WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hãy để máu chúng ta nhuộm đỏ biển Đông

Trận Hải chiến Trường Sa – Gạc Ma xảy ra ngày 14-3-1988 có chín người sống sót sau cuộc thảm sát giữa một bên tay không giữ đảo và một bên là súng máy phòng không 37 ly cùng pháo 105 ly bắn thẳng vào vòng người tay không giữ đảo. Chín người bị bắt, cùng sống, cùng chiến đấu để thể hiện phẩm chất người lính Hải quân Việt Nam suốt 4 năm trại giam quân thù, nhưng sau ngày được trao trả vào năm 1991, đến nay họ mới lại gặp mặt. Thực ra là chỉ tám vì một người đã mất vì ung thư.

Loạt đạn đầu tiên từ súng 37 ly bắn thẳng vào những chiến sĩ Hải quân công binh dầm mình trong nước tay không giữ đảo

Cảm giác tức ngực như thế nào khi đạn 37 ly cắm xuống nước; Dương Văn Dũng và Phạm Văn Nhân vừa bơi vừa cố giữ thăng bằng hai đầu ván cho Trương Văn Hiền bị thương ở ngực, gãy xương sườn, gãy cánh tay trái nằm giữa, không bị lật xuống nước suốt một ngày như thế; những câu chuyện trong nhà tù đấu tranh giằng co với giặc ngay trong từng câu nói, từng thái độ, cương quyết không hút thuốc lá “không đọc được chữ”… đến giờ họ vẫn nhớ như in, tranh nhau kể và cả, ôm nhau khóc!

Trương Văn Hiền hiện ở TP Buôn Ma Thuộc Đắc Lắc; Dương Văn Dũng hiện ở Hòa Xuân, Cẩm Lệ, Đà Nẵng và Lê Minh Thoa hiện là chủ tiệm phở số 5 Tăng Bạt Hổ TP Quy Nhơn

Nhưng không hiểu sao đến sáng ngày khai mạc chỉ còn lại ba người, năm người đã lặng lẽ bỏ về trong đêm, ngay cả tư trang để trong nhà nghỉ Suối Lương cũng không buồn vào lấy. Không ai biết lý do tại sao họ lại bỏ đi. Qua điện thoại, họ chỉ a lô rồi nghe như tiếng khóc.

Có người đoán, hình như họ không chịu được những cảm giác như sang chấn tâm lý mạnh ngày ấy sống trở lại. Lại có người đoán hình như họ cảm thấy “sợ” vì Ban tổ chức không phải là một cơ quan nhà nước chính thống, và cũng không có ai đại diện đơn vị cũ đến cùng họ. Ngày khai mạc, thành phố Đà Nẵng không có đại biểu và ngay cả Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa cũng xin vắng.

Phút mặc niệm 64 anh hùng liệt sĩ đã hy sinh ở đảo Gạc Ma ngày 14-3-1988

Mặc dù vậy, buổi lễ gặp mặt cuộc hội lần thứ nhất của những cựu chiến sĩ Hải quân và thân nhân các liệt sĩ từng tham gia trận Hải chiến Trường Sa, đã diễn ra thật cảm động và sâu lắng. Sau những nghi thức chào hỏi (đại diện chính thức duy nhất của chính quyền là Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi) là chiếu phim “Hải chiến Trường Sa 1988”, trong đó có một đoạn phim tư liệu do Trung Quốc thực hiện mô tả rõ hình ảnh súng 37 ly bắn thẳng vào vòng người tay không giữ đảo ấy.

Có lẽ, cả hội trường, ai cũng đã xem đoạn phim này không dưới chục lần, nhưng đến đoạn những tiếng hô “Tả lơ! Tả lơ!” vang lên và đạn dựng lên những cột nước thì không ai chịu nổi. Đến đoạn thiếu úy Trần Văn Phương, người giữ cờ hô lớn trước khi hy sinh “Thà hy sinh chứ không để mất đảo! Hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ tổ quốc” thì chị vợ anh, chị Mai Thị Hoa bật khóc thành tiếng.

Chị Mai Thị Hoa, vợ liệt sĩ thiếu úy Trần Văn Phương bật khóc khi xem đoạn phim kể chuyện chồng mình hô to khẩu hiệu “Thà hy sinh chứ không để mất đảo. Hãy để máu chúng ta nhuộm đỏ biển Đông chứ cương quyết không để mất đảo”

Câu khẩu hiệu của thiếu úy Trần Văn Phương được Trương Văn Hiền nhớ lại một cách khác, anh bảo lúc đó anh đứng gần chiếc xuồng, cũng là gần chỗ Trần Văn Phương cầm cờ, hình như đó là “Hãy để máu chúng ta nhuộm đỏ biển Đông chứ cương quyết không để mất đảo!”.

Đến lúc giao lưu, khi cựu binh Dương Văn Dũng kể chuyện anh từ mũi tàu, nhảy bổ vào buồng lái thì thấy thuyền trưởng Vũ Phi Trừ người nhuộm đỏ máu nhưng vẫn gượng đứng bảo mọi người nhảy ra khỏi tàu thì con trai anh, chàng trai 25 tuổi Vũ Xuân Khoa bật khóc.

Vũ Xuân Khoa bật khóc khi nghe kể về giây phút cuối của cha mình, thuyền trưởng Vũ Phi Trừ

Anh nghe mẹ và nhiều người khác nữa nói nhiều về cha nhưng đây là lần đầu tiên anh được nghe kể về hình ảnh cuối cùng của cha mình từ chính người đã nhìn thấy cha anh lần cuối, đã tận tay xé áo băng cho cha anh trước khi tàu chìm hẳn.

Đã 23 năm nhưng chúng ta không hiểu tại sao đến giờ họ mới được gặp mặt. Chuyện đâu phải đáng để giấu, kẻ thù vẫn hằng ngày nói về ngày đó như là chiến thắng vinh quang của họ, còn làm phim để giáo dục con cháu họ kia mà?

Trương Minh Hiền kể anh đứng gần chiếc xuồng này...

và chính anh cũng bật khóc khi xem lại cảnh đồng đội mình bị tàn sát, nhớ lại lúc viên đạn xuyên qua cánh tay làm vỡ nát xương cánh tay và vỡ toác một mảng ngực giờ còn sẹo

Vâng, chúng ta thường phong anh hùng cho những người đã diệt được nhiều quân thù, nhưng trong trường hợp này, cả 9 anh, chỉ riêng việc tồn tại thôi họ đã xứng đáng với danh hiệu anh hùng rồi. Chỉ với sự tồn tại thôi, những người thợ mỏ Chile đã được cả thế giới xem như những anh hùng. Sao vậy? Lẽ ra những người giải cứu mới xứng đáng được vinh danh hơn chứ?

Cuộc sống nhiều khi chỉ cần tồn tại thôi, vượt qua sự thử thách khắc nghiệt nào đó cũng đủ cho người sống chúng ta tôn vinh họ với ý nghĩa đầy đủ nhất của danh hiệu anh hùng. Huống hồ, sự hiện diện, sự có mặt của họ đến hôm nay không chỉ là minh chứng cho sự vô nhân bất tín nhất mà còn là sự sống thay cho 64 đồng đội đã hy sinh mất xác ở lòng biển Trường Sa. Thế nhưng, vì nhiều lý do, các anh như muốn được quên đi, không ai được nhắc tới.

Các bạn trẻ thuộc Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa chụp ảnh với các nhân chứng Gạc Ma 1988

Xin nói thêm về Ban tổ chức cuộc gặp mặt lần thứ nhất này, đó là các bạn rất trẻ, tất cả đều trên dưới 20 tuổi tập hợp tự nguyện tại Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa sau rất nhiều năm tìm kiếm, liên lạc với 64 gia đình liệt sĩ, với chín người sống sót, đã kêu gọi đóng và tổ chức cho cuộc gặp mặt này nhưng vẫn thiếu trước hụt sau, thậm chí chút phần quà kèm giấy khen mà Sở Văn hóa Thế thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi tặng các bạn cũng bỏ vào chi phí cũng vẫn cứ không đủ.

Trong phát biểu với những cựu binh Trường Sa, các bạn trẻ đã nói rõ rằng thực tế có những chuyện mà vì nhiều lý do nhà nước làm không được, người lớn cũng không làm được thì chúng cháu xin được làm. Mong các chú các bác ủng hộ…

Bài và ảnh: Hồ Trung Tú
Nguồn: NCTG

9 Phản hồi cho “Hãy để máu chúng ta nhuộm đỏ biển Đông”

  1. nguoi hn says:

    Khi xem lai doan clip, nuoc mat toi da phai nho le ! Rat hieu va cam thong ve su gian kho va hy sinh ma cac chien sy cua chung ta da va dang cong hien cho su tu do cua to quoc ! Su hy sinh cua ho khong mot lan ngay nay duoc dai bao nhac toi !!!! Phai chang vi qua uon hen va so hai ????? Ngay nay bieu thi long yeu nuoc phai xin phep !!!?? Neu khong se bi bat vao tu ,hoac se gay kho de cho cuoc song !!!! O hay , Day la nha nuoc gi ????

  2. NGÀN KHƠI says:

    KHÔNG PHÂN BIỆT MÀU CỜ

    Những người đã ngã xuống
    Vì Hoàng Sa, vì Trường Sa
    Năm Bảy tư, hay năm Tám tám
    Họ thảy đều là những chiến sĩ
    Biết xả thân vì đất nước, quê hương !

    Nên vấn đề nhất thiết
    Không phải chỉ là màu cờ
    Mà điều còn quan trọng ở đây
    Vẫn chính là lãnh thổ quốc gia, dân tộc !

    Cũng không phải, việc chỉ do ai ra lệnh
    Hay ai chỉ huy
    Mà thật sự
    Chính họ cũng đều là những người biết yêu quê hương
    Vinh danh Tổ quốc !

    Vậy không cần phải nghĩ nhiều những vấn đề chính trị
    Khi chỉ cho đó là những việc tầm thường
    Vì họ chỉ biết đến cái cao nhất là quê hương
    Chỉ biết cái thiêng liêng chung là Tổ quốc !

    Bởi chỉ những người nào biết đổ máu cho quê hương
    Họ vẫn luôn luôn là những người chiến sĩ
    Và những người nào biết đổi cả mạng sống của mình
    Để chống lại ngoại thù
    Thì họ vẫn đều luôn là những liệt sĩ !

    Cho nên dù cho họ là ai
    Trong các giai đoạn hay thời kỳ nào của lịch sử
    Vẫn đều là những con dân xứng đáng và hào hùng
    Đâu có thể chỉ lấy một màu cờ để phân biệt sao về lòng yêu nước !

    Họ không thể nào chỉ chấp nhận những sự việc chính trị giản đơn
    Để đo khí phách hay sự can trường của người chiến sĩ
    Bởi người chiến sĩ sống đúng nhất
    Là ý nghĩa của sự quang vinh
    Mà đó không gì ngoài Tổ quốc thiêng liêng cả thảy !

    Vậy nên dù họ là ai
    Mà đã ngã xuống trên chính biên cương
    Hay nơi hải đảo
    Để bảo vệ non sông bờ cõi
    Thì cho dù có dưới màu cờ gì đi nữa
    Họ vẫn cứ là những người chiến sĩ vẽ vang !

    Chỉ một lòng vì đất nước, non sông
    Không phải vì bất kỳ điều gì đó khác.
    Bởi người chiến sĩ
    Thì chỉ biết có non sông, đất nước
    Biết nhân dân và Tổ quốc
    Còn ngoài ra, không cần biết đến cả những người khác là ai !

    NGÀN KHƠI
    (08/9/11)

  3. LeQuocTrinh says:

    Xin phép DanChimViet trích đăng lên đâY một mẩu tin lấy từ báo Diễn Đàn hồi tháng trước:
    ____________________________

    “…Anh Nguyễn Chí Đức: Biểu tình để đánh động dư luận từ cấp cao nhất
    by Nguyễn Chí Đức & RFI — Cập nhật : 23/08/2011 00:35

    “Có một sự kiện mà tôi chứng kiến là, lúc anh Lã Việt Dũng ra nói gần như khóc là : khi anh ấy nói về chuyện đảo Gạc Ma, nơi bộ đội của Quân đội Nhân dân Việt Nam bị chết (năm 1988, Trung Quốc tấn công chiếm đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa – Việt Nam, khiến 64 binh sĩ Hải quân Việt Nam thiệt mạng), thì những người được hỏi, không biết đảo Gạc Ma là gì. Anh Lã Việt Dũng rất là buồn. ” Có một điều chắc anh Đức, anh Dũng và những người công an này không biết : năm ấy, Lê Đức Anh làm bộ trưởng bộ quốc phòng, chính y ta đã ra lệnh không cho bộ đội được nổ súng khi hải quân TQ tấn công bãi Gạc Ma, chỉ được dùng lưỡi lê. Thế là chúng đã nổ súng từ xa, giết chết tất cả 64 bộ đội Việt Nam”….

    _______________________________________

    Các bạn độc giả nghĩ sao ? Lính hải quân VN không được phép cầm súng mà chỉ sử dụng lưỡi lê để chống trả chiến hạm TQ ? Lệnh này do chính Lê Đức Anh, bộ trưởng Bộ Quốc Phòng thời đó (1988) ban ra, xem như là đem nướng toàn thể 64 lính hải quân VN làm bia tập bắn cho quân xâm lược TQ ? Có gì tàn nhẫn và nhục nhã ê chề hơn thế không ? Ngay cả Ngô Đình Diệm hay Nguyễn Văn Thiệu cũng không hề nói lên một lời “phản quốc” như ông Phạm Văn Đồng qua bức công hàm bán nước 1958.

    Lịch sử cận đại đã phơi bày rõ ràng bộ mặt xảo trá, giả dối và tàn ác của tập đoàn lãnh đạo ĐCS VN. Giới trí thức nhân sĩ trong nước đã hết sức kiên trì đấu tranh bất bạo động nhưng không kém quyết liệt chính vì muốn tránh đổ máu hy sinh vô ích cho dân chúng, nhất là hiện nay bọn bành trướng TQ hiện diện ẩn tàng khắp ngõ ngách để thừa cơ hội chao đảo mà thả câu, hoặc chọc tay vào khuấy cho loạn thêm. Trí thức hiểu biết tình thế nghiêm trọng sẽ không hành động vì cảm tính, không cực đoan mà cũng không cúi đầu xin xỏ.

  4. T.L says:

    Thật đáng khâm phục tấm lòng và quyết tâm của các bạn trẻ tại Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa, nhất là trong bối cảnh thờ ơ, vô cảm – hay nói thẳng ra là sự hèn hạ của những người có trách nhiệm! Chúng ta – những đứa con yêu của Mẹ Việt Nam hãy mỗi người một chút đóng góp trong khả năng của mình để tiếp tay với các bạn trẻ tôn vinh những con người đã dùng máu của mình để bảo vệ đất Việt thiêng liêng này!

  5. khaymouk says:

    Su hy sinh cao ca cua nhung liet si cho To quoc,To quoc dat nuoc vietnam nen duoc vinh danh va ghi on .
    khong phan biet ho o y thuc he nao,nhung khi hy sinh ho da hy sinh cho toan ven lanh tho lanh hai va que huong vietnam,ho la nhung anh hung Dan toc.

  6. Viet says:

    “Hãy để máu chúng ta nhuộm đỏ biển Đông – Trận Hải chiến Trường Sa Gạc Ma”

    Chết cho quê hương đã là một Ultimate sacrifice
    Tôi hoàn toàn trân trọng sự hy sinh của bộ đội nhưng thắc mắc
    Hải chiến? Bộ đội không có vũ khí, bị hành quyết chứ có bắn lại đâu mà gọi là chiến?
    “Hãy để máu chúng ta nhuộm đỏ biển Đông” Tại sao không là “Hãy để máu giặc Tàu nhuộm đỏ biển Đông “?
    Đề cao rất đúng nhưng không nên thêu dệt nhừng chi tiết huyền thoại khó tin

    • Trúc Bạch says:

      Ừ ! Tại sao không bắt giặc đổ máu nhuộm Biển Đông mà lại “Hãy để máu chúng ta nhuộm đỏ biển Đông” ?

      - Tôi cũng thắc mắc như thế, và tôi không tin một người có trình độ (sĩ quan) như thiếu Úy Phương – cho dẫu trong tình huống rất căng thẳng – ông lại có thể hô một câu khẩu hiệu hoàn toàn sai trái như vậy, mà lẽ ra, ông phải hô ngược lại : “Để giữ Đảo, chúng ta hãy lấy máu giặc nhuộm đỏ Biển Đông !”…thì mới đúng với ý nghĩa và nhiệm vụ “bảo vệ đảo” của ông và các đồng chí, đồng đội chứ !

      Nhưng thực tế là ông đã hô như vậy, vì câu khẩu hiệu này đã được nhắc đi, nhắc lại từ nhiều năm qua như một “thiên anh hùng ca của ngừoi chiến sĩ giữ đảo” (câu này tôi đọc được của một anh du sinh viết trên một diễn đàn online) .

      Vậy điều này chỉ có thể giải thích được rằng : Thiếu úy Phương đã hô câu khẩu hiệu này trong lúc vô cùng bi phẫn, cái bi phẫn của người biết được mình và đồng đội của mình đang bị đảng phản bội và bán đứng một cách tồi tệ khi ra lệnh cho ông không được dùng vũ khí (dù để tự vệ), vì đảng sợ các ông vô tình, lỡ dại làm “đổ máu”…. lính thiên triều .

      Ông Phương bi phẫn vì ông biết trước được rằng đảng sẽ dùng máu của ông và đồng đội ông đổ ra trong “trận hải chiến Gạc Ma” để cho Lê Đức Anh và Võ Nguyên Giáp sẽ mang sang Thành Đô dâng lên Trung Quốc như một món quà “Cầu Hòa” .

      Và y như rằng, máu của các chiến sĩ HQ/QĐND/VN đổ ra ở Trường Sa không với mục đích giữ đảo, nhưng đã mang về cho đảng một thắng lợi lẫy lừng, đó là lấy lại được sự tin yêu của Trung Quốc đối với “đảng ta”, xóa tan đi sự “ngô nhận” mà năm 1979, Đặng Tiểu Bình (trong lúc nóng giận) đã nói “Việt Nam là bọn phản phúc….”

      Cái chết của các chiến sĩ trong “trận hải chiến Trường Sa” không phải để bảo vệ đảo, nhưng chính là để bảo vệ cho được :” Mối tình thắm thiết Việt Hoa, vừa là đồng chí, vừa là anh em” (thơ Hồ Chí Minh) ….Để từ đó, “ta” được đảng, chính phủ và nhân dân Trung quốc ban tặng danh hiệu “Bốn Tốt” và ban bằng khen “16 Chữ Vàng” .

      Tóm lại, sự hy sinh của các anh đã đổi lại được “Bốn Tốt” và “16 Chữ Vàng” từ Trung Quốc…Một thắng lợi vẻ vang …nhất trong lịch sử đảng , nên mong anh linh của các anh hãy an nghỉ .

  7. Cu Tý says:

    TIẾNG VỌNG HOÀNG TRƯỜNG.

    1.
    Hởi dân Việt nghe chăng tiếng vọng,
    Hoàng Trường Sa lồng lộng gọi mời.
    Cánh Âu bóng Lạc khắp nơi,
    Cành Nam chim Việt vang lời kêu thương.
    Tặc Biển Đông bạo cường bành trướng,
    Vết dầu loang mọi hướng lấn sang.
    Dương oai diệu võ Thi Lang,
    Xua tàu ngư chính dọn đàng tóm thâu.

    2.
    Hởi dân Việt hoạ sâu tỏ rõ,
    Cướp Hoàng Trường chận ngỏ ra vào.
    Giăng tơ xây kén vì sao,
    Từ Nam chí Bắc hồng mao trổ cờ.
    Đất Tam Biên chực hờ ẩn phục,
    Động hung binh chờ lúc ra tay.
    Nội gian ngoại tặc trong ngoài,
    Thực thi đồng hoá chiêu bài xưa nay.

    3.
    Hởi dân Việt anh tài liệt nữ,
    Đảo Hoàng Trường Nam sử truyền lưu.
    Bắc phương nuôi oán chuốt cừu,
    Bá quyền bành trướng gian mưu đoạt giành.
    Thò Lưỡi Bò tung hoành ngang dọc,
    Giăng cờ sao ngách ngóc cắm treo.
    Buá liềm lê mác rắc gieo,
    Biển Đông dậy sóng nạn eo hoàn cầu.

    4.
    Hởi dân Việt XÀ ĐẦU LONG VỸ,
    Lời sấm thi thánh ý khắc ghi,
    Trường ca Nam Việt quang huy,
    Mệnh trời khó chuyển định kỳ họp tan.
    Nết độc xà con hoang Tần Chính,
    Thói Nghiệt Long hung tính Tào Man.
    Tan ra từng mảnh mới an,
    Tam Phân Tứ Liệt âm vang lời nguyền.

    5.
    Hởi dân Việt Rồng Tiên Hồng Lạc,
    Hoàng Trường Sa khúc hát Đằng Giang.
    Khí thiêng hồn nước Nam Đàng,
    Miên man cao vút truyền loang trong ngoài.
    Nam chí Bắc liền tay đâu cánh,
    Khắp trong ngoài đồng sánh vai nhau.
    Khử trừ ác bá cường hào,
    Tay trong cho giặc hồng mao bao đời.

    6.
    Hởi dân Việt quyết khơi Hùng chí,
    Cõi trời Nam hoa mỹ phục nguyên.
    Hoàng Trường vang vọng lời nguyền,
    Châu về Hợp Phố mới yên tấc lòng.
    Nước thượng nguồn ngăn giòng chận lối,
    Đất Tam Biên sớm tối xới đào.
    Kết giao mua chuộc Miên Lào,
    Việt Nam bó rọ khác nào trói tay.

    7.
    Hởi dân Việt nạn tai trước mắt,
    Chống kình nhau cho giặc đắc thời.
    Khác nào trợ sức giúp lời,
    Ngao cò giành giựt gọi mời ngư ông.
    Chuột bàn thờ ra công cố đập,
    Chết được không hay xập bàn thờ.
    Máu Hồng xương Lạc ngu ngơ,
    Trường Sơn mồ lạnh đến giờ còn kia.

    8.
    Hởi dân Việt quay vià nhà tổ,
    Kết Rồng Tiên dựng ổ Lạc Hồng.
    Việt Nam chói rạng Á Đông,
    Trong ngoài Nam Bắc một lòng như nhau.
    Máu Hoàng Sa nhuộm màu Nam sử,
    Xương Trường Sa trấn ngự kiên cường.
    Lòng son dạ sắt kính thương,
    Thề rằng tiếp nối linh hương nguyện nguyền.

    Tự hào Hồng Lạc Rồng Tiên !!!

  8. Honma1968 says:

    Tôi đã khóc, đã khóc thật nhiều với phóng sự trên.
    Tôi không khóc cho bản thân tôi, không khóc cho Đồng Bào tôi ,không khóc cho những chiến Sĩ đã mãi mãi nằm xuống Trường và Hoàng Sa mà khóc cho Non Sông gấm vóc cả một Dân tộc
    Bản thân tôi cũng đã từng là Chiến sĩ trong nổi ô nhục ở chiến trường Campuchia .
    Nên tôi khóc cho những gì là triết lý là đời thường là tâm can của những người yêu Nước đã đang và quyết bảo vệ đất nước này
    Dưới sự hèn mọn của bọn Lãnh đạo CSVN , Hại Dân, bán nước cầu Vinh , Phản bội chính Đồng Chí con em yêu nước của Dân Tộc mình . Vân tôi đã khóc như vậy đó…Khóc thật nhiều như không thể ngăn dòng lệ uất hận trong tôi
    Họ những người anh Hùng đất Việt , quyết tử để bảo vệ từng tất đất, biển đảo của Tổ Quốc họ xứng đáng được Vinh Danh. Tổ Quốc phải muôn đời nhớ đến công ơn của Họ . Vậy mà đau đớn thay sau từng ấy năm Họ bị cái đường lối chủ thể của CSVN rạp thân mình làm chư hầu cho Trung Cộng. Ém nhẹm không một lời, không một tiếng biết ơn Họ .,, Còn lại các anh là nhân chứng sống thì không biết sau những phóng sự trên có được yên ổn sống không nữa. Tôi cũng khóc va lo cho điều đó …
    Các Anh hãy yên nghĩ nơi suối vàng. Xin nhận nơi đây lời cầu nguyện và tri ân các Anh. Cũng như Dân Tộc Việt Nam những người yêu nước ,yêu hòa bình và chính nghĩa luôn mang ơn các Anh trong trái tim và khối óc Họ. Mãi mãi nhớ ơn các Anh những người ” Anh Hùng Dân Tộc”

Leave a Reply to Honma1968