm văn Thi says:

    Anh NHỰT – một công dân bình thường – bị ca bắt trái pháp luật, khắp người bầm dập – hạ bộ máu me – cổ cột vòng dây điện thoại – là những gì mà người nhà của anh nhìn thấy trên xác chết sau khi được ca trả về, với 2 lá thơ tuyệt mệnh mà ca cho là của nạn nhân để giải thích cái chết không hề minh bạch tại ca huyện Bến Cát.
    Như vậy, có cần trưng cầu giám định không – khi mà 2 lá thơ do chính tay ca trao lại ? Đã có bao nhiêu là vụ người dân bị bắt vào đồn ca và “được” chết do tự tử rồi , tin tôi đi, không có việc ca xử ca đâu – chó sói có bao giờ ăn thịt lẫn nhau. Thưa kiện làm chi cho mất công, rồi cũng sẽ im lìm như việc ca đánh chết ông Trịnh Xuân Tùng ngoài Hà nội thôi.
    Một tướng ca đã tuyên bố : “mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” (trong vụ hoàng thùy linh)nhưng lại không nói là ca có phải là “người” không nữa !

  3. Bao Công says:

    ĐCM Công an lại đánh chết người, tôi sẽ không để yên vụ này đâu. Tôi sẽ đích thân cùng Trương Long – Triệu Hổ sang Việt Nam điều tra vụ này. Mấy thằng Công an quả này chết rồi các con ạ.

    • Lê Hống Anh says:

      Đánh chết thằng Công an này thì lại có hàng nghìn hàng vạn thằngng Công an khác mọc lên thoai, phí công vô ích thôi bác Bao Công ơi. Tốt nhất là bác thịt bọn Cảnh sát giao thông trước đã, bọn này nợ máu nhân dân Việt Nam nhiều mà lại không có súng, khồng khó để làm thịt hết bọn chó CSGT đâu, nếu cần tồi giúp một tay.

Phản hồi