WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Lấy tro tàn An Lộc… viết chiến sử Bình Long

Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu đã từng để lại những danh ngôn bất hủ:

Đừng nghe những gì cộng sản nói…

Đồng thời ông cũng đã đặt tên cho các chiến thắng lừng lẫy của quân dân miền Nam năm 1972. Bình Long Anh Dũng, Kontum Kiêu Hùng và Trị Thiên Vùng Dậy.

Bây giờ sắp đến năm 2012, bốn mươi năm sau cuộc chiến mùa hè 72 xin quý vị cùng chúng tôi, lấy tro tàn An Lộc để viết chiến sử Bình Long. Món quà Xuân của người Việt hải ngoại năm Nhâm Thìn sẽ là bộ DVD Bình Long Anh Dũng.

Trong chiến tranh Việt Nam chúng ta có 4 bộ phim tài liệu cần thực hiện. Mậu Thân 68, Quảng Trị mùa hè 72, Bình Long Anh Dũng và Giọt nước mắt 75. Chúng tôi đã hoàn tất cuốn Quảng Trị mùa hè 72.

Bây giờ đến cuốn Bình Long. DVD Quảng Trị là bản hùng ca của miền Nam về trận tấn công lấy lại Cổ thành và khúc khải hoàn ca là bài Cờ bay. Rất tiếc không có bài ca nào cho trận Bình Long nhưng đây chính là một trận phòng thủ thắng lợi oai hùng nhất của miền Nam. Các đơn vị lớn nhỏ gồm mọi binh chủng của địch là 3 sư đoàn bộ binh, 1 sư đoàn pháo, 1 trung đoàn thiết giáp, 1 lữ đoàn đặc công tổng cộng 40 ngàn quân. Phía ta có 2 sư đoàn và các đơn vị tăng cường với quân số trên 20 ngàn chiến sĩ.

Trận đánh vây quanh thị xã An Lộc vỏn vẹn có 3 cây số vuông với khoảng 25 ngàn dân kéo dài 67 ngày khốc liệt hoàn toàn cô lập. Thị trấn chịu pháo chục ngàn trái mỗi ngày và không thể tải thương, không có tiếp tế suốt 2 tháng.

Tất cả tiếp liệu đều phải thả dù cho đến khi được giải tỏa. Trước cuộc vây hãm, Bình Long đã mất một trong 3 quận là thị trấn Lộc Ninh. Khi bắt đầu bị bao vây Bình Long bị cắt đứt với quận Chân Thành. Riêng con đường huyết mạch là quốc lộ 13 bị chiếm giữ bởi 9.000 địch quân thuộc sư đoàn công trường 7 và trung đoàn pháo toàn lính Bắc Việt.

Thế giới coi An Lộc là một thử thách tương đương với trận Điện Biên Phủ khi Pháp bị vây hãm tại biên giới Lào năm 1954. Sự tương đồng là cộng sản đem toàn lực vây hãm Điện Biên Phủ 1954 như đã vây hãm An Lộc 1972.

Mở đầu trận địa pháo rồi tiền pháo hậu xung. Sự khác biệt là Việt Nam Cộng Hòa giữ được An Lộc. Trong khi quân đội Liên Hiệp Pháp phải treo cờ trắng đầu hàng.

Thu lượm tro tàn:

Tro tàn lịch sử thực ra là những di sản hết sức quý giá.Tài liệu đầu tiên tìm được là câu chuyện của cô gái Bình Long trải qua gần 40 năm đi tìm xác chồng tại chiến trường An Lộc. Đại Úy Việt thuộc trung đoàn 7 của Sư đoàn 5 Bộ binh đã hy sinh ngay tại mặt trận sau khi cô vợ có bầu chạy thoát về Chân Thành. Khi thiếu tá Việt được truy thăng, con gái mới ra đời và người cha tử sĩ mất xác.Vợ con của người anh hùng hiện nay cư ngụ tại San Jose. Qua câu chuyện cô gái Bình Long chúng tôi tìm ra biết bao nhiêu là di sản lịch sử gần gũi và hết sức tình cờ. Một tiểu đoàn trưởng Trần Lương Tín can trường của Sư đoàn 5 Bộ Binh ngày xưa lại là anh sinh viên ở nhà bên cạnh trong cư xá sĩ quan tại Saigon. Và ngay tại khu mobilhome San Jose, hàng xóm là một cựu chiến binh 2 lần tù cộng sản. Đó là anh Bảo Ngọc. Lần tù binh thứ nhất bị bắt trong trận Lộc Ninh. Lần thứ hai là tù lao cải.

Sách viết về Bình Long thực là một kho tàng vô giá. Anh em bên Texas xuất bản sách về An Lộc. Tướng Trần Văn Nhật viết hồi ký bằng Việt Ngữ, tác phẩm “Cuộc chiến dở dang” mới có ấn bản Anh ngữ.

Trung tướng Lâm Quang Thi có tác phẩm viết bằng Anh ngữ. Hiện nay trung tá Bùi Quyền, nhẩy dù cũng đang nghiên cứu để hoàn tất một tác phẩm công phu về An Lộc.

Trên báo chí và Internet cũng có nhiều tài liệu về Bình Long kể cả tiếng Anh và tiếng Việt. Nhiều đoạn phim tài liệu cũng đã được phổ biến. Tuy nhiên chúng tôi vẫn tiếp tục tìm cách sưu tầm, khai thác những chi tiết, những dữ kiện, những nhận định quý giá và mới mẻ để dựng lại thiên anh hùng ca An Lộc.

Cơ duyên hiếm có.

Tháng 8 vừa qua chúng tôi xuôi Nam và tổ chức một buổi họp mặt tham khảo tin tức. Trong buổi sinh hoạt do chị Hồng Phượng Lê Xuân Định tổ chức, chúng tôi hết sức may mắn gặp được các thân hữu. Anh chị Trần Văn Nhật, anh chị Vũ Đình Đào (Hải quân) anh Lê Khắc Lý, anh chị Phạm Cao Dương, anh chị Đỗ Tiến Đức, anh Phạm Văn Chung (TQLC) anh Trần Quốc Lịch (nhẩy dù) và anh chị Nguyễn Thế Phương (KQ). Sau cùng phải kể đến y sĩ thiếu tá Nguyễn Văn Quý. Hết sức tình cờ giáo sư Phạm Cao Dương đem tặng 3 bộ phim 16 ly trong đó có cuốn thời sự chiến trường Bình Long. Tài liệu của nha quốc gia điện ảnh Việt Nam do các sinh viên lấy được 1975 từ tòa lãnh sự VNCH tại San Francisco. Cũng hết sức tình cờ, ông Đỗ Tiến Đức nguyên là giám đốc nha quốc gia điện ảnh là nơi phát hành các bộ phim này hiện diện. Mặc dù đại tá Lý (QĐ II) đại tá Chung (TQLC) và chuẩn tướng Lịch (nhẩy dù) không trực tiếp tham dự trận An Lộc, cũng như hải quân đề đốc Vũ Đình Đào, nhưng quý vị đã góp rất nhiều ý kiến.

Phần quan trọng nhất là sự hiện diện của các nhân chứng là tướng Nhật nguyên đại tá tỉnh trưởng Bình Long và bác sĩ Nguyễn Văn Quý. Bác sĩ Quý là y sĩ giải phẫu của tiểu khu đã mổ liên tiếp suốt 3 tháng gần 300 ca. Ông đã viết hồi ký ngay tại chiến trường và sau đó sách đã phát hành tại Saigon.

Những điều ghi nhận từ các nhân chứng như tướng Nhật và y sĩ thiếu tá Nguyễn Văn Quý sẽ là tài liệu hết sức quý giá và xác thực cho chiến sử Bình Long. Một tháng sau, anh Phạm Phú Nam giám đốc Dân Sinh Media đã trở lại và có cuộc phỏng vấn tại đài Sài Gòn bằng máy thu hình với tướng Nhật và bác sĩ Quý. Thêm một trường hợp đặc biệt khác là ngay sau khi trận Bình Long được giải tỏa, phái đoàn quân sử phòng 5 bộ TTM đã lên thăm chiến trường. Trung tá Nguyễn Văn Dương là biên tập chính bỏ ra ngày đêm để viết xong cuốn chiến sử Bình Long xuất bản năm 1973. Cuốn sách này gần như không ai có ngay tại Việt Nam chứ không nói gì đến ngày nay tại hải ngoại. Phòng quân sử tổng tham mưu có tặng cho bà chuẩn tướng thiết giáp Trương Hữu Đức một cuốn.  Đại tá Đức là thiết đoàn trưởng thiết đoàn 5 kỵ binh tử trận tại Chân Thành vào tháng 4-72 lúc trận Bình Long mở màn. Ông được truy thăng chuẩn tướng. Bà Đức và con gái đầu lòng cùng gia đình di tản qua Hoa Kỳ và cư ngụ tại Bắc Cali. Khi bà Đức qua đời để lại cuốn Chiến sử Bình Long cho con gái Trương Cẩm Tú, trưởng phòng điện toán của Ebay, cô đã trao tặng lại cho Viện bảo tàng Việt Nam. Trong tài liệu này có đầy đủ hình ảnh của các cấp chỉ huy từ trung tá Hồ ngọc Cẩn, đại tá Lê nguyên Vỹ, đại tá Trần văn Nhựt..v..v… Về chi tiết trận liệt đầy đủ với những con số tổn thất hết sức chính xác. Cuốn sách quý giá này được đưa cho tướng Nhựt để ký tên kỷ niệm. Ông Nhật nói rằng ngay sau trận Bình Long ông ra chỉ huy Sư đoàn 2 và chưa hề biết đến tài liệu này, cho đến ngày hôm nay, 39 năm sau ngày khói lửa Bình Long. Ngoài ra chúng tôi cũng có câu chuyện của vợ chồng thiếu tá Luân Hữu Đức. Chị Đức hiếu tá chỉ huy nữ quân nhân quân đoàn III, người được chọn dẫn đầu đoàn diễn hành nữ binh trong ngày quân lực. Đại úy Đức nhờ tham dự trận An Lộc, may mắn còn sống được thăng một cấp nên danh tính vợ chồng mới thuận buồm uôi gió. Ông thiếu tá, bà cũng thiếu tá. Sau 75 cả hai đều vào tù…

Ngay tại San Jose, ai cũng biết chuyên viên quay phim Nguyễn Cầu 76 tuổi, nhưng nhiều người không biết phóng viên chiến trường Nguyễn Cầu đã sống chết với An Lộc trên 70 ngày không tắm. Ngày nay ông là một trong những người cuối cùng còn lại trong số các phóng viên chiến tranh Việt Nam. Ngay từ 1973 đồng nghiệp gửi vào An Lộc để thay Nguyễn Cầu đều bị tử nạn trên bãi đáp. Để lọt vào An Lộc, Nguyễn Cầu đã nằm trong thùng gỗ tiếp tế được đẩy vội xuống sân bay.

Cũng chính anh phóng viên truyền hình gan dạ này dám liều mạng cùi nhẩy vào An Lộc nên đêm đầu tiên đã được tướng Hưng nhường cho chiếc ghế bố duy nhất trong hầm. Nguyễn Cầu nghe chính ông Hưng nói đi nói lại, địch vào đây ông sẽ tự sát.

Những mẩu chuyện anh hùng về ông Lê Văn Hưng đã gây xúc động cho nhiều người. Nhân dịp cuối năm 2011 , một thành viên gia đình quốc gia nghĩa tử tại San Jose mới gửi $1,300 us về yểm trợ cho gia đình cô con gái lớn của tướng Hưng tại Sài Gòn. Cô Lê Ánh Tuyết sinh tháng 4-1954 là con gái của ông Hưng với bà Nguyễn Xuân Mai là người vợ trước đã ly dị. Bây giờ chỉ còn mình cô Tuyết 56 tuổi nuôi mẹ già đau yếu ngoài 80 tại Sài Gòn. Phu nhân của tướng Hưng sau này hiện định cư tại Hoa Kỳ cùng với các con.

Ngoài ra, chúng tôi cũng có cơ duyên tìm ra được người phụ nữ tác giả hai câu thơ bất hủ dành cho nghĩa trang biệt kích dù tại Bình Long.

An Lộc địa, mộ ghi chiến tích.

Biệt kích dù, vị quốc vong thân.

Sau cùng, nếu Đông Hà, Quảng Trị có tiếng hát của Như Quỳnh thì An Lộc, Bình Long cũng là nơi sinh trưởng của Mai lệ Huyền và Minh Hiếu. Với những cơ duyên kỳ lạ, với những chứng tích kỳ diệu chúng tôi xin dùng tro tàn An Lộc để viết lại chiến sử Bình Long bằng DVD, bằng hình ảnh và làm món quà lịch sử gửi đến đồng hương hải ngoại năm mới 2012.

© Giao Chỉ, San Jose

© Đàn Chim Việt

———————————————————–

Ghi Chú: Sẽ còn phỏng vấn Biệt kích dù, biệt động quân v.v.

105 Phản hồi cho “Lấy tro tàn An Lộc… viết chiến sử Bình Long”

  1. Gửi lão Dâm says:

    VC hồi chánh nhiều dữ quá ta, vậy chứ mấy em lính VNCH ta không ráng chúc để kéo lê cuộc chiến vài năm nữa để VC hồi chánh hết ráo chọi, bắc tiến rụp cái rồi để nay đỡ ngồi quẹt quẹt cái bàn phím nào là hồi chánh, nào là xích chân vô xe tăng như lão DÂM hâm hâm nè….

    • DâM TiêN says:

      Lão Dâm đêy, DâM đêy…110 xuân nồng đây; ” nồng ” đây là tình quê hương, nhá…

      Tình riêng mình…nhiều quá…mà tình QUÊ thì it qúa ,sao đành…người ơi…

      Người ơi, chỉ vì một cái Đoảng vô nhân ích kỷ bạo tàn, mà chúng ta Lạc long Quân và
      Âu Cơ thế này này đêy… Quê hương, 60 năm đọa đấy, chỉ vì cái thằng Cộng phỉ này !

      Hay là tụi mềnh nói với thằng Mỹ…nó xem lại, nó giúp tụi mềnh…trổ về nền Quân Chủ
      Lập Hiến là êm êm hòa bình… DâM thì…làm Vua, và “Gui Lao DâM” thì làm thủ tướng..
      TonyDO làm…gác gian… a ha… tức là Quốc Phòng đó..( mình nghi nghi TonyDo quá).

      Việt Nam minh châu trời đông. Nhưng, rất là…bức xúc… dẹp mẹ nó cái Đảng CS đí !

    • Thày Cộng Sản says:

      Dâm Tiên có nghĩa là Tiên Dâm. Đó là câu chuyện Trư Bát Giái ghẹo Hằng Nga trong Tây Du Ký nên Ngọc Hoàng Thượng Đế đày xuống trần gian làm con heo mà người Việt nam nào cũng biết.

      Vậy có nên tranh luận với heo không?

    • ABC says:

      Mỹ thả bom thên một tuần lể nửa, Lê-Xuẩn, Vỏ nguyên Giốt, Phạm văn Đần hồi chánh là cái chắc !

  2. 20 sư đoàn VC hồi chánh says:

    Bên nào có chính nghĩa ? Cách đây gần 40 năm thuộc thế kỷ trước, 200000 ( hay 20 sư đoàn) người đã không muốn tiếp tục làm những tên lính đánh thuê lót đường cho tham vọng đế quốc của bè lũ Trung- Xô, họ đã tự nguyện buông súng hưởng ứng lời kêu gọi của chính sách Chiêu Hồi trở về với chính nghĩa Quốc Gia ngời sáng .

    Năm Hồi chánh ( tổng số tích luỹ)

    1963 11248
    1964 16665
    1965 27789
    1966 48031
    1967 75209
    1968 93380
    1969 140403
    1970 173064
    6/1970 176458
    1975 khoảng 200000

    Trong những người hồi chánh được biết đến nhiều là nhà văn Xuân Vũ, Thượng tá Tám Hà, Trung tá Phan văn Xưởng, Trung tá Huỳnh Cự; ca sĩ Bùi Thiện và Đoàn Chính, con trai nhạc sĩ Đoàn Chuẩn.

    1. Thượng tá Tám Hà Trần Văn Đắc;, chính ủy Sư Đoàn 5 ra hồi chánh tại Bình Dương năm 1970.
    2. Trung tá Huỳnh Cự
    3. Trung tá Phan văn Xưởng và Trung Đoàn Cửu Long hồi chánh tập thể.
    4. Trung tá Lê Xuân Chuyên
    5. Bác sĩ Đặng Tân, trưởng ty y tế Pleiku
    6. Nhà văn Xuân Vũ Bùi Quang Triết
    7. Nhạc sĩ Phan Thế
    8. Diễn viên Cao Huynh
    9. Mai Văn Sổ (em song sinh của Mai Văn Bộ)
    10. Bùi công Tương – uỷ viên tuyên huấn tỉnh Bến Tre

    Chiêu hồi là một chương trình do chính phủ Việt nam Cộng Hoà đề ra để kêu gọi các thành phần của Mặt trận Giải phóng miền Nam và bộ đội miền Bắc buông súng quay về với chính phủ VNCH để hợp tác hoặc trở về với gia đình để làm ăn sinh sống trong chính thể tự do của Miền Nam.

    Chương trình Chiêu Hồi được ra đời ngàyngày 17 tháng 4 năm 1963.

    Chương trình này thời gian đầu trực thuộc Bộ Công Dân Vụ và một thời mang tên “Phong trào Chiêu tập Kháng chiến Lầm Đường”. Sau năm 1963, phân ban Chiêu Hồi đổi qua trực thuộc Phủ Thủ tướng. Năm 1965, chuyển sang Bộ Thông Tin.

    Sang thời Đệ nhị Cộng hòa thì chính phủ nâng Phủ Đặc ủy Dân Vận Chiêu Hồi lên thành Bộ Chiêu Hồi riêng để điều hành hệ thống chiêu hồi trên khắp 44 tỉnh thành của bốn vùng chiến thuật. Mỗi tỉnh thì có một Ty Chiêu Hồi.

    • Hoàng says:

      Hồi chánh thực chất là đầu hàng đối phương. Đến cuối cuộc chiến tranh (1975), tổng số VC đầu hàng VNCH 200.000 người.

      Như thế không nhằm nhò gì với tổng số tướng lĩnh, sỹ quan, binh lính QLVNCH đầu hàng VC. Cụ thể là ông Dương Văn Minh, đại tướng, tổng thống, tổng tư lệnh QLVNCH đã đem toàn bộ QLVNCH 1,2 triệu quân đầu hàng không điều kiện VC, mà lại đầu hàng có tuyên bố bằng văn bản, đọc trên đài phát thanh Sài Gòn cho toàn dân VN và toàn thế giới biết hẵn hoi.

      Không những thế, ông Dương Văn Minh là tổng thống VNCH đã đại diện cho chế độ VNCH tuyên bố VNCH đầu hàng không điều kiện VC, nghĩa là toàn bộ quốc gia VNCH bao gồm cả chính quyền, quân đội, công an, cảnh sát, mật vụ, thượng viện, hạ viện, tòa án, đảng phái, hội đoàn… tóm lại là cả 3 nhánh quyền lực của VNCH gồm lập pháp, tư pháp, hành pháp đều đầu hàng VC chứ không phải chỉ có QLVNCH đầu hàng. Như vậy tính ra toàn bộ bộ máy chế độ VNCH phải có ít nhất 5 triệu người đầu hàng không điều kiện VC. Tính sơ sơ chỉ trong buổi sáng 30/4/1975, tổng số người VNCH đầu hàng VC gấp ít nhất 25 lần tổng số VC đầu hàng VNCH trong cả cuộc chiến tranh kéo dài 21 năm.

      • Tien Ngu says:

        Nữa, cũng cò mồi so sánh theo kiểu tự sướng mà…dốt, mắt hí…

        CS quốc tế bơm tới tấp cho Cộng láo dứt điểm, VNCH lại…hết quân viện. Mỹ chơi thêm cú độc, đá văng Nguyễn văn Thiệu trước khi hoàn toàn chạy…qua Trung quốc…

        Dương văn Minh bị Cộng láo…đưa đò, tưỡng bở, bon chen nhào ra…lãnh đạn. Tưỡng Cộng láo sẽ ngồi xuống nói chuyện….hoà giãi hoà hợp, DVM ra lệnh cho toàn quân VNCH, ai ở đâu ở đó, không nổ súng, chờ phía bên kia vào nói chuyện bàn giao. Ai dè phút cuối VC nó tàn tàn tiến vào…kê súng vô đầu bắt đầu hàng vô điều kiện. Cha DVM lúc ấy cũng không dám cự, VC nó bắn liền tức khắc.

        DVM mắc mưu Cộng láo mà mang tội với toàn quân, toàn dân. Hắn không ra lệnh buông súng, Cộng láo tiến vào, chắc chắn sẽ…ăn đạn cho đến khi lính VNCH hết đạn, thân vong…

        Cộng láo và cò mồi, mấy chục năm, hát tự sướng một chiều, người hiểu biết trong nước không có dịp vạch mặt chuột của chúng. Con cháu chúng sau này, cứ tưỡng VC ngày xưa ngon lành dữ lắm, chúng tiến đến đâu, là lính nguỵ…đầu hàng đến đó, chạy tụt quần. Còn bộ đội Cộng láo thì không bao giờ biết chạy cả, đánh 20 năm, chúng chỉ có…tiến lên…

        Từ Bắc vào mà chúng phải tiến lên hết…20 năm mới đến Sài Gòn.

        Mắc cười quá…

        Mẹ họ, Mỹ không bắt tay Trung Cộng, ngưng quân viện VNCH, cho mày…tiến lên nghe…

        PS: Chị Hồng láng giềng ui, còm của Tiên Ngu rely cho anh cò mồi “gửi lão Dâm” sao không thấy hiện lên, mất tiêu rồi?

      • 20 sư đoàn VC hồi chánh says:

        Tại sao Miền Nam thua ? Dư lợn viên VC mở mắt ra mà đánh vần đọc những lời vàng lời ngọc dưới đây nhá :

        ***Tổng thống Nixon trong cuốn sách No More Vietnams “đã viết: “Quốc Hội (Mỹ) đã biến thắng lợi thành thảm bại … Sự cắt giảm viện trợ quân sự làm tiêu tan khả năng tự vệ của Miền Nam. Quân Bắc Việt sửa soạn trận tấn công chót đúng vào lúc quân Miền Nam đang ở vào vị thế suy yếu nhất chưa hề có trong năm năm cuối cùng cuộc chiến: Họ bị trói tay vì không đủ săng dầu, đạn dược, do việc Quốc Hội bác bỏ các ngân khoản viện trợ.”

        (Nguyên văn: Congress proceeded to snatch defeat from the jaw of victory … It undercut South Vietnam’s ability to defend itself by drastically reducing our military aid … When the North Vietnamese Army poised to launch its final offensive, the South Vietnamese Army was in its weakest condition in over five years, reeling from the effects of congressinal budget cut that had strapped it with severe fuel and ammunition shortages) .

        *** Cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Melvin Laird nói rằng các khoản viện trợ Mỹ dành cho VNCH đã bị cắt theo yêu cầu của các thế lực chính trị Mỹ, đưa tới kết qủa chung cuộc là chế độ miền Nam VN thua trận vào ngày 30-4-1975 (VOA 2-7-2007).

        *** Nhân Lễ Kỷ Niệm Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại New Orleans, Louisiana vào năm 1987, đứng trước một cử tọa gồm hàng ngàn cựu quân nhân Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa, Đại Tướng Westmoreland đã tuyên bố nguyên văn, “Thay mặt cho quân đội Hoa Kỳ, tôi xin lỗi các bạn cựu quân nhân của Quân Lực Miền Nam Việt Nam vì chúng tôi đã bỏ rơi các bạn.” (On behalf of the United States Armed Forces, I would like to apologize to the veterans of the South Vietnamese Armed Forces for abandoning you guys) .

      • Cộng Sản 75 says:

        Con cá mất (chết) là con cá to.
        Bọn CCCĐ rả rả ngày đêm ca ngợi sự thắng lợi, tài giỏi của VNCH, nhưng thực tế thua chạy vãi cứt vãi đái ra quần. Hãy xem lại những đoạn film của các phóng viên nước ngoài về những ngày cuối tháng 4-1975 rồi hãy phách lối..
        Thua lại đổ tại Mỹ! Đúng là bọn bám đít Mỹ.

        Tranh luận làm gì với bọn Ngu Toàn Diện làm gì cho tốn công, mất thời giờ.

      • Kẻ Giác Ngộ says:

        Hoàng says: “Hồi chánh thực chất là đầu hàng đối phương. Đến cuối cuộc chiến tranh (1975), tổng số VC đầu hàng VNCH 200.000 người“.

        Chả hiểu bác Hoàng trình độ phổ thông thế nào, nhưng nhận thức thì hơi bị kém quá đấy!

        “Hồi chánh” không phải là “đầu hàng đối phương”, mà là “bỏ ngũ theo địch” đó bác, khác hẳn với đầu hàng!

        Trong thời chiến tranh, hơn 200 ngàn cán binh đã bỏ ngũ CSVN để trở về với chính nghĩa quốc gia.

        Ngày 29.4.1975 ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, có nghĩa là “buông súng” để chấm dứt chiến tranh. Những binh lính VNCH không còn con đường nào khác để chọn! chấm hết!

  3. Vào HT góp ý tôi đã xem qua,vài tên già dạng gọi là BĐQ,cháy nhà lồi mặt chuột. Đây là quá khứ đã gần nửa thế kỷ,nhưng cuộc đời của con người ai cũng cón những kỷ niêm vui buồn của thế sự,thế thời hay thời cuộc của dòng đời đã trôi qua. Tôi nghĩ lối nói xảo ngôn,xảo ngữ đối với những con người bị ngào nặn của XHCNCS. Đối với người miền Nam chúng tôi học hành lấy đạo đức làm căn bản.Mặc dù tôi là một đơn vị nhỏ bán quân sự,nhưng thực tế ĐĐ/203/CSDC/BĐ gồm 12 Trung đội với cấp số đủ.Mỗi BCH/CSQG/Quận đều có 1 TĐ/CSDC đến yểm trợ cho BCH. Còn phối hợp bên Chi khu Quận. Nơi đây xin trình bày qua cho những ai chưa hiểu về đơn vi CSDC trước năm 1975.
    Đơn vị này họat động không giống như các binh chủng lớn BB;nhưng đợn vị CSDC/BĐ cũng lặn lội khi phối họp hay có những tin tức xuống từng làng xã để truy lùng ,phục kích VC .
    Sau mùa hè đỏ lửa năm 1972,chính TĐ4/CSDC chúng tôi phối họp với CK/Hòai nhơn tái chiếm lại
    thị trấn Bồng sơn,trước đó là 2 LĐ/BĐQ (4&6)+ TĐ 41/BB/Đại tá Thiều (thuộc sư đòan 22) +Thiết giáp và các Liên đội ĐPQ+Nghĩa quân. Lúc này BCH/CSQG/Quận còn ở lại với dân tại duới chân đèo Cù mông. Chỉ TĐ của tôi đến dưới sự trợ giúp,chỉ thị của Chi Khu (Thiếu tá Bang). Tôi nhận tin n/v tình báo của TĐ cho biết có 2 tên du kích đang trốn hầm bí mật gần trụ sở xã Hòai tân.Chúng tôi mở cuộc hành quân đơn phương, chỉ làm CĐ báo cho Chi khu Quận về tọa độ.Chúng tôi bắt được 2 tên du kích ở thôn.Liền chúng dẫn chúng tôi ra ngay dưới chân đồi Đệ đức,thuộc căn cứ TĐ40/22/BB.,về phía Tây bắc. Hai du kích chỉ cho chúng tôi lấy 1 cây thượng liên bị máy bay oanh tạc cháy thui,cùng 3 người lính BV với độ tuồi 17 đến 20 bị xích trong cây thượng liên. Hai du kích này biết với ly do họ đã lôi xác các tên lính này vào cái hầm lắp đất và bao cát.Chúng lục túi của 3 người lấy chìa khóa mới tháo mở lấy cây thượng liên bị cháy,hư.Tiếp chúng dẫn đến cái bầu nuớc đầy lùng lát và rong,nơi chúng dìm các cây súng :1 cây CKC,1 súng M79, 1 ĐL/M60,1 súng Carbin M2 và 2 súng M16 và số lựu đan M26. Đây là những súng đạn chúng thu nhặc lúc Hòai nhơn tháo chạy vào ngày 28/4/72.
    Xác nhận việc xiềng bộ đội vào súng là chuyện hiển nhiên.Việc trọng đại hơn là bộ đội bị thương, nhắm không còn chữa trị hay không thể tải thương kịp, chính ủy đơn vị hay cấp chỉ huy của đơn vị liền giải quyết bằng cách bắn ân huệ viên đạn cuối cho vĩnh viễn cõi đời: Sinh bắc tử Nam. Những người tù binh,hay chiêu hồi trước năm 1975 từng khai báo việc vô nhân đạo của cs hay vc. Thực tế nhất hãy nhìn sau ngày thống nhất đất nước bên cs còn được bao nhiêu thương phế binh?. Chỉ còn là thương binh trong ngày giao tranh cận thời điểm 30/4/75.
    Bằng chứng gần nhất là trận chiến giữa Trung quốc và Bộ đội csVN năm 1979 (tình hữu nghị anh em mà chém giết dã man…).Cuối cùng hơn 4000 quân bị cuộc chiến này chết,hy sinh cho đảngcs,nhưng có được bia mộ hay có bảng ghi ơn do đảng và chính quyền cs nhắc nhở hay không?
    Xin những kẻ ám muội,hảy ra Lào cai xem bia Ghi ơn lính TQ hay bộ đội VN trên đất nước VN của chúng ta kia ?. Bằng chứng gần nhất là như thế !!!.

    • Theo VC hít bã mía says:

      Thằng cựu lính BDQ này kiểu như thằng Nguyễn phương Hùng ở kbchng í mà .

  4. Choi Song Djong says:

    Nhắn riêng ông Vũ Văn Lộc.
    Đã kém tài đức bị thua chạy tụt khói và mấy ông đã thấy đủ nhục chưa khi không bảo vệ được hơn hai mươi triệu đồng bào Miền Nam để cho quân chó má làm nhục.Ông chỉ giỏi phét lác múa mép ăn mày dĩ vãng hệt bọn vẹm láo.
    Bây giờ là lúc nói chuyện biển đảo và sự sống còn của dân tộc.Ông làm ơn đừng bới ra cái sự thua chạy mất dép khi xưa nữa.cám ơn

    • DâM TiêN says:

      Như Dâm Tiên tui từng thưa :

      Ông VV L là nhà…khảo cổ , khóc lóc như dân Hời,
      khai thác cái nỗi…mủi lòng dĩ vãng …kiếm xu teng…

      Ông VVL không bao giớ dám nhìn về tương lai.

      Dân văn nhược yếu hàn đâu đâu cũng thế, mà.

  5. Nguyễn Trọng Dân says:

    Trong nấm tro tàn có linh hồn người tử trận
    Trong lệ chảy buồn có nổi nhớ của yêu đương
    Tôi thấy thiếu nữ nào quỳ mãi bên nấm mộ
    Của Bạn tôi vừa chết tại chiến trường …

    Tôi đứng đàng xa dựa lưng hút thuốc
    Chị ấy ngồi trứơc mộ sụt sùi
    Mộ bằng đá nên cứ hoài vô cãm
    Nhốt hồn xưa , xô đẩy những ngậm ngùi

    Đã qua hai tiếng , trời lên nắng gắt
    Tôi đành bỏ đi kiếm chổ nghĩ chân
    Ly cà phê , dĩa cơm quán bình dân
    Cho đở đói để rồi quay trở lại…

    Chiều đã tàn , nghĩa trang hoang dại
    Gió tràn về rờn rợn bẻ cành khô
    Chị ấy chưa đi ….vẫn trước nấm mồ…
    Của Bạn tôi , mà ngồi khóc mãi…

    Tôi đứng đằng xa lặng nhìn tình tuôn chảy
    Đất nước này sao chua sót binh đao
    Bạn của tôi tử thủ một chiều nào
    Trước Cộng Quân tấn công cuồng loạn

    Vạn mối tình cứ từng ngày đứt đoạn
    Khi Cộng Quân hung ác tấn công vào
    Người thiếu nữ dáng vẻ thanh tao
    Là ai đó …trong tình yêu xứ sở ?

    Tôi không hiểu vì sao dân tôi khổ sở
    Cho Mác Lê cuồng vọng bạo tàn
    Những đợt tấn công-chiến tranh tổng lực
    Khiến miền Nam tan nát điêu tàn

    Trời xụp xuống vội vàng như trốn chạy
    Trước tình yêu vĩnh cửu của lòng người
    Chuyến xe cuối chạy ngang không dừng lại,
    Chở dùm tôi , dang dở tuổi đôi mươi….

  6. Tien Ngu says:

    Thưa cùng chư vị góp mặt trên diễn đàn,

    Có một điều Tiên Ngu rất lấy làm thắc mắc về trận An Lộc 1972,

    Cách đây…lâu lắm, tình cờ lật lại chồng báo VN cũ ở Yenching library, thấy có hình ảnh bộ đội VC chết cháy, chân bị xiềng vào xe tăng hoặc đại pháo ở mặt trận Bình Long, An Lộc…

    Sự thật ra sao, các huynh đệ?

    Lại có tin thêm rằng thì là, VC đánh trận năm 1972, trước khi xung phong biển người, em nào cũng được…uống thuốc liều sản xuất từ Trung Cộng.

    Chuyện này là…sao?

    Xin các cựu bộ đội như…thầy ba du Tô ní Đồ tonydo, thầy…bạt Ngàn (nick gì cũng có…ngàn cả)…,

    Trình bày sự thật cho bà con nghe chơi.

    Chân thành cảm tạ…

    • Cựu lính BĐQ says:

      Tôi là một người lính của tiểu đoàn 78 BĐQ thuộc Liên đoàn BĐQ 12 của QLVNCH. Bộ chỉ huy Liên đoàn BĐQ 12 đóng tại xã Hòa Khánh (nằm giữa Nhà thờ Hòa Khánh và Nhà chùa Quân đội có tên là Hải Vân Tự do Đại úy Thích Trí Việt, Tuyên úy Phật giáo của Liên đoàn BĐQ 12, trụ trì), huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Tiểu đoàn 78 BĐQ ngoài nhiệm vụ hành quân chiến đấu ở các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Tín, Quảng Nam… thì có nhiệm vụ chốt giữ cứ điểm Nông Sơn thuộc huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Tín (nay là tỉnh Quảng Nam). Cứ điểm Nông Sơn là một điểm cao hơn 300 mét, đó là cái chốt chặn cộng quân có từ thời Pháp và từ đầu năm 1966 được Mỹ xây dựng rất kiên cố, cuối năm 1971 Mỹ bàn giao cho QLVNCH. Căn cứ Nông Sơn nằm giáp với rừng núi thuộc vùng do cộng quân kiểm soát, nên trên cổng chào lớn bằng sắt của căn cứ có ghi dòng chữ “TIỂU ĐOÀN 78 BIỆT ĐỘNG QUÂN BIÊN PHÒNG”. Căn cứ Nông Sơn bị cộng quân tràn ngập ngày 18/7/1974, sau nhiều lần các đơn vị QLVNCH hành quân tái chiếm, nhưng vì lúc đó đã nằm sâu trong vùng cộng quân kiểm soát nên đến ngày 29/3/1975 khi Đà Nẵng thất thủ thì vẫn không tái chiếm được.
      Tôi có 5 năm tham gia chiến trận, có nhiều trận đơn vị tôi dành chiến thắng rất giòn giã, sau các trận đánh chính tôi đã cùng các chiến hữu lùng sục trận địa để bắt tù binh, thu vũ khí của cộng quân, nhưng chưa bao giờ tôi thấy lính cộng quân bị xích vô xe tăng hoặc súng, pháo.
      Việc Bắc Việt tiếp tế cho cộng quân chủ yếu là vũ khí. Lương thực, thực phẩm, dược phẩm và dụng cụ y tế thì chúng được tiếp tế rất ít, những thứ đó phần lớn cộng quân huy động trong dân ở những vùng chúng kiểm soát và cho người nằm vùng để bí mật mua trong vùng quốc gia kiểm soát rồi có đường dây chuyển lên căn cứ của chúng ở trên núi. Vậy thì lấy đâu ra chúng có rượu hoặc có thuốc … liều chết để uống trước khi xung trận.
      Vì vậy, phải khách quan mà nói rằng, tất cả chỉ là bịa, là thủ đoạn tuyên truyền của Cục tâm lý chiến, Tổng cục chiến tranh chính trị. Việc chụp tấm hình có xác cộng quân bị xích vô chiến xa hoặc xích vô súng pháo để tuyên truyền thì có khó gì đâu, nhất là khi các đơn vị QLVNCH đã chiến thắng và làm chủ trận địa.
      Nay là thế kỷ 21 rồi, nếu có đọc, có nghe những chuyện như thế thì để cho vui thôi, thực tế không có đâu. Là người lính trên chiến trường nhưng ngay hồi còn chiến tranh, chúng tôi đọc, nghe chuyện đó cũng chỉ mỉm cười và không tin. Dù tôi không tin nhưng nhiều lúc chính tôi cũng kể những chuyện không có thật đó cho đám thanh niên, thiếu niên ở hậu phương mỗi khi có dịp gặp gỡ để cổ súy tinh thần hăng hái chống Cộng của các cháu. Nay chiến tranh qua lâu rồi thì phải nói thật là hoàn toàn không có chuyện đó.

      • DâM TiêN says:

        Cựu Binh BĐQ chỉ biết cái gì trong khu vực hành quân của cựu binh,

        Này như, củng BĐQ xung phong lên núi Chư Pao, bắc Pleiku,

        đã chẳng chứng kiến ba chú bộ đội cụ Gồ bị xích chân vô càng đại
        liên đó sao…

        ( Mà nếu cựu lính BĐQ là lính có thật , thì khi nghe chiện này, bèn
        y ô cải chánh làm chi, dữ vậy ? Có cải chánh được cái sự bộ đội
        cụ Gồ bị xích chân nơi sườn núi Chư Pao không, eng Cộng Láo ui ?
        Lòi đuôi chồn ra chưa , eng ?)

        Hòa Khánh…nào đây ? Hòa Khánh là nơi đặt Bộ Tư Lệnh tiền phương
        của Sư đoàn Nhảy Dù mà… DâM ta thường có mặt nơi đó chứ đâu..
        Ta nghe Lã Qúy Trang, Phòng Ba / Sư đoàn , hát cho niên trưởng nghe..
        tại căn cứ Hòa Khánh này đó, nhá.

      • Cựu lính BĐQ says:

        Gởi chú DâM TiêN:
        Chú nói tui “chỉ biết cái gì trong khu vực hành quân của cựu binh”. Nói thiệt với chú là tui chỉ nêu vài địa danh mà Liên đoàn BĐQ 12 thường hoạt động ở Quân khu 1 những năm 1970 đến 1975, còn thực ra, đã là BĐQ thì đi khắp các chiến trường, chứ không chỉ ở Quảng Ngãi, Quảng Tín, Quảng Nam, Đà Nẵng…
        Tui không biết chú có đi lính, có đánh nhau với VC và Bắc cộng không, nhưng tui thấy chú nói theo ý chủ quan của chú, và chú bị nhiễm rất nặng những tuyên truyền về cộng quân sai sự thật đến mức quá lố của Tổng cục chiến tranh chính trị của phe ta. Sự thật không có chuyện đó đâu. Nếu chú tin đó là chuyện thiệt thì chú có tin chuyện phe ta tuyên truyền VC ở trên rừng chỉ có mấy cái xe molotova cũ kỷ chạy bằng củi không? Vì tuyên truyền kiểu đó nên khi Bắc cộng đưa xe tăng, thiết giáp toàn là thứ xịn của Nga, Tàu vô chiến đấu là lính ta hoảng ghê lắm. Rồi lại nói VC không có quân y nên khi lính bị thương là tên chỉ huy ra lệnh bắn chết luôn, sự thật thì bọn tui đã đánh vô bệnh xá, bệnh viện của cộng quân, bắt được tù binh, trong số đó có bác sỹ, y sỹ, y tá và thu khá nhiều bông băng, thuốc men và dụng cụ y tê của chúng. Hỏi cung tên bác sỹ bệnh xá trưởng trung đoàn, nó khai mỗi trung đội có 1 y tá, đại đội có 1 y sỹ và 2 y tá, tiểu đoàn có 1 bác sỹ, 2 y sỹ và 4 y tá, trung đoàn có nhiều bác sỹ, y sỹ, y tá, hộ lý, có bệnh xá ở hậu cứ và đội trạm phẫu tiền phương đi theo đơn vị khi tác chiến, sư đoàn thì có bệnh viện. Rồi chuyện VC có đuôi, chuyện 7 thằng VC leo 1 cọng đu đủ không gãy… Toàn chuyện ba xạo theo kiểu xe cán chó, chó cắn xe. Nói thiệt là nhiều khi chính bọn lính chúng tôi ngày đêm giáp mặt với VC một sống một chết, một mất một còn rất tức cái cách tuyên truyền rất có hại cho tinh thần chiến đấu của lính, ví như chuyện VC chỉ có mấy cái xe molotova chạy bằng củi… Có chiến hữu tức quá nói “Đưa bọn làm tâm lý chiến và chiến tranh chính trị ra mặt trận đánh nhau với quân Bắc cộng cho nó biết thế nào là “VC chỉ có mấy cái xe molotova chạy bằng củi”.
        Chú không biết Đà Nẵng là căn cứ quân sự liên hợp lớn thứ 2 của VNCH hay sao? Vì là căn cứ quân sự liên hợp lớn thứ 2 của VNCH, nên Đà Nẵng là nơi có nhiều cơ quan chỉ huy của nhiều đại đơn vị, quân chúng, binh chủng, nhất là Bộ tư lệnh Quân đoàn 1/Quân khu 1. Riêng xã Hòa Khánh thuộc ngoại ô thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm Đà Nẵng 9km, địa hình có bờ biển, có đồng ruộng nhỏ hẹp, có nhiều đồi núi, nhất là núi Phước Tường… Vì vậy ở Hòa Khánh không những chỉ có Bộ Tư Lệnh tiền phương Sư đoàn Nhảy Dù, từ ngày 01 tháng 10 năm 1971 còn có Bộ tư lệnh sư đoàn 3 BB ở phía Đông Bắc chân núi Phước Tường thuộc xã Hòa Khánh, do Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai giữ chức Tư Lệnh đầu tiên của Sư Đoàn, Bộ chỉ huy Liên đoàn 12 BĐQ đóng ở bãi cát rộng lớn phía Đông Bắc xã Hòa Khánh, giáp với bãi cát Xuân Thiều của Xã Hòa Hiệp (Toàn bộ bãi cát làng Xuân Thiều ven quốc lộ 1 ra sát mép biển dài khoảng 1.5 km đều là khu quân sự của nhiều đơn vị), ngoài ra còn có Bộ chỉ huy của các đại đơn vị khác nữa.

        Nói tóm lại, là người lính trên chiến trường ngày đêm giáp mặt với cộng quân, tui biết chuyện gì phe ta nói về cộng quân là có thiệt, chuyện gì chỉ nhằm mục đích tuyên truyền. Bởi vậy bọn lính chiến chúng tiôi nghe đều phân biệt được thiệt, giả. Nếu như đang còn cuộc chiến chống cộng thì tui không nói ra sự thật, mà thậm chí còn cùng với cơ quan chiến tranh tâm lý, chiến tranh chính trị tuyên truyền về những điều đó, dù biết chuyện đó là sai sự thật, miễn là có lợi cho ta. Nhưng nay chiến tranh kết thúc gần 40 năm rồi, không thể để những hỏa mù do phe ta tung ra cứ che lấp sự thật mãi, nên tui mới nói huỵch toẹt ra như thế. Chắc chắn khi tui nói ra cách tuyên truyền sai sự thật đến mức quá lố của phe ta về cộng quân (đây cũng chính là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến phe ta tan hàng, thảm bại theo kiểu gậy ông đập lưng ông) thì sẽ bị nhiều người chưởi bới, vì khác với ý của các bạn. Tui chấp nhận bị chưởi bới vậy.

      • DâM TiêN says:

        Mà anh chạy tội cho cái xích sắt trói đời bộ đội làm chi?

        Anh giơ tay cương quyết thề vơi Đảng :” không có đâu !”

        (Không có đâu” là có bồi dưỡng 500 gam củ mì đấy nhá.!)

      • ABC says:

        Bạn không thấy, không có nghĩa là không có !
        Hãy vào đây mà đọc:

        ” Bộ đội cụ Hồ bị xích chân vô súng máy” (Viet Cong chained to machine guns)

        http://www.vietlandnews.net/forum/showthread.php?t=14660

      • Nguyễn Trọng Dân says:

        Có một điễm lạ là những thằng dư luận viên , giả mạo lính này, lính nọ như nick Cựu lính BĐQ này đây , hay bọn giáo điếm , chúng nó điều viết phản hồi chằng chịt không đầu không đuôi ….

        Phải chăng phun láo tung tóe nên không muốn rõ ràng cho mọi người dễ nhận ra?

      • Cựu lính BĐQ says:

        Dám nói lên sự thật không phải là chạy tội cho bất cứ ai.
        Khi không còn đủ lý lẽ để tranh luận thì chú mày lại tặng nón cối cho người khác ý kiến với chú mày, dù đó là người đã vào sinh ra tử, nay còn mang trên mình thương tật để bảo vệ chế độ VNCH và đã từng 9 năm làm tù nhân của CS trong các trại tù trá hình được gọi là trại cải tạo sau 30/4/1975.
        Chúng ta thường nói VC nhồi sọ. Nhưng xem ra, bên phía chúng ta nhồi sọ không kém gì VC. Nhiều người trong chúng ta bị nhồi sọ đến mức tin những điều hết sức vô lý do bộ máy chiến tranh chính trị bịa ra. Ví dụ có người tin rằng VC có đuôi, 7 thằng VC leo 1 cọng đu đủ không gãy, VC chỉ có mấy cái xe molotova chạy bằng củi, lính Bắc cộng toàn là ngu dốt vì bị bom đạn Mỹ đưa trở lại thời kỳ đồ đá nên không có trường học nên dân bắc Việt 100% mù chữ…
        Cuộc chiến đã lùi xa gần 40 năm, những người VNCH là người trong cuộc còn chút tỉnh táo và liêm sỷ khi nhìn lại cách tuyên truyền của chính VNCH đã giật mình thấy đó cũng là một trong rất nhiều nguyên nhân làm cho chúng ta gãy súng, tan hàng, dẫn đến mất tất cả như tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã nói: “Đất nước còn, còn tất cả; Đất nước mất, mất tất cả”.

      • TIÊN...không...DÂM says:

        @ Cựu lính BĐQ,

        Nếu em là lính Cộng Hoà mà sau nửa thế kỷ có suy nghĩ như đang nói thì phí quá, sống làm gì, nếu chỉ ĂN, NGỦ, ĐỤ, ỈA ?

        *Bắc Việt chỉ tiếp tế cho lính của họ vũ khí, còn lương thực, thuốc men thì …”huy động trong dân”! Em có biết Trung Cộng viện trợ bao nhiêu triệu tấn lương thực cho BV? Công quân ăn lương khô (quá hạn) cuả TQ đến nỗi mang trong mình đủ thứ bịnh, thậm chí khi hết chiến tranh, về lập gia đình, con cái bị mắc dị tật,rồi cho là do chất độc “da cam”.
        * Việc Cộng Quân xích chân lính, có hai lý do, một là trước những chiến dịch, bọn chính trị viên cho học tập, rồi khích động nhau, trẻ con háo thắng, tình nguyện làm những trò ngu xuẩn để lấy tiếng …”anh hùng quân đội”. Một lý do khác trong những năm sau này, CS chết quá nhiều nên chúng vét cả con nít, mà với những lính sữa như thế, thì kinh nghiệm chiến trường không có, khi đụng trận ắt là hốt hoảng bỏ chạy, bọn cấp trên bèn xích họ lại. Chính Tù Binh CSVN cung khai ra chứ không ai biạ chuyện!
        * Tại sao Tâm Lý Chiến bảo rằng VC ‘có đuôi”? Thật sự họ như mình, nhưng chủ thuyết CS nói rằng, CON NGƯỜI BỞI KHỈ MÀ RA, CS tự nhận mình là do…khỉ, và khỉ thì …có đuôi, đây là cách “bôi bác” CS thôi chứ ai có đầu óc bình thường mà tin? Bộ trước khi có cuộc chiến 54-75 chưa có chiến tranh với VM hay sao? Mà đã có thì dân, lính không đụng với VC hay sao mà không biết? Mỗi một tuyên truyền dùng cho một mục đích khác nhau, đừng hiểu một cách ngu ngơ!
        * Tại sao tuyên truyền là 7 chú VC đeo cành đu đủ không gẫy? Đây là cách nói quá, trêu tức VC, chứ không có ý “tuyên truyền”, vì một đứa con nít cũng không tin chuyện đó. Đói không có gì ăn, chính VC tự thú là sau 1972, nhiều đọn vị không được tiếp tế phải ăn lá, rễ cây, rồi nằm ôm nhau chết đói, nhất là ở khu 5 ( từ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên). Trước đó, họ luôn ở trong tình trạng đói ăn, thiếu thốn, con người gầy, yếu…nên phe ta “phóng đại” một chút cho là gầy yếu quá đến nỗi 7 thằng đeo một nhánh đu đủ không gẫy thì chỉ có mục đích “chọc cười”, trêu tức VC thôi!

        Có những tuyên truyền ngay từ khởi đầu cuộc chiến, những năm 1960, lúc lực lượng CS còn yếu, khí tài chiến tranh, xe cộ( molotova chạy bằng …than, củi) vũ khí còn thô sơ…Nếu không tính đến chuyện thời gian mà cứ tin và hiểu như em thì không có ai ngu hơn? QĐVNCH cung cấp cho lính “hoả tiễn” M72, để bắn molotova chạy bằng củi hay bắn xe tăng 54?

        Xem ra em không phải là lính Biệt Động do cách “xưng hô”. Nếu em đã từng đi lính CH, thì it nhất bây giờ cũng xấp xỉ 60 tuổi. Với tuổi đó, không ai gọi một người mình không biết tuổi tác bao nhiêu, như Dâm Tiên là CHÚ, rồi xưng “tui”. Chắc chắn em sinh sau 1975, nghe các bác, các chú hồi chiến tranh kể lại rồi vào đây nói…bậy!
        Tuy vậy ‘qua” vẫn phải bỏ công ra khai sáng cho em, mong em vỡ ra được chút nào hay chút ấy!

      • Austin Pham says:

        Anh ABC chơi hàng độc quá! mấy em nó đang lè lưỡi liếm sạch cái đống bầy nhầy rồi. Má ơi, hết “thầy chùa” rồi có thêm “Biệt Động Quân” nữa kìa! Không náo không phải nà Việt+

      • UncleFox says:

        Ông này cựu lính Biệt Động Quân hay Biệt Động Thành mà phát biểu ngu bỏ mẹ . Ông quảng cáo bộ đội Việt Cộng cấp sư đoàn là có bệnh viện . Đựt m. ! ông làm như sư đoàn của chúng nó nằm một chỗ để .. trồng rau muống vậy .
        Các đơn vị Việt Cộng trên đường tiến binh, sẽ không có chuyện dừng lại để chờ tản thương như lính VNCH . Thế thì việc mấy đồng chí bị thương nặng không tự lết theo đơn vị được thì phải bị “xử lý” thôi . Chứ để chúng bị bắt rồi khai tùm lum sao ? (không tin cứ hỏi “cựu đồng chí” Tony Đỏ thì biết .
        Ông Biệt Động không thấy lính Bắc Việt bị xích chân vào xe tăng, đại pháo thì đâu hẳn là việc ấy không xảy ra . Tiểu đoàn ông bao nhiêu lần bắt được xe tăng, đại pháo ? Mà ví như tiểu đoàn ông từng nhiều lần bắt được những của quỷ ấy thì chưa chắc ông được hân hạnh chứng kiến sự việc . Bởi chưng chỉ cần khác đại đội là cái cơ may chứng kiến tận mắt là đã khó rồi, nói chi đến khác cánh quân giữa A và B .
        Nghe ông khoe thành tích bóc lịch thì ông phải đóng lon cỡ Tiểu Đoàn Phó trở lên . Mà cỡ,, Đại uý, Thiếu tá TĐP QLVNCH thì đâu có “lấn cấn” mấy chuyện tầm phào rằng TLC VNCH tuyên truyền kiểu mẹ rượt như thế . Ông thử nói cho bà con biết TLC VNCH bảo VC chỉ có mấy cái Molotova chạy bằng củi đăng trên báo nào không ? Còn truyện 7 thằng VC có đuôi đeo trên nhánh đu đủ chỉ là một bức biếm hoạ chọc cười chứ không phải để tuyền truyền như ông cố tình … tin tưởng .
        Tóm lại, nếu ông chưa đóng lon sĩ quan thì có nhiều chuyện ngoài tầm hiểu biết của ông, chẳng lạ . Còn ông là sĩ quan mà lý sự ngu ngơ như thế thì xưng là Biệt Động Thành mới làm người ta cảm động … thôi chửi !

      • Vân Nam says:

        Cựu lính BĐQ là thằng Nguyễn Phương Hùng đấy!

      • BĐQ thứ thiệt says:

        Các bác rỗi hơi hay sao mà tốn lời với thằng ” cựu lính BĐQ giả” này.
        Trong Quân Đội VNCH, đặc biệt là trong binh củng BĐQ không ai gọi là “Liên Đoàn BĐQ 12″ mà tất cả đều quen thuộc (nằm lòng) danh xưng Liên Đoàn 12 BĐQ. Chỉ một chi tiết nhỏ này cũng đủ kết luận hắn ta là Biệt Động… Thành rồi!
        Còn chuyện mấy “đồng chí” của hắn bị xích chân vào các ổ súng phòng không là chuyện thật 100%, xưa như trái đất!. Những người lính BĐQ ( thứ thiệt) nào từng đánh trận trên đỉnh Chư Pao (Kontum) đều đã chứng kiến xác của VC có 1 chân bị xiềng vào chân súng phòng không.
        Bác Dâm Tiên ơi. Tha cho nó và cũng đừng phí lời với đám dơi này!

      • UncleFox says:

        Nguyễn Phương Hùng dù có liếm bi VC thì cũng không mắc những lỗi sơ đẳng như thằng Biệt Động Thành này đâu, bác Van Nam .
        Chắc hắn bị giần cho tơi tả ở Bồng Sơn, Tam Quan nên mới nói ngược Liên Đoàn 12 BĐQ thành Liên Đoàn BĐQ 12 đấy thôi .

    • Chống Cộng says:

      Chuyện VC bị xiềng chân vào xe tăng hoặc đại pháo và uống thuốc liều chết trước khi xung trận thì cũng giống như chuyện “7 thằng Việt Cọng leo một cọng đu đủ không gãy” của họa sĩ Hiếu Đệ ấy mà. Tuyên truyền thôi. Điên hay sao mà tin ba cái chuyện tào lao đó. Dù vậy thì phải thông cảm là trong chiến tranh người ta tìm mọi cách để tuyên truyền, kể cả bịa đặt, miễn sao có lợi là được.

      • DâM TiêN says:

        Xin thưa, hay bỏ qua một bên những cùm xích, thuốc kích thích,
        để nơi đây ta chỉ bàn về thứ thuốc LÁO Communism thui :

        === Hãy nghe bản tuyên dương ( vật) của “dũng sĩ” Bùi Minh Kiểm:

        ”Hơn 15 năm cầm súng, chinh chiến dọc một dải chiến trường miền Trung, ông đã lập nên những kỳ tích huyền thoại khi một mình hạ hơn 8 chiếc máy bay UH-1 và hàng chục xe tăng, thiết giáp của Mỹ Ngụy. Trong một trận đánh ‘dầu sôi, lửa bỏng,’ ông cùng đồng đội là Nguyễn Phú Thao đã đưa ra một cách đánh táo bạo. Khi chiếc UH-1 rà tới chuẩn bị hạ thấp để bắn róc két thì ông Kiểm lao người lên dùng hai tay ghì càng máy bay xuống. Ðôi bàn tay thép như chiếc nam châm hút chiếc UH-1 xuống gần sát mặt đất. Viên phi công bất ngờ, chưa kịp gạt cần súng máy thì đã bị anh Thao từ bên dưới bắn thốc lên, thẳng vào buồng lái. Chiếc máy bay mất thăng bằng loạng choạng lao xuống, nổ tan xác.”

        ( Xin lỗi quý vị, đọc xong, tôi bươi bải vô Restroom, tí..Có ngài Tony theo hôn?)

    • tonydo says:

      Kính thưa đàn anh quan Sáu!
      Trong trận Bình Long, phía các đồng chí sinh bắc tử nam là ba sư đoàn 5,7,9 (Công Trường) dự trận. Công Trường 9 cho trung đoàn 59 theo hai chiếc tăng lao từ đồi Gió xuống đánh thẳng mặt. Còn trung đoàn 57 bọc hậu chặn đường rút quân từ An Lộc về Sài Gòn. Còn trung đoàn 55 làm dự bị.
      Như vậy mang tiếng là đánh cấp Sư Đoàn nhưng thực tế chỉ có một trung đoàn xông vô. Hơn nữa cả ba sư này là của miền đông nam bộ, thông thường chỉ đánh nhỏ vào ban đêm và chưa bao giờ đánh lớn vào ban ngày.
      Quên chưa nói là hai sư 5 và 7, một ở vòng ngoài và một dự bị.
      Quân số của các chiến binh sinh bắc tử nam được bổ sung cho đủ (quân số giải phóng) 6 người một tiểu đội.
      Trung ương cho 10.000 qủa đại bác nhưng đồng chí sư trưởng ( đang hăng máu vịt ) chỉ cần có một tiếng là hét các chiến binh bộ đội cụ Hồ xung phong, (làm le lấy điểm)
      Em đi sau hai cái tăng nói trên. Mọi sự sau đó thì mọi người đều biết cả.
      Sau này khi được cáng về bệnh viện mới thấy rất nhiều xe tăng Nga La Tư bị bom B52 đánh lộn nhào từ sở cao su Căm Pu Chia xuống tới An Lộc.
      Nói cho ngay trận nào có sự trợ giúp của B52 thì các chiến binh sinh bắc tử nam không thể thắng được.
      Còn những người hùng Việt Nam Cộng Hòa nếu không có B52 trên trời thì không thể nào chịu đời cho thấu với các chiến sĩ bộ đội cụ Hồ.
      Thôi nghỉ, coi tiếp World Cup.
      Kính đại ca.

      • DâM TiêN says:

        TonyDO lâu lâu cắc bùm một phát,,, hay hay chi lọa…

        Thế à, TonyDO ui… Cai sự Xuân Lộc đó… có B.52
        con mẹ gì đâu…

        mà anh em DâM TiêN ta hạ 37 T-54 ( chưa kể PTR),
        và không dưới 5,000 nón cối thủng lỗ…

        Tại Đồi Móng Ngựa của Trung sĩ Dâm, một trung đoàn
        E.95-B tan tác cò bợ dưới hỏa lực…bắn phát một của
        anh em ta… Có B-52 cái con miẹ gì đâu, cà ?

        ( He he…hềnh như có kẻ “mạo danh” TonyDO ấy a ? )

    • Việt cộng chết nhát says:

      Tên “phản động ” Tien Ngu vờ vịt nêu câu hỏi về thuốc liều và xích xiềng, nhưng kỳ thực là để xỏ xiên Quân Đội Nhân Dân Việt Nam “anh hùng dỏm ” :

      ***Thuốc Hùng Tâm : Trong cuốn “Mặt Trái Của Chiến Tranh” do hội văn nghệ quân đội Nga xuất bản năm 1995 có viết tại trang 15: “Các cuộc chiến đều đem lại đau thương và người ta thậm chí còn kích thích tinh thần người chiến sĩ bằng những liều thuốc. Người Đức dùng ma túy tổng hợp, người Trung Quốc dùng thuốc tự chế tên gọi “hùng tâm” mà sau này có dùng trong chiến tranh Việt Nam cho quân đội Miền Bắc…”

      ***Còn chuyện bộ đội Việt cộng bị cấp chỉ huy xiềng vào các ổ súng, xe tăng thì đầy rẫy trong nhật ký của những người lính Mỹ và các bài viết của ký giả như dưới đây :

      http://www.vietlandnews.net/forum/showthread.php?t=14660

      • Việt cộng chết nhát says:

        Bè lũ Hồ chí Minh- Võ nguyên Giáp chẳng dám mò vào chiến trường Miền Nam. Chúng xiềng xích bọn cán binh đàn em thẩy vào chảo lửa :

        “Mùa Hè Đỏ Lửa” – tác giả Phan Nhật Nam: …Họ đi từ Bắc vào, từ Thanh Hóa, Nghệ An xuống Đồng Hới, băng qua biên giới dọc theo Tchépone, Mường Nông xuôi dần xuống phía Nam, rẽ vào Kontum hay mặt trận B3 hoặc tiếp tục xuống vùng Lưỡi Câu, Mỏ Vẹt trước khi qua lại biên giới để vào Lộc Ninh, cách An Lộc 18 cây số – Hành lang di chuyển mở rộng không chướng ngại.Họ đến An Lộc từ đầu tháng Tư sau sáu tháng di chuyển và bắt đầu “được” xích vào cần chân ga thiết giáp, xích vào cây để bắn máy bay và xích vào cổ người bên cạnh để đi hết lời nguyền “Sinh Bắc Tử Nam.

    • ĐẠI NGÀN says:

      NGÀN …

      Ngàn thì không lính Cộng hòa
      Cũng không Bộ đội mới là lạ chưa !
      Bởi vì Ngàn chống chiến tranh
      Hai bên đều tránh để dành tương lai !
      Tương lai làm việc cho đời
      Vựt lên đất nước sau thời đạn bom !
      Chẳng may vận nước chưa tròn
      Tuổi già Ngàn phải lên non nhìn đời !
      Trước sau cũng chỉ mệnh Trời
      Ai người gặp hội mới đời thanh vân !

      NON NGÀN
      (21/6/14)

    • ABC says:

      Hình xác VC xích chân vào súng máy được rao bán trên mạng:
      http://www.worthpoint.com/worthopedia/1966-body-chained-vietnam-civilian-129179167

  7. Lamson72 says:

    @Khách quan-Lính dỏm: Có cố gắng . Nhưng trật lất . Trật vì thiếu tham khảo nên dễ làm người ta cười .

    Thứ nhất : Không phải hết 20 ngàn lính QLVNCH phòng thủ An Lộc . Phòng thủ (tử thủ) An Lộc có Trung đoàn 7, Trung đoàn 8, Sư Đoàn 5BB (Trung Đoàn 9 bị tan hàng tại Lộc Ninh trước đó) . Một Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù , và 2 Tiểu Đoàn 5 và 8 Nhảy Dù từ ngoài vào giúp phòng thủ An Lộc (Tiểu Đoàn 6 ND tan hàng tại Đồi Gió ) Và một Liên Đoàn Biệt Động Quân (trừ) Ngoài ra có lực lượng bán quân sự Cảnh Sát và Địa Phương Quân thuộc Tiểu Khu Bình Long . Quân số dưới 5000 tay súng . Đặc biệt chu vi phòng thủ rất hẹp cho nên pháo binh VC đã làm mưa làm gió tại mặt trận An Lộc và phòng không dầy đặc đã gây trở ngại không ít cho tiếp tế tản thương .

    Lực lượng giải vây gồm Sư Đoàn 21BB và Trung Đoàn 15BB/SD9BB thêm Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù vừa bổ sung quân số từ ngoài đánh vào , nhổ chốt do 4 Trung Đoàn VC luân phiên tác chiến (Công đồn đả viên đấy) Lực lượng VC gồm 2 SD chủ lực có chiến xa T54 và T59 tấn công trực diện vào thành phố An Lộc sau khi pháo tàn bạo vào mục tiêu (Tiền pháo hậu xung) Sau nhiều lần tấn công trực diện không thành công bị quân trú phòng chống trả mảnh liệt và sự yểm trợ hữu hiệucủa B52 Quân Bắc cộng bị thiệt hại nặng nề . Cùng lúc SD21 và Trung đoàn 15 BB ngày đêm nhổ chốt . Cuối cùng Tiểu Đoàn 3/Trung Đoàn 15 BB đã bắt tay với TD8ND . Trận chiến An Lộc chấm dứt và bọn Bắc cộng ôm đầu máu , cởi dép râu tẩu sang Miên với mối hận ngàn thu .

    Sơ sơ cho Khách quan cưng biết về trận chiến tại An Lộc . Cưng cần biết An Lộc là tỉnh lỵ của Tỉnh Bình Long . An Lộc và Bình Long là một chứ không phải hai trận chiến khác nhau .

    Bình Long , Kontum là quân Bắc Cộng tấn công QLVNCH . QLVNCH trong thế phòng thủ . Cái khác nhau giữa hai mặt trận Bình Long và Kontum là An Lộc thì có quân giải tỏa từ ngoài đánh vào . Còn Kontum là chỉ mỗi SD23 phòng thủ . Sau khi giữ vửng vị trí SD23BB đã phản công và Quân Bắc Cộng chạy sút dép râu , rớt nón cối . Riêng Tướng Bắc cộng Hoàng Minh Thảo chỉ huy mặt trận Kontum thì chỉ còn cái quân tà lỏn mà thôi Còn Quảng Trị là QLVNCH tấn công Bắc Cộng để chiếm lại Cổ Thành Đinh Công Tráng và nguyên một Trung Đoàn Bắc cộng không còn một mạng nào sống sót nên có thơ rằng

    Thạch Hản đò ơi xin chèo nhẹ
    Có bộ đội nằm chật đáy sông …

    Khà khà khà ! Thương cưng lắm Khách quan tự Lính dỏm nếu rảnh nên mở bài hát Cờ Bay nghe chơi đở buồn

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Trận đánh ở Kontum đúng là quá suprised ! Đâu ai ngờ thằng “em” nhà ta chơi khá quá xá thợ mộc

      An Lộc nổi tiếng quá nên công trạng của thằng “em” bị…chìm đi. Hehehehe…

      Kính

    • Hùng says:

      Này, anh bạn, việc có 20.000 quân VNCH phòng thủ An Lộc (hay là Bình Long) là do tác giả bài báo “Lấy tro tàn An Lộc… viết chiến sử Bình Long” là ông Giao Chỉ nêu ra đấy chứ, có phải nick Lính nêu ra đâu. Anh bạn chưa đọc bài báo đó của ông Giao Chỉ hay sao? Nếu chưa đọc kỹ hoặc đọc kỹ rồi mà không hiểu thì đừng chửi bới người khác.

      Chính tác giả Giao Chỉ đã viết trong bài báo: “Các đơn vị lớn nhỏ gồm mọi binh chủng của địch là 3 sư đoàn bộ binh, 1 sư đoàn pháo, 1 trung đoàn thiết giáp, 1 lữ đoàn đặc công tổng cộng 40 ngàn quân. Phía ta có 2 sư đoàn và các đơn vị tăng cường với quân số trên 20 ngàn chiến sĩ”.

      Anh bạn đọc kỷ lại bài báo của tác giả Giao Chỉ xem Giao Chỉ có viết như thế không nhé.

  8. Khách quan - Lính says:

    Tríchdẫn: “Các đơn vị lớn nhỏ gồm mọi binh chủng của địch là 3 sư đoàn bộ binh, 1 sư đoàn pháo, 1 trung đoàn thiết giáp, 1 lữ đoàn đặc công tổng cộng 40 ngàn quân. Phía ta có 2 sư đoàn và các đơn vị tăng cường với quân số trên 20 ngàn chiến sĩ”.

    Nếu đúng như thế thì QLVNCH chẳng có gì gọi là “kiêu hùng, kiêu dũng”. Vì ở chiến trường An Lộc, Quảng Trị, Bình Long… QLVNCH ở thế phòng ngự trong hệ thống công sự vững chắc, Bắc Việt và VC ở thế tấn công phơi mình ngoài công sự.

    Bất cứ một sỹ quan nào chỉ cần có cấp bậc thiếu úy cũng hiểu rõ nguyên tắc: khi tiến hành tác chiến tiến công đánh địch trong công sự vững chắc thì thông thường bên tấn công phải lấy 5 đến 6 để chọi 1, khi tác chiến phòng ngự trong công sự vững chắc thì chỉ cần lấy 1 để chọi với 5 đến 6.

    Trong lúc đó Bắc Việt và VC ở thế tấn công mà chỉ có 40.000 quân, phía QLVNCH ở thế phòng ngự trong công sự vững chắc mà có đến 20.000 quân. Như vậy Bắc Việt và VC ở thế tấn công phải phơi mình ngoài công sự mà chỉ lấy 2 để chọi 1 của QLVNCH đang chiến đấu trong công sự vững chắc, còn QLVNCH phòng ngự trong công sự vững chắc mà lấy 1 để chỉ chọi với 2 của Bắc Việt và VC đang phơi mình ngoài công sự. Như vậy, QLVNCH chẳng có có gì gọi là “chiến thắng oai hùng”, lại càng không thể gọi đó là “chiến thuật biển người”.

    • ABC says:

      Ông học quân sự ở cái trường nào vậy ???

      Trong binh pháp, bên tấn công có những cái ưu điểm như sau : Họ chọn lựa thời gian, họ chọn lựa và chuẩn bị chiến trường, họ chọn lựa chiến thuật & chiến lược ( ví dụ như công đồn đả viện) v.v.., họ chọn lựa sự tương quan về quân số vì họ đã lượng trước số lượng và khả năng của quân trú phòng, và quan trọng hơn hết, sự tiến hay lui, hoàn toàn là do họ quyết định.
      Còn bên phòng ngự thường là bị động, vì ngoài vấn đề bất ngờ, họ không chuẩn bị kịp để đối phó với một quân số địch vượt trội hơn mình nhiều lần mà chính họ cũng chưa biết là bao nhiêu, ngoài ra bên phòng ngự còn phải lo bảo vệ người dân và bảo vệ lãnh thổ. Thực tế trong những trận đánh lớn, vấn đề người dân chạy theo đã làm cản trở cho người lính rất nhiều ví dụ như Chơn Thành,Quảng Trị, Tỉnh lộ số 7, Long Khánh v.v..!

      Dù sao ông cũng có cố gắng phát biểu dù kiến thức còn thiếu, tôi đề nghị thăng ông lên Binh Nhất ! OK ?

      • Hùng says:

        Chỉ có QLVNCH mới có chuyện đất nước đang trong tình trạng chiến tranh mà gia đình vợ con của sỹ quan, binh lính ở trong hoặc xung quanh căn cứ, trên thế giới chẳng có quân đội nào như thế. Vì vậy, khi trận chiến xẩy ra, sỹ quan, binh lính vừa chiến đấu vừa lo cho gia đình, vợ con cũng ở trong khu chiến, thậm chí bỏ đơn vị, bỏ trận địa chạy về lo cho gia đình. Hơn nữa, nếu phải lui quân thì chính đám vợ con, người nhà của sỹ quan, binh lính chạy trước làm cho dân chúng hoảng sợ nên đùm túm chạy theo, sỹ quan, binh lính bỏ hàng ngũ chạy về lo cho vợ con và gia đình… tạo nên sự hoảng loạn, vô tổ chức, vô kỷ luật, cấp chỉ huy không thể nào chỉ huy được đơn vị, dẫn đến…. TAN HÀNG, RÃ NGŨ, BẠI TRẬN.

      • ABC says:

        Trả lời cho Hùng ở reply phía dưới:
        Bạn chỉ cho mọi người thấy,ở đâu có cảnh :” gia đình vợ con của sỹ quan, binh lính ở trong hoặc xung quanh căn cứ, trên thế giới chẳng có quân đội nào như thế. Vì vậy, khi trận chiến xẩy ra, sỹ quan, binh lính vừa chiến đấu vừa lo cho gia đình, vợ con cũng ở trong khu chiến, thậm chí bỏ đơn vị, bỏ trận địa chạy về lo cho gia đình” đi !
        Chắc chắn bạn chưa đi lính, chỉ đoán rồi ăn ốc nói bừa !

        Trong các đơn vị từ cấp tiểu đoàn trở lên của QLVNCH, mỗi đơn vị đều có một khu cho gia đình binh sĩ, sĩ quan cư ngụ, được gọi là hậu cứ, có nghĩa là căn cứ ở hậu phương, thường là nơi rất an ninh yên ổn, người lính dù đi hành quân ở đâu xa, có khi cách hàng 5-7 trăm cây số, xong chiến dịch, được về hậu cứ nghĩ ngơi dưỡng quân, bổ sung quân số cùng trang thiết bị, chờ đi hành quân tiếp, thí dụ như hậu cứ của Thủy quân lục chiến là trại Sóng thần ở Thủ đức, hậu cứ của sư đoàn nhảy dù là Trại Hoàng hoa Thám ở ngả tư Bảy Hiền.v.v..
        Chỉ trừ có Nghĩa quân đóng đồn là có gia đình binh sĩ ở chung, vì họ là lính địa phương, nên cũng không có gì là lạ.
        Còn lính Campuchia, dưới thời Lon-nol thì có cái màn đó.
        Bạn rỏ rồi chứ !

    • Tên tướng VC đần độn says:

      Chỉ mang có 40000 quân đế tấn công một mục tiêu có đến 20000 quân phòng ngự . Chỉ có những tên tướng đần độn như Võ nguyên Giáp mới làm chuyện đó . Hèn chi tên tướng Võ nguyên Giáp không được đề cập đến trong các sách giáo khoa :

      Đại tướng Võ Nguyên Giáp ‘vắng mặt’ trong sách giáo khoa – 21/10/2013 –

      Tìm hiểu của Thanh Niên Online cho thấy, cụ thể, ở SGK Lịch sử lớp 9, phần sử Việt Nam có 21 bài, trong đó có bài: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954) ở trang 119, có nêu diễn biến chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, nhưng không câu từ nào nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

      Tương tự, trong SGK Lịch sử lớp 12, bài 20 với cũng nội dung trên, dù nêu chi tiết hơn về diễn biến trận đánh Điện Biên Phủ, nhưng cũng không một lần nhắc tên nhân vật lịch sử: Võ Nguyên Giáp.

      “Ở cấp tiểu học, phần sử trong sách Lịch sử và Địa lý 5, từ bài 1 đến bài 6 là những bài học về nhân vật lịch sử như: Trương Định, Nguyễn Trường Tộ, Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu… Nhưng chưa có bài nào nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp”, bà Nguyễn Thị Hào, giáo viên Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (Q.4, TP.HCM) cho biết.

      Bà Nguyễn Ái Hằng – nguyên Tổ trưởng bộ môn Sử, Trường THPT Trần Phú (Q.Tân Phú, TP.HCM), cho biết: “Trong SGK lịch sử ở cấp 3, những bài chính đều không nhắc tới Đại tướng. Ở những bài phần tham khảo, đọc thêm có thể hiện một số nhân vật lịch sử, nhưng cũng không có thông tin nào xoay quanh Đại tướng Võ Nguyên Giáp”.

      (Đại tướng Võ Nguyên Giáp ‘vắng mặt’ trong sách giáo khoa – Kỳ 1: Sách giáo khoa ‘bỏ quên’ Đại tướng!21/10/2013 )

    • Austin Pham says:

      1. “Bất cứ một sỹ quan nào chỉ cần có cấp bậc thiếu úy cũng hiểu rõ nguyên tắc: khi tiến hành tác chiến tiến công đánh địch trong công sự vững chắc thì thông thường bên tấn công phải lấy 5 đến 6 để chọi 1, khi tác chiến phòng ngự trong công sự vững chắc thì chỉ cần lấy 1 để chọi với 5 đến 6.”
      - cái này là đúng…với chiến thuật biển người của quân đội ku hồ, dười sự chỉ huy của các thiếu úy-Trường Sơn đại huynh.
      2. “Trong lúc đó Bắc Việt và VC ở thế tấn công mà chỉ có 40.000 quân, phía QLVNCH ở thế phòng ngự trong công sự vững chắc mà có đến 20.000 quân. Như vậy Bắc Việt và VC ở thế tấn công phải phơi mình ngoài công sự mà chỉ lấy 2 để chọi 1 của QLVNCH đang chiến đấu trong công sự vững chắc, còn QLVNCH phòng ngự trong công sự vững chắc mà lấy 1 để chỉ chọi với 2 của Bắc Việt và VC đang phơi mình ngoài công sự. Như vậy, QLVNCH chẳng có có gì gọi là “chiến thắng oai hùng”, lại càng không thể gọi đó là “chiến thuật biển người”.
      - Cái này thiệt là…ngu. Đã biết sở trường của “quân đội nhân dân” là biển người mà còn…đưa lưng cho bắn.
      Người có óc biết: nếu tấn công thì phải cầm chắc cái thắng. Kế tiếp, cái giá của sự chiến thắng phải xứng đáng với sự hy sinh. Cuối cùng là phải biết phân biệt: cơm và sắn lát, 3,000,000 > 58,000 + 250,000, $1 US > $20,000 đồng VN và…cuộc chiến vẫn chưa chấm dứt.
      Chào sảng khoái

    • nguoimienbac says:

      ông này không biết thế nào là binh pháp cả. Thủ lúc nào cũng bị động hơn công.

  9. DâM TiêN says:

    Qua một nghi lễ trang trọng, bốn cựu binh Mỹ nhịp bước bưng về
    xứ Bắc Kỳ một chiếc nón cối có vết đạn …thù, dâng lên tượng bác.

    Vậy có tí thơ rằng ::

    CHIẾC NÓN CỐI

    Cái nón cối
    Giống y chang cái cối
    Người dân quê dùng giã tôm cua
    Đâm những mẻ vừng cơm độn sớm trưa
    Nay anh mang lên đầu
    Một cái cối
    Che nắng che mưa
    Trường Sơn hiu quạnh
    Làm sao che được viên đạn thù
    Đã xé toang nón cối
    Xé toạc đời anh

    Kẻ thù xưa bốn đứa quân hành
    Khiêng hờ chiếc nón cối
    Mang về chốn quê anh
    Làm một lễ nghi hương khói linh đình
    Đặt cái nón cối nhuốm hồn anh bên tượng Bác
    Người sai anh đi vào cõi chiến chinh
    Mang AK sinh bắc tử nam
    Chống lại bốn khẩu AR
    Bởi anh mò đến miền Nam đất lành

    Chiếc nón cối che mờ tuổi xanh
    Đôi dép râu hao mòn thế hệ
    Cờ đỏ dẫn đường sao vàng lấp lóe
    Không có anh, Miền Nam sẽ thanh bình
    Không có anh, Nam Bắc chẳng phân tranh
    Miền Nam đất lành con dân hiền hậu
    Đất bằng nổi sóng cũng tại vì anh.

    Chúng nó mang vể trả lại
    Chiếc nón cối vô tri cùng lỗ đạn xuyên
    Nếu sau cơn khói lửa người ta gom lại
    Nơi những chiến trường đổ xuống Miền Nam
    Gom lại những nón cối
    Như cái nón cối trả về quê anh
    Thì nón cối sẽ cao hơn mặt thành
    Củng dần dần cao hơn lăng Bác

    Đâu đó nơi trường sơn man mác
    Xin vĩnh biệt hồn anh.

    ( Ý ) 20-1-2014

    • Thắc-Mắc says:

      Ý-Yên,
      Bài này của Giao-Chỉ viết đã lâu, nhưng tôi nay mới đọc lần đầu. Trong các nhân-vật – trước có tham-dự mặt trận Bình Long 1972 – hiện nay còn sống, và được đề-cập trong bài này, dĩ-nhiên tên-tuổi tướng Nhựt, lúc bấy giờ là Đ/tá Tỉnh-Trưởng kiêm Tiểu-Khu-Trưởng tỉnh Bình Long đương-nhiên là đúng quá ; tuy nhiên không hiểu vô-tình hay cố ý mà Giao-Chỉ không nhắc đến những đơn-vị và những cấp chỉ-huy trực-tiếp của các đơn-vị này là LĐ 81/BCND, Lữ-Đoàn Dù. Riêng Liên-Đoàn Biệt Cách Nhảy Dù chịu tổn-thất kinh-khủng mà sao không thấy Giao-Chỉ nhắc đến Đ/tá PV.Huấn (LĐT), Tr/Tá Lân (LĐP), rồi VX Thông, hay PC Tài, …Tr/Tá Bùi Quyền, bấy giờ Trưởng Phòng 3 của Lữ-Đoàn Dù tham-chiến, chỉ được nhắc sơ qua. Rồi Giao-Chỉ cũng quên bẳng Phan Nhật Nam, quên bẳng bài phóng-sự nảy lửa ” Mùa Hè Đỏ Lửa ” của vị Sĩ-Quan, vốn xuất-thân K18/VB Đà-lạt này. Ý-Yên ở gần Giao-Chỉ hỏi xem ông ta tại sao lại bỏ sót rất nhiều người – chắc-chắn hiện còn sống ở nước ngoài, nhất là tại Mỹ – đã đổ máu (nhưng chưa chết) , mồ-hôi, gian-khổ và nhiều nước mắt ngay tại Bình Long 1972. Vẫn là Niềm-Tin.

      • DâM TiêN says:

        Theo được biết, ông VVL khá hăng say công tác cộng đồng
        trong tinh thần tưởng niệm đau cõi lòng, nhưng quên đi tầm
        nhìn hy vọng cho tương lai. Ấy a, cái sự này cũng đúng thôi
        với một ông đại tá văn phòng một đời…binh nghiệp.

        DâM có mua hai videos “Chân dung người lính “do ông VVL
        ” sản xuất.’ Khi về mở coi, thì như mình đang đọc văn bà
        Buốt Tè ngày nào…Vừa xem vừa thấy ngường ngượng cho
        người lính được khai thác làm món hàng…
        DâM không thích gặp mặt xừ VVL, thấy thế nào ấy, có
        lẽ vì prejudices với ông ta chăng… Hay là bởi ông zọt lẹ quá,
        và sang đây thích gõ kẻng quá. ..
        Mong ông VVL đọc được Góp Ý của Thắc Mắc nêu trên.

        Thân kính,

  10. Cờ vàng và quần tà lỏn says:

    Chiến sử oai hùng của QLVNCH: CHẠY! CHẠY! CHẠY! Lột cả quân phục để chạy, vứt cả vũ khí để chạy, QLVNCH đạt giải đặc biệt thế giới về môn chạy việt dã.

    CỜ VÀNG VÀ QUẦN TÀ LỎN

    Quần tà lỏn và cờ vàng là hai vật không có gì liên quan đến nhau. Thế nhưng đối với các anh cờ vàng cực đoan hùng hổ chống cộng trường kỳ thì nó lại là những vật lên quan rất mật thiết. Nhưng ta phải nghe họ tâm sự thì mới biết nó liên quan ra làm sao.

    Mọi người trong chúng ta, ai đã qua tuổi học trò, cũng từng biết tới nhà văn Thanh Tịnh với bài văn giáo khoa nổi tiếng: “Ngày tựu trường”. Đọc bài này mỗi người đều có cảm xúc khác nhau, vì ai cũng có ký ức riêng về ngày tựu trường của mình. Và ai trong chúng ta có lẽ cũng đã hơn một lần từng đọc thơ của Thế Lữ có tác phẩm “Nhớ rừng” nổi tiếng, diễn tả tâm sự một con hổ bị cầm tù.

    Có lẽ ảnh hưởng bởi cách hành văn của Thanh Tịnh, có lẽ trong một phút ngẫu hứng cảm thấy ta như hổ nhớ rừng, với cảm xúc rất riêng, một anh cờ vàng đã ôn lại ký ức của mình bằng bài viết mang hơi hám của Thanh Tịnh và Thế Lữ như sau :

    Hằng năm, cứ vào đầu hè, phượng ngoài đường nở nhiều và trên cao có những đám mây bàng bạc, lòng ta lại trào dâng ký ức đắng cay của cái ngày phải tháo chạy tuột quần.

    Ta không thể nào quên được cái cảm giác run sợ ấy xuất hiện trong ta làm cái quần ta ướt sũng, cái hiện tượng này chỉ xảy ra khi ta còn được mẹ ẵm trên tay, nhưng ngày cuối tháng tư năm 1975 nó lại tái hiện trong ta.

    Ký ức này ta chưa một lần ghi lên giấy vì hồi ấy ta không dám ghi, và ngày nay ta không nhớ hết. Nhưng mỗi độ hè về lại gợi cho ta nỗi niềm không tả xiết, nó cắn xé lòng ta, nó trào dâng niềm căm hận và nó bắt ta phải bật thành lời.

    Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy hoang mang và lo sợ, tiếng súng cộng quân nổ khắp nơi, lòng ta nôn nao kinh hãi khiến ta đi đến quyết định phải tuột quần, lột áo, quyết định lịch sử của đời ta.

    Người lính mà tuột quần, lột áo là vứt bỏ quân phục, là đào ngũ, là hèn, là nhục, thế nhưng điều đó có sá chi, có gì quan trọng cho bằng bảo toàn mấy chục kí lô thịt mà bố mẹ ta dầy công tạo dựng nuôi dưỡng mấy chục năm qua.

    Tuột quần, lột áo, vứt bỏ quân phục để Việt cộng chẳng nhận ra ta, chẳng biết ai là dân là lính, thật may cho ta vẫn còn cái quần tà lỏn trên người. Thế nên ta vẫn giữ hoài quần tà lỏn, nếu không có nó ta chẳng khác đười ươi.

    Đi trong cái nóng mùa hè oi ả nhưng ta vẫn toát mồ hôi, ta lạnh run lên vì khiếp sợ. Cộng quân truy đuổi phía sau còn phía trước ta là đoàn quân tan rã đang cướp bóc mọi thứ trên đường tháo chạy. Ta lo sợ VC một phần nhưng cũng lo sợ không kém, rằng cái quần tà lỏn cỏn con trên người ta chẳng biết có bảo toàn được hay không, ai biết được trên đường tháo chạy có những rủi ro gì.

    Con đường quốc lộ thênh thang giờ đây nhỏ hẹp vì quân phục quân trang vứt ngổn ngang đầy đường. Con đường này ta đã quen đi lại hàng vạn lần, nhưng lần này tự nhiên ta thấy lạ. Cảnh vật xung quanh ta thay đổi quá, chính vì lòng ta đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay ta tháo chạy tuột quần, lột áo, vứt bỏ quân phục.

    Sài gòn mênh mông, ta lạc lõng, tìm hoài chẳng thấy chốn dung thân.
    Bạn bè chiến hữu đâu chẳng thấy, chắc chẳng hơn ta: cũng tồng ngồng.
    Địa chỉ cuối cùng chiến hữu ta hội ngộ là trại cải tạo.
    Ngày ba bữa cơm hẩm trộn bo bo đêm nằm co ro gãi háng .
    Ký ức năm xưa tràn về ngao ngán, tiếc những tháng ngày ăn cơm Mỹ nhởn nhơ vui.
    Thế nên ta :
    Gặm một nỗi căm hờn quân cộng sản,
    Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua.
    Khinh lũ cộng kia ngạo mạn ngẩn ngơ,
    Giương mắt lé coi khinh cường quốc Mỹ.
    Nay sa cơ bị nhục nhằn tù hãm,
    Thôi hết rồi những năm tháng ăn chơi.
    Nay ngang hàng với bọn lính dở hơi,
    Phải tuân lệnh cúi đầu mà cuốc đất.
    Ôi nhục nhã biết bao, đội quân hùng mạnh.
    Bỗng chốc tự tan hàng chứ có phải cộng sản thắng ta đâu.
    Ta kiểm soát bầu trời vùng biển,
    Một con chuột chạy qua ta đều phát hiện,
    Nhưng ai ngờ cộng sản bỏ túi được cả xe tăng.
    Chúng mang vào thả khắp Tây Nguyên,
    Chúng bỏ túi cả pháo binh, xe vận tải.
    Nửa triệu quân Mỹ phải cuốn cờ tháo chạy,
    Thì sá gì ta: ô hợp đám quân tàn.
    Nhờ chúa hiển linh trừng phạt bọn vô thần,
    Nên bọn cộng kia phải cúi đầu run sợ,
    Chúng phải thả ta về vì chúa ta che chở
    Để ta tươi cười vui hát khúc hát ô (HO),
    Và đoàn tụ Bu ta nơi đất Mỹ.
    Nay ta hưởng eo phe nhưng vẫn có đủ cà phê, chơi đĩ,
    Vẫn còn gân còn đủ sức biểu tình.
    Tuy không còn những tháng ngày hoàng kim cũ,
    Nhưng đời cũng còn thấy màu xanh.
    Nhưng:
    Cộng sản nó ranh ma,
    Ta sang đây mà nó cũng chẳng buông tha,
    Nó nằm vùng trong sợi dây thắt lưng, nó nằm vùng trong vai nghệ sĩ,
    Nó nằm vùng trong báo chí, nó lấy chậu rửa chân đựng lá cờ vàng.
    Nhưng dù cho chúng quỷ quyệt ranh ma ta đâu dễ đầu hàng,
    Thế là ta phải đấu tranh, phải cở áo tụt quần lần nữa.
    Ta cởi quần vạch cu đái tràn cửa hàng chúng nó.
    Ta cởi quần lấy cứt trét khắp nơi.
    Với bọn cộng nô không thể nói bằng lời.
    Phải lấy cứt, lấy cu làm vũ khí.
    Nhưng mấy chục năm qua:
    Ta vẫn sống trong tình thương nỗi nhớ,
    Thủa tung hoành, hống hách những ngày xưa.
    Nên mỗi năm đến độ cuối tháng tư
    Là ta lại nhớ lôi ra: quần tà lỏn.
    Nhìn nó để nhớ cái tháng tư uất hận
    Nhớ cái ngày vãi đái chạy năm xưa.
    Mấy chục năm rồi ta vẫn giữ nó bên ta
    Bên cạnh nó là lá cờ vàng ba sọc đỏ.
    Để nhắc lại mối hận xưa, hằng năm ta có ngày quốc hận,
    Khuyên cháu con ta phải nhớ mãi đến ngày này.
    Ta chưa phục hận được thì con cháu ta thay,
    Ta không còn sức thì ngồi gãi háng nhổ râu mà tham mưu cho bọn trẻ.
    Cái quần tà lỏn của ta,
    Chứng tích lịch sử của những ngày gian khổ,
    Ta giữ nó bên mình để nung nấu mối hờn căm.
    Mối thù đeo đẳng ta đã bao năm,
    Mối thù mà các cha cố của ta hằng nhắc nhở.
    Lá cờ nhắc cho ta tổ quốc cờ vàng đã chết,
    Quần tà lỏn nhắc ta niềm ô nhục năm xưa .
    Nó sẽ song hành đến khi cuộc đời ta kết thúc.
    Và,
    Nó vẫn mãi theo ta: tà lỏn – cờ vàng.
    Chúa có biết chăng trong những ngày ngao ngán
    Con đang theo giấc mộng ngàn to lớn
    Để hồn con phảng phất được gần người .
    Để chúa ban cho con sự sống đời đời.
    Để đòi lại món nợ đã mấy mươi năm: cờ vàng, quần tà lỏn.

    Trên đây là tâm sự cờ vàng làm cho chúng ta thấy rõ hơn mối lên quan mật thiết cờ vàng – quần tà lỏn. Cho nên, cứ đến ngày 30.4 hằng năm là các anh cờ vàng lại ôm nhau mà trách cứ thở than.
    Các anh đập đầu tức tối, rên la tiếc nuối, trách móc giận hờn.
    Các anh lôi miếng vải vàng ba sọc ra để mân mê khóc hận, để hồi tưởng mà dâng trào căm thù.
    Hỡi các anh, hãy cứ ôm nhau mà than thở,
    Chó có sủa thêm vài muơi năm nữa thì đoàn lữ hành vẫn tiến bước thênh thang.
    Dù cho các anh có tức tối cuồng điên,
    Có khóc lóc thở than, thì cũng chẳng ai thèm thương hại.
    Cứ vật vã đi, cứ hận đi, cứ thét gào lên để mong có ngày chúa thương giúp các anh phục hận.
    Giúp các anh ru giâc mộng cờ vàng .

    • Trúc Bạch says:

      He he he ….Bọn Ăn Mày Dĩ Vãng .

      Trung Cộng Chiếm được Biển Đông là nhờ chiến thắng của Hồ Chí Minh và đảng CSVN !

      Chính nhờ công lao của Hồ Chí Minh và đảng CSVN đã đánh đuổi “QLVNCH: CHẠY! CHẠY! CHẠY! Lột cả quân phục để chạy, vứt cả vũ khí để chạy…”, mà ngày nay Trung cộng mới có thể làm mưa làm gió, múa gậy vườn hoang ở Biển Đông đấy :

      Công lao bác Hồ

      Bác Hồ “quan hệ” bác Mao
      Lòi ra một lũ tào lao Ba Đình
      Ở trên hai bác “dập dình”
      Ở dưới các cháu “ninh tinh” hô hào
      “Hỡi tổ quốc hỡi đồng bào” :
      “Đánh cho Mỹ cút ngụy nhào”
      Để bác Hồ rước Tàu vào Biển Đông
      Hoàng – Trường, Chệt đã lấy không
      “Đại Đồng” Tàu – Việt , cũng công bác Hồ .

      - Nhục nhã nhất là ngày nay, chính bọn CSVN đang phải miễn cưỡng mà ca tụng VNCH vì VNCH đã để lại những “Di Sản Quốc Gia” ngàn đời uy nghi là :

      http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/613254/cum-bia-chu-quyen-truong-sa-duoc-cong-nhan-di-tich-quoc-gia.html

      Trong khi đó thì chúng lại đang khốn khổ khốn nạn vì không thể dấu được cái “Di Sản Ô Nhục” do Hồ Chí Minh để lại này :

      http://conghambannuoc.tripod.com/

      Ai vinh quang – ai ô nhục ?

      VNCH Chôn mà Đờ……éo chết.
      Hồ Chí Minh chết mà Đờ……éo chôn. (vì các cháu ngoan bác Hồ cần phải giữ lại cái xác của bác để thay phiên nhau mà……”thẩm du”)

    • VC tay sai chết thành lợn , chó says:

      Tổng bí thư đảng Cộng sản Lê Duẩn : “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc” .

      Hoá ra khi sống, bộ đội Việt cộng là những tên lính đánh giặc thuê cho bọn đế quốc Trung – Xô mưu đồ bá chủ hoàn cầu.

      Hèn chi khi chết, chúng biến thành xương chó, xương lợn, xương khỉ …:

      ***Chạm đáy – 26/11/13 | Tác giả: Bùi Tín: “… hàng chục ngàn liệt sỹ của các nhà ngoại cảm » được nhà nước khen thưởng bỗng lộ nguyên hình là trò bịp lớn, với những răng lợn rừng, xương khỉ, mảnh sành ” .

      ***Nhà ngoại cảm XHCN -27/10/13 | Tác giả: Ông Bút : Nhà ngoại cảm XHCN, chỉ mất công tìm xương heo, cốt chó đưa vào “nghĩa trang liệt sĩ.” Không thiếu trường hợp nhiều người mang về thờ, hết sức trang nghiêm, đến chừng xét nghiệm hóa ra xương chó!

      Tai nạn nghề nghiệp cho nhà ngoại cảm, vừa qua bà Phạn Thị Bích Hằng, dám tợn gan đem răng heo, mảnh sành, nói là cốt Phùng Chí Kiên, tay này được Hồ Chí Minh/Hồ Tập Chương, phong tướng đầu tiên..

    • Việt cộng chết chật đất says:

      *** Eo ơi, những con số khủng ! Mạng người lá rụng ! Giấy báo tử rơi đầy mái rạ !

      Lê Duẩn : “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc” .

      Trong cuộc chiến Việt Nam 1954- 1975, quân đội Việt Nam Cộng Hoà mất 275,000 người .
      Theo sử gia Hoa kỳ Bill Laurie,” 275,000 tử trận trong tổng số dân Miền Nam 17 triệu. Nếu so với số dân 200 triệu của nước Mỹ vào thời điểm đó, thì con số này lên đến 3,235,000 người”.

      Theo tin từ Nhà Nước Việt cộng ngày 5/5/1995, thì Miền Bắc đã bị tổn thất 1,100,000 bộ đội và 600,000 bị thương . Vậy theo cách tính trên của sử gia Bill Laurie thì sự thiệt hại của bè lũ Việt cộng tương đương với 13,000,000 ( 13 triệu) tên- chưa kể con số bị thương.

    • QDND Việt cộng nhục nhã says:

      Ngày trước , lính Việt Nam Cộng Hoà bị cúp quân viện phải bỏ chạy . Còn ngày nay, bọn Việt cộng binh phục chỉnh tề, khí giới tối tân trang bị đầy đủ lại bị giặc Tàu đốn ngã chỉ trong vòng 15 phút ngắn ngủi như ở trận Gạc Ma năm 1988 hoặc bị chúng đái lên đầu như trận dàn khoan 981 .

Leave a Reply to Tên tướng VC đần độn