WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Báo CAND: ” GS Ngô Bảo Châu ngộ nhận, tùy tiện”

LTS: Sau vụ xử tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ hôm 4/4/2011, giáo sư Ngô Bảo Châu, nhà toán học trẻ mới đoạt giải Fields năm ngoái tại Ấn Độ đã có một bài viết ngắn chưa đầy 300 chữ đăng trên Blog cá nhân của mình. Bài viết đã làm dấy lên một làn sóng bình luận trên các trang ‘lề trái’ và giới blog với đủ các cung bậc khác nhau.

Báo ‘lề phải’ hoàn toàn im lặng. Nay tờ CAND ‘ra đòn’ đầu tiên. Việc tờ báo này lên án tiến sĩ Hà Vũ là điều dễ hiểu vì họ đã làm như vậy từ vài năm nay nhưng trong bài viết bên dưới họ đã ‘kê’ GS Châu là “quá tùy tiện”, “ngộ nhận” và gọi những người ủng hộ CHHV là “những kẻ ngu dốt và cơ hội”.

——————————————————–

Về sự ngộ nhận của Giáo sư Ngô Bảo Châu

Giờ đây, hình ảnh về Cù Huy Hà Vũ và GS Ngô Bảo Châu xuất hiện dày đặc trên một số luồng thông tin với những mỹ từ cao cả nhất. Nhưng sẽ chỉ là một sự ngộ nhận của niềm tin nếu chỉ nhìn nhận bằng sự lấp lánh của ngôn từ. Điều đó cũng giống như sự ngộ nhận về “anh hùng” Cù Huy Hà Vũ của GS Ngô Bảo Châu vậy.

Khoảnh khắc Hector ngã xuống dưới ngọn lao của Achilles dưới chân thành Troy cũng là khoảnh khắc chàng dũng sỹ đi vào tâm thức của nhân loại như biểu tượng về một phẩm giá cá nhân và tài năng mang tính thời đại. Đó là nhân vật hiếm hoi trong thần thoại Hy Lạp chiến đấu không phải cho danh vọng, oán thù hay khát khao quyền lực mà chàng chiến đấu để bảo vệ chính quê hương mình, gia đình mình, nhân dân mình. Hector với trí tuệ và hiểu biết của mình đã phản đối chiến tranh. Nhưng khi chiến tranh xảy ra, chính Hector không do dự khi đối đầu với một Achilles mình đồng da sắt, một việc không khác gì tìm đến cái chết trong khi chàng có thể có những lựa chọn khác. Nhân cách ấy, tài năng ấy và tinh thần ấy đã đưa Hector vào bất tử. Chàng trở thành một trong số Chín Hiệp Sĩ Được Kính Trọng để sánh vai cùng Alexander đại đế, Julius Caesar,  vua Arthur, hoàng đế Charle-magne…

Trong blog cá nhân của mình  (blog Thích học toán – entry ngày 13/4/2011), GS Ngô Bảo Châu đã so sánh: “Tôi vốn không đặc biệt hâm mộ ông Cù Huy Hà Vũ. Những lý lẽ ông đưa ra tôi cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt. Nhưng với những gì xảy ra gần đây, ông thể hiện mình như một con người không tầm thường. Như Hector người thành Troy, như Turnus người Rutuli hay như Kinh Kha người nước Vệ, ông Vũ không hề sợ hãi khi phải đối mặt với số phận của mình. Những nhân vật huyền thoại này đã làm mọi thứ để được đối mặt với số phận, để hoàn thành sứ mệnh của mình trong cuộc đời này”. Phát biểu ấy, dù vô tình hay cố ý, đã đặt Cù Huy Hà Vũ ngang với những người anh hùng trong lịch sử nhân loại.

So sánh ấy thật sự là một điều đáng tiếc cho hình tượng của Hector, hoàng tử thành Troy, vua Turnus của người Rutuli hay tráng sỹ Kinh Kha người nước Vệ. Những con người ấy trong tất cả những điều kiện tương ứng của thời đại đã đạt tới tầm vóc của anh hùng nhờ vượt lên những cám dỗ tầm thường của cuộc sống. Kể cả ham muốn sống với họ cũng trở thành nhỏ bé khi đi đến cùng những giá trị tinh thần của mình.

Cù Huy Hà Vũ sống trong một thời đại khác. Dù sức mạnh bạo lực không còn được tôn vinh nhưng giá trị của nhân cách và trí tuệ vẫn là những yếu tố bất biến để tạo nên một anh hùng. Cù Huy Hà Vũ đã làm gì để đạt tới một tầm vóc như vậy?

Đây là một câu hỏi không khó trả lời. Từ trước đến nay, không ai biết đến Cù Huy Hà Vũ trong các lĩnh vực học thuật hay tư cách cá nhân. Có hai con đường để mọi người biết đến Vũ. Thứ nhất là cái bóng của những thế hệ đi trước. Thứ hai là cách gây ra những sự vụ chẳng giống ai qua những lá đơn kiện. Nó hao hao như cách những ngôi sao đánh bóng tên tuổi bằng những scandal. Khi chạm tới những giá trị cá nhân, Vũ chỉ là một kẻ nhỏ bé với những cư xử tầm thường.

Bỏ qua những mưu đồ chiếm dụng nhà đất, bỏ qua những cách ứng xử đoạn tuyệt tình nghĩa gia đình, bỏ qua quá khứ học hành và làm việc không rõ ràng, chỉ cần vài chi tiết nhỏ cũng đủ nói lên bản chất của Vũ. Đơn cử như năm 2006, Vũ tự ứng cử mình vào vị trí Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin. Khi trả lời về khả năng để có thể đảm đương chức vụ, Vũ nói: “Bố của tôi là nhà thơ, nhà cách mạng Cù Huy Cận. Tôi học được ở ông rất nhiều điều, nhất là nhiệt huyết. Còn nếu nói về đức và tài, tôi xin tự khẳng định là tôi thừa đủ. Đảng đã nói là cần phải lựa chọn cán bộ có đức có tài cơ mà, vậy tôi có những điều đó tại sao lại không được lựa chọn?”. Với một người có khả năng trả lời một cách kiêu ngạo và tùy tiện như vậy, hẳn cũng không phải nói thêm nhiều. Nhiệt huyết thì do bố truyền lại, đức tài thì tự mình phong cho mình. Hơn nữa với cách trả lời trên thì gần như duy nhất Vũ là người có đức có tài hoặc cái đức cái tài của Vũ hơn hẳn thiên hạ. Ứng cử vào một chức vụ liên quan nhiều đến văn hóa, ngay từ vốn văn hóa ứng xử cơ bản Vũ đã hiểu hết chưa?

GS Ngô Bảo Châu đã quá tùy tiện khi đặt Cù Huy Hà Vũ ngang với những biểu tượng anh hùng. Dù những anh hùng đó thuộc về những thời đại đã qua nhưng mang một sự trân trọng trong tâm thức mỗi người. Nó dễ gây sự lầm lẫn biến Cù Huy Hà Vũ từ một kẻ vô giá trị thành một biểu tượng.

Tuy nhiên, câu hỏi quan trọng nhất được đặt ra là mục đích của tất cả những hành động trên của Cù Huy Hà Vũ là gì? Liệu nó có phải vì đất nước, vì dân tộc như một số người vẫn thổi phồng hay không?

Nhìn lại cả quá trình, Vũ chưa bao giờ biết hy sinh cho xã hội. Vũ kiên quyết giữ căn nhà 24 Điện Biên Phủ, Hà Nội như một tài sản cá nhân thay vì chấp nhận để Nhà nước xây dựng một phần thành Bảo tàng Xuân Diệu, một công trình mang tính cộng đồng. Những đơn kiện chẳng giống ai chỉ là những scandal nhằm đánh bóng tên tuổi Vũ. Chỉ khác với giới nghệ sỹ đánh bóng mình trên sân khấu, Vũ đánh bóng mình trên vũ đài chính trị. Và chi tiết thể hiện ham muốn quyền lực mang tính chất cá nhân lớn nhất của Vũ chính là việc tự ứng cử chức vụ Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin năm 2006. Cứ giả sử Vũ muốn cống hiến thật thì đó cũng là một cống hiến có điều kiện, một điều kiện không hề khiêm tốn.

Có những kẻ muốn biến Vũ thành anh hùng. Bằng những tụng ca đầy tính từ, Cù Huy Hà Vũ đã được đẩy lên đến tận mây xanh. Dân chủ đã trở thành những chiêu bài chính được đưa ra trong những ý kiến cá nhân đó. Tuy nhiên, nếu những cá nhân trên thật sự muốn dân chủ, hẳn họ phải hiểu rằng dân chủ đi đôi với trí tuệ. Một người có trí tuệ không bao giờ chấp nhận một tư cách như Vũ làm anh hùng. Trường hợp còn lại, họ hiểu Vũ không đủ khả năng làm anh hùng nhưng vẫn biến Vũ thành anh hùng thì đây là những hành động đơn thuần nhằm thực hiện những mưu đồ cá nhân. Vũ khoác lên bộ y phục lóng lánh của những mỹ từ, trong khi giá trị thực cũng chỉ là một con bài trong tay kẻ khác mà thôi.

Chỉ có điều đáng tiếc ý kiến của GS Ngô Bảo Châu đã vô tình trở thành một luận cứ tâm lý có lợi cho những kẻ ngu dốt hoặc cơ hội đó. GS là niềm tự hào của Việt Nam. Trong bối cảnh hiện tại, GS là biểu tượng về mặt trí thông minh cho một dân tộc. Bởi vậy, những phát ngôn của GS không đơn thuần là những câu nói mang tính chất cá nhân nữa vì nó có tác động mãnh liệt đến suy nghĩ và niềm tin của hơn 80 triệu dân. Có điều chính GS hình như cũng không lường trước được hết những tác động từ những phát biểu của mình.

Hệ quả là chính GS cũng được biến thành một kiểu biểu tượng về trí tuệ uyên bác trên các diễn đàn. Là một tài năng trong lĩnh vực toán học, GS đã được đám đông mặc định như một trí tuệ ở một ngạch khác bao trùm hơn: hình ảnh của GS đã trở thành một cái gì đó hao hao như một nhà triết học, một nhà chính trị học, một nhà xã hội học có khả năng phán xét đúng sai cho mọi vấn đề trong cuộc sống Việt Nam.

Trong khi đó hơn một nửa cuộc đời mình GS Ngô Bảo Châu làm việc, học tập và nghiên cứu ở châu Âu. Lĩnh vực chuyên môn và chắc chắn cũng là lĩnh vực GS dành nhiều thời gian nghiên cứu nhất là toán học. Cuộc sống thì rộng hơn toán học và mang nhiều những phức tạp trong mỗi toan tính của con người. Phải sống trên chính đất nước của mình, thấu hiểu từng niềm vui, nỗi buồn, từng thành công, khổ cực của con người mới hiểu phần nào thực tại đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ.

Việc phân tích từng câu nói, mổ xẻ từng ý tứ của Ngô Bảo Châu tưởng như để thể hiện sự tôn vinh, hóa ra lại trở thành một sự lợi dụng. Chân lý không quan tâm đến người phát ngôn. Việc trích dẫn Ngô Bảo Châu xét cho cùng cũng chỉ là mượn gió bẻ măng. Có những kẻ cần sự nổi tiếng, cần niềm tin mà những người Việt Nam đang đặt trên hình tượng Ngô Bảo Châu. Về mặt phương pháp cũng không khác gì việc thổi Cù Huy Hà Vũ lên thành một anh hùng để thực hiện những toan tính cá nhân.

Việt Nam rất cần những anh hùng. Tuy nhiên, những anh hùng của thời hiện đại không thể giống những Hector, Turnus hay Kinh Kha ngày trước. Cả thế giới đang bước vào thời kỳ mà trí thức quyết định phần lớn những tiến bộ trong xã hội. Người anh hùng của hiện tại trước hết phải là những người có trí tuệ, có trái tim, có tầm vóc văn hóa và kỹ năng đối thoại với thế giới. Trong bối cảnh đất nước đang phải đối mặt với nhiều vấn đề mang tính chất thời đại như biến đổi khí hậu, suy thoái kinh tế, khủng hoảng văn hóa thì khả năng hành động của những con người như vậy chính là chìa khóa để vươn lên.

Ngược lại, việc tạo nên những anh hùng một cách áp đặt hay thổi phồng những cá nhân không xứng đáng chỉ tạo nên những hiệu ứng tiêu cực. Nó tạo ra sự hoang mang trong xã hội và sự sụp đổ của niềm tin. Đó chính là những thảm họa của văn hóa và chính trị. Cho nên bất kỳ người trí thức nào trước khi tạo ra những so sánh cần sự cân nhắc kỹ càng.

Ngạn ngữ Hy Lạp nói: “Nếu Thượng đế muốn hủy hoại ai đó, thì trước hết, ngài sẽ biến người ấy thành một vị thần”. Thường con người muốn lợi dụng ai thì trước hết biến người đó thành một biểu tượng. Giờ đây, những hình ảnh về Cù Huy Hà Vũ và GS Ngô Bảo Châu xuất hiện dày đặc trên một số luồng thông tin với những mỹ từ cao cả nhất. Nhưng sẽ chỉ là một sự ngộ nhận của niềm tin nếu chỉ nhìn nhận bằng sự lấp lánh của ngôn từ. Điều đó cũng giống như sự ngộ nhận về “anh hùng” Cù Huy Hà Vũ của GS Ngô Bảo Châu vậy.

Quý Thanh (CAND)

 

 

71 Phản hồi cho “Báo CAND: ” GS Ngô Bảo Châu ngộ nhận, tùy tiện””

  1. Le Nguyen says:

    Gởi ông Quý Thanh và báo CAND,

    Giáo Sư Ngô Bảo Châu Ngộ Nhận ,Tùy Tiện của Quý Thanh đăng trên báo CAND ,nhìn chung lịch sự ,nhả nhặn lập luận khá kín kẽ, dẫn chứng tương đối sạch ,dù chưa thật sạch , khiến cho một số bạn đọc bất ngờ bật thành tiếng khen “ suy nghĩ sâu sắc ,phân tích rõ ràng rành mạch, có chiều sâu ?!” bởi bài viết này không có ngôn ngữ “chợ”, ngôn ngữ “xã hội đen”thường gặp trên báo lề phải ,nhất là trên báo Công An , bất luận là công an nào đều có những con chữ đại loại như :cấu kết với các thế lực thù địch ,bọn phản động lưu vong nước ngoài , âm mưu lật đỗ chính quyền nhân dân và nhiều từ máu lửa hơn nữa.Thế mà trong bài viết Giáo Sư Ngô Bảo Châu Ngộ Nhận, Tùy Tiện ,có lẽ Quý Thanh không dằn được bức xúc nên chỉ thốt lên duy nhất mỗi một câu,thật đáng khen: “…Ý kiến của giáo sư Ngô Bảo Châu đã vô tình trở thành một luận cứ có lợi cho những kẻ ngu dốt hoặc cơ hội …” Thế cho nên bạn đọc mở miệng suýt xoa khen không có gì bất ngờ hay ngạc nhiên bởi mỗi ngưòi có kết cấu một bộ óc khác nhau nên có nhận thức khác nhau là điều đương nhiên ,hợp lẽ tự nhiên không có gì phải bàn cãi .
    Riêng người viết có cái nhìn khác , ông Quý Thanh nhả nhặn, lịch sự bởi không có cớ nào để sử dụng ngôn ngữ “chợ “ đối với vụ án Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ , chẳng lẽ bảo Hà Vũ lấy hai bao cao su đã qua sử dụng để nói xấu đảng ,nói xấu nhà nước hay sự ăn tục nói phét của cuộc sống đời thường là âm mưu lật đỗ chính quyền nhân dân và, qua hơn mười đầu bài do Hà Vũ “ tạo ra ,tàng trữ ,phát tán”không hợp ngữ cảnh để Quý Thanh sử dụng ngôn ngữ băng đảng xã hội đen bôi bẩn hình ảnh tay khuỳnh , đầu ngẩng cao giữa bầy công an trước phiên toà xét xử ở Hà Nội . Do đó ,không còn cách nào khác Quý Thanh phải chỉa mủi dùi vào những chuyện tủn mủn, riêng tư của Tiến Sĩ CHHV và trong hoàn cảnh hiện tại Hà Vũ đã bị bịt mồm không cãi chính được , trò tiểu xảo này có quanh minh chính đại hay là bản chất của CAND không thể thay đổi được !
    Về Giáo Sư Ngô Bảo Châu đựơc đề cập trong bài viết ,Quý Thanh quy kết cho ông là ngộ nhận, tuỳ tiện khi so sánh Tiến Sĩ CHHV với Hector,Turnus, Kinh Kha những nhân vật bất tử đã trở thành huyền thoại . Theo tôi , Giáo Sư Ngô Bảo Châu không hề ngộ nhận cũng như không hề tùy tiện , ông đã cân nhắc chín chắn theo cách của nhà toán học rất khoa học , ông lên tiếng khi vụ án CHHV đã kết thúc như nhà nghiên cưú tìm ra đáp án và thản nhiên công bố đáp án; “ Tôi vốn không đặc biệt hâm mộ ông Cù Huy Hà Vũ. Những lý lẽ ông đưa ra tôi cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt. Nhưng với những gì xảy ra gần đây, ông thể hiện mình như một con người không tầm thường.” Trong một câu ngắn ,Ngô Bảo Châu đưa ra hai nhóm từ rất khéo ,rất thông minh:một, những lý lẽ…; hai,những gì đang xảy ra … hai nhóm chữ chỉ ra lời nói và việc làm , tức lý thuyết và hành động . Chính con người tri hành hợp nhất của CHHV khiến Giáo Sư Ngô Bảo Châu phải thốt lên con người này không tầm thường có thể sánh vai cùng với Hector, Turnus, Kinh Kha.
    Lẽ khác ,với chỉ không tới ba trăm chữ(300) Ngô bảo Châu đã khuấy động biết bao nhiêu còm sĩ ,văn sĩ trong đó có Quý Thanh và báo Công An phải nhào vô để chống “tự diễn biến”lây lan, phải không nào?
    Ở một đoạn khác ,nhận xét về phiên xử Tiến Sĩ CHHV ở Hà Nội ,Ngô Bảo Châu không hề ngộ nhận ,tùy tiện mà đặc biệt đậm nét Ngô Bảo Châu:“Ông quan tòa từ chối thực hiện thủ tục tố tụng để tránh tranh luận về nội dung những bài viết, chứng cớ về những việc được cho là vi phạm pháp luật của ông Vũ. Có cố tình làm mất thể diện quốc gia, chắc cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này.” Nhận định như thế , tôi không nghĩ Ngô Bảo Châu ngộ nhận và tùy tiện mà là phát biểu “đặc biệt” thuộc về Ngô Bảo Châu như ông đã từng tuyên bố trước đó: “ …bám theo lề mà đi là thuộc tính của loài cưù…”
    Có lẽ , ông Quý Thanh và báo CAND đã thuần thục và quen đi bằng đầu gối nên không quen cũng như không hiểu nổi thuộc tính “đặc biệt” Ngô Bảo Châu nên bảo là ông ngộ nhận ,tùy tiện .Thật ra Ngô Bảo Châu nhận thức bằng chính trí tuệ của mình mà không hề ngộ nhận và ông không muốn ai chỉ đạo , định hướng tư duy thì sao gọi là tuỳ tiện ?
    Tóm lại , mục đích của báo CAND qua ông Quý Thanh là cố chứng minh , thuyết phục ,ngăn chặn tự diễn biến ,tự chuyển hoá và cố giải thích diễn giảng Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ và Giáo Sư Ngô Bảo Châu cũng tầm thường ,không có gì đặc biệt đáng ngưỡng mộ. Nhưng, ông Quý Thanh có biết, với những con người tự do có tư duy độc lập,không bị chỉ đạo như báo CAND và chính ông. Họ biết phân biệt được tầm thường và không tầm thường. Họ biết có những con người tưởng như không tầm thường nhưng lại rất tầm thường trong cuộc sống đời thường .Họ cũng biết có những người tuy tầm thường trong cuộc sống đời thường nhưng lại dám làm những việc không tầm thường . Việc chọn con đường khó mà đi , chọn lao thân vào chốn dữ . Họ là ai ,tầm thường hay không tầm thường ?

    • Lê Dân Việt says:

      Một ý kiến hay đáng đọc hơn cả bài viết chính.

    • Đề nghị says:

      Đây là một phản biện hay, tỉnh táo. Đề nghị BBT đang làm bài chính nếu có thể. Rất cám ơn.

  2. vn says:

    Ngô Bảo Châu so sánh CHHV với Kinh Kha hay Hector là chuyện bình thường. Chính Hồ chí Minh cũng tự so sánh mình với Trần Hưng Đaọ kia mà. Dẫu muốn hay không, Ngô Bảo Châu đã bị các con cừu lề phải ép đẩy sang lề trái. Chúc mừng NBC không còn lững lờ đi giữa hai lề.Và cám ơn Quý Thanh đã làm một cú hích đẩy NBC sang lề trái.

    • Builan says:

      Khá khen Qúy Thanh đã ” hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” qua bài viết nặng muì bồi bút ! Tác giả thể hiện đúng hình tượng con cưù được chăn dắt, cho ăn uống đầy đủ ! Mừng cho anh ta

      Buồn thay ! NGUYỄN HIỀN say, đã giáng cho một câu rất đang đồng tiền
      “Những lời bàn tán của Quý Thanh như bọt nước miếng phun lên trời, sau đó mặt mày của Quý Thanh hứng chịu bọt nước miếng ấy…..”( NH)

      * Tôi thì xin thưa : Phản tác dung !
      Nó giống như ai đó đã Thần Thánh ông Hồ bằng cách lấy tên ông Hồ đặt tên cho AO CÁ “lưu xú uế’ thành AO CÁ BÁC HỒ vậy !!!!

      *Cứ cho là ông LS/ CHHV thiếu đạo đức khi tự xưng là mình có đủ taì đức ra ứng cử….
      *Cứ cho là GS NBC ngộ nhận, tùy tiện….. như Quý Thanh phê đi !!!!!!
      *Công bình mà nhận xét thì HỌ là TRÍ THỨC KHOA BẢNG có cầu chứng . HỌ tư tin vào khả năng cuả mình, đường đường chính chính trước công luận . Không hèn như ông HỒ phaỉ thậm thò thậm thụt mấp bóng T.Lan , Trần Dân Tiên…. để “tự bơm mình” . Mặt mày bợm trơn đã lô nguyên hình !!!

      *Cuối cùng thì QÚY THANH cũng phaỉ trở lại caí “Nhân chi sơ tánh bản thiện” mà công nhận một sự thật rất là tử tế và đầy tính người.. !!
      -Trich
      “….. GS là niềm tự hào của Việt Nam. Trong bối cảnh hiện tại, GS là biểu tượng về mặt trí thông minh cho một dân tộc. Bởi vậy, những phát ngôn của GS không đơn thuần là những câu nói mang tính chất cá nhân nữa vì nó có tác động mãnh liệt đến suy nghĩ và niềm tin của hơn 80 triệu dân. Có điều chính GS hình như cũng không lường trước được hết những tác động từ những phát biểu của mình.

      Hệ quả là chính GS cũng được biến thành một kiểu biểu tượng về trí tuệ uyên bác trên các diễn đàn. Là một tài năng trong lĩnh vực toán học, GS đã được đám đông mặc định như một trí tuệ ở một ngạch khác bao trùm hơn: hình ảnh của GS đã trở thành một cái gì đó hao hao như một nhà triết học, một nhà chính trị học, một nhà xã hội học có khả năng phán xét đúng sai cho mọi vấn đề trong cuộc sống Việt Nam.

      Trong khi đó hơn một nửa cuộc đời mình GS Ngô Bảo Châu làm việc, học tập và nghiên cứu ở châu Âu. Lĩnh vực chuyên môn và chắc chắn cũng là lĩnh vực GS dành nhiều thời gian nghiên cứu nhất là toán học. Cuộc sống thì rộng hơn toán học và mang nhiều những phức tạp trong mỗi toan tính của con người. Phải sống trên chính đất nước của mình, thấu hiểu từng niềm vui, nỗi buồn, từng thành công, khổ cực của con người mới hiểu phần nào thực tại đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ….” (thôi trích QT)

      *Đoạn trích dẩn trên đây mơí thật là một “HÍCH” (Chữ cuả VN says) Tuyệt đẹp !

      Ông Võ Hưng Thanh cũng phaỉ công nhân, làm sự kiện chính cho ý kiến cuả mình:
      “…2/ Trong bối cảnh hiện tại, GS là biểu tượng về mặt trí thông minh cho một dân tộc.

      3/ Phải sống trên chính đất nước của mình, thấu hiểu từng niềm vui, nỗi buồn, từng thành công, khổ cực của con người mới hiểu phần nào thực tại đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ……”( Trich VHT)

  3. Nguyễn tấn Trung says:

    Tôi thấy cái anh Quý Thanh nầy nhận định sai về toán học, về những kẻ muốn biến ông Vũ thành anh hùng … và tác giả còn có chủ ý dẫn dắt người đọc hiểu sai thực chất của vấn đề, tô xin đưa ra ài ví dụ cụ thể:
    – Như toán học không phải là một lãnh vực nhỏ của nhân văn của xã hội như tác giả nói, trái lại toán học là sự thật, là chân lý , là trường tồn … bao trùm lên tất cả từ những gì cụ thể hay vô hình, nhỏ vô cực hay lớn vô cực bao trùm ngoài lãnh vực hiểu biết của nhân loại, có giá trị tuyệt đối vượt lên trên thời gian và không gian, Chính nó đã đang và sẽ sản sinh, điều hành và tiêu diệt mọi cái tỉnh mịch hay sinh động, hũu hình hay vô hình trong vũ trụ, trong đó có vấn đề tâm linh và vật chất trong mỗi con người của chúng ta. Chứ toán học không hạn hẹp như Quý Thanh đề cập.
    Như không có ai có thể biến ông Vũ hay người bình thường thành anh hùng được , Chỉ có cái trí thức sâu sắc cao rộng, cái tám lòng nhậy cảm đầy trá;ch nhhiệm đầy tình người và cái hành động dũng cảm, phi thường đúng lúc có hiệu quả của ông Vũ mới tạo nên một ông Vũ anh Hùng và được nhiều người ngưỡng mộ trong đó có tôi , Cũng như chuyện thật: Hồ chí Minh là giỏi đóng kịch, giỏi giả nhân giả nghĩa, được hắn tự viết sách tô vẽ mình là người thánh thiện, được bộ máy tuyên truyền nhà nước CS ca ngợi tô vẽ là siêu nhân là Anh hùng xuất chúng, được đảng và chính quyền CS đúc tượng dựng khắp nới nhưng chỉ có người thiếu hiểu biết hay ngu đần, hay chỉ biết thông tin một chiều mới tin Hồ chí minh là Sieu nhân là Anh Hùng chứ ai biết sự thật Hồ chi” Minh là con người gian dối như tin theo CS mà giả là yêu nước, có vợ con tùm lum mà giả làm người không biết gù chuyện gái trai chỉ lo cho dân cho nươc… Là người đầy thủ đoạn đã giết chết nhiều người đầy tài năng và nhiệt tình yêu nước để đoạt quyền lãnh đạo kháng chiến… đầy ác tâm rất gia man trước đói khổ cơ cực chết chốc của toàn dân … thì ai cũng nguyền rủa chứ không thể coi ông Hồ là anh hùng cả. Nguyễn Huệ bị triều đình nhà Nguyễn miệt thị bôi bẩn thế nào công chúng vẫn luôn ngưỡng mộ Nguyễn Huệ vẫn là Anh hùng của Dân tộc … Vậy có ai biến người bình thương thành hay kẻ ác thành anh hùng được đâu mà Quý Thanh viết vậy ?
    Còn chuyện Quý Thanh dẫn dắt người đọc hiểu sai như:
    – Ông Vũ không hề chiếm dụng nhà đất ở số 24 đường Điện Biên Phủ, đó là tài sản của ông Vũ đươc hế thừa , nhà nước nếu có thực tâm làm nhà bảo tàn thì thiếu gì nhà đất để làm lại đi tranh dành cái tài sản hợp pháp hợp tình của người dân, giả sử ông Vũ không chống cái sai trái của chính quyền CS thì nhà nước CS có tranh dành cái nhà đất hợp pháp của ông Vũ không? NHư vậy người thù nhèn nhỏ mọn là ai ?
    – Chuyện ra ứng cử vào chức vụ công quyền của một công dân là cái quyền chính đáng cua người dân trong nước ấy, chính quyền không cho ông Vũ ứng cử vào chức vụ công quye6`n của quốc gia là điều sai trái, cái sai trai lớn hơn là chính quyền không xủ dụng những người có tài năng có đức hạnh có nhiệt huyết như ông Vũ. Khi ra tranh cử, dù ông Vũ kghông đủ tài đức nhưng tin mình có dư tài đức và nói như vậy không phải là điều xấu hay có tội , chỉ xấu như ông ông Hô có vợ là bà Tăng Tuyết Minh, có con là Nguyễn tất Trung, Nông Đức Mạnh … có nggười tình là Nguyễn thị Xuân … mà lại giết người tình, ném con cho người khác nuôi … nói láo là lo việc nước mà không có vợ và không hề nghĩ đến chuyện gái trai, còn khuyên Bộ đội không nên bắt chước bác Hồ` hút thuốc và không có vợ … thì quá xấu hổ và cái tội rất lớn như việc ông Hồ đã gài bẩy để giết những nhà cách mạng yêu nưóc có thực tài như Lý Đông A, Huỳnh phú Sổ … làm cho hơn triệu người vô tội bị tàn sát hàng chục triệu người tàn phế,
    làm cho toàn dân đói khổ đất nước nát tan tuột hậu . Trong thực tế ông Vũ có dư tài đức để làm bộ trrưởng văn hóa , lẽ ra ông Vũ nên ứng cử làm Thủ tướng hay chủ tịch nước mới phải , muốn biết đúng sai hãy để cho ông Vũ và những người ở các chức vụ đó tranh luận công khai trước công chúng chứ sao lại, chức sao Quý Thanh lại kết tội ông Vũ là người nói tốt về mình mà không trách Bác Hồ đã viết sách để tự đánh bóng mình mà lại quá gian ác quá thủ đoạn và đã sai lầm chọn cái CNCS để theo và đạt cái gông ấy lên đầu dân Việt !
    Anh Quý Thanh viết: “Người anh hùng thời đại phảo có trí tuệ, trái tim, tầm vóc văn hóa, kỹ năng dối thoại với thế giới ” Cứ cho đây là đúng thì ông Vũ là người hội đủ những điều đó , Khả năng đó ông Vũ, ông Châu hơn hẳn ông Dũng, ông Mạnh, ông Triết, ông Trọng, ông Sang v.v. Trong thực tế những ông đó chưa đáng làm học trò của ông Vũ ông Châu sao ông Quý Thanh không nói tới sự thật đó lại hưóng dẫn công luận hiểu sai lầm về ông Vũ và ông Châu ?

  4. quốc trượng says:

    Baó công anND nói về Cù Huy Hà Vũ và GS Ngô Bảo Châu ,đọc qua cũng thấy sặc mùi liêm sỉ ! Vậy hỏi Nguyễn thanh NGHỊ CON TT nguyễn tấn dũng tài cán gì ?..Học vị thì có nhưng dốt nát thì nhiều mà làm hiệu phó trương DHXD thành phố HCM mới vào đảng tài năng công cán gì?.. mà cấu tạo vào BCHTW đảng CSVN phải chăng vào được là nhờ cái quyền uy của ông bố hòn đất cất lên ông BỤT ai tin ai phục.??.Còn nguyễn xuân anh con ông chi UVBCT-chủ nhiệm ủy ban KTW,là nhà báo dốt đặc cán mai,vào đảng mới được 5 năm mà ccungx cấu tạo vào BCHTƯ mà sao bộ CT và BCHTW không biết xấu HỔ nhỉ đó là chưa kể những thành phần nịnh bợ khácvàcon cháu của người có chức quyền.họ tạo nên một bộ máy cường quyền lấy họ hàng hang hốc,con ông cháu cha làm gốc thì làm SAO có nhà nước phồn vinh thịnh phượng và phát triển!! Suy đồi lụn bại là chắc !Người DÂN đã nhìn thấy quá rõ của ngày tàn xắp đến ,mặc dù dân chẳng ai thích đảo chính và chiến tranh nhưng buộc phải làm để giải phóng ách nô lệ nhiều năm qua phải chịu nhục,tức nước thì phải vỡ bờ.Có áp bức ắt phải có đấu tranh.Lúc đó những người gây ra tội ác có chiu lủi đi đâu cũng khó mà thoát tội!!..

    • NTL says:

      1-
      LIÊM SỈ = good, OK

      Vậy “mùi liêm sỉ” cũng good, OK. Còn “sặc mùi liêm sỉ” thì chắc là very good.

      Chắc QT định nói là báo CAND “sặc mùi vô liêm sỉ”(?!)

      2-
      Theo tôi vụ Nguyễn thanh NGHỊ được “cấu tạo (cơ cấu?) vào BCHTW đảng CSVN ” hại nhiều hơn lợi., như là “Cao Biền dậy non”.

      • NTL says:

        Viết lại cho rõ:

        hại nhiều hơn lợi = hại cho Nghị nhiều hơn lợi

  5. vuxuanmoïse says:

    Đúng……đúng…. ý rất ….tuyệt….. . Nhửng ông đảng Cọng Sản VN….khôn….!!!! lắm…,biết dùng Thần ….???? tượng để ….được….????…..quá…..KHÔN……………….

  6. Đối với những tên trong BỘ TRÍNH CHỊ chúng bỏ qua cho nhau để ăn có với nhau trong các vụ VINASHIN làm mất đi tiền tỷ đô la hay thất thóat hàng tỉ đô la tiền công quỹ

    nhưng với 1 BÀI VIẾT làm LUNG LAY cái ghế quyền lực nhờ vào GHẾ NÀY chúng hốt bạc tỷ đô la xây biệt thự mua xe sịn, gởi các cậu ấm đỏ du học về nối nghiệp các cụ THÌ KẺ PHÁT NGÔN hay TRANH LUẬN sẽ chết dí mất thôi !

  7. Ngô Bảo Châu còn phải sống nhiều, học hỏi ở thực tế xã hội nhiều, phải lảm giàu thêm, tích luỹ thêm kinh nghiệm sống ở đời… thì mới bằng Ts. Cù được. Có thể nói Gs. Ngô bắt đầu nếm đòn của bè lũ tiểu nhân VC rồi đấy.

  8. Buipham says:

    Một ván bài chính trị đã được sắp xếp sẵn .Một hình thức tranh giành quyền bính bị đi quá trớn đã làm giảm uy tín của Đảng .Hiện nay Bộ chính trị đang cố gắng tìm cách giàn xếp cho ổn thỏa. ……
    Nhờ đó chúng ta mới có dịp đọc được một bài báo phê bình hết sức nhẹ nhàng mang nặng tính thuyết phục hơn kết tội được phát đi từ một tờ báo Công An ….!!!
    Chúng ta hãy chờ xem những tiết mục hấp dẫn đấu đá trong Bộ chính Trị Đảng sẽ xảy ra trong thời gian sắp tới …..

  9. Lam Dong says:

    Bao Le phai moi ra don phan kich , dau muon nhung go phan nao danh du.
    Ky nay CSVN dau hon hoan . GS Ngo Bao Chau duoc ren luyen duoi mai truong XHCN , duoc CS nang bi , Chao don ca nuoc, Thu tuong, Chu tich nuoc tiep don long trong , cho nha ,cho chuc vi , the ma lai phan don ,to nguoc va dam noi len su that phu phang . Troi hoi, troi oi !!! Con tin ai nua day ,nhat la dam Viet kieu bo sua nuoc ngoai.
    (BBT: Mời ông bà tải phần mềm gõ tiếng Việt theo đường dẫn dưới đây)
    http://www.vps.org/rubrique.php3?id_rubrique=22

  10. Võ Hưng Thanh says:

    MỘT ĐIỀU BẤT NGỜ TRONG BÀI VIẾT
    CỦA TÁC GIÀ QUÝ THANH (CAND)

    Thú thật hôm nay khi đọc bài viết của tác giả Quý Thanh (CAND) như trên, tôi cảm thấy khá bất ngờ và thú vị. Tất nhiên tôi hoàn toàn không có ý kiến gì về tất cả các nội dung bình phẩm khác của tác giả, bởi đây là một điều hết sức tế nhị, vả lại tôi cũng coi đó như là quyền tự do được nêu lên một cách riêng tư, thẳng thắng về mọi suy nghĩ của mình, nếu quả đúng chính mình quan niệm như thế đối với ông Quý Thanh. Riêng về phần tôi, tôi chỉ chú ý đến mấy điểm muốn nêu ra sau đây trong bài viết của tác giả Quý Thanh để mọi người xem xét :

    1/ Vũ kiên quyết giữ căn nhà 24 Điện Biên Phủ, Hà Nội như một tài sản cá nhân thay vì chấp nhận để Nhà nước xây dựng một phần thành Bảo tàng Xuân Diệu, một công trình mang tính cộng đồng.

    2/ Trong bối cảnh hiện tại, GS là biểu tượng về mặt trí thông minh cho một dân tộc.

    3/ Phải sống trên chính đất nước của mình, thấu hiểu từng niềm vui, nỗi buồn, từng thành công, khổ cực của con người mới hiểu phần nào thực tại đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ.

    4/ Việt Nam rất cần những anh hùng […]. Cả thế giới đang bước vào thời kỳ mà trí thức quyết định phần lớn những tiến bộ trong xã hội. Người anh hùng của hiện tại trước hết phải là những người có trí tuệ, có trái tim, có tầm vóc văn hóa và kỹ năng đối thoại với thế giới. Trong bối cảnh đất nước đang phải đối mặt với nhiều vấn đề mang tính chất thời đại như biến đổi khí hậu, suy thoái kinh tế, khủng hoảng văn hóa thì khả năng hành động của những con người như vậy chính là chìa khóa để vươn lên.

    Theo tôi, những lời nói trên của ông Quý Thanh quả rất đáng đồng tiền bát gạo trong các suy nghĩ riêng tư của ông. Tuy nhiên, tôi không biết thực chất của sự việc đầu tiên được nêu ra về việc ông Vũ quyết giữ căn nhà 24 Điện Biên Phủ của ông không cho nhà nước làm bảo tàng Xuân Diệu là như thế nào. Nhưng theo ý riêng tôi, sự nghiệp văn chương của nhà thơ Xuân Diệu quả thật chưa tương xứng lắm để người ta lập một bảo tàng kiểu như vậy. Xuân Diệu không xứng là một nhà thơ lớn trong ý hướng mà ông Quý Thanh nói. Không biết ông Vũ có suy nghĩ như vậy không mà ông đã không đồng ý hay vì lý do nào đó khác, vậy điều này phải chờ chính bản thân ông Vũ thanh minh mới có thể hiểu ra được các tính cách khách quan, đầy đủ được.

    Còn các phần trích dẫn khác trong bài viết, tôi hoàn toàn đồng ý với tác giả Quý Thanh. Tôi chỉ mong các suy nghĩ như thế của ông Quý Thanh cũng sẽ phải là sự suy nghĩ của mọi người, kể cả của nhà nước trong hiện nay. Tức ý nghĩa chính hiện nay là vấn đề trí tuệ đương đại, mà không phảỉ là những nội dung kiểu ý thức hệ đã quá lỗi thời của các thời kỳ lịch sử trước đây, và nay chúng cũng lại càng không đúng với các thực tế khách quan đang có nữa. Do đó, khi được đọc một bài viết trên một bài báo của tờ báo chính thức của nhà nước, là tờ Công an nhân dân, mà thấy có các suy nghĩ sâu sắc, thực tế như ông Quý Thanh đã phát biểu, thì quả tôi cũng hết sức bất ngờ, ngạc nhiên, và cũng mong từ đây về sau, trên các báo trong nước của VN, cũng sẽ thường có những bài phát biểu tương đối có ý thức riêng và có tinh thần suy nghĩ, tư duy độc lập, có chiều sâu, thật khác hẳn với những cách viết theo kiểu công thức, tầm thường, giống như mọi bài báo khác từ xưa nay luôn luôn có mà mọi người đều vẫn thấy.

    VHT

Leave a Reply to Buipham