WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Vì sao Tình Đồng Chí ở Trung Quốc nay trở thành Tình Đồng Tính Luyến Ái?

Tình đồng chí ngày nào, giờ thành tình đồng tính?

Hai chữ Đồng Chí lâu nay được xem như là ngôn từ đặc trưng, thậm chí mang tính độc quyền trong quan hệ ràng buộc ý chí vào nhau dưới chế độ xã hội chủ nghĩa cộng sản ở Trung Quốc do Mao Trạch Đông sáng lập. Mặc dù trước đó, trong cuộc cách mạng tư sản Tân Hợi, Tôn Dật Tiên cũng có dùng qua mấy lần nhưng chỉ dừng ở dạng đang nằm trong câu văn chứ chưa hiện rõ như một cao trào xưng hô long trời lở đất như kiểu các đồng chí cộng sản với nhau.

Ở nước ta, từ đồng chí tồn tại trong văn hóa văn chương không khác gì Trung Quốc là mấy. Các đảng phái ngoài cộng sản cũng có dùng để xưng hô với nhau. Cụ Phan Bội Châu cũng có dùng mấy lần trong các sáng tác văn chương. Thế rồi, cũng như Trung Quốc, cao trào cách mạng cộng sản đã biến thể từ đồng chí thành thương hiệu độc quyền y chang như bên Trung Quốc.

Mao Trạch Đông là người có tâm huyết lớn về mặt cải biên ngôn ngữ Trung Quốc trở thành một thứ văn hóa đặc thù của chế độ cộng sản. Dưới thời Mao, ngoài việc Trung Quốc cải biên chữ Hán từ lối truyền thống ngàn năm (phồn thể) sang hệ thống đơn giản (giản thể) rút nét, Mao ta còn hiếu kỳ tìm kiếm các khái niệm, các loại từ trong văn học cổ điển Trung Quốc (và có khi còn cả Tây Âu) để nâng cấp chúng, biến chúng thành đặc sản ngữ văn của Mao văn hóa tạo nên hai luồng văn tự Trung Quốc đang tồn tại. Gần đây, tuy quan hệ giữa Đài Loan và Trung Quốc có phần nồng ấm hơn, nhưng tổng thống của Đài Loan ra quyết định cấm tuyệt đối loại chữ Hán giản thể kiểu Trung Quốc đại lục in ấn ở Đài Loan và coi là một nguy cơ xâm lăng văn hóa.

Lấy ví dụ chữ Ái “愛” trong Ái Tình mà chiết tự thì thấy nó mang máng chữ Thụ “受” đang viết nửa chừng, rồi một quả tim (chữ Tâm”心”) như bị áp lực trên trên dưới dưới khiến nó bị dồn ép tràn trào, làm người ta liên tưởng ngay đến khái niệm chân lý của tình yêu do tâm phát xuất. Chỉ một chữ Ái của người xưa là một sơ đồ về mặt cảm xúc – cảm khái dạt dào ghi hoài không hết. Trong lúc đó chữ Ái “爱”thời Mao Trạch Đông, thay vì có hình con tim đang bị áp lực mấy lần thì chỉ nháy vào đó chữ Hữu “友” , có nghĩa là bạn bè, nhìn thô, không còn tim tiếc gì sất. Khách quan mà nói chữ Ái kiểu này về mặt “thuyết văn giải tự” có sự vô duyên nếu không nói là có âm mưu phủ nhận ái tình theo bản năng và tâm thức lãng mạn.

Văn hóa Đồng Chí

Thế rồi chuyện lại liên quan đến từ Đồng Chí: Theo sách vở xưa, từ đồng chí xuất hiện từ thời đại Xuân Thu Chiến Quốc và liên tục cho đến các sách Hậu Hán Thư, Tấn Ngữ đều có ghi lại đàng hoàng, “đồng đức tắc đồng tâm, đồng tâm tắc đồng chí” (同德則同心,同心則同志) để chỉ về mối quan hệ minh hữu  có cùng chí hướng trong các quan hệ mang tính trưởng giả đời xưa. Cũng có khi trong cổ thi Trung Quốc, khát vọng dâng cao quá! không biết làm sao diễn tả như cảnh hô hoán giữa trời của người vợ mới cưới được một tháng đang chờ chồng, có lẽ đang quá độ (qua đò) ở bến sông.

Chu nhân vọng tưởng năng đồng chí,

Nhất nguyệt không tương tân phụ hô

Thế rồi, cách mạng cộng sản trỗi dậy, từ đồng chí được chú ý để phiên dịch khái niệm “Dawarish” từ tiếng Nga Xô Viết. Cách mạng cộng sản thành công ở Trung Quốc rồi, đồng chí trở thành một thứ xưng hô cào bằng tất cả các trật tự cho khỏi giai cấp và khách sáo phiền phức. Đồng chí trở thành độc quyền sử dụng, là đặc sản ngữ văn và trở thành văn hóa bản sắc đóng vai trò xóa bỏ giai cấp cho đến bây giờ.

Đồng Chí là Đồng Tính Luyến Ái

Nhưng hiện nay, từ đồng chí đang gặp trở ngại trong cách sử dụng thông thường. Số là vào khoảng thập niên 80-90, khi văn hóa Hồng Kông còn mạnh, không biết làm thế nào mà sau một đêm ra mắt tiết mục có tên “Hương Cảng Đồng Chí Điện Ảnh Tiết” dành cho loại phim đồng tính tạo cảm động nhất thời. Sau đó, hai chữ đồng chí trở thành định nghĩa dành cho quan hệ đồng tính nam.

Không bao lâu, các vùng sử dụng Hoa Ngữ ngoài Trung Quốc như Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Malaysia… đều nhất loạt dùng từ đồng chí để xưng hô cho đồng tính nam, dần dần đồng tính nữ, dần dần cả khối GLBT (gay, lesbian, bisexual, transgender).  Cộng đồng đồng chí mới phát triển nhanh chóng, thách thức danh nghĩa và chủ quyền sử dụng mà bấy lâu nay đảng cộng sản Trung Quốc đã dày công thiết lập.

Không thể nói được bằng lời về sự quan trọng cuộc cách mạng giới tính thứ ba này đã phá vỡ quan hệ đồng chí, là nền tảng cho sự kết nối đảng viên trong thể chế cộng sản. Ngày nay, khái niệm này đã khiến các đảng viên trẻ tuổi mới gia nhập bị ngờ ngợ khi xưng hô với nhau mà không thể nào mà không liên tưởng đến cảnh trong phim Đoạn Bối Sơn (Brokeback Mountain). Cho dù, báo chí chính thức của Trung Quốc như Tân Hoa Xã vẫn còn chưa chịu thừa nhận định nghĩa mới này nhưng không thể nào phủ nhận sức ảnh hưởng của nó đang xói mòn trật tự do Mao Trạch Đông thai nghén. Cùng với thái độ kỳ thị đồng tính luyến ái (không nói ra) của xã hội Trung Quốc, đồng chí trở thành mũi dao gí vào như châm chích khiến các “đồng chí chân tình” trong đảng cộng sản nhìn nhau cũng thấy sường sượng. Khối GLBT như cướp được diễn đàn cộng sản một cách quá ngoạn mục.

Cộng với sự phát triển kinh tế văn hóa hiện nay, đồng chí của đảng cộng sản trở thành thứ lạc hậu dở hơi. Các đồng chí có thích thì xưng với nhau trong phòng khi họp kín riêng tư chứ bên ngoài xã hội không ai còn muốn dùng nữa!. Trên mạng Baidu của Trung Quốc, khi định nghĩa về từ đồng chí thì lại dành một phần quan trọng để giải thích văn hóa Cầu Vòng của dân đồng tính coi như đã thừa nhận trào lưu văn hóa  mới. Văn hóa đồng chí của chế độ cộng sản Trung Quốc đã hoàn toàn mất đất.

Đồng Chí ở Việt Nam

Có thể nói văn hóa đồng chí ở Việt Nam cũng tương tự như Trung Quốc. Vào thời điểm cao trào cách mạng, miền Bắc cũng sử dụng lối xưng hô để cào bằng tất cả. Trong sách vở vào thập niên 60, Việt Nam cũng dùng cụm từ đồng chí vợ, đồng chí chồng gọi nhau một cách trào lưu nhưng không kém phần trào phúng. Nói như thế để biết rằng văn hóa thời Mao Trạch Đông thâm nhập vào Việt Nam cũng tinh vi từ trên xuống dưới. “Nhân dân chỉ có nhân dân…”, “Vì Nhân Dân Phục Vụ” là những loại khẩu hiệu rập khuôn từ Trung Quốc Mao Trạch Đông đưa sang Bắc Việt. Tuy nhiên, vào giai đoạn đồng chí ở Trung Quốc biến dạng để thành đồng tính thì văn hóa phổ thông ở Việt Nam không bắt kịp và chưa tiếp nhận được sự kiện trọng đại này.

Ngày nay lãnh tụ hai nước Việt Trung thỉnh thoảng gọi nhau là đồng chí để gợi lại quan hệ nồng ấm thời Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông. Phía Việt Nam làm ra vẻ thân mật vô tư lắm, còn phía Trung Quốc có vẻ ngường ngượng bất đắc dĩ bởi vì khi lên mặt báo với hai chữ đồng chí thế nào cũng bị độc giả Trung Quốc dèm pha vài câu. May mà sau này lãnh tụ hai phía Trung Việt đã thống nhất bỏ màn ôm hôn thắm thiết không thì báo chí Hoa Ngữ ở Hồng Kông, Đài Loan nó đem ra bêu rếu chọc quê cho thì còn nước … mếu.

Tuy nhiên, Việt Nam không thể nào vô tư hoàn toàn trước sự biến chuyển mang tính thời đại của tình đồng chí thành tình đồng tính được. Trong một bài thơ có tên “Đồng Chí” của Chính Hữu được phổ nhạc đã diễn tả đầy đủ tâm trạng và hình ảnh của hai chiến sĩ Cụ Hồ “đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ”, rồi lại hô hoán lên giữa trời hai chữ Đồng Chí như kiểu chu nhân ngóng đò thời xưa. Các học giả Trung Quốc ngày nay cũng hay sử dụng các biện pháp phân tích tìm tòi về mặt tâm lý để nhận ra rằng các mối quan hệ của Bá Nha – Tử Kỳ, Triệu Vân – Lưu Bị từ thời cổ đại đều có chất đồng tính.

Xét cho cùng, bài Đồng Chí của Việt Nam có đủ các yếu tố tình cờ tao ngộ, hồn nhiên lưu luyến, nóng lạnh cảm hàn, đầu súng trăng treo để rồi ca tụng tâm sự trữ tình của hai đảng viên lúc cơn nguy biến mà vẫn lãng mạn vô bờ như kiểu đang yêu nhau. Do đó, khả năng bài Đồng Chí của Việt Nam cũng chính là một dạng tâm lý lãng mạn kiểu Đồng Tính Luyến Ái là rất cao. Nghi lắm!

Đảng cộng sản Trung Quốc có thế lực bao trùm mấy chục năm nay nay bị buộc phải nhường hai chữ đồng chí lại cho phe đồng tính. Đây chính là một trào lưu cách mạng, một diễn biến hòa bình không tiếng súng mà phía Trung Cộng trung ương không thể công khai tuyên truyền đính chính để rồi đàn áp hay dập tắt.

Xem bài hát “Tình đồng chí”

http://www.youtube.com/watch?v=psnXgdp8taw&feature=related

Theo FB Trần Đông Đức.

 

7 Phản hồi cho “Vì sao Tình Đồng Chí ở Trung Quốc nay trở thành Tình Đồng Tính Luyến Ái?”

  1. Choi Song Djong says:

    “May mà sau này lãnh tụ hai phía Trung Việt đã thống nhất bỏ màn ôm hôn thắm thiết không thì báo chí Hoa Ngữ ở Hồng Kông, Đài Loan nó đem ra bêu rếu chọc quê cho thì còn nước … mếu.”.Hết trích.

    Hôm nọ cu Bí ôm siết thằng Xi Jinping như muốn chơi y choang cái cờ líp cắn mỏ của mít tơ Đờm,Bạc đầu rồi mà còn muốn đổi giớt tính hả cu Bí.Bà con dân mạng tính tặng cho cu Bí nick mới gì đây,

    • Nguyễn An says:

      Xin chào bạn Chơi-xong -dông

      tặng đại-danh là :Đâm Sau Mông chớ còn gì nữa mà hỏi !

  2. maison says:

    Theo nguyên gốc, chữ ái 愛 là tổng hợp của các bộ chữ: trảo爫 , miên 冖, tâm 心 và truy夂 . Trảo là móng vuốt; miên là mái che; tâm là trái tim và truy là theo sau. Theo sau có nghĩa là đeo đuổi. Móng vuốt là để bám chặt. Đeo đuổi và bám chặt lấy trái tim của kẻ khác. Trái tim đây, may mắn có mái che hay vỏ bọc nên không bị tan nát chảy máu.

    Chữ ái giản thể 爱 gồm có các bộ chữ trảo 爫, miên 冖, hữu 友. Móng vuốt bên trên cái vỏ bọc của tình bằng hữu. Do đó đảng cộng sản Trung Hoa sẵn sàng bắt đảng cộng sản Việt Nam làm nô lệ và Việt cộng đảng cố bám lấy đàn anh để tồn tại.

  3. butnua says:

    Cảnh bác Hồ ôm bác Mao,bác Chu hôn thắm thiết và rất lâu (hình như bú mồm ?).Mấy tên phản động cho rằng:
    _Hình ảnh đó diển tả tình cảm mừng rỡ cuả đưá con (Hồ) gặp lại cha(Mao) sau nhiều năm xa cách.
    hoặc hình ảnh đó giống như con ky mừng chủ lâu ngày trở về.
    Nhưng sai hoàn toàn,theo cách hiểu cuả tuổi trẻ Trung Quốc và Việt nam có chung giòng máu CS
    Bên kia biên giới là nhà
    Vưà là đồng chí vưà là anh em (Tố hửi)
    Đó là tình đồng chí đã quá độ tiến đến tình “đồng tính luyến ái”
    và khi tình đồng chí bị thế lực thù địch móc ngoặc thì nó biến dạng thành “tình đồng rận” và “tình đồng nát”

  4. Đạo Nhân says:

    Thật tuyệt vời khi đọc được một bài viết có sự phân tích mang đậm nét văn hóa BÌNH,GIẢNG trong môn Việt Văn ngày xưa của thời VNCH.Xin được ngả mũ cúi đầu chào tiên sinh Trần Đông Đức theo câu : Nhất tự vi sư “mạng”….Người viết dùng từ “tiên sinh” do sự phân tích rất uyên bác của tác giả qua sư cộng trừ nhân chia của chữ Aí,Thu,Tâm Hữu ,và nhiều câu chữ Hán trong bài viết trên.Tâm phục khẩu phục thầy Trần Đông Đúc.Rât mong sẽ được đọc những bài tương tự .Thư bất tận ngôn.Kính

  5. vn says:

    Đọc bài này mới biết thêm biến đổi trong tiếng Hán. Chữ “đồng chí” ngày xưa khác với chữ “đồng chí” thời Mao Trạch Đông và khác với ngày nay. Tương tự, chữ ” Quốc Gia” thời xưa cũng khác với bây giờ. Ngày nay “quốc gia” có nghĩa là “đất nước” hay “tổ quốc”. Nhưng ngày xưa “quốc gia” nghĩa là “nhà nước” tức là nhà cầm quyền vì đất nước đang thuộc về một gia đình hay một gia tộc nào đó, vì thế mợi có cách gọi ” nhà Lê, nhà Trần, nhà Nguyễn”. Chữ ” Chủ Tịch” từ thời Mao Trạch Đông mang tính chất chính trị, khác với chữ “chủ tịch” thời Tam Quốc, có nghĩa là người đứng đầu bữa tiệc. Chữ “thủ đoạn” cũng thế, ngày xưa nó có nghĩa là ” cách để làm” giống như chữ “sách lược” bây giờ. Còn chữ “thủ đoạn” ngày nay lại hàm tính xấu xa, một thứ mưu mô quỷ quyệt. Chữ ” phương tiện” ngày xưa lại có nghiã là “lòng tốt” còn bây giờ lại có nghĩa là ” cách thức”
    Về chiết tự thì chữ ” Thánh” ngày nay mang tính chất tôn giáo, còn ngày xưa nó ám chỉ bậc vua chúa gần gũi với dân,biết lắng nghe người dân và nói với dân vì chữ “Thánh” gồm chữ ” vương” chữ ” nhĩ” và chữ “khẩu”. Khổng Tử thường xưng tụng vua Chu Văn Vương là bậc thánh có lẽ là vậy. Cỏ những vua chúa đời sau chẳng có ai đáng là “Thánh”

Leave a Reply to butnua