WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tính ưa khoe khoang và khoác lác của người Việt chúng ta

Từ đứa nhỏ khoe cái áo mới đến người lớn khoe có cái nhà đẹp, cái xe đắt tiền bản chất không khác nhau (thích được khen). Người Việt chúng ta có rất nhiều thứ để khoe (quần áo, xe cộ, nhà cửa, tiền của, gia thế, địa vị, con cái…)

Về khoe quần áo, một bữa tiệc cưới gây ấn tượng mạnh cho tôi mãi đến bây giờ. Bàn tôi có 10 người gồm 5 bà, 2 đứa bé một Việt, một Mỹ với mẹ em và tôi. Ăn chưa hết món thứ nhất thì bà mặc áo dài xanh đứng lên bỏ đi, lúc sau bà ta mặc váy đỏ, sơ – mi đỏ rực rỡ, cổ đeo giây chuyền vàng to bản vàng khè nhí nhảnh đi vào. Bốn bà kia thấy thế lần lượt từng bà đứng lên, bàn ăn lại có 4 bộ quần áo mới xanh xanh, đỏ đỏ. Nhưng chưa hết, ăn xong chừng 3 món hai bà ngồi giữa đứng lên, ba bà nữa đứng lên, làm bàn ăn bỏ trống một nửa. Lúc sau bàn chúng tôi có 5 bộ quần áo mới nữa vàng vàng, xanh xanh, đỏ đỏ; vàng đeo đầy cổ, đeo cả ở 2 tay, 2 chân.

Em bé Mỹ ngồi bên tôi trố mắt ra nhìn, bé hỏi tôi:

- Sao các bà thay đồ hoài vậy?

May lúc ấy ông thợ ảnh đến, tôi nói tránh đi:

Các bà ấy thay đồ để chụp ảnh.  Người Việt Nam thích chụp ảnh!

Tôi còn được nghe nói có những bữa tiệc chẳng những các bà mà cả các ông cũng đi thay bộ mã tới 2, 3 lần.

Có lẽ trên thế giới không có người nước nào có lối sống kỳ lạ như vậy. Tại chúng ta mang nhiều mặc cảm đói rách chăng? Có thể thế, cộng thêm tính khoe khoang sẵn có.

Người có tiền thì mua, người không có tiền đi thuê ở mấy tiệm đồ cưới, nhưng cũng có những người dám tới mấy tiệm bán quần áo, nữ trang sang trọng của người Mỹ mua về mặc đi ăn đám cưới sau đó đem trả lại lấy tiền về. Lối mua bán kém lương thiện như thế ở đâu cũng thấy nói tới.

Chúng ta có nhiều cái khoe, trong các cuộc gặp gỡ, họp mặt, người ta hay tự giới thiệu tôi là Kỹ sư A. và đây, vợ tôi Tiến sĩ M. Ngoài giới thiệu bản thân người ta còn tìm cách để có dịp nào đó trong câu chuyện khoe về gia thế, dòng dõi qúi phái của mình, khoe cái xe Cadillac, Mercedes mới mua hay khoe cái nhà ở trên đồi, trên núi.

Khoe trong chỗ bạn bè quen biết chưa đủ, đôi khi người ta còn viết báo, làm thơ khoe vợ (hay chồng ) trước đây nắm chức vụ gì ở Việt Nam, con cái mấy người có bằng bác sĩ, kỹ sư… để bà con xa gần đều biết.

Trong một cuộc hội nghị văn chương có tính cách quốc tế nọ, vị đại biểu Việt Nam thay vì trình bày những vấn đề liên hệ lại tự “giới thiệu” trước đây mình làm gì, sau năm 1975 sang Mỹ học đậu Bachelor rồi đậu tới cả Master. Ông ta quên rằng trong giới văn, thi sĩ người ta không để ý đến bằng cấp mà chú trọng vào tài năng thực sự. Thi hào Nguyễn Du chỉ có bằng Tú Tài, văn hào Anatole France nước Pháp rớt Tú Tài, thi sĩ Tản Đà Việt Nam hình như không có cái bằng nào cả.

Tính khoe khoang của chúng ta thật quá đáng.

Việc khoe khoang cái mình có đã xấu, đã kỳ nhiều người đi xa hơn khoe khoang những cái mình không có để người khác khen hoặc phục nể. Đó là nói khoác, nói không đúng sự thật.

Thời nào và ở đâu chẳng có người nói khoác nhưng ngày xưa người ta nói khoác (nói phét) không hẳn để khoe hão về mình mà nói làm cho người khác ngạc nhiên, nói cho vui nên nói khoác mà có khi vẫn để cho người ta biết mình nói khoác. Mời độc giả đọc bài thơ do Cụ Ôn Như Nguyễn văn Ngọc sưu tập đăng trong Nam Thi Hợp Tuyển (Nhà xuất bản Bốn Phương tái bản, trang 85) để hiểu người xưa nói khoác:

Anh Nói Khoác
Ta con ông Cống, cháu ông Nghè,
Nói có trên trời dưới đất nghe.
Sức khoẻ Hạng Vương cho một búng,
Cờ cao Đế Thích chấp đôi xe.
Nhảy ùm xuống biển lôi tàu lại,
Chạy tốc lên non bắt cọp về.
Độ nọ vào chơi trong nội phủ,
Ba ngàn công chúa phải lòng mê.

Vô Danh

Đọc bài thơ trên chúng ta thấy tức cười, biết là nói khoác nhưng đọc cho vui, đọc để giải trí. Tuy nhiên chẳng ai ưa người chuyên môn nói khoác. Câu chuyện xưa kể đại khái một ông nói khoác khoe mới trông thấy trái bí to bằng cái nong phơi lúa (đường kính độ 2 mét hay 6 feet ). Ông ngồi bên thấy thế nói:

Bác nói trái bí to bằng cái nong đâu có lớn lắm, hôm trước tôi thấy một cái chảo to bằng cái đình làng mới khiếp chứ!

Ông nói khoác hỏi:

Bác nói phét rồi, người ta đúc cái chảo quá to như thế để làm gì chứ?

- Ấy, để nấu trái bí của bác!

Ngày nay bản chất của nói khoác thay đổi, danh xưng cũng thay đổi, số người nói khoác tăng lên gấp bội có lẽ do cuộc chiến tàn khốc và kéo dài vừa qua làm xã hội xáo trộn, luân lý đạo đức suy đồi, lòng người đảo điên theo. Người ta nói khoác không phải để vui chơi, đùa giởn như xưa mà nói khoác để lòe người khác, để đề cao mình và nói khoác quá nên kêu là “nổ”. Nổ như đại bác, nổ như kho đạn nổ.

Những năm trước Việt kiều về thăm quê ăn mặc se sua, tay cầm chai nước, vàng đeo đầy người hỏi ra nếu không là bác sĩ thì cũng kỹ sư, luật sư, chức vụ dở lắm cũng giám đốc (manager), tổng giám đốc.  Đàn ông nếu trước kia đi lính thì nói khoác là sĩ quan, quan cấp úy thì nói là quan cấp tá. Các bà bà nào cũng bà úy, bà tá hoặc giám đốc nhà xuất cảng nọ, nhà nhập cảng kia.

Nơi nào càng nhiều người Việt thì bệnh nổ càng nhiều, nhiều nhất ở Mỹ. Ở Mỹ nhiều nhất ở California thứ đến Houston, Dallas… . Nhiều người thích khoe khoang, khoác lác đến nỗi năm nào cũng về nước một lần để làm Việt kiều, để có dịp nói khoác, dù thân nhân sống hết ở Mỹ.

Căn bệnh này không phải chỉ người Việt ở nước ngoài mắc phải, trong nước từ Nam chí Bắc đều mắc cả. Đối với chính quyền thì sự khoác lác được nâng lên thành chính sách, đó là tuyên truyền dối trá để lừa gạt nhân dân.

Ít lâu nay cánh Việt kiều về nước bớt nổ vì đồng bào trong nước qua thân nhân, bạn bè (ở nước ngoài) dần dần biết rõ đời sống Việt kiều lam lũ vất vả, tằn tiện dè sẻn từng xu (cent), thức dậy từ 2 giờ sáng xếp hàng tranh mua đồ bán seo (sale) hay lượn vòng cuối tuần mua hàng garare sale! Tất nhiên không phải ai cũng đi mua như thế, vả lại mua như thế không phải là xấu. Xấu ở chỗ hay khoác lác để biểu lộ sự giàu có, sang trọng hơn người nhưng thực chất không khá giả gì.

Chúng ta sống không thiết thực, chúng ta sống nông nổi.

3 Phản hồi cho “Tính ưa khoe khoang và khoác lác của người Việt chúng ta”

  1. nvtncs says:

    Người Việt nào khoe là vì họ thiếu tự tin và trong thâm tâm, tự ti.

    Cũng nên thông cảm cho họ, người dân một nước tiểu nhược, xuốt lịch sử bị đô hộ, hoặc nội chiến.

    Người có học thức thường thường nhã nhặn, khiêm tốn và kín đáo về cá nhân mình.

    Phải nói rằng bệnh khoe không là bệnh riêng của người Việt mà là bệnh của nhân loại.
    —————————
    The Fields Medal and Millennium Prize

    In May 2006, a committee of nine mathematicians voted to award Perelman a Fields Medal for his work on the Poincaré conjecture.[13] The Fields Medal is the highest award in mathematics; two to four medals are awarded every four years.

    Sir John Ball, president of the International Mathematical Union, approached Perelman in Saint Petersburg in June 2006 to persuade him to accept the prize. After 10 hours of persuasion over two days, Ball gave up. Two weeks later, Perelman summed up the conversation as follows: “He proposed to me three alternatives: accept and come; accept and don’t come, and we will send you the medal later; third, I don’t accept the prize. From the very beginning, I told him I have chosen the third one… [the prize] was completely irrelevant for me. Everybody understood that if the proof is correct, then no other recognition is needed.”[13] “‘I’m not interested in money or fame,’ he is quoted to have said at the time. ‘I don’t want to be on display like an animal in a zoo. I’m not a hero of mathematics. I’m not even that successful; that is why I don’t want to have everybody looking at me.’”[23]

    On 22 August 2006, Perelman was publicly offered the medal at the International Congress of Mathematicians in Madrid “for his contributions to geometry and his revolutionary insights into the analytical and geometric structure of the Ricci flow.”[24] He did not attend the ceremony, and declined to accept the medal, making him the first person to decline this prestigious prize.[25][26]

    He had previously turned down a prestigious prize from the European Mathematical Society,[26] allegedly saying that he felt the prize committee was unqualified to assess his work, even positively.[22]

    On 18 March 2010, Perelman was awarded a Millennium Prize for solving the problem.[27] On June 8, 2010, he did not attend a ceremony in his honor at the Institut Océanographique, Paris to accept his $1 million prize.[28] According to Interfax, Perelman refused to accept the Millennium prize in July 2010. He considered the decision of Clay Institute unfair for not sharing the prize with Richard Hamilton,[4] and stated that “the main reason is my disagreement with the organized mathematical community. I don’t like their decisions, I consider them unjust.”[5]

    Terence Tao spoke about Perelman’s work on the Poincaré Conjecture during the 2006 Fields Medal Event:[29]
    “ They [the Millennium Prize Problems] are like these huge cliff walls, with no obvious hand holds. I have no idea how to get to the top. [Perelman's proof of the Poincaré Conjecture] is a fantastic achievement, the most deserving of all of us here in my opinion. Most of the time in mathematics you look at something that’s already been done, take a problem and focus on that. But here, the sheer number of breakthroughs…well it’s amazing. ”

    Perelman’s proof was rated one of the top cited articles in Math-Physics in 2008.[30]
    [edit] Withdrawal from mathematics

    As of the spring of 2003, Perelman no longer worked at the Steklov Institute.[9] His friends are said to have stated that he currently finds mathematics a painful topic to discuss; some even say that he has abandoned mathematics entirely.[31] According to a 2006 interview, Perelman was then unemployed, living with his mother in Saint Petersburg.[9]

    Perelman is quoted in an article in The New Yorker saying that he is disappointed with the ethical standards of the field of mathematics. The article implies that Perelman refers particularly to the efforts of Fields medalist Shing-Tung Yau to downplay Perelman’s role in the proof and play up the work of Cao and Zhu. Perelman added, “I can’t say I’m outraged. Other people do worse. Of course, there are many mathematicians who are more or less honest. But almost all of them are conformists. They are more or less honest, but they tolerate those who are not honest.”[13] He has also said that “It is not people who break ethical standards who are regarded as aliens. It is people like me who are isolated.”[13]

    This, combined with the possibility of being awarded a Fields medal, led him to quit professional mathematics. He has said that “As long as I was not conspicuous, I had a choice. Either to make some ugly thing or, if I didn’t do this kind of thing, to be treated as a pet. Now, when I become a very conspicuous person, I cannot stay a pet and say nothing. That is why I had to quit.” (The New Yorker authors explained Perelman’s reference to “some ugly thing” as “a fuss” on Perelman’s part about the ethical breaches he perceived).[32]
    [edit]

  2. Vũ Duy Giang says:

    Bài viết đúng về cách sống”nổ”của VK Mỹ,mà có thể bắt nguồn từ thói quen”rởm”của cô Dâu phải thay áo nhiều lần(để tỏ ra là giầu có nhiều áo?!)trong lể cưới,rồi tới hội hè thì những người đóng vai 2″anh thư” và cận thần cũng phải”khăn đóng,áo dài”(và các”Rể” thì “mũ Dù,áo rằng ri”!)khi lên sân khấu,sau đó thì vội thay áo đẹp khác để”quay phim,chụp hình”,hay rống lên hát!Các thành viên hội chuyên gia(của Vịt Tiềm)chỉ thích gọi nhau bằng BS,kỹ sư!Các cô dược sĩ ở Saigon trước 1975 đều được bố mẹ bắt phải lấy BS!Mà dù không phải DS cũng vậy!Vì vậy khi Mỹ”trắng”đọc thống kê Mỹ cho biết trong 5 VK Mỹ tốt nghiệp đại học,có tới 3 BS,thì người này hỏi là”bộ gia đình VK ốm yếu lắm sao,mà cần nhiều BS vậy?!”Cũng như thời Pháp thuộc,Tây nói rằng”Trong đầu bất cứ người An Nam Mít cũng có 1 ông Quan nằm ngủ”(vì họ mê”làm quan,cả họ được nhờ”),thì bây giờ lại là quan BS không nằm ngủ trên giường,mà từ trong đầu!Ngoài ra,muốn viết chuyện VK mặc”Áo gấm về làng”VN thì phải có thư viện thật lớn mới chứa hết được! Bài viết này xứng đáng được đặt tên là “the ugly VK”,vì KHÔNG phải người Việt nào cũng”ưa khoe khoang và khoác lác”,dù chúng ta đều dòng giõi người VN!

  3. Tại sao tất cả các cửa hàng quần áo kích thước cộng với mục tiêu người Mỹ gốc Phi? Có rất nhiều người trắng thừa cân quá …. Nó giống như họ nhắm mục tiêu tất cả các quảng cáo của họ tại blacks.Just bởi vì một người nào đó "cộng với kích thước" không có nghĩa họ đang thừa cân. Từ kích thước 10 được coi là cộng với kích thước, nhưng kích thước 12 là kích thước hoàn hảo cho một người phụ nữ "5'3. Society chỉ là wack.

Leave a Reply to nvtncs