WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tính đua đòi, hợm hĩnh ở một số người Việt

Một số khá đông người Việt chúng ta có lối sống phù phiếm là hay đua đòi, bắt chước. Thấy người khác có ta cũng phải có, mà phải có nhiều hơn, đẹp hơn mới bảnh. Xét qua các câu tục ngữ: “Con gà hơn nhau tiếng gáy” hay “Có ăn có chọi mới gọi là trâu” chứng tỏ tính đua đòi đã ăn sâu vào tâm khảm người Việt chúng ta từ lâu. Hàng xóm xây 3 gian nhà ngói ta cũng cố nhịn ăn nhịn mặc, vay mượn mà làm, làm 5 gian cho lớn hơn. Ngày xưa người ta mua nhiêu, mua hội, mua tổng, mua lý để được hơn thiên hạ. “Miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp”, như vậy mới cảm thấy vẻ vang, hãnh diện dù phải bán nhà cửa, ruộng vườn, có khi bán cả vợ cả con để có tiền mua chức tước và khao dân làng ăn uống linh đình.

Trong đời sống văn minh ngày nay đầu óc chúng ta hình như không những không thay đổi mà còn nặng nề hơn, phù phiếm hơn dù đang sống ở những quốc gia có nền văn hoá cao. Đàn bà thì đua đòi cái váy, cái áo; đàn ông cái cravate (tie ), bộ veste (suit ) nhà cửa, xe cộ…

Đặc biệt trong việc cưới xin, cách nay vài chục năm đám cưới nào mời trên 200 khách ăn đã được coi là khá lớn. Bây giờ con số ấy bị coi là nhỏ, bị chê cười. Những đám cưới thông thường thời nay khoảng 4 hay 500 người ăn, có những đám 7, 8 trăm quan khách. Sao người ta mời nhiều thế? Đơn giản là khoe khoang đua đòi để lấy tiếng, thứ đến quà mừng bây giờ không bằng vật kỷ niệm như trước mà bằng tiền, tổ chức lớn có thiệt gì đâu mà lại được tiếng. Nên hễ quen ai thì mời hết, từ ông bác sĩ gia đình, ông thợ sửa xe, bà bán nữ trang, thợ làm tóc, thợ trang điểm cô dâu… đều được mời tới cùng với bà con, bạn bè, quen biết từ gần đến xa. Những người làm ăn bấm bụng đi vì không đi sợ mất khách; những người quen biết cố gắng đi, dù chẳng vui vẻ gì, để mai mốt cưới con mình sẽ mời bắt trả nợ!

Báo chí cách nay hơn một năm đăng tin con gái của đương kim Tổng thống George w. Bush, cô Jenna, làm lễ cưới vào ngày 10 tháng 5 -2008 với số thực khách là 200 gồm bà con, bạn bè thân thiết. Sao đám cưới của con gái một ông Tổng Thống mà tổ chức nhỏ thế? Chẳng lẽ Tổng Thống của một cường quốc giàu mạnh nhất thế giới không có được vài trăm bạn bè thân thuộc? Chẳng lẽ gia dình ông không giàu sang, không “bảnh” bằng những gia đình người Việt?

Chúng ta thích phô trương hay còn vì lý do nào khác nữa?

Có lẽ lệ mừng tiền bây giờ gây nên sự lợi dụng, người ta mời thật nhiều để lấy lời. Mới đến cửa nhà hàng đã thấy cái bàn “nhận tiền mừng” đặt ngay lối vào như nhắc nhở, như đòi nợ. Việt kiều ở ngoại quốc thì thế, ở trong nước tình trạng lợi dụng đi đến chỗ tồi tệ hơn. Người ta cho khách ăn qua loa để „có lời” nên khi đi ăn cưới nhiều người mang theo 2, 3 loại phong bì: cỗ bàn tử tế mừng nhiều, bày biện qua loa để lợi dụng thì đưa phong bì ít tiền thôi (vỏ quít dày có móng tay nhọn).

Ý nghĩa tốt đẹp của bữa tiệc vui không còn nữa.

Trái với chúng ta, người Mỹ tổ chức đám cưới rất trang trọng ở nhà thờ hay ở nhà, sau đó là buổi tiệc nhẹ mục đích để gia đình hai bên và bạn bè chung vui, chúc mừng, tặng quà kỷ niệm cho cô dâu, chú rể – ít khi tặng tiền – giống như tổ chức cưới hỏi của chúng ta xưa kia.

Một tính tiêu cực khác chúng ta cũng thấy khá phổ biến là tính kênh kiệu, hợm hĩnh.

Nguyên nghĩa của kênh là lệch, không thăng bằng, kiệu là nâng lên cao. Kênh kiệu là làm cao, làm phách. Hợm là lên mặt, làm bộ như hợm của (lên mặt vì giàu), hợm người (cậy đông con hay có thân nhân quyền thế). Người ta hay dùng chữ “hĩnh” sau chữ hợm – hợm hĩnh – để cho nghĩa mạnh hơn và cũng mang ý nghĩa kỳ quặc, khó thương.

Chẳng ai ưa người kênh kiệu, hợm hĩnh nhưng lại có nhiều người mắc phải. Bạn bè đang chơi thân với nhau nhưng được lên chức hay trở nên giàu có tức thì xa lánh, quên đi người bạn cũ. Ông Trung úy hàng xóm của tôi ở Sai Gòn có người bạn học rất thân, động viên cùng khoá vào trường sĩ quan Thủ Đức. Khi ra trường hàng tuần vẫn lại chơi với nhau. Bẵng đi thời gian vắng bóng, tôi hỏi mới biết bạn ông ta từ ngày được đeo lon Đại úy đã sớm giã từ tình “huynh đệ chi binh”.

Những người giàu có hay có chức có quyền thường lên mặt khinh khi, hách dịch với người nghèo hay cấp dưới, nhất là 1 số những nhà gốc quan lại, vua chúa dù có những người trong số họ tư cách tầm thường, tài năng không có mà cũng xử sự như vậy.

Ngày nay ở trong nước tính hợm hĩnh, kênh kiệu không chỉ mang tính cá nhân mà còn mang tính Đảng, tính cơ quan.

Tôi không nói sai sự thật. Đất nước chúng ta hiện có 2 giai cấp được ghi rõ ràng trên giấy trắng mực đen trong hiến pháp của nước CHXHCNVN: Giai cấp Đảng và giai cấp nhân dân.

Giai cấp Đảng là giai cấp ưu tú, giai cấp nhân dân thì không ưu tú, tức giai cấp thấp hèn! Có lẽ kể từ ngày lập quốc đến giờ dân tộc chúng ta mới bị phân cách bằng giai cấp và khoảng hơn 80 triệu con người bị kỳ thị trong việc làm, bị ngăn cản, tước đoạt quyền công dân như ứng cử, bàu cử… Tóm lại cái giai cấp không ưu tú ấy bị coi khinh, bị miệt thị, không có một chút quyền hành gì về đất nước của mình và ngay cả cái vận mệnh của mình cũng bị người khác định đoạt!

Về tính cơ quan, những nhân viên được cử đi công tác phải đi bằng “xe con” chứ không đi bằng xe đò hay taxi. Đi như thế cơ quan đối tác sẽ coi thường không tiếp, không thể làm việc được! (ngày xưa thì phải hút thuốc ngoại có đầu lọc hay có cán). Cũng tình đồng chí đấy nhưng đồng chí cấp dưới vẫn phải một câu thưa anh, hai câu thưa anh hay thưa Đồng chí Giám Đốc, thưa Đồng chí Tổng Giám Đốc!

Trong hôn nhân bây giờ người ta coi trọng „môn đăng hộ đối” gấp ngàn lần đời xưa. Con cái đảng viên chê con cái dân vì không cùng một “giai cấp ưu tú”, không có quyền thế để nhờ vả. Trong “giai cấp đảng viên ưu tú” lại có nhiều đẳng cấp và thông thường việc kết hôn dựa vào bề thế của hai gia đình.

Những người Việt bỏ hết tài sản, cha mẹ, ông bà ra nước ngoài sinh sống nhưng lại quên không bỏ lại cái tính hợm hĩnh, kênh kiệu ở bên Việt Nam. Cùng bán sống bán chết vượt biên, ở đảo ăn cơm hẩm cá mắm với nhau nhưng người được sang trước gặp người sang sau vờ quên, tránh mặt, chào không thèm trả lời . Người ta bảo người sang trước có quyền khinh người sang sau! Không biết cái quyền này đã được đem ghi vào Hiến Pháp nước Mỹ chưa?!

Chưa đủ, nhiều người may mắn có chút bằng cấp hay cửa hàng cửa họ khá giả thì muốn lấp liếm ngay cái quá khứ nghèo hèn của mình ngày xưa bằng cách xa lánh, phủ nhận tất cả những người quen mục đích làm như họ vốn gốc giàu có, sang trọng để rồi lên mặt kênh kiệu với những người khác.

Thành phố tôi đang sống có cái chợ nhỏ bán hàng thực phẩm Á châu do một người Việt làm chủ. Cả kích thước lẫn hàng hoá chỉ bằng 1 phần 10, 1 phần 20 những chợ thực phẩn bản xứ nhưng ông bà chủ mặt lúc nào cũng kênh kênh, cô thu ngân (cashier) người nhà lạnh như băng cả mấy năm tôi chưa thấy môi cô nở một nụ cười. Có lần tôi dẫn người bạn Mỹ vào chợ, sau khi tính tiền xong ra cửa anh ta hỏi tôi: “Sao cô ấy lạnh lùng thế?”

Đầu óc chúng ta nhỏ quá, thiển cận quá, một ngôi chợ nhỏ đáng gì so với người ta mà đã hợm hĩnh. Những gia đình nhà Wall Mart, Mc Donald… có hàng ngàn cửa hàng trên khắp thế giới, giàu bạc tỉ người ta vẫn quí trọng khách hàng, lấy đó làm nguyên tắc, huấn luyện và bắt nhân viên phải tuân theo. Vào những cửa hàng của người Mỹ, dù nhỏ dù lớn, ở đâu nhân viên bán hàng cũng lịch sự tiếp đón khách đến và đi bằng những câu chào hỏi dù chúng ta có mua hàng của họ hay không.

Ngôi chợ của ông bà chủ này mở mười mấy năm không phát triển được vì người mua ngại tới. Cách nay vài tháng một ngôi chợ thực phẩm Á châu mới được mở ra, mọi người tới đó mua vì được tiếp đón tử tế. Ông bà chủ và cô thu ngân đã đổi thái độ nhưng bà con hình như chưa quên vẻ mặt lạnh lùng, kênh kiệu của họ để quay trở lại ngôi chợ cũ. Không biết sự kinh doanh của họ còn tồn tại được lâu không.

Âm bản của tính kênh kiệu, hợm hĩnh là mặc cảm tự ti. Người kênh kiệu nhiều thì tự ti càng nhiều vì nghĩ người khác cũng như mình (hay kiêu kỳ, lên mặt ) nên thấy ai hơn mình là lảng đi rồi tìm cách bôi lọ, nói xấu .

Người xưa hơn chúng ta nhiều về đức tính và cách xử thế.

Cụ Nguyễn Khuyến, một bậc đại khoa – ba lần đậu khôi nguyên -, một thi sĩ nổi tiếng, một vị Tổng Đốc cởi áo từ quan trở về làng cũ sống hoà mình với xóm làng. Đối với những người quyền cao chức trọng thời đó như Hoàng Cao Khải, Phó vương cai trị miền Bắc hay Vũ văn Báo, Tổng đốc Nam Định, cụ nặng lời mạt sát nhưng cụ lại không một chút xa cách, phân biệt với những người cùng đinh, nghèo khó như ông Tư quét chợ, chú mõ Đáo bên làng:

Chú Đáo bên làng lên với tớ,

Ông Tư xóm chợ lại cùng ta.

Người ta kể lại khi đến dự lễ thượng thọ 80 của cụ Nhiêu Chuồi ( nhiêu là một chức nhỏ nhất trong làng ), cụ khấu đầu làm lễ. Thấy thế người ta cản lại, đỡ cụ dậy. Cụ nói: ” Tôi lễ cái tuổi và cái phúc trời ban cho cụ Nhiêu, các ông không thể cản tôi được.” Nói xong cụ lễ 2 lễ.

Lối sống bình dị và đức độ của cụ còn được truyền tụng đến ngày nay.

Phản hồi